Mục đích của luận án: tìm hiểu các phương thức danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của hai ngôn ngữ Anh – Việt; làm rõ hơn cơ chế vận hành c
Trang 11 PGS.TS LÊ TRUNG HOA
2 TS NGUYỄN THỊ KIỀU THU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016
Trang 2MỞ ĐẦU
0.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, lí do chọn đề tài
Theo Langacker“Danh hóa là một hiện tượng không chỉ phổ biến mà còn rất quan trọng về
mặt lý thuyết ” Tiếng Anh và tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình nên phương
thức danh hóa cũng khác nhau, chính vì thế, với mong muốn tìm hiểu, khảo cứu, phát hiện ra
những nét tương đồng và dị biệt về phương thức biểu hiện cũng như về ngữ nghĩa của hiện tượng
danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó đưa ra những nhận xét, nhận định về những đặc
trưng có tính loại hình của hiện tượng này trong hai ngôn ngữ nói trên Vì vậy, chúng tôi đã chọn
đề tài của luận án này là: “So sánh đối chiếu phương thức danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt” Phạm vi nghiên cứu là các ngữ liệu thể hiện danh hóa được trích từ các văn bản văn học
Anh và Việt
0.2 Mục đích, nhiệm vụ của luận án
0.2.1 Mục đích của luận án: tìm hiểu các phương thức danh hóa trong tiếng Anh và
tiếng Việt để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của hai ngôn ngữ Anh – Việt; làm rõ hơn cơ
chế vận hành của cấu trúc ngôn ngữ cũng như những khác biệt về loại hình ở hiện tượng danh hóa này của hai ngôn ngữ; giúp cho người học tiếng Anh và tiếng Việt ứng dụng ngôn ngữ tốt
hơn; giúp cho việc chuyển dịch văn bản một cách chính xác và tinh tế hơn
0.2.2 Nhiệm vụ của luận án: Nhận diện các phương thức danh hóa xuất hiện trong các văn bản văn học tiếng Anh và tiếng Việt; Mô tả, phân tích những kết quả của quá trình danh hóa
trong hoạt động giao tiếp và phản ánh, từ đó tổng kết, hệ thống các phương thức danh hóa, rút ra các mô hình danh hóa trong hai ngôn ngữ;
0.3 Lịch sử vấn đề
0.3.1 Tình hình nghiên cứu hiện tượng danh hóa trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, hiện tượng danh hóa được các nhà ngữ học quan tâm và nghiên cứu khá nhiều Chẳng hạn như: N.Chomsky, F.Newmeyer, Spencer, Vendler, Abney ngoài ra còn có
Grimshaw, Ravelli và Banks, Lees, V.Adams, J.yoon, R.Quirk, Heyvaert đặc biệt là Haliday, nhìn
của ngữ pháp chức năng, đã nêu ra khái niệm ẩn dụ ngữ pháp như là kết quả của hiện tượng danh
hóa
0.3.2 Tình hình nghiên cứu hiện tượng danh hóa trong tiếng Việt
Hiện tượng danh hoá được các nhà Việt ngữ học chú ý khi nghiên cứu ngôn ngữ trên các
bình diện cú pháp, ngữ nghĩa, chức năng và đặc biệt là trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy
Trong tiếng Việt, hầu như các nhà Việt ngữ học đều nhận thấy sự tồn tại của hiện tượng danh hoá chẳng hạn như: Nguyễn Đức Dân, Phan Khôi, Nguyễn Văn Tu, Hồ Lê, Đái Xuân Ninh, Đỗ Hữu Châu, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Tài Cẩn, Diệp Quang Ban, Đinh Văn Đức Trong các công trình nghiên cứu về từ, cấu tạo từ, từ loại tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Phú Phong, Nguyễn Kim Thản, cũng như các nghiên cứu về loại từ tiếng Việt của Lý Toàn Thắng, Hà Quang Năng, Lưu Vân Lăng, Cao Xuân Hạo…một số cấu trúc - ngữ nghĩa kết quả của hiện tượng danh hóa cũng được đưa ra nhưng chưa được đi sâu mô tả
0.4 Phương pháp nghiên cứu, nguồn ngữ liệu
Luận án đã sử dụng phương pháp miêu tả, phân tích; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh đối chiếu Luận án chủ yếu khảo sát ngữ liệu trong các tác phẩm văn học tiếng Anh và Tiếng Việt
Trang 30.5 Ý nghĩa của luận án
0.6 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án bao gồm bốn chương, như sau:
- Chương I: Cơ sở lí luận
- Chương II: So sánh đối chiếu phương thức danh hoá động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
- Chương III: So sánh đối chiếu phương thức danh hoá tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
