1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới. (LA tiến sĩ)

232 431 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 232
Dung lượng 2,32 MB

Nội dung

Quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới. (LA tiến sĩ)Quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới. (LA tiến sĩ)Quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới. (LA tiến sĩ)Quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới. (LA tiến sĩ)Quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới. (LA tiến sĩ)Quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới. (LA tiến sĩ)Quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới. (LA tiến sĩ)Quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới. (LA tiến sĩ)Quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới. (LA tiến sĩ)

Trang 1

TRỊNH TẤN HOÀI

QUảN Lý GIáO DụC QuốC PHòNG Và AN NINH CHO SINH VIÊN CáC TRƯờng đại học trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong tình hình mới

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN Lí GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

TRỊNH TẤN HOÀI

QUảN Lý GIáO DụC QuốC PHòNG Và AN NINH CHO SINH VIÊN CáC TRƯờng đại học trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong tình hình mới

Chuyờn ngành: Quản lý giỏo dục

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận

án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trịnh Tấn Hoài

Trang 4

Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ

AN NINH CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA

2.1 Khái quát chung về các trường đại học và giáo dục quốc phòng và an ninh cho

sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 68 2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng và thực trạng giáo dục quốc phòng và an

ninh cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

2.3 Thực trạng quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các

trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 83 2.4 Thực trạng các yếu tố tác động tới quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh

2.5 Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân của thực trạng quản lý giáo

dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC QUỐC

PHÒNG VÀ AN NINH CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG

3.1. Những định hướng phát triển các trung tâm và nhiệm vụ giáo dục quốc

phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 113 3.2 Các biện pháp quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các

trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới 117

Chương 4 KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐỀ

4.1 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 152

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG

Trang 6

01 Bộ Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT

Trang 7

luồng giáo dục QP&AN trên địa bàn TP.HCM 74Bảng 2.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục QP&AN cho sinh viên 83Bảng 2.3 Phân cấp quản lý trung tâm giáo dục QP&AN trên địa bàn TP.HCM 86Bảng 2.4 Mức độ phù hợp của mục tiêu giáo dục QP&AN cho sinh viên 87Bảng 2.5 Hình thức tổ chức dạy học môn Giáo dục QP&AN cho sinh viên 89Bảng 2.6 Các phương pháp dạy học môn Giáo dục QP&AN cho sinh viên 90Bảng 2.7 Thực trạng hoạt động dạy của giảng viên và học tập của sinh viên 93Bảng 2.8 Các hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục

Bảng 2.9 Các yếu tố tác động tới quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên 101Bảng 3.1 Qui hoạch các trung tâm giáo dục QP&AN tại TP.HCM 116Bảng 4.1 Mức độ tính cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục QP&AN

cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM 153Bảng 4.2 Mức độ tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục QP&AN cho

sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM 155Bảng 4.3 So sánh mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của

Bảng 4.4 Các tiêu chí và thang đánh tổ chức hoạt động dạy và học môn

Giáo dục QP&AN ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM 164Bảng 4.5 Thống kê kết quả sau thử nghiệm sự tiến bộ về tổ chức hoạt

động dạy và học cho các chủ thể trong quản lý giáo dục

Bảng 4.6 Thống kê kết quả sau thử nghiệm sự tiến bộ về tổ chức hoạt

động dạy và học cho các chủ thể trong quản lý giáo dục

Bảng 4.7 Phân phối tần suất tích luỹ kết quả sự tiến bộ tổ chức hoạt

động dạy và học cho các chủ thể trong quản lý giáo dục

Bảng 4.8 Mức độ tiến bộ sự tiến bộ nhận thức về tổ chức hoạt động dạy

và học trong quản lý giáo dục QP&AN cho SV của các chủ thể

Bảng 4.9 Phân phối các tham số đặc trưng sự tiến trong nhận thức về

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

Trang 8

Sơ đồ 3.1 Bộ máy tổ chức của các trung tâm giáo dục QP&AN 124Biểu đồ 4.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục

Biểu đồ 4.2 Mức độ tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục

Biểu đồ 4.3 So sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi

của các biện pháp giáo dục QP&AN cho sinh viên 157Biểu đồ 4.4 So sánh sự tiến bộ về tổ chức hoạt động dạy và học

trong quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên của các

Đồ thị 4.1 Đồ thị biểu diễn tần suất tích luỹ sự tiến bộ tổ chức

hoạt động dạy và học cho các chủ thể trong quản lý giáodục QP&AN cho sinh viên sau thử nghiệm 169

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu

Đề tài luận án “Quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới”

dựa trên kết quả hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý giáo dụcQP&AN và kết quả khảo sát thực trạng giáo dục QP&AN ở các trường đại họctrên địa bàn TP.HCM để đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục QP&AN chosinh viên ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM, góp phần nâng cao chấtlượng quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học trên địabàn TP.HCM trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu đào tạo, thực hiện nhiệm vụQP&AN trên địa bàn nói riêng, và nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trongtình hình mới nói chung

Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu được xác lập trên cơ sở thiết lậpmối quan hệ giữa quản lý và hoạt động giáo dục QP&AN cho sinh viên ở cáctrường đại học trên địa bàn TP.HCM Dựa trên khung lý thuyết này, các nghiêncứu thực tiễn về quản lý và hoạt động giáo dục QP&AN cho sinh viên đượctriển khai tại 4 trung tâm giáo dục QP&AN Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lýluận và thực tiễn, đề tài luận án đã đề xuất được 6 biện pháp quản lý giáo dụcQP&AN cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM phù hợp vớiđặc điểm của TP.HCM trong tình hình mới và quy định của pháp luật

Đề tài luận án được trình bày những vấn đề cơ bản như: Cơ sở lý luận, cơ sởthực tiễn, đề xuất các biện pháp và kiểm chứng các biện pháp quản lý giáo dụcQP&AN cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM đã đề xuất

2 Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biếnnhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường và nảy sinh nhiều vấn đề

xã hội, nhất là nhận thức chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh ở giới trẻ trongbối cảnh có sự phát triển mạnh mẽ của các thành tựu khoa học và công nghệ Âmmưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam ngày càng xảo

Trang 10

quyệt hơn Các thế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá, chủ yếu bằng chiến lược

“Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xoá bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam,xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyển hoá cách mạngnước ta đi chệch hướng XHCN Các hành động xâm phạm chủ quyền, toàn vẹnlãnh thổ của nước ta vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức với âm mưu, thủ đoạn hếtsức tinh vi đang đặt ra những câu hỏi lớn cũng là những mâu thuẫn cần giải quyết

là chất lượng, hiệu quả giáo dục nói chung và giáo dục QP&AN cho sinh viên nóiriêng Vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta phải thường xuyên củng cố QP&AN vữngchắc đủ sức bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống, trong công tác đó, giáo dụcQP&AN cho sinh viên có vai trò và vị trí rất quan trọng

Tư duy mới của Đảng ta về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninhnhân dân trong giai đoạn hiện nay được thể hiện rõ ở việc tăng cường giáo dục vàbồi dưỡng kiến thức QP&AN, làm cho mọi người mà đặc biệt là sinh viên cáctrường đại học, hiểu rõ những thách thức lớn tác động đến nhiệm vụ bảo vệ Tổquốc trong tình hình mới Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc ViệtNam XHCN, với nội dung đã có sự phát triển mới, rộng lớn hơn, toàn diện hơn,việc giáo dục và bồi dưỡng QP&AN đòi hỏi hệ thống giáo dục toàn diện hơn,trong đó cần chú trọng đến công tác giáo dục QP&AN cho sinh viên trong nhàtrường Luật Giáo dục QP&AN 2013, Điều 12, QP&AN ở trường cao đẳng nghề,

cơ sở GDĐH xác định rõ mục tiêu của Giáo dục QP&AN: “Bảo đảm cho người học có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về QP&AN …sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc” [97, tr.16]

Giáo dục QP&AN là bộ phận hợp thành của nền giáo dục quốc gia, lànội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dânnhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, có sứckhỏe và kiến thức QP&AN, kỹ năng quân sự cần thiết để tham gia vào sựnghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, đápứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay Do đó phảicần thiết đổi mới quản lý giáo dục QP&AN trong tình hình hiện nay

Trang 11

Sinh viên của các cơ sở GDĐH là lực lượng hùng hậu, tiêu biểu cho thế

hệ trẻ Việt Nam, để lực lượng này đảm đương được trọng trách chủ nhân tươnglai của đất nước, cùng với việc trang bị cho sinh viên những kiến thức về khoahọc và công nghệ phải thường xuyên quan tâm giáo dục, bồi dưỡng kiến thức vềkhoa học quân sự để sẵn sàng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay Để giáo dục QP&AN nóichung và giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học nói riêng đượcthực hiện chặt chẽ, thống nhất, sát với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nền quốcphòng toàn dân, an ninh nhân dân trong tình hình mới, ngày 30 tháng 01 năm

2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Số 161/QĐ-TTg về việc

“Phê duyệt quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục QP&AN giai đoạn

