Do đó, để góp phần khắc phục được những vấn đề còn tồn tại cũng như đưađến hướng khai thác tốt hơn cho chương trình du lịch này, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện chương trình du lịch trải
Trang 1- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRẢI NGHIỆM ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ Ở
HUẾ TẠI CÔNG TY CPĐT VÀ DVDL HUẾ
Sinh viên thực hiện: Cao Thọ Thành Danh Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Ngọc Cẩm
Huế, 05/2017
1
Trang 2Lời Cám Ơn
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến các thầy giáo, cô giáo giảng dạy tại Khoa Du Lịch – Đại Học Huế đã hết lòng giảng dạy, trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Th.s Nguyễn Thị Ngọc Cẩm – người đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cám ơn công ty CPĐT và DVDL HUẾ đã tạo điều kiện thuận lợi để em làm quen với thực tiễn và nghiên cứu Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các anh chị làm việc tại công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em thực tập, điều tra, thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khóa luận.
Mặc dù đã có những cố gắng song khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể bạn bè góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Huế, ngày … tháng … năm 2017
Sinh viên thực hiện Cao Thọ Thành Danh
2
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thuthập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đềtài nghiên cứu nào
Huế, ngày … tháng … năm 2017
Sinh viên thực hiệnCao Thọ Thành Danh
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 5 Lớp K47 Quản lí lữ hành
Trang 6MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CPĐT : Cổ phần đào tạoDVDL : Dịch vụ du lịchĐVT : Đơn vị tính
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 6 Lớp K47 Quản lí lữ hành
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 7 Lớp K47 Quản lí lữ hành
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 8 Lớp K47 Quản lí lữ hành
Trang 9PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 9 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 101 Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, mộthoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhucầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước Về mặt kinh
tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nướccông nghiệp phát triển Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc giatrên thế giới Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhậnthông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch Ngoài rachính sự phát triển của du lịch cũng dễ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế kháccùng phát triển Với những thuận lợi, những mặt tích cực mà phát triển du lịch đemlại thì du lịch thực sự có khả năng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nước ta
Nằm giữa dải đất miền Trung nắng gió, Huế luôn là một điểm đến hấp dẫntrong mắt du khách thập phương bởi vẻ hữu tình và thơ mộng nơi đây mà nổi bậtchính là Quần thể di tích Cố đô Huế - một di sản văn hóa vật thể của nhân loại Bêncạnh những đền đài, lăng tẩm nguy nga của một thời vàng son vương giả là cácthắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn như vịnh Lăng Cô, vườn quốc gia Bạch Mã hay pháTam Giang đẹp mơ màng khi hoàng hôn buông xuống
Tuy nhiên, khi nhắc đến Huế người ta không chỉ nhớ đến Sông Hương, núiNgự, nhớ đến cầu Trường Tiền với sáu vài mười hai nhịp mà điều khiến cho dukhách bị quyến luyến không nỡ rời xa mảnh đất này đó chính là ẩm thực của Cố đô
Có thể nói rằng không có nơi nào như ở Huế mà ẩm thực lại phong phú và đậm đàđến thế Từ cách chế biến, cách trang trí, bày biện cho đến cách thưởng thức tất cảđều mang một nét rất Huế với chút gì đó cầu kì nhưng cũng rất độc đáo Tất cả tạonên một sự lôi cuốn đến kì lạ mà bất cứ du khách nào đến với mảnh đất Thần kinhcũng muốn được một lần thưởng thức hương vị đó
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 10 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 11Trong những năm gần đây, ẩm thực đường phố ở Huế đang được du kháchchú ý quan tâm bởi sự đa dạng cũng như thuận tiện trong việc tiếp cận Nhận thấyđiều này, công ty CPĐT và DVDL HUẾ đã tiến hành xây dựng chương trình du lịchtrải nghiệm ẩm thực đường phố ở Huế cho khách du lịch Tuy nhiên trong quá trìnhđưa vào hoạt động, chương trình vẫn không khỏi còn nhiều thiếu sót cần được bổsung Do đó, để góp phần khắc phục được những vấn đề còn tồn tại cũng như đưa
đến hướng khai thác tốt hơn cho chương trình du lịch này, tôi đã chọn đề tài “Hoàn
thiện chương trình du lịch trải nghiệm ẩm thực đường phố ở Huế tại công ty CPĐT và DVDL HUẾ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chương trình du lịch trải nghiệm ẩm thựcđường phố ở Huế của công ty CPĐT và DVDL HUẾ
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu từ 06/02 đến 06/05/2017
Không gian: đề tài tập trung nghiên cứu thị trường khách du lịch quốc tế tạicông ty CPĐT và DVDL HUẾ trong phạm vi thành phố Huế
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 11 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 12a Số liệu thứ cấp
Các tài liệu liên quan đến ẩm thực, các nguồn tài liệu lí luận và thực tiễn cóđược từ internet, sách, báo, tạp chí…
Các số liệu thống kê du lịch: tình hình khách, nguồn khách trong giai đoạn
2014 -2016 do công ty CPĐT và DVDL HUẾ cung cấp
b Số liệu sơ cấp
Tiến hành nghiên cứu, điều tra phỏng vấn các du khách quốc tế đã sử dụngchương trình du lịch trải nghiệm ẩm thực đường phố ở Huế tại công ty CPĐT VÀDVDL HUẾ
Quy mô mẫu của nghiên cứu được xác định theo công thức của LinusYaman:
)
*1( N e2
N n
+
=Trong đó:
− n: Quy mô mẫu
− N: Kích thước của tổng thể, N= 6249 (tổng lượng khách du lịch tại công ty CPĐT và DVDL HUẾ là 6249 lượt khách)
− Chọn khoảng tin cậy là 90% và mức độ sai lệch e = 0,1
Ta có:
425,98)1.0
*62491
(
6249
2 =+
=
n
− Quy mô mẫu là: 98,425 mẫu Tuy nhiên để dễ dàng trong quá trình thống kê
và tính toán thì quy mô mẫu được chọn là 100 mẫu
− Để dự phòng trường hợp có những bảng hỏi bị bỏ lỡ hoặc không hợp lệ cũng như
để đảm bảo tính đại diện mẫu, số lượng bảng hỏi được phát ra là 120 bảng
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS 20 với thang đo Likert ( điểm 1tương ứng rất không đồng ý cho đến điểm 5 tương ứng rất đồng ý)
Trang 13Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale)Giá trị khoảng cách = (Maximum – minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8
Giá trị trung bình Ý nghĩa
5 Bố cục của đề tài
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungkhóa luận chia làm 3 chương:
Chương I Đưa ra cơ sở lí luận về các vấn đề nghiên cứu
Chương II Phân tích kết quả
Chương III Một số giải pháp hoàn thiện chương trình du lịch trải nghiệm ẩm thực
đường phố ở Huế tại công ty CPĐT và DVDL Huế.
