CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VỀ TIỀN LƯƠNG 1.1: Bản chất trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về tiền lương: 1.1.1: Khái niệm về tiền lương: - Tiền lương là
Trang 1DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức toàn Công ty2. Hình 2.1: Số lượng lao động của Công ty3. Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty4. Bảng 2.2: Kết quả khảo sát công nhân về cách tính tiền lương của công ty
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, chủ đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp luônđược thế giới quan tâm, đặc biệt là người tiêu dùng, khách hàng; nó trở thành một yêucầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm,dịch vụ Nhưng ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là chủ đề vẫn cònkhá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm, đầu tư đúng mức Hàng loạt cácvụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi người lao động, xâm phạm lợi íchngười tiêu dùng… nghiêm trọng đã và đang khiến cộng đồng bức xúc và mất dần niềmtin vào các doanh nghiệp Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức sâu sắc hơnvề lợi ích thực hiện Trách nhiệm xã hội mang lại cho các doanh nghiệp là cần thiếttrong bối cảnh kinh tế đất nước ta hiện nay, và trình độ dân trí ngày càng nâng cao Cácdoanh nghiệp Việt Nam nếu muốn nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp, muốn quảngcáo tên tuổi của doanh nghiệp trên thị trường, và xa hơn là để nâng tầm vị thế vươn rathế giới thì vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng nên được đặt thành mộtmục tiêu trọng yếu
Như vậy, trách nhiệm xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanhnghiệp Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp trên thế giới nói chung Để hiểu rõ hơntình hình các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang thực hiện trách nhiệm xã hội củamình như thế nào, em quyết định chọ đề tài: “Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hộivề vấn đề tiền lương tại Công ty Cổ phần May Sông Hồng” Bài tiểu luận gồm nhữngnội dung chính sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về tiền lươngChương 2: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề tiền lương tại Côngty Cổ phần May Sông Hồng
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương
Trang 3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
VỀ TIỀN LƯƠNG 1.1: Bản chất trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về tiền lương:
1.1.1: Khái niệm về tiền lương:
- Tiền lương là khoản thu nhập chính đối với người lao động, là mối quan tâmhàng đầu của người lao động do vậy nó phải mang đầy đủ giá trị giúp họ có thể tái sảnxuất sức lao động đã mất trong quá trình lao động, đồng thời nó cũng phải đáp ứngđược giá trị tinh thần cơ bản của người lao động trong cuộc sống để có thể trở thànhđộng lực thúc đẩy người lao động trong công việc và gắn kết họ cống hiến cho tổ chức.Về phía doanh nghiệp, tiền lương lại là một yếu tố thuộc chi phí đầu vào bắt buộc củaquá trình sản xuất kinh doanh Do đó tiền lương có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tớikết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc tạo động lựcvà khuyến khích người lao động làm việc đạt năng suất cao hơn
- Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “ Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập,bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn địnhbằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật,pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo mộthợp đồng lao động được viết ra hay bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽphải thực hiện hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm” Với định nghĩa này,ILO cho rằng tiền lương là sự trả công lao động bằng tiền mặt theo thỏa thuận giữangười sử dụng lao động và người lao động hoặc theo pháp luật quốc gia sau khi ngườilao động hoàn thành công việc
Trang 4- Trong Giáo trình Tiền lương – Tiền công do PGS.TS Nguyễn Tiệp chủ biên củaTrường Đại học Lao động Xã hội có đưa ra khái niệm tiền lương như sau: “ Tiền lươnglà giá cả sức lao động, được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động vàngười sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hoặc bằng miệng),phù hợp với quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp vớiquy định tiền lương của Pháp luật lao động” Như vậy, tiền lương ở đây được coi là giácả sức lao động và được phân phối theo năng lực, kết quả, hiệu quả lao động và đượctrả bằng tiền Từ đây có thể thấy rằng tiền lương đã được coi trọng, được tính toán vàquản lý chặt chẽ hơn, góp phần thúc đẩy người lao động phát triển.
- Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động nước ta quy định: “ Tiền lương làkhoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việctheo thỏa thuận Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụcấp lương và các khoản bổ sung khác Mức lương của người lao động không được thấphơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định Tiền lương trả cho người lao động căncứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc Người sử dụng lao động phải bảođảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm côngviệc có giá trị như nhau” Như vậy, dưới góc độ pháp lý, tiền lương được hiểu là số tiềnmà người sử dụng lao động trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng,hiệu quả công việc và điều kiện lao động, được xác định theo sự thỏa thuận hợp phápcủa hai bên, bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác và tiềnlương không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định
Tóm lại, Tiền lương biểu hiện ở hai phương diện: kinh tế và xã hội Về mặt kinh tế: Tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả chongười lao động theo giá trị sức lao động đã hao phí, trên cơ sở thỏa thuận theo hợpđồng lao động
Trang 5Về mặt xã hội: Tiền lương là số tiền đảm bảo cho người lao động có thể muađược những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bản thân vàdành một phần để nuôi gia đình cũng như bảo hiểm lúc tuổi già.
1.1.2: Khái niệm trách nhiệm xã hội:
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: là sự tự cam kết của doanh nghiệp thôngqua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý, bằng các phươngpháp quản lý thích hợp, công khai, minh bạch trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành;thực hiện các ứng xử trong quan hệ lao động nhắm kết hợp hài hòa lợi ích của doanhnghiệp, người lao động, khách hàng, cộng đồng, xã hội, người tiêu dùng và đạt đượcmục tiêu phát triển bền vững
- Mục tiêu: đảm bảo sự phát triển bền vững
1.2: Ý nghĩa của việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội:
1.2.1: Đối với doanh nghiệp:
- Góp phần quảng bá và phát triển thương hiệu- Nâng cao hiệu quả công việc, tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp- Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển
1.2.2: Đối với người lao động:
- Vấn đề thù lao lao động sẽ được thực hiện tốt.- Vấn đề an toàn và sức khỏe của người lao động được chú trọng.=> Tạo ra môi trường làm việc an toàn, chế độ làm việc hợp lý
Trang 61.2.3: Đối với người tiêu dùng:
- Khách hàng được sử dụng sản phẩm có chất lượng cao, giá trị sử dụng tốt, đảmbảo độ an toàn
- Môi trường sống trong sạch, các vấn đề xã hội được giải quyết
1.2.4: Đối với cộng đồng:
- Bảo vệ môi trường, giảm tệ nạn xã hội.- Tăng cường các hoạt động từ thiện, góp phần giảm gánh nặng cho xã hội
1.3: Lợi ích của việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội:
- Giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện quan hệ lao động, giảmbớt tỷ lệ nhân viên giỏi thôi việc, nâng cao sự trung thành của nhân viên, tạo dựng uytín và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thêm cơ hội tiếp cận nhiều thịtrường mới cũng như chiếm ưu thế trong kêu gọi đầu tư (đặc biệt vốn đầu tư nướcngoài) và phát triển doanh nghiệp bền vững
- Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội đối với người lao động như đóngđầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm tốtchế độ bảo hộ lao động, đối xử bình đẳng, chăm sóc sức khoẻ định kỳ, nâng cao trìnhđộ, bảo đảm các diều kiện về nhà ở, đi lại Điều này có thể giúp các doanh nghiệp tạonên sự gắn bó với người lao động, tăng hiệu suất của người lao động và thu hút nhântài Đáp lại những đối xử tốt của doanh nghiệp người lao động gắn bó với doanhnghiệp sẽ làm việc tốt hơn, năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng lên, tạo lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệp
Thông qua thực hiện trách nhiệm xã hội tốt đối với người tiêu dùng bằng việcnâng cao chất lượng, đảm bảo các cam kết đối với khách hàng nên uy tín, thương hiệu
Trang 7của doanh nghiệp ngày càng tăng, lượng khách hàng trung thành, tin dùng sản phẩmnhiều hơn làm cho thị phần, doanh thu, lợi nhận ngày càng lớn là nền tảng giúp doanhnghiệp phát triển bền vững Hay khi thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cóthể đem lại hiệu suất lớn hơn thông qua việc ứng dụng các kỹ thuật, các quy trình côngnghệ cao hơn vừa an toàn cho người lao động, vừa an toàn cho khách hàng, vừa khônggây ô nhiễm môi trường (hoặc giảm thiểu chất thải) tránh được các mâu thuẫn khôngđáng có với người dân địa phương và với các cơ quan chức năng, tạo điều kiện thuậnlợi để doanh nghiệp hoạt động.
