Ở lứa tuổi Mầm non hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính sáng tạo, thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống xung quanh t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -
NGUYỄN THỊ DIỄM THÚY
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NẶN NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số: 60140101
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- -
NGUYỄN THỊ DIỄM THÚY
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NẶN NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
Trang 3Lời cảm ơn!
===**===
Tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non, Phòng Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS TS Lê Thanh Thủy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức bổ ích, dìu dắt em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, bộ phận bảo vệ, trường Đại học Sư phạm An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp
đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, toàn thể giáo viên, các cháu mẫu giáo 5-6 tuổi trường mẫu giáo Thực hành Sư Phạm Huyện Mỹ Xuyên và trường mẫu giáo Vàng Anh, trường Mẫu giáo Hoàng Yến, Tỉnh Sóc Trăng đã giúp tôi hoàn thành luận văn này
Chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Diễm Thúy
Trang 5DANH MỤC HÌNH
3.1 So sánh mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong bài nặn
3.2 Biểu đồ 3.2 So sánh mức độ biểu hiện tính tự tin 2 nhóm ĐC và TN
qua bài “Nặn mâm ngũ quả” (tính theo mức độ)- TNKS 1 64
3.3 So sánh mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong bài nặn
3.4 So sánh mức độ phát triển tính tự tin của hai nhóm ĐC và TN trong
hoạt động “Nặn sản phẩm gốm sứ” (tính theo mức độ)TNKS2 66
3.5 Mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong bài nặn “Nặn
những gì cháu thích”(tính theo tiêu chí) (TNHT1) 68
3.6
Biểu đồ 3.6 So sánh mức độ biểu hiện tính tự tin của của hai nhóm
ĐC và TN trong bài “Nặn những gì cháu thích”, chủ đề thực vật
”(theo mức độ) (TNHT1)
69
3.7
So sánh mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong bài nặn
“Nặn con bướm, con chuồn chuồn, con ong”(tính theo tiêu chí)
(TNHT2)
70
3.8
So sánh mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong bài nặn
“Nặn con bướm, con chuồn chuồn, con ong”(tính theo mức độ)
TNHT2
71
3.9 Mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong bài nặn “Nặn
3.10 Biểu đồ 3.10 So sánh mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN
trong bài nặn “Nặn dụng cụ lao động”(tính theo mức độ) - TNHT3 74
3.11 Biểu đồ 3.11 So sánh mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN
trong bài nặn “Nặn một số loại củ”tính theo tiêu chí) (TNHT4) 75
3.12 Biểu đồ 3.12: So sánh mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN
trong bài nặn “Nặn một số loại củ”tính theo mức độ)- TNHT4 76
Trang 63.13
Biểu đồ 3.13 So sánh mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và
TN trong bài nặn “Nặn các loại quả tròn, dài”tính theo tiêu chí)
TNKC1
77
3.14
Biểu đồ 3.14: So sánh mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và
TN trong bài nặn “Nặn các loại quả tròn, dài”(tính theo mức độ)
TNKC1
78
3.15 Biểu đồ 3.15 So sánh mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN
trong bài “Nặn các con vật nuôi”(tính theo tiêu chí) (TNKC 2) 79
3.16 Biểu đồ 3.16: So sánh mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN
trong bài “Nặn các con vật nuôi”(tính theo mức độ) (TNKC 2) 80
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
2.2 Nhận định về những biểu hiện tính tự tin của trẻ trong hoạt động nặn 37
2.3 Mức độ giáo viên sử dụng các biện pháp phát triển tính tự tin cho
2.4 Kết quả về sự mạnh dạn lựa chọn nội dung miêu tả trên 100 sản
2.5 Kết quả trẻ tự lựa chọn cách thức thể hiện ý tưởng 45 2.6 Kết quả trẻ mạnh dạn thể hiện cảm xúc của bản thân 46
3.1 Thống kê mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong bài
nặn “Nặn mâm ngũ quả”(tính theo tiêu chí) – TNKS 63
3.2 Kết quả khảo sát mức độ phát triển tính tự tin cả 2 nhóm trong tiết
học “Nặn mâm ngũ quả” ( tính theo mức độ) - TNKS1 64
3.3 Thống kêt mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong
bài nặn “Nặn đồ gốm sứ ”(tính theo tiêu chí) – (TNKS2) 65
3.4
Thống kê mức độ phát triển tính tự tin của hai nhóm ĐC và TN
trong hoạt động “Nặn sản phẩm gốm sứ” (tính theo mức độ)
TNKS2
65
3.5 Thống kê mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong bài
nặn “Nặn những gì cháu thích”(tính theo tiêu chí) (TNHT 1) 68
3.6
Thống kê mức độ biểu hiện tính tự tin của của hai nhóm ĐC và TN
trong bài “Nặn những gì cháu thích”, chủ đề thực vật ”(theo mức
độ) (TNHT1)
69
3.7
Thống kê mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong bài
nặn “Nặn con bướm, con chuồn chuồn, con ong”(tính theo tiêu chí)
(TNHT2)
70
Trang 83.8
Thống kê mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong bài
nặn “Nặn con bướm, con chuồn chuồn, con ong”(tính theo mức độ)
TNHT2
70
3.9 Thống kê mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong bài
nặn “Nặn dụng cụ lao động”tính theo tiêu chí) (TNHT3) 72
3.10 Thống kê mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong bài
nặn “Nặn dụng cụ lao động”(tính theo mức độ) - TNHT3 73
3.11 Thống kê mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong bài
nặn “Nặn một số loại củ”tính theo tiêu chí) (TNHT4) 75
3.12 Thống kê mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong bài
nặn “Nặn một số loại củ”tính theo mức độ)- TNHT4 75
3.13 Thống kê mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong bài
nặn “Nặn các loại quả tròn, dài”tính theo tiêu chí) (TNKC1) 77
3.14 Thống kê mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong bài
nặn “Nặn các loại quả tròn, dài”(tính theo mức độ) TNKC1 77
3.15 Thống kê mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong bài
“Nặn các con vật nuôi”(tính theo tiêu chí) (TNKC 2) 79
3.16 Thống kê mức độ biểu hiện TTT của hai nhóm ĐC và TN trong bài
“Nặn các con vật nuôi” (tính theo mức độ) (TNKC 2) 79
Trang 9MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC HÌNH iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
MỤC LỤC vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu: 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 2
4 Giả thuyết khoa học của đề tài 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Phạm vi nghiên cứu: 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm: 3 phần 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1 Vài nét tổng quan về vấn đề nghiên cứu 5
1.1.1 Những nghiên cứu về giáo dục tính tự tin cho trẻ em 5
1.1.2 Những nghiên cứu về hoạt động tạo hình và giáo dục thông qua hoạt động tạo hình 7
1.2 Đặc điểm hoạt động nặn của trẻ mẫu giáo 9
1.2.1 Ý nghĩa của hoạt động nặn 9
1.2.2 Đặc điểm khả năng nặn của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 9
1.2.3 Mục đích hoạt động nặn của trẻ Mầm non 10
1.2.4 Nội dung giáo dục và phương pháp tổ chức hoạt động nặn cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi 11
1.2.5 Những điều kiện giáo dục trẻ thông qua hoạt động nặn 13
1.3 Tính tự tin và sự phát triển tính tự tin của trẻ mẫu giáo 13
1.3.1 Khái niệm tính tự tin 13
1.3.2 Đặc trưng biểu hiện tính tự tin ở tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi 15
Trang 101.3.3 Nhiệm vụ, nội dung giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 17
1.4 Hoạt động nặn với việc phát triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 20
1.4.1 Mối quan hệ giữa hoạt động tạo hình với việc giáo dục tính tự tin 20
1.4.2 Những điều kiện phát triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động nặn22 1.4.3 Điều kiện về nhà sư phạm, gia đình 24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NẶN