6 Hạn chế của đề tài
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn, số lượngbảng hỏi phát ra có giới hạn cùng với nguồn thông tin hạn chế nên chưa thể tiếnhành nghiên cứu và phân tích sâu nhiều khía cạnh của đề tài
Ngoài ra bản thân người thực hiện đề tài còn thiếu sót về chuyên môn cũngnhư kinh nghiệm trong ngành do đó không tránh khỏi những sai sót trong quá trìnhnghiên cứu
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 13 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 14CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm về du lịch, nhu cầu du lịch, sản phẩm du lịch
1.1.1 Khái niệm về du lịch
Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đưa ra khái niệm về du lịch năm 1993:
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắtnguồn từ những cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi ở thườngxuyên của họ với mục đích hòa bình”
Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày14/6/2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngườingoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìmhiểu, giải trí nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
1.1.2 Nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con người đi đến một nơi khác với nơi
ở thường xuyên của mình để có được những xúc cảm mới, trải nghiệm mới, hiểubiết mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khoẻ, tạo sự thoải mái
dễ chịu về tinh thần
Tổng quát lại từ việc nghiên cứu những nhu cầu nói chung và những mụcđích, động cơ đi du lịch nói riêng của con người, các chuyên gia về du lịch đã phânchia nhu cầu du lịch thành ba nhóm cơ bản:
- Nhu cầu cơ bản (thiết yếu): Đi lại, lưu trú, ăn uống,…
- Nhu cầu đặc trưng: Nghĩ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu, thưởng thức cái đẹp,
tự khẳng định, giao tiếp,…
- Nhu cầu bổ sung: Thẩm mỹ, làm đẹp, thông tin,…
Trên thực tế khó có thể xếp hạng phân thứ bậc các loại nhu cầu của khách du lịch.Các loại nhu cầu đi lại, lưu trú, ăn uống là các nhu cầu thiết yếu và quan trọngkhông thể thiếu được để con người cũng như khách du lịch tồn tại và phát triển Tuynhiên, nếu đi du lịch mà không có cái gì để gây ấn tượng, giải trí tiêu khiển, không
có dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu thì không thể gọi là đang đi du lịch được Trongcùng một chuyến đi ta thường kết hợp để đạt được nhiều mục đích khác nhau, dovậy các nhu cầu cần được thỏa mãn đồng thời
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 14 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 151.2 Khái niệm về khách du lịch và phân loại khách du lịch
1.2.1 Khái niệm khách du lịch
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Khách du lịch là người
đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề
để nhận thu nhập ở nơi đến”
1.2.2 Phân loại khách du lịch
Theo Luật du lịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày
01 tháng 01 năm 2006 thì định nghĩa về khách du lịch gồm khách du lịch quốc tế vàkhách du lịch nội địa được trích dẫn ở điều 34 trang 33 như sau:
“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công
dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại
Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam”
1.3 Chương trình du lịch
1.3.1 Khái niệm chương trình du lịch
Theo quy định của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam trong “Quy chế quản lý lữ hành”
có hai định nghĩa như sau:
- Chuyến du lịch (Tour) là chuyến đi được chuẩn bị trước bao gồm tham quan mộthay nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi khởi hành Chuyến du lịch thông thường
có các dịch vụ về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan và các dịch vụ khác
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 15 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 16- Chương trình du lịch (Tour program) là lịch trình của chuyến du lịch bao gồm lịchtrình từng buổi, từng ngày, hạng khách sạn lưu trú, loại phương tiện vận chuyển, giábán chương trình, các dịch vụ miễn phí
1.3.2 Phân loại chương trình du lịch
Theo giáo trình quản trị lữ hành của Th.s Nguyễn Thị Ngọc Cẩm thì chươngtrình du lịch được phân loại như sau:
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có 3 loại là các chương trình du lịch chủ động,
bị động và kết hợp.
Các chương trình du lịch chủ động: là loại chương trình mà doanh nghiệp lữ
hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch, ấn địnhcác ngày thực hiện, sau đó mới tổ chức bán và thực hiện chương trình Chỉ có cácdoanh nghiệp lữ hành lớn, có thị trường ổn định mới tổ chức các chương trình dulịch chủ động do tính mạo hiểm của chúng
Các chương trình du lịch bị động: là loại chương trình mà khách tự tìm đến
với doanh nghiệp lữ hành, đề ra các yêu cầu và nguyện vọng của họ Trên cơ sở đódoanh nghiệp lữ hành xây dựng chương trình Hai bên tiến hành thoả thuận và thựchiện sau khi đã được sự nhất trí thoả thuận giữa hai bên Chương trình du lịch theoloại này thường ít tính mạo hiểm Nhưng số lượng khách ít, doanh nghiệp bị độngtrong kinh doanh
Các chương trình du lịch kết hợp: là sự hoà nhập của chương trình du lịch
chủ động và bị động Doanh nghiệp lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xâydựng chương trình nhưng không ấn định ngày thực hiện Thông qua các hoạt độngtuyên truyền quảng cáo, khách du lịch (hoặc các công ty gửi khách) sẽ tìm đến vớidoanh nghiệp lữ hành Trên cơ sở các chương trình du lịch sẵn có, hai bên tiến hànhthoả thuận và sau đó thực hiện chương trình Thể loại này tương đối phù hợp vớiđiều kiện thị trường không ổn định và có dung lượng không lớn Đa số các doanhnghiệp lữ hành tại Việt Nam áp dụng loại chương trình du lịch kết hợp
Căn cứ vào mức giá có ba loại là chương trình du lịch trọn gói, cơ bản và tự chọn.
