Theo nhiều chuyên gia, một trong những căn nguyên của tình trạng này là do học sinh, sinh viên ít được trang bị kỹ năng sống, kỹ năng mềm để xử lý, giải quyết, thích nghi với cuộc sống
Trang 11.TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
2.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Một trong những nguyên lí giáo dục cơ bản của đất nước chúng ta là giáo dục con người toàn diện Nhiệm vụ của hệ thống giáo dục Việt Nam là đào tạo, bồi dưỡng học sinh cả đức lẫn tài Học sinh đến trường không chỉ để học chữ, hay chỉ để trang bị cho mình vốn tri thức cần thiết cho hành trang nghề nghiệp mai sau mà còn để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống, và hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp, tiêu biểu cho con người Việt Nam Hiểu theo nghĩa truyền thống, học trước tiên là để làm người hay như câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” Như vậy, nhà trường phải thực hiện nhiệm vụ kép vừa dạy chữ vừa dạy cách làm người cho học sinh, nghĩa là vừa trang bị cho các em kiến thức để hòa nhập, để mưu sinh, đề tiếp tục học lên bậc cao hơn vừa hình thành nhân cách, đạo đức để các em trở thành người tốt, có ích cho xã hội, cho đất nước
Bác Hồ đã từng nói:
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
Để đảm bảo được nhiệm vụ trồng người thì mỗi giáo viên phải có nhiệm
vụ đào tạo nên những con người có đức, có tài cho xã hội Bởi thế nhiệm vụ của mỗi người không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về tự nhiên, xã hội
mà còn phải xây dựng và hình thành cho các em ý thức tự chủ, tinh thần trách nhiệm cao ngay từ nhỏ… Nói cách khác, giáo viên vừa dạy chữ, vừa dạy cách làm người cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường
Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo học sinh theo mục đích giáo dục toàn diện Giáo viên vừa là thầy, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em Từ đó mới có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình Qua đó rút ra được những kinh nghiệm của mình trong công tác
Trang 2giáo dục kĩ năng sống cho các em Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn
Đó chính là lí do mà tôi chọn đề tải : “Một số kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh”
3 CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Nói đến kỹ năng sống là nói đến khả năng thích nghi với cuộc sống của mỗi một cá nhân Cá nhân đó phải biết vận dụng những hiểu biết của mình trong cuộc sống và có những hành động, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội Trong mỗi lĩnh vực, phạm vi của cuộc sống đòi hỏi mỗi cá nhân phải có những kỹ năng riêng Từ các em nhỏ bậc mầm non đến các cụ cao niên đều cần có những kỹ năng để ứng phó với cuộc sống.Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm cần thiết
Để có cơ sở giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, sau đây là một số nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông mà bản thân tôi tâm đắc nhất (trích trong tập sách Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông _ nxb Giáo dục), đó là:
1 Kĩ năng tự nhận thức.
Tự nhận thức là tự mình nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân
Kĩ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình, như
cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,…của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng
Tự nhận thức là một KNS rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm thông được với người khác Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con người mới có thể cớ những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội Ngược lại, đánh giá không đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác
Trang 3Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp với người khác
2 Kĩ năng thể hiện sự tự tin
Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy
có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ
Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống
Kĩ năng thể hiện sự tự tin là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thương lượng, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm
3 Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết
Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác Kĩ năng này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình- nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống Kĩ năng này cũng giúp kết thúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng
Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiếm soát cảm xúc Người có kĩ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với mong đợi của những người khác, có cách ứng xử khi làm việc cùng và ở cùng với
Trang 4những người khác trong một môi trường tập thể, quan tâm đến những điều người khác quan tâm và giúp họ có thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính đáng