NHẰM PHÁT TRIỀN TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON TỈNH SÓC TRĂNG 28
2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng 28
2.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng 28
2.3 Đối tượng khảo sát 28
2.4 Phương pháp nghiên cứu 29
2.4.1 Nghiên cứu tài liệu, hướng dẫn thực hiện chương trình hoạt động tạo hình dành cho trẻ mẫu giáo 29
2.4.2 Điều tra bằng Phiếu khảo sát 29
2.4.3 Phương pháp điều tra qua đàm thoại: 29
2.4.4 Phương pháp quan sát 30
2.5 Tiêu chí và thang đánh giá tính tự tin của trẻ trong hoạt động nặn 31
2.5.1 Tiêu chí đánh giá tính tự tin của trẻ trong hoạt động nặn 31
2.5.2 Thang đánh giá tính tự tin của trẻ trong hoạt động nặn 33
2.6 Kết quả nghiên cứu thực trạng 33
2.6.1 Kết quả nghiên cứu tài liệu, hướng dẫn thực hiện chương trình hoạt động tạo hình dành cho trẻ mẫu giáo 33
2.6.2 Nhận thức của giáo viên về phát triển tính tự tin cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động nặn 35
2.6.3 Ý kiến của giáo viên về tầm quan trọng của việc phát triển tính tự tin cho trẻ trong hoạt động nặn 37
2.6.4 Thực trạng các biện pháp mà giáo viên mầm non sử dụng nhằm phát triển tính tự tin cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động nặn 38
Trang 11CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG NẶN VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 48
3.1 Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động nặn nhằm phát triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 48
3.2 Các biện pháp tổ chức hoạt động nặn nhằm phát triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 49
3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức môi trường hoạt động kích thích hứng thú và tính tự tin của trẻ trong hoạt động nặn 49
3.2.2 Biện pháp 2 : Tạo cơ hội và các tình huống để trẻ tự lựa chọn nội dung hoạt động và đề tài cho hoạt động nặn 50
3.2.3 Biện pháp 3: Cho trẻ tự tìm kiếm, lựa chọn và phối hợp vật liệu tạo hình để thể hiện hình tượng nặn 52
3.2.4 Biện pháp 4: Động viên trẻ tự giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn 54
3.2.5 Biện pháp 5: Khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá khả năng của bản thân qua sản phẩm tạo hình 56
3.3 Tổ chức thực nghiệm áp dụng một số biện pháp phát triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt nặn 59
3.3.1 Mục đích thực nghiệm 59
3.3.2 Chọn mẫu thực nghiệm 59
3.3.3 Thời gian thực nghiệm 59
3.3.4 Xây dựng chương trình thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 59
3.3.5 Tổ chức thực nghiệm 62
3.3.6 Phân tích kết quả thực nghiệm 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 82
1 Kết luận 82
2 Kiến nghị sư phạm 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 88
Trang 12Trong những chủ đề hình thành kỹ năng sống của trẻ nhỏ thì hình thành sự tự tin ở trẻ có thể coi là kỹ năng quan trọng nhất Không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin
Tự tin là nguồn khích lệ lớn đối với mọi người, là động lực để chúng ta cố gắng đạt được mục tiêu và giành được nhiều thành tích quan trọng Một trẻ tự tin sẽ duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, luôn mong muốn được yêu quí, được đón nhận và đó chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người Trẻ có lòng tự tin thì sẽ dễ dàng trãi nghiệm, tiếp thu những kinh nghiệm, các kỹ năng sống khác
Hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật, góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ Ở lứa tuổi Mầm non hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính sáng tạo, thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống xung quanh trẻ, giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình, khi tham gia hoạt động tạo hình qua sự hướng dẫn gợi mở, khuyến khích động viên của giáo viên, trẻ có thể tìm hiểu khám phá kích thích sự hứng thú với hoạt động tạo hình, qua đó còn thể hiện sự tự tin của trẻ
Trong hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động nặn là một trong những thể loại tạo hình mà một số giáo viên mầm non chỉ hướng đến mục tiêu hình thành kỹ
Trang 13năng nặn chứ chưa tạo điều kiện giúp trẻ làm chủ cảm xúc, tin tưởng vào bản thân Giáo viên Mầm non chưa thật sự quan tâm đến việc phát triển tính tự tin cho trẻ, còn tổ chức hoạt động tạo hình với hình thức áp đặt trẻ, chưa chú trọng đến việc phát triển ở trẻ sự hiểu biết cảm nhận về bản thân và tự quyết định Trong quá trình hoạt động nặn giáo viên còn xem nhẹ thành quả lao động của trẻ, chưa tạo điều kiện
để trẻ được mạnh dạn thể hiện Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề
tài “Tổ chức hoạt động nặn nhằm phát triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu:
Tổ chức hoạt động nặn nhằm phát triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để
từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức động nặn nhằm giáo dục toàn
diện cho trẻ mầm non
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp tổ chức hoạt động nặn nhằm phát
triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
4 Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu sử dụng biện pháp tổ chức hoạt động nặn ở trường mầm non theo hướng tăng cường cho trẻ những hiểu biết phong phú về cuộc sống, tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện hiểu biết, suy nghĩ và tình cảm của mình một cách sáng tạo, được tự lựa chọn nội dung miêu tả và phương thức tạo hình, tự đánh giá được kết quả hoạt động của mình, của bạn thì sẽ nâng cao được hiệu quả phát triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về hoạt động tạo hình, hoạt động nặn của trẻ và việc giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
5.2 Nghiên cứu thực tiễn việc tổ chức hoạt động nặn và các biện pháp phát triển tính tự tin cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Trang 145.3 Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp tổ chức hoạt động nặn nhằm phát triển tính tự tin cho trẻ 5-6 tuổi
6 Phạm vi nghiên cứu:
6.1 Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu một số lớp mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường
Mẫu giáo thực hành sư phạm, trường mẫu giáo Vàng Anh, Hoàng Yến tại thành phố Sóc Trăng
6.2 Về hình thức hoạt động được tiến hành nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động
nặn cả trên tiết học và hoạt động nặn tự do ngoài tiết học để phát triển tính tự tin của trẻ 5-6 tuổi
7 Phương pháp nghiên cứu
7 1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa, các tài liệu lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu
Dùng phiếu điều tra tìm hiểu ý kiến, nhận thức của giáo viên ở các trường mầm non về tính tự tin và thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động nặn
7.2.2 Phương pháp điều tra qua đàm thoại
Đàm thoại, phỏng vấn, với giáo viên mầm non để tìm hiểu các kinh nghiệm của giáo viên mầm non trong việc rèn luyện tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động nặn
- Quan sát những biểu hiện của tính tự tin qua quá trình nặn
Trang 157.2.4 Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động tạo hình
- Thu thập, phân tích sản phẩm hoạt động sư phạm của giáo viên : Kế hoạch (giáo án), đồ dùng dạy học (mẫu tạo hình)
- Thu thập và phân tích sản phẩm tạo hình của trẻ tìm ra những biểu hiện của tính tự tin ở trẻ
7.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tổ chức quá trình thực nghiệm áp dụng biện pháp đã đề xuất và kiểm nghiệm hiệu
quả giáo dục với ba bước :
+ Thực nghiệm khảo sát: Để phát hiện mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình
+ Thực nghiệm hình thành: Dùng để tác động sư phạm nhằm giáo dục tính tự tin cho trẻ nhóm thực nghiệm