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 16 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 17Chương trình du lịch theo mức giá trọn gói: bao gồm hầu hết các dịch vụ,
hàng hóa phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch và giá của chươngtrình là giá trọn gói Đây là hình thức chủ yếu của các chương trình du lịch do cáccông ty lữ hành tổ chức
Chương trình du lịch theo mức giá cơ bản: chỉ bao gồm một số dịch vụ chủ
yếu của chương trình du lịch với nội dung đơn giản Hình thức này thường do cáchãng hàng không bán cho khách du lịch công vụ Giá chỉ bao gồm vé máy bay, mộtvài tối ngủ tại khách sạn, và tiền taxi từ sân bay tới khách sạn
Chương trình du lịch theo mức giá tự chọn: với hình thức này khách du lịch
có thể tùy ý lựa chọn các cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau với các mức giákhác nhau Cấp độ chất lượng được phục vụ trên cơ sở thứ hạng khách sạn, mứctiêu chuẩn ăn uống hoặc phương tiện vận chuyển Khách có thể tự lựa chọn từngthành phần riêng lẻ của chương trình hoặc công ty lữ hành chỉ đề nghị lựa chọn cácmức khác nhau của cả một chương trình tổng thể Chương trình này thường ít gặpphải khó khăn trong công việc thực hiện
Căn cứ vào mục đích và nội dung của chuyến du lịch.
- Chương trình du lịch nghĩ ngơi, giải trí và chữa bệnh
- Chương trình du lịch theo chuyên đề: văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán,…
- Chương trình du lịch tôn giáo, tín ngưỡng
- Chương trình du lịch thể thao, khám phá và mạo hiểm: leo núi, lặn biển, tham quancác bản làng dân tộc
- Chương trình du lịch đặc biệt, ví dụ như tham quan chiến trường xưa cho các cựuchiến binh
- Các chương trình du lịch tổng hợp là sự tập hợp của các thể loại trên đây
Ngoài những tiêu thức nói trên, người ta còn có thể xây dựng các chương trình
du lịch theo các tiêu thức và thể loại sau đây:
- Các chương trình du lịch cá nhân và du lịch theo đoàn
- Các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày
- Các chương trình du lịch tham quan thành phố (City Tour) với các chương trình dulịch xuyên quốc gia
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 17 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 18- Các chương trình du lịch quá cảnh.
- Các chương trình du lịch trên các phương tiện giao thông đường bộ (ôtô, xe ngựa,
xe máy, xe đạp,…), đường thủy (tàu thủy, thuyền buồm,…), hàng không, đường sắt
Trong kinh doanh lữ hành quốc tế, người ta sử dụng một số thuật ngữ đặcbiệt nhằm thể hiện phạm vi cũng như phương thức tổ chức của các chương trình dulịch
- Căn cứ vào sự có mặt của hướng dẫn viên có hai loại: chương trình du lịch cóhướng dẫn (Escorted Tour) và không có hướng dẫn ( Unescorted Tour)
- Căn cứ vào số lượng khách trong đoàn có các chương trình du lịch Quốc tế độc lậpcho khách đi lẻ (Foreign Independent Tour – FIT) và các chương trình du lịch trọngói cho các đoàn (Group Inclusive Tour – GIT)
- Căn cứ vào phạm vi du lịch có các chương trình du lịch quốc tế và du lịch nội địa
1.3.3 Các quy định của một chương trình du lịch
Các quy định của một chương trình du lịch có mục đích hướng dẫn, giúp đỡkhách hiểu biết thêm về hình thức tổ chức, cách thức đăng kí tại chỗ cũng như nộidung của chương trình Đồng thời, những quy định này mang ý nghĩa pháp lý nhưnhững điều khoản về trách nhiệm của công ty lữ hành cũng như khách du lịch
Nội dung của các quy định của chương trình du lịch mang tính chất truyềnthống, mặc dù các điều khoản cụ thể phụ thuộc vào mức giá (giá trị), thời gian, tínhchất của từng chương trình du lịch Theo thông lệ này thì các quy định của mộtchương trình du lịch trọn gói bao gồm những điểm chủ yếu sau đây:
- Nội dung, mức giá chương trình du lịch
- Những quy định về giấy tờ, visa hộ chiếu
Trang 19Ở nông thôn, đa số là gia đình lao động trên đồng ruộng hay bách nghệ,người dân tuy cần chất lượng hơn mỹ thuật, bữa ăn thường ngày đơn giản là cuađồng, cá ruộng, rau vườn tuy nhiên khi cần thanh nhã như tiệc, kỵ giỗ thì đầu bếpvẫn có thể thực hiện những món ăn tinh xảo.
