Dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)Dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Thái Nguyên (LV thạc sĩ)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYÊN THÉ TÀI
DẠY HỌC NHÓM Ở TRUNG TÂM
GIÁO DUC QUOC PHONG VA AN NINH
DAI HOC THAI NGUYEN
LUAN VAN THAC Si KHOA HOC GIAO DUC
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYEN THE TAI
DẠY HỌC NHÓM Ở TRUNG TÂM GIÁO DUC QUOC PHONG VA AN NINH
DAI HOC THAI NGUYEN
Chuyên ngành: LL & PPDH Bộ môn Lý luận chính tri
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN THỊ HƯỜNG
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Hường và các tài liệu sử dụng trong đề tài
là có thật
Thái nguyên, tháng 6 nam 2017 Tác giả luận văn
Trang 4LOI CAM ON
Được sự giúp đỡ của thầy cô giáo khoa Giáo dục chính trị trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, đặc biệt được sự giúp đỡ tận tình của người hướng dẫn khoa học - TS Nguyễn Thị Hường đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Là học viên khi làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, với trình độ
nhận thức và năng lực còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi sai sót Kính
mong được sự đóng góp ý kiến giúp đỡ, phê bình của các thầy cô giáo và các bạn đọc đề đề luận văn được hoản thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn
Trang 5MUC LUC
0989.) 62990007 44 ,ÔỎ i 09809.) 090 ~ ,ÔỎ ii 7/80/9002 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTT ¿- ¿©+¿2++2E+++EE+t2Ex++EE+vrrxesrxesrks iv DANH MUC BANG, BIEU DO sccsssssssessssssssesssessssecssscssscsssecsseesseccstecanecssecesee V
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2 5¿ 5x2 x‡EEcEEEEEEEkrrkrrrrrrkrres 4
5 Đóng góp của đề tài - ¿2222k EEE121102111271127112112111211 1x11 4 6 Kết câu của để tài -2¿- 222222222 122221112711127111221112111121111221112111 11 re 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC NHÓM Ở TRUNG TÂM GIÁO
DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề 22-©2+++s+2x22EE2EESEEE2EX2211271E21121x xe 5 1.1.1 Các cơng trình nghiên cứu nước ngOài .-. - ++-+++<x++x+eeeeexeereers 5 1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu trong NƯỚC ¿+5 5< <£+<£++cx+eeeeeseereers 7 1.2 Dạy học nhóm và vai trị của dạy học nhóm ở Trung tâm GDQP&
AN - DHTN 10
1.2.1 Một số vấn đề về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy hoc 10
1.2.2 Khái niệm, đặc điểm, loại hình của dạy học nhóm 17
1.3 Cấu trúc nội dung chương trình và sự cần thiết của dạy học nhóm ở Trung:tâm GDOP&AN- ĐH N cccszszznxz4scs11s48155500536016/584355568058 22 1.3.1 Cấu trúc nội dung chương trình đào tạo ở Trung tâm GDQP& AN- ĐHTN 22
1.3.2 Sự cần thiết dạy học nhóm tại GDQP&AN- ĐHTN 25
Kết luận chương l -2-©22©2222E2SEE22E11221271121127112712717111121121.1x1.cre 29
Trang 6Chuong 2 THUC TRANG DAY HOC NHOM O TRUNG TAM GIAO
DUC QUOC PHONG VA AN NINH- DAI HQC THAI NGUYEN 30
2.1 Khái quát về Trung tâm GDQP&AN- Đại học Thái NguyÊn-:.::se.=«e 30 2.1.1 Về cơ cấu tổ chức và quy mơ đào †ạo 2-©cz©cs+cxz+rxzrserxerrsez 30
2.1.1.1 Về cơ cầu tô chức Trung tâm GDQP&AN- Đại học Thái Nguyên 30
2.1.2 Những thành tích trong học tập và rèn luyện - «+s«<<<sxs«2 32 2.2 Những kết quả đạt được và nguyên nhân trong dạy học nhóm tại trung
tâm GDQP & AN ĐHTN
2.2.1 Những kết quả đạt được
2.2.2 Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được trong dạy học nhóm tại trang tam GDQP&AN= DHTIN cán sexennesiAskEEDA1110351400181352053508 48 2.3 Những hạn chế và nguyên nhân trong trong dạy học nhóm ở trung tâm
GDOP&AN- ĐHTN:zczszzrseioss16s0111605485561405001615530550585E16120435406180 044 49 2.3.1 Những hạn chế trong dạy học nhóm ở trung tâm GDQP&AN- ĐHTN 49 2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong dạy học nhóm ở Trung tâm
699) 65905000 m 51 2.3.3 Những vấn đề đang đặt ra trong dạy học nhóm ở Trung tâm GDQP&AN-
20000 53 Kt ludin ChUONg 2.0 eccceecseesssessseesssecssecssessssesssessssssssesssecsseessseesseesssesssecssessaneesses 54
Chuong 3 BIEN PHAP NANG CAO CHAT LƯỢNG DẠY HOC
NHOM O TRUNG TAM GIAO DUC QUOC PHONG VA AN NINH - DAI HOC THAI NGUYEN 0 cecceccccsceesessssessesssesseessteseeesesnees 55
3.1 Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng hệ thống biện pháp nâng cao chất lượng dạy học nhóm ở Trung tâm GDQP& AN ĐHTN 55
3.1.1 Đổi mới cách thức tổ chức dạy học nhóm vẫn phải đảm bảo nguyên tắc dạy học 55
3.1.2 Dạy học nhóm phải hướng tới việc hình thành những năng lực cần
thiết cho người học trong xu thé hội nhập và toàn cầu hóa 58 3.2 Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học nhóm ở Trung tâm
Trang 73.2.1 Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về vai trị của dạy học nhóm 52 3.2.2 Xây dựng hệ thống các chủ đề dạy nhóm phù hợp với mục đích,
nhiệm vụ, nội dung mơn hỌC - + +++++x£+k£+k£ekseeereerekerereerrs 61 3.2.3 Xây dựng quy trình dạy học nhóm theo định hướng năng lực và dạy
IU801ì0ì:MNN 62 3.2.4 Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả
day học nHÒTHzs:scsxzsxzci51165106104033141135511331555X8158518559XEASSSESSXEXEA72455385Y8383555 08 63
3.2.5 Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực,
SANG taO: CUAN GUO BE sec 156662101 0216001 011466155 658306/055855151448353850651433 9950 65 3.2.6 Bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất đồng thời tăng cường sử dụng
phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại trong dạy học nhóm 69
3.3 Thuenghiém sư DhẠTHsssssszscnstnostinoistiitti000011026518503509441464T1013906900135388808 71
3.3.1 Mục đích, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và quy trình TN 71 3.3.2 Tiêu chí và cách đánh giá kết quả thực nghiệm 72 3.3.3 Quy trình thực hÍỆH: xi: 6602566166001/11254160610106851460121815641580655501550/811383568 72 Kết luận chương 2 .-.2-©22-©+£+EEE9EEE22EE22EE122E12271127112112712711211 21.1 83
Trang 8DANH MUC CAC TU VIET TAT
TT Chir viét tat Y nghia
1 BGD Ban giam doc 2 BLLĐ Bạo loạn lật đỗ
3 CD Cao dang
4 CL”DBHB” Chién lugc"Dién bién héa binh”
5 DHN Day hoc nhom
6 GDQP&AN-ĐHTN Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên
7 GV Giáo viên
8 HP1,2,3 Học phần một,hai,ba
9 KNHTHT Ky nang học tập hợp tác
10 KT-XH Kinh tê- xã hội
11 LLDBDV Luc luong du bi dong vién 12 LLDQTV Lực lượng dân quân tự vệ 13 LLVTND Lực lượng vũ trang nhân dân
14 MLN Mác-lênin
15 PP Phương pháp 16 PPDH Phương pháp dạy học 17 PTTH Phô thông trung học
18 SV Sinh vién
19 TCCN Trung cap chuyén nghiép 20 TNg Thực nghiệm
21 TT HCM Tư tưởng Hồ Chí Minh
22 XHCN Xã hội chủ nghĩa
23 VKCNC Vũ khí công nghệ cao
Trang 9Bang 2.4 Bang 2.5 Bang 2.6 Bang 2.7 Bang 2.8 Bang 2.9 Bang 2.10 Bang 2.11 Bang 3.1: Bang 3.2: Biéu do: Biéu d6 3.1: Biéu dé 3.2:
DANH MUC BANG, BIEU DO
Nhận thức của sinh viên về vai trò của dạy học nhóm 38 Nhận thức của học sinh về mục tiêu dạy học nhóm 39 Mức độ tham gia của học sinh đôi với các nội dung và các loại
Hình hoat:động nhĨTHisixsxssxssx6cnsgseinrtioetioepitks0gi831ã038g00ngg0su9i 40
Mức độ học sinh yêu thích và cho ý kiến về hiệu quả của các
loại hình tổ chức hoạt động nhóm .-2 2-52 2 se s22 40
Nhận thức của giảng viên vé tam quan trọng của dạy học nhóm 41 Đánh giá của giảng viên về hiệu quả dạy học nhóm . 42 Thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của
các loại hình dạy học nhÓT:¿;-s:ssscsssszseszs5155166111603306306038853658 608 42 Đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng và hiệu quả của các D1800 05;ì8i1s8i1:10: 01117 43