- Chương IV: So sánh đối chiếu phương thức danh hoá mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt
CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ 1.1 Khái quát về danh từ, động từ, tính từ, danh ngữ, mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt
1.1.1 Khái quát về danh từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
1.1.2 Khái quát về động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
1.1.3 Khái quát về tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
1.1.4 Khái quát về mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt
1.2 Hiện tượng chuyển loại trong tiếng Anh và tiếng Việt
Hiện tượng chuyển loại theo quan điểm ngôn ngữ học hình thức:
Đối với quan điểm này thì hậu tố có thể dùng để phái sinh cấu tạo từ hoặc phương thức biến hình cũng là một hình thức khác của chuyển loại theo ngôn ngữ học hình thức Kết quả của quá trình phái sinh là một từ mới còn kết quả của quá trình biến hình lại là hình thức khác của một từ Trong quá trình chuyển loại từ tiếng Anh có hiện tượng chuyển loại khác có nghĩa liên quan đến
từ gốc hoặc có một ý nghĩa nữa mà không cần hậu tố hữu hình Điều này cho thấy mối quan hệ
giữa hình thức và chức năng không phải lúc nào cũng rõ ràng Chẳng hạn như love (v) – love (n))
đây được gọi là hình thức phái sinh zero
- Hiện tượng chuyển loại hoán dụ theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận
Hoán dụ dùng để chỉ một hình ảnh tu từ mà ở đó tên gọi của một thực thể được sử dụng, là vật chứa thay cho chất được chứa đựng bên trong Ngoài ra còn có một loại khá khác biệt của phép hoán dụ, đó là một vật có thể dùng để chỉ hành động chẳng hạn như danh từ có thể sử dụng
để chỉ hành động; hoặc tính từ có thể được dùng chỉ hành động; và động từ chỉ hành động có thể dùng để chỉ kết quả
Chuyển loại là một trong những xu hướng vận động, biến đổi của từ Sự vận động, biến đổi này có thể xảy ra trong sự phát triển nghĩa của một từ cũng như trong sự chuyển hóa của từ từ loại
này sang từ loại khác Xét một cách sâu xa, hiện tượng chuyển di từ loại là biểu hiện giữa mối
Trang 4quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ Các nhà Đông phương học Xô-viết đã khẳng định rằng việc chuyển di "các từ từ loại này sang từ loại khác mà không thay đổi vỏ âm thanh của chúng (tức là
hiện tượng chuyển loại) là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của các ngôn ngữ này (ngôn ngữ đơn lập)” dẫn theo Hà Quang Năng, “Đặc trưng ngữ nghĩa của hiện tượng chuyển loại các đơn vị từ vựng tiếng Việt” [43, tr.141-144]
Chuyển loại cũng là một phương thức cấu tạo từ và việc chuyển loại cực kỳ hiệu quả để tăng
vốn từ vựng tiếng Anh vì nó cung cấp một phương pháp dễ dàng để tạo ra những từ mới từ những
từ hiện có Hiện tượng chuyển di từ loại là một các phương thức cấu tạo từ có khả năng sản sinh
1.3 Hiện tượng / phương thức danh hóa
1.3.1 Định nghĩa danh hóa
Danh hóa là một qui trình ngữ pháp để tạo lập danh từ từ những từ loại khác, thường là
động từ hoặc tính từ [121, tr 395]
Crystal [96] cũng định nghĩa danh hóa là:
1 Là quá trình thành lập một danh từ từ một từ loại khác ví dụ như: redness hay refusal
2 Là sự phái sinh một mệnh đề thành một danh ngữ ví dụ như:
Her answering of the letter was expected được phái sinh từ mệnh đề: She answered the letter (Cô ấy trả lời bức thư)
Theo R Quirk và cộng sự, danh hóa là hiện tượng một danh ngữ có tính tương ứng một
cách hệ thống với một cấu trúc tiểu cú (clause structure) Thường thì trung tâm của danh ngữ đó
có mối liên hệ về hình thái học với một động từ hoặc tính từ, tức là cấu trúc của danh ngữ sẽ tương đương về nghĩa với cấu trúc có động từ hoặc tính từ tương ứng Như vậy trong quá trình danh hóa có thể có danh từ chuyển loại (do quá trình chuyển loại) hoặc danh từ phái sinh (do quá
trình phái sinh)