Ngoài những nét đặc trưng tổng quát của ẩm thực Việt Nam, ẩm thực dângian Huế mang những đặc trưng riêng, nổi bật Một là tính đa dạng, trên mỗi bữa ănthường với nhiều chất liệu thịt, cá, rau quả và được thể hiện qua nhiều món nhưcanh, kho, luộc, nướng, xào, hấp Hai là tính mỹ thuật, dù giàu nghèo, mâm cơmbao giờ cũng sắp xếp gọn gàng, tươm tất trên bàn, trên phản, chõng hay trên chiếcchiếu trải giữa nhà; lễ tiệc phải chú ý bày biện, phối hợp màu sắc của các thực đơn
để hấp dẫn người ăn Thứ ba là tính tập thể, tất cả các món đều được bày ra hết, nhất
là trong kỵ giỗ và có thể chúng được bày chồng lên nhau, mỗi mâm cỗ dành chonhiều người Thứ tư là tính tinh tế và ngon lành, kế cả món mặn lẫn món chay, và đểthu hút thực khách, người Huế thường đặt tên cho món ăn những tên gọi đầy hoamỹ
Bên cạnh đội Thượng Thiện, trong cung còn có viện Thượng Trà chuyêntrách việc cung cấp đồ uống cho vua và cúng giỗ của hoàng gia
Vua Gia Long được ghi nhận là ăn uống giản dị nhất "nhà vua không bao giờuống rượu, bữa ăn chỉ gồm ít thịt, cá, cơm, rau, bánh, trái Khi vua ăn không ai đượcngồi cùng, kể cả hoàng hậu", ngược lại vua Đồng Khánh thì nhiêu khê hơn, hàng
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 19 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 20ngày: "ăn cơm 3 lần, mỗi buổi ăn có 50 món khác nhau do 50 người đầu bếp nấu vàmỗi người lo nấu món riêng của mình, khi chuông đổ thì trao cho thị vệ đưa quađoàn thái giám "
Ngoài những món chế biến từ nguyên liệu mua từ các chợ kinh kỳ, một sốđặc biệt quý hiếm hay lạ do địa phương khác cống nạp Ở ngoài Bắc thì có giốngnhãn tiến từ Hưng Yên Bát trân là tám món quý gồm yến sào (tổ chim yến), hảisâm (đỉa biển), bào ngư (cửu khổng), hào xi, lộc cân (gân nai), tê bì (da tê giác),hùng chưởng (tay gấu)
1.5 Tóm tắt chương một
Như vậy, chương một đã đề cập đến các khái niệm về du lịch cũng như ẩmthực của Huế, đó là những cơ sở lí luận quan trọng cho đề tài nghiên cứu Ở chươngtiếp theo sẽ giới thiệu tổng quan về cơ sở thực tập đồng thời tiến hành phân tích dữliệu nghiên cứu
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
2.1 Tổng quan về công ty CPĐT VÀ DVDL HUẾ
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CPĐT VÀ DVDL HUẾ
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 20 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 21Công ty CPĐT VÀ DVDL HUẾ (Huetourist) được thành lập từ năm 2006.Ban đầu trụ sở đặt ở 39 Chu Văn An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế và đếnnăm 2011 chuyển trụ sở về 120 Lê Lợi thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Công ty CPĐT VÀ DVDL HUẾ với gần 11 năm trong chặng đường pháttriển đến nay đã và đang khẳng định thương hiệu của mình đối với khách hàng vàcông ty du lịch trên cả nước Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động công tyđang dần lấy được niềm tin và ưa chuộng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm vàthõa mãn nhu cầu của khách hàng
Đến năm 2011 khi xét thấy có đủ điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế, công
ty đã xin đăng kí cấp giấy phép và hiện nay là công ty hoạt động lữ hành quốc tế
2.1.2 Chức năng của công ty CPĐT VÀ DVDL HUẾ
Với phương châm : “Chuyên nghiệp và ấn tượng”, công ty đảm nhận:
- Tổ chức trọn gói hoặc theo yêu cầu các chương trình tham quan du lịchtrong và ngoài nước
- Phục vụ vận chuyển với các loại xe du lịch đời mới từ 4 chỗ, 7 chỗ…
- Nhận đặt phòng khách sạn, vé tàu, vé máy bay
Trang 22a Tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức của công ty CPĐT và DVDL HUẾ
b Nguồn nhân lực
Giám đốc: anh Trần Quang Hào, điều hành mọi công việc trong công ty.Phó giám đốc: anh Võ Quang Lộc, có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường để thuhút khách đến với công ty, tìm đối tác kinh doanh
Bộ phận điều hành: Công việc chính là đặt các dịch vụ cho chương trình dulịch: nhà hàng, khách sạn, vận chuyển, vé tham quan… Phối hợp với hướng dẫnviên giải quyết một số tình huống khi dẫn tour Ngoài ra phòng điều hành còn cóchức vụ là thường xuyên cập nhật thông tin nắm rõ giá cả và dịch vụ của các nhàhàng, khách sạn và các dịch vụ khác
Bộ phận hướng dẫn: Gồm 2 người, là hướng dẫn viên quốc tế, ngoài nhânviên tư hữu của công ty ra còn có hướng dẫn viên, cộng tác viên từ bên ngoài
Bộ phận sale – marketing: có nhiệm vụ tìm kiếm và kết nối khách hàng tiềmnăng đến sử dụng dịch vụ của công ty
Bộ phận kế toán: Chuyên quản lý về tài chính của công ty Theo dõi doanhthu, chi phí, lập số liệu và thống kê doanh thu hàng tháng, lập bảng lương và bảngthưởng cho các nhân viên trong công ty, xuất hóa đơn các chương trình
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 22 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Giám đốc
Phó giám đốc
Bộ phậnhướng dẫn