Đánh giá của GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của dạy học nhóm tại Trung tâm GDQP&AN-ĐHTN 45 Đánh giá của Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng về
tầm quan trọng của dạy học nhóm ¿- 2 z+csz+zs+cse+¿ 46 Đánh giá của BGĐ và các phòng ban chức năng về hiệu quả tổ chức hoạt động nhóm . - + 2 + *+k+E+Eeteerkeeskrekeeree 47 Kết quả kiểm tra 1 tiết của lớp TN và lớp đối chứng tại Trung
tâm GDQP&AN-ĐHTN (Sinh viên ĐHKT&QTKD) 80
Kết quả kiểm tra 1 tiết của lớp TN và lớp đối chứng tại Trung
tâm GDOP&ÄAN-ĐHT N scsrnesneesnxolskaxotaxis0105060865 81
Trang 10MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, khoá XI về Đổi mới căn bản Giáo dục và Đảo tạo, đáp ứng đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ: “7ïép tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiêu,
ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở đề người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng,
chủ ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học" [26]
Như vậy, mục tiêu của nền giáo dục nước ta hiện nay là hướng đến đối
tượng người học, đề cung cấp cho người học những tri thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm học tập có hiệu quả nhất Trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhất là trong giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, vấn đề rèn luyện kỹ năng nhận thức cho học sinh, sinh viên phương pháp học tập mang tính chủ động, có tính tích cực dần được trú trọng
Giáo dục quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là một nội dung quan
trọng của việc xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân Giáo dục
quốc phòng - an ninh cho HS, SV thuộc nội dung của nền giáo dục quốc gia, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN Ngày 03/05/2007, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 12/CT-TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới” Ngày
10/07/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2007 ND-CP về “Giáo dục
quốc phòng - an ninh” Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động
Trang 11GDQP&AN cho HS, SV và bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng và các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện nhiệm vụ GDQP&AN Những năm
gần đây, công tác GDQP&AN cho HS, SV đã dần đi vào nền nếp ôn định Tuy
nhiên, chất lượng GDQP&AN còn rất hạn chế, nhất là ở các trường THPT,
trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, thậm chí có cả các Trung tâm GDQP&
AN Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng GDQP&AN còn thấp như đội ngũ giáo viên, giảng viên GDQP&AN rất thiếu, chưa được dao tao dai han,
chính quy, chất lượng yếu; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học GDQP&AN thiếu, không đồng bộ, khai tác, sử dụng kém hiệu quả; hình thức tổ chức, phương pháp dạy học lạc hậu, không phù hợp; nhiều trường, Trung tâm chưa được lãnh
đạo quan tâm đúng mức, tổ chức “huấn luyện quân sự"cho xong chương trình Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là yếu tố hàng đầu cho sự phát triển nguồn nhân lực đất nước
Thực tế cho thấy, các Trung tâm GDQP& AN hiện nay vẫn chủ yếu dạy
học theo phương pháp cũ - phương pháp dạy học truyền thống thuyết trình, một chiều (độc thoại) Giáo dục quốc phòng - an ninh là mơn học có nhiều điều kiện
dé thực hiện các PPDH, kể cả phần lý luận, lý thuyết và kỹ năng thực hành Có
thể khẳng định, hơn chín mươi phần trăm giáo viên ở các Trung tâm GDP& AN hiện nay không đổi mới phương pháp dạy học GDQP&AN theo hướng tích
cực, và càng khơng thể có PPDH mới dạy học nhóm Đương nhiên, chất lượng,
hiệu quả môn học GDQP&AN không được như mong muốn với những PPDH
cũ, không chịu đổi mới cả cách nghĩ, cách làm Không phủ nhận PPDH truyền
thống có những ưu điểm, thế mạnh mà các PPDH khác, kể cả công nghệ thông
tin cũng không thay thế được Kỹ năng diễn thuyết, hùng biện, cách dẫn dắt lôi
Trang 12quan trọng nhằm nâng cao khả năng nhận thức của người học, làm sáng tỏ vấn đề đặt ra và thấy được bản chất vấn đề đó trên cơ sở khoa học cả lý luận và thực tiễn Phương pháp dạy học nhóm có tác dụng và ý nghĩa rất lớn, không những phát huy được khả năng nhận thức, tư duy, sáng tạo mà cịn khuyến khích năng lực tự học, tự nghiên cứu, tìm tịi của người học
Vấn đề đặt ra, làm thế nào để nâng cao chất lượng môn học GDQP&AN
cho sinh viên tại các Trung tâm GDQP& AN? Chỉ thực sự có quan tâm của các cấp lãnh đạo, chỉ có mạnh dạn đổi mới cách dạy, cách học, nhất là dạy học bằng phương pháp dạy học nhóm mới đem lại hiệu quả cao Xuất phát từ vị trí, ý
nghĩa, tầm quan trọng GDQP&AN; từ thực tế PPDH ở các Trung tâm GDQP& AN, đến kết quả môn học; từ việc đổi mới PPDH, đặc biệt là vận dụng PPDH
nhóm là vấn đề cấp thiết hiện nay đề có chất lượng GDQP&AN cao hơn nên tôi chọn đề tài “Dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an nình Đại học Thái Nguyên hiện nay" làm luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên, đề tài đề xuất một số
những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo
dục Quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên trong thời gian tới 2.2 Nhiệm vu nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về dạy học và dạy học nhóm
Nghiên cứu thực trạng dạy học nhóm trong dạy học nói chung, dạy học nhóm
ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên nói riêng
Trang 133 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vấn đề dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo dục Quốc
phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên 3.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng dạy học nhóm ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng va an ninh Đại
học Thái Nguyên
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp cụ thể: phương pháp điều tra, quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, thực nghiệm sư phạm
5 Đóng góp của đề tài
- Đề tài góp phần vào đổi mới phương pháp và hình thức dạy học ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị và giáo viên giảng dạy trực tiếp bộ môn Giáo dục công dân ở các trường THPT, giảng viên tại các trung tâm Quốc phòng và an ninh
6 Kết cấu của đề tài
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY HỌC NHÓM Ở TRUNG TÂM
GIÁO DUC QUOC PHONG VA AN NINH- DAI HOC THAI NGUYEN
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các cơng trình nghiên cứu nước ngoài
Trong lịch sử giáo dục, đào tạo, dạy học nhóm đã được vận dụng từ rất
lâu đời Ngay từ những năm đầu công nguyên, nhà giáo dục học Marco Fabio
Quintilian người Ý đã cho rằng: Người học sẽ có rất lợi nếu biết nói những điều
mình hiểu cho người khác cùng hiểu Đến thế kỷ thứ XVII, lan Amot
Komenxki (1592 - 1670) khang định, học sinh sẽ học tốt từ việc day cho bạn bè và học từ bạn bè của mình [dẫn theo 3, tr.15] Sau này, rất nhiều nhà giáo dục tiên tiến đều đã nói đến lợi tích của việc học tập hợp tác, hoc tập trên cơ sở học cùng nhau, giúp đỡ lẫn nhau đề đạt kết quả như mong muốn
Có thể kể đến nhà nghiên cứu tiêu biểu John Dewey - nhà giáo dục theo
xu hướng thực dụng của Mỹ, được coi là người đầu tiên khởi xướng ra xu thế
DH hợp tác vào đầu năm 1900 Với việc xây dựng "kiểu nhà trường hoạt
động", ông cho rằng: trẻ em học được nhiều điều thông qua giao tiép, hoc tap sẽ hứng thú hơn đối với trẻ khi được tham gia các hoạt động và rút ra kinh nghiệm cho mình Chính John Dewey đã đưa các hình thức hoạt động hợp tác học tập vào lớp học nhằm dạy cho con người cùng sống, cùng làm việc với
nhau John Dewey đã chú ý phát triển hình thức học tập theo nhóm và đã đề ra
