1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài nghiên cứu hợp đồng cho tặng tài sản

24 613 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 174,5 KB

Nội dung

KHÁI NIỆM TẶNG CHO TÀI SẢN: Quy định của Pháp luật Việt Nam cũng như hầu hết pháp luật các nước đều xác định tặng cho tài sản là một loại vật quyền được thực hiện thông qua giao dịch là

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT KINH TẾ

HỌC PHẦN: LUẬT DÂN SỰ 2 BÀI NGHIÊN CỨU NHÓM

HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Triều Hoa Thực hiện: NHÓM 3 - Lớp LA02 K14 VB2

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I : CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI

SẢN 4

1 Khái niệm, đặc điểm: 4

1.1.Khái niệm tặng cho tài sản và Hợp đồng tặng cho tài sản 4

1.1.1 Khái niệm tặng cho tài sản: 4

1.1.2 Hợp đồng tặng cho tài sản 4

1.2 Đặc điểm của Hợp đồng tặng cho tài sản 5

1.3 Phân biệt tặng cho tài sản với các loại giao dịch khác 5

1.3.1 Tặng cho với di tặng 5

1.3.2 Tặng cho với di chúc 5

1.3.3 Tặng cho với mua bán 6

1.3.4 Tặng cho với cho mượn 6

2 Hình thức, hiệu lực và nội dung của hợp đồng tặng cho tài sản: 7

2.1 Hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản: 7

2.2 Hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản: 7

2.3 Nội dung của hợp đồng: 7

2.3.1 Chủ thể: 7

2.3.2 Đối tượng của hợp đồng: 7

2.3.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên 8

2.3.3.1 Bên tặng cho: 8

2.3.3.2 Bên được tặng cho: 8

3 Ý nghĩa pháp lý của Hợp đồng tặng cho tài sản: 9

Trang 3

1 Khái niệm tặng cho quyền sử dụng đất: 10

1.1 Khái niệm 10

1.2 Đặc điểm 10

1.3 Phân biệt tặng cho QSDĐ với tặng cho TS khác 10

1.3.1 So sánh tặng cho QSDĐ với tặng cho tài sản là động sản: 10

1.3.2 So sánh tặng cho QSDĐ với tặng cho tài sản là bất động sản: 10

2 Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất 11

2.1 Hình thức và các thủ tục theo quy định 11

2.1.1 Hình thức: 11

2.1.2 Trình tự thủ tục tặng cho QSDĐ 11

2.2 Chủ thể của Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất : 13

2.2.1 Người tặng cho quyền sử dụng đất: 13

2.2.2 Người được tặng cho quyền sử dụng đất: 14

2.3 Đối tượng của Hợp đồng tặng cho QSDĐ: 15

2.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐ tặng cho QSDĐ: 15

2.4.1 Quyền và nghĩa vụ của bên tặng cho: 16

2.4.2 Quyền và nghĩa vụ của bên được tặng cho: 16

3 Thực tiễn tặng cho QSDĐ và các vấn đề cần hoàn thiện trong pháp luật về tặng cho QSDĐ 16

3.1 Thực tiễn tặng cho QSDĐ 16

3.1.1 Vi phạm về hình thức hợp đồng và không thực hiện đăng ký sang tên theo quy định: 17

3.1.2 Những vướng mắc trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hợp đồng tặng cho QSDĐ có điều kiện: 17

3.2 Các vấn đề cần hoàn thiện trong pháp luật về tặng cho QSDĐ 18

3.2.1 Đề xuất hoàn thiện các quy định về Hợp đồng tặng cho QSDĐ trong BLDS 19

3.2.2 Đề xuất hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tặng cho QSDĐ có điều kiện: 19

Trang 4

PHẦN III: TÌNH HUỐNG THỰC TẾ 20

< DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO > 22PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 23

PHẦN I : CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM:

1.1.KHÁI NIỆM TẶNG CHO TÀI SẢN VÀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

1.1.1 KHÁI NIỆM TẶNG CHO TÀI SẢN:

Quy định của Pháp luật Việt Nam cũng như hầu hết pháp luật các nước đều xác định tặng cho tài sản là một loại vật quyền được thực hiện thông qua giao dịch là hợp đồng, trong đó có sự thỏa thuận giữa các bên, bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho, mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận tài sản

Tặng cho tài sản được hiểu là một hành vi trao quyền sở hữu của mình cho một đối tượng khác mà không đòi hỏi bất kỳ khoản thanh toán nào

1.1.2 HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Theo định nghĩa tại điều 465, Bộ luật Dân sự 2005 thì “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.”