Bộ phận kếtoán, tàichính
Bộ phận
điều hành
Bộ phậnSale –Marketinggg
Trang 232.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty CPĐT VÀ DVDL HUẾ giai đoạn 2014 – 2016
2.1.4.1 Tình hình khách của công ty CPĐT VÀ DVDL HUẾ giai đoạn 2014 –
2016
Bảng 1 Số khách du lịch đến với công ty CPĐT và DVDL HUẾ
giai đoạn 2014 -2016 Năm
Chi tiết
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
So sánh
2015 / 2014
So sánh
2016 / 2015 +/- % +/- %
Lượt khách nội địa 998 1190 1495 192 19.24
(Nguồn: Bộ phận kế toán, công ty Huetourist, 2017)
Nguồn khách luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với một công ty du lịch.Việc tạo ra doanh thu cao hay thấp phụ thuộc khá lớn vào tình hình khách du lịch
Do vậy, việc thu hút khách du lịch sử dụng sản phẩm và dịch vụ luôn là điều màcông ty không ngừng hướng đến
Năm 2014, lượng khách đến với công ty là 2989 lượt khách, đến năm 2015con số này đã lên đến 4670 lượt khách Đây là một dấu hiệu khả quan cho công ty.Trong năm 2015, ngành Du lịch của Việt Nam cũng như thế giới còn gặp nhiều khókhăn Trên thế giới, bất ổn chính trị, xung đột vũ trang cũng như dịch bệnh vẫn tiếptục diễn ra cộng với sự mất giá của đồng tiền và sự cạnh tranh gay gắt giữa các khuvực đã ảnh hưởng đến việc chuyển dịch nguồn khách cũng như việc lựa chọn điểmđến du lịch Tuy nhiên với sự nỗ lực không ngừng trong việc mang lại cho du kháchnhững dịch vụ tốt nhất cộng với phương hướng kinh doanh có hiệu quả đã mang tínhiệu khả quan cho công ty
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 23 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 24Năm 2016, tiếp tục trên đà tăng trưởng của năm 2015, số lượt khách năm
2016 đã tăng lên 6249 lượt khách Nhưng năm 2016 đối với du lịch miền Trung làmột tổn thất lớn khi sự cố môi trường biển đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến dulịch biển của khu vực Điều này đã gây ra những khó khăn lớn cho du lịch nước nhàcũng như bản thân các nhà kinh doanh lữ hành như Huetourist Tuy nhiên với chínhsách miễn thị thực của nhà nước, tăng cường khâu quảng bá, xúc tiến cũng đã phầnnào làm thay đổi bộ mặt của du lịch Việt Nam trong năm 2016, đem đến nhiều khởisắc và dấu hiệu tốt cho du lịch
2.1.4.2 Tình hình doanh thu của công ty CPĐT VÀ DVDL HUẾ giai đoạn 2014 – 2016
Bảng 2 Doanh thu của công ty CPĐT VÀ DVDL HUẾ giai đoạn 2014 – 2016
ĐVT: triệu đồng
Chi tiết
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
So sánh
2015 / 2014
So sánh
2016 / 2015 +/- % +/- %
DT lữ hành nội địa 650 832 984 182 28% 152 18.27%
DT lữ hành quốc tế 1145 1210 2304 65 5.68% 1094 90.41%
DT sự kiện 30 53 40 23 76.67% -13 -24.53%Tổng 1825 2095 3328 270 14.79% 1233 58.85%
(Nguồn: Bộ phận kế toán, công ty Huetourist, 2017)
Huetourist là doanh nghiệp hoạt động có uy tín trong lĩnh vực du lịch, tạođược sự tin tưởng và yêu mến của khách hàng Do vậy, tình hình kinh doanh củacông ty trong những năm trở lại đây luôn cho thấy những tín hiệu tích cực
Về doanh thu: Doanh thu của Huetourist tăng dần qua các năm Cụ thể, giai
đoạn 2014 - 2015, doanh thu của công ty tăng 270.000.000 đồng, tương ứng tăng14,79% Trong giai đoạn tiếp theo 2015-2016, doanh thu của công ty đã có mứctăng trưởng vượt bậc lên đến 1.233.000.000 đồng, tương ứng tăng 58,85% Có được
sự tăng trưởng này là nhờ vào phương hướng kinh doanh hiệu quả cũng như sự nổlực của các bộ phận của công ty Các loại hình du lịch như du lịch MICE, sinh thái
đã được công ty chú trọng khai thác có hiệu quả nhất Bên cạnh đó, với các tourhằng ngày như Seat in coach Huế đi Hội An hay các dịch vụ cho thuê xe du lịchluôn mang lại nguồn khách ổn định cho Huetourist
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 24 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 25Với tình hình doanh thu của công ty như trên ta nhận thấy rằng doanh thu từlượng khách quốc tế đến với công ty chiếm tỷ trọng rất lớn nên công ty phải có cácphương pháp quảng bá thương hiệu đến thị trường khách quốc tế, thông qua các hộichợ, triển lãm du lịch quốc tế và các diễn đàn du lịch quốc tế, đồng thời liên kết vớicác đơn vị kinh doanh du lịch nước ngoài để không ngừng tăng thêm nguồn khách.Thu nhập bình quân đầu người trong nước ngày càng tăng nên nhu cầu tham quan
du lịch của khách hàng trong nước cũng không ngừng tăng lên vậy nên công ty cầnchú trọng khai thác triệt để các đối tượng khách hàng này
Nhìn chung, kết quả kinh doanh của công ty CPĐT VÀ DVDL HUẾ kháthuận lợi, doanh thu của công ty luôn tăng trưởng qua từng năm Tuy vậy, công tyvẫn cần nỗ lực hơn nữa để đạt được những thành tích cao hơn trong kinh doanh dulịch, góp phần phát triển du lịch tỉnh nhà
2.2 Chương trình du lịch trải nghiệm ẩm thực đường phố ở Huế tại công ty CPĐT VÀ DVDL HUẾ
