Còn khi người laođộng không có động lực thì hoạt động lao động khó có thể đạt được mục tiêu bởi vìkhi đó họ chỉ cần hoàn thành công việc được giao mà không có sự sáng tạo hay cốgắng phấn
Trang 1BÀI THẢO LUẬN MÔN HỌC: TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG
Đề tài: “Phân tích học thuyết tăng cường tích cực
trong tạo động lực lao động”
Mục lục
Trang 2Lời mở đầu
Con người luôn có những nhu cầu cần được thỏa mãn về cả mặt vật chất vàtinh thần Khi người lao động cảm thấy những nhu cầu của mình được đáp ứng sẽtạo tâm lý tốt thúc đẩy người lao động làm việc hăng say hơn Còn khi người laođộng không có động lực thì hoạt động lao động khó có thể đạt được mục tiêu bởi vìkhi đó họ chỉ cần hoàn thành công việc được giao mà không có sự sáng tạo hay cốgắng phấn đấu trong lao động, họ chỉ coi công việc đang làm như một nghĩa vụphải thực hiện theo hợp đồng Do đó nhà quản lý cần phải tạo được động lực thúcđẩy tính sáng tạo và năng lực làm việc của nhân viên
Động lực lao động còn giúp cho người lao động có thể tự hoàn thiện mình.Khi có động lực, người lao động sẽ nỗ lực hơn để lao động học hỏi, đúc kết đượcnhững kinh nghiệm trong công việc, nâng cao kiến thức, trình độ để tự hoàn thiệnmình Từ đó làm tăng mức độ hài lòng, niềm tin, sự gắn bó và tận tụy của các nhânviên trong doanh nghiệp
Một trong số những học thuyết tạo động lực rất nổi tiếng có thể kể đến đó làhọc thuyết tăng cường tích cực của B F Skinner Học thuyết này dựa trên nhữngcông trình nghiên cứu của B F Skinner, hướng vào việc làm thay đổi hành vi củacon người thông qua các tác động tăng cường Đểtìm hiểu sâu hơn về học thuyếtnày sau đây nhóm xin lựa chọn đề tài thảo luận: “Phân tích học thuyết tăng cườngtích cực trong tạo động lực lao động”
Kết cấu bài thảo luận gồm 2 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phân tích học thuyết tăng cường tích cực
Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên bài thảo luận của nhóm không tránhkhỏi những thiếu sót Vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài
Trang 3làm của chúng em được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn cô TrầnThị Thảo đã nhiệt tình hướng dẫn để chúng em có thể hoàn thành bàithảo luận này.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Một số khái niệm.
- Nhu cầu: là cảm giác thiếu hụt một thứ gì đó và mong muốn đạt được.
- Động lực: là sự thôi thúc, thúc đẩy người lao động làm một công việc gì đó.
- Lợi ích: là mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần do công việc
tạo ra trong một điều kiện nhất định
- Động cơ lao động: xuất phát từ việc mong muốn thỏa mãn các nhu cầu thiết
yếu cơ bản của người lao động như: nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại…
- Động lực lao động: là sự nỗ lực, thôi thúc một cách tự nguyện của người lao
động, từ đó thúc đẩy người lao động làm việc để đạt được hiệu suất tối ưu nhất
- Tạo động lực lao động: là tổng hợp các biện pháp và cách ứng xử của tổ
chức, của các nhà quản lý nhằm tạo ra sự khao khát và tự nguyện của người laođộng cố gắng phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức
1.2 Vai trò của tạo động lực lao động.
- Đối với người lao động: đó là việc tăng thêm thu nhập, cải thiện điều kiện
sống, bù đắp các hao phílao động do người lao động bỏ ra, tạo cơ hội cho người laođộng có những hành vi tích cực trong việc hoàn thiện mình thông qua công việc
- Đối với doanh nghiệp: tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc
khai thác tốt nguồn lực sẵn có của mình, sử dụng hiệu quả nó để không ngừng nângcao năng suất lao động, phát triển cơ sở vật chất- kĩ thuật, giảm chi phí lao độngsống trong sản phẩm qua đó góp phần giảm giá thành, thúc đẩy cạnh tranh với cácsản phẩm khác trên thị trường
- Đối với xã hội: Tạo động lực lao động cho người lao động góp phần làm cho
năng suất lao động xã hội tăng lên, từ đó nền kinh tế sẽ tăng trưởng theo Đồng thời
Trang 4con người khi đó sẽ cảm thấy yêu thích lao động, cảm thấy vui khi được lao động.Điều đố chứng tỏ xã hội đã văn minh và phát triển hơn.