+ Thực nghiệm kiểm chứng: Nhằm xác định hiệu quả giáo dục của một số biện pháp tổ chức hoạt động nặn đã đề xuất
7.2.6 Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý sô liệu thu được bằng thống kê so sánh
8 Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm: 3 phần
Phần mở đầu
Phần nội dung có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
- Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động nặn và phát triển tính tự tin cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động nặn ở trường một số trường Mẫu giáo tại Tỉnh Sóc Trăng
- Chương 3: Đề xuất và thực ngiệm một số biện pháp phát tổ chức hoạt động
nặn nhằm triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 16và hình thành nhân cách con người
1.1.1 Những nghiên cứu về giáo dục tính tự tin cho trẻ em
Tính tự tin là phẩm chất nhân cách quan trọng có giá trị nhân văn được hình thành trong quá trình hoạt động của con người Nó có ở mọi người, mọi lứa tuổi với mức độ và đặc điểm riêng Tự tin là điều kiện đảm bảo cho con người phát huy cao
độ mọi tiềm năng của bản thân, thích nghi với điều kiện biến đổi của tự nhiên, xã hội Một đứa trẻ tự tin được giáo dục tốt, sẽ là một công dân gương mẫu tính cực của xã hội sau này Có thể nói tính tự tin càng phát triển thì con người càng thành công trong cuộc sống
Nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử nước Anh, bà Magaget Thatcher vốn sinh
ra trong một gia đình bình dân nhưng bà đã đắc cử thủ tướng anh đến ba lần Bà cho biết cha bà đã dạy “Phải làm một người có chủ kiến và có lí tưởng riêng, phải biết khác mọi người nếu chỉ biết a dua học đòi theo người khác thì sẽ không thể làm một người tự lập và cá tính”cách giáo dục của cha đã tạo cho Thatcher một sự tự tin tuyệt đối vào bản thân và bà không bao giờ biết sợ hãi bất cứ điều gì [17,131]
Nhà tâm lý học Gael Lindefield trong tác phẩm “Giúp trẻ tự tin” đã dành hẳn một chương để trình bày vấn đề “Hiểu thêm về sự tự tin” Ban đầu ông đưa ra khái niệm “Người tự tin là người cảm thấy hài lòng về mình” nhưng sau đó ông thấy
rằng định nghĩa còn nhiều điểm thiếu xót, cần nghiền ngẫm về bản chất của sự tự tin
Trang 17và phân tích các yếu tố cấu thành nên nó và đưa ra khái niệm “Sự tự tin ưu việt” với
sức mạnh “phụ” được chiết xuất ra từ sự ảnh hưởng qua lại, có tính tương hỗ cho
nhau một cách liên tục giữa thành phần bên trong và bên ngoài của nó [10, 16]
Nếu như Gael Lindefield đưa ra biểu hiện bên trong và bên ngoài của TTT thì
theo Rudaki: “TTT chính là trụ cột của tinh thần phong độ, khiến con người cởi mở
lạc quan, làm tiêu trừ và ngăn ngừa sinh sản lòng tự ti, biết xử lý vấn đề một cách
quyết đoán, nhanh gọn” [28, 107]
Nhóm tác giả Marjorie R.Simic, Melinda Mc Clain và Michael Shermis
(người Mỹ) trong cuốn "The Confident Learn: Help your child succeed in school"
cho rằng một đứa học trò đầy tự tin là một đứa trẻ biết đánh giá cao bản thân
Theo Goethe Tự tin là trụ cột tinh thần của thành công trong học tập, cuộc
sống, đó chính là khởi điểm, động lực đầu tiên Người luôn tự tin trong cuộc sống
và học tập thì khả năng được thành công sẽ tăng lên gấp bội, nổ lực hế mình cũng
dẫn đến thành công Khen ngợi khích lệ trẻ chính là phương pháp nuôi dưỡng sự tự
tin cho trẻ Việc khích lệ, khẳng định ưu điểm của trẻ, khiến cho chúng cảm thấy
hưng phấn, hứng thú hài lòng với việc làm của chính mình, từ đó sự tự tin sẽ tăng
lên gấp bội nghiên cứu cho thấy, sự tự tin của trẻ không phải là thứ thiên bẩm, mà
nó phải được nuôi dưỡng và bồi đắp trong thực tiễn cuộc sống, trong học tập [42,18]
Ở Việt Nam, những năm gần đây vấn đề về tính tự tin cũng được các nhà giáo
dục Việt Nam quan tâm nghiên cứu Việc xây dựng lòng tin cho trẻ là việc hết sức
cần thiết Khi chúng ta tự tin vào chính bản thân mình ta sẽ tin tưởng vào khả năng
sáng tạo của mình mà không chịu sự chi phối và ảnh hưởng của người khác Và bạn
sẵn sàng làm mọi thứ để bảo vệ sự sáng tạo cũng như biến những sáng tạo của mình
thành hiện thực
Tác giả Bùi Thị Thanh Tâm trong quyển “phương pháp phát triển tính sáng tạo
cho trẻ có ghi “sự tự tin là có cảm nhận tốt về bản thân và biết được mình là ai Tin
tưởng vào bản thân và những gì mình có thể làm tốt hơn và luôn sẵn sàn vươn lên
Biết được vần đề của bạn và biết được nơi đâu bạn phù hợp và thuộc về gia đình
Trang 18bạn và thế giới Kết quả cảm giác có giá trị, mong muốn và được tôn trọng Tự tin giúp ta quyết đoán trong chọn lựa, thêm nghị lực làm việc, tập trung vào mục tiêu ta đeo đuổi Tầm quan trọng của tự tin trong thành công của một con người là điều đã được khẳng định từ lâu Một trong những yếu tố thành công nơi con trẻ là lòng tự tin [30,24]
Tác giả Hà sơn trong quyển “hình thành lòng tự tin cho trẻ có nêu:
- Tôn trọng, khích lệ, tin tưởng trẻ, có thể giúp chúng khắc phục được sự tự tin, tâm lý nhút nhát, xây dựng sự tự tin Khen ngợi, bản chất của nó chính là một dạng của khích lệ động viên
- Giúp trẻ có được sự tự phê bình mang tính tích cực, người lớn cần hiểu khả năng nhận thức vấn đề của trẻ còn rất hạn chế Đối với khả năng tự phê bình, bản thân trẻ còn chưa nắm vững, giống như một tấm gương, trẻ sẽ thấy một hình ảnh tốt đẹp phản chiếu từ tấm gương đó và sẽ càng tự tin vào bản thân Vì vậy không nên đưa ra những lời khen giả tạo, cũng không dùng những lời lẽ mang tính chất phủ định [ 42,25]
Theo Lê Huỳnh Thư, “Lòng tự tin là một dạng biểu hiện của tự ý thức, là lòng tin của một người vào năng lực hoàn thành nhiệm vụ nào đó của mình” [41, 25]
Trong luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thanh Huyền với đề tài “Các biện pháp giáo dục tính tự lực cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt tại trường MN” có viết: “Sự tự tin (niềm tin vào bản thân) là một phẩm chất của thế giới quan, là sự kết tinh những hiểu biết
và tình cảm của bản thân đối với mình và ý chí của mình, là sự tin tưởng vào năng lực của mình khi hành động" [20, 36]
Theo Mô hình rèn luyện trí tuệ xúc cảm và kĩ năng sống thế hệ mới - You can
do it Education: “Sự tự tin nghĩa là cảm thấy tôi có thể làm được điều đó Tự tin cũng có nghĩa là tôi không sợ mắc lỗi hay luôn cố gắng làm những việc mới lạ Tự tin còn có nghĩa là đứng thẳng người và nói giọng rõ ràng (không quá to, không quá nhẹ nhàng)” [28, 7]
1.1.2 Những nghiên cứu về hoạt động tạo hình và giáo dục thông qua hoạt động tạo hình
Trang 19Ở Việt Nam, việc nghiên cứu hoạt động nặn của trẻ em tuổi mầm non cũng như phương pháp tổ chức hoạt động này ở lứa tuổi mầm non đã được nhiều nhà giáo dục quan tâm nổi bật như các tác giả lớn như:
- Tác giả Lê Thanh Thuỷ, Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non Tác giả Lê Thanh Thủy đã tập trung một số vấn đề cụ thể:
- Đặc điểm phát triển hoạt động tạo hình của trẻ em
- Các vấn đề về cơ sở giáo dục học về việc tổ chức hoạt động tạo hình trong trường mầm non
- Cách thức lập kế hoạch, soạn giáo án và thực hiện tổ chức môi trường giáo dục, tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ
Tác giả Lê Thị Thanh Bình cũng nêu rõ mục tiêu tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ là tạo điều kiện để phát triển nhân cách của nói chung và tính sáng tạo nói riêng, đồng thời phát triển khả năng cảm nhận thẩm mỹ của trẻ trong nghệ thuật và trong cuộc sống
- Trong hoạt động tạo hình, trẻ mầm non tự tạo ra hình tượng của các sự vật và hiện tượng xung quanh theo ý thích của mình Để phát triển khả năng tạo hình của trẻ giáo viên cần biết cách tổ chức để giúp trẻ tạo hình theo nhu cầu và hứng thú của mình
Theo GS, Tiến sĩ Phạm Minh Hạc, chỉ có hoạt động tích cực của cá nhân mới
là cơ sở của sự hình thành nhân cách, cơ sở của sự phát triển và hoàn thiện các phẩm chất của con người Phát triển năng lực sáng tạo là một trong những nghiệm