lý thuyết DH nhóm dựa trên các cơ sở tâm lý của Jean Piaget và Lep Vưgoski [dẫn theo 7]
Sau này, người có ảnh hưởng to lớn đến lý thuyết về DH hợp tác theo nhóm là nhà tâm lí học xã hội Kurt Lewin Theo ông, muốn dạy học thực sự hiệu quả, cần có sự tương tác và hợp tác giữa các thành viên Kurt Lewin cũng
đã đưa ra khái niệm nhóm Theo Kurt Lewin, nhóm phải có hai yếu tố: sự phụ
Trang 15tác động tích cực đến các thành viên; tình trạng gắng sức giữa các thành viên
trong nhóm là động lực đề thúc đẩy hoàn thành mục tiêu [dẫn theo 7 Từ lý
thuyết của mình, Kurt Lewin đã phát triển của trào lưu “Tương tác nhóm "vào đầu những năm 1940 hay còn gọi là “2uyết phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội "hoặc “thuyết tương tác xã hội”
Năm 1962, Morton Deutsch - nhà tâm lý học, giáo dục học người Mĩ tiếp tục xây dựng và mở rộng lý luận về sự phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội
nhằm hoàn thiện lý thuyết hoạt động nhóm, ơng xây dựng một lý thuyết về hợp tác và cạnh tranh Lý thuyết của Morton Deutsch được mở rộng và áp dụng cho giáo dục, đặc biệt là các vận dụng của chính tác giả tại trường Đại học Minnesota của Mỹ Ngoài ra cịn có một số nhà tâm lí và giáo dục học nghiên
cứu về vấn đề DH nhóm như: Aronson, hai anh em nhà Johnson Elliot
Aronson với mơ hình lớp học Jigsaw được sử dụng đầu tiên ở Austin Texas vào năm 1978 Jigsaw dựa trên nhu cầu thiết yếu lúc bấy giờ là giảm sự căng thắng xung đột sắc toc giữa các HS khác màu da và loại bỏ cạnh tranh cá nhân trong
lớp học Mơ hình này yêu cầu các HS phải biết chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với nhau để cả nhóm học tập đạt kết quả tốt nhất Có thể nói Jigsaw đã đánh
dấu một bước ngoặc quan trọng trong việc hoàn thiện các hình thức tổ chức
hoạt động hợp tác theo nhóm trong DH Năm 1989, hai anh em nha Johnson da
khảo sát và nghiên cứu trên 193 trường hợp và cũng đã đúc kết rằng: học hợp tác theo nhóm thì HS học hỏi được nhiều hơn so với cách học truyền thống
Các nhà nghiên cứu giáo dục Mỹ như: Robert Slavin, Kagan, Sholmo, Sharan
cũng đã chứng minh được tính hiệu quả của PPDH theo hướng tạo cơ hội cho
HS hợp tác trong việc hình thành các KN xã hội, phát triển tư duy NT và khả
Trang 16Như vậy, trong thời gian dải, các nhà nghiên cứu nước ngoài đã xây
dựng, hoàn thiện lý thuyết dạy học nhóm trên cơ sở của ba quan điểm: quan
điểm phát triển NT; quan điểm về hành vi; sự phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội
Các tác giả đều đã cho rằng DH nhóm đã góp phần rèn luyện năng lực hợp tác, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Hiện nay dạy học nhóm vẫn đang thu hút sự quan tâm, nghiên cứu để vận dụng vào DH của nhiều nhà giáo dục trên thế giới, trong đó có Việt Nam
1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, những vấn đề liên quan đến đổi mới PPDH nói chung, vận dụng phương pháp dạy học nhóm nói riêng cũng được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu Có thể viện dẫn một số công trình sau đây: Đề tài cấp bộ “Cái tiến
tổ chức hoạt động giáo dục theo phương thức hợp tác "do Nguyễn Thanh Bình
chủ nhiệm đã làm rõ khải niệm DHHT và vận dụng mô hình học tập hợp tác ở
trường THCS Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu trong cuốn “Những vấn đề
cơ bản về chương trình và quá trình dạy học "cũng đã chỉ rõ DHHT hay dạy học nhóm có vai trị quan trọng Thực chất của cách dạy học này chính là là sử dụng nhóm nhỏ để học sinh làm việc cùng nhau nhằm phát huy tối đa kết quả học tập của bản thân Ông cũng khẳng định: "đạy học nhóm phức tạp hơn học cá nhân, các thành viên phải biết đưa ra quyết định, xây dựng lòng tin, giải
quyết mâu thuẫn và khang định rên kỹ năng học cả nhân, học tranh đua, học tập hợp tác trở thành một mục tiêu kép trong dạy học" [dẫn theo 7]
Tác giả Đặng Thành Hưng (2002) trong cuốn “Dạy học hiện đại - lý luận,
biện pháp, kỹ thuật”, trên cơ sở khải quát các công trình nghiên cứu của Slavin R.; Davison N.; Johnson D W.; Johnson R T cũng đã đưa ra khải niệm nhóm hợp tác so sánh với kiều học tranh đua và học cá nhân, chỉ ra tầm quan trọng kĩ năng học tập hợp tác và các nguyên tắc đảm bảo cho DHHT thành công Tiếp
đến trong một số bài báo như: “Hệ thống kĩ năng học tập hiện đại”, “Nhận diện
Trang 17học tập trong môi trường hiện đại Thông qua hệ thống kỹ năng học tập, tác gia cho thấy học tập chính là thiết lập các mối quan hệ tích cực, cùng nhau chia sẻ và giải quyết các van dé Theo tác giả, việc dạy học nhóm có rất nhiều ưu
điểm trong môi trường học tập hiện đại
Ngồi ra cịn có nhiều bài viết của các tác giả như Nguyễn Kim Quý (2003) “Một số kết quả về việc áp dụng phương pháp dạy học công tác”,
Nguyễn Thị Hồng Nam (2003) “Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo
hình thức thảo luận nhóm”, Vũ Thị Minh Hằng (2003) “Ap dung day hoc hop
tác trong dạy học toán ở tiểu học” Nguyễn Bá Kim (2006) trong “PPDH và dạy nhóm trong mơn tốn "nhận định thơng qua hoạt động nhóm, học sinh cùng hoàn thành những cơng việc mà một mình khơng thể tự hồn thành được trong
một thời gian nhất định Trong HTHT theo nhóm, học sinh có cơ hội bộc lộ, thể hiện mình về mặt giao tiếp; làm việc hợp tác; học hỏi lẫn nhau; đem lại bầu
khơng khí đồn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau và có cơ hội rèn luyện, phát triển những kĩ năng đó
Trong giai đoạn gần đây, một số nhà nghiên cứu cũng đã công bố một số chuyên đề, sách tham khảo, giáo trình đề cập đến việc vận dụng phương pháp dạy học nhóm gắn các lĩnh vực nghiên cứu đặc thù Ví dụ như tác giả Thái Duy
Tuyên (2008) trong cuốn “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới" đã đi sâu nghiên cứu DHHT nhóm và xem đây là một trong những PPDH hiện đại nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh Ông đã chỉ rõ khái niệm, tằm
quan trọng của DHHT, những ưu nhược điểm của học hợp tác, những tính chất
cơ bản của sự hợp tác trong học tập Theo ông, học tập hợp tác là một loại kĩ năng quan trọng đối với con người cũng như đối với học sinh, bởi vì hầu hết các môi quan hệ của con người đều là hợp tác Mọi kĩ năng có liên quan tới cá nhân, nhóm và tô chức đều được coi là kỹ năng hợp tác Tác giả Nguyễn Thị
Trang 18nhóm nói chung, day học nhóm trong các mơn giáo dục chính trị nói riêng Từ đó, tác giả khăng định: "Trong xu thế hội nhập và phát triển, dạy học nhóm hiệu quả góp phần quan trọng nhằm hình thành các năng lực thiết yếu cho người học Đồng thời, qua quá trình dạy học hợp tác, người dạy học cũng tự
hoàn thiện các kĩ năng của bản thân, làm mới bản thân, biến mình thực sự trở
thành một trong những thành viên của hợp tác nhóm "[dẫn theo 13]
Bên cạnh những đề tài nghiên cứu nêu trên, cũng có một số luận án
nghiên cứu về dạy học theo nhóm, cụ thể: Trần Duy Hưng (2000) với dé tài
“Tổ chức dạy học cho học sinh trung học cơ sở theo nhóm nhở"đã đưa ra những
vấn đề lý luận DH theo thóm nhỏ ở trung học cơ sở, Lê Văn Tạc (2005) với đề tài “Dạy học hoà nhập cho trẻ khiếm thính theo phương thức hợp tác nhóm"đã đi sâu làm rõ những vấn đề lý luận về học hợp tác nhóm theo hình thức dạy học
hoà nhập cho trẻ khiếm thính Hồng Lê Minh (2007) “Tổ chức dạy HHT trong
môn toán ở trường trung học phổ thông”, đã hệ thông hóa một số vẫn đề lí luận và vận dụng DHHT trong mơn tốn ở trường trung học phô thông Nguyễn Triêu Sơn (2007) “Phát triển khả năng học hợp tác cho SVSP Toán một số
trường đại học miền múi nhằm nâng cao chất lượng của người được đào tạo”,
đã đề xuất biện phát phát triển khả năng HHT cho SVSP Toán ở một số trường
