Hiệu quả về nhận thức của khách hàng đối với hoạt động quảng cáo của công ty Vietravel qua Mạng xã hội...56 CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP...58 4.1.. Và để hoàn thiện hơn, giúp cho công tyđạt được
Trang 1TẠI CÔNG TY VIETRAVEL CHI NHÁNH HUẾ
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Lớp: K47 TT & Marketing
Huế, tháng 05 năm 2017
Trang 2Để hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này bên cạnh sự nổ lực và cố gắng không ngừng của bản thân cũng có sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các Thầy,
Cô giáo; bỏ ra không ít công sức, thời gian quý báu của mình để hướng dẫn, giúp
đỡ tôi những lúc cần thiết nhất.
Trước hết, tôi xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh Thảo người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel - chi nhánh Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện công tác thực tập, điều tra, thu thập số liệu, tài liệu cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài chuyên đề tốt nghiệp cùng các anh chị nhân viên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong 2 tháng thực tập tại đây Qua 2 tháng thực tập tại đây tôi đã học được nhiều đều, những việc này sẽ có ích cho tôi sau này khi làm việc.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, xã hội đã hỗ trợ, động viên tôi trong thời gian qua, giúp tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để làm xong chuyên đề tốt nghiệp không thể tránh khỏi thiếu sót Kính mong quý Thầy, Cô cũng toàn thể bạn bè góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin kính chúc quý Thầy, Cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp đào tạo những thế hệ tri thức tiếp theo trong tương lai Tôi cũng xin kính chúc tập thể anh, chị tại công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel - chi nhánh Huế đạt được thành công lớn trong công việc.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn !
Huế, tháng 5 năm 2017
Trang 3Phan Thị Mỹ Trang
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện các số liệu thu thập và kết quả phân tích đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiên cứukhoa học nào Những thông tin tham khảo trong chuyên đề đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng
Huế, tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Mỹ Trang
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 2
5 Bố cục của đề tài 3
PHẦN II NỘI DỤNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
A CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 Khái niệm về du lịch và khách du lịch 4
1.1.1 Khái niệm về du lịch 4
1.1.2 Khái niệm về khách du lịch 4
1.2 Khái niệm về lữ hành và công ty lữ hành 5
1.2.1 Khái niệm về lữ hành 5
1.2.2 Công ty lữ hành 5
1.2.2.1 Định nghĩa công ty lữ hành 5
1.2.2.2 Phân loại công ty lữ hành 5
1.2.2.3 Vai trò của công ty lữ hành 6
1.2.2.4 Hệ thống sản phẩm của công ty lữ hành 7
1.3 Hệ thống thông tin du lịch 7
1.3.1 Khái niệm của hệ thống thông tin du lịch 7
1.3.2 Đặc điểm của hệ thống thông tin du lịch 8
1.3.3 Tác dụng của hệ thống thông tin du lịch 8
1.4 Hỗ trợ xúc tiến chương trình du lịch 8
1.5 Tổng quan về Marketing và Quảng cáo 9
1.5.1 Khái niệm về Marketing 9
1.5.2 Marketing Mix 10
1.5.3 Quảng cáo 11
1.5.3.1 Khái niệm hoạt động quảng cáo 11
Trang 51.5.3.2 Chức năng và mục tiêu của hoạt động quảng cáo 12
1.5.3.2.1 Chức năng 12
1.5.3.2.2 Mục tiêu 13
1.5.3.3 Các bước tiến hành một chiến lược quảng cáo 13
1.5.3.4 Các loại hình quảng cáo 14
1.5.3.5 Đánh giá hiệu quả của quảng cáo 18
B CƠ SỞ THỰC TIỄN 19
1.6 Thực trạng phát triển của hoạt động quảng bá trong ngành du lịch Việt Nam 19
1.7 Thực trạng phát triển của hoạt động quảng bá tại các công ty lữ hành tại Huế 21
CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Phương pháp thu thập thông tin 23
2.1.1 Dữ liệu thứ cấp 23
2.1.2 Dữ liệu sơ cấp 23
2.2 Phương pháp chọn mẫu 24
2.2.1 Phương pháp xác định cỡ mẫu 24
2.3 Phương pháp phân tích số liệu 24
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1 Giới thiệu về công ty Vietravel chi nhánh Huế 26
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vietravel 26
3.1.1.1 Giới thiệu về công ty Vietravel 26
3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 26
3.1.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và triết lý kinh doanh 27
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Vietravel 28
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 28
3.2 Chính sách quảng cáo của công ty Vietravel từ năm 2014 – 2016 29
3.2.1 Mục tiêu của chính sách quảng cáo 29
3.2.2 Công chúng mục tiêu 29
3.2.3.Công cụ quảng cáo mà công ty sử dụng 30
Trang 63.2.3.1 Quảng cáo qua Brochure 30
3.2.3.2 Quảng cáo qua Internet 30
3.2.3.3 Quảng cáo qua Tạp chí do công ty tự in ấn 31
3.2.3.4 Quảng cáo qua Mạng xã hội 32
3.2.4 Ngân sách đầu tư vào quảng cáo 33
3.3 Đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng cáo của công ty Vietravel -chi nhánh Huế 34
3.3.1 Thông tin về đối tượng điều tra 34
3.3.2 Thông tin về chuyến đi 36
3.3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 38
3.3.4 Đánh giá chung về Brochure của công ty Vietravel 38
3.3.5 Hiệu quả về mặt nhận thức của khách hàng đối với hoạt động quảng cáo của công ty Vietravel qua Brochure 41
3.3.6 Hiệu quả về nhận thức của khách hàng đối với quảng cáo của công ty Vietravel qua Website 47
3.3.7 Hiệu quả về nhận thức của khách hàng đối với hoạt động quảng cáo của công ty Vietravel qua Tạp chí 52
3.3.8 Hiệu quả về nhận thức của khách hàng đối với hoạt động quảng cáo của công ty Vietravel qua Mạng xã hội 56
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP 58
4.1 Những ưu điểm và vấn đề còn tồn tại trong hoạt động quảng cáo đối với thị trường khách nội địa của công ty Vietravel chi nhánh Huế 58
4.1.1 Ưu điểm 58
4.1.2 Những vấn đề còn tồn tại 59
4.2 Giải pháp cho công tác quảng cáo về mặt nhận thức của khách nội địa tại công ty Vietravel chi nhánh Huế 59
4.3.1 Đối với Brochure 59
4.3.2 Đối với Website 60
4.2.3 Đối với Tạp chí 60
4.3.4 Đối với hình thức quảng cáo qua Mạng xã hội 61
Trang 7PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
1 Kết luận 62
2 Kiến nghị 62 2.1 Đối với sở văn hóa thể thao và du lịch và các ban ngành liên quan tại Tỉnh
