1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bước đầu đánh giá mức độ thiếu hụt thính lực lời ở bệnh nhân điếc đột ngột tại bệnh viện tai mũi họng trung ương

90 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 5,01 MB

Nội dung

Cácnghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng thính lực lời trong môi trường ồn Speech in noise test có thể cung các thông tin về khả năng nghe của con người mộtcách chính xác, hữu ích

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đo thính lực lời là một trong những phương pháp thăm dò chức năng thínhgiác cần thiết khi chẩn đoán bệnh nhân nghe kém Các nghiên cứu trước đây đãchỉ ra rằng kết quả thính lực lời mang lại nhiều lợi ích, trước tiên nó giúp kiểmđịnh ngưỡng nghe đơn âm đồng thời xác định khả năng nghe hiểu lời nói, chứcnăng quan trọng của hệ thống thính giác bao gồm cả tai và thần kinh thính giáctrung ương Kết quả của thính lực lời có giá trị lớn trong chỉ định, hiệu chỉnh máytrợ thính và đặc biệt quan trọng với trẻ nghe kém; nó cho phép theo dõi khả năngphát triển ngôn ngữ khi huấn luyện trẻ Thính lực lời đánh giá chính xác khảnăng giao tiếp xã hội về phương diện nghe của con người hơn bất kỳ mộtphương pháp nào khác do đó thính lực lời không thể thiếu trong giám định sứckhoẻ Hơn nữa, thính lực lời còn có thể giúp các nhà lâm sàng sơ bộ chẩn đoánđịnh khu tổn thương tại ốc tai hay sau ốc tai

Đo thính lực lời là dùng chất liệu kích thích (stimulus) bằng tiếng nói đãđược chuẩn hóa, thống nhất để khảo sát và đánh giá chức năng nghe Chấtliệu ngữ âm chủ yếu để tiến hành là các bộ tử thử bao gồm các bản từ thử cómột hoặc hai âm tiết hay các bản câu thử Mỗi ngôn ngữ khác nhau có bộ từthử đặc trưng

Phương pháp đo thính lực lời được ra đời và hoàn chỉnh đầu tiên tại Mỹtừ những năm 1942 – 1952 bởi Hirsch, Huggins và Egan, sang thập kỷ 50 kỹthuật đo thính lực lời đã được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi ở châu Âu Cácnghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng thính lực lời trong môi trường ồn (Speech

in noise test) có thể cung các thông tin về khả năng nghe của con người mộtcách chính xác, hữu ích trong phát hiện điếc tiếp nhận Ngày nay tại các nướcphát triển trên thế giới, đo thính lực lời đã trở thành thường quy trong lâmsàng

Trang 2

Ở Việt Nam, Năm 1966 Trần Hữu Tước và Phạm Kim lần đầu tiên giớithiệu phương pháp đo thính lực lời và đề xuất ý kiến xây dựng các bản từ thử.Sau đó nhiều năm các tác giả Phạm Kim, Ngô Ngọc Liễn, Nguyễn Hữu Khôi đãxây dựng được các bản từ thử, số thử tiếng Việt Tuy nhiên cho đến nay phươngpháp đo thính lực lời không những chưa được ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng

mà thậm chí việc nghiên cứu về thính lực lời ở Việt Nam cũng còn rất hạn chế Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thính lực lời trên các bệnhnhân điếc đột ngột, một bệnh lý hay gặp trong chuyên khoa TMH và đang có

xu hướng gia tăng Điếc đột ngột là điếc tiếp âm ≥ 30 dB ở 3 tần số liên tiếpxảy ra trong 3 ngày Điếc tiếp âm này có thể biểu hiện bất thường của ốc tai,dây thần kinh hoặc trung tâm tiếp nhận và xử lý thính giác Trên 90% các điếcđột ngột không rõ nguyên nhân, tuy nhiên nó cũng có thể là triệu chứng khởiđầu của các bệnh khác như u dây VIII, tai biến mạch máu não… Thính lực lời

có thể giúp thầy thuốc TMH đánh giá mức độ thiếu hụt khả năng nghe vàphân biệt lời, từ đó phần nào giúp định khu tổn thương Chúng tôi tiến hành

đề tài “Bước đầu đánh giá mức độ thiếu hụt thính lực lời ở bệnh nhân điếc đột ngột tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương” với hai mục tiêu:

1 Mô tả hình thái thính lực đồ đơn âm ở bệnh nhân điếc đột ngột.

2 Đối chiếu mức độ thiếu hụt thính lực lời với thính lực đơn âm ở bệnh nhân điếc đột ngột

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Sơ lược giải phẫu và sinh lý bộ máy thính giác

1.1.1 Sơ lược giải phẫu bộ máy thính giác

Bộ máy thính giác bao gồm: Tai và hệ thống dẫn truyền, xử lý cảm giácthính giác

Hình 1.1: Bộ máy thính giác

Tai:

Tai chia 3 phần với các chức năng khác nhau:

 Tai ngoài: bao gồm vành tai và ống tai ngoài, có chức năng đón nhận

và hướng âm thanh

 Tai giữa: gồm 3 phần (hòm nhĩ, màng nhĩ và vòi nhĩ) có chức năngkhuyếch đại và dẫn truyền âm thanh

Tai trong: gồm ốc tai và tiền đình, trong đó ốc tai đảm bảo vai trò tiếpnhận âm thanh, chuyển tín hiệu âm thanh dạng sóng cơ học sang xung độngthần kinh

Dẫn truyền, khuếch đại

Trang 4

Hệ thống dẫn truyền, xử lý cảm giác thính giác:

Hệ thống này bao gồm vỏ não thùy thái dương và đường dẫn truyền cảmgiác thính giác từ ốc tai lên vỏ não

ĐĐN là điếc tiếp âm nên trong phạm vi đề tài này chúng tôi xin đượctrình bày về ốc tai và hệ thống dẫn truyền, xử lý cảm giác thính giác

1.1.1.1 Ốc tai

Ốc tai có dạng xoắn ốc 2,5 vòng, bên trong có chứa dịch Ốc tai chiathành ba phần: vịn tiền đình, vịn nhĩ, vịn trung gian Vịn trung gian có cạnhtrên là màng Reissner, ngăn ốc tai màng với vịn tiền đình, cạnh dưới là màngđáy ngăn ốc tai màng với vịn nhĩ Cạnh ngoài là mảnh vòng quanh được lớpvân mạch máu che phủ, nuôi dưỡng ốc tai Ống ốc tai nằm tựa trên màng đáychứa nội dịch, còn vịn tiền đình và vịn nhĩ chứa ngoại dịch

Hình 1.2: Thiết đồ cắt ngang ống ốc tai.