Theo Quan điểm của A.Spencer thì xét trên bình diện hình thái học hay bình diện từ vựng, danh hóa được hiểu là danh từ hóa, tức là danh hóa ở cấp độ từ Nói một cách cụ thể hơn, danh từ hóa là sự chuyển hóa từ một từ loại phi danh từ sang từ loại danh từ Theo Spencer, có hai loại danh hóa chính: danh hóa tính chất (property nominalization), tức danh hóa phái sinh từ tính
từ (deadjectiveal nominalization), và danh hóa hành động (action nominalization), tức danh hóa phái sinh từ động từ (deverbal nominalization)
Huddleston & Pullum lại xem danh hóa là quá trình thành lập từ, trong đó: “Danh từ
được thành lập từ các lớp từ khác, bằng cách thêm phụ tố, chuyển loại hoặc biến đổi âm vị” [115, tr 1696] Hai tác giả đặc biệt quan tâm đến các phụ tố để thành lập danh từ Huddleston và
Pullum đã phân chia các loại danh hóa vào những nhóm ngữ nghĩa - từ vựng tương ứng với các
hậu tố sau:
Danh hóa chỉ người hoặc dụng cụ (Person / instrument nominalizations): ant /ent; ard;
-arian; -ee; -eer;-er / -or / -ar; -ist; -nik; -ster…
Danh hóa chỉ hành động/ trạng thái/ quá trình (Action/state/process nominalizations): -age; –
al; –ance/-ence; –ation/-ion/-ition/-sion/-tion/-ution; -dom ; –hood ; –ing; –ity/-ety/-ness; –ment
…
Khác với những nhà ngôn ngữ học theo khuynh hướng ngữ pháp hình thức, Halliday đã
đề cập đến danh hóa theo một hướng khác đáng chú ý, ông cho rằng: “Danh hóa là một công cụ
có sức mạnh nhất để tạo ra ẩn dụ ngữ pháp”
Trong tiếng Anh, một trong những ngôn ngữ biến hình, ý nghĩa ngữ pháp của từ được biểu thị bằng sự biến đổi hình thái của từ, việc danh hóa động từ, tính từ hay mệnh đề cũng được thực hiện bằng sự biến đổi hình thái động từ hay tính từ
Còn trong tiếng Việt, một ngôn ngữ phân tích tính, danh hóa được thực hiện chủ yếu bằng việc
kết hợp động từ, tính từ hay mệnh đề với các yếu tố ngữ pháp chuyên dùng (Theo cách gọi của
Đinh Văn Đức) Yếu tố ngữ pháp chuyên dùng được kết hợp với động từ, tính từ để tạo ra danh từ
Trang 5tương ứng, ví dụ như: sự, việc, cái, nỗi, niềm… Những từ trên theo quan điểm một số nhà ngôn
ngữ học, chính là những danh từ có nội hàm hẹp nhưng ngoại diên rộng Trong luận án này chúng tôi sử dụng thuật ngữ của Đinh văn Đức, ngoài ra chúng tôi sẽ không xét về từ loại của các từ này, mà xem xét chúng như những “yếu tố danh hóa” dùng để kết hợp để chuyển di từ loại từ động từ, tính từ sang danh từ
Dưới đây chúng tôi đưa ra một định nghĩa về hiện tượng danh hóa: Danh hóa là một phương thức
ngữ pháp để biến đổi và chuyển di từ loại từ động từ, tính từ hoặc mệnh đề bằng cách thêm vào động từ, tính từ, hay mệnh đề đó một yếu tố danh hóa nhất định (có thể là yếu tố zero) để biến chúng thành danh từ hoặc danh danh ngữ
Danh hóa xảy ra ở hai cấp độ: Danh hóa ở cấp độ từ và danh hóa ở cấp độ trên từ (hay còn gọi là danh hóa ở cấp độ cú pháp)
1.3.2 Phân loại hiện tượng danh hóa
Khi nghiên cứu hiện tượng danh hóa, cụ thể là danh hóa động từ, các nhà ngôn ngữ học
tri nhận đã phân biệt hai loại danh hóa đó là danh hóa hành động (action nominalization) và danh
hóa thực hữu (factive nominalization)
Trong tiếng Anh, việc danh hóa động từ, tính từ, mệnh đề được thực hiện bằng sự biến đổi hình thái của động từ hay tính từ Trong tiếng Việt thì việc danh hóa chủ yếu thực hiện bằng
việc kết hợp động từ, tính từ hay mệnh đề bằng các “yếu tố danh hóa” chẳng hạn như: sự, việc,
cái, cuộc, nỗi, niềm, những, mọi, vụ… Có nhiều cách gọi các từ trên, trong luận án này chúng tôi
xem chúng là “ yếu tố danh hóa” để chuyển động từ, tính từ thành danh từ để có được hiện tượng danh hóa
CHƯƠNG II
SO SÁNH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HOÁ ĐỘNG TỪ TRONG
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
Trong chương này, luận án đi vào khảo cứu, giải quyết nhiệm vụ thứ nhất của luận án, đó
là đối chiếu phương thức danh hóa động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
2.1 Danh hóa động từ trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, việc nhận dạng hiện tượng danh hóa thường dễ dàng và rõ ràng hơn nhiều
so với tiếng Việt Để danh hóa động từ trong tiếng Anh, chỉ cần kết hợp động từ với phụ tố ing,