TT Huế 62 2.2 Đối với Công ty Vietravel chi nhánh Huế 63
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các loại hình quảng cáo và ưu nhược điểm của từng loại 15
Bảng 2.1: Cách thu thập dữ liệu thứ cấp 23
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Vietravel 28
Bảng 3.2: Chi phí cho tưng loại hình quảng cáo 33
Bảng 3.3: Điều tra thông tin về khách nội địa của công ty 34
Bảng 3.4: Thông tin về mục đích chuyến đi 36
Bảng 3.5: Số lần khách chọn dịch vụ Vietravel 37
Bảng 3.6: Tỷ lệ du khách tiếp cận với các hình thức quảng cáo của công ty Vietravel 37
Bảng 3.7: Kiểm định độ tin cậy của thang đo 38
Bảng 3.8: Đánh giá của du khách về hình thức Brochure của công ty 39
Bảng 3.9: Kiểm định ANOVA sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về hình thức quảng cáo qua Brochure 40
Bảng 3.10: Đánh giá chung của du khách về hình thức quảng cáo qua Website 43
Bảng 3.11: Kiểm định ANOVA sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về hình thức quảng cáo qua Website 45
Bảng 3.12: Đánh giá của du khách về hình thức quảng cáo qua Tạp chí 49
Bảng 3.13: Kiểm định ANOVA sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về hình thức quảng cáo qua Tạp chí của công ty 50
Bảng 3.14: Đánh giá của du khách về hình thức quảng cáo qua Mạng xã hội của công ty 53
Bảng 3.15: Kiểm định ANOVA sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về hình thức quảng cáo qua Mạng xã hội của công ty 55
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình công thức AIDA 13
Sơ đồ 1.2: Các bước tiến hành một chiến lược quảng cáo 13
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức 28
Biểu đồ 3.1: Mức độ hiểu nội dung của khách hàng đối với quảng cáo 42
Biểu đồ 3.2: Mức độ nhớ nội dung của khách hàng đối với quảng cáo 43
Biểu đồ 3.3: Mức độ hiểu nội dung của khách hàng đối với quảng cáo 47
Biểu đồ 3.4: Mức độ nhớ nội dung của khách hàng đối với quảng cáo 48
Biểu đồ 3.5: Mức độ hiểu hết nội dung của khách hàng đối với quảng cáo 52
Biểu đồ 3.6: Mức độ nhớ nội dung của khách hàng đối với quảng cáo 53
Biểu đồ 3.7: Mức độ hiểu nội dung của khách hàng đối với quảng cáo 56
Biểu đồ 3.8: Mức độ nhớ nội dung của khách hàng đối với quảng cáo 57
Trang 10PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài.
Du lịch hiện nay đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trìnhphát triển của Việt Nam Hoạt động du lịch có mức tăng trưởng khá cao và ngàymột đóng góp nhiều hơn trong nền kinh tế quốc Dân với số lượng khách du lịchquốc tế, thu thập du lịch không ngừng gia tăng
Trong những năm qua, Du lịch Việt Nam đã có rất nhiều nổ lực để khuyếchtrương hình ảnh của mình đến với thế giới Tuy nhiên, Du lịch Việt Nam vẫn chưa
có thông điệp chung và rõ ràng Hình ảnh về điểm đến Việt Nam chưa nổi bật vàchưa rõ ràng trong tâm trí của du khách, vì vậy chúng ta gặp nhiều khó khăn trongcạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp Để khuếch trương hình ảnh vàthương hiệu Du lịch Việt Nam, đòi hỏi phải có một chiến lược khuếch trương thôngqua một khẩu hiệu và biểu tượng thống nhất
Trên thực tế, để thực hiện tốt việc tuyên truyền, quảng bá du lịch, vấn đề đầutiên đặt ra là nguồn kinh phí được trích từ nguồn ngân sách Nhà nước dành cho hoạtđộng này như thế nào Việc tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam được thựchiện thông qua các hoạt động quan hệ quốc tế; các hội chợ du lịch quốc tế, thôngqua các cơ quan ngôn luận, báo chí trong nước hoặc thông qua hệ thống thông tinquốc tế để giới thiệu về du lịch Việt Nam Đối với khách du lịch quốc tế, hoạt độngtuyên truyền, quảng bá du lịch phải được thực hiện để cho đối tượng này nắm rõđược những thông tin về du lịch Việt Nam, cuối cùng để họ quyết định tiêu dùngsản phẩm du lịch tại Việt Nam Đối với người dân trong nước, việc tuyên truyềnquảng bá du lịch ngoài vai trò khuyến khích người dân đi du lịch, đồng thời còn cótác dụng nâng cao sự hiểu biết của họ về du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng du lịch phát triển
Tóm lại muốn cạnh tranh và có thể cạnh tranh được trong thị trường du lịchthế giới hiện nay thì phải có chiến lược tiếp thị hiệu quả đặc biệt là trong công tácquảng cáo Trong đó công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel đã trờ
Trang 11thành một thương hiệu có tiếng trong hoạt động kinh doanh du lịch trong nức vàtrên thế giới, gặt hái được nhiều thành công Và để hoàn thiện hơn, giúp cho công ty
đạt được hiệu quả trong kinh doanh, tôi đã lựa chọn vấn đề: “Đánh giá hiệu quả công tác quảng cáo về mặt nhận thức đối với khách du lịch nội địa tại công ty Vietravel chi nhánh Huế” làm đề tài tốt nghiệp.
2 Mục tiêu nghiên cứu.
Hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quảng cáo
Tìm hiểu chiến lược quảng cáo và tình hình hoạt động quảng cáo của công tyVietravel chi nhánh Huế
Đánh giá hiệu quả về mặt nhận thức của khách hàng từ đó đề xuất một số giảipháp
3 Câu hỏi nghiên cứu.
Đối tượng mà công ty hướng tới là ai?
Các chiến lược quảng cáo của công ty?
Công cụ quảng cáo của công ty là gì?
Mục tiêu của từng chiến lược?
Nhận thức của khách hàng sau khi xem các hình thức quảng cáo?
4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu.
Trang 12Hiệu quả công tác quảng cáo về mặt nhận thức với khách du lịch nội địa tạicông ty Vietravel chi nhánh Huế.
Đối tượng điều tra
Khách du lịch nội địa đã và đang sử dụng dịch vụ của công ty Vietravel
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP
Trang 13PHẦN III:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 14PHẦN II NỘI DỤNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
vụ và nhiều mục đích khác
Theo tổng cục du lịch (pháp lệnh du lịch) : Du lịch là hoạt động của con ngườingoài nơi ở thường xuyên của mình nhằm thoả mãn các nhu cầu tham quan, giải trí,nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định Du lịch có thể hiểu một cách tổngquát là tổng hợp các quan hệ, hiện tượng và hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộchành trình và lưu trú tạm thời của một du khách nhằm thoả mãn các nhu cầu khácnhau với mục đích hoà bình hữu nghị
1.1.2 Khái niệm về khách du lịch.
Theo khoản 2 điều4 của luật du lịch Việt Nam: "Khách du lịch là những người
đi du lịch, trừ trường học đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến".
Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế
Trang 15Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tạiViệt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nướcngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cứ trú tại ViệtNam ra nước ngoài du lịch
1.2 Khái niệm về lữ hành và công ty lữ hành.
1.2.1 Khái niệm về lữ hành.
Theo khoản 14, điều 4 Luật du lịch Việt Nam định nghĩa về "lữ hành": "Lữ
hành là việc xây dựng ban và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch".
1.2.2 Công ty lữ hành.
1.2.2.1 Định nghĩa công ty lữ hành.
Ở Việt Nam doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa (Thông tư Chính phủ về tổchức và quản lý của các doanh nghiệp du lịch TCDL- số 715/TCDL ngày09/07/1994): " Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hoạch toánđộc lập, được thành lập nhầm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, ký kết các hợpđồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách dulịch"
1.2.2.2 Phân loại công ty lữ hành.
Theo quy chế quản lý lữ hành - TCDL ngày 29/04/1995 và theo cách phân loạicủa tổng cục du lịch Việt Nam thì các công ty lữ hành gồm có 2 loại:
Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: có trách nhiệm xây dựng, bán các chương trình
du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hútkhách du lịch đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cưtrú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương trình du lịch đãbán hoặc ký hợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa
Trang 16 Doanh nghiệp lữ hành nội địa: có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức thựchiện các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch vụchương trình du lịch cho khách nước ngoài dã được các doanh nghiệp lữ hànhquốc tế đưa vào Việt Nam.
1.2.2.3 Vai trò của công ty lữ hành.
Các công ty lữ hành thực hiện các hoạt động sau đây nhằm thực hiện quan hệcung - cầu du lịch, đó là:
Tổ chức các hoạt động trung gian, bán tiêu thụ sản phẩm của các nhà cungcấp dịch vụ du lịch, rút ngắn hoặc xóa bỏ khoảng cách giữa khách du lịchvới cơ quan kinh doanh du lịch
Các công ty lữ hành lớn, với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phong phú từcác công ty hàng không tới chuỗi khách sạn, hệ thống ngân hàng đảm bảophục vụ tất cả các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuốicùng
Lợi ích mà khách du lịch có khi được sử dụng dịch vụ của các công ty lữhành:
Khi mua các chương trình du lịch trọn gói, khách du lịch đã tiết kiệm được
cả thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp bố trícho chuyến đi
Các công ty lữ hành có khả năng giảm giá thấp hơn nhiều so với các công
ty khác của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, các chương trình luôn có mứcgiá hấp dẫn
Công ty lữ hành luôn giúp cho khách du lịch cảm nhận phần nào sản phẩmtrước khi họ thực sự mua và tiêu thụ nó
Vai trò của công ty lữ hành đối với các nhà sản xuất hàng hóa dịch vụ du lịch:
Trang 17 Các công ty lữ hành cung cấp nguồn khách lớn, ổn định và có kế hoạch.Mặt khác trên cơ sở các hợp đồng ký kết giữa hai bên nhà cung cấp đãchuyển bớt một phần những rủi rỏ có thể xảy ra tới công ty lữ hành.
Các nhà cung cấp được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo, khuếchtrương của công ty lữ hành.[2]
1.2.2.4 Hệ thống sản phẩm của công ty lữ hành.
Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sựphong phú, đa dạng của các sản phẩm cung ứng của công ty lữ hành Căn cứ vàotính chất và nội dung, hệ thống sản phẩm của công ty lữ hành được phân thành 3nhóm cơ bản sau:
Các nhóm dịch vụ trung gian:
Các nhóm dịch vụ trung gian này còn gọi là các dịch vụ đăng ký đặt chỗ bán
vé máy bay, vé tàu hỏa, vé tàu thủy, thuê ô tô, tư vấn thiết kế lộ trình, v.v Cácdịch vụ này không có sự gắn kết với nhau, thỏa mãn độc lập từng nhu cầu củakhách Lúc này, các công ty lữ hành đóng vai trò là các đại lý hoặc điểm bán sảnphẩm của các nhà cung cấp du lịch
Các chương trình du lịch trọn gói
Các chương trình du lịch trọn gói là những sản phẩm đặc trưng nhất của công
ty lữ hành Các chương trình này là sản phẩm của sự liên kết tất cả những sản phẩmcủa các nhà sản xuất riêng lẻ để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho cáckhách hàng với một mức giá gộp
Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các công ty lữ hành có tráchnhiệm đối với khách du lịch cũng như các nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều
so với hoạt động trung gian
Các sản phẩm lữ hành tổng hợp
Trang 18Những hãng lữ hành có khả năng lớn về tài chính, vừa đóng vai trò là TourOperator đồng thời là chủ sở hữu của các tập đoàn khách sạn,nhà hàng, các khu vuichơi giải trí và hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến du lịch.[2]
1.3 Hệ thống thông tin du lịch.
1.3.1 Khái niệm của hệ thống thông tin du lịch.
Hệ thống thông tin du lịch là một hệ thống thông tin đặc biệt, bao gồm tất cảcác kênh thông tin được sử dụng trong kinh doanh và cộng đồng để khuếch trươngbản thân nó như một điểm thu hút du lịch
1.3.2 Đặc điểm của hệ thống thông tin du lịch.
Mỗi kênh trong hệ thống có chức năng riêng của nó Du khách sử dụng cáckênh khác nhau để đạt được các loại thông tin khác nhau
Tất cả các kênh thông tin sử dụng trong hệ thống điều liên quan với nhau
Tất cả các kênh trong hệ thống đều phụ thuộc lẫn nhau Nếu thiếu một haynhiều đặc điểm này từ hệ thống thông tin du lịch thì thông điệp sẽ mâu thuẫn,không đồng nhất và không hiệu quả
1.3.3 Tác dụng của hệ thống thông tin du lịch.
Một hệ thống thông tin du lịch được tổ chức tốt sẽ mang lại lợi ích cho cơ sởkinh doanh địa phương cũng như khách du lịch, cộng đồng, dân cư địa phương cũngnhư khách du lịch Nó giúp đỡ những người định cư trong khu vực và khách du lịchđịnh vị các hoạt động giải trí, các điểm tham quan, các dịch vụ bán lẻ Nó gópphần xây dựng niềm tự hào cộng đồng, thiết lập mối liên hệ mật thiết dài hạn với dukhách được thỏa mãn, tránh sự lộn xộn và các vấn đề khác do hậu quả của việc địnhhướng điều hành và quản lý không tốt khách du lịch như vấn đề giao thông hiệnnay
1.4 Hỗ trợ xúc tiến chương trình du lịch.
Trang 19Theo điều 4 Luật du lịch Việt Nam: "Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên
truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch".