4 Kĩ năng hợp tác.
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung
Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiêu quả với những thành viên khác trong nhóm
Biểu hiện của người có kĩ năng hợp tác:
- Tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm; tôn trọng những quyết định chung, những điều đã cam kết
- Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm
- Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm
- Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm
vụ đã được phân công Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình hoạt động
- Biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung
- Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm, về những sản phẩm do nhóm tạo ra
Có kĩ năng hợp tác là một yêu cầu quan trọng đối với người công dân trong một
xã hội hiện đại, bởi vì:
- Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng Sự hợp tác trong công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ,
Trang 5tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung
Trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều phụ thuộc vào nhau, ràng buộc lẫn nhau; mỗi người như một cái chi tiết của một cỗ máy lớn, phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể hành động đơn lẻ
Kĩ năng hợp tác còn giúp cá nhân sống hài hòa và tránh xung đột trong quan hệ với người khác
Để có được sự hợp tác hiệu quả, chúng ta cần vận dụng tốt nhiều KNS khác như: tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, đảm nhận trách nhiệm, ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn, kiên định, ứng phó với căng thẳng…
5 Kĩ năng kiên định:
Kĩ năng kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lí do dẫn đến sự mong muốn đó Kiên định còn là khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hòa được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người khác
Kiên định khác với hiếu thắng, nghĩa là luôn chỉ nghĩ đến quyền và nhu cầu của bản thân, bằng mọi cách để thỏa mãn nhu cầu của mình, không quan tâm đến quyền và nhu cầu của người khác
Thể hiện tính kiên định trong mọi hoàn cảnh là cần thiết song cần có cách thức khác nhau để thể hiện sự kiên định đối với từng đối tượng khác nhau
Khi cần kiên định trước một tình huống/ vấn đề, chúng ta cần:
Nhận thức được cảm xúc của bản thân
Phân tích, phê phán hành vi của đối tượng
Khẳng định ý muốn của bản thân bằng cách thể hiện thái độ, lời nói và hành động mang tính tích cực, mềm dẻo, linh hoạt và tự tin
Từ các nội dung của các kĩ năng sống nêu trên, các thầy cô giáo cần có các phương pháp thích hợp để giúp học sinh tiếp thu và ứng dụng vào cuộc sống
Trang 64.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trong trường học, lâu nay chúng ta nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người Nếu chúng ta dạy người thật tốt thì công dân đó sẽ có ý thức tự học suốt đời, sẽ trở thành những công dân có ích
Việc thiếu kỹ năng sống đã khiến một bộ phận giới trẻ hiện nay sống lệch lạc Biểu hiện tiêu cực trong một số bộ phận học sinh như đánh chửi nhau hay thái độ lạnh lùng vô cảm trước nỗi đau của người khác; ỷ lại, thiếu thích nghi, thiếu nghị lực sống vươn lên… ngày càng trầm trọng Hiện tượng học sinh đến lớp không học mà chỉ làm việc riêng, hoặc mang điện thoại di động đến lớp trong giờ học ngồi nhắn tin bậy bạ…Dư luận cho rằng vấn đề đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh, sinh viên đang bị xuống cấp, đang bị tác động, bào mòn bởi các giá trị lệch chuẩn Theo nhiều chuyên gia, một trong những căn nguyên của tình trạng này là do học sinh, sinh viên ít được trang bị kỹ năng sống, kỹ năng mềm để xử lý, giải quyết, thích nghi với cuộc sống
Trình trạng học sinh đến trường ít được trang bị kĩ năng sống là do nhiều nguyên nhân, trong đó nổi cộm lên các nguyên nhân sau :
- Nội dung kiến thức sách giáo khoa quá tải, chưa thu hút học sinh, học sinh nặng về học bài, ghi nhớ kiến thức, dẫn đến các em lười học
- Giáo viên dạy trên lớp còn nặng về lí thuyết, ít tạo cơ hội cho các em thực hành