2015-2020 và những năm tiếp theo” để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục QP&ANcho sinh viên Bên cạnh những mặt đã làm được, hoạt động giáo dục QP&ANvẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế như kết quả giáo dục QP&AN vẫn chưa đápứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra, chất lượng giáo dục và rèn luyện chưa thực sựđáp ứng được sự mong đợi, sự hài lòng của người học Đặc biệt các cơ sởGDĐH chưa thấy rõ được hiệu quả, chuyển biến tích cực trong nhận thức vàhành động của sinh viên sau khi kết thúc chương trình học tập giáo dụcQP&AN, chất lượng đào tạo giảng viên giáo dục QP&AN còn nhiều hạn chế.Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên là quản lý giáodục QP&AN ở các trung tâm giáo dục QP&AN chậm đổi mới, thiếu đồng bộ,còn nặng về quản lý hành chính, chưa đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu,chưa bắt kịp với thực tiễn và sự biến đổi của sự phát triển của xã hội, tình hìnhmới trong bối cảnh mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Là một cán bộ được phân công trực tiếp quản lý giáo dục QP&AN tạiTrung tâm giáo dục QP&AN sinh viên, Đại học Quốc gia TP.HCM, tôi luôntrăn trở, tìm tòi mô hình, phương thức, cách làm và thường xuyên thử nghiệm,thí điểm sao cho hoạt động giáo dục QP&AN được hoàn thiện và hiệu quảhơn trên địa bàn Từ đó đã đặt ra yêu cầu bức thiết là phải có những nghiên

cứu độc lập về “Quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các

Trang 12

trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới”,

nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn học giáo dục QP&AN

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở xây dựng luận cứ khoa học về quản lý giáo dục QP&AN chosinh viên các trường đại học trong tình hình mới, phân tích đánh giá thực trạngquản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên các trường đại học trên địa bànTP.HCM, từ đó đề các biện pháp quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ở cáctrường đại học trên địa bàn TP.HCM, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáodục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM trong tìnhhình mới và chất lượng GD&ĐT ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụthể sau đây:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên

các trường đại học trong tình hình mới

- Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục và thực trạng quản lý giáo dục

QP&AN cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM

- Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên các

trường đại học trên địa bàn TP.HCM trong tình hình mới và khảo nghiệm, thửnghiệm các biện pháp được đề xuất

4 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

4.1 Khách thể nghiên cứu

Giáo dục QP&AN cho sinh viên các trường đại học

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM trong tình hình mới.

4.3 Phạm vi, giới hạn nghiên cứu

Trang 13

Về nội dung: nghiên cứu quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên các

trường đại học trên địa bàn TP.HCM

Về không gian: Các trường đại học trên địa bàn TP.HCM.

Về thời gian: Các số liệu điều tra, khảo sát, minh chứng sử dụng trong

luận án giới hạn trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, từ 2013-2017

4.4 Giả thuyết khoa học

Quản lý giáo dục QP&AN cho cho sinh viên ở các trường đại học trênđịa bàn TP.HCM đã đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên hoạt động này còn bộc

lộ một số hạn chế, bất cập Nếu thực hiện tốt các biện pháp quản lý giáo dục

QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM về kế hoạchhóa, về tổ chỉ đạo quá trình dạy học, về phát triển đội ngũ giảng viên và CBQL,bảo đảm các điều kiện cho giáo dục và đánh giá giám sát kết quả giáo dụcQP&AN cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM trong tình hình

mới thì có thể sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục QP&AN cho sinh viên ở

các trường đại học trên địa bàn Thành phố

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam,

về GD&ĐT và quản lý GD&ĐT; trực tiếp là các quan điểm của Đảng về đổimới QLGD trong đó có chủ thể quản lý, các tư tưởng quan điểm chủ trương

về bảo vệ Tổ quốc, QP&AN và giáo dục QP&AN

Đồng thời đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm tiếp cận của Khoa họcgiáo dục như:

5.1.1 Quan điểm tiếp cận hệ thống

Giáo dục QP&AN cho sinh viên là quá trình bao gồm: mục tiêu, nộidung chương trình, phương pháp đào tạo sinh viên ở trình độ đại học; giáodục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học nhằm góp phần hoàn thiệnnhân cách người sinh viên trong bối cảnh mới

5.1.2 Quan điểm tiếp cận duy vật lịch sử

Trang 14

Nhìn nhận vấn đề trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội, vănhóa, lịch sử của đất nước Tổ chức thực hiện quản lý giáo dục QP&AN chosinh viên ở các trường đại học phù hợp với tình hình giáo dục Việt Nam trongtình hình mới.

5.1.3 Quan điểm tiếp cận thực tiễn

Xem xét giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án dự trên cácluận cứ, luận chứng, kinh nghiệm thực tiễn giáo dục QP&AN và quản lý giáodục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học

5.1.4 Quan điểm tiếp cận phức hợp chức năng và hoạt động quản lý

Giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học có thể được tiếpcận với tư cách là quá trình hoặc với tư cách là hoạt động Quản lý giáo dụccó các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra; nhưng nội dung quản

lý đa dạng về đối tượng, do vậy với đặc điểm của đề tài, nếu chỉ tiếp cận chứcnăng thì khó có thể giải quyết trọn vẹn, toàn diện vấn đề đặt ra

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, hệ thốnghóa, mô hình hóa, khái quát hóa các vấn đề lý luận có liên quan tới đề tài

Các tài liệu liên quan phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu gồm:Một số tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;các văn kiện, nghị quyết của Đảng; chỉ thị, nghị định, nghị quyết của Chính phủ;thông tư, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,

Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Tài chính… về giáo dục QP&AN; LuậtGiáo dục; Luật Giáo dục đại học; Luật Giáo dục QP&AN, Chiến lược phát triểngiáo dục 2011-2020; Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới…

Các giáo trình, tài liệu về Khoa học quản lý và QLGD; các công trìnhnghiên cứu như đề tài các cấp, luận án, sách chuyên khảo, sách tham khảo,bài báo cáo khoa học có liên quan đến đề tài đã được công bố và đăng tải trêncác tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, …

5.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 15

Điều tra khảo sát thực tế (phiếu hỏi) với các đối tượng: CBQL, giảngviên và sinh viên.

Tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên tại một

số trường đại học và các trung tâm giáo dục QP&AN

Phương pháp chuyên gia: Tiếp cận với chuyên gia, xin ý kiến về đánhgiá tình hình và các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục QP&AN

Quan sát: Tham quan và dự giờ một số buổi học tại một số trung tâmgiáo dục QP&AN của trường đại học

Phỏng vấn (đối với một số CBQL, giảng viên và sinh viên)

5.2.3 Phương pháp hỗ trợ

Sử dụng toán thống kê để tổng hợp kết quả điều tra, xử lý số liệu đã thutập được, số liệu khảo nghiệm, thử nghiệm của các biện pháp đã được đềxuất; đồng thời sử dụng công thức Spearman để tính toán hệ số tương quantrong khảo nghiệm, sử dụng phần mềm tin học để hỗ trợ việc trình bày kếtquả nghiên cứu Phương pháp thử nghiệm khoa học để kiểm chứng tính tínhkhả thi của các biện pháp được đề xuất

6 Đóng góp mới của luận án

Khái quát các khái niệm cơ bản của đề tài

Xác định các nội dung quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ở cáctrường đại học Khái quát nội dung tình hình mới và những vấn đề đang đặt rađối với quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học

Chỉ ra tính đặc thù, các yếu tố tác động tới quản lý giáo dục QP&ANcho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM

Qua khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu cung cấp những số liệu, tưliệu, luận cứ thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ở cáctrường đại học trên địa bàn TP.HCM Trong đó có đề xuất những hướng vàsửa đổi cụ thể về chương trình giáo dục QP&AN cho sinh viên; đổi mới mô

Trang 16

hình và tổ chức hoạt động của các trung tâm giáo dục QP&AN cho sinh viên,

là những điểm mới của luận án

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

7.1 Ý nghĩa lý luận

Góp phần hệ thống hóa, khái quát hóa lý luận về quản lý giáo dụcQP&AN cho sinh viên các trường đại học trong tình hình mới

Thiết lập được mối quan hệ giữa quản lý và hoạt động giáo dụcQP&AN cho sinh viên các trường đại học, làm cơ sở phát triển lý luận quản lýgiáo dục QP&AN cho sinh viên các trường đại học trong tình hình mới

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Qua nghiên cứu sẽ cung cấp bức trang chung về thực trạng giáo dục

và thực trạng quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại họctrên địa bàn TP.HCM; giúp lãnh đạo, chỉ huy, CBQL có cơ sở thực tiễntrong quản lý, điều hành hoạt động giáo dục QP&AN cho sinh viên phùhợp thực tế

Các biện pháp quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên được đề xuất cóvai trò nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN cho sinh viên, chất lượngGD&ĐT ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM cũng như hệ thống giáodục đại học trong tình hình mới