Xúc tiến bán là những hoạt động nhằm kích thích du khách hoặc đại lý lữ hànhmua các chương trình du lịch của doanh nghiệp Việc xúc tiến bán hữu hiệu nhất khiđược kèm với quảng cáo
Hoạt động xúc tiến bao gồm: xúc tiến trực tiếp, các đợt khuyến mãi quà tặng
và giảm giá đặc biệt cho khách, triễn lãm, tổ chức các cuộc thi bán hàng, hội thảo
du lịch, thưởng theo doanh cho các đại lý lữ hành
Sự phân biệt giữa quảng cáo và xúc tiến bán chỉ mang nghĩa tương đối vì nộidung và hình thức của hoạt động ngày thường đan xen nhau Bởi vậy để nâng caohiệu quả hoạt động xúc tiến chương trình du lịch, doanh nghiệp lữ hành nên kết hợpcác hoạt động này trong mối quan hệ và đan xen vào nhau
Xúc tiến là giai đoạn cuối cùng trong quy trình Marketing trước khi bán cácchương trình du lịch Các hoạt động xúc tiến doanh nghiệp kinh doanh lữ hành sửdụng nhằm thu hút sự chú ý, khơi dậy nhu cầu của khách du lịch đối với các sảnphẩm và du lịch của mình.[1]
1.5 Tổng quan về Marketing và Quảng cáo.
1.5.1 Khái niệm về Marketing.
Nhiều người cho rằng, marketing là bán hàng, tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi,
… Tuy nhiên, những thuật ngữ trên không thể nói hết hàm ý mà marketing muốnnói
Sau đây là những định nghĩa mang tính học thuật về marketing:
Theo Phillip Kotler, marketing là những hoạt động của con người hướng vàoviệc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trìnhtrao đổi
Trang 20Viện Marketing Anh quốc cho rằng marketing là quá trình tổ chức và quản lýtoàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêudùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hoáđến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuậntối đa.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, marketing là một quá trình lập kế hoạch vàthực hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanhcủa của hàng hoá, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thoảmãn mục đích của các tổ chức và cá nhân
Theo Mc Carthy, marketing là quá trình nghiên cứu khách hàng là ai, họ cần
gì và muốn gì, làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ nhằm tạo ra lợi nhuận tối đacho doanh nghiệp bằng cách: cung cấp sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng cần, đưa ramức giá khách hàng chấp nhận trả, đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng, vàcung cấp thông tin/giao tiếp với khách hàng
1.5.2 Marketing Mix.
Theo cách hiểu truyền thống, hỗn hợp marketing (marketing mix) còn đượcgọi là các phối thức tiếp thị là tập hợp các công cụ marketing có kiểm soát đượccông ty phối hợp sử dụng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt đượcmục tiêu marketing của mình Có bốn cách phổ biến (4 Ps) bao gồm: chính bản thânsản phẩm, giá cả, phân phối, quảng bá Các doanh nghiệp tùy theo điều kiện ngânsách marketing đặc biệt là thị trường mục tiêu và mục tiêu marketing cụ thể để cónhững phối thức sử dụng các công cụ này một cách linh hoạt Vì vậy, có thể nóirằng không có bất cứ một phối thức nào trở thành công cụ áp dụng chính cho cácdoanh nghiệp Mặt khác, marketing mix đối với các sản phẩm khác nhau của mộtdoanh nghiệp ở thời gian khác nhau
Zeihaml, et Al (2006) mở rộng khái niệm hỗn hợp marketing như sau: "Tất cảcác yếu tố quản lý của doanh nghiệp mà thông tin về năng lực hình ảnh của doanhnghiệp với khách hàng hoặc ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng đối với sản
Trang 21phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp" Trong ngành du lịch, dịch vụ các yếu tố củamarketing mix mang một số đặc trưng và được mở rộng như sau:
Sản phẩm (Product): Bao gồm tổ hợp những yếu tố về đặc tính của sản phẩm,
dịch vụ, mức độ chất lượng, các dòng sản phẩm, phụ kiện sử dụng, bao bìđóng gói, sự đảm bảo và thương hiệu
Giá cả (Price): bao gồm mức giá mà khách hàng phải trả cho sản phẩm dịch
vụ, tính linh hoạt của giá cả, sự phân lập giá,các điều kiện thanh toán và kể cảcác hình thức trợ giá
Quảng cáo (Promotion): xây dựng hỗn hợp quảng bá, lựa chọn và đào tạo lực
lượng bán hàng, quảng cáo, xúc tiến bán hàng, quan hệ công chúng, chiếnlược quảng bá trên các không gian ảo
Con người (People): tất cả các yếu tố con người trực tiếp tham gia hoặc đóng
góp vào việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ và vì vậy tác động đến nhận thứcthái độ và hành vi ứng xử của khách hàng,gồm: người lao động trong doanhnghiệp, khách hàng, và những khách hàng khác trong môi trường dịch vụ đó
Các yếu tố vật lý (Physical evidence) : là môi trường hay không gian mà tại
đó dịch vụ được cung cấp hoặc địa điểm nơi mà khách hàng và doanh nghiệp
có mối quan hệ giao dịch, và bất kì yếu tố hữu hình nào là điều kiện cho việcthực hiện hay thông tin dịch vụ Ví dụ như điều kiện trang thiết bị, phươngtiện, trang trí nội thất và môi trường bên ngoài, các bảng hiệu hướng dẫn, hìnhthức và trang phục nhận viên
Các quá trình (Process): là các thủ tục, cơ chế và các quá trình hoạt động mà
qua đó dịch vụ được cung ứng dịch vụ và hệ thống vận hành Ví dụ như cácquy trình dịch vụ, mức độ thuần hóa (standardized) và mức độ riêng biệt hóa(customized), sự tham gia của khách hàng trong quá trình cung cấp dịchvụ v.v
Trang 22Ngoài 7 yếu tố nêu trên, một cố Ps khác cũng được đưa ra là những phối thức
mở rộng khách của Marketing mix Tuy nhiên, ở từng phạm vi hoạt động nhất địnhcủa từng doanh nghiệp và từng ngành, sự tách biệt của những Ps dưới đây về thựcchất cũng chỉ là những chi tiết hóa của các Ps đã được nêu trên Những yếu tố đó lànhững nghiên cứu thị trường (Probing) phân khúc thị trường (Partitioning), định vịmục tiêu ưu tiên (Prioritizing), bao trọn gói (Packaging), quan hệ hợp tác(Parnership).[3]
1.5.3 Quảng cáo.
1.5.3.1 Khái niệm hoạt động quảng cáo.
Quảng cáo là những hình thức trình bày gián tiếp và khuếch trương ý tưởng,sản phẩm hay dịch vụ được người bảo trợ nhất định trả tiền Người chi tiền choquảng cáo không chỉ có các doanh nghiệp, mà còn có các tổ chức của Nhà nước vàcác tổ chức xã hội quảng cáo sự nghiệp của mình Quảng cáo là một trong năm công
cụ chủ yếu mà các doanh nghiệp sử dụng để hướng thông tin thuyết phục vào ngườimua và công chúng mục tiêu Quảng cáo là một hình thức truyền tải thông điệp cóhiệu quả về chi phí
Khi xây dựng các chương trình quảng cáo, các nhà quản trị Marketing phải bắtđầu từ việc xác định thị trường mục tiêu và động cơ của người mua Sau đó họ phảithông qua năm quyết định quan trọng:
Mục tiêu quảng cáo là gì?