Như vậy, hợp đồng tặng cho tài sản cũng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể Tuy nhiên, khác với các hợp đồng dân sự thông thường khác, trong nhiều trường hợp (nhất là khi tặng cho động sản) hợp đồng tặng cho tài sản được giao kết thông qua hành động tặng cho và nhận tài sản tặng

Trang 5

1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Hợp đồng tặng cho tài sản là một loại hợp đồng thông dụng, phân biệt với những loại hợp đồng thông dụng khác như hợp đồng mua bán, vay, thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ…ở tính đơn vụ và không có đền bù Thể hiện ở việc bên tặng cho chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại cho bên tặng cho bất kỳ lợi ích đối xứng nào (trừ trường hợp tặng cho có điều kiện)

Ngoài ra, hợp đồng tặng cho tài sản được khoa học pháp lý xếp vào loại hợp đồng thực tế Vì chỉ khi bên được tặng cho nhận tài sản thì quyền

và nghĩa vụ của các bên mới phát sinh Khi chưa giao tài sản thì mọi thỏa thuận chưa có hiệu lực và lời hứa tặng cho không là ràng buộc pháp lý đối với bên tặng cho

1.3 PHÂN BIỆT TẶNG CHO TÀI SẢN VỚI CÁC LOẠI GIAO DỊCH KHÁC

1.3.1 TẶNG CHO VỚI DI TẶNG

Điều 671 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định : “ Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc”

Như vậy, căn cứ phát sinh di tặng là do người lập di chúc chỉ định cho người được di tặng được hưởng di sản trong một bản di chúc có hiệu lực pháp luật Người được di tặng không phải ký vào bản di chúc như người được tặng cho phải ký vào hợp đồng Do đó, có thể thấy rõ bản chất của di tặng là một hành vi pháp lý đơn phương, trong khi bản chất của tặng cho là hợp đồng dân sự đòi hỏi phải có sự thống nhất ý chí của các bên chủ thể

Ngoài ra, hợp đồng tặng cho chỉ có hiệu lực thi hành khi bên tặng cho còn sống Còn di tặng thì chỉ có hiệu lực khi bên tặng cho tài sản chết

1.3.2 TẶNG CHO VỚI DI CHÚC

Theo quy định của pháp luật, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết Theo đó, người lập di chúc để lại tài sản của mình cho người thừa kế mà không cần biết người nhận thừa kế có đồng ý hay không Do đó, cũng giống như đối với di

Trang 6

tặng, tặng cho khác di chúc ở chỗ tặng cho là sự thỏa thuận, còn di chúc là

sự bày tỏ ý chí đơn phương

Ngoài ra, giữa tặng cho với di chúc và di tặng còn khác nhau ở thời điểm chuyển giao quyền sở hữu tài sản Trong đó quyền sở hữu tài sản được

di chúc hay di tặng sẽ được chuyển giao cho người nhận ngay từ thời điểm

mở thừa kế, còn quyền sở hữu tài sản được tặng cho được chuyển giao sang người được tặng cho từ thời điểm thực tế nhận tài sản hoặc hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu theo quy định

1.3.3 TẶNG CHO VỚI MUA BÁN

Giao dịch mua bán là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán Như vậy mua bán là hợp đồng song vụ, khác với tặng cho tài sản là hợp đồng đơn vụ, theo đó bên được tặng cho nhận tài sản mà không phải thực hiện một nghĩa vụ gì đối xứng với bên tặng cho Đặc điểm có đền bù trong hợp đồng mua bán tài sản là yếu tố quan trọng để phân biệt với hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù

Thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng tặng cho tài sản là như nhau

1.3.4 TẶNG CHO VỚI CHO MƯỢN

Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn cho mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được Từ quy định này, ta thấy hợp đồng mượn tài sản có nhiều sự tương đồng với hợp đồng tặng cho tài sản ở tính đơn vụ, không có đền bù

Sự khác nhau cơ bản giữa 2 loại giao dịch này là ở sự dịch chuyển quyền sở hữu tài sản Trong đó, trong hợp đồng mượn tài sản không có sự dịch chuyển quyền sở hữu tài sản, mà chỉ có sự dịch chuyển một phần quyền sở hữu tài sản (cụ thể là quyền chiếm hữu, sử dụng) từ bên cho mượn sang bên mượn trong một khoảng thời gian nhất định đã thỏa thuận

Trang 7

2 HÌNH THỨC, HIỆU LỰC VÀ NỘI DUNG CỦA HỢP

ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN:

2.1 HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN:

Hình thức của hợp đồng tặng cho phụ thuộc vào đối tượng của nó:

• Nếu đối tượng của hợp đồng tặng cho là động sản thì hợp đồng tặng cho có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản

• Nếu đối tượng là bất động sản thì hình thức của hợp đồng tặng cho phải là văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

• Nếu đối tượng là quyền tài sản, hình thức hợp đồng theo quy định về chuyển quyền yêu cầu