vụ quan trọng của nền giáo dục hiện đại Nhiệm vụ này cần được thực hiện bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non,
Theo TS Đinh Văn Vang Ở lứa tuổi mẫu giáo, hầu hết trẻ đều yêu thích loại hình nghệ thuật và có khả năng tiếp thu các loại hình nghệ thuật Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên mầm non là phải khêu gợi hứng thú và tạo điều kiện cho trẻ tham gia tích cực, tự giác vào các loại hình nghệ thuật đó là phát triển năng lực sáng tạo nghệ thuật cho trẻ
Trang 20Theo N.P Xaculina, trong bất cứ một kiến thức một kỹ năng tạo hình nào dù đơn giản nhất, trẻ cũng phải biết sử dụng chúng một cách độc lập Do đó, lựa chọn các phương pháp tạo hình phải theo hướng phát triển khả năng sáng tạo của trẻ Việc này đồng nghĩa với sự phát triển tính tích cực, độc lập, thể hiện ý tưởng theo cách riêng của trẻ
1.2 Đặc điểm hoạt động nặn của trẻ mẫu giáo
1.2.1 Ý nghĩa của hoạt động nặn
Tạo hình (nặn) là hoạt động rất gần gũi và hấp dẫn trẻ, đây là hoạt động nhằm tạo ra một sản phẩm (lao động, nghệ thuật) do đó nó có ý nghĩa trong việc phát triển toàn diện cho trẻ:
- Phát triển thể lực cho trẻ thông qua các vận động cơ, giác quan
- Phát triển tư duy thông qua việc quan sát, so sánh, phân tích, thao tác
- Phát triển ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ tạo hình
- Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội và thẩm mỹ cho trẻ
1.2.2 Đặc điểm khả năng nặn của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.2.2.1 Nặn
Đặc thù của hoạt động nặn như hoạt động tạo hình thể hiện bằng khối, nặn là một dạng điêu khắc nhưng sử dụng bằng nguyên liệu mềm, dẻo Có thể dễ dàng tác động bằng tay, vì vậy phù hợp với trẻ mẫu giáo
Tính dẻo mềm của nguyên liệu và tính chất khối của vật thể hiện cho phép trẻ nắm được một số kỹ năng dễ hơn vẽ ( ví dụ trong thể hiện động tác) Sự thể hiện mối quan hệ không gian giữa các vật trong hoạt động nặn cũng rất đơn giản, các vật được đặt cạnh nhau hoặc gần nhau theo ý muốn, viễn cảnh không gian trong hoạt động nặn không được đặt ra
1.2.2.2 Đặc điểm khả năng nặn của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Mẫu giáo bé: Ở thời kỳ đầu những vật mẫu có hình thù gắn với hình khối hình
học, cần lựa chọn nội dung miêu tả để trẻ tập lựa chọn sự thể hiện khác nhau về kích thước giữa các chi tiết có hình thù giống nhau Ví dụ “cái tháp”, “con lật đật”
Trang 21Trẻ còn ở giai đoạn sơ đồ của thời kỳ tạo hình cần lựa chọn nội dung miêu tả
là đối tượng đơn giản trẻ có thể nắm và thể hiện đượccầu trúc của một vật mẫu gồm
một vài bộ phận
Mẫu giáo nhỡ và lớn:
Có thể cho trẻ miêu tả các vật mẫu có dạng hình khối lăng trụ, cần cho trẻ tập phát triển và thể hiện nét khác biệt, độc đáo trong hình dáng của các vật mẫu, mức
độ khả năng phân biệt và miêu tả đòi hỏi phức tạp hơn Trẻ phải thể hiện được quan
hệ tỷ lệ kích thước của các bộ phận có hình thù, màu sắc khác nhau trong một vật mẫu Tạo hình ở tuổi này do sự phát triển về thể lực, cơ bắp và sự khéo của vận động, trẻ đã có khả năng tạo nên các đường nét với tính chất khác nhau khá phức tạp nhờ vào những kỹ năng đã có như: chia đất, lăn dọc, xoay tròn, ấn bẹt, gắn nối Cùng với sự tăng lên ngày càng phong phú của các kinh nghiệm nhận thức, các ấn tượng, xúc cảm, tình cảm, trẻ bắt đầu nhận ra được sự hạn chế và vẻ hấp dẫn của các hình khối và biết khái quát với những đường nét đơn điệu, sơ lược Đặc biệt trẻ
ở tuổi này khá linh hoạt trong việc biến đổi, phối hợp tính chất dẻo của đất để thể hiện sản phẩm độc đáo, rất riêng của mỗi hình tượng, sự vật cụ thể
1.2.3 Mục đích hoạt động nặn của trẻ Mầm non
Hoạt động nặn giúp trẻ phát triển toàn diện Hoạt động nặn giúp cho trẻ nhận thức được các sự vật xung quanh một cách đầy đủ, cụ thể, trẻ hiểu được sâu sắc hình dạng, kích thước, cấu tạo, màu sắc của vật thể ở dạng hình khối trong không gian của hiện thực Đặc biệt trong hoạt động nặn giúp trẻ có khả năng cảm nhận đặc điểm hình khối của sự vật bằng xúc giác vận động và phát triển khả năng so sánh, ước lượng bằng mắt, trẻ đã dễ dàng xác định bằng mắt các đặc điểm trực quan như: kích thước, tỷ lệ, tính hợp lý, cân đối trong khối hình của vật cụ thể
Thông qua hoạt động nặn giúp trẻ phát triển các cảm xúc thẩm mỹ và cảm nhận vẻ đẹp sinh động, đa dạng, trẻ yêu thích cái đẹp vốn có của thiên nhiên và mong muốn sáng tạo ra cái đẹp Qua quá trình hoạt động nặn đôi bàn tay của trẻ cứng cáp cho nên các thao tác tay của trẻ đã trở nên thuần thục, dẻo dai, trẻ đã sử dụng khéo léo và tinh tế linh hoạt trong mọi công việc thông qua đó nó góp phần
Trang 22phát triển thể chất Các giờ nặn trẻ say sưa, hào hứng, sáng tạo để tạo ra sản phẩm, khi tạo ra sản phẩm trẻ thích thú, phấn khởi học tập các môn học khác
1.2.4 Nội dung giáo dục và phương pháp tổ chức hoạt động nặn cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
1.2.4.1 Nội dung giáo dục và phát triển của chương trình hoạt động nặn
- Giúp trẻ Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ và trong các tác phẩm nghệ thuật
- Rèn cho trẻ Một số kĩ năng trong hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình)
- Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động tạo hình
Ở tuổi mẫu giáo lớn, các quá trình tâm lí như chú ý, trí nhớ, tưởng tượng phát triển tốt hơn, giúp trẻ có thể hình dung hình ảnh của kết quả hoạt động nặn từ trước khi bắt tay vào quá trình thể hiện Do vậy cần tăng cường cho trẻ độc lập tìm kiếm, lựa chọn nội dung miêu tả và hình thành dự định sáng tạo để định hướng cho hoạt động Vì vậy để phát triển tính tự tin cho trẻ chúng ta cần:
Giúp trẻ tự lựa chọn, tìm kiếm và sử dụng các phương pháp nặn khác nhau để
dễ dàng mở rộng phạm vi các đối tượng miêu tả
Qua hoạt động với các chất liệu, trẻ có được rèn luyện và phát triển các kỹ năng nặn
Trong hoạt động nặn, trẻ có thể tìm hiểu về đặc điểm, tính chất đa dạng của các vật liệu nặn và sự giống nhau, khác nhau trong hiệu quả biểu cảm thể hiện qua các sản phẩm nặn
Trẻ có khả năng sử dụng các vật liệu nặn một cách linh hoạt dễ dàng khi cần thể hiện suy nghĩ, ý tưởng của mình Trong các hoạt động nặn trẻ cảm thấy hài lòng, thỏa mãn
Dạy trẻ nhận biết và thể hiện được các đặc điểm riêng của vật có cấu tạo nhiều phần, tạo được các dáng vẻ và những chuyển động khác nhau gần giống thật và mang tính nghệ thuật
Trang 23Dạy trẻ kỹ năng biết điều chỉnh lực của ngón tay và bàn tay để tạo những hình dáng khác nhau và gắn các phần với nhau một cách khéo léo, chắc chắn
Dạy trẻ kỹ năng nặn các bộ phận của vật từ thỏi đất nguyên và thể hiện được tỷ
lệ cân đối giữa các phần, biết dùng ngón tay để miết mịn làm láng bề mặt của sản phẩm
Nặn theo đề tài trẻ biết sắp xếp sản phẩm nặn của mình và của các bạn theo một chủ đề
Giáo dục trẻ tính tích cực chủ động, độc lập lựa chọn các kỹ năng nặn đã biết để thể hiện trong những tình huống khác nhau phù hợp ý tưởng của trẻ
Tiếp tục phát triển cảm nhận thẩm mỹ, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ
Người lớn cần tránh làm hộ trẻ những việc đơn giản mà bản thân trẻ có thể làm được
Người lớn cần tin tưởng rằng nếu cố gắng, trẻ có thể làm được, vì vậy cần tránh làm hộ trẻ những việc đơn giản mà bản thân trẻ có thể giải quyết được
Đối với hoạt động nặn cần phát triển các thao tác tay nhằm giúp trẻ tạo nên các khối đất tròn, các bản dẹt và từ đó tạo các hình thù khác nhau Trẻ mẫu giáo lớn nắm được các thủ pháp nặn và sử dụng các loại dụng cụ phụ trợ trẻ sẽ có khả năng thể hiện những đặc điểm về hình thù và bề mặt của vật một cách tỉ mỉ hơn, phức tạp hơn, sinh động hơn
1.2.4.2 Phương pháp tổ chức hoạt động nặn cho trẻ