Có thể chi trả bao nhiêu tiền?
Cần sử dụng phương tiện truyền thông nào?
Cần phải gửi thông điệp như thế nào?
Cần đánh giá kết quả ra sao?
Hoạt động quảng cáo trong kinh doanh chương trình du lịch bao gồm các hoạtđộng giới thiệu và truyền đi các thông tin về dịch vụ, chương trình du lịch và hình
Trang 23ảnh của doanh nghiệp du lịch nhằm kích thích nhu cầu đi du lịch của khách hàng vàmua chương trình du lịch của doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh trên thịtrường du lịch.
Từ định nghĩa trên ta thấy quảng cáo trong kinh doanh chương trình du lịchđược chia làm 2 loại:
Quảng cáo uy tín: hướng vào việc tạo lập, duy trì hình ảnh của doanh nghiệp
lữ hành trong nhận thức của thị trường mục tiêu để đạt được hiệu quả lâu dàihơn là doanh số trước mắt
Quảng cáo sản phẩm: được sử dụng khi doanh nghiệp muốn thông tinchokhách hàng mục tiêu và hướng đến hành động mua
1.5.3.2 Chức năng và mục tiêu của hoạt động quảng cáo.
1.5.3.2.1 Chức năng.
Thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp
du lịch
Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp
Hai chức năng trên của quảng cáo có thể vận dụng theo công thức AIDA
Sơ đồ 1.1: Mô hình công thức AIDA
1.5.3.2.2 Mục tiêu.
Khơi dậy sự quan tâm của thị trường mục tiêu với các chương trình du lịch
Gợi lại thông tin và hình ảnh về sản phẩm du lịch
Tạo sự chú ý
(Attenion) Tạo ý thích(Interest) Quyết định mua
(Decide)
Hành động(Action)
Trang 24 Tạo lòng tin đối với sản phẩm và doanh nghiệp khi khách hàng đã biết vềnhững sản phẩm nhưng chưa hoàn toàn tin vào chất lượng của chúng.
Thuyết phục khách hàng bằng lợi ích họ nhận được khi "tiêu dùng" cácchương trình du lịch đó
1.5.3.3 Các bước tiến hành một chiến lược quảng cáo.
Trình tự khởi tạo một chiến lược quảng cáo thực hiện ở sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.2: Các bước tiến hành một chiến lược quảng cáo
Những mục tiêu quảng cáo
Lựa chọn phương thức quảng cáo
Lựa chọn phương tiện quảng cáo
Đánh giá kết quả của chiến lược
Những giới hạn:
Ngân quỹPháp lýĐăng ký không gian quảng cáo
Trang 25Xác định mục tiêu quảng cáo:
Là bước đầu tiên có ý nghĩa hết sức quan trọng Nó quyết định nội dung cáchthức và phương tiện quảng cáo Những mục tiêu quảng cáo có thể sắp xếp loại theonhững mong muốn của doanh nghiệp, bao gồm:
Quảng cáo nhắc nhở
Quảng cáo thông tin
Quảng cáo thuyết phục
Đánh giá kết quả quảng cáo:
Định lượng hiệu quả về mặt thương mại bao gồm hai phương pháp chính:
So sánh chi phí quảng cáo với những số lượng bán trong những thời kỳ qua
Phương pháp xây dựng chương trình quảng cáo thí nghiệm
Định giá hiệu quả về mặt truyền thông:
Nghiên cứu hiệu quả truyền thông nhằm tìm cách xác định một mẫu quảng cáo
có mang lại hiệu quả hay không Trước khi đăng quảng cáo, người quảng cáo có thểphỏng vấn những người tiêu dùng về đề tài xem họ có thích nội dung quảng cáo đóhay không và nó có nổi trội hơn các quảng cáo khác không Sau khi đăng quảngcáo, người quảng cáo cóthể định lượng mức độ người tiêu dùng ghi nhớ và nhận ra
nó đã có trước đây [3]
1.5.3.4 Các loại hình quảng cáo.
Bảng 1.1: Các loại hình quảng cáo và ưu nhược điểm của từng loại
Trang 261.Quảng cáo in: được gửi trực tiếp
- Chi phí khá cao
- Dễ bị lạc hậu nên phải điều chỉnh nhiều lần
2 Quảng cáo qua thư trực tiếp: là
hình thức quảng cáo mang tính cá
nhân trực tiếp,được các doanh nghiệp
gửi tới từng khách hàng
- Tác động trực tiếp đến từng cá nhân khách hàng
- Khả năng tiếp cận thị trường mục tiêu cao và hiệu quả
- Bí mật, đối thủ cạnh tranh khó có thể biết
- Tỷ lệ phản hồi cao
- Chi phí thực hiện
khá cao
- Khó khăn trong việc thiết lập danh sách khách hàng
- Dễ bị khách coi là làm phiền
3 Quảng cáo trên báo, tạp chí - Tần số phát hành
lớn
- Số lượng độcgiả nhiều
- Chi phí quảng cáo thấp
- Phạm vi rộng
- Vòng đời ngắn.
- Khả năng gây ra
sự hấp dẫn, chú ý chưa cao
4 Quảng cáo ngoài trời: Bao gồm
các hình thức như băng rôn, áp phích,
- Chi phí thấp.
-Tần suất lặp lại
- Hạn chế tính sáng
tạo
Trang 27paner, các biển quảng cáo trên đường cao.
- Thời gian tồn tại lâu
- Khai thác lợi thế
về kích cỡ,màu sắc, hình ảnh, vị trí, v.v
- Không thể thực hiện cho từng đoạn thị trường khác nhau
- Khó thay đổi nội dung quảng cáo
5.Quảng cáo trên truyền hình:là
hình thức quảng cáo lý tưởng đối với
các nhà kinh doanh, là phương tiện
truyền tải thông tin có khả năng xâm
nhập vào mọi thị trường khác nhau
- Số lượng khán
thính giả lớn Tínhphổ biến rộng rải
- Có khả năng tiếpcận các khách hàng mục tiêu khác nhau
-Khai thác được lợi thế về hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ngôn ngữ
- Chi phí cao.
- Nhiều hạn chế về thời gian quảng cáo
- Vòng đời ngắn, thường chỉ 20-30 giây cho một chương trình quảng cáo
- Tỷ lệ phản hồi thấp
6.Quảng cáo trên phương tiện
truyền thanh: Gồm nhiều hình thức
như bài hội thoại quảng cáo, quảng
cáo đơn thuần và xác nhận của khách
hàng
- Chi phí thấp.