• Nếu đối tượng là quyền sử dụng đất, khi tặng cho phải tuân theo các quy định của Luật đất đai về chuyển quyền sử dụng đất

2.2 HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN:

Hợp đồng tặng cho có hiệu lực khi bên tặng cho thực tế chuyển giao tài sản cho bên được tặng cho Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký chuyển quyền sở hữu Nghĩa là quan hệ hợp đồng chỉ phát sinh khi bên được tặng cho trở thành chủ sở hữu của tài sản tặng cho Do quy định trên, phần lớn các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý Việt Nam cho rằng hợp đồng tặng cho tài sản

là hợp đồng thực tế, nghĩa là chưa chuyển giao tài sản thì mọi thỏa thuận chưa có hiệu lực

2.3 NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG:

2.3.1 CHỦ THỂ:

Chủ thể của Hợp đồng tặng cho tài sản (bên tặng cho và bên được tặng cho) là các chủ thể được quy định tại BLDS 2005, bao gồm cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân và Nhà nước CHXHCN Việt Nam

2.3.2 ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG:

Trang 8

Hợp đồng tặng cho tài sản có đối tượng là động sản hoặc bất động sản, có thể là tài sản phải đăng ký hoặc không cần đăng ký quyền sở hữu (theo điều 466, 467 BLDS) Đối tượng của hợp đồng này cũng có thể bao gồm vật, tiền hoặc quyền tài sản (quyền yêu cầu người khác).

Việc phân loại đối tượng của hợp đồng có ý nghĩa trong việc xác định hình thức cũng như hiệu lực của hợp đồng (như đã trình bày ở trong phần Hình thức hợp đồng)

2.3.3 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

2.3.3.1 BÊN TẶNG CHO:

Khi tặng cho tài sản, bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo về khuyết tật của tài sản tặng cho để tạo điều kiện cho bên được tặng cho sử dụng tài sản một cách tốt nhất, lường trước các khó khăn trở ngại, giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra

Trường hợp bên tặng cho đưa ra điều kiện trước khi giao tài sản hoặc sau khi giao tài sản thì điều kiện đó phải có thể thực hiện được và không trái pháp luật, đạo đức xã hội Nếu điều kiện phải thực hiện trước khi giao tài sản mà bên được tặng cho đã thực hiện xong thì bên tặng cho phải giao tài sản Trong trường hợp này, nếu bên tặng cho không giao tài sản thì phải thanh toán cho phần nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện

Trong trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc

đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản (nếu có) cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản

2.3.3.2 BÊN ĐƯỢC TẶNG CHO:

Sau khi thỏa thuận xong về nội dung của hợp đồng tặng cho, bên được tặng cho có quyền nhận hoặc không nhận tài sản tặng cho

Trong trường hợp bên được tặng cho phải thực hiện điều kiện sau khi nhận tặng cho mà họ không thực hiện thì phải hoàn trả lại tài sản mà mình

đã nhận Nếu bên được tặng cho không thể trả lại tài sản do đã bị tiêu hủy,

hư hỏng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên tặng cho

Trang 9

3 Ý NGHĨA PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI

SẢN:

Tương tự hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản là căn

cứ pháp lý của sự dịch chuyển quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, là sự thừa nhận của Nhà nước về một loại giao dịch khá phổ biến trong đời sống thông qua các quy định từ điều 465 đến 470 trong Bộ luật dân

sự 2005 Thông qua hợp đồng tặng cho tài sản, chủ sở hữu tài sản thực hiện một trong các quyền định đoạt của mình đối với tài sản: quyền tặng cho tài sản, còn người được tặng tài sản được bảo hộ quyền hợp pháp đối với tài sản được tặng cho trong các tranh chấp với bên thứ 3 và với cả bên tặng cho

Các quy định về hợp đồng tặng cho tài sản có ý nghĩa rất quan trọng,

là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh từ giao dịch tặng cho tài sản trong thực tế trong các trường hợp như: bên tặng cho rút lại việc tặng cho tài sản gây thiệt hại cho bên được tặng cho, bên được tặng cho không thực hiện các điều kiện đã thỏa thuận sau khi nhận tài sản, người tặng cho tài sản chết trước khi chuyển giao tài sản, người được tặng cho tài sản chết trước khi làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản được tặng cho…

PHẦN II: HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

DẪN NHẬP:

QSDĐ là một loại tài sản đặc biệt (dưới dạng quyền tài sản), vì các

quyền của chủ sở hữu được giám sát và điều chỉnh chặt chẽ bởi một ngành luật chuyên biệt là Luật đất đai chứ không chỉ bởi pháp luật dân sự như đối với chủ sở hữu các tài sản khác Vì lý do đó, pháp luật về tặng cho QSDĐ là

sự giao thoa giữa pháp luật đất đai và pháp luật dân sự Trong đó, pháp luật đất đai thể hiện nội dung tặng cho QSDĐ như một quyền tài sản có giá trị giao dịch trong thị trường bất động sản, còn pháp luật dân sự xem tặng cho QSDĐ như một vật quyền có thể thực hiện thông qua giao dịch dân sự

là Hợp đồng tặng cho QSDĐ.