Tạo động lao động luôn là vấn đề đặt ra đối với mỗi nhà quản lý Chính sáchtiền lương, tiền thưởng có phù hợp hay không? Bố trí công việc có hợp lý haykhông? Công việc có làm thỏa mãn được nhu cầu của người lao động haykhông? Tất cả những yếu tố này quyết định đến việc hăng hái làm việc hay trì trệbất mãn dẫn đến từ bỏ doanh nghiệp mà đi của người lao động
1.3 Nội dung của tạo động lực lao động.
* Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách tạo động lực làm việc cho người lao động, thông qua:
- Những đòn bẩy kích thích vật chất cho người lao động tập trung vào các lĩnh
vực chính gồm:
+ Xây dựng hệ thống lương và phụ cấp công bằng, đảm bảo tính kích thích
cao
+ Lựa chọn các hình thức thưởng hợp lý nhằm kích thích người lao động phấn
đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức
- Những đòn bẩy kích thích tinh thần cho người lao động tập trung vào các
hướng sau:
+ Tạo ra các chế độ khen thưởng hợp lý
+ Tạo môi trường tâm sinh lý thuận lợi trong tập thể lao động
+ Tổ chức các hoạt động tập thể nhằm tạo sự gắn bó giữa những người laođộng với nhau
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các chế độ phúc lợi hợp lý để tạo sự antâm cho người lao động
Việc xây dựng các chính sách cần đảm bảo tính khả thi của hệ thống các chínhsách và cần được tổ chức thực hiện tốt
* Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động.
Trang 5Để tạo môi trường làm việc thuận lợi, tổ chức cần tập trung vào một số hướngsau:
- Tạo môi trường làm việc an toàn: tổ chức cần đầu tư cải thện điều kiện làmviệc, khắc phục các yếu tố điều kiện lao động gây ảnh hưởng xấu đến người laođộng, trang bị các phương tiện bảo hộ lao động theo đúng quy định
- Đảm bảo các điều kiện cần thiết về y tế: Giúp thỏa mãn nhu cầu an toàn vềsức khỏe của người lao động trước những đe dọa về tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, qua đó động lực lao động sẽ tăng lên
- Đảm bảo chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý : Thông qua việc xây dựng chế
độ làm việc – nghỉ ngơi hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật lao động hiệnhành và nhu cầu cơ bản của người lao động, tổ chức sẽ tối đa hóa được năng lựclàm việc của người lao động, đồng thời khả năng phục hồi sức khỏe sau quá trìnhlàm việc sẽ tốt hơn, người lao động sẽ không chán nản và mệt mỏi đối với côngviệc
* Tạo sự an tâm cho người lao động về khả năng phòng tránh các rủi ro
trong tương lai.
Để phòng tránh các rủi ro cho người lao động tổ chức cần đóng đầy đủ các chế
độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
Mặt khác để tạo sự khác biệt tổ chức khác, nhằm tăng thêm sự gắn bó củangười lao động với tổ chức và sự tích cực trong cống hiến của họ, tổ chức có thểđưa ra các chương trình phòng chống rủi ro khác cho người lao động như đóng bảohiểm nhân thọ, hoặc có chính sách cho người lao động vay tiền không lãi suất hoặcvới lãi suất thấp khi gia đình họ gặp khó khăn…
* Tạo sự phát triển cá nhân của người lao động
Để tạo sự phát triển cho người lao động, tổ chức cần tạo môi trường và điềukiện thuận lợi cho người lao động phát triển qua các họat động như đề bạt, bổnhiệm, đào tạo; mở rộng công việc; giao các công việc có tính thách thức cho
Trang 6người lao động, tạo điều kiện để phát triển”thương hiệu cá nhân” cho người laođộng
* Tạo ra phong cách quản lý và giao tiếp với nhân viên hiệu quả
Thông qua các chính sách quản lý và các hành vi giao tiếp giữa quản lý vànhân viên sẽ có tác động kích thích động lực làm việc hoặc cản trở động lực nàycủa nhân viên
Một phong cách quản lý thoáng được xây dựng dự trên cơ sở dối xử côngbằng, vô tư với tất cả các thành viên trong tổ chức sẽ tạo ra môi trường làm việcthuận lợi, người lao động không bị ức chế do các hành vi quản lý bất công gây ra
Sự quan tâm và tôn trọng nhân viên của các nhà quản lý cho nhân viên có cảm giác
họ là người quan trọng của tổ chức và tổ chức cần họ, quan tâm đến họ…Tất cả
những điều này đều có tác động tạo động lực làm việc cho nhân viên.