- Hiệu quả việc giáo dục thông qua những bài học đạo đức, Giáo dục công dân trên lớp còn mờ nhạt, do vậy không chuyển hóa được thành ý thức để mỗi học sinh lại có ý thức cao hơn nữa trong việc vận dụng những hiểu biết trở thành kỹ năng và thiếu thời gian để rèn luyện
- Trong gia đình, bố mẹ mải mê kiếm sống, lơ là quản lý, giáo dục con cái,
để các em có những hành vi sai trái …
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã có sự quan tâm lớn, chỉ đạo đưa nội dung giảng dạy về kỹ năng sống vào các nhà trường từ bậc học mầm non điển hình là phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Tuy nhiên, để công tác giảng dạy kỹ năng sống cho các
em đạt hiệu quả, muốn thu hút được sự quan tâm và nhiệt tình tham gia của các
Trang 7em, phương thức sinh hoạt phải đổi mới, hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của các em Có như thế, những sinh hoạt tập thể, những hoạt động ngoại khóa, những thông điệp truyền tải kỹ năng sống mới có thể đạt hiệu quả mong đợi
` 5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Từ những thực trạng nêu trên, là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn bám sát lớp, cố gắng truyền đạt những kĩ năng sống cho học sinh thông qua những giải pháp là giúp các em nhận thức và vận dụng các kĩ năng sống vào cuộc sống
Để giúp học sinh nhận thức được một số kĩ năng nêu trên (Phần cơ sở lí luận), bằng các biện pháp thể hiện qua các tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, 15 phút đầu giờ, tiết sinh hoạt cuối tuần, tiết sinh hoạt dưới cờ và lồng ghép trong tiết dạy bộ môn của mình lần lượt theo các trình tự sau:
1 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của tất cả các khối lớp ở cấp trung học cơ sở đều theo trình tự chủ điểm các tháng của năm học; tùy từng nội dung chủ điểm mà GVCN có thể lồng ghép giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh; cụ thể như sau:
-Tháng 9: Truyền thống nhà trường: Giáo dục học sinh tự giác chấp hành đúng nội quy, kỉ luật của trường, của lớp, ra sức học tập, rèn luyện để bảo vệ và vun đắp truyền thống tốt đẹp của trường
-Tháng 10: Chăm ngoan học giỏi: Rèn luyện kĩ năng điều khiển, tự quản hoạt động học tập và kĩ năng trình bày, trao đổi ý kiến trước tập thể
-Tháng 11: Tôn sư trọng đạo: Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo
-Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn: Giúp học sinh biết giữ gìn và phát huy truyền thống cha anh bằng hành động: kỉ luật tốt, học tập tốt
-Tháng 1 & tháng 2: Mừng Đảng, đón xuân: Giáo dục học sinh tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng Biết tôn trọng, giữ gìn bảo vệ
Trang 8và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa của dân tộc mình
-Tháng 3: Tiến bước lên Đoàn: Học tập và rèn luyện theo các gương tốt đoàn viên, có ý thức phấn đấu trở thành đoàn viên
-Tháng 4: Hòa bình và hữu nghị: Biết tỏ thái độ đồng tình với những cách ứng
xử có văn hóa trong đời sống hằng ngày; biết phê phán những thái độ và cách ứng xử thiếu văn hóa, không thân thiện
-Tháng 5: Kính yêu Bác Hồ: Có thói quen rèn luyện thường xuyên theo 5 điều Bác Hồ dạy
Trong các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ điểm nêu trên, GVCN phải có sự phân công rõ ràng từng nhiệm vụ cho học sinh sao cho em nào cũng có trách nhiệm, cũng tham gia hoạt động, tránh để các em thụ động thì
sẽ không phát huy hết các kĩ năng của các em Vì vậy, khi tổ chức tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, GVCN cần lưu ý các vấn đề sau:
Thứ nhất, chú ý đến sự đa dạng của các hình thức hoạt động nhằm lôi cuốn học sinh tham gia hoạt động, kích thích tính tích cực hoạt động của các
em Muốn vậy, người giáo viên cần phải thay đổi các hình thức hoạt động trong từng chủ điểm giáo dục, tránh chỉ lặp đi lặp lại một vài dạng hoạt động mà học sinh đã quá quen thuộc
Thứ hai, tăng cường vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động Điều này có hai tác dụng: một là, tạo ra cơ hội để học sinh được rèn luyện và tự khẳng định mình; hai là, với vai trò chủ thể, học sinh sẽ tự thể hiện những khả năng của mình trong hoạt động và giúp giáo viên thể hiện ý tưởng của mình trong tiết ngoài giờ lên lớp