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có thể được sử dụng là tài liệubồi dưỡng, tự bồi dưỡng kiến thức quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ởcác trường đại học trên địa bàn TP.HCM, cũng như làm tài liệu tham khảocho giáo viên, sinh viên, CBQL ở các trung tâm giáo dục QP&AN, các trườngđại học nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục QP&AN chosinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM

8 Cấu trúc của luận án

Trang 17

Luận án gồm: Mở đầu, danh mục các biểu bảng, sơ đồ, biểu đồ; nộidung có 4 chương, phần kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình khoahọc của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI 1.2 Những tư tưởng và nghiên cứu về quốc phòng và giáo dục quốc phòng

Giáo dục QP&AN là vấn đề có ý nghĩa trọng yếu cho sự tồn vong củacác quốc gia Trên thế giới, nhiều nước đã tổ chức giáo dục QP&AN cho thế

hệ trẻ mà đặc biệt là học sinh, sinh viên và tổ chức nghiên cứu về vấn đề này.Tuy nghiên, các vấn đề về quốc phòng, an ninh, quân sự, quân đội là nhữngvấn đề luôn được các quốc gia bảo mật Do vậy, các tài liệu và các kết quảnghiên cứu về quốc phòng, an ninh, quân sự, quân đội trên thế giới công khairất hiếm hoi và đó là khó khăn trong quá trình nghiên cứu của tác giả luận án

Một số công trình nghiên cứu như “Các vấn đề giáo dục quân sự” của E.G Vapilin và Mulinva, người Nga (2001) và “Những quan điểm phương pháp luận về xây dựng học thuyết giáo dục quân sự ở Nga” đã cho thấy việc

nghiên cứu, quản lý công tác giáo dục ý thức quốc phòng cho cán bộ, viên chức,học sinh, sinh viên được Tổng thống và Chính phủ Nga đặc biệt quan tâm.Ngoại trừ lực lượng chiến lược trong quân đội Nga là Hải quân, Không quânchiến lược và Tên lửa chiến lược, còn lại các sĩ quan ở tất cả đơn vị lục quân đềuđược luân phiên tham gia GDQP cho thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên các trườngđại học, GDQP được xem là môn học chính khóa của các bậc học từ phổ thôngđến đại học Công tác quản lý và GDQP cho thế hệ trẻ được xác định là nhu cầubức thiết trong bối cảnh nước Nga và tình hình quốc tế hiện nay

Các tác giả: Lý Xương Giang, Tiểu Kính Dân, Vương Bảo Tôn, ngườiTrung Quốc đã đi sâu nghiên cứu chiến lược phát triển GDQP của TrungQuốc trước sự vận động, biến đổi phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và

Trang 18

trong nước Trung Quốc thường xuyên quan tâm, chú trọng quản lý giáo dục

ý thức quốc phòng, bảo vệ đất nước cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế

hệ học sinh, sinh viên - những trí thức tương lai, chủ thể xây dựng chế độ.Giáo dục quốc phòng do Bộ Quốc phòng đảm nhiệm Theo kế hoạch hàngnăm của Chính phủ, từng trường đại học đưa sinh viên tới các đơn vị quân đội

để học GDQP với thời gian 2 tháng Khoảng thời gian này các đơn vị quânđội tổ chức cho bộ đội học dã ngoại ngoài doanh trại Doanh trại quân đội lúcnày trở thành các trung tâm GDQP [48] Một số tác giả đã đi sâu nghiên cứuđổi mới GDQP cho cán bộ, học sinh, sinh viên trước yêu cầu trước yêu cầuchống “Tây hóa”, ảnh hưởng nô dịch của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thùđịch, đề xuất giải pháp đổi mới nội dung chương trình, phương pháp GDQPcho cán bộ, học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu bảo vệ đất nước Trung Quốc

và thành quả cách mạng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân

Với quan niệm quốc phòng là: “Răn đe, tự lực, tự cường, thương lượngbao giờ cũng hơn chiến tranh”, muốn quốc phòng tốt thì kinh tế phải mạnh…

Vì vậy, Malaixia nghiên cứu về quốc phòng và tổ chức GDQP cho người học

được tiến hành thường xuyên và rộng khắp, đạt chất lượng tốt Dân số 23

triệu, nhà nước đầu tư xây dựng 41 trung tâm GDQP cho học sinh, sinh viên,

tư nhân đứng ra quản lý Theo kế hoạch năm của nhà nước, thanh niên từ 18đến 25 tuổi được tập trung tại các trung tâm GDQP để học kiến thức về quốcphòng với thời gian 3 tháng Các học phần lý thuyết do giảng viên các trườngđại học giảng dạy, các học phần thực hành do sĩ quan quân đội giảng dạy

Một số nghiên cứu của Inđônêxia, quan niệm quốc phòng gồm những

vấn đề rộng lớn trong nước và quốc tế, được nghiên cứu một cách tổng hợp,bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: con người, dân tộc, vănhóa, tôn giáo, kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao trong đó tập trung làm

rõ 3 nội dung cơ bản: tiềm lực quốc gia; đặc điểm địa lý; tự lực, tự cườngdân tộc [61]

Trang 19

Một số nghiên cứu Vương quốc Thái Lan, quan niệm quốc phòng như

sau: “Quốc gia bền vững, nhân dân phồn thịnh” Sự hợp tác giữa các thànhphần nhà nước và tư nhân, là nhân tố cốt lõi trong chiến lược quốc phòng.Quốc phòng gắn chặt với an ninh quốc gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau Nội dung gắn QP&AN được thể hiện rất sâu sắc [61]

Một số nghiên cứu Cộng hòa Pháp, quan niệm quốc phòng theo nghĩa

rộng nhất, không chỉ là lĩnh vực của quân đội và chính quyền nhà nước màliên quan đến mọi công dân và mọi lĩnh vực hoạt động của nhà nước Cácnghiên cứu đã chỉ ra hệ thống giáo dục và GDQP được tổ chức chặt chẽ, toàndiện Hệ thống GDQP có một số trường trực thuộc chính phủ, có một sốtrường thuộc Bộ GD&ĐT Nội dung nghiên cứu rộng, bao quát nhiều lĩnhvực, từ chiến lược quốc phòng, chính sách quốc phòng, kinh tế quân sự đếnphát triển công nghiệp quốc phòng [61]

Một số nghiên cứu ở Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ (Mỹ) Ngày nay trước

tình hình mới, đối mặt với tình hình đa cực hóa thế giới, toàn cầu hóa kinh tế,mạng hóa thông tin, Mỹ càng coi trọng phổ cập tư tưởng GDQP mang màusắc riêng của Mỹ Giáo dục chủ nghĩa yêu nước là nội dung cốt lõi củaGDQP Ở đây cần phải chỉ rõ, sự khác biệt của nước Mỹ trong việc bồi dưỡng

tư tưởng yêu nước cho công dân, không tập trung sức chú ý vào khu vực cưtrú và quốc tịch, mà nặng về hệ thống tư tưởng có liên quan mật thiết với đờisống xã hội Nên khái niệm mà họ sử dụng không phải là "Tổ quốc”, "cốhương”, mà là "nước Mỹ”, "lối sống Mỹ” Chủ yếu là vì con đường phát triển

mà nước Mỹ đã trải qua tương đối ngắn, hình thành một quốc gia nhiều dântộc, những dân tộc đó đều coi nước Mỹ là quê hương mình [61]

Mỹ đã phổ cập yêu cầu GDQP, các đoàn thể và bộ máy chính quyền cáccấp phải coi chủ nghĩa yêu nước là động lực tinh thần của thế giới cường quyền,chỉ cần vì "quyền lợi nước Mỹ” là có thể sử dụng mọi thủ đoạn chính trị, kinh tế,quân sự, dân chúng phải biến chủ nghĩa yêu nước thành hành động cụ thể Giáodục quốc phòng ở Mỹ được tổ chức từ trường tiểu học Để làm tốt việc này,

Trang 20

nước Mỹ đặt ra một loạt tổ chức và bộ máy tương ứng, trong các trường tiểuhọc, trung học (mỗi trường trung học có một sĩ quan thường trú chuyên tráchthực hiện kế hoạch GDQP, công việc của người sĩ quan này do nhà trường vàphía quân đội cùng quản lý), đại học, xoay quanh vấn đề tâm lý đạo đức, mở cáckhóa học "lợi ích nước Mỹ trên hết”, khiến cho học sinh, sinh viên có bộ mặttâm lý đạo đức cần có, bồi dưỡng tâm lý đạo đức cho cả lính mới và lính cũ củalực lượng vũ trang Mỹ Trọng điểm của GDQP ở Mỹ là: “Yêu nước, biết phụctùng, trọng đoàn thể, chịu cống hiến”… do ở Mỹ người ta nói nhiều tới tự do,nhưng không lo phục tùng, không chịu cống hiến Các sĩ quan thường trú tại cáctrường đại học, cao đẳng có nhiệm vụ dạy cho sinh viên biết, phục tùng và cốnghiến là tố chất cần có của một con người hoàn chỉnh [61]