- Dùng trò chơi: sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố chơi phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giải quyết nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra
- Tạo các tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra
- Luyện tập: Trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu
bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã được thu nhận
Trang 24- Nêu gương: Sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ Biểu dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng
- Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể Không sử dụng các hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ
1.2.5 Những điều kiện giáo dục trẻ thông qua hoạt động nặn
- Môi trường hoạt động trong lớp là môi trường mở, linh hoạt, có nhiều đồ dung, nguyên liệu để trẻ thực hành, trải nghiệm
- Môi trường hoạt động ngoài trời đảm bảo đa dạng, rộng, thoáng, an toàn, kích thích khả năng quan sát, khám phá
- Khi thực hiện các nhiệm vụ tạo hình, trẻ cần huy động vốn hiểu biết, vốn biểu tượng đã tích lũy được để “nhào nặn”, “chế biến” thành những hình tượng mới
- Hoạt động tạo hình với các quá trình tìm hiểu, đánh giá đối tượng miêu tả qua sản phẩm tạo hình sẽ tạo điều kiện phát triển ở trẻ vốn từ, lời nói hình tượng truyền cảm và phát triển ở trẻ ngôn ngữ mạch lạc
1.3 Tính tự tin và sự phát triển tính tự tin của trẻ mẫu giáo
1.3.1 Khái niệm tính tự tin
Theo “Từ điển Bách khoa Tâm lí học, giáo dục học Việt Nam”, “Tự tin là một thái độ tin tưởng vững chắc vào những khả năng thực tế của mình” [29,
1077]
Theo Gael Lindefield, nếu dừng lại ở định nghĩa “Người tự tin là người cảm thấy hài lòng về mình” thì khái niệm như vậy là tạm ổn để giao tiếp chung chung, nhưng khi cố tìm hiểu sâu hơn cái tính chất quan trọng của “sự hài lòng về mình”
thì định nghĩa này còn nhiều điểm thiết sót Vì vậy, cần nghiền ngẫm về bản chất của sự tự tin, phân tích những thành phần cấu thành nên nó Các yếu tố tạo nên loại
tự tin nội tâm và loại biểu hiện ra bên ngoài tương trợ lẫn nhau, chúng tạo cho ta môt cái gì đó thật mạnh mẽ và hiệu quả hơn ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi của con trẻ [10, 5]
Trang 25Theo Rudaki: “TTT chính là trụ cột của tinh thần, phong độ, khiến con người cởi mở lạc quan, làm tiêu trừ và ngăn ngừa sinh sản lòng tự ti, biết xử lý vấn đề một cách quyết đoán nhanh gọn” [40, 104]
Các tác giả Nga như T.P Xkripkina, X.L.Rubinxtein, B.X.Bratus chỉ ra rằng không tin vào bản thân dẫn đến sự chối bỏ tính cá nhân của mình, luôn tìm kiếm những điểm tựa bên ngoài chứ không phải ở bản thân mình, vì vậy họ dễ trở thành phụ thuộc và không tự thân vận động được Sự tự tin được coi như khả năng của con người đi ra khỏi giới hạn của bản thân
Tác giả Lê Bích Ngọc trong cuốn “Những kĩ năng sử dụng bộ chuẩn phát triển cho trẻ em 5 tuổi ở Việt Nam” phân chia các giá trị trong chuẩn thành các nhóm: Nhóm giá trị để tồn tại; Nhóm giá trị để biết; Nhóm giá trị để làm và Nhóm giá trị để cùng chung sống Tự tin thuộc Nhóm giá trị để biết “Tự tin là tin vào bản thân mình: tự tin
có được nhờ sự trải nghiệm giá trị của chính cá nhân bằng so sánh với yêu cầu của giá trị Tự tin được thể hiện ở hành vi (phong cách, ứng xử), nội tâm (không tự ti, mặc cảm).Giá trị tự tin thể hiện ở năng lực nhận thức được những giá trị của bản thân, tin tưởng vào khả năng của mình, tin tưởng vào những lựa chọn, giải quyết vấn đề của bản thân” [33, 84]
Theo Ngô Hiểu Huy, “Lòng tự tin là một dạng biểu hiện của tự ý thức, là lòng tin của một người vào năng lực hoàn thành nhiệm vụ nào đó của mình” [17, 25]
Trong luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thanh Huyền với đề tài “Các biện pháp giáo dục tính tự lực cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt tại trường MN” có viết: “Sự tự tin (niềm tin vào bản thân) là một phẩm chất của thế giới quan, là sự kết tinh những hiểu biết
và tình cảm của bản thân đối với mình và ý chí của mình, là sự tin tưởng vào năng lực của mình khi hành động” [20, 36].
Theo Mô hình rèn luyện trí tuệ xúc cảm và kĩ năng sống thế hệ mới - You can
do it Education: “Sự tự tin nghĩa là cảm thấy tôi có thể làm được điều đó Tự tin cũng có nghĩa là tôi không sợ mắc lỗi hay luôn cố gắng làm những việc mới lạ Tự tin còn có nghĩa là đứng thẳng người và nói giọng rõ ràng (không quá to, không quá nhẹ nhàng)” [23, 7]
Trang 26Theo Tom Kelley & David Kelley trong quyển “tự tin sáng tạo” có ghi “lòng
tự tin sáng tạo là một cách để trải nghiệm thế giới nhằm đưa ra những cách tiếp cận và giải pháp mới Với lòng tự tin sáng tạo, họ cảm thấy dễ chấp nhận những điều bất định và có khả năng bắt tay vào hành động Thay vì cam chịu hiện thực, hoặc răm rắp nghe theo người khác, họ tự do nói lên suy nghĩ của mình và thách thức những cách làm hiện hữu Họ hành động với lòng can đảm mạnh mẽ và kiên trì hơn trong việc xử lý chướng ngại” [33,15]
Theo Keep Calm trong quyển “Tự tin để thành công”có nêu “tự tin là tin tưởng vào bản thân, giữ vững giá trị đúng đắn, tin vào phán đoán của chính mình, hiểu được cảm xúc của người khác cũng như chính mình”, “Tự tin là cảm giác khi bạn bắt đầu một dự án mới với niềm lạc quan và tin tưởng vào chính mình”, “tự tin thật sự không thể hiện ở thái độ cao ngạo; mà chính là ở chỗ nhạy cảm với nhu cầu của người khác”; “tự tin cũng giống như hạt mầm cần được nuôi dưỡng, rồi nó sẽ lớn dậy”; “tự tin là thói quen có thể phát triển bằng cách hành động như thể nó đã
có sẵn trong bạn “tình yêu là một hình thức của sự tự tin, một niềm tin không gì lay chuyển được và sự trân trọng dành cho người bạn yêu thương, không quan tâm đến điểm mạnh và điểm yếu của họ” [23,25]
Như vậy, cho thấy: Vấn đề tính tự tin và giáo dục tính tự tin đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu và đưa ra quan điểm của mình những công trình nghiên cứu trên đã phần nào cho thấy vai trò quan trọng của tính tự tin đối với con người Do vậy cần phải giáo dục tính tự tin cho con người nói chung và trẻ em nói riêng
1.3.2 Đặc trưng biểu hiện tính tự tin ở tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi
Từ các nghiên cứu của các tác giả, có thể đưa ra những biểu hiện TTT của trẻ
5 - 6 tuổi như sau:
* Thái độ khi tham gia hoạt động:
- Tin tưởng vào bản thân, biết rõ khả năng của bản thân;
- Lạc quan, tin tưởng mình sẽ thành công nhiều hơn là thất bại khi làm một điều mới;
Trang 27- Biết chấp nhận bản thân khi mắc lỗi và chấp nhận rủi ro Bình tĩnh khi gặp khó khăn, nguy hiểm;
- Tự hào, sung sướng, trân trọng thành quả của mình làm ra, thích được tán dương, khen thưởng;
- Mạnh dạn, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động, có tinh thần trách nhiệm, cố gắng hoàn thành công việc được giao;
* Tính quyết đoán, khả năng bày tỏ ý kiến:
- Quyết đoán, tự đưa ra quyết định và xử lý tình huống khi tham gia hoạt động;
- Biết tìm cách vượt qua khó khăn, tự làm và chịu trách nhiệm, không ỷ lại vào bạn bè hay cô giáo, chỉ nhờ người khác khi cần thiết;
- Bày tỏ ý kiến của mình một cách trực tiếp, thẳng thắn và mạnh dạn bảo vệ ý kiến của mình, không chạy theo đa số nhưng sẵn sàng sửa sai khi biết ý kiến của mình chưa đúng
* Kĩ năng giao tiếp và thể hiện trước đám đông:
- Chủ động trong giao tiếp, dễ dàng bắt chuyện với người xung quanh, trò chuyện với mọi người tự nhiên, linh hoạt; giọng nói to, rõ ràng, dễ nghe;
- Cử chỉ, điệu bộ phù hợp với lời nói, tác phong hồn nhiên, thoải mái, ứng xử dõng dạc, đàng hoàng;
- Biết lắng nghe và hiểu người khác nói, không rụt rè e sợ và giữ bình tĩnh khi đứng nói trước đám đông
* Khả năng biểu cảm và kiểm soát cảm xúc của bản thân:
- Sử dụng phối hợp các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ như nét mặt,
cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, động tác để thể hiện sắc thái biểu cảm một cách tự nhiên, phù hợp;
- Thể hiện rõ ràng các cung bậc cảm xúc trên khuôn mặt một cách tự nhiên;
- Tự kiềm chế xúc cảm của bản, không bị xúc động thái quá trước một sự kiện bất ngờ
* Khả năng đánh giá và tự đánh giá:
Trang 28- Tự đánh giá bản thân;
- Biết phát huy thế mạnh và khắc phục nhược điểm của bản thân;
- Tham gia nhận xét, đánh giá bạn
Tóm lại: TTT của trẻ 5 - 6 tuổi được bộc lộ khá rõ trong các hoạt động của trẻ
Do đặc điểm tâm lí cá nhân nên ở mỗi trẻ TTT lại có những biểu hiện khác nhau và
ở những mức độ khác nhau Đúng như quan điểm của Gael Linderfield, cần phát
triển hài hòa giữa yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài của sự tự tin “Có những đứa trẻ có thừa lòng tự tin bên trong nhưng lại không thể nào thể hiện những điểm mạnh cho mọi người thấy… Bởi vì chúng chưa bao giờ được học cách thể hiện những ưu thế của sự tự tin bên trong của chúng, nên chúng luôn thua kém người khác và có thể dẫn đễn kết quả là chúng sẽ trở lên chán nản, nhụt trí” [10, 17]
Điều đáng lo ngại là nhiều gia đình và trường học chỉ quan tâm đến việc giáo dục con trẻ những kĩ xảo để đạt được sự tự tin bên ngoài mà chưa quan tâm đến giáo dục phát triển TTT bên trọng Ngoài ra, có những trẻ chỉ tự tin ở hoạt động này
nhưng không tự tin ở hoạt động khác, thậm chí có những trẻ e dè, nhút nhát trong
tất cả các hoạt động Bởi vậy, cần phải có các biện pháp phù hợp nhằm giáo dục, phát triển TTT qua đó giúp trẻ tự tin hơn
Như vậy, Chương trình giáo dục mầm non và các tài liệu về giáo dục trẻ có đề cập đến vấn đề GDTTT, coi đây là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng trong quá trình giáo dục và chăm sóc trẻ Tuy nhiên, việc giáo dục này chủ yếu mới chỉ dừng lai ở những yêu cầu đối với trẻ, còn nhiệm vụ và nội dung giáo dục vẫn chưa cụ thể, chưa có những đúc kết, đánh giá hiệu quả trên cơ sở những công trình nghiên cứu khoa học
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục mầm non và các tài liệu có liên quan, đề tài mạnh dạn đề xuất nhiệm vụ và nội dung GDTTT cho trẻ mầm non như sau:
1.3.3 Nhiệm vụ, nội dung giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo
1.3.3.1 Nhiệm vụ, nội dung giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Trang 29Chương trình giáo dục mầm non hiện nay được ban hành là chương trình khung, có kế thừa những ưu việt của các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trước đây, được phát triển trên các quan điểm đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ được phát triển Trong đó, mục tiêu giáo dục mầm non là: “Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời
Trong cuốn "Chương trình giáo dục mầm non”do Bộ giáo dục và tào tạo ban hành (2009), trong phần mục tiêu chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo có ghi
“chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3- 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội vả thẩm mỹ, chuẩn
bị cho trẻ vào học ở tiểu học Riêng lĩnh vực phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội
và thẩm mỹ có đề cập đến việc phát triển một số phẩm chất cá nhân
Lĩnh vực phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội
Trang 30+ Yêu thích tham gia vào các hoạt động nghệ thuật
Với mục tiêu cụ thể trong lĩnh vực này thì kết quả mong đợi thể hiện sự tự tin,
tự lực ở trẻ mẫu giáo
- Trẻ 3 - 4 tuổi : Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi Cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao, sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý
- Trẻ 4 - 5 tuổi : Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích Cố gắng hoàn thành công việc được giao (trực nhật, dọn đồ chơi), biết biểu lộ một số xúc cảm, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm
- Trẻ 5 - 6 tuổi : Tự làm một số việc đơn giản hàng ngày Cố gắng tự hoàn thành công việc được giao, nhận biết được một số trạng thái cảm xúc, biểu lộ cảm xúc, phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm, phối hợp các kỹ năng nặn để tạo thành sản phẩm có bố cục cân đối
1.3.3.2 Nhiệm vụ của giáo viên đối với việc giáo dục tính tự tin cho trẻ
- Giúp trẻ có những hiểu biết cần thiết về bản thân, biết và tin tưởng vào khả năng của bản thân, có sức mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình;
- Hình thành, củng cố, phát triển các kĩ năng thể hiện tính tự tin cho trẻ;
- Bồi dưỡng cho trẻ có thái độ đúng đắn đối với việc phát triển TTT
- Tạo cơ hội thuận lợi cho sự tự tin của trẻ bằng cách cung cấp môi trường cho
phép sự lựa chọn các hoạt động do trẻ khởi xướng và thực hiện
- Hãy khen ngợi trẻ, lời khen, sự cổ vũ còn giúp trẻ tự tin vào chính bản thân mình, vào những điều tốt trẻ có được Trẻ sẽ tự hào với những người xung quanh, với bạn bè khi cha mẹ chúng khen ngợi
- Hãy khuyến khích mỗi nổ lực thể hiện của trẻ, kết quả tích cực sẽ giúp trẻ tin vào bản thân hơn, tin vào khả năng của mình hơn
- Hãy để cho trẻ tự quyết định những chuyện đơn giản, liên quan đến bản thân, bắt đầu bằng việc tự chọn quần áo đi học, đi chơi, …những quyết định độc lập góp phần nâng cao sự tự tin và tập cho trẻ đánh giá đúng năng lực của bản thân
Trang 31- Không phán xét và gây áp lực cho trẻ, phán xét sẽ kiếm chế tính sáng tạo: nếu trẻ nhận thấy rằng những cái mình làm là chủ đề để người lớn phán xét hoặc phê phán, nó sẽ lui về cố thủ trong lối mòn Cởi mở chấp nhận cá tính của trẻ: Hãy chấp nhận sự tìm tòi, máy mò của trẻ một cách cởi mở, thậm chí khi “tác phẩm”của trẻ không hoàn hảo hoặc chưa hoàn thiện
- Hãy giúp trẻ tăng cường sự tự tin
Như vậy, tính tự tin có được khi trẻ trực tiếp tham gia hoạt động ở trường mầm non cũng như cuộc sống hằng ngày của trẻ, bởi khi tham gia hoạt động, trẻ sẽ nhận biết được giá trị bản thân mình và các mối quan hệ xung quanh, trẻ tìm được cách giải quyết vấn đề một cách dứt khoát trong các tình huống cụ thể từ đó trẻ nhanh chóng hòa nhập và thích nghi với cuộc sống Với những nội dung giáo dục trên, giáo viên mầm non cần lồng ghép trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ 1.4 Hoạt động nặn với việc phát triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.4.1 Mối quan hệ giữa hoạt động tạo hình với việc giáo dục tính tự tin
Hoạt động tạo hình đối với sự phát triển trí tuệ và nhận thức của trẻ:
- Trong hoạt động tạo hình trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được những hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng, từ đó xây dựng các biểu tượng, hình tượng
- Trẻ hiểu được các tính chất công dụng của các loại vật liệu tạo hình Để tạo hình bất cứ một đối tượng nào
- Trẻ phải huy động tất cả giác quan, sự chú ý, ghi nhớ, tưởng tượng các thao tác tư duy, ngôn ngữ để nhận biết những đặc điểm đặc trưng của vật như hình dạng, màu sắc, độ lớn mối quan hệ của vật này với vật khác và tự tìm ra các phương án hợp lí để thể hiện ý tưởng của mình Chính sự hạn chế của các biểu tượng về thế giới đồ vật xung quanh đã làm nảy sinh nhu cầu tìm tòi, khám phá của trẻ Nhờ đó
mà các quá trình tâm lí, các năng lực hoạt động trí tuệ của trẻ được phát triển
Hoạt động tạo hình phát triển tình cảm đạo đức, kỹ năng giao tiếp xã hội:
- Hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ
- Mục đích, động cơ mang tính xã hội của hoạt động tác động rất rõ rệt tới sự
Trang 32hình thành các phẩm chất và hành vi đạo đức của trẻ Trẻ biết thể hiện sự quan tâm,
lo lắng giúp đỡ những người xung quanh như: tạo ra sản phẩm cho người thân, cho các bạn
- Trong hoạt động tạo hình giúp trẻ khắc hoạ thêm những cảm xúc về thiên nhiên về đất nước Từ đó, trẻ hiểu rõ hơn về cuộc sống và hoạt động lao động của con người