- Gây được cảm xúc với khán thínhgiả qua giọng nói của phát thanh viên
- Có phạm vi phủ sóng rộng
- Không bị giới
- Hạn chế về thời
gian
- Tính bền lâu của thông tin thấp
- Không có hình ảnh
- Ít có khả năng lưu lại sự chú ý của thính giả
Trang 28hạn về không gian.
- Dễ dàng thay đổinội dung quảng cáo một cách nhanh chóng và linh hoạt
- Tỷ lệ phản hồi thấp
7.Quảng cáo trên Internet: Đây là
hình thức quảng cáo được rất nhiều
doanh nghiệp sử dụng thông qua công
nghệ máy tính hiện đại và mạng
Internet
- Khả năng được
chấp nhận cao
-Tính linh hoạt và khả năng phản hồicao
-Phạm vi tiếp cận khách hàng rộng
-Tính tương tác khách hàng cao, tiếp cận đến từng
cá nhân
- Giới hạn về mặt
pháp luật
- Giới hạn về mặt ngôn ngữ
- Giới hạn về phương tiện và sự hiểu biết của khách hàng
8.Quảng cáo bằng phương pháp
truyền miệng: là hình thức quảng cáo
tương đối cổ điển, nó được thực hiện
thông qua quá trình trao đổi giữa các
khách hàng
- Rất hiệu quả cho
thương hiệu của doanh nghiệp đã
có vị thế trên thị trường
- Chi phí thấp nhưng hiệu quả rấtlớn
- Không có tác dụng
giới thiệu về một doanh nghiệp "chưa
ai biết đến"
- Nó dễ dàng làm cho doanh nghiệp đixuống nếu doanh nghiệp mắc phải
"tai tiếng"
9.Quảng cáo thông qua hội chợ,
triển lãm: tổ chức nhờ vào sự liên kết
- Lượng thông tin
lớn
- Chi phí tham gia
hoạt động lớn
Trang 29của các công ty du lịch trong nước
hoặc nước ngoài
- Tính thuyết phụccao
- Quảng cáo đúng địa chỉ
- Thông tin trực tiếp
- Thời gian hoạt động ngắn
[1]
1.5.3.5 Đánh giá hiệu quả của quảng cáo.
Quảng cáo cần được đánh giá liên tục Các nhà nghiên cứu dùng nhiều
kỹ thuật để đo lường hiệu quả truyền thông và doanh số do tác động của quảng cáo
Nghiên cứu hiệu quả truyền thông
Nghiên cứu hiệu quả truyền thông nhằm tìm cách xác định một quảng cáo có truyền đạt hiệu quả hay không Phương pháp gọi là trắc nghiệm văn bản quảng cáo được thực hiện trước và sau khi đưa văn bản đó vào phương tiện truyền thông thực
sự Có ba phương pháp chính để trắc nghiệm trước:
Đánh giá trực tiếp, tức là đề nghị người tiêu dùng đánh giá các phương án quảng cáo khác nhau Các kết quả đánh giá này được sử dụng để đánh giámức độ chú ý, đọc hết, nhận thức, tác động và dẫn đến hành động của quảngcáo Mặc dù cách lượng định này về tác dụng thực tế của quảng cáo ít tin cậyhơn những bằng chứng cụ thể, nhưng số điểm đánh giá cao hơn vẫn cho biếtmột quảng cáo có khả năng đạt hiệu quả cao hơn
Trắc nghiệm tập quảng cáo (portfolio tests) yêu cầu người tiêu dùng xem haynghe một loạt các quảng cáo trong một thời gian cần thiết, sau đó đề nghị họ nhớ lại các quảng cáo đó và nội dung của chúng Mức độ ghi nhớ của họ chothấy khả năng một quảng cáo được để ý đến và thông điệp có dễ hiểu và dễnhớ hay không
Trang 30 Trắc nghiệm trong phòng thí nghiệm Một số nhà nghiên cứu đã dùng các thiết
bị để ghi nhận phản ứng tâm sinh lý của người tiêu dùng đối với quảngcáo: nhịp tim, huyết áp, sự dãn nở đồng tử, hiện tượng đổ mồ hôi… Trắcnghiệm này đo lường được khả năng thu hút của quảng cáo chứ không đođược niềm tin, thái độ và dự định của khách hàng
Nghiên cứu hiệu quả doanh số
Nghiên cứu hiệu quả truyền thông cho phép người quảng cáo nhận ra hiệu quả truyền thông của quảng cáo, nhưng chưa phản ánh được gì về tác động của nó đối với doanh số Một quảng cáo đã làm tăng số người biết đến sản phẩm lên 20% và tăng sở thích đối với nhãn hiệu lên 30% thì đã kéo doanh số lên được bao nhiêu ?Hiệu quả của quảng cáo về doanh số thường khó đo lường hơn hiệu quả truyền thông Doanh số chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoài quảng cáo, như đặc điểm sản phẩm, giá cả, mức độ sẵn có của sản phẩm, ảnh hưởng của các sản phẩm cạnh tranh,… Những yếu tố này càng ít và dễ kiểm soát thì việc đo lường hiệu quả của quảng cáo về doanh số càng dễ dàng Tác động về doanh số dễ đo lường nhất là khi bán theo thư đặt hàng và khó đo lường nhất khi quảng cáo cho nhãn hiệu hoặc kèm theo ý đồ xây dựng hình ảnh doanh nghiệp Các nhà nghiên cứu cố gắng đo lường doanh số bằng những phân tích thực nghiệm lẫn phân tích quá trình lịch sử.[5]
Trang 31quảng bá Lịch Sự kiện năm 2006 đến các doanh nghiệp và khách du lịch thông quatrang web, thư điện tử, thực hiện đĩa CD tiếng Anh giới thiệu điểm đến thành phố,phát hành bản đồ các điểm mua sắm đạt chuẩn.Hoạt động của Tạp chí Du lịch- trựcthuộc Sở- tiếp tục được củng cố về nhân sự, từng bước nâng cao chất lượng thôngtin, tăng cường quảng bá tờ báo thông qua việc tạp chí Du lịch tổ chức một số hoạtđộng sau báo như Hội thi Giọng hát vàng Ngành du lịch thành phố năm 2006 kháthành công.