đại học miền núi Phan Văn Ty (2009) “Vận dụng dạy HHT trong dạy học các môn xã hội và nhân văn ở đại học quân sự”, đã nghiên cửu, đề xuất quy trình
Trang 19về “Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức dạy học nhóm một số
kiến thức phần điện học, điện từ học vật lý lớp 9 trung học cơ sở"đã đi sâu
nghiên cứu về dạy học theo nhóm, xác định được hệ thống KNHTHT cần rèn cho sinh viên Đại học sư phạm, Cao đẳng sư phạm và cơ sở khoa học của rèn luyén KNHTHT
Tuu chung lai, ban vé day hoc nhom va tô chức dạy học nhóm hiệu quả
đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu với các cách
tiếp cận khác nhau và dưới các tên gọi khác nhau như: học tập nhóm nhỏ; học tập theo quan điểm tương tác người học, học tập hợp tác, tô chức dạy học nhóm, giáo dục hợp tác Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều cho rằng dạy
học nhóm theo hướng phát triển năng lực người học vừa phát huy được tính
tích cực chủ động của học sinh, đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu, nhiệm vụ học tập vừa phù hợp với xu thế phát triển của dạy học hiện đại Tuy nhiên,
chưa có cơng trình nào nghiên cứu trực tiếp về dạy học nhóm và tổ chức dạy
học nhóm theo định hướng năng lực người học ở Trung tâm quốc phòng và An ninh - Đại học Thái Nguyên hiện nay
1.2 Dạy học nhóm và vai trị của dạy học nhóm ở Trung tim GDQP&
AN - DHTN
1.2.1 Một số vấn đề về phương pháp dạy học và đối mới phương pháp dạy học 1.2.1.1 Khái niệm phương pháp dạy học
Thuật ngữ “phương pháp"có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ là “methodos"với nghĩa là con đường, cách thức vận động của một sự vật, hiện tượng Theo quan điểm triết học Mác- Lênin, PP là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan đề điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu nhất định Có thể nói mọi PP đều bao gồm một mục đích định trước, một hệ thống các hành động tương
ứng với nó, những phương tiện cần thiết, một quá trình biến đổi đối tượng và
kết quả đạt được của việc áp dụng PP
Trang 20PPDH có một số đặc điểm riêng khác biệt với PP tác động của con người lên các đối tượng vô tri trong hoạt động sản xuất vật chất nói chung Đối với việc DH, GV là chủ thể của hoạt động dạy, HS là đối tượng của hoạt động dạy nhưng đồng thời HS cũng là chủ thê của hoạt động học Hoạt động học này có đối tượng là cái mà HS cần học Để đạt được mục đích dạy học, GV phải tác
động lên tư liệu của hoạt động DH, đồng thời phải tác động tới HS sao cho HS tự xác định được mục đích hoạt động của mình (phù hợp với mục đích DH),
dẫn tới những hành động tương ứng của HS và đạt tới kết quả phù hợp với mục đích đã được vạch ra bởi GV
Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về PPDH, chăng hạn như: - PPDH là một hệ thống các hành động có mục đích của GV tơ chức hoạt động trí óc và tay chân của HS, đảm bảo cho HS chiếm lĩnh được nội dung DH,
đạt được mục tiêu xác định (theo tác giả Phạm Hữu Tòng)
- PPDH là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong qua trinh DH (Iu K Babanxki)
- PPDH là một hệ thống những hành động có mục đích của GV nhằm tổ
chức hoạt động nhận thức và thực hành của HS, đảm bảo HS lĩnh hội nội dung
hoc van (I Ia Lence)
- PPDH là tổng hợp các cách thức hoạt động của người dạy và người học trong quá trình DH, nhằm thực hiện được nội dung DH (Phan Trọng Ngọ)
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng ta có thê hiểu PPDH là những hình thức, cách thức hoạt động của GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học PPDH là những hình thức, cách thức mà thơng qua đó, bằng cách đó GV và HS lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã
hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể Dù theo định nghĩa nào
thì PPDH cũng địi hỏi một sự tương tác không thể thiếu của người dạy và người học với đối tượng nghiên cứu, kết quả của hoạt động là quá trình lĩnh hội
Trang 211.1.2.2 Cấu trúc của PPDH
Theo tác giả Phan Trọng Ngọ thì mỗi phương pháp dạy học cụ thể là một cơ cấu nhiều tầng bao gồm bốn yếu tố có quan hệ nhân quả với nhau:
a Hướng tiếp cận đối tượng dạy học
Quan điểm hay hướng tiếp cận đối tượng dạy học là tầng phương pháp luận của phương pháp dạy học
Trước khi triển khai một hoạt động dạy học nào đó, cả người dạy và người học đều phải xác định hướng tiếp cận đến đối tượng của mình Điều quan trọng là phải xác định được mục đích của hoạt động dạy học Và quan điểm hay hướng tiếp cận đối tượng sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp dạy học cụ thé và các phương tiện dạy học phù hợp
b Nội dung của phương pháp
Nội dung lí luận của phương pháp dạy học là yếu tô tạo ra sự khác biệt về bản chất và mức độ khoa học giữa phương pháp dạy học với kinh nghiệm cá
nhân trong dạy học
Nội dung lí luận của phương pháp dạy học bao gồm sự mơ tả tồn bộ nội dung của phương pháp dạy học, từ cơ sở lí luận của phương pháp đến hệ thống
các biện pháp tiến hành; từ mục đích, chức năng, tính chất, nguyên tắc, cách
thức triển khai các biện pháp đến những gợi ý có tính linh hoạt khi sử dụng các biện pháp dạy học, trong những tình huống phổ biến Nội dung lí luận của phương pháp cũng đề cập đến những ưu thế và hạn chế của phương pháp, phạm vi sử đụng có hiệu quả của nó; những yêu cầu về phía người dạy và người học khi tiến hành phương pháp này; sứ mạng hiện tại và những triển vọng của phương pháp trong tương lai, Đối với người dạy và người học, việc hiểu sâu sắc và thấu đáo nội dung lí luận của phương pháp sẽ giúp họ có cơ sở vững chắc để triển khai các biện pháp dạy và học trong thực tiễn
c Hệ thống biện pháp kĩ thuật dạy học của phương pháp
Nội dung lí luận của phương pháp chỉ là hình thái lí luận của phương pháp, chưa phải là phương pháp dạy học trong thực tiễn Điều quyết định sự tồn
Trang 22tại trong hiện thực và hiệu quả của phương pháp dạy học là hệ thống biện pháp dạy học
Biện pháp dạy học là một hệ thống các cách thức tác động cụ thể của
người dạy và người học vào đối tượng dạy học, qua đó thực hiện được nhiệm
vụ dạy học Xung quanh vẫn đề biện pháp dạy học có vải điểm cần chú ý:
- Thứ nhất: Biện pháp dạy học là những cách thức tác động thực tiễn của người dạy và người học lên đối tượng dạy học Vì vậy biện pháp là sự hiện thực hóa sức mạnh của phương pháp, là cơ cấu kĩ thuật của phương pháp để thực hiện mục đích dạy học Nếu khơng có biện pháp thì phương pháp trở nên trống rỗng, khơng có nội dung Nếu biện pháp tốt, hiệu quả của phương pháp sẽ
cao và ngược lại Tính chất, cường độ của các biện pháp dạy học thể hiện tính tích cực của q trình dạy học
- Thứ hai: Có hệ thống biện pháp của người dạy và biện pháp của người
học Mục đích dạy học, nội dung dạy học, vị thế người người dạy và người học
(trong mối quan hệ giữa người dạy và người học) qui định đối tượng tác động, tính chất và cường độ các biện pháp của người dạy và người học
- Thứ ba: Công cụ dạy học quy định trình độ dạy học Các công cụ dạy học rất đa dạng, bao gồm: Các cơng cụ tâm lí: Là các trị thức, các khai niệm
khoa học, các công cụ nhận thức như trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ, Trong đó các khái niệm khoa học là công cụ quan trọng nhất Các công cụ kĩ thuật: Các công
cụ kĩ thuật bao gồm các biểu đồ, các bảng tư liệu, tranh anh, bản đỗ, mơ hình,
máy tính và các phương tiện kĩ thuật khác
- Thứ tu: Các biện pháp dạy (và học) tồn tại vừa theo cấu trúc không gian vừa theo quy trình tuyến tính
d Các thủ pháp nghệ thuật dạy học
Hệ thống biện pháp dạy học là cơ cấu kĩ thuật của phương pháp dạy học
Đó là điều kiện cần để tiến hành hoạt động dạy học có hiệu quả Tuy nhiên,