1.4 Một số học thuyết tạo động lực lao động
Thực tế cho thấy có nhiều học thuyết cũng như nhiều cách tiếp cận khác nhau vềtạo động lực lao động.Tuy nhiên, tất cả các học thuyết đều có một kết luận chunglà: việc tăng cường động lực đối với người lao động sẽ dẫn đến nâng cao thành tíchlao động và các thắng lợi lớn hơn của tổ chức Sau đây là các học thuyết cơ bản vềtạo động lực lao động:
Thuyết tạo động lực qua hệ thống nhu cầu của Maslow
Maslow cho rằng con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau mà họ khao khát đượcthỏa mãn Maslow chia các nhu cầu đó thành năm loại và sắp xếp theo thứ bậc nhưsau:
+ Các nhu cầu sinh lý: là các đòi hỏi cơ bản về thức ăn, nước uống, chỗ ở
và ngủ và các nhu cầu cơ thể khác
+ Nhu cầu an toàn: là nhu cầu được ổn định, chắc chắn, được bảo vệ khỏicác điều bất trắc hoặc nhu cầu tự bảo vệ
Trang 7+ Nhu cầu xã hội: nhu cầu được quan hệ với những người khác để thể hiện
và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự hiệp tác Hay nói cách khác là nhu cầubạn bè, giao tiếp
+ Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu có địa vị, được người khác công nhận
và tôn trọng, cũng như nhu cầu tự tôn trọng mình
+ Nhu cầu tự hoàn thiện: là nhu cầu được trưởng thành và phát triển, đượcbiến các năng lực của mình thành hiện thực, hoặc nhu cầu đạt được các thành tíchmới và có ý nghĩa, nhu cầu sáng tạo
Học thuyết cho rằng: khi mỗi một nhu cầu trong số các nhu cầu đó được thỏamãn thì nhu cầu tiếp theo trở nên quan trọng Sự thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân
sẽ đi theo thứ bậc như trên và mặc dù không có một nhu cầu nào có thể thỏa mãnhoàn toàn, nhưng một nhu cầu được thỏa mãn về cơ bản thì không còn tạo ra độnglực Vì thể, theo Maslow, để tạo động lực cho nhân viên, người quản lý cần phảihiểu nhân viên đó đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc này và hướng vào sự thỏamãn các nhu cầu ở thứ bậc đó
Học thuyết Tăng cường tích cực
Học thuyết này dựa vào những công trình nghiên cứu của B F Skinner, hướng vàoviệc làm thay đổi hành vi của con người thông qua các tác động tăng cường Ôngcho rằng:
+ Học thuyết cho rằng những hành vi được thưởng sẽ có xu hướng được lặplại, còn những hành vi không được thưởng (hoặc bị phạt) sẽ có xu hướng khôngđược lặp lại
+ Đồng thời, khoảng thời gian giữa thời điểm xảy ra hành vi và thời điểmthưởng/phạt càng ngắn bao nhiêu thì càng có tác dụng thay đổi hành vi bấy nhiêu
+ Học thuyết cũng quan niệm rằng phạt có tác dụng loại trừ những hành vingoài ý muốn của người quản lý nhưng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực, do đóđem lại ít hiệu quả hơn so với thưởng
Trang 8 Để tạo động lực lao động, người quản lý cần quan tâm đến các thành tích tốt vàthưởng cho các thành tích đó Sự nhấn mạnh các hình thức thưởng sẽ đem lại hiệuquả cao hơn sự nhấn mạnh các hình thức phạt.