Một số nghiên cứu ở Nhật Bản, nhà nước thành lập các trung tâm

GDQP ở các quân khu để GDQP cho sinh viên và lực lượng bán vũ trang, mọinam công dân Nhật Bản phải trải qua chương trình GDQP cho thế hệ trẻ vàtham gia lực lượng bán vũ trang như là một nghĩa vụ công dân [61]

Một số nghiên cứu ở Hàn Quốc, chính phủ quy định nam giới trong độ

tuổi từ 18 đến 25 buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự tại các đơn vị bộ đội,tại đây sinh viên sẽ được trang bị kiến thức phần thực hành và luyện tập vềquân sự thời gian 3 tháng Trong chương trình của các trường đại học, quân

sự là các môn lựa chọn và trường chỉ dạy phần lý thuyết [61]

Ở Mailaixia, với hệ thống hơn 40 trung tâm GDQP, hàng năm sinh viên

được tổ chức và học tập tại các trung tâm GDQP với thời gian là 3 tháng, dogiảng viên các trường đại học và các sĩ quan quân đội đảm nhiệm” [61]

Nhìn chung, những nghiên cứu về QLGD và giáo dục QP&AN ở

nước ngoài cho thấy: các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chínhtrị xã hội, tiềm lực kinh tế giàu hay nghèo, diện tích lớn hay nhỏ, dân sốnhiều hay ít, dân tộc, tôn giáo… đơn dạng hay đa dạng, đều quan tâm đếnnền giáo dục, có triết lý của riêng họ, có tư tưởng coi trọng QP&AN màđặc biệt là giáo dục QP&AN cho sinh viên theo hai hình thức tổ chức quản

Trang 21

lý tập trung tại các trung tâm giáo dục QP&AN hay phân tán tại các cơ sởGD&ĐT theo chiến lược quốc phòng, phù hợp với điều kiện thực tế, vănhóa, chính trị, xã hội của mỗi nước

Ở Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dântộc ta đã luôn quan tâm tới việc giáo dục quân sự, quốc phòng cho nhân dân vàsinh viên, nhằm tăng cường sức mạnh tinh thần, biến thành sức mạnh quân sự

để chiến thắng kẻ thù xâm lược và đã xuất hiện những tác phẩm có ý nghĩaGDQP to lớn Bài thơ Nam quốc sơn hà (thời Lê Hoàn chống quân Tống năm

981 (Chữ Hán: 南國山河) Đây là bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam,được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam Là một trong haiáng văn kiệt tác có tư tưởng GDQP

Sách Binh gia diệu lý yếu lược hay còn gọi là Binh thư yếu lược là một

tác phẩm của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn về nghệ thuật quân sự gồmbốn quyển

Quyển 1: gồm 9 chương: Thiên tượng, Kén mộ, Chọn tướng, Đạo làmtướng, Kén luyện, Quân lễ, Tuyển người làm việc dưới trướng, Đồ dùng củabinh lính, Hiệu lệnh

Quyển 2: gồm 10 chương: Hành quân, Hướng đạo, Đồn trú, Tuầncanh, Quân tư, Hình thế, Phòng bị, Điểm về việc binh, Phép dùng giánđiệp, Dùng cách lừa dối

Quyển 3: gồm 7 chương: Liệu thế giặc, Quyết chiến, Đặt cờ, Dãchiến, Sơn chiến, Thủy chiến, Lâm chiến

Quyển 4: gồm 7 chương: Đánh thành, Giữ thành, Công thành, Xôngvây - ứng cứu, Lui đánh, Thắng và đặt phục, Phép nhận hạng

Trên phương diện nghiên cứu, đã có nhiều bài viết, đề tài các cấp, đềtài luận án tiến sĩ, sách tham khảo, bài báo khoa học nghiên cứu về các tácphẩm điển hình nêu trên và các tác giả khẳng định những vấn đề , nhữngnội dung có liên quan tới quốc phòng, quân sự, quân đội và GDQP choquân và dân ta thời đó

Trang 22

Tư tưởng Chiến tranh nhân dân là tên gọi một chiến lược quân sự tại

Việt Nam để chỉ chung các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổquốc do nhân dân Việt Nam tiến hành trong lịch sử, được hệ thống thành lýluận quân sự và quốc phòng trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp

và kháng chiến chống Mỹ Để thực hiện được tư tưởng chiến tranh nhân dân,điều tiên quyết mang tính quyết định là phải giáo dục QP&AN toàn dân màtrong đó giáo dục QP&AN cho học sinh, sinh viên là bộ phận cực kỳ quan trọng.Các tác phẩm, tư tưởng ra đời trước năm 1954 hầu hết là phản ảnh tư tưởng chủđạo của lực lượng lãnh đạo đất nước, trong việc giáo dục nhân dân tinh thần giữnước, cách thức đánh giặc giữ nước và thông điệp gửi địch quân được truyền lạicho hậu thế thông qua việc truyền miệng và được sưu tầm lại của các nhà nghiêncứu Tuy chưa có các tài liệu nói về tổ chức QLGD quốc phòng, chưa thấy có

mô hình tổ chức thực hiện chức năng quản lý GDQP trong giai đoạn lịch sử này,song nhiều nội dung đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong giáo dục QP&AN chohọc sinh, sinh viên trong tình hình mới hiện nay

Tác giả Phùng Khắc Đăng (2006), chủ biên sách Một số vấn đề về giáo dục

chủ nghĩa yêu nước, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho quân và dân ta trong thời kỳ mới [56] Tác phẩm là một công trình nghiên cứu công phu gồm ba

phần: Giới thiệu một số cơ sở lý luận - thực tiễn giáo dục chủ nghĩa yệu nước, xâydựng ý chí quyết chiến, quyết thắng; khảo cứu những kinh nghiêm giáo dục chủnghĩa yêu nước, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng của Viêt Nam và một sốquốc gia trên thế giới; đề xuất những giải pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xâydựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho quân và dân ta trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc XHCN thời kỳ mới Tác giả khẳng định “yêu nước là một giátrị văn hóa, tinh thần to lớn của dân tộc ta, là thành tố quan trọng, có vai trò quyếtđịnh tạo nên sức mạnh trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta nóichung Những nội dung bàn về giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xây dựng ý chíquyết chiến, quyết thắng cho quân và dân ta” trong cuốn sách đã phản ánh quanđiểm, tư tưởng GDQP ở thời hiện đại [56, tr.37]

Trang 23

Lê Minh Vụ (2009), chủ biên sách Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới [108] Là một tác phẩm chuyên khảo về tư duy bảo vệ Tổ quốc

trong thời bình, những yếu tố cấu thành và những chủ trương, biện pháp tạo nên sứcmạnh quốc phòng của đất nước trong tình hình mới, góp phần làm sáng, rõ hơn cơ

sở khoa học của việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, xácđịnh phương châm, phương hướng và đề xuất các giải pháp khả thi để xây dựngnền quốc phòng toàn dân, củng cố thế trận chiến tranh nhân dân; xây dựng ý thứcbảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN cho mọi người dân Việt Nam trong thời kỳ mới.Định hướng về con đường, biện pháp xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN cho mọi người dân Việt Nam trong thời kỳ mới các tác giả xác định “Chăm

lo xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốcphòng, an ninh, đối ngoại, làm cơ sở xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc XHCN chomọi người dân Việt Nam trong thời kỳ mới” [108, tr.249] Bàn về các hình thức,phương pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tác giả nhấn mạnh cần “Chăm lo xâydựng nền quốc phòng toàn dân và nền anh ninh nhân dân vững mạnh toàn diện, đặcbiệt quan tâm xây dựng ý thức quốc phòng, ý thức an ninh cho mọi người dân, nộidung quan trọng trong xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc XHCN cho mọi người dânViệt Nam trong thời kỳ mới” [108, tr.250]

Tác giả Nguyễn Bá Dương (2009), chủ biên sách Tư duy lý luận của Đảng ta về đổi mới GDQP trong tình hình hiện nay Tác phẩm đã đi sâu phân

tích sự phát triển của tình hình nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ xây dựng, củng

cố nền quốc phòng toàn dân, tăng cường tiềm lực, sức mạnh QP&AN và thựctrạng GDQP cho các đối tượng cán bộ, đảng viên và nhân dân để từ đó khẳngđịnh sự cần thiết phải đổi mới công tác GDQP, trước hết là đổi mới tư duy tronglãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng Đồng thời tác giả đã đề xuất một

số chủ trương, giải pháp đổi mới tư duy trong GDQP từ quan điểm chỉ đạo, nộidung chương trình, tổ chức quản lý, xây dựng đội ngũ đến công tác đầu tư cơ sởvật chất, trang bị kỹ thuật [47]

Bộ Quốc phòng (2009), Sách trắng quốc phòng Việt Nam Sách do Bộ

Quốc phòng Việt Nam công bố với toàn thế giới về những vấn đề cơ bản

Trang 24

của chính sách quốc phòng Việt Nam trong đó xây dựng nền quốc phòng toàndân, xây dựng Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ là những vấn đề then chốt.Các vấn đề được nêu trong Sách trắng về Quốc phòng Việt Nam nhằm góp phầntăng cường hiểu biết và xây dựng lòng tin giữa Việt Nam với các quốc gia kháctrong cộng đồng quốc tế Sách trắng cũng là tài liệu quan trọng để nâng cao hiểubiết về quốc phòng của đất nước cho công dân Việt Nam, góp phần làm chomọi công dân, cơ quan, đơn vị và tổ chức xã hội hiểu rõ hơn quyền lợi và tráchnhiệm của mình trong tham gia công cuộc củng cố quốc phòng vì sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân [20].

Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng (2010), sách Mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong ý thức người dân Việt Nam hiện nay Tác

phẩm đã tổng kết, bổ xung, phát triển Cương lĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam năm

1991, nghiên cứu, làm rỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của tám mối quan hệ cơ bản

là tám vấn đề lý luận mang tính thời sự cấp bách trong giai đoạn cách mang hiệnnay Góp phần làm rõ những vấn đề có liên quan đế nhận thức và giải quyết mốiquan hệ giữa xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc ViệtNam XHCN trong tình hình mới [73]

Quốc phòng – An ninh trong thời kỳ quá độ lên CHXH ở Việt Nam, do tác

giả Nguyễn Vình Thắng chủ biên, năm 2010 Nội dung cuốn sách có bốn phần:

1 (Chủ nghĩa Mac –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về QP&AN trong thời kỳ quá

độ lên CNXH 2 Quốc phòng trong lịch sử dân tộc Việt Nam trước khi có đảng

và của một số nước XHCN 3.Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về quốcphòng, an ninh trong thời kỳ qúa độ lên CNXN ở Việt Nam 4 Quốc phòng, anninh trong giai đoạn mới của thời kỳ qúa độ lên CNXN ở Việt Nam Bàn về xâydựng nền quốc phòng toàn dân các tác giả viết “Xây dựng nền quốc phòng toàndân, độc lập, tự chủ, tự cường, ngày càng hiện đại trên cơ sở kiên định mục tiêuđộc lập dân tộc gắn với CNXH, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để pháttriển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc” [102,tr.105, 106] Các tác giả còn nhấn mạnh phương hướng xây dựng nền quốc

Trang 25

phòng của đất nước trong giai đoạn mới của thời kỳ qúa độ lên CNXN là nềnquốc phòng toàn dân, với tính tự vệ tích cực, chính nghĩa Đó là nền quốc phòng

“toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự cường và ngày càng hiện đại Mục đíchcủa quốc phòng, an ninh là bảo vệ Tổ quốc XHXN, bảo vệ cuốc sống ấm no, tự

do, hạnh phúc của nhân dân” [102, tr.108] Các tác giả coi đây cũng là tính chấtcủa nền quốc phòng Việt Nam và đã chỉ ra nội dung xây dựng nền quốc phòngtoàn dân: Xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoahọc công nghệ, tiềm lực quân sự Mỗi tiềm lực có nội dung, yêu cầu cụ thể vàgiữa chúng có mối liên hệ mật thiết, tạo thành tiềm lực tổng hợp của nền quốcphòng toàn dân

Nguyễn Đình Minh (2015), Xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Nội dung tác phẩm có hai phần: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

XHCN trong tình hình mới và đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT trong quânđội Tác giả đã phân tích, làm rõ quan điểm của Đảng và Quân đội ta về bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới và đổi mới căn bản, toàn diệnGD&ĐT trong quân đội cả về lý luận và thực tiễn [86]

Đồng tác giả Nguyễn Đình Chiến và Văn Đức Thành (2016), sách Chiến tranh và hòa bình trong lịch sử và đương đại Tác phẩm đã tổng kết các vấn đề

chiến tranh và hòa bình trong lịch sử thế giới thời cổ đại, trung đại và cận đại.Vấn đề chiến tranh và hòa bình, trong lịch sử thế giới thời hiện đại Vấn đề chiếntranh và hòa bình ở Việt Nam, từ thời đại phong kiến cho đến nay Qua đó nhậndạng vấn đề chiến tranh và hòa bình trong thế giới đương đại, về thực tiễn nhậnthức, phương cách giải quyết vấn đề, cách thức xây dựng nền quốc phòng củacác quốc gia độc lập Hệ thống quan điểm lý luận, phương pháp xây dựng nềnquốc phòng toàn dân của Việt Nam từ nhận thức, giải quyết vấn đề chiến tranh

và hòa bình [42]

Qua tổng quan cho thấy, đã có nhiều tư tưởng và nghiên cứu về quốc phòng

và GDQP trong và ngoài nước Tuy tiếp cận ở các phương diện khác nhau, song

Trang 26

các nghiên cứu đều khẳng định vai trò, vị trí của công tác quốc phòng và GDQP,trong xây dựng tiềm lực, thế trận quốc phòng, an ninh và chiến lược bảo vệ tổ quốccủa mỗi quốc gia trong xây dựng tiềm lực, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninhnhân dân và chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử Quađó các tác giả cũng đã làm rõ được một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn củahoạt động GDQP, đề xuất một số biện pháp quản lý GDQP

1.2 Những nghiên cứu về giáo dục và quản lý giáo dục quốc phòng và

an ninh cho sinh viên

Trên phương diện nghiên cứu, đã có nhiều bài viết, đề tài các cấp, luậnvăn, luận án, sách tham khảo, sách chuyên khoa, báo cáo khoa học nghiên cứu

về vấn đề này có liên quan tới vấn đề nghiên cứu, có thể kế tới các nghiên cứutiêu biểu có liên quan đến đề tài:

1.2.1 Những nghiên cứu về giáo dục quốc phòng và

an ninh cho sinh viên

Đã có một số công trình nghiên cứu, bài biết về vai trò của giáo dụcQP&AN trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, giáo dục ý thức quốcphòng, an ninh cho cán bộ, học sinh, sinh viên các trường Đảng, trường đại học,cao đẳng và trung học

Sách “Nghị quyết Đại hội XII của Đảng với đổi mới công tác tư tưởng, lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng” (2016), đã tập hợp các bài

viết của các nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà giáo vànhững người làm công tác lý luận làm rõ những nội dung cơ bản, mới trongNghị quyết Đại hội XII của Đảng và việc quán triệt những nội dung đó vào việcnghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị, giáo dục QP&ANtrong các trường đại học, cao đẳng [58]

Tác giả Nguyễn Nhứt, Nâng cao chất lượng GDQP toàn dân trong giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Phòng Chính trị Quân khu 7, năm

Trang 27

2004 Tác giả đánh giá tình hình chất lượng GDQP toàn dân trên địa bàn Quânkhu 7, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng GDQP toàn dân trên địa bànQuân khu nói riêng và cả nước chung Tác giả đặc biệt quan tâm đến quản lýchất lượng nội dung giáo dục QP&AN toàn dân, trong đó có nội dung giáo dụcQP&AN cho sinh viên [89]

Tác giả Lê Minh Vụ (2006), Đổi mới GDQP trong hệ thống giáo dục quốc gia, Đề tài khoa học cấp Nhà nước Đề tài đã tập trung phân tích làm rõ những

vấn đề cơ bản về GDQP, đánh giá những thành tựu, hạn chế, yếu kém của côngtác GDQP cho các đối tượng và trên cơ sở phân tích sâu sắc sự phát triển của tìnhhình thế giới, khu vực, trong nước, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

đã đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao chất lượng GDQP cho cán bộ, đảngviên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đãxác định [107]

Tác giả Phạm Xuân Hảo (chủ nhiệm đề tài), Nguyễn Văn Cần, Hoàng Văn

Thanh; Học viện Chính trị Quân sự (2007) Đề tài khoa học cấp cơ sở Đổi mới GDQP trong hệ thống giáo dục quốc gia - Thực trạng và kinh nghiệm GDQP trong hệ thống giáo dục quốc gia Các tác giả đã mô tả thực trạng từ quản lý nhà

nước, đến quản lý nhà trường về GDQP trong hệ thống giáo dục quốc gia, phântích các ưu, khuyết điểm Đồng thời nêu hệ thống các kinh nghiệm cách quản lýhiệu quả giai đoạn 2002-2007, nhằm nhân rộng mô hình GDQP trong hệ thốnggiáo dục quốc gia [68]

Lê Văn Nghệ (2011), Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đồng bộ hóa công tác quốc phòng, an ninh ở các trường đại học, cao đẳng và trung tâm Giáo dục QP-

AN sinh viên, Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số B2009-18-16NV (2011) Tác giả đặc

biệt quan tâm đến việc đồng bộ giữa đầu tư cơ sở vật chất, CBQL, giảng viên vớichương trình, nội dung, phương pháp giáo dục QP&AN cho sinh viên ở cáctrường đại học, cao đẳng và trung tâm Giáo dục QP-AN [90]

Các tác phẩm trên đã khẳng định vai trò, vị trí, ý nghĩa của quốc phòng vàGDQP, trong xây dựng tiềm lực, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

Trang 28

và chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử Qua đó cáctác giả cũng đã làm rõ được một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn củahoạt động GDQP, đề xuất một số giải pháp quản lý giáo dục QP&AN, từ xácđịnh mục tiêu, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng bộ máy, tổchức thực hiện, kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá Qua tổng quan các côngtrình nghiên cứu đã có, nghiên cứu sinh đã tiếp thu được cách lập luận, lý giảicác khái niệm, lập luận các vấn đề, giả thích mộ luận điểm…để có thêm kinhnghiệm cho giả quyết nhiệm vụ nghiên cứu luận án củ mình.