Trang 23giỏi là người không chỉ tổ chức tốt các biện pháp dạy học mà phải nâng các biện pháp đó lên mức nghệ thuật dạy học Ta quy ước gọi đó là các thủ pháp nghệ thuật dạy học
Sự khác nhau giữa biện pháp kĩ thuật với thủ pháp nghệ thuật là tính logic Biện pháp kĩ thuật luôn luôn gắn với tiến bộ khoa học và được thực hiện với quy trình logic chặt chẽ Trong khi đó thủ pháp nghệ thuật ln ln có xu hướng sáng tạo và vượt ra khỏi khn khổ logic Vì vậy các thủ pháp nghệ thuật thường được triển khai theo quy trình bán logic Nghĩa là các thủ pháp
được dựa trên một lõi kĩ thuật ít ỏI, cần thiết, đủ đảm bảo cho các thủ pháp được đúng hướng, còn chủ yếu là sự sáng tạo, tự do
Hoạt động dạy học khơng phải hồn toàn là hoạt động khoa học hoặc
hoạt động nghệ thuật Dạy học vừa mang bản chất khoa học công nghệ vừa có tính nghệ thuật Vì vậy phương pháp dạy học cũng vừa có biện pháp mang bản chất kĩ thuật, logic công nghệ vừa có tính nghệ thuật
Sự tăng dần mức độ nghệ thuật trong dạy học trên cơ sở chuyền hóa các biện pháp kĩ thuật thành thủ pháp nghệ thuật dạy học là cơ sở để nâng dạy học lên trình độ mới với hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu cá biệt hóa trong dạy học hiện đại Tuy nhiên hiện nay yếu tố nghệ thuật của phương pháp dạy học chưa được quan tâm đúng mức so với yếu tô kĩ thuật
Tóm lại, trong dạy học hiện đại, người ta phải xây dựng các mơ hình và
công nghệ dạy học cho từng cá nhân người học Tức là đề cao tính sáng tạo
nghệ thuật trong phương pháp dạy học
1.2.1.2 Định hướng đổi mới PPDH
a Mục tiêu mới của giáo dục nước ta
Nước ta đang bước vào thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với cộng đồng thế giới trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt Tình hình đó địi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dục, nhằm đào tạo ra những con người có những phẩm chất mới Nền giáo dục không chỉ dừng lại ở chỗ trang bị cho HS những
Trang 24kiến thức công nghệ mà nhân loại đã tích lũy được mà còn phải bồi dưỡng cho họ tính năng động cá nhân, phải có tư duy sáng tạo và năng lực thực hành giỏi
Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam,
khóa VIHI đã chỉ rõ: “nhiém vu co ban cua giao duc là nham xdy dung con
người và thế hệ thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sóng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ TỔ quốc công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giữ gìn và phát huy các giá trị dân tộc, có nang lực tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiền năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đông và phát huy tính tích cực của cá nhân,
làm chủ trì thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng
thực hành giỏi, có phong cách cơng nghiệp, có tính tổ chức kỉ luật, có sức khỏe, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hông vừa chuyên
như lời căn dặn của Bác Hồ "25, tr.9]
b Đồi mới PPDH để thục hiện mục tiêu mới
PPDH truyền thống trong một thời gian dài đã đạt được những thành tựu quan trọng Tuy nhiên PP đó nặng về truyền thụ một chiều, thầy giảng giải,
minh họa, trò lắng nghe, ghi nhớ và bắt chước làm theo, thì khơng thể đào tạo
những con người có tính tích cực cá nhân, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi Cùng với xu thế phát triển chung của thế giới, nền giáo dục ở nước ta dang chuyén dan từ trang bị cho HS kiến thức sang bồi dưỡng cho họ năng lực mà trước hết là năng lực sáng tạo Cần phải xây dựng một hệ thống PPDH mới có khả năng thực hiện mục tiêu mới trên Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam ghi rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo
dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiễu và rèn luyện thành nếp tu
duy sáng tạo của người học Từng bước ứng dụng các phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào quá trình dạy, đảm bảo điều kiện và thời gian tự
Trang 25Về định hướng đổi mới PPDH: Định hướng đôi mới PP dạy và học đã
được xác định trong các văn bản pháp luật quan trọng của Đảng và nhà nước
Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993) đã xác định phải “đổi mới PPDH ở tất cả các cấp học”, đến nghị quyết Trung ương 2 khóa VII (12- 1996) lại
tiếp tục đề ra phương hướng “Đổi mới mạnh mẽ PP giáo dục - đào tạo, khắc
phục lỗi truyền thụ một chiễu, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các PP tiên tiễn và phương tiện hiện đại vào quá trình
dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS, "
[25] Luật giáo dục, điều 28.2, cũng đã ghi “ PP giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; béi dưỡng PP tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thu hoc tdp cho HS" [21, tr.33]
Nhu vay, cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động: đổi mới nội dung và hình
thức hoạt động của GV và HS, đổi mới hình thức tơ chức dạy học, đổi mới hình
thức tương tác xã hội trong dạy học với định hướng: Bám sát mục tiêu giáo dục phô thông
-_ Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể
Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS
Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường
- Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết qua dạy - học
Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các
phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tó tích
cực của các phương pháp dạy học truyền thống
- Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc
biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin
Trang 261.2.2 Khái niệm, đặc điếm, loại hình của dạy học nhóm
1.2.2.1 Khái niệm dạy học nhóm
Trong lý luận DH có nhiều định nghĩa khác nhau về DH nhóm:
Tác giả Phan Trọng Ngọ cho rằng: Thảo luận theo nhóm là phương pháp trong đó lớp học được phân chia thành nhóm nhỏ để tất cả các thành viên
trong lop đều được làm việc và thảo luận về một vấn đề cụ thể và đưa ra y kién chung cua nhom minh vé van dé do [26]
Theo tác giả Nguyễn Hữu Châu: Học hợp tác là việc sử dụng các nhóm
nhỏ để học sinh làm việc cùng nhau nhằm toi đa hóa kết quả học tập của bản
thân mình cũng như người khác [4]
Đối với nhóm tác giả Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh thì cho rang: Phuong pháp thảo luận nhóm là phương pháp mà trong đó giáo
viên chia cấu tạo bài học (hay một phân của bài) dưới dạng các bài tập nhận thức hay vấn đề nêu lên để học sinh cùng trao đổi, mạn đàm với nhau, trình bày ÿ kiến cá nhân hoặc đại diện của một nhóm trước tồn lớp
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về DH nhóm của các tác giả nêu trên, nhưng nhìn chung những định nghĩa đó đều thống nhất ở chỗ xem DH
nhóm là quá trình DH mà HS làm việc theo nhóm để giải quyết những nhiệm
vụ học tập mà GV đưa ra, trong đó địi hỏi mỗi thành viên của nhóm phải tích cực, chủ động hợp tác và hỗ trợ nhau để giải quyết nhiệm vụ chung Do đó, có
thé hiểu khái niệm DH nhóm như sau: DH nhóm là quá trình tổ chức DH trong
đó GV sắp xếp HS trong lóp thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, mà theo đó HS trong nhóm tích cực, tự
lực và chủ động trao đổi, cùng phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ học
tập chung của nhóm
1.2.2.2 Đặc điểm dạy học nhóm
Trang 27hướng dẫn hoạt động cho HS chứ không làm thay hoặc áp đặt HS Do đó đề tổ
chức DHVL theo nhóm, GV phải thiết kế các nhiệm vụ học tập cho các nhóm
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực của HS, đồng thời phải
chuẩn bị các phương tiện DH hỗ trợ tổ chức hoạt động nhóm như: phiếu học
tập, quy trình thiết kế nhóm, cách đánh giá kết quả làm việc của các nhóm Khi DH nhóm, HS phải được giao các nhiệm vụ học tập cụ thể, trong