Đặc điểm pháp lý rất đặc biệt nêu trên và tính phổ biến, tầm quan trọng của giao dịch tặng cho QSDĐ trong đời sống xã hội là lý do chủ đề này được Nhóm 3 chọn làm đề tài nghiên cứu chuyên sâu trong Bài nghiên cứu

về Hợp đồng tặng cho tài sản.

Trang 10

“Hợp đồng tặng cho QSDĐ là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên tặng cho

và bên được tặng cho theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo qui định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”

Như vậy, bên cạnh chuyển nhượng QSDĐ, tặng cho QSDĐ là một phương tiện pháp lý bảo đảm cho việc dịch chuyển quyền sử dụng đất từ bên tặng cho sang bên nhận tặng cho nhằm thoả mãn các nhu cầu về sử dụng đất.1.2 ĐẶC ĐIỂM

Tặng cho QSDĐ có đầy đủ các đặc điểm của tặng cho tài sản Song tặng cho QSDĐ có điểm đặc trưng là tặng cho quyền tài sản hạn chế trong

đó quyền của chủ thể tặng cho và chủ thể được tặng cho đều bị điều tiết chặt chẽ bởi ý chí của Nhà nước vì mục đích quản lý đất đai - một tài nguyên đặc biệt của quốc gia

1.3 PHÂN BIỆT TẶNG CHO QSDĐ VỚI TẶNG CHO TS KHÁC

1.3.1 SO SÁNH TẶNG CHO QSDĐ VỚI TẶNG CHO TÀI SẢN LÀ

ĐỘNG SẢN:

Tặng cho QSDĐ nhất thiết phải lập thành văn bản hợp đồng có công chứng, chứng thực và hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm đăng ký QSD Đ theo qui định của pháp luật giống như hợp đồng tặng cho động sản phải đăng ký quyền sở hữu

1.3.2 SO SÁNH TẶNG CHO QSDĐ VỚI TẶNG CHO TÀI SẢN LÀ

BẤT ĐỘNG SẢN:

Trang 11

Tặng cho QSDĐ là một dạng đặc biệt của tặng cho tài sản phải đăng

ký quyền sở hữu, cho nên về hình thức hợp đồng tặng cho QSDĐ hoàn toàn giống hợp đồng tặng cho bất động sản phải đăng ký

Song về đối tượng, hợp đồng tặng cho QSDĐ là thỏa thuận tặng cho quyền tài sản có đặc trưng là một vật quyền của người không phải chủ sở hữu đối với vật đó (đất đai thuộc sở hữu toàn dân, QSDĐ là một quyền phái sinh từ quyền sở hữu đối với đất đai của toàn dân mà Nhà nước là chủ thể đại diện)

ký quyền sở hữu khác: phải lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực

và đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

• Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy

tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có)

Trên thực tế, các cơ quan có thẩm quyền địa phương quy định thủ tục phức tạp hơn Ví dụ sau đây là thủ tục tặng cho QSDĐ theo quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa

Hồ sơ bao gồm

Trang 12

TT Tên loại giấy tờ, tài liệu trong bộ hồ sơ

1 Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (04 bản)

2 - Biên bản họp gia đình, có chữ ký của các thành viên trong gia đình có quyền lợi liên quan (đã được chứng thực) hoặc “Giấy từ chối nhận di sản thừa kế” của những người có quyền lợi liên quan trong trường hợp một bên tặng cho đã chết mà phần tặng cho vượt quá kỷ phần của bên còn sống

- Trường hợp cho trong kỷ phần của mình nếu một bên đã mất thì không bắt buộc phải có biên bản họp gia đình

3 - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5, Điều 50 của Luật Đất đai (bản gốc)

4 - Giấy tờ chứng minh quan hệ tặng – cho: Bản sao giấy khai sinh, bản khai sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND phường, xã

- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của những người liên quan (bản sao mỗi loại 02 bản)

Trình tự giải quyết

TT Chủ thể thực hiện Thủ tục

1 Công dân Nộp thủ tục hồ sơ gồm: các loại giấy tờ đã quy

định tại mục 1 nói trên

bộ địa chính (chuyển ngay trong ngày nhận hồ

sơ).

3 Cán bộ Địa chính Kiểm tra thực địa (khi cần thiết), xác nhận các

Ngày đăng: 27/05/2017, 08:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w