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục tính cộng đồng cho trẻ Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, có hành vi ứng xử đúng đắn với bản thân, với mọi người Trẻ học cách phối hợp với các bạn biết phân công, biết chú ý lắng nghe, biết chia sẻ và thống nhất ý kiến với các bạn
- Tính kiên nhẫn và ngăn nắp của trẻ được hình thành và phát triển, trẻ cố gắng hoàn thành sản phẩm đến cùng đồng thời trẻ học được cách chuẩn bị thu dọn, sắp xếp các vật liệu mọt cách gọn gàng
- Trẻ học cách làm việc có mục đích : Xác định đối tượng tạo hình, suy nghĩ trước về phương thức, trình tự thực hiện
- Trẻ được nhìn ngắm những kết quả lao động Trẻ biết nhận xét đánh giá sản phẩm một cách khách quan sản phẩm tạo hình của mình, của bạn Từ đó biết quí trọng và giữ gìn sản phẩm của người lao động
Hoạt động tạo hình đối với sự phát triển tình cảm thẩm mỹ
- Trong quá trình tích luỹ những biểu tượng của sự vật hiện tượng làm chất liệu cho ý tưởng tạo hình, trẻ biết nhận ra và cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống, thiên nhiên và trong tác phẩm nghệ thuật
- Đặc thù của các dạng hoạt động tạo hình như vẽ, nặn, cắt, xé dán …tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thẩm mỹ ở trẻ
- Mỗi một dạng hoạt động tạo hình có những ảnh hưởng khác nhau đối với sự phát triển thẩm mỹ ở trẻ
Hoạt động tạo hình đối sự phát triển thể chất:
- Hoạt động tạo hình được tổ chúc hợp lí sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thể lực của trẻ
Trang 33+ Các nhu cầu vận động, cảm xúc hứng thú của trẻ về thế giới xung quanh được đáp ứng sẽ tạo cho trẻ tâm trạng thoải mái sức khoẻ tăng cường
+ Các giác quan của trẻ được phát triển, đặc biệt là thị giác, đồng thời sự phối hợp vận động của tay và mắt cũng được phát triển
Hoạt động tạo hình đối với việc chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông
- Hoạt động tạo hình có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông
+ Hình thành tính mục đích và phát triển khả năng tập trung kiên nhẫn hoàn thành công việc của mình
+ Hình thành và phát triển năng lực trí tuệ
+ Rèn luyện cho trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi
+ Tạo cho trẻ tâm thế thoải mái thích nghi với môi trường mới
1.4.2 Những điều kiện phát triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động nặn
1.4.2.1 Điều kiện về vật chất môi trường hoạt động
* Bố trí vị trí góc tạo hình
Trong không gian chung của lớp học, góc tạo hình nên bố trí gần cửa sổ để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và giúp trẻ có được trạng thái cảm xúc tích cực khi tham gia vào các hoạt động tạo hình Do đặc thù của góc tạo hình là góc hoạt động mang tính yên tĩnh do đó không nên bố trí góc tạo hình gần góc chơi mang tính chất
ồn ào (như góc xây dựng, góc phân vai) GV có thể sử dụng giá/kệ nhỏ, có chiều cao vừa phải để tạo ranh giới giữa góc tạo hình với các góc chơi khác, đồng thời giúp trẻ nhận dạng được phạm vi góc Sau mỗi chủ đề/ mỗi tuần, GV tổ chức cho trẻ cùng tham gia vào việc bố trí, sắp xếp lại vị trí góc, đồ dùng, đồ chơi trong góc
để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ
*Chuẩn bị các nguyên vật liệu, đồ dùng, dụng cụ và cách sắp xếp, bài trí hình ảnh trực quan ở góc HĐTH
Các đồ dùng, dụng cụ, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động cần được chuẩn bị phong phú về chủng loại và đa dạng về cách sử dụng, trong đó bao gồm cả nguyên
Trang 34vật liệu mua sẵn (VD: các loại giấy màu, giấy trang kim, kim sa, dây trang trí, dây ruybang, đất nặn, bút sáp, bút chì màu, ); nguyên vật liệu thiên nhiên (rơm rạ, râu ngô, lá cây, vỏ sò hến, hột hạt, ) và nguyên liệu tái sử dụng (vỏ hộp cattong, bìa lịch, tranh ảnh cũ, vỏ hộp, chai lọ, ống hút, vải vụn, len vụn, cúc áo, bít tất cũ, ) Mỗi loại dụng cụ, nguyên vật liệu cần được phân loại, để riêng các túi/rổ/hộp và có ghi rõ tên nguyên liệu hoặc có kí hiệu riêng để trẻ dễ lựa chọn khi sử dụng và có thể
tự sắp xếp lại sau khi kết thúc hoạt động Sau mỗi chủ đề hoặc mỗi tuần nên bổ sung các nguyên vật liệu mới để tạo sự mới lạ, hấp dẫn, thu hút trẻ và khơi gợi ở trẻ những ý tưởng mới
Các mảng tường trong góc nên được trang trí màu trung tính (màu be, xanh nhạt, vàng nhạt) để tạo cảm giác ấm áp, có tác dụng tốt tới sự phát triển thị lực của trẻ
Tên gọi của góc tạo hình cần đơn giản, gần gũi, dễ hiểu đối với trẻ và phù hợp với nội dung từng chủ đề như: “Bé là họa sĩ tí hon”, “Bé khéo tay” và được viết to theo đúng quy định mẫu chữ, giúp trẻ làm quen với chữ viết đồng thời giúp trẻ nhận biết góc chơi một cách dễ dàng
1.4.2.2 Điều kiện vật chất cho hoạt động nặn
- Vật liệu nặn: Đất sét tự nhiên (dạng ướt dẻo và dạng bột khô), sáp nặn màu (sáp có dầu), bột nặn màu (có nguồn gốc từ ngũ cốc), cát ướt, ngoài ra còn có thể dùng mùn cưa, bột giấy, màu bột và keo để tô tượng đất đã khô
- Dụng cụ nặn: Bảng lót, bảng đế xoay, dao gỗ, tre, thìa, dĩa, dao ăn cũ, kẹp ghim cũ, lược cũ, que tăm, một số dây thép nhỏ, khay để đất, khăn giấy, khăn vải
- Không gian hoạt động: trong lớp, ngoài sân, vườn
1.4.2.3 Điều kiện về bản thân trẻ
- Ý thức về bản thân: trẻ đã tự nhận thức về bản thân mình, nhận ra mình là một người riêng biệt khác với những người xung quanh Trẻ luôn muốn được độc lập, nhu cầu tự khẳng định mình trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy trẻ tích cực, chủ động trong các hành động, chế ngự bản thân tốt hơn nhận biết và hiểu được cảm xúc của bản thân tốt hơn
Trang 35- Đối với những trẻ nhanh nhẹn và chủ động trong giáo tiếp cũng như hoạt động, khả năng tự tin cũng cao hơn, người lớn sẽ dễ dàng hiểu được những suy nghĩ
và mong muốn của trẻ Nhưng đối với trẻ thụ động, trầm tư, ít nói, gắp khó khăn trong giao tiếp, các sản phẩm mà trẻ tạo ra sẽ thể hiện được tâm tư tình cảm, yêu ghét với những vấn đề gặp phải trong cuộc sống
Để có thể hình thành, phát triển tính tự tin của trẻ, thì trẻ phải được tự do hoạt động, được đưa ra ý kiến cá nhân để tạo ra sản phẩm cho của cá nhân mình, ngoài ra các trẻ có thể hợp tác với nhau thành một nhóm để cùng nhau hoạt động phân công nhiệm vụ, công việc để cùng nhau tạo ra sản phẩm chung Đây là cơ hội tốt để trẻ tự mình lựa chọn nội dung miêu tả, tự phân công nhiệm vụ, tự nhận xét được sản phẩm của mình cũng như của các bạn, có cơ hội thể hiện việc giúp đỡ bạn yêu trong lớp, trẻ sẽ tự lập hơn, vui vẽ hơn, nhận thấy được khả năng của bản thân
1.4.3 Điều kiện về nhà sư phạm, gia đình
1.4.3.1 Nhà sư phạm
Giáo viên mầm non phải hết lòng yêu nghề mến trẻ,vì nó chính là động lực to lớn nhất giúp mỗi người kiên trì với nghề nghiệp mà mình lựa chọn Tình yêu này không phải nằm ở lời tuyên thệ, mà phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể trong cách dạy dỗ, chăm sóc từng bé một cách chu đáo và tế nhị
Giáo viên mầm non cần có tinh thần trách nhiệm cao, đây là yếu tố quan trọng Trẻ nhỏ vẫn thường ví cô giáo như người mẹ thứ hai Và để xứng đáng với danh xưng này, những người giáo viên cũng cần phải ý thức rõ trách nhiệm cao cả của mình để mỗi đứa trẻ đều cảm nhận được tình yêu thương, trân trọng của giáo viên dành cho mình, giúp các bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn phương diện tình cảm, tinh thần
Biết lập kế hoạch giáo dục trẻ em Có năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm giáo dục trẻ em, có tay nghề trong các quá trình nuôi dưỡng trẻ theo các yêu cầu chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở cả hai lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh ở mọi loại hình trường, lớp, nhà trẻ mẫu giáo quốc lập, dân lập, nhóm trẻ gia đình
Trang 36Có năng lực tiếp cận với từng cá nhân và cả tập thể trẻ Ghi nhận được sự đổi thay, phát triển của trẻ dưới ảnh hưởng của các yếu tố giáo dục