một thời lượng nhất định để hoàn thành theo kế hoạch đặt ra Thời gian cho
mỗi hoạt động nhóm thường khơng dài nên đòi hỏi HS phải tích cực, nổ lực hết
mình để thực hiện nhiệm vụ được giao đúng tiến độ Như vậy trong tổ chức DH
theo nhóm, các em sẽ được tạo điều kiện để tham gia tích cực các hoạt động
học tập thông qua tiến hành các nhiệm vụ tìm kiếm và khám phá kiến thức Do
đó, tổ chức DH theo nhóm mang đặc trưng của một PPDH tích cực nói chung
và đáp ứng yêu cầu của q trình đơi mới giáo dục hiện nay
Trong các hình thức học tập nhóm, các nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi HS phải thảo luận, hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ cá nhân cũng chính là nhiệm vụ chung của nhóm Các hoạt động học tập cá nhân của từng HS riêng
biệt ln có sự liên kết hữu cơ với nhau trong một hoạt động chung của cả nhóm
hoặc với các nhóm khác tổng hòa trong nhiệm vụ học tập chung cả lớp
- Dạy học nhóm là một hình thức DH khơng chỉ dành cho nội dung kiến
thức mới trên lớp mà còn có thể mở rộng về không gian, thời gian dạy và học thông qua việc dạy học nhóm trong tự học ở nhà, giờ ngoại khóa hoặc trong các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo 1.2.2.3 Một số kiểu dạy học nhóm
Trong DH nhóm, có thể DH nhóm theo nhiều kiểu khác nhau Tùy thuộc vào nội dung kiến thức, điều kiện cơ sở vật chất mà GV lựa chọn kiểu DH nhóm phù hợp mục đích DH Thực tiễn DH ở trường phố thông cho thấy
thường sử dụng một số kiêu tổ chức DH nhóm như sau
Trang 28a Nhóm đơi bạn
GV sử dụng hình thức nhóm đơi bạn gồm hai HS khi yêu cầu các em giải quyết một vấn đề nhỏ của bài, thảo luận nhanh trong 1 đến 2 phút Đây là hình
thức HS trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tình huống học tập do GV
nêu ra bằng cách hợp tác, chia sẻ, thảo luận những thơng tin mình có Kiểu nhóm đôi bạn được sử dụng để tổ chức DHVL với các nhiệm vụ học tập đơn
giản, khơng địi hỏi sự hợp tác của nhiều thành viên, thường chỉ yêu cầu HS
giải thích, rút ra nhận xét sau khi quan sát hiện tượng b Nhóm chuyên gia
Trong dạy học nhóm kiểu chuyên gia, trước hết GV chia lớp thành nhiều nhóm và được xem đó là các nhóm gốc Nhóm gốc gồm những HS có trách nhiệm cùng nhau tìm hiểu về những thông tin đầy đủ, trong đó mỗi HS được phân cơng tìm hiểu một phần của các thông tin đó Sau đó, thành lập nhóm chuyên gia (nhóm chuyên sâu), nhóm này tập hợp những HS ở trong những
nhóm xuất phát khác nhau có cùng chung một nhiệm vụ tìm hiểu những nội dung kiến thức khó, đi sâu vào một vấn đề cụ thể nào đó Như vậy, một HS sẽ nhận nhiệm vụ từ nhóm xuất phát và cùng làm việc, trao đổi kỹ ở nhóm chuyên
gia Cuối cùng các thành viên ở nhóm chuyên gia lại trở về nhóm gốc để trình bày kết quả và thơng tin đã thu thập được
c Nhóm kim tự tháp
Trong DH theo kiểu nhóm kim tự tháp, đầu tiên GV nêu một vấn đề cho các nhóm HS làm việc độc lập Sau đó, ghép hai nhóm HS thành một nhóm mới để các em chia sẻ ý kiến của nhóm mình Kế đến, các nhóm tiếp tục ghép lại để tập hợp thành nhóm Cuối cùng, cả lớp sẽ cùng tạo nên kết quả học tập bao gồm tất cả nội dung của các nhóm nhằm giải quyết chung một vấn đề đặt ra
d Nhóm nhỏ thông thường
Trong DH theo kiểu nhóm nhỏ, GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi
Trang 29có một nhóm trưởng và một thư ký, các vai trò này thường được luân phiên
thay đổi Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành vên trong nhóm và
điều khiển nhóm hoạt động dé thực hiện nhiệm vụ của nhóm Các thành viên
trong nhóm thảo luận thống nhất dé đưa ra ý kiến chung và sẽ trình bày kết quả làm việc trước lớp sau khi đã thực hiện xong nhiệm vụ của nhóm
Kiểu nhóm nhỏ thường được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến các hoạt động so sánh hoặc trao đổi Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết một vấn đề khác nhau (nhưng cùng một chủ đề), sau đó trao đổi và giải quyết vấn đề của nhóm mình đối với nhóm khác Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm
1.2.2.4 Các phương tiện hỗ trợ dạy học nhóm
Trong q trình dạy học nhóm, HS không chỉ làm việc với SGK và các tài liệu tham khảo Đặc biệt khi dạy học nhóm ln địi hỏi HS phải tích cực, tự
lực, chủ động và nổ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm Vì vậy HS
thường gặp phải những khó khăn trong quá trình nhận thức, nhất là đối với các
nội dung kiến thức VL mang tính trừu tượng cao Để giảm bớt những khó khăn đó, GV phải sử dụng các phương tiện DH khác nhau đề hỗ trợ cho quá trình hoạt động nhóm Các phương tiện hỗ trợ dạy học theo nhóm thường sử dụng là: phiếu hoc tập; tài liệu hướng dẫn TN; các phương tiện trực quan khác
- Phiếu học tập
Phiếu học tập là những ban in trén to giấy rời, phác họa những nhiệm vụ, tiến trình học tập, những thông tin bổ sung cho bài học kèm theo gợi ý, hướng
dẫn, yêu cầu HS tự lực hoàn thành các nội dung Phiếu học tập được sử dụng
để hỗ trợ tổ chức DH nhóm của HS Phiếu học tập thường có nội dung cụ thể như: bài tập tình huống, bảng số liệu hay hình ảnh, sơ đồ trình bày tóm tắt
thông tin cần thiết trong các nhiệm vụ học tập của HS GV có thê trình bày
trong phiếu học tập những hướng dẫn tự học, tiến trình tổ chức tự học ở nhà,
các hoạt động ngoại khóa hoặc trải nghiệm sáng tạo cho HS
Trang 30- Cac phuong tién truc quan khac
Ngoài các phương tiện hỗ trợ DH nhóm nêu trên, với đặc thù DH bộ môn GV có thê khai thác các phương tiện DH khác như: sơ đồ, tranh ảnh, bảng nhóm, SGK, máy tính Trong một số trường hợp DH nhóm, do điều kiện về
thời gian hoặc nội dung mà không thể tiến hành tại lớp, GV có thé khai thác sự
hỗ trợ của các phương tiện trực quan khác như máy tính điện tử đề trực quan
hóa thơng qua các mô phỏng trên đồ họa, tạo thuận lợi cho HS NT sâu sắc nội
dung bài học, GV có thể sử dụng một 36 phương tiện hỗ trợ khác như tranh ảnh hoặc phim giáo khoa đề giúp các nhóm có cơ sở thảo luận và rút ra kiến thức cần nghiên cứu
1.2.2.5 Uu điểm, và hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm
- Ưu điểm:
Kiến thức của học sinh nắm được giảm bớt tính chủ quan, phiến diện,
tăng tính khách quan, khoa học Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ
Rèn luyện được kỹ năng diễn đạt, phương pháp tư duy, kỹ năng phê phán, kỹ năng giao tiếp Tăng cường tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tập trung vào bài giảng Tạo khơng khí sơi nổi, cởi mở trong giờ học Kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm Tạo
điều kiện để giáo viên nhận được nhiều thông tin phản hồi từ phía học sinh để
điều chỉnh phương pháp dạy học
- Hạn chế: Dễ chệch hướng với chủ đề mà giáo viên đưa ra nhất là chủ
đề có nội dung phong phú, hấp dẫn Tốn nhiều thời gian Hiệu quả phụ thuộc chủ yếu vào tinh thần tham gia của các thành viên trong nhóm, nếu không bao quát được sẽ dẫn đến nhiều học sinh bỏ ngoài cuộc, làm việc riêng, phó mặc cho các thành viên tích cực Dễ gây hưng phấn cho học sinh nhưng nếu sử dụng
nhiều trong một tiết hoc dé dan dén trạng thá mệt mỏi, trì trệ
Tóm lại, để phát huy lợi thế và khắc phục hạn chế nêu trên, ngoài việc
cần lựa chọn hình thức DH nhóm hợp lý, lập kế hoạch tổ chức phù hợp nội
Trang 31có cơ hội tham øgia tích cực, tự lực hoạt động NT va rèn luyén cac KN, ky xao Từ việc phân tích các ưu điểm và hạn chế của tổ chức DHVL theo nhóm với sự
hỗ trợ của TNVL có thể khẳng định việc khai thác, sử dụng tô chức DH nhóm
thật sự cần thiết và phù hợp ở trường phổ thông hiện nay
1.3 Cấu trúc nội dung chương trình và sự cần thiết của dạy học nhóm ở Trung tâm GDQP&AN- ĐHTN