Ngoài các sách, đề tài các cấp, luận án khoa học còn có thể kể đến nhiềubài tham luận khoa học, báo khoa học của các tác giả nghiên cứu luận bàn vềquản lý giáo dục QP&AN với các góc độ, mục tiêu, nội dung nghiên cứu khácnhau, có thể kể đến một số bài báo tiêu biểu trong những năm gần đây:

Tác giả Nguyễn Thiện Minh: Những vấn đề cơ bản cần tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy, học giáo dục QP&AN cho học sinh, sinh viên năm học 2012-2013 và những năm tiếp theo, Tạp chí Dân quân tự vệ Giáo dục quốc phòng, tháng 8, năm 2012, số 59 (103) [87] Tác giả Nguyễn Thành Công: Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng môn học giáo dục QP&AN cho học sinh, sinh viên tại Trung tâm Giáo dục QP&AN Đà Nẵng, Tạp chí Dân quân tự vệ Giáo dục quốc phòng, quý II, năm 2012 [41]

Tác giả Phạm Văn Dỹ, Công tác giáo dục QP&AN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của lực lượng vũ trang Quân khu 7, bài viết đăng

Kỷ yếu Hội thảo khoa học (2015), “Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về tăng cường QP-AN gắn với phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phía Nam trong tình hình mới”, Bộ Biên tập Tạp chí cộng sản và Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tổ chức

tại TP.HCM Tác giả đã khái quát vai trò của công tác QP&AN đối với yêu cầunhiệm vụ trong tình hình mới của lực lượng vũ trang Quân khu 7, đề xuất cácgiải pháp để nâng cao chất lượng quản lý và tổ chức giáo dục QP&AN trên địabàn Quân khu 7 về đối tượng, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức…

trong tình hình mới [48] Tác giả Hồ Sỹ Đàm, Công tác giáo dục QP&AN cho

Trang 29

sinh viên đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – thực trạng và giải pháp Tạp chí Giáo dục quốc phòng và an ninh số 34, quý III năm 2016 Bài

báo đã đề cập một số bất cập trong giáo dục QP&AN và đề xuất một số giảipháp trước mắt để hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục QP&AN cho sinh viên đạihọc, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM năm học 2017 – 2018 [59]

1.2.2 Những nghiên cứu về quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên

Nguyễn Đức Đăng (2011) Quản lý công tác giáo dục QP&AN cho sinh viên hệ chính quy tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Đề tài khoa học cấp Đại học

Quốc gia của tác giả đã đánh giá thực trạng quản lý công tác giáo dục QP&ANcho sinh viên hệ chính quy trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đạihọc Quốc gia Hà Nội Đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý giáo dụcQP&AN cho sinh viên hệ chính quy trường Đại học Khoa học xã hội và Nhânvăn, Đại học Quốc gia Hà Nội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lýmôn học, song đề tài chưa đưa ra được các giải pháp mang tính đồng bộ trongquản lý giáo dục QP&AN đối với sinh viên chuyên ngành [54]

Tác giả Hoàng Văn Tòng, Quản lí giáo dục QP-AN cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới, Luận án tiến sĩ (2015) Đây là một

nghiên cứu toàn diện cả lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất nhiều giải phápmang tính khoa học và tổng thể từ QLNN đến quản lý nhà trường, về giáo dụcQP&AN cho sinh viên các trường đại học Việt Nam Tuy nhiên đây là đề tàinghiên cứu trong phạm vi cả nước và trước khi Luật Giáo dục QP&AN có hiệu lực[103]

Đồng Thế Hiển (2016), Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên giáo dục QP&AN các trường đại học, luận án tiến sĩ (2016) Đây là một

nghiên cứu khá toàn diện cả lý luận và thực tiễn về quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ

sư phạm cho giảng viên giáo dục QP&AN các trường đại học, tác giả khẳngđịnh chất lượng giảng dạy QP&AN phụ thuộc vào trình độ, năng lực của đội ngũ

Trang 30

giảng viên Trình độ, năng lực của giảng viên chỉ được hình thành thông qua quátrình đào tạo và bồi dưỡng Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên giáodục QP&AN các trường đại học là quá trình bổ sung tri thức và kỹ năng cầnthiết, nhất là tri thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, đồng thời với tri thức và kỹnăng quân sự, quốc phòng, an ninh và bản lĩnh chính trị đáp ứng yêu cầu giảngdạy giáo dục QP&AN trong tình hình mới Qua nghiên cứu, luận án đã đề xuấtnhiều giải pháp mang tính khoa học và tổng thể về quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ

sư phạm cho giảng viên giáo dục QP&AN các trường đại học [70]

Nguyễn Đức Đăng (2016), Quản lý hoạt động giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể, luận án

tiến sĩ (2016) Đây là một nghiên cứu khá toàn diện cả lý luận và thực tiễn về quản

lý hoạt động giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học theo tiếpcận quản lý chất lượng tổng thể, tác giả khẳng định chất lượng hoạt động giáo dụcQP&AN phụ thuộc vào tnăng lực quản lí tổng thể ở các cơ sở giáo dục đại học.Theo tác giả “Quản lý chất lượng tổng thể là một phương thức quản lý mà tổ chứclấy chất lượng làm trung tâm, lấy sự tham gia của các thành viên làm cơ sở, mụcđích là đạt được thành công lâu dài thông qua việc làm hài lòng khách hàng và làmlợi cho tất cả thành viên trong tổ chức cũng như trong xã hội” [55, tr.17]

Bài báo “Quản lý giáo dục QP&AN ở trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trong bối cảnh mới” của tác giả Phạm Thanh Sơn, đăng Tạp chí

Thiết bị Giáo dục, số 120 tháng 8/2015 Nội dung bài báo đã khái quát những nétchính về tình hình giáo dục QP&AN ở trường đại học hiện nay và đề xuất 5 biệnpháp Quản lý giáo dục QP&AN ở trường Đại học Tài nguyên và Môi trường HàNội trong bối cảnh mới: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dụcQP&AN cho CBQL, giảng viên và sinh viên; xây dựng đội ngũ CBQL, giảngviên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và hợp lý về cơ cấu; đổi mới nội dungchương trình, phương pháp dạy học giáo dục QP&AN phù hợp với mục tiêu,yêu cầu đổi mới giáo dục; tăng cường đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và

Trang 31

ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông trong dạy học giáo dục QP&AN; lựclượng thực hiện giáo dục QP&AN Trong đó tác giả cho rằng để có lực lượngtham gia giáo dục QP&AN cần phải “Nâng cấp bộ môn giáo dục QP&AN, pháthuy cao độ vai trò trách nhiệm của các tổ chức chỉ huy, lãnh đạo ở bộ môn giáodục QP&AN; tăng cường quản lý sự phối hợp các lực lượng, tạo ra sự đồng bộtrong quản lý giáo dục QP&AN” [98, tr.63, 64]

Cù Hạnh Tâm – Nguyễn Thị Diễm Hằng (2016), “Nâng cao chất lượng công tác giáo dục QP-AN cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 381, kỳ 1, 5/2016, tr.7-9 ) Bài báo

đã đặt vấn đề “Môn học giáo dục QP-AN trang bị cho sinh viên biết và hiểu đượcmột số qui định trong môi trường quân đội, định hướng cho sinh viên làm việc theonguyên tắc, kỷ cương Đồng thười qua môn học này, tạo những cơ hội thiết thực chothế hệ trẻ tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, rèn luyện và hoàn thiện bản thân thôngqua các giờ học thực hành trên thao trường (99, tr.7) Để nâng cao chất lượng giáodục QP-AN cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn hiện nay, cáctác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu: Kiện toàn khâu tổ chức lớp học với sôlượng phù hợp để tham gia học tập môn giáo dục QP-AN; thường xuyên đổi mới nộidung, hình thức phương pháp giảng dạy môn học môn giáo dục QP-AN cho họcsinh, sinh viên học viên trong các nhà trường của hệ thống giáo dục quốc dân theohướng dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, giáo viên giảng dạy học phần giáo dục QP-AN ở các trường đại học caođẳng; củng cố kiện toàn Hội đồng giáo dục QP-AN các cấp [99, tr.63, 64]

Nhìn chung quan tổng quan các công trình nghiên cứu, các tác giả đã mô tảthực trạng từ QLNN, đến quản lý nhà trường về GDQP trong hệ thống giáo dụcquốc gia, phân tích các ưu, khuyết điểm Đồng thời có tác giả đã nêu các kinhnghiệm cách quản lý hiệu quả giáo dục QP&AN, nhằm nhân rộng mô hìnhGDQP trong hệ thống giáo dục quốc gia Các đề tài nêu trên đã tập trung nghiêncứu làm rõ được một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của giáo dụcQP&AN, khẳng định vai trò, vị trí, ý nghĩa của quốc phòng và GDQP trong xây