Màng đáy dài khoảng 30mm, ở phía đáy ốc tai thì mỏng và rộng, ở đỉnhthì dầy, hẹp Âm thanh có tần số cao được tiếp nhận ở vùng đáy, còn âm tần

số thấp được tiếp nhận ở vùng đỉnh

Trên màng đáy là cơ quan Corti, cơ quan nhận cảm thính giác Cơ quanCorti có tế bào lông, tế bào đệm và màng mái Tế bào lông có hai loại: tế bàolông trong và tế bào lông ngoài Tế bào lông ngoài có vai trò chính trong quátrình nghe

Màng mái

Vịn tiền đình

Vịn Nhĩ Ống ốc tai

Màng đáy

Dây chằng

xoắn ngoài

Trang 5

Hình 1.3: Cơ quan Corti

1.1.1.2 Hệ thống dẫn truyền cảm giác thính giác

Hệ thống dẫn truyền cảm giác thính giác bao gồm: dây thần kinh ốc tai,Nhân ốc tai, Phức hợp nhân trám bên, Dải Reil bên, Củ não sinh tư dưới, Thểgối giữa Hệ thống này có chức năng dẫn truyền xung động thần kinh thínhgiác lên vỏ não thùy thái dương

Dây thần kinh ốc tai

Nguyên uỷ: thân neuron hướng tâm hai cực nằm tại hạch xoắn Từ cácneuron này cho sợi đi ra đến tạo synap với các tế bào lông, sợi đi vào tạothành các dây nhỏ qua trụ ốc tai tới đáy ống tai trong tụ họp thành dây thầnkinh ốc tai Phần ốc tai và phần tiền đình tạo thành dây VIII nằm trong mộtbao chung trong ống tai trong, có liên quan với dây thần kinh VIII, sau đóthoát ra ở lỗ ống tai trong rồi đi đến hành tuỷ

Nhân ốc tai.

Phức hợp nhân ốc tai gồm 3 nhân: nhân ốc tai bụng trước, nhân ốc taibụng sau và nhân ốc tai lưng Nhân ốc tai nằm ở hai bên rãnh hành cầu vàphía ngoài điểm vào của dây VIII

Các âm tần số thấp được tiếp nhận ở nhân ốc tai bụng và các âm tần sốcao được tiếp nhận ở nhân ốc tai lưng

Phức hợp nhân ốc tai tiếp nhận toàn bộ các sợi hướng tâm từ thần kinh

ốc tai cùng bên

TB Claudius

TB Deiters Hầm CortiMàng nền

Trang 6

Phức hợp nhân trám trên

Phức hợp nhân trám trên nằm ở phần sau của cầu não, là vị trí tiếp nhận

âm đầu tiên trên đường dẫn truyền thần kinh thính giác ở cả hai tai

Gồm hai nhân chính là nhân trám trên ngoài (tiếp nhận âm thanh tần sốcao, giúp phân biệt cường độ âm) và nhân trám trên trong (tiếp nhận âm thanhtần số thấp, giúp phân biệt thời gian truyền âm đến hai tai)

Các trục của phức hợp trám trên quy tụ thành dải bên

Dải Reil bên (dải cảm giác ngoài)

Dải Reil bên là đường hướng tâm chính dẫn truyền cảm giác âm thanh,nằm phía sau sát mặt ngoài của thân não Nó nối nhân ốc tai và phúc hợp trámtrên với của não sinh tư dưới Đi kèm với rải Reil bên là ba nhóm nhân đó lànhân bụng, nhân lưng và nhân giữa Các tần số thấp tiếp nhận ở nhân lưng,các tần số cao tiếp nhận ở nhân bụng Nhân lưng tiếp nhận âm cả hai bên tai,nhân bụng chỉ tiếp nhận âm đối bên

Củ não sinh tư dưới

Củ não sinh tư dưới là một trong những cấu trúc lớn của bộ máy thínhgiác, nằm ở mặt lưng của não giữa

Phần lớn các sợi thính giác từ dải Reil bên và các trung tâm thính giác thấphơn nối trực tiếp hay gián tiếp, cùng bên hay đối bên với củ não sinh tư dưới Từ củ não sinh tư dưới có các nhánh dẫn truyền cảm giác âm thanh tớithể gối giữa cùng bên

Trang 7

1.1.2 Sinh lý tiếp nhận âm thanh

1.1.2.1 Sự phát sinh xung động thần kinh tại ốc tai

Tại ốc tai: Khi loa đạo tiếp nhận kích thích âm, xuất hiện vi điện thế hoạtđộng nội trong tế bào lông dẫn tới sự giải phóng chất trung gian hoá học trong

tế bào, làm xuất hiện điện thế hoạt động ở synap giữa tế bào lông và sợi thầnkinh thính giác Từ đây điện thế hoạt động sẽ được dẫn truyền dưới dạng xungđộng thần kinh theo dây ốc tai qua thân não lên vỏ não

1.1.2.2 Sự dẫn truyền xung động thần kinh từ ốc tai lên vỏ não

Các xung động thần kinh thính giác được dẫn truyền từ ốc tai lên vỏ não qua các chặng sau:

- Chặng 1: từ ốc tai đến các nhân ốc tai cùng bên

- Chặng 2: Từ nhân ốc tai lên phức hợp trám trên cùng bên hoặc đối bên

- Chặng 3: Từ phức hợp trám trên đi theo dải Reil bên để tới củ não sinh

tư dưới

- Chặng 4: Từ củ não sinh tư dưới đi qua thể gối giữa để đến vỏ não

Hình 1.4: Đường dẫn truyền cảm giác thính giác

Trang 8

1.1.2.3 Sự mã hóa kích thích âm thanh

Các nghiên cứu trên thế giới ở đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên vàngười lớn tuổi bao gồm cả những người nghe bình thường và nghe kém đã chỉ

ra vai trò mã hóa các kích thích âm thanh của vùng thân não thính giác Điềunày đã giúp con người không chỉ tiếp nhận thông tin của lời nói, khoảng cách

xa – gần từ người nói đến tai mà còn có khả năng định dạng giọng nói (xácđịnh người nói)

Hình 1.5: Cơ chế nghe

1.2 Các phương pháp thăm dò chức năng nghe

1.2.1 Các phương pháp thăm dò chức năng nghe

1.2.1.1 Đo sức nghe giản đơn (Acoummétrie)

Đo sức nghe giản đơn cho ta khái niệm định tính về tình trạng sức nghe,mức độ nghe kém trong giao tiếp và sơ bộ xác định tổn thương nghe

Đo sức nghe bằng tiếng nói

Dùng ngay tiếng nói của thầy thuốc (tiếng nói thầm và tiếng nói thường)

để khảo sát sức nghe của bệnh nhân Mức độ nghe kém tính theo khoảng cáchgiữa thầy thuốc và đối tượng để nghe được tiếng nói

Trang 9

Đo sức nghe bằng âm thoa

Âm thoa thường được sử sụng có tần số rung là 258Hz Đo sức nghebằng âm thoa chủ yếu được thực hiện theo đường khí, đường xương - đườngxương tuyệt đối và đường xương tương đối

1.2.1.2 Đo thính lực (Audiométrie)

Đo thính lực là dùng các máy đo sức nghe đo trong buồng cách âm Đothính lực giúp chúng ta đánh giá được tình trạng sức nghe, xác định thể loạinghe kém, mức độ nghe kém và định khu tổn thương cơ quan thính giác

Trong thực hành đo thính lực bao gồm: đo thính lực đơn âm và đo thínhlực lời

1.2.1.3 Đo nhĩ lượng và phản xạ cơ bàn đạp

1.2.1.4 Đo thính lực khách quan

- Đo âm ốc tai

- Đo điện ốc tai

- Đo Đáp ứng thính giác thân não (ABR)

- Đo điện thính giác ổn định khách quan (ASSR)

1.2.2 Phương pháp đo thính lực lời

Đo thính lực lời là dùng tiếng nói đã được chuẩn hóa, thống nhất để khảosát, đánh giá chức năng nghe

1.2.2.1 Lịch sử thính lực lời

Thính lực lời được ra đời và sử dụng lần đầu tiên ở Mỹ trong khoảng thờigian từ 1942 – 1952 tại phòng thí nghiệm âm thanh học, Đại học Harward: J.I.Hirsch, C.V Hudgins và cộng sự xây dựng bản thừ thử (BTT) 2 âm tiết vàsau đó J P Egan xây dựng BTT 1 âm tiết cân bằng ngữ âm Bước sang thập

kỷ 50 các nước châu Âu tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật này và xây dựng cácBTT theo tiêu chuẩn của các tác giả Mỹ Ở Pháp quá trình xây dựng BTT vànghiên cứu ứng dụng đo thính lực lời diễn ra trong những năm 1948 – 1952

Trang 10

với các BTT của P Falconnet, BTT cuả J.E Fournier, BTT của J.C Lafon ỞThụy Điển bắt đầu nghiên cứu ứng dụng đo thính lực lời vào khoảng 1949 –

1954 Ở Đức có các BTT của Meister, của Hahlbrock từ những năm đầu củathập kỷ 50 Tiếp theo là các quá trình nghiên cứu ứng dụng đo thính lực lời vàxây dựng các BTT tiếng Nga (1955) của Efrussi, tiếng Nam Tư (1955) củaSercer, tiếng Tiệp (1957) của Vachek và Seemann, tiếng Ả Rập (1957) củaHadi Messonak Năm 1964 S Horiguti đã thống kê được BTT từ 23 thứ tiếngkhác nhau và ngày càng có nhiều nước trên thế giới nghiên cứu ứng dụng kỹthuật này vào nước mình

Ở Việt Nam, năm 1966 Trần Hữu Tước và Phạm Kim lần đầu tiên giớithiệu phương pháp đo thính lực lời và đề xuất ý kiến xây dựng 2 BTT: BTT 2

âm tiết và BTT 1 âm tiết Năm 1976 Phạm Kim và cộng sự xây dựng “BTThỗn hợp” gồm các từ thử 2 âm tiết và các từ thử 1 âm tiết Năm 1977 NgôNgọc Liễn giới thiệu “Bản thính lực lời” dùng trong chẩn đoán và giám địnhĐiếc nghề nghiệp gồm các con số và từ 1 âm tiết Năm 1986 Nguyễn HữuKhôi đã xây dựng được BTT 2 âm tiết và BTT 1 âm tiết cân bằng ngữ âm Nhưng cho đến hiện tại, thính lực lời vẫn chưa được sử dụng thường quytrong lâm sàng

1.2.2.2 Ứng dụng của thính lực lời

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra kết quả của thính lực lời mang lạinhiều lợi ích, trước tiên nó giúp kiểm định ngưỡng nghe đơn âm đồng thờixác định khả năng nghe hiểu lời nói, chức năng quan trọng của cơ quan thínhgiác trong giao tiếp xã hội của con người Kết quả của thính lực lời có giá trịlớn trong chỉ định, hiệu chỉnh máy trợ thính và đặc biệt quan trọng với trẻnghe kém; nó cho phép theo dõi khả năng phát triển ngôn ngữ khi huấn luyệntrẻ Qua đối chiếu thính lực đơn âm và thính lực lời có thể giúp phần nào phânbiệt các tổn thương tại ốc tai hay tổn thương sau ốc tai

Trang 11

1.2.2.3 Các thể loại thính lực lời

Thể loại một âm tiết cân bằng ngữ âm

Sử dụng BTT 1 âm tiết cân bằng ngữ âm (CBNA) để xác định khả năngphân biệt lời của bộ máy thính giác BTT 1 âm tiết CBNA thường có từ 120đến 400 từ 1 âm tiết, chia thành các danh sách khác nhau, mỗi danh sách đều

có số lượng từ như nhau Tiêu chuẩn BTT 1 âm tiết CBNA được Carhart R.đưa ra đầu tiên tại Mỹ từ năm 1951sau đó được bổ sung và hoàn chỉnh vàđược công nhận là tiêu chuẩn cơ bản của BTT, bao gồm :

- Các từ thử trong bản đều là từ 1 âm tiết, có nghĩa, thông dụng

- Từ được chia thành các danh sách có số lượng từ bằng nhau, mỗi từ chỉxuất hiện 1 lần trong danh sách và không lặp lại ở bất kỳ danh sách nào khác

- Bản từ thử thể hiện được toàn bộ phổ âm của tiếng nói (cao, trung và trầm)

- Các danh sách phải đạt được sự cân bằn ngữ âm và sự đồng đều vềcác yếu tố tiêu chuẩn khác sao cho các danh sách có giá trị sử dụng ngangnhau và cho kết qủa giống nhau

Thể loại hai âm tiết

BTT 2 âm tiết dùng để đo ngưỡng nghe lời BTT 2 âm tiết không có yêucầu chặt chẽ về mặt cân bằng ngữ âm như BTT 1 âm tiết, nhưng phải thuộctiếng nói phổ thông, thông dụng, thể hiện được toàn bộ phổ âm của tiếng nói

Thể loại Freiburger

- Một bản từ thử với các từ một âm tiết đều là danh từ, có nghĩa Bản từthử chỉ để tìm phân biệt từ nên chỉ gồm 20 từ thử

- Một bản số thử, với các số từ 11 đến 99 thay cho bản từ thử 2 âm tiết

để tìm ngưỡng nghe lời, mỗi hàng chỉ có 10 số

- Mỗi bản từ thử và số thử đều có 10 hàng, cân bằng về ngữ âm nên mỗihàng được coi là 1 đơn vị đo tính riêng, tương đương nhau

Trang 12

- BTT gồm các câu đơn giản.

- BTT hỗn hợp: gồm các từ 1 âm tiết và nhiều âm tiết

Tại Việt Nam cho đến nay đã có 2 tác giả xây dựng lên 2 bộ thính lực lời:

- Bộ thính lực lời thể loại Freiburger của Ngô Ngọc Liễn gồm: Bản từthử 1 âm tiết và bản số thử

- Bộ thính lực lời của Nguyễn Hữu Khôi gồm: Bản từ thử 1 âm tiếtCBNA và BTT 2 âm tiết

1.2.2.4 Các chỉ số sử dụng trong thính lực lời

Ngưỡng phát hiện lời

Là mức cường độ thấp nhất mà tại đó bệnh nhân phát hiện ra ít nhất 50%

số từ thử Hiện nay chỉ sử dụng chỉ số này khi đo thính lực lời cho các trườnghợp đặc biệt: trẻ em dưới 2 tuổi, bệnh nhân tai biến mạch máu não, hay cáctrường hợp bệnh nhân là người nước ngoài

Ngưỡng nghe lời

Là mức cường độ nhỏ nhất mà tại đó bệnh nhân nghe hiểu và phân biệtđược tối thiểu 50% số từ thử

Ngưỡng nghe lời thường gần với ngưỡng nghe trung bình 3 tần số 500

Hz, 1000Hz và 2000Hz Theo F.Legent (2011) khi có sự không thống nhấtgiữa hai chỉ số này: chênh lệch nhau > 10dB thì nên cân nhắc đến tổn thươngsau ốc tai

Trang 13

Phần trăm nghe hiểu trên ngưỡng

Chỉ số phân biệt lời tối đa (PB max): Là phần trăm nghe hiểu tối đa màbệnh nhân đạt được

Các trường hợp sức nghe bình thường có PBmax đạt từ 95 – 100% tạimức cường độ lớn hơn ngưỡng nghe đơn âm trung bình 3 tần số khoảng30dB; các trường hợp điếc dẫn truyền có PBmax trong giới hạn bình thườngnhưng tại mức cường độ cao tuỳ mức độ nghe kém Các trường hợp điếc tiếpnhận có PBmax 60 – 100% tuỳ mức độ nghe kém Đặc biệt những trường hợpđiếc tiếp nhận nguyên nhân sau ốc tai thì chỉ số phân biệt lời khá nghèo nàn

so với thính lực đơn âm

Chỉ số phân biệt lời tối thiều (PBmin): là chỉ số phân biệt lời thấp nhấtđạt được khi tăng ngưỡng nghe lên trên mức ngưỡng nghe vừa đạt được chỉ

số phân biệt lời tối đa

Chỉ số phân biệt lời tối thiểu thường xuất hiện khi có tổn thương sau ốc tai

Chỉ số Roll-over :

- Cách tính chỉ số Roll-over:

Roll-over index (RI) = (PBmax – PBmin) / PBmax

- Ý nghĩa chỉ số Roll-over theo James Jerger (1971)

+ Nghe kém tại ốc tai: RI = 0 – 0,40+ Nghe kém sau ốc tai: RI = 0,45 – 1,00

Các dạng biểu đồ thính lực lời

- Biểu độ thính lực lời chuần: Đồ thị phân biệt lời hình chữ S, nằmngang với độ dốc khoảng 40dB, đồ thị biến thiên từ 5 – 100% với cường độtăng từ 5 – 50dB

- Dạng chữ S gần như biểu đồ chuẩn, song song, xa với đường chuẩn:thường gặp trong điếc dẫn truyền

Trang 14

- Dạng cao nguyên: phần trăm nghe hiểu tối đa không đạt 100%, cường

độ lời tăng nhưng phần trăm nghe hiểu chỉ tăng đến mức tối đa nào đó Dạngnày gặp trong điếc tiếp nhận nguyên nhân ốc tai

- Dạng hình chuông: phần trăm nghe hiểu tối đa không đạt 100%,cường độ lời tăng thì phần trăm nghe hiểu tăng đến một mức tối đa nào đó,sau đó nếu cường độ lời tiếp tục tăng thì phần trăm nghe hiểu sẽ giảm dần.Dạng này gặp trong điếc tiếp nhận nguyên nhân sau ốc tai

1.2.2.5 Các chỉ số thính lực lời bình thường của người Việt Nam

Ngưỡng nghe hiểu lời là 10dB

Đồ thị phân biệt lời hình chữ S, nằm ngang với độ dốc khoảng 40dB, đồthị biến thiên từ 5 – 100% với cường độ tăng từ 5 – 45dB Người Việt với sứcnghe bình thường có thể bắt đầu phân biệt được các từ 1 âm tiết ở cường độ 5– 10dB và phân biệt tất cả các từ 1 âm tiết ở cường độ 35 – 45dB

Trang 15

1.3 Vai trò của ABR, MRI và CT trong chẩn đoán định khu tổn thương sau ốc tai

Ngày nay sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh và kỹ thuật thăm dòchức năng phần nào giúp các nhà lâm sàng định khu tổn thương tại ốc tai haysau ốc tai ở bệnh nhân nghe kém Cho đến thời điểm hiện tại thì chẩn đoántổn thương sau ốc tai chủ yếu dựa vào kết quả Đáp ứng thính giác thân não(ABR) và Cộng hưởng từ sọ não (MRI)

1.3.1 Vai trò của ABR trong chẩn đoán u dây VIII

Theo thống kê của Phạm Tiến Dũng: kết quả các tác giả trên thế giới đãcông nhận độ nhạy và độ đặc hiệu của ABR trong chẩn đoán u dây VIII là khácao

- Độ nhạy của ABR trong việc phát hiện u dây VIII kích thước vừa và lớn >1cm đường kính) là rất cao (90 - 98%); tuy nhiên với những khối u nhỏ, đườngkính dưới 1cm thì độ nhạy của ABR giảm chỉ còn khoảng 80 - 90%

- Độ đặc hiệu của ABR đạt tới > 90%

1.3.2 Vai trò của MRI trong chẩn đoán u dây VIII

Chụp MRI được coi là tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán các khối udây VIII, khối u góc cầu tiểu não, hay u hố não sau Ngoài ra chụp MRI cònphát hiện ra các nguyên nhân khác như bệnh xơ cứng rải rác, viêm mê nhĩ…

Trang 16

Mức độ suy giảm thính lực rất thay đổi, có thể chỉ là giảm nhẹ từ 25 – 20dB,nhưng cũng có thể giảm đến 70dB, và thậm chí là điếc đặc

1.4.1 Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh ĐĐN

Đa số các trường hợp điếc đột ngột là vô căn (90%), chỉ khoảng 10% cáctrường hợp có thể tìm thấy nguyên nhân Cho đến nay những hiểu biết về cơ chếbệnh sinh của điếc đột ngột còn rất ít Tuy nhiên có một số giả thuyết về nguyênnhât của điếc đột ngột đã được đề cập Các giả thuyết chủ yếu như sau:

1.4.1.1 Nguyên nhân tại ốc tai.

Westmore GA và cộng sự đã phân lập được virus quai bị trong ngoạidịch của bệnh nhân điếc đột ngột

Ngày nay thuyết vi rút có xu hướng ngày càng chiếm ưu thế

Do mạch máu:

Mạch máu nuôi ốc tai thuộc loại nhánh tận, vì vậy tất cả các yếu tố làmgiảm lưu lượng hay tắc nghẽn các động mạch này đều gây ra tình trạng thiếuoxy ốc tai Nghiên cứu của Albers và Schirm trên động vật thí nghiệm chothấy sự thay đổi của cơ quan Corti, màng đáy, vân mạch, thần kinh ốc tai và

cơ quan tiền đình, khi ngừng cung cấp máu cho tai trong Người ta thấy rằngsự tắc nghẽn động mạch mê nhĩ sẽ gây tổn thương nhanh chóng và hoàn toàn

Trang 17

ốc tai trong thời gian ngắn khoảng một giờ Tuy nhiên trên thực tế điều nàycòn phụ thuộc vào vị trí tắc, vào sự phân bố mạch máu tai trong, tuổi bệnhnhân

- Các bệnh lý có thể gây ĐĐN như: Tăng huyết áp, huyết áp thấp, thiếumáu, tăng mỡ máu, tiểu đường, Bệnh máu tăng đông, Tăng độ nhớt của máu.Các bệnh lý này có thể gây ra hiện tượng tắc mạch, co thắt mạch, hoặc vỡmạch ở ốc tai dẫn đến ĐĐN

- Tổn thương trực tiếp các nhánh tận cấp máu cho ốc tai: Co thắt độngmạch hạch xoắn, động mạch dây chằng xoắn; Co thắt động mạch ốc tai riêng

Do nguyên nhân miễn dịch:

Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy các kháng thể đặc hiệu hoặc không đặchiệu có tính kháng nguyên của tai trong như: các protein ốc tai (P30, P80),cardiolipid, phospholipids, serotonine và gangliosid trên những bệnh nhânđiếc đột ngột

Trên lâm sàng, ĐĐN có thể gặp trên những bệnh nhân bị Luput, viêm nútquanh động mạch Test ức chế miễn dịch dương tính ở những bệnh nhânnghiên cứu, và việc điều trị bằng corticoid có kết quả tốt cũng chứng minh chogiả thuyết này

Trang 18

Do rối loạn chuyển hoá:

Các nguyên nhân gây rối loạn chuyển hoá như tiểu đường, tăng lipidmáu, suy giáp, suy thận thường đưa đến tình trạng thiếu máu của tai tronghoặc gây tình trạng nhiễm độc tai trong

Nguyên nhân do chấn thương

Chấn thương làm rách màng mê nhĩ, gây dò ngoại dịch như vỡ xương

đá, chấn thương do áp lực, do chấn động âm quá lớn, hoặc sau phẫu thuật vàovùng cửa sổ tròn và cửa sổ bầu dục Cũng có thể gặp điếc đột ngột trên bệnhnhân bị điện giật, sau điều trị tia xạ

Ngoài ra dò mê đạo có thể gặp sau một viêm do lao, giang mai

1.4.1.2 Nguyên nhân sau ốc tai

Tổn thương sau ốc tai có thế do bệnh lý ở dây thần kinh thính giác hoặchệ thống thần kinh trung ương

Do tổn thương dây thần kinh thính giác

- U dây thần kinh số VIII

- U góc cầu tiểu não

- Viêm dây thần kinh thính giác

Do tổn thương hệ thống thần kinh trung ương

- Thiểu năng tuần hoàn: Động mạch cột sống thân nền

- Khối u hành não cầu

- U củ não sinh tư

- Bệnh xơ cưng rải rác

Trang 19

1.4.2 Triệu chứng lâm sàng

1.4.2.1 Nghe kém

Nghe kém là triệu chứng chủ yếu Nghe kém ở 1 hoặc 2 bên tai, xuấthiện một cách đột ngột Đa số nghe kém xuất hiện và tiến triển nhanh trongvòng vài phút đến vài giờ Nghe kém cũng có thể xuất hiện rồi tăng dần trongvòng một vài ngày Nếu nghe kém cả hai bên bệnh nhân sẽ phát hiện ngay tứckhắc do không nghe được khi giao tiếp, nhưng nếu nghe kém một bên có khibệnh nhân không phát hiện được cho đến khi gặp sự cố nư khi nghe điện thoại

di động Nghe kém ở nhiều mức độ khác nhau từ nghe kém nhẹ đến điếc đặc

1.4.2.2 Ù tai

Ù tai là triệu chứng khó chịu nhất Có thể ù tai tiếng trầm như tiếng cốixay lúa, nhưng đa số là ù tai tiếng cao như tiếng ve kêu, tiếng còi tàu… Ù taithường xuất hiện cùng với nghe kém nhưng có khi ù tai xuất hiện trước nghekém vài giờ, lắng đi trong vòng 1 tháng, cũng có thể kéo dài suốt thời gian bịđiếc hoặc lâu hơn Ù tai thường là triệu chứng làm bệnh nhân khó chịu hơn cảnghe kém

1.4.2.3 Chóng mặt

Khoảng 30 – 40% bệnh nhân điếc đột ngột bị chóng mặt thoáng quahoặc nhẹ, 10% bị chóng mặt nặng không thể làm việc được Chóng mặt kéodài 4 – 7 ngày, có trường hợp kéo dài đến 7 tuần Buồn nôn và nôn thường đicùng chóng mặt nặng

1.4.2.4 Cảm giác đầy tai

Người bệnh mô tả như bị đút nút tai hoặc có cảm giác bị chèn ép bên taiđiếc

Trang 20

Các dạng thính lực đồ đơn âm

ĐĐN gồm 5 dạng thính lực đồ đơn âm cơ bản :

Thính lực đồ đi lên, giảm nhiều ở các tần số trầm (ngưỡng ở 500 Hzthấp hơn 20dB so với ngưỡng ở 4000 Hz) Dạng này thường gặp trong cơnđầu tiên của ứ nước, tiên lượng tốt nhưng có khả năng tái phát

 Thính lực đồ đi xuống (ngưỡng ở 4000 Hz thấp hơn ngưỡng ở 500Hz) Tổn thương vi rút hay mạch Tiên lượng vừa phải

Thính lực đồ nằm ngang Tất cả các tần số đều giảm như nhau Thườnggặp trong tổn thương vân mạch hay các tiểu động mạch Tiên lượng khá tốt

 Thính lực đồ biến thiên Gặp trong vỡ mê nhĩ, cơn cấp trên trường hợpđiếc bẩm sinh Tiên lượng nặng

Thính lực đồ dạng điếc sâu: Tổn thương vi rút hay vi khuẩn, huyết khốiđộng mạch Tiên lượng rất xấu

Trang 21

Thính lực đồ dạng đi lên Thính lực đồ dạng đi xuống

Thính lực đồ dạng ngang Thính lực đồ dạng chữ U

Thính lực đồ dạng điếc sâu

Hình 1.7: Hình thái thính lực đồ đơn âm

Trang 22

Thính lực lời: Nguỡng nghe lời ở các bệnh nhân ĐĐN rất khác nhautuỳ theo mức độ nghe kém Cùng một ngưỡng nghe lời nhưng ở các bệnhnhân khác nhau chỉ số phân biệt lời tối đa cũng rất khác nhau Hầu hết cáctrường hợp điếc đột ngột đều có chỉ số Roll-over nằm trong khoảng từ 0 đến0,40 trừ các trường hợp điếc đột ngột là người cao tuổi (đặc biệt là > 60 tuổi).Các trường hợp ĐĐN có chỉ số Roll-over cao thường là các bệnh nhân có tổnthương sau ốc tai được xác định lại bằng hình ảnh chụp MRI sọ não

Tương ứng với chỉ số RI, đồ thị thính lực lời (đường biểu dĩên chỉ sốphân biệt lời) ở các bệnh nhân ĐĐN chủ yếu là đồ thị hình cao nguyên vàđỉnh cao nguyên thường không đạt 95 – 100%, một số trường hợp có đồ thịchữ S gần như bình thường Các trường hợp có điếc đột ngột là triệu chứngcủa tổn thương sau ốc tai thì có đồ thị phân biệt lời dạng hình chuông, đôi khisườn phải chạm trục hoành (PB min = 0%)

Tại Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại chưa có thống kê về đặc điểmthính lực lời ở bệnh nhân điếc đột ngột

1.4.4 Chẩn đoán mức độ điếc

Dựa vào thính lực đồ đơn âm, theo chỉ số PTA4 là ngưỡng nghe trungbình đơn âm được xác định bằng trị số trung bình cộng của giá trị ngưỡngnghe ở 4 tần số chính 500Hz, 1000Hz, 2000Hz, 4000Hz

4

) 4000 ( ) 2000 ( ) 1000 ( ) 500 (

Trang 23

1.4.6 Diễn biến và tiên lượng

1.4.7 Mức độ phục hồi thính lực: Đánh giá mức độ phục hồi sức nghe

Theo hướng dẫn của Hội Tai Mũi Họng và Phẫu thuật đầu cổ Hoa Kỳnăm 2012

 Phục hồi hoàn toàn: (PTA tai bệnh – PTA tai lành) ≤ 10dB

Và (WRS tai lành – WRS tai bệnh) <10%

 Phục hồi một phần: Cải thiện PTA ≥10dB

Hoặc Cải thiện WRS ≥10%

 Không hồi phục: Cải thiện PTA <10dB

Trang 24

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nhóm nghiên cứu: Các bệnh nhân điếc đột ngột (ĐĐN) điều trị tạiBệnh Viện Tai Mũi Họng Trung Ương từ tháng 10/2015 đến tháng 9/2016

- Nhóm tham chiếu: Thanh niên khỏe mạnh, từ 20 – 35 tuổi tình nguyệntham gia nghiên cứu, có thính lực đồ đơn âm bình thường

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu:

- Bệnh nhân điếc đột ngột: xảy ra trong vòng 72 giờ ở một hoặc 2 tai,trên thính lực đồ đơn âm biểu hiện một điếc tiếp nhận từ 30dB trở lên ở ítnhất 3 tần số liên tiếp

- Được đo thính lực đơn âm và thính lực lời

- Bệnh nhân không đủ các tiêu chuẩn trên

- Tai nghiên cứu có biểu hiện bệnh lý khác như: chấn thương vỡ xương

đá, viêm tai giữa, sử dụng các thuốc độc cho tai

Trang 25

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu – Xác định cỡ mẫu

- Nghiên cứu mô tả tiến cứu từng trường hợp

- Cỡ mẫu nghiên cứu thuận tiện

Nhóm nghiên cứu: N = 37 tai bệnh của 35 bệnh nhân (02 bệnh nhân mắcbệnh hai bên tai)

Nhóm tham chiếu: N = 60 tai của 30 tình nguyện viên

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

- Khoa Tai – Tai Thần kinh, Bệnh Viện TMH TW

- Khoa Thính học và thăm dò chức năng, Bệnh Viện TMH TW

2.2.3 Phương tiện nghiên cứu

2.2.3.1 Máy đo thính lực có cổng auxiliary nối với đầu đọc CD và tai nghe

- Máy đo thính lực GSI 61 vừa có chức năng đo thính lực đơn âm vừa cóchức năng đo thính lực lời

- Tai nghe dạng chụp

Hình 2.1 Máy đo thính lực

Trang 26

2.2.3.2 Đầu đọc đĩa CD có kết nối với âm ly và máy đo thính lực

Phòng cách âm chuẩn tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương

2.2.3.5 Nguồn âm mẫu

- Đĩa CD ghi âm bảng từ thử hỗn hợp âm tiết của Nguyễn Hữu Khôi donam phát thanh viên Đài tiếng nói Việt Nam thực hiện

Trang 27

- Bảng từ thử 2 âm tiết và bản từ thử 1 âm tiết cân bằng ngữ âm của

Nguyễn Hữu Khôi (xem phụ lục 4)

2.2.4 Kỹ thuật thu thập số liệu

2.2.4.1 Kỹ thuật đo thính lực đơn âm tại ngưỡng: Đo tai nghe tốt hơn trước

- Đo đường khí

+ Đặt chụp tai

+ Bắt đầu đo với tần số 1000Hz, cường độ ước tính cao hơn ngưỡng dựkiến 30dB, cho bệnh nhân nghe trong khoảng 2-3 giây để đối tượng trả lờinghe rõ

+ Sau đó áp dụng quy tắc “Tăng 5dB, giảm 10dB” để tìm ngưỡng nghe:Khi bệnh nhân nghe thấy và báo hiệu thì giảm cường độ đo xuống 10dB, nếubệnh nhân không nghe thấy thì tăng 5dB

+ Số lần báo hiệu của bệnh nhân: Khi xác định được cường độ âm thanhnhỏ nhất bệnh nhân có báo hiệu thì phát cho bệnh nhân nghe 3 lần, nếu bệnhnhân báo hiệu nghe thấy tối thiểu 2 lần thì đó là ngưỡng nghe của bệnh nhân+ Sau khi xác định xong ngưỡng nghe tại tần số 1000 Hz, xác định lầnlượt ngưỡng nghe tại các tần số khác theo trình tự: 1000Hz, 2000Hz, 4000Hz,8000Hz, 500Hz, 250Hz

+ Xác định ngưỡng nghe đường khí ở tai còn lại

- Đo đường xương :

+ Đặt núm rung lên bề mặt xương chũm

+ Trình tự đo như đo đường khí

- Che lấp trong đo thính lực đơn âm :

+ Che lấp khi:

 Sử dụng tiếng ù trắng để che lấp tai không đo

 Che lấp đường khí khi: AC tai đo -40dB ≥ AC tai tốt

Hoặc: AC tai đo -40dB ≥ BC tai không đo

Trang 28

 Che lấp đường xương khi: khoảng Rine ≥ 15dB

Trang 29

+ Cường độ che lấp:

 Che lấp đường khí: công thức

I min = I kích thích tai đo -40dB + Rine tai che lấp + 15dB

I max = BC tai đo + 40dB + 15dB

 Che lấp đường xương:

I min = I kích thích tai đo + Rine tai che lấp + 15dB

I max = I kích thích tai đo + 40dB + 15 dB

2.2.4.2 Kỹ thuật đo thính lực lời: đo đường khí

Tìm ngưỡng nghe lời (SRT – Speech Recognition Threshold)

- Sử dụng bảng từ thử 2 âm tiết, cho bệnh nhân làm quen với nguồn từthử bằng việc đọc to bảng từ thử

- Hướng dẫn bệnh nhân nghe và bấm nút báo hiệu khi nghe thấy âm kíchthích dù rất nhỏ

- Hướng dẫn bệnh nhân nghe và nhắc lại những từ nghe thấy dù rất nhỏ,bệnh nhân được phép đoán từ:

- Cường độ thử đầu tiên cao hơn PTA3 khoảng 20dB

- Nếu bệnh nhân nghe hiểu được trên 50% thì giảm dần mỗi 10dB chođến khi bệnh nhân nghe hiểu được dưới 50%; lúc này tăng mỗi 5dB cho đếnkhi bệnh nhân nghe hiểu tối thiểu 50%;

- Nếu bệnh nhân nghe hiểu dưới 50% thì tăng dần mỗi 5dB cho đến khinghe hiểu tối thiểu 50%

- Cường độ nhỏ nhất mà bệnh nhân nghe hiểu tối thiểu 50% từ thử chính

là ngưỡng nghe lời

Che lấp khi đo SRT: như che lấp đường khí trong đo thính lực đơn âm

- Cần che lấp nếu: SRT tai đo – 40 ≥ BC tốt nhất tai không đo

- Loại âm che lấp: tiếng ù trắng

Trang 30

- Cường độ che lấp:

+ I min = SRTtai đo - 40 + Rine tai không đo + 15dB

+ I max = BC tốt nhất tai đo + 40dB + 15dB

- Kỹ thuật che lấp:

+ Tiến hành đo SRT có che lấp sau khi đo SRT không che lấp

+ Hướng dẫn bệnh nhân là sẽ nghe thấy tiếng ồn ở 1 tai, nhưng phải cốgắng tập trung để nhắc lại từ thử nghe thấy ở tai bên kia Bệnh nhân khôngđược đưa ra đáp ứng khi chỉ nghe thấy tiếng ồn

+ Đưa tiếng ồn che lấp vào tai không đo ở mức khởi điểm tính như trên+ Cho bệnh nhân nghe 1 đơn vị 10 từ thử tại ngưỡng tìm được trước đó + Nếu bệnh nhân vẫn nhắc lại đúng 50% số từ thử, tăng mức tiếng ồn lên5dB và cho nghe 1 đơn vị từ thử nữa Lặp lại như vậy cho đến khi tiếng ồnche lấp tăng lên 3 lần 5dB so với mức ban đầu

+ Nếu BN vẫn nhắc lại được 50% số từ thử thì đây là SRT che lấp tìm được +Nếu BN không nhắc lại được 50% số từ thì giữa nguyên mức che lấp,tăng cường độ từ thử lên 5dB và cho nghe 1 đơn vị từ thử khác Tiếp tục chođến khi BN nhắc lại đựơc 50% số từ thử

+ Tăng mức che lấp lên 5dB và cho nghe đơn vị từ thử khác Lặp lại quátrính như vậy đến khi mức che lấp đạt cao hơn ngưỡng ban đầu 15dB (chú ýkhông vượt qua ngưỡng tối đa I max tính ở trên)

Tìm chỉ số phân biệt lời (WRS – Word Recognition Scores)

- Dùng bảng từ thử 1 âm tiết cân bằng ngữ âm

- Cường độ từ thử ở mức cao hơn ngưỡng nghe lời khoảng 20-40dB

- Nâng hoặc giảm dần mỗi mức 5-10dB để tìm phần trăm nghe hiểu từthử ở mỗi mức cường độ tương ứng Từ đó xác định được phần trăm nghehiểu tối đa (hay chỉ số phân biệt lời tối đa) và mức cường độ tương đương

Trang 31

- Tiến hành đo tiếp với mức cường độ lớn hơn cường độ nghe hiểu tối đamỗi 5dB để xác định phần trăm nghe hiểu tương ứng với mỗi mức cường độlời và tìm ra chỉ số phân biệt lời tối thiểu

Vấn đề che lấp khi đo chỉ số phân biệt lời: như quy tắc che lấp khi đo

thính lực đơn âm đường khí

- Che lấp khi:

Mức kích thích ở tai đo – 40dB ≥ ngưỡng BC tốt nhất tai không đo

- Cường độ che lấp:

= Mức kích thích TE – 40dB + ABG max NTE + 15dB

2.2.5 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 02/2016 đến tháng 09/2016

2.2.6 Sơ đồ nghiên cứu

Lựa chọn đối tượng

± ABR MRI

Nhóm nghiên cứu (N = 35)

Đối chiếu thính lực đơn âm và thính lực lời

Chỉ số Roll-over (RI)

Đo thính lực đơn

âm và thính lực lời

Đo thính lực đơn

âm và thính lực lời

SRT - PTA3 > 10dB or tiến triển ko song hành

Đối chiếu thính lực đơn âm và thính lực lời

Tương quan cường độ âm và hiệu suất phân biệt lời qua RI

RI > 0,40

Chụp MRI

Trang 32

2.2.7 Các bước tiến hành thu thập số liệu

Thu thập số liệu theo bệnh án mẫu, bao gồm:

2.2.7.1 Lâm sàng

- Thông tin hành chính

- Lý do vào viện, hoàn cảnh khởi phát, các yếu tố thuận lợi

- Triệu chứng cơ năng xuất hiện đầu tiên

- Các triệu chứng cơ năng khác

- Tiền sử: khai thác tiền sử nghe kém, tiền sử ĐĐN, tiền sử các bệnh lý nộikhoa toàn thân có liên quan; về chẩn đoán và điều trị, tiền sử dị ứng

2.2.7.2 Đo thính lực đơn âm

Xác định ngưỡng nghe đơn âm theo đường khí và đường xương từng tần số

ở cả tai lành và tai bệnh, từ đó xác định PTA3 ở các tai bệnh

Bệnh nhân được đo thính lực đơn âm và thính lực lời tại hai thời điểm: trongquá trình điều trị nội trú tại Viện và sau khi ra viện từ 1-5 tháng

2.2.7.3 Đo thính lực lời

Xác định ngưỡng nghe lời, PBmax, ở cả tai bệnh và tai lành

Xác định PBmin, RI tai bệnh

2.2.7.4 Đo ABR và chụp MRI

- Đo ABR trong thời gian điều trị cho những bệnh nhân đồng ý

- Chụp MRI cho những bệnh nhân nghi ngờ tổn thương sau ốc tai

2.2.7.5 Tổng hợp các thông tin đưa vào bệnh án nghiên cứu

2.2.8 Các biến số nghiên cứu

2.2.8.1 Đặc điểm lâm sàng và hình thái thính lực đồ đơn âm

- Thông tin chung

Tuổi: phân tuổi theo các nhóm: (17 - 30; 31 - 55; 56 – 68)

Giới, gồm: nam – nữ

Địa dư phân thành 2 nhóm: thành thị và nông thôn

Trang 33

Nghề nghiệp phân thành 8 nhóm: Công chức – văn phòng, công nhân,nông dân, học sinh sinh viên, tự do

- Đặc điểm lâm sàng

Lý do vào viện: Ù tai, nghe kém

Triệu chứng xuất hiện sớm nhất: Ù tai, nghe kém

Đặc điểm xuất hiện triệu chứng nghe kém: một bên hay cả hai bên

Đặc điểm triệu chứng ù tai: tiếng trầm, tiếng cao; liên tục/từng lúc

Các triệu chứng khác kèm theo: chóng mặt, đau tai, đầy tức tai, đauđầu, sốt

 Hoàn cảnh, thời điểm xuất hiện bệnh: sáng sớm sau khi ngủ dậy, cácthời điểm khác

- Mức độ nghe kém trên thính lực đơn âm:

Mức độ nghe kém của từng bệnh nhân theo PTA4 qua phân loại củaWHO năm 2000

≤ 25dB : Không nghe kém

26 – 40 dB : Nghe kém mức độ nhẹ

41 – 60dB : Nghe kém mức độ trung bình

61 – 80 dB : Nghe kém mức độ nặng

> 80dB : Điếc đặc (điếc sâu)

Ngưỡng nghe đơn âm trung bình ở từng tần số của các nhóm bệnhnhân có cùng dạng thính lực đồ

Ngưỡng nghe đơn âm trung bình 3 tấn số: 500 – 1000 – 2000Hz

- Hình thái thính lực đồ: 05 dạng

Trang 34

- Chỉ số phân biệt lời tối đa PB max (%)

- Chỉ số phân biệt lời tối thiểu PBmin (%)

- Giá trị chỉ số Roll-over (RI)

- Dạng biểu đồ thính lực lời

2.3 Phân tích và xử lý số liệu

- Số liệu được mã hóa và xử lý theo chương trình SPSS 16.0

- Để kiểm định các giả thiết thống kê dùng test Phi and Cramer, các kếtquả được coi là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

- Kiểm định tương quan giữa hai biến định lượng bẳng hệ số tương quan

2.4 Vấn đề đạo đức nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện dưới sự nhất trí của Bộ môn Tai – Mũi – HọngTrường Đại học Y Hà Nội và Ban lãnh đạo Bệnh viện Tai – Mũi – HọngTrung ương

- Bệnh nhân được tư vấn và đồng ý tham gia nghiên cứu

- Mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu đều được giữ bí mật và chỉphục vụ cho nghiên cứu

Trang 35

Chương 3 KẾT QUẢ

3.1 Đặc điểm thính lực lời nhóm tham chiếu

Khảo sát trên 60 tai của 30 đối tượng có sức nghe bình thường cho kếtquả như sau:

3.1.1 Kết quả đo thính lực đơn âm

- Ngưỡng nghe đơn âm trung bình từng tần số:

Bảng 3.1: Ngưỡng nghe đơn âm trung bình từng tần số

3.1.2 Kết quả đo thính lực lời

- Ngưỡng nghe lời SRT thay đổi từ 0 – 20dB, ngưỡng nghe lời trungbình là 10 dB:

Trang 36

- Chỉ số phân biệt lời tối đa đều đạt 100%

- Người bình thường bắt đầu có khả năng phân biệt lời ở cường độ thấpnhất là 5dB, và phân biệt 100% số từ trong danh sách ở cường độ từ 20 –35dB tuỳ ngưỡng nghe đơn âm Tất cả các tai của nhóm đối tượng tham khảođều có thính lực đồ lời dạng chữ S, với độ dốc khoảng 30 – 35dB

Biểu đồ 3.1: Hình thái thính lực đồ lời nhóm tham khảo (N=60)

Cường độ kích thích lời

Trang 37

3.2 Đặc điểm chung nhóm đối tượng nghiên cứu

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi:

Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới:

Biểu đồ 3.2: Phân bố đối tượng theo giới (N=35)

* Nhận xét: Tỷ lệ Nam/Nữ = 0,75

Trang 38

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư:

Bảng 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư

* Nhận xét: Tỷ lệ Nông thôn/Thành thị = 0,95

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp

Bảng 3.4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm nghề

Trang 39

3.3 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

* Nhận xét: Bệnh nhân vào viện chủ yếu do nghe kém có hoặc không có kèm

theo ù tai (82,9%)

3.3.1.2 Thời gian từ khi khởi phát bệnh đến khi vào viện:

Biểu đồ 3.3: Thời gian bệnh trước khi vào viện (N=35)

* Nhận xét :

+ Thời gian trung bình từ khi bị bênh đến lúc vào viện: 5,26 ± 4,245;sớm nhất là 1 ngày và muộn nhất là 20 ngày

+ Hầu hết bệnh nhân đến viện trước 1 tuần (88,6%)

3.3.1.3 Triệu chứng cơ năng

- Triệu chứng khởi phát:

Trang 40

* Nhận xét: Triệu chứng khởi phát chủ yếu là ù tai (82,9%)

- Triệu chứng cơ năng ù tai:

* Nhận xét: Ù tai xuất hiện trong 100% số ca bệnh, chủ yếu là ù tai tiếng cao

(59,45%) và ù tai thường là liên tục (82,9%)

Ngày đăng: 20/06/2017, 20:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Wilson W.R (1982). The relationship of idiopathic sudden hearing loss to diabetes mellitu. Laryngology Head and Neck Surgery, 92, 155-159 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Laryngology Head and Neck Surgery, 92
Tác giả: Wilson W.R
Năm: 1982
12. Ganong WF (2001). Hearing and equilibrium Review of medical physiology, 168-169 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Review of medicalphysiology
Tác giả: Ganong WF
Năm: 2001
13. Ngô Ngọc Liễn (2001). Thính học ứng dụng. Nhà xuất bản Y học, 14. Anderson S, Skoe E, Chandrasekaran B và cộng sự (2010). Neuraltiming is linked to speech perception in noise JNeurosci 30:4922–4926.J Neuroci 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà xuất bản Y học", 14. Anderson S, Skoe E, Chandrasekaran B và cộng sự (2010). Neuraltiming is linked to speech perception in noise JNeurosci 30:4922–4926
Tác giả: Ngô Ngọc Liễn (2001). Thính học ứng dụng. Nhà xuất bản Y học, 14. Anderson S, Skoe E, Chandrasekaran B và cộng sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học"
Năm: 2010
19. Đoàn Thị Hồng Hoa (2013). Điếc đột ngột. Nhà xuất bảnY học, 61,62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà xuất bảnY học
Tác giả: Đoàn Thị Hồng Hoa
Nhà XB: Nhà xuất bảnY học"
Năm: 2013
22. Hood JD. và Poole JP. (1971). Speech audiometry in conductive and sensorineural hearing loss. British Journal of Audiology, 5 (2), 30-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: British Journal of Audiology
Tác giả: Hood JD. và Poole JP
Năm: 1971
26. Stacheler R.J, C.S.S Archer S.M, Rosenteld R.M và cộng sự (2012).Clinical practice guideline: Sudden hearing loss. Otolaryngol Head &amp;Neck Surg,, p. 1-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Otolaryngol Head &"Neck Surg
Tác giả: Stacheler R.J, C.S.S Archer S.M, Rosenteld R.M và cộng sự
Năm: 2012
27. Gerard J., G.M., Facs và cộng sự (2001). Transtympanic steroids for treatment of sudden hearing loss. Otolaryngol Head Neck Surg 125, 142-146 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Otolaryngol Head Neck Surg 125
Tác giả: Gerard J., G.M., Facs và cộng sự
Năm: 2001
30. W. R. Wilson (1983). Viral and epidemiologic studies of idiopathic sudden hearing loss. Otolaryngology Head and Neck surgery: 91, 653-658 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Otolaryngology Head and Neck surgery: 91
Tác giả: W. R. Wilson
Năm: 1983
31. Martin H và Martin Ch (1982). Les surdités brusques. ncycl Med. Chir.Paris., Oto Rhino – Laryngologie, 20183 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ncycl Med. Chir
Tác giả: Martin H và Martin Ch
Năm: 1982
32. A. Rabinstein, et al (2001). Sudden sensorineural hearing loss associated with herpes simplex virus type 1 infection. Neurology, 2001.56(4, 571-572 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Neurology, 2001."56(4
Tác giả: A. Rabinstein, et al
Năm: 2001
34. A. F. W. Stockross R.J, Schirm j (1998). The etiology of idopathic sudden sensorineural hearing loss. Experimetal herpes simplex virus infection of the inner ear. Am j Otol 1998 ; 19, 447-452 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Am j Otol 1998 ; 19
Tác giả: A. F. W. Stockross R.J, Schirm j
Năm: 1998
35. L. J. R. Chau J. K., Atashband S., Irvine R. A., Westerberg B. D (2010).Systematic review of the evidence for the etiology of adult sudden sensorineural hearing loss. Laaryngoscop, 1011-1021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Laaryngoscop
Tác giả: L. J. R. Chau J. K., Atashband S., Irvine R. A., Westerberg B. D
Năm: 2010
36. C. G. Ottaviani F., Marinelli L., Fetoni A. R., Desantis A., Romito A., Vulpiani P., Manna R (1999). Anti-endothelial autoantibodies in patients with sudden hearing loss. laaryngoscope, 1084-1087 Sách, tạp chí
Tiêu đề: laaryngoscope
Tác giả: C. G. Ottaviani F., Marinelli L., Fetoni A. R., Desantis A., Romito A., Vulpiani P., Manna R
Năm: 1999
38. Schreiber B E., A.C., Haskard D. O. và cộng sự (2010). Sudden sensorineural hearing loss. Lancet, 375(9721), 1203-1211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lancet, 375(9721)
Tác giả: Schreiber B E., A.C., Haskard D. O. và cộng sự
Năm: 2010
39. A. S. Colin Mathiers., Marison Concha (2000). Global burden of hearing loss in the year 2000. Global burden of disease 2000, 1-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Global burden of disease 2000
Tác giả: A. S. Colin Mathiers., Marison Concha
Năm: 2000
40. A. E. Conlin và L.S. Parnes (2007). Treatment of sudden sensorineural hearing loss: II. A Meta-analysis. Archives of otolaryngology–head &amp;neck surgery, 133(6), 582-586 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Archives of otolaryngology–head &"neck surgery
Tác giả: A. E. Conlin và L.S. Parnes
Năm: 2007
41. Lê Công Định (2012). Đánh giá kết quả phục hồi thính lực của phương pháp tiêm corticoid vào hòm nhĩ điều trị điếc đột ngột. Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 10 – số 1/2012, 8-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y họcViệt Nam, tháng 10 – số 1/2012
Tác giả: Lê Công Định
Năm: 2012
42. André Leblanc. (1998). Atlas of hearing and balance organs. A practical guide for Otolaryngologists, 5 – 278 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Apractical guide for Otolaryngologists
Tác giả: André Leblanc
Năm: 1998
43. B. F.M (1984). Sudden hearing loss: eight years' experience and suggested prognostic table. Laryngoscop, 94, 647 - 661 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Laryngoscop, 94
Tác giả: B. F.M
Năm: 1984
45. Cinamon U., B.E. và K. J. (2001). Steroid, carboogen or placebo for sudden hearing loss: a prospective double bind study. Eur Arch Otorhinolaryngol, 258, 477 - 480 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eur ArchOtorhinolaryngol, 258
Tác giả: Cinamon U., B.E. và K. J
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w