1.3.1 Cấu trúc nội dung chương trình đào tạo ở Trung tâm GDQP& AN- ĐHTN Trung tâm GDQP&AN- Đại học Thái Nguyên là cơ sở giáo dục QP
&AN cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng thuộc Đại học Thái Nguyên
và các trường liên kết Trong những năm qua, đội ngũ học giảng viên của Trung tâm luôn thực hiện tốt nội dung chương trình đào tạo theo quy định về khung chương trình giáo dục nội dung quốc phòng, an ninh mà Bộ Giáo dục, Đảo tạo quy định tại thông tư Số: 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ GD&ĐT về Ban hành chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh, với thời lượng cụ thể như sau:
1 Học phần I: Đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thời gian (tiêt)
STT Nội dung | Ly Thue Tong so
thuyết | hành
1 Đôi tượng và phương pháp nghiên cứu môn học 2 2
Quan điêm cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc
|Xây dựng nên qc phịng toàn dân, an ninh nhân dân bảo
ệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tô quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa
5 |Xây dựng lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam 4 4
Kêt hợp phát triên kinh tê, xã hội với tăng cường qc phịng, an ninh và đối ngoại
7 Những vân đê cơ bản vê lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam 6 6
Cộng 30 30
Trang 32
2 Học phần II: Công tác quốc phòng và an ninh
Thời gian (tiết)
STT Nội dung 4 z| Ly Thực
[Tong so 8 thuyêt | hành 1 Phòng, chong chiên lược "diễn biên hịa bình”, bạo loạn lật 4 4
đô của các thê lực thù địch đôi với cách mạng Việt Nam
2 |Xây dựng lực lượng dân quân tự ve, luc luong du bi dong 6 6 tên và động viên cơng nghiệp qc phịng
A Xay dung va bao vé chu quyén biên, dao, biên giới quôc š d
gia trong tình hình mới
Một sô nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đâu tranh
4 phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc,|_ 4 4
tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam
§ Những vẫn đê cơ bản vê bảo vệ an ninh quốc gia và bảo 4 4
iảm trật tự, an toàn xã hội
6 |Những vân đê cơ bản về đâu tranh phịng chơng tội phạm 2 2 à tệ nạn xã hội
7 |Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ qc 2 2 § |An ninh phi truyền thong va laa tranh phong chong cac 4 4
te dọa an ninh phi truyền thong ở Việt Nam
Cộng 30 30
3 Học phần III: Quân sự chung, chiến thuật, kỹ thuật bắn súng ngắn và sử dụng lựu đạn
Thời gian (tiết) STT Nội dung Tổng số Lý `
tiết thuyết Thực hành
1 Đội ngũ đơn vị (trung đội) 6 6
2 RBử dụng bản đô địa hình quan sự 8 4 4 3 [Phong chồng địch tiễn công bằng vũ khí cơng nghệ cao 8 6 2 4 |Ba môn quân sự phôi hợp 6 2 4 5 |Trung đội bộ binh tiễn công 14 2 12
6_ JTrung đội bộ binh phòng ngự 12 3 10
7 |Kỹ thuật băn súng ngắn 21 2 19 §_ [Thực hành sử dụng một sô loại lựu đạn Việt Nam 10 2 8
Cộng 85 20 65
Trang 33
4 Học phần IV: Hiếu biết chung về quân, binh chủng
Thời gian (tiết)
STT Nội dung Tổng số | Lý Thực
tiết | thuyết | hành
Giới thiệu chung về tổ chức lực lượng các quân, binh
chủng (theo 4 nhóm ngành) , °
2 |Lịch sử, truyền thống quân, binh chủng (theo 4 nhóm ngành) 4 4
3 {Tham quan các học viện, nhà trường, đơn vị, bảo tàng 8 8
4 Thu hoạch 2 2
Cộng 20 10 10
1 Đối tượng áp dụng
Chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao dang, loai hinh dao tao chinh quy
2 Muc tiéu dao tao a) Muc tiéu chung:
Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, công tác quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước; những kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cô lực lượng vũ trang nhân
dân, sẵn sảng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và làm nghĩa vụ quân sự, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, sẵn sảng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa
b) Mục tiêu cụ thé:
- Về kiến thức: Có kiến thức cơ bản về đường lối quân sự của Dang trong
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phịng tồn dân, chiến tranh nhân nhân, an ninh nhân dân; đấu tranh, phòng chống chiến lược “diễn biến hịa bình"bạo loạn lật đỗ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam trong tình hình mới
Trang 34- Về kỹ năng: Thuần thục trong thao tác các kỹ năng quân sự cần thiết,
biết sử dụng một số loại vũ khí bộ binh, thành thạo trong sử dụng súng tiểu liên
AK (CKC)
- Vé thai d6: Rén luyén pham chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, yêu CNXH; xây dựng tác phong nhanh nhẹn; hình thành nếp sống có kỷ luật trong sinh hoạt tập thé, ý thức cộng đồng ở trường, lớp và khi ra công tác
- Chương trình bao gồm 4 học phần, thời lượng 165 tiết
Với nội dung và cấu trúc chương trình tổng hợp Phân bố thời lượng
giành cho thực hành và thảo luận nên việc tổ chức dạy học cần phải thiết kế và
thực hiện hết sức linh hoạt nhất là việc vận dụng các phương pháp, phương tiện và kỹ thuật dạy học
1.3.2 Sự cần thiết dạy học nhóm tại GDQP&AN- ĐHTN
Những năm qua, cùng với những thành tựu vượt bậc của công cuộc đổi mới đất nước, công tác quốc phòng, an ninh nước ta luôn được Đảng, Nhà nước, nhân dân chăm lo xây dựng, củng có Vì vậy, tiềm lực và thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được giữ vững, công tác giáo dục quốc phòng-an ninh (GDQP - AN) ngày càng được tăng cường, củng cố Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cũng đã khăng định: Cẩn tăng cường quốc phịng, an nình là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và tồn dân Trong đó cần chú trọng công tác bôi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho thể hệ trẻ nhằm nâng cao nhận thức và bôi đắp lỷ tưởng sống, giá
trị sống gắn với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới
Nghị định 116/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về quốc phòng -
an ninh chỉ rõ: Giáo dục quốc phòng - an ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân; là mơn học chính khố trong chương trình giao duc & dao tao
trung học phố thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thé
Trang 35mức Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học nội dung này nói chung, tổ chức dạy học nhóm các học phần giáo dục quốc phòng tại Trung tâm
GDQP&AN- ĐHTN nói riêng là hết sức cần thiết, bởi:
Dạy học nhóm tại Trung tâm GDQP&AN- ĐHTN đáp tứng yêu cầu của
đổi mới giáo dục, đào tạo
Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XI) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ngành Giáo dục và
Đào tạo đang triển khai đồng bộ các nội dung, biện pháp, nhằm đổi mới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, trong
đó có cơng tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên
Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị định của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh, triển khai thực hiện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo bằng nhiều chủ trương, biện pháp sáng tạo, sát với chức năng, nhiệm vụ của Ngành và đạt được kết quả quan trọng Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành ở Trung ương tham mưu cho Chính phủ và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý đề thực hiện tốt công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên Hệ thống các trung tâm, các khoa (bộ môn) giáo dục quốc phòng ở các
trường đại học được quan tâm xây dựng, củng cố về mọi mặt Cong tac dao tao,
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh được đây mạnh Nội dung, chương trình mơn học từng bước được chuẩn hóa, phù hợp với yêu cầu thực tiễn Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên đi vào nền nếp, chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng lên Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học nói chung, tơ chức dạy học nhóm riêng trong dạy học các học phan GDQP ở Trung tâm GDQP&AN- ĐHTN là hết sức cần thiết