Trang 32

dựng tiềm lực, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và chiến lược bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam trong từng mặt, từng nơi, từng giai đoạn lịch sử Qua đócác tác giả cũng đề xuất một số giải pháp quản lý giáo dục QP&AN, từ xác địnhmục tiêu, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng bộ máy, tổ chứcthực hiện, kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá , mà tập trung là các giải phápquản lý và nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN

Các bài báo khoa học đã tập trung phản ảnh làm rõ được một số vấn đề cơbản về thực trạng, nguyên nhân, bất cập của hoạt động giáo dục QP&AN Đồngthời, khẳng định vai trò, vị trí, ý nghĩa của quốc phòng và QP&AN trong xâydựng tiềm lực, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và chiến lược bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam trong từng mặt, từng nơi, từng giai đoạn lịch sử Qua đócác tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý và nâng cao chất lượng giáo dụcQP&AN cho sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng, thông qua xác địnhmục tiêu, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng bộ máy, tổ chứcthực hiện, kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá

Qua các công trình nghiên cứu đã tổng quan có liên quan tới đề tài ở nhiều phương diện với nhiều cách tiếp cận và nội dung khá phong phú Nhưng đến nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống về quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM với tư cách là một công trình nghiên cứu độc lập

2 Khái quát các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận

án tiếp tục giải quyết

2.1 Khái quát các công trình đã công bố

Nhìn chung, các nước trên thế giới và Việt Nam đều quan tâm đếnGDQP, có thể khái quát như sau:

Một là, một số tác giả, công trình nghiên cứu về tổ chức hoạt động giáo dục Các công trình nghiên cứu đó đã cho biết, hiện nay trên thế giới

đang tồn tại 3 dạng hình thức tổ chức hoạt động GDQP cho học sinh, sinhviên như đã nêu trong luận án Do đó trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ

Trang 33

quốc, hầu hết các quốc gia đều coi trọng nâng cao ý thức quốc phòng cho thế

hệ trẻ ngay khi họ còn trên ghế nhà trường

Hai là, một số tác giả, công trình đã tập trung nghiên cứu về nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN về nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục… Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục QP&AN cho

sinh viên như: Đề xuất sửa đổi chương trình QP&AN; hoàn thiện mô hình hoạtđộng ngoại khóa theo nguyên lý giáo dục QP&AN là: học đi đôi với hành, lýluận gắn liền với thực tiễn, giáo dục kết hợp với rèn luyện kỹ năng và kỷ luật,trung tâm QP&AN gắn liền với đơn vị quân đội; tăng cường đổi mới phươngpháp giáo dục Một số tác giả nghiên cứu vấn đề quản lý và nâng cao chất lượnggiáo dục QP&AN theo hướng đồng bộ hóa các khâu, các yếu tố của giáo dụcQP&AN Đây cũng là một trong những gợi ý để luận án này tập trung nghiêncứu quản lý giáo dục QP&AN

Ba là, một số tác giả, công trình nghiên cứu GDQP với phạm vi rộng và trong mối quan hệ với chiến lược quân sự, quốc phòng của quốc gia Nội dung,

con đường giáo dục GDQP cho các đối tượng trong đó có học sinh, sinh viênphải gắn liền với học thuyết quân sự, đường lối đối nội, đối ngoại và chiến lượcQP&AN của mỗi nước Từ vấn đề này luận án có thể tham khảo trong việc cảitiến hoàn thiện chương chương, nội dung giáo dục GDQP hiện hành

Bốn là, một số tác giả nghiên cứu việc tổ chức, quản lý giáo dục QP&AN

nói chung và tổ chức các trung tâm GDQP Trong đó vấn đề quy hoạch, đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ CBQL, giảng viên giáo dục QP&AN đáp ứng yêu cầu về số

và chất lượng là một nội dung quản lý Từ đó để nghiên cứu sinh kế thừa kết quảnghiên cứu đó trong việc xác định các nội dung quản lý giáo dục QP&AN phùhợp với các trường đại học Hoàn chỉnh mô hình trung tâm giáo dục QP&AN,thông qua việc ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dụcQP&AN” thống nhất trong cả nước

Năm là, về quản lý cơ sở giáo dục QP&AN cho sinh viên Tăng cường, bổ

sung xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học đồng bộ cho các trung tâmgiáo dục QP&AN, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN cho sinh viên

Trang 34

Ngoài ra, một số tác giả, công trình nghiên cứu QLNN về giáo dục

QP&AN và đề xuất các biện pháp tăng cường QLNN về giáo dục QP&AN chosinh viên: Cần nâng cao nhận thức về giáo dục QP&AN cho đội ngũ CBQL giáodục, thông qua việc bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng; hoàn chỉnh

hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, phân cấp quản lý, xác định vai trò, tráchnhiệm của các chủ thể quản lý trong hệ thống QLNN về giáo dục QP&AN chosinh viên Hoàn chỉnh mô hình QLNN về giáo dục QP&AN cho sinh viên; thanhtra, kiểm tra, đánh giá kết quả QP&AN cho sinh viên… đưa hoạt động giáo dụcQP&AN cho sinh viên vào nền nếp Nhưng các công trình nghiên cứu đã tổngquan chưa bàn tới các mối quan hệ của QLNN và quản lý nhà trường trong hoạtđộng giáo dục QP&AN cho sinh viên

Qua các công trình nghiên cứu đã tổng quan, có thể nhận thấy đến nay chưatìm thấy một nghiên cứu cơ bản, hệ thống, chuyên sâu về quản lý giáo dục QP&ANcho sinh viên trên địa bàn TP.HCM với tư cách là một nghiên cứu độc lập

2.2 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

Vấn đề giáo dục QP&AN cho sinh viên có thể tiếp cận và nghiên cứu trên

nhiều bình diện khác nhau, dựa trên mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của

luận án là Quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn TP.HCM trong tình hình mới, xác định một số vấn đề cần được nghiên cứu

giải quyết trong giới hạn nghiên cứu của đề tài này là:

- Nghiên cứu cụ thể hóa lý luận về QLNN, quản lý nhà trường về giáodục vào quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học ở địa bàn

cụ thể là TP.HCM để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài Cụ thể: Xây dựng cáckhái niệm trung tâm của đề tài làm tiền đề lý luận cho việc giải quyết nhữngvấn đề tiếp theo của luận án đúng nội dung, giới hạn nghiên cứu của đề tài.Xác định các nội dung quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên làm cơ sở choviệc khảo sát đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu Chỉ ra các yếu tố tácđộng tới quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học trên địa

Trang 35

bàn TP.HCM trong tình hình mới, làm rõ vấn đề tình hình mới và những vấn

đề đang đặt ra đối giáo dục QP&AN cho sinh viên, từ đó có cơ sở cho việcđánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý phải tính tới những tácđộng của các yếu tố đó

Khảo sát, đánh giá thực trạng và chỉ ra nguyên nhân của giáo dụcQP&AN và quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên ở các trường đại học trênđịa bàn TP.HCM; trong đó nêu ra tổ chức, hệ thống các cơ sở, các trung tâm,các đơn vị liên kết giáo dục QP&AN cho sinh viên, là một cơ sở cho việc xáclập các biện pháp quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên các trường đại họctrên địa bàn TP.HCM

Xác định những yêu cầu đối với hoạt động giáo dục và quản lý giáodục QP&AN cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM, đề xuất

hệ thống biện pháp quản lý giáo dục QP&AN cho sinh viên các trường đạihọc trên địa bàn TP.HCM có hiệu quả; trong đó có đề xuất những hướng vàsửa đổi cụ thể về chương trình giáo dục QP&AN cho sinh viên; đổi mới môhình và tổ chức hoạt động của các trung tâm giáo dục QP&AN cho sinh viên,cũng là những điểm mới của luận án

Kiểm chứng thông qua khảo nghiệm, thử nghiệm tính cần thiết, tínhkhả thi của các biện pháp được đề xuất trong thực tiễn hoạt động giáo dụcquản lý QP&AN cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM trongtình hình mới

Trang 36

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG TÌNH HÌNH MỚI

1.1 Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học

1.1.1 Khái niệm Quốc phòng và an ninh, Giáo dục Quốc phòng và an ninh cho sinh viên

1.1.1.1 Khái niệm Quốc phòng và an ninh

Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể cáchoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoahọc của nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàndiện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự nòng cốt, nhằm giữ vững hoà bình,đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắngchiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, mọi quy mô

An ninh quốc gia được hiểu là sự ổn định trong quan hệ chính trị giữa cácgiai cấp, khẳng định vị trí lãnh đạo của giai cấp cầm quyền đối với các giai cấpkhác và vị trí độc lập, tự chủ của chính quyền nhà nước đối với các nhà nướckhác trên thế giới An ninh quốc gia bao gồm sự ổn định của hai mặt, hai nộidung đối nội, đối ngoại và mối quan hệ giữa đối nội và đối ngoại; nó phản ánhquan hệ chính trị trong phạm vi một quốc gia và quan hệ chính trị quốc tế