Có năng lực quan sát, phân tích đánh giá hoạt động sư phạm của bản thân và đồng nghiệp, biết đánh giá kết quả việc thực hiện giáo dục ở từng độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo của đồng nghiệp
Biết cách sử dụng các đồ dùng dạy học cần thiết biết cách sửa chữa và làm các
đồ chơi, đồ dùng dạy học đơn giản
Có năng lực tuyên truyền khoa học nuôi dạy trẻ em
Có năng lực theo dõi và xử lý kịp thời các thông tin về ngành học Có khả năng rút kinh nghiệm
1.4.3.2 Về gia đình
Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng, gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em Bầu không khí tâm lý – đạo đức của gia đình tác động trực tiếp đến nếp nghĩ, lối sống của trẻ Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái
độ, lối sống của người lớn có có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ
Gia đình hãy yêu trẻ: Trẻ cần cảm nhận được rằng chúng được chấp nhận,
được yêu, từ gia đình và mở rộng ra tới các nhóm như bạn bè, bạn học, nhóm chơi thể thao, cộng đồng xã hội Hãy thường ôm trẻ và nói với chúng là mình rất yêu chúng Tình yêu không điều kiện sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự tự tin
Chia sẻ cảm xúc cùng con: Cha mẹ cần chú ý đến tâm trạng của con Khi trẻ
khóc, hãy nhẹ nhàng hạn chế sự lo lắng và căng thẳng ở trẻ Cha mẹ cần tôn trọng cảm xúc của con, nhất là khi con đang cố gắng bày tỏ và thể hiện cảm xúc với bạn Trẻ rất thích được lắng nghe và được quan tâm, chia sẻ Khi trẻ có cảm giác đau, cha mẹ hãy hướng đến cảm xúc tích cực của trẻ thông qua các cuộc trò chuyện Hãy
để trẻ được thể hiện những suy nghĩ và cảm xúc từ sâu trong thâm tâm trẻ Nhờ vậy, trẻ sẽ trở nên tự tin hơn
Trang 37Hãy cho trẻ giao tiếp: Khi ở nhà, bé thường chỉ được giao tiếp với người lớn
Gia đình có thể đưa trẻ đi mẫu giáo, hay đến các sân chơi dành cho trẻ em Một điều rất đặc biệt, là trẻ thường ít cảm thấy dễ dàng để nói chuyện, để chơi hay kết thân với những bạn nhỏ tầm tuổi của mình Vì thế, nếu gia đình không có nhiều thời gian
và điều kiện để đưa trẻ đến sân chơi cho bé, bạn cũng có thể mời bạn bè của bé hoặc đưa bé sang chơi cùng trẻ em hàng xóm Điều này rất tốt cho trẻ, giúp trẻ không còn cảm thấy nhút nhát
Hãy khuyến khích khi có thể: Khi có thể, hãy khuyến khích, động viên trẻ bởi
trẻ thường đo lượng những điều chúng làm được bằng những điều mà bạn nghĩ Nhưng hãy chú ý thực tế trong lời khen ngợi của bạn Nếu con bạn thất bại trong một nỗ lực nào đó, hãy động viên nỗ lực của trẻ chứ không phải là ca ngợi kết quả đạt được
Suy nghĩ về tính độc lập và dũng cảm: Những đứa trẻ tự tin sẵn sàng trải
nghiệm những thứ mới mẻ mà không có cảm giác sợ thất bại Nếu chúng còn nhỏ, bạn cần phải giám sát chúng cẩn thận Hãy đặt ra những tình huống đảm bảo an toàn mà trẻ có thể tự mình làm Ví như bày cách làm bánh và để trẻ tự làm mà không can thiệp gì Như thế, trẻ sẽ ngày càng tự tin và có ý thức trách nhiệm cao hơn với công việc của chúng
Xây dựng các mối quan hệ: Tự tin trong các mối quan hệ cũng là chìa khóa để
xây dựng sự tự tin của con bạn Mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất chính là lòng yêu thương giữa cha mẹ và con cái Nhưng khi các mối giao tiếp của con bạn
mở rộng hơn, bạn cần giúp con bạn hiểu rằng hành động của chúng sẽ ảnh hưởng đến người khác ra sao, và cũng giúp con bạn giữ sự tự tin khi người khác tác động đến chúng Là cha mẹ, bạn không nên xử lý mọi tình huống cho con, mà là dạy con bạn sự sẻ chia, lòng tốt bụng và sự tự tin để ứng xử với những thăng trầm trong các mối quan hệ
Trang 38Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề, có thể rút ra một số kết luận sau:
Phát triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ, là điều kiện tốt giúp trẻ phát triển trong bước đường tương lai sau này Tính tự tin chỉ có thể hình thành và phát triển thông qua các hoạt động của trẻ Hoạt động tạo hình có vai trò quan trọng đối với việc giáo dục tính tự tin của trẻ Nó vừa là một hình thức, vừa là một phương tiện hữu hiệu nhất trong việc giáo dục tính tự tin cho trẻ Đó là hoạt động phù hợp với nhu cầu, khả năng và hứng thú của trẻ đồng thời trẻ có thể tự tin, chủ động sáng tạo khi tham gia vào các hoạt động nặn, chính điều đó tạo nên những nét tâm lý đặc trưng cho lứa tuổi
Biện pháp phát triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động nặn ở trường mầm non là cách tổ chức các hoạt động cùng nhau giữa cô và trẻ trong hoạt động nặn nhằm tính tự tin cho trẻ Việc nghiên cứu các biện pháp phát triển tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động nặn ở trường mầm non là vô cùng cần thiết, các biện pháp giáo dục dựa trên cơ sở cá nhân của từng trẻ, đặc điểm lứa tuổi và quy luật phát triển của trẻ Làm được điều này là đã giúp hình thành ở trẻ một phẩm chất hết sức quan trọng của nhân cách Tuy nhiên các biện pháp giáo dục chỉ có hiệu quả khi bản thân đứa trẻ tham gia một cách tích cực chủ động trong quá trình nặn dưới sự tổ chức của giáo viên
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NẶN NHẰM PHÁT TRIỀN TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON TỈNH SÓC TRĂNG
2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng
Điều tra thực trạng giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua
hoạt động nặn nhằm tìm hiểu việc giáo dục tính tự tin cho trẻ ở trường mầm non và
khả năng tự tin của trẻ, làm cơ sở đề xuất một số biện pháp thích hợp phát triển tính
tự tin ở trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động nặn
2.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng
- Môi trường tổ chức hoạt động nặn cho trẻ nhằm tìm hiểu
- Nhận thức, kinh nghiệm của giáo viên mầm non đối với việc giáo dục tính tự
tin cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động nặn, các biện pháp giáo viên đã
sử dụng để tổ chức hoạt động nặn nhằm phát triển tính tự tin cho trẻ 5-6 tuổi
- Xác định mức độ tự tin của trẻ nhằm tìm hiểu thêm một số biện pháp phát
triển tính tự tin cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động nặn
2.3 Đối tượng khảo sát
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra 50 giáo viên giảng dạy tại 2
trường mẫu giáo: Trường Mẫu giáoThực hành Sư phạm - Huyện Mỹ- Thành phố
Sóc Trăng, Trường mẫu giáo Hoàng Yến - Phường 2 - Thành Phố Sóc Trăng, tất cả
giáo viên đều có thâm niên công tác từ 1 - 23 năm
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 50 trẻ thuộc lớp lá 2 Trường Mẫu giáoThực
hành Sư phạm - Huyện Mỹ- Thành phố Sóc Trăng Trẻ thuộc đối tượng khảo sát có
đặc điểm tâm - sinh lí bình có điều sống và giáo dục tương đương nhau
- Địa bàn được tiến hành khảo sát: Việc điều tra được tiến hành tại một số
trường mẫu giáo thuộc Thành phố Sóc Trăng
- Trường Mẫu giáo Thực hành Sư phạm - Huyện Mỹ xuyên - Thành phố Sóc
Trăng
Trang 40- Trường Mẫu giáo Vàng Anh - Thành phố Sóc Trăng
- Trường Mẫu giáo Hoàng Yến - Thành phố Sóc Trăng
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Nghiên cứu tài liệu, hướng dẫn thực hiện chương trình hoạt động tạo hình dành cho trẻ mẫu giáo
* Mục đích: Nhằm tìm hiểu những yêu cầu cần đạt ở phương pháp sư phạm
của giáo viên và sự phát triển của trẻ với các nội dung có hướng đến việc giáo dục tính tự tin cho trẻ
* Cách tiến hành:
- Nghiên cứu Chương trình giáo dục mầm non và các tài liệu hướng dẫn thực
hiện Chương trình GDMN dành cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
- Tìm hiểu nội dung tạo hình, yêu cầu giáo dục của hoạt động tạo hình
- Nghiên cứu một số tài liệu thạm khảo dành cho GVMN
- Nghiên cứu các kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình hoạt động tạo hình
(Xem Phiếu điều tra ở Phụ lục)
2.4.3 Phương pháp điều tra qua đàm thoại:
* Mục đích