Nhằm khẳng định vai trò là một trong những thành phố sáng lập và tăngcường hợp tác quốc tế, được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở đã
tổ chức thành công phiên họp thường niên Ủy ban điều hành Tổ chức Xúc tiến dulịch các thành phố Châu Á- Thái Bình Dương (TPO) với sự tham gia của 8 thànhphố thành viên đồng thời còn phối hợp với Tổng Cục Du lịch tổ chức tốt phiên họpnhóm công tác ASEAN -trong khuôn khổ hợp tác phát triển du lịch khu vực tạithành phố, tạo ấn tượng sâu sắc cho các đoàn bạn Bên cạnh đó còn tham gia hộichợ BITF tại Busan (Hàn quốc), găp gỡ và bàn bạc với Cục Du lịch Văn hoáBusanvề khả năng tổ chức Lễ hội văn hoá du lịch Việt Hàn vào năm 2007 cũng như
cơ hội phát triển du lịch đường biển giữa thành phố Hồ Chí Minh- Hải Busan., tham gia Hội chợ du lịch CITM tại Thượng Hải (Trung Quốc) giới thiệuđiểm đến thành phố cho thị trường Trung Quốc, một trong những thị trường kháchđến thành phố đang có chiều hướng tăng nhanh
Phòng-Trong chiều hướng liên kết quảng bá giữa thành phố với các tỉnh, ngành dulich thành phố đã chủ động tham gia các hội chợ, festival như liên hoan du lịchMekong tại An Giang, liên hoan du lịch biển Vũng Tàu, liên hoan làng nghề ẩmthực Hà Nội, Festival Huế thông qua việc thiết kế gian hàng chung giới thiệu hìnhảnh điểm đến thành phố cùng với các gian hàng quảng bá riêng các doanh nghiệpvới những sản phẩm đặc thù của mỗi đơn vị
Nhìn chung, hoạt động xúc tiến du lịch trong năm có nhiều chuyển biến tíchcực.Nét nổi bật là tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các sự kiện du lịch từngbước được nâng lên thông qua việc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành định
Trang 32hướng, hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đứng ra tổ chức, phương thức này
đã huy động được tiềm năng thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, góp sức cùng với nhànước trong chương trình quảng bá xúc tiến.Tuy nhiên công tác quảng bá xúc tiến dulịch vẫn còn một số hạn chế như ấn phẩm du lịch nhìn chung còn đơn điệu, chưa đadạng Tạp chí Du lịch chưa thật ổn định về nhân sự, số lượng phát hành còn thấp,khó khăn về tài chánh kéo dài cần có phương án giải quyết căn cơ.Tính chuyênnghiệp của công tác quảng bá có được nâng lên nhưng nếu đặt trong mối tươngquan chung với các điểm đến trong khu vực,có thế thấy công tác tuyên truyền quảng
bá hình ảnh điểm đến thành phố nói chung và du lịch nói riêng vẫn còn chưa tươngxứng với vị thế của một điểm đến lớn nhất nước.Bên cạnh đó, việc tham gia các sựkiện du lịch tại các địa phương bạn chưa thật sự đạt hiệu quả
1.7 Thực trạng phát triển của hoạt động quảng bá tại các công ty lữ hành tại Huế.
Nắm bắt được sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại cũng như đúc kếtdược kinh nghiệm qua nhiều năm hoạt động kinh doanh, các công ty lữ hành tạiHuế đã tìm ra cho mình những chiến lược xúc tiến sản phẩm riền biệt Các loại hìnhquảng cáo truyền thống được các công ty lữ hành tại Huế khai thác ngày càng hiệuquả hơn như tập gấp, tờ rơi, tập sách mỏng được thiết kế bắt mắt, nhỏ gọn, nội dungđược trình bày xúc tích, dễ hiểu, gây hứng thú với người xem Không những vậy,các tập gấp, tờ rơi này được phân phối đến nhiều nơi như ga, sân bay và các bến xe,nơi có lượng du khách lớn
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã giúp tạo ra một kênhquảng cáo du lịch hiệu quả đó là Internet Nhận thấy được nhiều ưu điểm vượt trộicủa kênh quảng cáo này nhiều nhà kinh doanh lữ hành đã tận dụng một cách triệt để
có sáng tạo cho riêng doanh nghiệp của mình
Đối với các công ty lữ hành lớn tại Huế như Hương Giang Tourism,Huetourism, cũng đã tham gia vào hội chợ du lịch lớn được diễn ra trong nướchay thậm chí nước ngoài Đây là kênh quảng cáo được các doanh nghiệp lữ hành
Trang 33lớn ưa chuộng hiện nay bởi nhiều ưu điểm của nó trong công tác quảng bá sản phẩmcho doanh nghiệp
Như vậy, có thể thấy rằng các công ty lữ hành tại Huế đã biết vận dũng nhiềuhình thức quảng cáo, với nhiều thế mạnh khách nhau để tạo ra được sức cạnh tranhtrong môi trường kinh doanh hiện nay Tuy nhiên, các nhà lữ hành phải khôngngừng phấn đấu nổ lực hơn nữa để có thể cạnh tranh với thị trường quốc tế
Nổi bật trong các công ty lữ hành có mặt tại Huế là công ty du lịch và tiếp thịgiao thông vận tải Vietravel đã và đang là một công ty lữ hành nổi tiếng về pháttriển du lịch Việt Nam Để có thể tìm hiểu thêm tình hình hoạt kinh doanh và côngtác quảng cáo của công ty cũng như đánh giá hiệu quả công tác quảng cáo mạng lạicho công ty, chương II dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này
Trang 34CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp thu thập thông tin.
2.1.1 Dữ liệu thứ cấp.
Bảng 2.1: Cách thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp cần thu thập Nguồn thu thập
Lịch sử hình thành và phát triển
của doanh nghiệp: khẩu hiệu và
sú mệnh chung của công ty
Nguồn tài liệu nội bộ của công ty qua phòng nhân sự
Chức năng và nhiệm vụ của chi
nhánh
Nguồn tài liệu nội bộ của công ty qua phong nhân sự
Tình hình lao động và cơ cấu tổ
chức bộ máy của chi nhánh
Nguồn tài liệu nội bộ của công ty qua phong nhân sự và phòng hành chính
Kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty từ 2014 đến 2016
Nguồn tài liệu nội bộ của công ty thông qua: báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2014 đến 2016 từ phòng hành chính
Công cụ thu thập: Bảng hỏi
Phương pháp thu thập: phát bảng hỏi trực tiếp
Phương pháp xây dựng bảng hỏi: gồm 2 phần
Trang 35Phần 1: Thông tin chung
Gồm 5 câu hỏi, hỏi sơ về thông tin của công ty
Phần 2: Nội dung chính
Gồm 4 câu hỏi, đi vào vấn đề chính của việc đánh giá hoạt động công tácquảng bá của công ty
Phần 3: Thông tin cá nhân
Gồm 4 câu để hỏi thông tin cá nhân của người đánh phiếu điều tra
Trang 36n=1.96 ∗0.25
10 %2 = 96,04Vậy số mẫu được chọn cho đề tài này là 96 mẫu làm đại diện cho tổng thể
2.3 Phương pháp phân tích số liệu.
Tiến hành chọn lọc, phân tích và xử lý, hệ thống hóa những số liệu thu thậpđược để tính toán các chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu của đề tài Số liệu được xử
lý ở phần mềm SPSS 22 để phân tích dữ liệu, sử dụng thang đo Likert (1-hoàntoàn không đồng ý, 2-không đồng ý, 3-bình thường, 4-đồng ý, 5-hoàn toànđồng ý)
Sử dụng phương pháp phân tích One way - ANOVA
Trang 37CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.Giới thiệu về công ty Vietravel chi nhánh Huế.