Thứ ba, cần khai thác tiềm năng của các lực lượng xã hội trong việc tổ chức cho học sinh
Thứ tư, khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh GVCN cần phối hợp chặt chẽ với Tổng phụ trách đội để nắm bắt kế hoạch hoạt động đội thiếu niên, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của tổ chức đội để thực hiện các hoạt động có hiệu quả
Trang 9Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả nhất là tạo tình huống sinh động và vui nhộn cho học sinh, cho các em sắm vai trong chuyên đề
2 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ:
Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần được tổ chức theo quy mô toàn trường với sự tham gia và điều khiển của giáo viên và học sinh GVCN cần quán xuyến, quản lí và động viên học sinh lớp mình tham gia vào hoạt động chung của nhà trường, qua đó giáo dục được các kĩ năng như kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng hợp tác,…
3 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần:
Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, GVCN sẽ cung cấp các kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động chuyên đề sinh động và vui nhộn Sự sinh động và vui nhộn này sẽ mang lại niềm vui, sự hứng thú cho các em trong giờ học Đồng thời, tiết sinh hoạt cuối tuần là một dịp thuận lợi để học sinh được rèn luyện khả năng tự quản Các em tự nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động trong tuần vừa qua, tự đưa ra các biện pháp phù hợp cho hoạt động tuần đến, và tất cả học sinh đều được quyền có ý kiến của mình, như vậy sẽ rèn được kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiên định, …
4 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua 15 phút đầu giờ:
Trong các buổi học, 15 phút đầu giờ cũng rất quan trọng nếu thầy cô làm công tác chủ nhiệm nhiệt tình, quan tâm đến lớp GVCN nên tạo ra cho học sinh một thói quen tự quản, nề nếp học tập, biết tự kiểm tra, đánh giá lẫn nhau, truy bài đầu giờ sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Như vậy sẽ rèn luyện cho các em kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng hợp tác, …
5 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết dạy bộ môn:
Là GVCN cũng là GV bộ môn trong lớp học, thông qua các tiết học, giáo viên thường xuyên lồng ghép các kĩ năng sống cho học sinh qua từng bài học, tăng cường kĩ năng thực hành sẽ giúp học sinh rèn luyện được nhiều kĩ năng sống trong học tập Qua đó sẽ gây hứng thú học tập, yêu thích bộ môn và nâng cao chất lượng
Trang 10Khi học sinh đã nhận thức đầy đủ các kĩ năng sống, các em sẽ vận dụng tốt trong đời sống của mình
6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Từ việc nhận thức đúng đắn về cơ sở lý luận và thực tế trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, với những giải pháp nêu trên mà chúng tôi đã thực hiện trong những năm học vừa qua Sau những năm học tập và rèn luyện ở trường THCS, học sinh đã biết cách tổ chức và điều khiển một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi Các em hiểu được phải làm gì và làm như thế nào để thực hiện hoạt động có hiệu quả Thực tế đã cho thấy, các em học sinh từ chỗ nhút nhát, ít tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường nay đã mạnh dạn hơn Các kỹ năng sống của các em như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng hợp tác, kĩ năng kiên định, …, đã dần được hình thành và phát triển một cách rõ rệt Đầu năm các em còn lúng túng, ít tham gia các hoạt động nhưng đến cuối năm thì hầu hết đều tham gia một cách hào hứng Từ đó, chất lượng học lực và hạnh kiểm tăng lên đáng kể, cụ thể là:
* Kết quả học lực và hạnh kiểm cuối năm của các lớp tôi đã chủ nhiệm trong các năm gần đây như sau:
Năm học Lớp Học lực TB trở lên % Hạnh kiểm khá tốt %
Trong năm học 2013-2014, lớp 7/3 mà tôi đang chủ nhiệm cũng đạt nhiều thành tích đáng kể Tuy chưa có kết quả cuối năm nhưng qua kết quả học kì I là học lực 100% trung bình trở lên, hạnh kiểm hầu như các em đều tốt Ý thức các
em được nâng cao ví dụ như việc tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn đạt 100%
7 KẾT LUẬN: