1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhom 2 phản biện bài nghiên cứu hợp đồng vận chuyển

5 436 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 80,5 KB

Nội dung

Phản biện: Hợp đồng vận chuyển1 Trần Nguyễn Vân Châu Cho ý kiến bằng câu hỏi phản biện 2 Nguyễn Dương Thái Cường Cho ý kiến bằng câu hỏi phản biện 3 Nguyễn Hiếu Đức Cho ý kiến bằng câu h

Trang 1

Phản biện: Hợp đồng vận chuyển

1 Trần Nguyễn Vân Châu Cho ý kiến bằng câu hỏi phản biện

2 Nguyễn Dương Thái Cường Cho ý kiến bằng câu hỏi phản biện

3 Nguyễn Hiếu Đức Cho ý kiến bằng câu hỏi phản biện

4 Nguyễn Thị Dung Cho ý kiến bằng câu hỏi phản biện

5 Nguyễn Tiến Dũng Cho ý kiến bằng câu hỏi phản biện

6 Phạm Thị Ngọc Hà không tham gia

7 Đặng Đình Hợp Cho ý kiến bằng câu hỏi phản biện

8 Nguyễn Mạnh Hùng Cho ý kiến bằng câu hỏi phản biện

9 Phạm Thị Xuân Hương Làm slide báo cáo bài nghiên cứu nhóm

Làm slide báo cáo và chuẩn bị thuyết trình bài nghiên cứu nhóm

11 Lê Văn Lợi Chuẩn bị ý kiến và tình huống phản biện

12 Võ Thái Hoàng Nguyên

Phân công sơ bộ công việc, nhận xét, đánh giá chung nhóm phản biện, tổng hợp ý kiến cả nhóm.

13 Đinh Phú Thái Cho ý kiến bằng câu hỏi phản biện

14 Nguyễn Trọng Trung

15 Phan Thanh Việt Chuẩn bị ý kiến và tình huống phản biện

Trang 2

PHẦN 1:

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG

1 Về hình thức:

•Bài nghiên cứu của nhóm 5 nhìn chung tương đối khá tốt nên nhóm phản biện sẽ không đánh giá gì nhiều về phần này, về hình thức thì nhóm đảm bảo đúng yêu cầu của Giảng viên, đó là ưu điểm lớn của nhóm trình bày

•Chỉ là phần nội dung hơi dài hơn yêu cầu của Giảng viên một chút (tổng

số trang theo yêu cầu là 12-15, nhóm trình bày 17 trang) Đấy chỉ là một nhược điểm nhỏ của nhóm trình bày (có thể do nội dung phần hợp đồng này có 2 phần, tương đối dài hơn các loại hình hợp đồng khác)

2 Về nội dung:

* Ưu điểm:

•Nội dung toàn bài nghiên cứu nhóm trình bày khá rõ ràng, đầy đủ, khoa học, đặc biệt là phần lý luận chung

•Phần nghiên cứu riêng, nhóm nghiên cứu chọn vấn đề “các phương thức vận chuyển” hay chính xác hơn là “các loại hình vận chuyển trong dịch vụ vận chuyển hành khách và tài sản của nước ta hiện nay” rất hay và thiết thực với nhu cầu vận chuyển ngày càng phong phú, đa dạng của xã hội hiện nay

•Tình huống nhóm trình bày đưa ra cũng khá hay, rất đặc thù so với nội dung nghiên cứu

* Nhược điểm:

•Tuy nhiên, phần lý luận chung nhóm đưa ra hơi giàn trải, rất chung chung chiếm tỷ trọng lớn so với toàn bài, chưa cô đọng, ngắn gọn như yêu cầu của Giảng viên (chiếm 8,5/17 trang) Hơn nữa, trong phần này nhóm phản biện chưa thấy được nhóm nghiên cứu làm nổi bật các vấn đề pháp lý đặc trưng của 2 nội dung (vận chuyển hành khách và vận chuyển tài sản) trong Hợp đồng vận chuyển như:

- Các điểm khác biệt đặc trưng về pháp lý giữa Hợp đồng vận chuyển hành khách và vận chuyển tài sản

- Sự khác biệt về hậu quả pháp lý giữa trường hợp vận chuyển hành khách bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản và trường hợp vận chuyển tài sản bị thiệt hại

- Sự khác biệt về trách nhiệm dân sự giữa trường hợp bên thuê vận chuyển tài sản đi áp tải hàng cùng với bên vận chuyển và trường hợp bên thuê vận chuyển tài sản không áp tải hàng cùng với bên vận chuyển

Trang 2

Trang 3

thuận và theo pháp luật).

•Phần nghiên cứu riêng, ở nội dung phần 1 giống như một bài báo cáo về

các loại hình vận chuyển hiện nay mà chưa làm nổi bật các vần đề liên quan

đến pháp lý như sau:

- Sự khác biệt đặc trưng giữa 4 loại hình vận chuyển hành khách và tài sản phổ biến hiện nay: đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không

- Thực tế về hậu quả pháp lý của việc hành khách đến chậm giờ trong quy định của hợp đồng đối với vận chuyển bằng hàng không và vận chuyển đường sắt

Ở nội dung thứ hai của phần nghiên cứu riêng (nội dung liên quan đến

điều lệ của phương thức vận chuyển hàng hóa) nhóm nghiên cứu đưa ra thông

tin một cách chung chung Cụ thể lại không nêu ra các nguồn quy định các điều

lệ này từ nguồn văn bản pháp lý nào để nhóm phản biện, Giảng viên cũng như

cả lớp biết nên rất khó đối chiếu, theo dõi

•Chưa thấy diều kiện về hành khách, hành lý, tài sản trong hợp đồng vận chuyển bằng hành không, đường sắt, đường bộ, đường sắt khác nhau thế nào

•Phần tình huống thực tiễn của nhóm nghiên cứu rất rõ ràng và đầy đủ, nhóm phản biện chỉ có chưa đồng ý với ý kiến của nhóm nghiên cứu ở chỗ dẫn điều luật của chi tiết “Gemadept phải bồi thường thiệt hại cho Cơ điện Thủ Đức

là theo Điều 307 Khoản 2, BLDS 2005”

Trang 4

PHẦN 2:

TRAO ĐỔI CỦA NHÓM PHẢN BIỆN VỚI NHÓM NGHIÊN CỨU

1 Trao đổi phần hình thức và nội dung:

Nhóm nghiên cứu nên khắc phục các nhược điểm về hình thức và nội dung mà nhóm phản biện đã nêu trên, cụ thể:

•Nêu thêm các điểm pháp lý đặc trưng của loại hình Hợp đồng vận chuyển này so với các loại hình Hợp đồng dân sự khác

•Phần lý thuyết về luật thực định và lý luận chung nhóm nghiên cứu nên trình bày cô đọng, ngắn gọn thể hiện các điểm khác biệt về pháp lý đặc trưng của 2 nội dung (vận chuyển hành khách và vận chuyển tài sản) trong Hợp đồng vận chuyển: nên trình bày bằng hình thức so sánh các điểm pháp lý của 2 nội dung trên sẽ tránh được tình trạng giản trải của nội dung phần này:

- Bổ sung, so sánh cụ thể thêm các đặc diểm pháp lý về hậu quả, trách nhiệm dân sự, bồi thường của các bên khi có vi phạm về nghĩa vụ trong hợp đồng (cho ví dụ minh họa làm rõ càng tốt)

- Bổ sung phần phương thức tính giá cước vận chuyển theo quy định của pháp luật liên quan

•Phần nghiên cứu riêng, nhóm nghiên cứu nên chú trọng hơn đến vấn đề dẫn nguồn luật cụ thể, tránh tình trạng đưa thông tin không có nguồn

- Nội dung nên bổ sung thêm các ý mà nhóm phản biện đã nêu trên trong phần nhận xét về nội dung

•Phần tình huống, nhóm phản biện bổ sung thêm ý kiến ở chi tiết “ Gemadept phải bồi thường thiệt hại cho Cơ điện Thủ Đức là theo Điều 307 Khoản 2, BLDS 2005” còn theo nghĩa vụ của bên vận chuyển (Điều 539 Khoản

5, BLDS 2005) và trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 546 Khoản 1, BLDS 2005)

2 Câu hỏi và tình huống phản biện:

Câu hỏi 1: Nhóm nghiên cứu hãy nêu những trường hợp nào hành khách

được bên vận chuyển bồi thường khi có thiệt hại và những trường hợp nào bên vận chuyển được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành khách cụ thể trong hình thức vận chuyển bằng hàng không?

Câu hỏi 2: A mua tủ lạnh của B và theo thỏa thuận B sẽ vận chuyển tủ

lạnh đến nhà A Trong trường hợp này giữa A và B có hợp đồng vận chuyển hay không? Hãy xác định hậu quả pháp lý khi B làm hư hỏng tủ lạnh trong quá trình vận chuyển đến nhà A?

Trang 4

Trang 5

đó A có mua vé tại bến xe và B không có vé xe, cả hai đều bị thiệt hại về tính mạng khi xe của C bị tai nạn gây ra Nhóm cho biết sự khác nhau về trách nhiệm dân sự của C đối với A và B

Tình huống: Trách nhiệm bồi thường vi phạm hợp đồng vận chuyển hàng hoá:

Công ty kinh doanh dịch vụ vận chuyển A có ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa cho Công ty Anh Minh Do xe của Công ty vận chuyển A bị trục trặc

kỹ thuật nên không thể vận chuyển kịp hàng hóa cho Công ty Anh Minh trong thời hạn thỏa thuận của hợp đồng.

Mặc dù trong hợp đồng không có thoả thuận gì về phạt vi phạm hợp đồng nhưng Công ty Anh Minh đã yêu cầu Công ty A phải bồi thường thiệt hại và chịu phạt 10% giá trị của Hợp đồng Xin cho hỏi yêu cầu trên của Công ty Anh Minh có đúng không?

Ngày đăng: 20/06/2017, 07:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w