- Thực hiện trách nhiệm xã hội còn có thể đem lại cho doanh nghiệp các lợi thếnhư: Nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác (nhà đầu tư, nhàcung ứng, khách hàng…), mở rộng thị trường (đặc biệt những thị trường đòi hỏi cao vềbộ quy tắc ửng xử - CoC – Code of Cunduct), giữ chân được lực lượng lao động, thuhút được nhân tài… Doanh nghiệp ý thức được và thực hiện trách nhiệm xã hội tức làhọ đang tự bảo vệ mình khi có những bất trắc xảy ra Chẳng hạn, như đối mặt với cuộcsuy thoái kinh tế, nhờ vào các phương tiện truyền thông, vấn đề trách nhiệm xã hội củanhiều doanh nghiệp nhanh chóng được phổ biến tới người tiêu dùng để từ đó giúpdoanh nghiệp vẫn nhận được sự ủng hộ, trung thành của người tiêu dùng, hay chínhnhững người lao động khi đó cũng đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.Thậm chí, lúc đó với tư cách là doanh nghiệp làm ăn liêm chính và có nhiều việc làmtích cực với môi trường, cộng đồng, xã hội, trách nhiệm xã hội đó đã tạo nên sự khácbiệt, tạo nên vị thế độc tôn cho doanh nghiệp để vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh
1.4: Những nhân tố ảnh hưởng tới trách nhiệm xã hội:
Nhóm nhân tố bên trong bao gồm: Lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và lực lượnglao động Lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp với nhận thức đúng sẽ hành động đúng vớicác quyết định được điều chỉnh từ nhiều khía cạnh của thực hiện trách nhiệm xã hộitrong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp (doanh nghiệp sản xuất an toàn hay không
Trang 8an toàn; gây ô nhiễm môi trường hay không gây ô nhiễm môi trường,…); Lực lượnglao động là người có quyết định cuối cùng trong việc thi hành một quyết định liên quanđến trách nhiệm xã hội của người quản lý Hành vi của lực lượng này chính là thể hiệncụ thể các hoạt động của doanh nghiệp trong việc tham gia vào các hoạt động thực hiệntrách nhiệm xã hội như: kiên quyết sản xuất sản phẩm sạch đảm bảo chất lượng, chỉlàm trong môi trường độc hại khi có đầy đủ trang thiết bị bảo hộ đi kèm và có phụ cấpđộc hại, cáo giác cho các cơ quan quản lý nhà nước các hành vi gian lận, …
Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm: Các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức xãhội, khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh Sự tác động của các nhân tố này là khácnhau: Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tác động đến thực hiện tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp bằng công cụ của các chính sách và hệ thống pháp luật,bằng sự hỗ trợ; trong khi đó, khách hàng, đối tác và đối thủ cạnh tranh tác động đếnthực hiện trách nhiệm xã hội bằng các phản ứng để tạo dấu hiệu nhằm điều chỉnh hànhvi của doanh nghiệp
1.5: Quan điểm và nội dung của trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực tiền lương:
- Quan điểm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương là một trong những nộidung cơ bản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp trong lĩnh vực tiền lương được hiểu là:
+ Sự tự cam kết của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực hiện hệthống các quy định về quản lý tiền lương, bằng các phương pháp quản lý thích hợp,công khai, minh bạch trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành;
Trang 9+ Thực hiện các ứng xử trong quan hệ lao động nhằm kết hợp hài hòa lợi íchcủa doanh nghiệp, người lao động trên cơ sở cùng chia sẻ lợi ích đạt được trong hoạtđộng sản xuất – kinh doanh;
+ Thực hiện các trách nhiệm với khách hàng, người tiêu dùng, cộng đồng, xãhội thông qua các hoạt động như đóng thuế đầy đủ (kể cả thuế thu nhập), giảm chi phítiền lương trên 1 đơn vị sản phẩm,
- Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương theo bộquy tắc ứng xử CoC:
Trong một số bộ quy tắc ứng xử CoC có quy định về vấn đề tiền lương Theo Quytắc ứng xử tại nơi làm việc của Hiệp hội lao động công bằng, người sử dụng lao độngphải đảm bảo tiền lương mà họ trả cho người lao động thỏa mãn những nhu cầu tốithiểu cơ bản nhất của người lao động Người sử dụng lao động sẽ trả cho người laođộng, ít nhất bằng mức lương tối thiểu theo quy định của luật nước sở tại hoặc mứclương phổ biến của ngành, hoặc ở mức cao hơn, và những phúc lợi khác theo quy địnhcủa pháp luật Theo SA 8000 của tổ chức SAI (Social Accountability International),lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu cơ bản cộng thêm 10% tích lũy Nhìn chung,các quy định về tiền lương trong các bộ CoC về cơ bản giống nhau Tổng hợp các quyđịnh trong các bộ CoC, có thể thấy nội dung chủ yếu của trách nhiệm xã hội trong lĩnhvực tiền lương gồm:
+ Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành của nước sởtại trong vấn đề trả lương cho người lao động ( trả không thấp hơn mức lương tối thiểuvùng hoặc ngành; không được khấu trừ lương người lao động do kỷ luật; )
+ Tiền lương trong doanh nghiệp phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, dễtính, dễ hiểu;
Trang 10+ Không được phân biệt đối xử khi trả lương;+ Các quy định về tiền lương, phúc lợi và thu nhập sáng tạo khác phải chi tết rõràng, phải đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản cho người lao động.
+ Doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện trách nhiệm đối với người lao động trêncơ sở các quy định của luật lao động, luật bảo hiểm xã hội Việc đảm bảo này phảiđược đề cập rõ trong thỏa thuận hợp đồng lao động
Gần đây, có một số ý kiến cho rằng thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó có lĩnhvực tiền lương đòi hỏi phải có chứng chỉ như: SA 8000, WRAP, Quan điểm nàykhông đúng, bởi ngay cả khi một doanh nghiệp chưa có chứng chỉ vẫn có thể thực hiệntốt trách nhiệm xã hội Chẳng hạn, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện tốt các quy định củapháp luật lao động về tiền lương hay một nội dung đề cập trên đã có thể được coi làthực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực tiền lương
1.6: Những nội dung đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về tiền lương:
Khi tiến hành đánh giá về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về thời giờ làmviệc, có thể tìm hiểu các thông tin sau:
+ Lương tối thiểu (cho 48 giờ/tuần) đạt yêu cầu của pháp luật (dựa vào giá thựcphẩm, điện nước, tiền thuốc ) Phỏng vấn công nhân, so sánh với mức lương cùngngành, bên thứ 3
+ Mức lương có được thông báo rõ ràng, có được thỏa thuận? Lương được trảbằng hình thức thích hợp?
+ Việc tính lương sản phẩm có đúng? Hay theo một định mức khó chấp nhận?+ Phương pháp đền bù có đánh giá, xem xét lại định kỳ? Phương pháp trừ lương(cho y tế, bảo hiểm xã hội, đi lại ăn uống, ) có xem xét định kỳ lại không?
Trang 11+ Thưởng, khuyến khích có cập nhập? Công nhân viên có biết tính lương củamình?
+ Khi đi học lương cán bộ công nhân viên hưởng có thấp hơn luật? Thời gianquy định rõ? Tương tự cho nghỉ chế độ của người ốm, sinh con?
+ Khi nhận lương cán bộ công nhân viên có nhận được bản tính lương? Có biếtlý giải? Phỏng vấn cán bộ công nhân viên
+ Khi đào tạo và thử việc có lương, thưởng? So với luật? Cán bộ công nhân viêncó biết rõ thời gian, quy định của công ty?
+ Có 2 phương pháp tính lương (định tính, định lượng) để đánh giá về lương đạtmức tối thiểu?
+ Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành của nước sởtại trong vấn đề trả lương cho người lao động (trả không được thấp hơn mức lương tốithiểu vùng hoặc của ngành, )
+ Tiền lương trong doanh nghiệp phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, dễtính, dễ hiểu Không được phân biệt đối xử khi trả lương
+ Các quy định về tiền lương, phúc lợi và thu nhập sáng tạo khác phải chi tiết rõràng, phải đáp ứng nhu cầu cơ bản cho người lao động
+ Doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện trách nhiệm đối với người lao động trêncơ sở các quy định của Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội Việc đảm bảo này phảiđược đề cập rõ ràng trong thỏa thuận hợp đồng lao đồng lao động Doanh nghiệpkhông được trốn trách nhiệm này kể cả khi người lao động thi trượt các chương trìnhdạy nghề
1.7: Một số quy định của Nhà nước về tiền lương:
Trang 12- Nghị định số 49/2013/NĐ-CP, ngày 14 tháng 05 năm 2013 Quy định chi tiết thihành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương.
- Nghị định số 122/2015/NĐ-CP, ngày 14 tháng 11 năm 2015 Quy định mứclương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở Doanh nghiệp, Liên hiệp Hợptác xã, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chứccó sử dụng lao động theo hợp đồng lao động
- Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, ngày 12 tháng 1 năm 2015 Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.- Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 16 tháng 11 năm 2015 Hướng dẫn thựchiện một số điều về tiền lương, hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vậtchất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP
Trang 13CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ
TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG 2.1: Khái quát về Công ty Cổ phần May Sông Hồng:
2.1.1: Quá trình hình thành, phát triển:
- Tên giao dịch của công ty: Song Hong Gament Joint Stock Company.- Địa chỉ: 105 Nguyễn Đức Thuận, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.- Logo:
- Thành lập: 1988- Công ty có trên 6.200 thiết bị may và các thiết bị chuyên dùng cho sản xuấtbông, chăn, giặt thuộc các thế hệ thiết bị mới nhất
- Thị trường xuất khẩu chính: Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản, Hàn quốc, Colombia.Công ty cổ phần may Sông Hồng - Nam Định trước đây là xí nghiệp may xuấtkhẩu 1–7, được thành lập vào ngày 01 tháng 7 năm 1988 trực thuộc sự quản lý củaCông ty Dịch vụ Thương nghiệp, là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp
Trang 14nhân, là cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp với mặt hàng chủ yếu là gia công xuấtkhẩu hàng may mặc, theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước.
Tháng 5/2004, công ty đã chuyển tên thành Công ty cổ phần May Sông Hồng với100% vốn là do các cổ đông đóng góp Với việc chuyển hướng hoạt động theo mô hìnhcông ty cổ phần nhằm đổi mới phong cách quản lý, phát huy vai trò của lãnh đạo trongviệc định hướng, hỗ trợ các xưởng may về con người, kỹ thuật và công nghệ Đây làmột bước ngoặt đánh dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của Công ty Đến nay Công tycổ phần may Sông Hồng đã mở rộng thị trường xuất khẩu chính sang các nước như:Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Colombia và rất nhiều đại lý trên địa bàn tỉnhNam Định và nhiều tỉnh, thành trên cả nước: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, NinhBình, Nghệ An,…
Với chiến lược phát triển đúng đắn, Sông Hồng đã nhanh chóng thực hiện đượcmục tiêu trở thành một trong mười doanh nghiệp dệt may lớn nhất trong cả nước, vớihệ thống nhà xưởng, trang thiết bị máy móc sản xuất hiện đại và đẹp nhất cả nước Giảiquyết nhu cầu việc làm cho hơn 8000 lao động trên địa bản tỉnh Nam Định và các tỉnhlân cận Ngoài việc gia công xuất khẩu hàng may mặc, Công ty đã chú trọng và đẩymạnh việc trực tiếp tìm đơn đặt hàng từ khách hàng mà không phải thông qua các hệthống trung gian (từ việc trực tiếp lo đầu vào nguyên vật liệu, thiết kế,… và ra sảnphẩm hoàn chỉnh) Đây được gọi tắt là hàng FOB, xu hướng sẽ bỏ dần kiểu gia công cốhữu Bên cạnh đó, các sản phẩm chăn ga, gối, đệm của công ty cũng được phát triểnkhá mạnh tại các địa bàn tỉnh, thành phố trong cả nước
Hơn 25 năm xây dựng và phát triển, Sông Hồng đã trải qua những giai đoạnthăng trầm, khó khăn và thử thách, sức ép cạnh tranh để vững vàng khẳng định được vịthế là một trong những doanh nghiệp may hàng đầu cả nước Phấn đấu đến năm 2020trở thành một trong những doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu trong cả nước về