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vietravel.
3.1.1.1 Giới thiệu về công ty Vietravel.
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty TNHH một thành viên Du lịch &
Tiếp thị GTVT Việt Nam
Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Công ty Du lịch & Tiếp thị GTVT Việt Nam/
Công ty Du lịch Việt Nam
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam Travel and Marketing transports
Company
Tên viết tắt bằng tiếng Anh: Vietravel.
Trụ sở chính: 190 Pasteur, P.6, Q.3, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại:(84.8)38228898
Fax:(84.8)38299142
Email: info@vietravel.com
3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel thành lập vào ngày20/12/1995, qua nhiều năm hoạt động và phát triển công ty đã có bước đột phámạnh, thành lập được nhiều chi nhánh ở trong nước và ngoài nước Tham gia nhiềuhoạt động, hiệp hội; và đạt được nhiều danh hiệu Dưới đây là một vài ví dụ tiêubiểu:
Tham gia Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA), Hiệp hội Du lịch Mỹ (USTOA,
ASTA), Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội Du lịch Nhật Bản (JATA).
Trang 38Đạt giải thưởng “Outstanding Tour Operator 2010”– Bộ Du lịchCampuchia trao tặng.
“Top 05 thương hiệu vận chuyển đường bộ tiêu biểu” của chương trình bìnhchọn “TP HCM – 100 điều thú vị” lần II, 2012 do Sở VHTT & DL TP HCM tổchức
3.1.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và triết lý kinh doanh.
TẦM NHÌN
Trên cơ sở phát triển bền vững sau gần 20 năm hình thành và phát triển,Vietravel hướng đến trở thành 1 trong 10 công ty lữ hành hàng đầu khu vực ĐôngNam Á vào năm 2015 Đến năm 2020 Vietravel phấn đấu trở thành 1 trong 10 công
ty du lịch hàng đầu châu Á và trở thành Top Tập đoàn lữ hành hàng đầu khu vựcChâu Á
Đây là tầm nhìn chiến lược và đầy thử thách nhưng với một mục tiêu chung,Vietravel đã và đang hiện thực hoá những mục tiêu chiến lược của mình
SỨ MỆNH
Mang lại cảm xúc thăng hoa cho du khách trong mỗi hành trình - Đây là mục
tiêu và là sứ mệnh Vietravel cam kết và nổ lực mang lại cho du khách Vietravel trởthành người bạn đồng hành cùng du khách trong mọi hành trình du lịch và tạo ranhững giá trị tốt đẹp Tại Vietravel, du lịch không những là hành trình khám phá màcòn là hành trình sẻ chia, thể hiện dấu ấn khác biệt của Thương hiệu Vietravel từ 3thuộc tính thương hiệu: Sự chuyên nghiệp, mang lại cảm xúc thăng hoa cho kháchhàng và những giá trị gia tăng hấp dẫn cho du khách sau mỗi chuyến đi
TRIẾT LÝ KINH DOANH
Khách hàng là trung tâm: Vietravel luôn khẳng định khách hàng là trung
tâm của mọi hoạt động kinh doanh mà Vietravel hướng đến, vì khách hàng là ngườigóp phần to lớn xây dựng nên thương hiệu Vietravel
Trang 39Chuyên nghiệp là thước đo: Khẳng định uy tín thương hiệu, với mục tiêu
không ngừng phát triển hoàn thiện để đạt đến những tầm cao mới trong định hướngchiến lược vươn ra thế giới
Chất lượng là danh dự: Vietravel cam kết chất lượng dịch vụ cung cấp đến
khách hàng là tốt nhất, điều đó tạo nên sự khác biệt so với thị trường, Vietravel xem
đó là trách nhiệm, là danh dự của mỗi cán bộ - nhân viên [5]
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty Vietravel.
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức
Chức năng:
Ban Lãnh Đạo: gồm Giám Đốc và Phó Giám Đốc Chi Nhánh Chịu tráchnhiệm lên kế hoạch, định hướng hoạt động kinh doanh của toàn Chi Nhánh.Kiểm tra đốc thúc, giám sát công việc của các bộ phận Quản lý tất cả cácmảng kinh doanh, báo cáo, truyền thông, nhân sự, …
Kế toán: Chị trách nhiệm hoạch toán các khoản thu chi, chuyển khoản, thanhtoán dịch vụ, thu hồi công nợ, giao dịch ngân hàng,…
Điều Hành: Đặt dịch vụ như ăn uống, khách sạn, tàu xe, hướng dẫn viên,…theo dõi dịch vụ, kết hợp với các bộ phận khác khi có vấn đề xảy ra trong quátrình khách đi tour, theo dõi chứng từ hóa đơn thanh toán cho đối tác
Phòng khách đoàn: Lên kế hoạch kinh doanh khách đoàn, tổ chức salepermission, theo dõi nhu cầu khách hàng, tìm hiểu dịch vụ, lên chương trình,giá cả, đấu thầu, theo dõi hợp đồng và thanh lý, theo dõi công nợ của kháchhàng
Ban Lãnh Đạo
Kế Toán Điều Hành Phòng khách
đoàn
Phòng khách Lẻ
Trang 40 Phòng kinh doanh khách lẻ: Lên kế hoạch kinh doanh khách lẻ, tìm hiểu nhucầu của thị trường, xây dựng chương trình du lịch khách lẻ, lên kế hoạchtruyền thông, tiếp cận khách hàng, tổ chức bán ghép và bán tour tự tổ chức,lập báo cáo kinh doanh, khuyến mãi, truyền thông.
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Vietravel
56.514.310.280VND
76.182.640.175VND
Lãi gộp 4.501.627.185 VND 5.464.001.100 VND 6.125.607.098
VNDQua bảng hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy lượt khách cũng nhưdoanh thu của công ty tăng dần theo năm Nhìn chung, tốc độ phát triển của công tyqua ba năm tương đối đồng đều, những con số liền kề trên đã nói lên được nhữngthành tích của công ty Vietravel Sự phát triển của Vietravel đã và đang đóng góprất lớn vào sự phát triển của ngành du lịch trên địa bàn Huế nói riêng và nên kinh tếnói chung
3.2 Chính sách quảng cáo của công ty Vietravel từ năm 2014 – 2016.
3.2.1 Mục tiêu của chính sách quảng cáo.
Đối với các tour du lịch mới giới thiệu ra thị trường, khách hàng chưa biết đếnnhiều về thông tin sản phẩm, quảng cáo của công ty Vietravel nhằm cung cấp đầy
đủ thông tin cho khách hàng về sản phẩm và kích thích họ mua và dùng thử sảnphẩm