Từ sự phân tích trên có thể khái quát: QP&AN là một phạm trù chỉ những vấn đề lý luận, tư tưởng quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo và thực tiễn xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân

Quốc phòng và an ninh là những lĩnh vực bao gồm những vấn đề lý luận,

tư tưởng quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam

luôn củng cố và tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổquốc; thực hiện chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bao gồm đất liền, đảo,quần đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời; sử dụng các biện pháp chính đáng,

Trang 37

thích hợp để ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu và hành động xâmlược bằng bất kỳ hình thức nào Quan điểm sức mạnh tổng hợp đòi hỏiQP&AN phải dựa vào nội lực là chính, từ tiềm lực và sức mạnh vốn có củacác địa phương, các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, trong sự kết hợp vớingoại lực, với tiềm lực bên ngoài Tiềm lực tổng hợp là yếu tố cơ bản, khôngnhững để tăng cường QP&AN một cách vững chắc, mà còn nhằm phát triểnbền vững, đặc biệt là cho phép giải quyết thỏa đáng vấn đề chiến tranh và hòabình Tư tưởng làm thay, làm hộ, chỉ dựa vào tiềm lực bên ngoài mà thiếuphát huy tiềm lực tổng hợp, không khơi dậy sức mạnh tiềm tàng của tình yêuquê hương đất nước, truyền thống đoàn kết cộng đồng,…chỉ làm suy giảmkhả năng tăng cường QP&AN Điều quan trọng là phải làm thế nào để có thểkhơi dậy, phát huy và quy tụ được tiềm lực tại chỗ, tiềm năng của cả dân tộcvào nhiệm vụ củng cố QP&AN Đồng thời, việc phát huy cao độ nội lực cầngắn với thời cơ tranh thủ mọi nguồn lực bên ngoài, kết hợp sức mạnh dân tộc

và thời đại, phát triển bền vững đất nước thì mới tạo nên sức mạnh tổng hợpcủa nền quốc phòng toàn dân ở Việt Nam, đủ sức giải quyết những tình huốngchiến lược của đất nước liên quan đến vấn đề chiến tranh và hòa bình

Quốc phòng và an ninh gồm những vấn đề thực tiễn xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân Đó là việc tổ chức các khu

vực phòng thủ, kết hợp các hoạt động kinh tế với bảo đảm QP&AN, tổ chứcxây dựng lực lượng vũ trang với ba thứ quân và sẵn sàng chiến đấu của quân

đội, duy trì trật tự và an toàn xã hội, trấn áp tội phạm…

1.1.1.2 Khái niệm Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học

Bồi dưỡng kiến thức QP&AN là hoạt động nhằm trang bị, nâng cao kiếnthức về QP&AN, kỹ năng quân sự cho các đối tượng trong các cơ quan, tổ chức;trang bị một số kiến thức về QP&AN cho chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo

Phổ biến kiến thức QP&AN toàn dân là hoạt động nhằm tuyên

truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về QP&AN cho toàn dân và một số đốitượng đặc thù

Trang 38

Theo Từ điển Giáo dục học, thuật ngữ “giáo dục” được giải nghĩa là:

“Hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác độngnhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống,bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng , giúp hình thành và pháttriển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bịcho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội” [106, tr.106]

Là một bộ phận cấu thành của Giáo dục nhà trường nói chung, Giáo dục QP&AN trong nhà trường là hoạt động nhằm tác động có hệ thống đến sự

phát triển ý thức của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc;trang bị kiến thức về QP&AN; kỹ năng quân sự cho học sinh, sinh viên từtrung học phổ thông đến đại học và học viên các trường của cơ quan nhànước, tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

Giáo dục QP&AN cho sinh viên là một yêu cầu đặt ra trong mục tiêuđào tạo của các cơ sở GDĐH góp phần hình thành và phát triển toàn diệnnhân cách con người mới XHCN cho sinh viên Đảng ta nêu rõ tại Văn kiệnĐại hội Đảng lần thứ XII: “Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáodục nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cáccấp, các ngành, của mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân đối với nhiệm

vụ bảo vệ Tổ quốc” [52, tr.152]

Để giáo dục QP&AN đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trongtình hình mới, ngày 19/6/2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Giáo dụcQP&AN, trong đó Điều 4 ghi rõ mục tiêu giáo dục QP&AN “Giáo dục cho công dân

về kiến thức QP&AN để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước vàgiữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiệnnhiệm vụ QP&AN, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” [97, tr.11]

Giảng dạy giáo dục QP&AN trong nhà trường cần quán triệt sâu sắcnguyên lý giáo dục chung: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao độngsản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội Trong giảng dạy giáo dục QP&AN,các vấn đề lý luận và thực tiễn phải được giảng viên trình bày một cách thống

Trang 39

nhất Lý luận giáo dục QP&AN thường xuyên liên hệ chặt chẽ với thực tiễn

xã hội, thực tiễn giáo dục, phản ánh kịp thời sự biến đổi của đời sống kinh tế

xã hội và an ninh quốc gia

Từ những nội dung cơ bản trên và thực tiễn giáo dục QP&AN cho sinh

viên có thể hiểu: Giáo dục QP&AN cho sinh viên là quá trình tác động có hệ thống với mục tiêu, nội dung, hình thức tuyên truyền, truyền thụ kiến thức, rèn luyện nhằm nâng cao nhận thức và những kỹ năng quân sự cần thiết theo mục tiêu, yêu cầu của môn học.

Theo Luật Giáo dục QP&AN thì giáo dục QP&AN là dạy, học về QP&AN trong nhà trường, bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng

và phổ biến kiến thức QP&AN toàn dân, nhằm góp phần thực hiện quyền và

nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là bộphận hợp thành của nền giáo dục quốc gia, là nội dung cơ bản trong xây dựngnền quốc phòng toàn dân, nhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàndiện, có đạo đức, có sức khỏe và kiến thức QP&AN, kỹ năng quân sự cầnthiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân

Thực chất của giáo dục QP&AN cho sinh viên ở trường đại học là dạy, học về môn học giáo dục QP&AN trong nhà trường Điều 12 Luật Giáo dục

QP&AN xác định rõ: “Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường cao đẳngnghề, cơ sở GDĐH là một môn học chính khóa” [97, tr.15]

Dạy học môn giáo dục QP&AN cho sinh viên là hoạt động cốt lõi,

trung tâm của nhà trường, chi phối tất cả các hoạt động khác trong nhàtrường Hoạt động dạy học thực hiện các nhiệm vụ: làm cho người học nắmvững tri thức QP&AN, quân sự một cách có hệ thống cơ bản, phát triển tưduy độc lập sáng tạo Hoạt động này làm hình thành ở sinh viên thế giới quankhoa học, lòng yêu tổ quốc, yêu CNXH, từ đó hình thành động cơ học tậpmôn học và định hướng hoạt động của người học

Hoạt động giáo dục QP&AN cho sinh viên gồm hai hoạt động là hoạt

động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên Hai hoạt động này

Trang 40

vừa có mối quan hệ biện chứng với nhau vừa có tính độc lập tương đối, cùnghướng tới thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của quá trình dạy học đã các định.

Hoạt động dạy: Tổ chức thực hiện hoạt động dạy từ thiết kế được hoạtđộng dạy của mình, dự trù được các tác động chỉ đạo hoạt động học của ngườihọc; đề ra mục đích, yêu cầu học tập của người học Trong quá trình đó giáoviên phải tạo sự hứng thú học tập của người học, phải hướng dẫn người học tựchiếm lĩnh kiến thức bằng sự tự giác, tích cực, chủ động Theo dõi, kiểm tra,đánh giá kết quả học tập của người học, qua đó điều chỉnh những sai sót củangười học cũng như trong quá trình dạy học của mình

Hoạt động học: Xây dựng động cơ, thái độ trách nhiệm học tập mônhọc đúng đắn cho sinh viên Sinh viên tiếp nhận nhiệm vụ học tập do giảngviên đề ra với tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo, tự giác; tiến hành thựchiện nhiệm vụ học tập theo kế hoạch, tiến trình của quá trình dạy học, học tập

đã xác định Sinh viên Tự kiểm tra, đánh giá quá trình nhận thức của mình đểcó sự điều chỉnh phù hợp

Mục tiêu giáo dục QP&AN cho sinh viên: Giáo dục QP&AN là bộ phận

hợp thành của nền giáo dục quốc dân, là nội dung cơ bản trong xây dựng nềnquốc phòng toàn dân, nhằm góp phần giáo dục sinh viên phát triển toàn diện,có đạo đức, có sức khỏe và kiến thức QP&AN, kỹ năng quân sự cần thiết đểtham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và hoànthiện mục tiêu đào tạo

Nhiệm vụ giáo dục QP&AN cho sinh viên: Giáo dục cho sinh viên về

kiến thức QP&AN để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước

và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giácthực hiện nhiệm vụ QP&AN, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Nội dung giáo dục QP&AN cho sinh viên: Truyền thống chống giặc

ngoại xâm, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; đường lối, quan

điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về QP&AN; những kiến thức cần thiết về

độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; âm mưu,

Ngày đăng: 14/11/2017, 14:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w