Học thuyết kỳ vọng
Victor Vroom nhấn mạnh mối quan hệ nhận thức: con người mong đợi cái gì?
Theo học thuyết này, động lực là chức năng của sự kỳ vọng của cá nhân rằng: một
sự nỗ lực nhất định sẽ đem lại một thành tích nhất định và thành tích đó sẽ dẫn đếnnhững kết quả hoặc phần thưởng như mong muốn Học thuyết này gợi ý cho cácnhà quản lý rằng cần phải làm cho người lao động hiểu được mối quan hệ trực tiếpgiữa nỗ lực - thành tích; thành tích - kết quả/phần thưởng cũng như cần tạo nên sựhấp dẫn của các kết quả/phần thưởng đối với người lao động
Học thuyết công bằng
J Stacy Adams đề cập tới vấn đề nhận thức của người lao động về mức độ đượcđối xử công bằng và đúng đắn trong tổ chức Giả thuyết cơ bản của học thuyết làmọi người đều muốn được đối xử công bằng; các cá nhân trong tổ chức có xuhướng so sánh sự đóng góp của họ và các quyền lợi họ nhận được với sự đóng góp
và các quyền lợi của những người khác Người lao động sẽ cảm nhận được đối xửcông bằng, khi cảm thấy tỷ lệ quyền lợi/đóng góp của mình ngang bằng với tỷ lệ đó
ở những người khác
Học thuyết hai yếu tố
F Herzberg đưa ra lý thuyết hai yếu tố về sự thỏa mãn công việc và tạo độnglực Herzberg chia các yếu tố tạo nên sự thỏa mãn và không thỏa mãn trong côngviệc thành hai nhóm:
Nhóm 1: Bao gồm các yếu tố thúc đẩy :
Trang 9 Đó là các yếu tố thuộc về công việc và về nhu cầu bản thân của người lao động.Khi các nhu cầu này được thỏa mãn thì sẽ tạo nên động lực và sự thỏa mãn trongcông việc
Nhóm 2:Bao gồm các yếu tố duy trì :
+ Sự giám sát công việc
+ Tiền lương
+ Các quan hệ con người
Học thuyết này chỉ ra được một loạt các yếu tố tác động tới động lực và sự thỏamãn của người lao động, đồng thời cũng gây được ảnh hưởng cơ bản tới việc thiết
kế và thiết kế lại công việc ở nhiều công ty
Học thuyết đặt mục tiêu
Vào cuối những năm 1960, các nhà nghiên cứu của Edwin Locke chỉ rarằng: các mục tiêu cụ thể và thách thức sẽ dẫn đến sự thực hiện công việc tốt hơn.Edwin Locke cho rằng ý đồ làm việc hướng tới mục tiêu là nguồn gốc chủ yếu củađộng lực lao động Do đó, để tạo động lực lao động, cần phải có mục tiêu cụ thể vàmang tính thách thức cũng như cần phải thu hút người lao động vào việc đặt mụctiêu
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỌC THUYẾT TĂNG CƯỜNG TÍCH CỰC
2.1 Tiểu sử tác giả.
- B.F Skinner (1904-1990), sống tại tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ
- Ông theo học Hamilton College ở New York với mục đích trởthành một nhà vănnhưng ông không yêu thích lắm
- Năm 1928 mặc dù chưa một lần nghe giảng về tâm lý học nhưng ông đã làmnghiên cứu sinh về tâm lý tạiđại học tổng hợp Harvard và trở thành giáo sư củaHarvard năm 1948
Trang 10- Vào những năm 60 của thế kỷ 20 Skinner đã nổi lên như một ngôi sao, mộtphần vì sự chấpnhận tư tưởng của ông trong lĩnh vực giáo dục, một phần vì ảnhhưởng ngày càng tăng của tư tưởng B.F.Skinner trong lĩnh vực thay đổi hành vitrong lâm sàng Công trình “ Khoa học và hành vi con người” đã trở thành giáotrình về tâm lý học hành vi.