Trang 36Dạy học nhóm tại Trung tâm GDOP&AN- ĐHTN đáp ứng yêu cầu của
chương trình dạy học mới
Nếu như chương trình GDQP-AN theo Théng tw sé: 81/2007/QD-
BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 ban hành khung chương trình giáo dục quốc phịng gồm 3 nội dung với thời lượng 8 don vi hoc trình thì nay đã có sự
thay đổi gắn với yêu cầu, đòi hỏi của đời sống chính trị thế giới và tình hình
thực tiễn trong nước, gắn với mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh cho học
sinh, sinh viên trong các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và trường đại học, học viên, đại học quốc gia, đại học vùng (sau đây gọi là cơ sở giao dục đại học) là môn học chính khóa Mục tiêu của chương trình
GDQP&AN gop phan:
Giúp sinh viên có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phong toan dan,
an ninh nhân dân; về truyền thống chồng giặc ngoại xâm của dân tộc, lực lượng
vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần
thiết về phòng thủ dân sự vả kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc
Giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế
trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến
thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc
Và 4 chủ điểm giáo dục là: Giáo dục đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam; Cơng tác quốc phịng và an ninh; Quân sự chung, chiến thuật, kỹ thuật bắn súng ngắn và sử dụng lựu đạn; Hiểu biết chung
về quân, binh chủng Như vậy, với nội dung chương trình như trên cùng với
thời lượng thực hành và rèn luyện kỹ năng nhiều thì việc đổi mới phương pháp
Trang 37Day học nhóm các học phần GDQP&AN còn đáp ứng chính yêu câu
thực tiễn của công tac day va hoc tai Trung tam GDOP&AN- DHTN
Thực tiễn dạy và học tại Trung tâm cho thấy, để hoạt động dạy học thực
sự đạt chất lượng và hiệu quả thì việc đổi mới PPDH cần phải được quan tâm,
đầu tư hàng đầu Trong nhiều phương pháp dạy học được vận dụng tại Trung tâm GDQP&AN-ĐHTN thì phương pháp dạy học nhóm với những ưu điểm vượt trội đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy học Với những kiến thức khô khan; với những yêu cầu khắc khe của kỷ luật thao trường; với những đòi hỏi về sự linh hoạt trong kỹ thuật quân sự; với những trải nghiệm sáng tạo của nhiều hoạt động liên quan đến lĩnh vực QPAN thì hoạt động nhóm trở thành một trong những hình thức vô cùng hiệu quả
Như vậy, dạy học nhóm ở Trung tâm GDQP&AN- DHTN da va dang trở thành một trong những hình thức tơ chức dạy học được vận dụng một cách phổ biến trong cả 4 học phần giáo dục Cùng với nhiều hình thức tổ chức và PPDH khác, dạy học nhóm góp phần quan trọng trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học Giúp các bạn sinh viên càng ngày càng trở nên yêu thích và đánh giá cao về ý nghĩa, vị thế của môn học này trong tổng thể chương
trình đào tạo
Trang 38Kết luận chương 1
Dạy học nhóm có một vai trò rất quan trọng trong việc dạy học ở các Trung tâm GDQP&AN nói chung và có tác dụng tích cực, hiệu quả cho việc giảng dạy ở Trung tâm GDQP&AN- Đại học Thái Nguyên nói riêng bởi mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn điện có đạo
đức, có tri thức, sức khỏe thẩm mĩ và nghề nghiệp, hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân cung như các kỹ năng quân sự cần thiết để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Từ việc phân tích các đặc điểm của Dạy học nhóm có thể thấy, nếu
người dạy có thể vận dụng linh hoạt cho phù hợp với từng điều kiện, hoàn
cảnh, đối tượng tiếp nhận thì dạy học nhóm sẽ phát huy tối đã những ưu thế để từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học
Điều quan trọng là GV phải bám sát quan điểm chỉ đạo theo hướng đổi mới phương pháp dạy học và nội dung học theo quy định của luật GDQP&AN Cập nhật thông tin mới vì sự phát triển của xã hội và đất nước Gắn với thực tiễn giảng dạy các nội dung GDQP&AN để phối hợp các phương pháp khác đề nâng cao chất lượng môn học Khơi dậy khả năng tiếp nhận và xử lí thơng tin Hình thành các kĩ năng quân sự cần thiết cho SV Đặt SV làm đối tượng trung tâm phát triển năng lực SV Thực hiện bước chuyển trong chương trình giáo dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học
Dạy học theo nhóm cịn thúc đây khả năng tự vận dụng kiến thức môn
học vào đời sống thực tiễn tạo hứng thú, say mê cho SV trong việc khám phá
và tiếp nhận môn học vốn cho là khô khan, cứng nhắc nhưng trên thực tế lại rất
Trang 39Chương 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC NHÓM Ở TRUNG TÂM
GIÁO DỤC QUOC PHONG VA AN NINH- DAI HOC THÁI NGUYÊN
2.1 Khai quat vé Trung tim GDQP&AN- Dai hoc Thai Nguyén 2.1.1 Về cơ cấu tổ chức và quy mô đào tạo
2.1.1.1 Về cơ cấu tổ chức Trung tâm GDQP&AN- Đại học Thái Nguyên
Trung tâm GDQP&AN- Đại học Thái Nguyên được thành lập theo
Quyết định số 2963/QĐÐ-TCCB, ngày 17/12/1992 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đảo tạo, là Trung tâm GDQP&AN đầu tiên của cả nước, với 25 năm xây
dựng và phát triển Trung tâm GDQP&AN- Đại học Thái Nguyên đã có nhiều
thành tích và phần thưởng cao quý do Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐÐT, Bộ quốc
phòng trao tặng, đã khẳng định được vị trí trong sự nghiệp giáo dục quốc phịng tồn dân nói chung, GDQP&AN cho sinh viên Đại học Thái Nguyên nói riêng
Trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên hoạt động theo loại hình
cơng lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ với các nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp, từ thu học phí của sinh viên và các nguồn thu hợp pháp khác
- Đơn vị chủ quản:
+ Trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên là đơn vị hành chính chịu sự quản lý trực tiếp của Đại học Thái Nguyên
+ Trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của vụ QP&AN
- Ban Giám đốc gỗm 2 đẳng chí:
+ Đồng chí: PGS, TS Đặng Kim Vui giữ chức Giám đốc;
+ Đồng chí: Đại tá Đàm Văn Dũng giữ chức vụ Phó giám đốc
Trang 40- Dang bộ:
Thanh lap theo Quyét dinh sé 32/QD/DU, ngay 20/12/1992 cia Dang b6
Đại học Thái Nguyên Hiện nay có 52 đảng viên, với 5 chi bộ trực thuộc + Đồng chí: Đàm Văn Dũng giữ chức vụ Bí thư;
+ Đồng chí: Nguyễn Quang Cơng giữ chức vụ ủy viên; + Đồng chí: Phạm Đức Quỳnh giữ chức vụ Ủy viên + Đồng chí: Trần Hồng Tinh giữ chức vụ Ủy viên + Đồng chí: Trần Thị Bích Thảo giữ chức vụ Ủy viên
- Cơng đồn bộ phận:
Được thành lập theo Quyết định số 46/QÐ/CĐ, ngày 25/12/1993 của Ban
Chấp hành Công đoàn Đại học Thái Nguyên
Đồng chí: Đàm Văn Dũng giữ chức vụ Chủ tịch
- Đoàn Thanh niên:
Đoàn Thanh niên Trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên là một
đoàn cơ sở trực thuộc Đoàn Đại học Thái Nguyên
Đồng chí: Nguyễn Thế Tài giữ chức vụ Bí thư
2.1.1.2 Về quy mô đào tạo Trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên
Năm học 2016 - 2017, Trung tâm có 9350 sinh viên chính khóa, 2500
sinh viên liên thông, liên kết, tổ chức thành 9 khóa học
- Biên chế đội ngũ giảng viên năm học 2016 - 2017:
+ Tổng số giáo viên tham gia giảng dạy: 40 giảng viên trực tiếp giảng dạy, trong đó I7đ/c sỹ quan biệt phái, 23 giảng viên dân sự
+ Tổng số nhân viên: 42 (Cơ hữu: 10; Hợp đồng lao động: 32)
- Nhiệm vụ:
+ Thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh cho các đối tượng là sinh
viên các trường Đại học Cao đẳng Trực thuộc Đại học Thái Nguyên