2.2.1 Cơ sở cho việc hoàn thiện chương trình du lịch trải nghiệm ẩm thực đường phố ở Huế tại công CPĐT VÀ DVDL HUẾ
2.2.1.1 Sơ lược về mẫu điều tra
a Thông tin về phiếu điều tra
Thời gian điều tra: Quá trình điều tra lấy ý kiến du khách về chương trình dulịch trải nghiệm ẩm thực đường phố ở Huế được thực hiện từ ngày 01 tháng 03 năm
2017 đến ngày 01 tháng 04 năm 2017 Mặc dù có sự hạn chế về mặt thời gian điềutra nhưng kết quả thu được cũng đã thể hiện được trung thực nhu cầu và phản hồicủa du khách khi sử dụng chương trình
Đối tượng điều tra: Mẫu điều tra của chương trình du lịch trải nghiệm ẩmthực đường phố ở Huế chỉ áp dụng cho đối tượng là du khách quốc tế của công tyCPĐT VÀ DVDL HUẾ Bởi trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy ẩmthực đường phố Huế luôn là tâm điểm của du khách quốc tế mỗi khi họ đến đây.Đối với những du khách này thì việc tìm hiểu, thưởng thức ẩm thực của một vùngđất mới luôn là một trải nghiệm đầy thú vị và lạ lẫm Hơn nữa chính sự đa dạngtrong món ăn, phong phú trong hương vị và tinh tế trong cách chế biến, trang trí
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 25 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 26món ăn mà chẳng nơi nào có được đã khiến cho ẩm thực Huế ngày càng nổi tiếngkhắp thế giới, điều này thôi thúc mọi du khách quốc tế đến đây để trải nghiệm,thưởng thức nét ẩm thực này Trong khi đó, du khách nội địa thường có xu hướng tựthưởng thức, khám phá ẩm thực đường phố Huế theo những cách riêng của họ và họ
ít khi tham gia vào những chương trình trải nghiệm ẩm thực, nếu có thì chỉ gói gọntrong số ít và mục đích chủ yếu là để thưởng thức ẩm thực chứ chưa thật sự hứngthú trong việc tìm hiểu sâu hơn về nét đẹp văn hóa này Do đó, tôi đã quyết địnhchọn đối tượng điều tra là du khách quốc tế để hiểu rõ hơn những nhu cầu, ý kiếncủa họ đối với chương trình du lịch trải nghiệm ẩm thực đường phố ở Huế, tiến đếnhoàn thiện chương trình
Số phiếu điều tra: Trong quá trình điều tra, tác giả đã phát ra 120 phiếu, thu
về 111 phiếu, trong đó số phiếu không hợp lệ là 11 phiếu và số phiếu hợp lệ là 100phiếu
b Thông tin về đối tượng điều tra.
Bảng 3 Thông tin về đối tượng điều tra Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%)
(Nguồn: Số liệu điều tra 2017)
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 26 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 27• Về giới tính: Mẫu điều tra có 100 khách trong đó nam chiếm 48%, nữ chiếm 52%.
Sự chênh lệch về giới tính này là không lớn cho lắm, điều này cho thấy một xuhướng tất yếu hiện nay là cả nam lẫn nữ giới đều có nhu cầu đi du lịch như nhau
• Về độ tuổi: Du khách đến công ty theo mọi lứa tuổi khác nhau, song chiếm tỉ lệ cao
nhất là 31 - 45 tuổi (40%) Tiếp đến là độ tuổi 19 – 30 tuổi (35%) và 46 - 60 tuổi.Đây là nhóm tuổi có thu nhập ổn định, sức khỏe tốt, có địa vị trong xã hội và có khảnăng thanh toán cho chuyến đi của chính mình
Nhóm du khách trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ nhỏ nhất với 7%, không có du kháchnào dưới 18 tuổi
• Về nghề nghiệp: Nhóm du khách có nghề nghiệp là cán bộ viên chức chiếm tỉ lệ
lớn nhất với 35%, tiếp theo là kinh doanh chiếm 27% Đây là các nhóm khách hàng
có việc làm ổn định, thu nhập cao, có khả năng chi trả và am hiểu nhiều nền vănhóa, ẩm thực Ngoài ra, những người hưu trí chiếm tỉ lệ trung bình với 17%, đây lànhóm khách hàng có nhiều thời gian rảnh, yêu thích đi du lịch nhằm tận hưởng cuộcsống ở tuổi già; ngành nghề khác với 10%, công nhân chiếm 7% và thấp nhất là họcsinh sinh viên với 4%
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 27 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 28c Thông tin chuyến đi của du khách
Biểu đồ 1 Số lần du khách đến với Huế
(Nguồn: Số liệu điều tra 2017)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy có đến 56% du khách được khảo sát là lần đầu tiênđến với Huế Tiếp theo là lần thứ hai với 33% và 9% là số khách đến Huế lần thứ
ba Còn lại là số du khách đến Huế nhiều hơn ba lần Với số lượng khách đến Huếlần đầu tiên chiếm tỉ lệ cao cho thấy đây là lượng khách tiềm năng chưa trải nghiệm
ẩm thực đường phố ở Huế nên họ sẽ có những nhận xét và đánh giá thực tế nhất cholần thưởng thức ẩm thực đầu tiên tại đây
Lượng du khách đến với Huế trên 3 lần chiếm tỉ lệ nhỏ nhất với 2% Việcthiếu dịch vụ và sản phẩm chưa thực sự đa dạng, hấp dẫn là lí do khiến du kháchkhông mặn mà với Huế và hiếm khi quay trở lại đây
Biểu đồ 2 Hình thức du khách đến với Huế
(Nguồn: Số liệu điều tra 2017)
Từ biểu đồ ta nhận thấy, du khách đến Huế chủ yếu đi theo gia đình là nhiềunhất với 34%, tiếp đến là nhóm bạn bè với 29% Đi du lịch theo hình thức này giúp
họ tiết kiệm được ngân sách với việc chia sẻ chi phí cùng nhau Quan trọng hơnnữa, thông qua các chuyến đi sẽ là cơ hội để họ thắt chặt tình cảm gia đình, bạn bè,cùng nhau sẻ chia những niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống
Hình thức cá nhân chiếm tỉ lệ tương đối với 19% Hình thức đi du lịch độclập ngày càng phổ biến, đây cũng là một xu hướng giúp con người thể hiện bản thân
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 28 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 29và tìm kiếm những giá trị mới mẻ cho mình Tiếp đến là các hình thức khác với12% và thấp nhất là tổ chức, công ty với 6%
Biểu đồ 3 Mục đích của du khách trong chuyến đi
(Nguồn: Số liệu điều tra 2017)
Theo biểu đồ, chuyến đi của du khách với mục đích chủ yếu là tham quan,tìm hiểu văn hóa lịch sử Huế Điều này khá phù hợp khi Huế luôn nổi tiếng vớiquần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.Với vẻ đẹp cổ kính pha chút trầm mặc, uy nghi của những công trình kiến trúc kếthợp với nét văn hóa địa phương độc đáo, Huế là một điểm đến không thể bỏ lỡ đốivới những du khách yêu thích khám phá lịch sử, văn hóa
Kế đến, du khách đến Huế với mục đích nghỉ dưỡng chiếm tỉ lệ khá cao với23% Huế không chỉ nổi tiếng với đền đài, lăng tẩm mà nơi đây còn có cảnh sắc hữutình, núi non hùng vĩ, các bãi biển với bờ cát trắng chạy dài hay những khu nghỉmát đẳng cấp là những sự lựa chọn rất thú vị đối với du khách
Bên cạnh đó, du khách đến Huế với mục đích công việc chiếm tỉ lệ 10% Cảnước đang trên con đường hội nhập quốc tế và đối với bản thân tỉnh Thừa ThiênHuế cũng ngày càng đón nhận nhiều dự án đến từ những đối tác và quốc gia khácnhau Điều này đã tạo điều kiện cho nhiều du khách đến Huế làm việc kết hợp đi dulịch Trong tương lai khi xu hướng hội nhập ngày càng mở rộng thì loại hình du lịchnày hứa hẹn sẽ phát triển nhiều hơn nữa
Cuối cùng là du khách đến Huế để thăm viếng bạn bè, người thân và mụcđích khác lần lượt là 6% và 4%
Biểu đồ 4 Nguồn thông tin mà du khách biết đến công ty Huetourist
(Nguồn: Số liệu điều tra 2017)
Chiếm tỉ lệ cao nhất là qua Internet (44%) Điều này cho thấy việc quảng bácho hình ảnh của công ty qua Internet là một phương tiện rất hiệu quả Khách dulịch có thể tìm kiếm thông tin về các dịch vụ sản phẩm của công ty thông qua cácwebsite du lịch uy tín như Tripadvisor.com hoặc Lonelyplanet.com,… Ngày nay,khi công nghệ ngày càng phát triển thì phương thức tiếp cận và tương tác với du
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 29 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 30khách tốt nhất chính là thông qua Internet Do vậy công ty cần nỗ lực hơn nữa trongviệc xây dựng và phát triển loại hình quảng cáo này Kế tiếp là tờ rơi, tập gấp chiếm31% và sách, báo, tạp chí du lịch với 15% Qua đó, cần chú trọng hơn đến việc pháthành tờ rơi, tập gấp cũng như in ấn và xuất bản tạp chí du lịch để nhằm cung cấpthông tin một cách chính thống đến du khách Một phần nhỏ du khách biết đến công
ty là thông qua bạn bè, người thân giới thiệu
2.2.1.2 Phân tích kết quả điều tra.
a Phân tích thông tin của du khách cung cấp về chương trình trải nghiệm ẩm thực đường phố ở Huế
Biểu đồ 5 Lý do tham gia vào chương trình trải nghiệm ẩm thực
(Nguồn: Số liệu điều tra 2017)
Từ biểu đồ, ta thấy rằng đa phần du khách tham gia vào chương trình trảinghiệm ẩm thực với mong muốn tìm hiểu về nét đẹp trong ẩm thực của địa phương,
lý do này chiếm tỉ lệ cao nhất với 42% Các món ăn đa dạng, phong phú kết hợphương vị mới lạ của ẩm thực Huế luôn thôi thúc du khách trải nghiệm, thưởng thức.Đặc biệt khi món “bún bò Huế” lọt top 100 món ăn đạt giá trị ẩm thực châu Á được
Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận thì sức hút của ẩm thực Huế tăng lên đáng kể
Bên cạnh đó, một phần lớn du khách tham gia vào chương trình là do tò mò
từ sự giới thiệu của bạn bè và người thân (34%), điều này cho thấy ẩm thực Huế đãgây ấn tượng lớn với đa số các du khách đã đến đây, nên họ thường mong muốn bạn
bè, người thân của mình cũng sẽ có cơ hội thưởng thức nét ẩm thực độc đáo này
Kế tiếp là sự ấn tượng với ẩm thực Huế qua truyền thông với tỉ lệ 14% Cóthể nói rằng hoạt động truyền thông về ẩm thực Huế còn rời rạc và kém hiệu quả;chưa hình thành được thông điệp sử dụng cho quảng bá ẩm thực ra thế giới, chưa ápdụng các cách thức truyền thông hiện đại Vì vậy mà số lượng du khách biết đến ẩmthực Huế còn hạn chế Do đó trong thời gian đến, cần nỗ lực hơn nữa trong công tácquảng bá để đưa hình ảnh ẩm thực Huế đến với nhiều đối tượng du khách và lanrộng hơn trên toàn thế giới
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 30 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 31Ở vị trí cuối cùng là sự mới lạ của chương trình với 10% Không chỉ thiên vềthưởng thức ẩm thực mà chương trình trải nghiệm ẩm thực đường phố Huế còn cócác hoạt động khác khá hấp dẫn, mới lạ Chính điều đó đã thôi thúc du khách thamgia.
Biểu đồ 6 Thời gian phù hợp cho chương trình trải nghiệm ẩm thực
(Nguồn: Số liệu điều tra 2017)
Theo khảo sát cho thấy có đến 42% du khách cho biết họ mong muốn thamgia chương trình trong vòng 5 giờ, 37% du khách chọn 4 giờ Điều này nói lên rằngthời gian thích hợp cho một tour trải nghiệm ẩm thực là từ 4 - 5 giờ, đây là khoảngthời gian vừa đủ để du khách có thể vừa thưởng thức các món ăn vừa có thời giannghỉ ngơi và khám phá những nét độc đáo khác trong văn hóa ẩm thực Huế
Số du khách chọn 6 giờ chiếm tỉ lệ trung bình với 15%, trong khi đó có một
số ít du khách mong muốn được tham gia chương trình trong vòng 1 ngày Nhữngnhóm này muốn hướng đến một sự trải nghiệm với nhiều màu sắc hơn và đa dạnghơn, họ mong muốn có nhiều hoạt động hơn nữa trong chương trình để họ có thểtrải nghiệm và đạt được nhiều giá trị hơn Đây cũng là một tín hiệu tốt cho thấy dukhách khá quan tâm đến văn hóa ẩm thực của Huế, là cơ sở để công ty cho ra đờicác chương trình trải nghiệm ẩm thực mới mẻ, đa dạng với nhiều hoạt động hơntrong tương lai
Biểu đồ 7 Số lượng du khách thích hợp cho chương trình trải nghiệm
(Nguồn: Số liệu điều tra 2017)
Theo thống kê, số lượng khách mong muốn tham gia chương trình trảinghiệm với nhóm từ 5 - 10 người cho tỉ lệ lớn nhất 63% Có thể rút ra được rằng sốlượng người thích hợp nhất để tham gia vào một chương trình trải nghiệm ẩm thực
là từ 5 – 10 người Đây là số lượng vừa tầm, đủ để tham gia một chương trình trảinghiệm ẩm thực bên cạnh đó thì con số này cũng rất phù hợp đối với không gianvừa phải của các cơ sở ẩm thực đường phố
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 31 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 32Kế đến là nhóm dưới 5 người với 25% Đối với nhóm dưới 5 người thì sốlượng này còn khá ít đối với một chương trình trải nghiệm Ít người tham gia cũnglàm giảm đi tính sôi nổi và hứng thú đối với chương trình
Và còn lại là nhóm trên 10 người với tỉ lệ 12% Do sự hạn chế về không giancủa các cơ sở ẩm thực đường phố nên đối với các đoàn đông thì cần có sự phân tách
và bố trí hợp lí để tránh gây ra tình trạng đông đúc dẫn đến khó kiểm soát cũng nhưchất lượng dịch vụ không đảm bảo
Biểu đồ 8 Những hoạt động hấp dẫn du khách trong chương trình trải nghiệm
ẩm thực
(Nguồn: Số liệu điều tra 2017)
Từ biểu đồ cho thấy rằng, hoạt động “Tìm hiểu cách chế biến các món ăn”được du khách mong muốn tham gia vào nhất với 42% Điều này mang lại cho họnhững trải nghiệm thực sự trong cách chế biến ẩm thực Huế, tạo cho du khách sựhứng thú, kích thích họ tham gia vào chương trình Mỗi du khách sẽ trở thànhnhững đầu bếp thực thụ, trổ tài nấu nướng của mình sau đó thưởng thức chính thànhquả của bản thân
Kế đến, có 31% du khách muốn được “Thăm chợ địa phương và khám pháhoạt động mua bán ở đây” Đây là cơ hội cho bản thân du khách được khám phá vàtìm hiểu những phương thức sinh hoạt mua bán của người dân địa phương cũng nhưcảm nhận được sự tấp nập và nhộn nhịp của các phiên chợ Trong quá trình khámphá chợ, du khách sẽ tiếp xúc, trò chuyện với nhiều người dân bản địa và học một
số từ Việt Nam thông dụng Điều đó phần nào làm cho du khách thấy thích thú vàhài lòng hơn bởi sự thân thiện của người dân nơi đây
Có đến 27% du khách thích được kết hợp tham quan một số điểm du lịchtrong quá trình trải nghiệm chương trình ẩm thực Điều này giúp cho chuyến đi của
họ thêm phần hấp dẫn và thú vị, chương trình sẽ không chỉ tập trung vào việc cho
du khách thưởng thức ẩm thực mà còn tạo cơ hội cho họ tìm hiểu những nét đẹp vềvăn hóa và con người của xứ Huế thông qua chuyến đi
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 32 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 33b Đánh giá mức độ đồng ý của du khách quốc tế khi sử dụng chương trình du lịch trải nghiệm ẩm thực đường phố ở Huế
* Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha là một phép kiểm địnhthống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát Điềunày liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quancủa các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời.Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp vàhạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu chúng ta không thể biết đượcchính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến
Nguyên tắc kết luận:
Hệ số Cronbach Alpha:
0.8 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 1: Thang đo lường tốt
0.7 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0.8: Thang đo lường có thể sử dụng được
0.6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0.7: Có thể sử dụng được trong trường hợp kháiniệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiêncứu
Hệ số tương quan biến tổng (Item-total correclation):
Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trungbình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sựtương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao Theo Nunnally &Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được gọi làbiến rác và sẽ bị loại bỏ khỏi thang đo
Đề tài nghiên cứu sử dụng thang đo Liker để khảo sát mức độ đồng ý của dukhách quốc tế khi sử dụng chương trình du lịch trải nghiệm ẩm thực đường phố ởHuế
Bảng 4 Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach ‘s Alpha về đánh giá của du khách đối với các tiêu chí của chương trình du lịch trải nghiệm ẩm
thực đường phố ở Huế
Sinh viên: Cao Thọ Thành Danh 33 Lớp: K47 Quản lí lữ hành
Trang 34Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
1 Tiêu chí hướng dẫn viên: Cronbach’s Alpha = 0.725
Rất nhiệt tình 0.472 0.721
Có kiến thức rộng 0.591 0.581
Kĩ năng giao tiếp tốt 0.582 0.595
2 Tiêu chí chương trình du lịch: Cronbach’s Alpha = 0.770
Không gian ăn uống
thoáng đãng, thoải mái 0.440 0.709