2.2 Học thuyết tăng cường tích cực.
* Căn cứ đưa ra học thuyết:
- Học thuyết của B F Skinner dựa trên nguyên lý vận hành có điều kiện.
Đây là quá trình vận hành phản xạ có điều kiện: Một hành vi tạo ra một kết quả, vàkết quả ấy sẽ thuyết phục cá nhân đó để tạo ra một xu hướng lặp lại những hành vi
ấy trong tương lai
- Thí nghiệm của Skinner được kể lại như sau: Một con chuột được thả vàomột cái hộp có một nút nhỏ đặt bên trong Khi chuột ấn nút xuống, thức ăn sẽ rơixuống Ban đầu con chuột chạy khắp nơi trong hộp và vô tình một lần đạp phải cáinút nhỏ và phát hiện ra thức ăn rớt xuống Lối vận hành, là hành vi xảy ra ngay saukhi có tác nhân củng cố, trong trường hợp này tác nhân củng cố là thức ăn Tấtnhiên sau đó chuột liên tục đạp vào nút và hăm hở mang thức ăn rớt xuống xếp vàomột góc hộp Sau đó ông kết luận:
Thứ nhất, một hành vi khi có sự xuất hiện của kích thích tác nhân củng cố - là
thức ăn sẽ tạo một kết quả là khả năng xảy ra của hành vi ấy và sẽ diễn ra thườngxuyên hơn trong tương lai
Khi chuột không được cho thức ăn mỗi khi đạp vào nút, sau vài lần cố gắng, chuột
sẽ ngừng hành vi đạp vào nút Đây là quá trình triệt tiêu (hay còn gọi là quá trìnhquên) hành vi đạp nút của chuột
Thứ hai, một hành vi không có sự xuất hiện của tác nhân củng cố (là thức ăn)
sẽ tạo ra một kết quả là khả năng xảy ra của hành vi sẽ giảm đi trong tương lai
Trang 11Một kích thích khó chịu là kích thích trái ngược hẳn với kích thích củng cố.Như tên gọi, kích thích khó chịu gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn cho một cánhân Kết quả: một hành vi sau khi tiếp cận một kích thích khó chịu thường dẫnđến kết quả giảm khả năng xảy ra của một hành vi trong tương lai.
Ví dụ: Cha mẹ phát vào mông khi em bé ném đồ chơi, sau vài lần như vậy, em
bé có khuynh hướng thôi không ném đồ chơi nữa Nếu cha mẹ thôi không phát vàomông nữa, em bé sẽ quay trở lại hành vi thích ném đồ chơi trước đó Đây là quátrình củng cố tiêu cực khi kích thích khó chịu được cất bỏ đi sẽ kéo theo một hành
vi nào đó được tăng lên
Thứ ba, các hành vi có khả năng xảy ra trong tương lai cao hơn, khi các kích
thích khó chịu được hủy bỏ
Skinner phản đối việc sử dụng kích thích khó chịu mà một số nhà trị liệuthuộc nhóm học thuyết hành vi thường áp dụng Chẳng hạn như áp dụng hình phạtlên những hành vi tiêu cực Ông không quan trọng lắm về vấn đề đạo đức học màđơn giản là vì áp dụng biện pháp này thường không hoạt động hữu hiệu lắm
Ví dụ : Em bé ném đồ chơi, tuy hành vi phạt em (bằng cách phát vào mông) có thể
cản ngăn việc em ném đồ chơi trong khi cha mẹ có mặt, nhưng sau lưng cha mẹ thì
em sẽ vẫn ném đồ chơi vì đây là điều em thích thú Nếu phạt em, em sẽ rơi vào lịchcủng cố thay đổi và như thế em sẽ nhớ đến việc ném đồ chơi lén sau lưng cha mẹlâu hơn Cuối cùng, em chỉ ngừng ném đồ chơi vì sợ mình bị phát giác chứ khôngphải vì tự giác bỏ thói quen này
2.3 Đánh giá cách thức tạo động lực của học thuyết
* Nội dung học thuyết