-er và các phụ tố khác như –ment, -ion, - ance, -or, -ity, -al… hoặc phụ tố z-ero (tức là không cần
Red sky in the morning
The professor
Trang 6Qua kết quả ở bảng 1 chúng ta có thể nhận thấy tần suất danh hóa bằng phụ tố -ing xuất hiện
rất nhiều so với các phương thức khác Tất cả ba tác phẩm đều có tỉ lệ danh hóa bằng cách kết
hợp phụ tố -ing, gấp ít nhất 1,5 lần so với các phương thức khác Đây là phương thức phổ biến
nhất và cũng được quan tâm nghiên cứu nhiều trong tiếng Anh Phương thức phổ biến đứng thứ 2
sau phụ tố –ing là –ion hoặc phụ tố zero (chuyển loại) Phương thức phổ biến đứng kế tiếp là việc kết hợp với phụ tố -er hoặc –ment, còn lại các phụ tố khác tần số xuất hiện không nhiều Sau đây
chúng tôi sẽ lần lượt trình bày những phương thức danh hóa và ngữ nghĩa của những tổ hợp - kết quả của việc danh hóa động từ trong tiếng Anh
2.1.1 Phương thức danh hóa thêm phụ tố vào sau động từ
Phụ tố -ing
Trong tiếng Anh, tất cả các động từ (ngoại trừ những trợ động từ chẳng hạn như shall,
can, may) có thể thêm –ing: running, building, winning, being, having… và số lượng từ được
danh hóa bằng phương thức thêm –ing vào động từ là cao nhất so với các hình thức khác
Ví dụ: We studied the textbook carefully
Our studying of the textbook was carefully
Kết quả của việc danh hoá bằng cách thêm –ing vào động từ hoặc do phái sinh động từ là
tạo ra tiểu loại danh từ chỉ hành động
Khi dùng –ing để danh hoá nhằm tạo ra những danh từ biểu thị một quá trình hành động
và quá trình này được xem như một thực thể, có thể đo lường được, và có thể được bổ nghĩa
Phụ tố -er
Kết quả của việc danh hoá bằng cách kết hợp động từ với tiếp tố –er tạo ra tiểu loại danh từ đó
là danh từ chỉ người hành động (agentive nouns) hay người thực hiện hành động (person who vs
something), hoặc danh từ chỉ sự vật không phải người hành động (non- agentive nouns)
Phụ tố -er có mối quan hệ mang tính hệ thống đối với sự kết hợp chủ ngữ và động từ, là
phương tiện hình thái học để chỉ người và vật trong quá trình và trong quá trình này có đặc trưng
của tham thể Bằng mối liên hệ giữa thực thể và tiến trình cụ thể, -er cung cấp thông tin về những thực thể đó (ví dụ: teacher thông báo cho chúng ta biết rằng he/she teaches Phụ tố -er có mối
tương quan với sự kết hợp giữa chủ ngữ và động từ trong câu được trình bày và đó chính là mệnh
đề tường thuật, ví dụ teacher có quan hệ đồng dạng với he/she teaches
Ngoài phụ tố -er, một số động từ có thể được danh hoá để tạo ra tiểu loại danh từ chỉ
người hành động trên bằng cách thêm hoặc -ar, -or vào động từ, chẳng hạn như: conduct ->
conductor; beg -> beggar; lie -> liar…
Phụ tố khác: -tion, -ment, ity, ent, -isis…
Kết quả của việc danh hoá này tạo ra những danh từ hành động, hay những danh từ chỉ hoạt động có nghĩa xuất phát từ động từ gốc
Theo Chomsky thì hiện tượng danh hóa trong tiếng Anh có hai loại chính đó là gerundive
nominalization (GN) (hiện tượng danh hóa bằng cách thêm –ing vào sau động từ để tạo nên gerund (vị danh từ) và derived nominalization (DN) (danh hóa phái sinh)
Trang 7Danh hóa do phái sinh (derived nominalization) được xem là kết quả của hiện tượng phái sinh
hình thái học và chính vì thế nó tương phản với Gerundive nominalization, một hình thức được
xem là kết quả của quá trình biến tố
2.1.2 Danh hoá động từ không có sự biến đổi hình thái (không cần kết hợp yếu tố danh hóa)
Trong tiếng Anh cũng có một số động từ vừa là động từ vừa là danh từ Một số từ có hai
âm tiết, vừa là danh từ vừa là động từ thì danh từ có trọng âm chính ở âm tiết đầu tiên, còn động
từ thì trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ hai Tuy nhiên cũng có một số từ ngoại lệ vừa là động từ vừa là danh từ vẫn có trọng âm chính không đổi Hoặc nhiều động từ đơn tiết vừa là động từ vừa
là danh từ, thì về mặt hình thức và trọng âm không thay đổi
Trong tiếng Anh nhiều động từ có thể phái sinh thành hai hoặc ba danh từ bằng cách thêm vào động từ ấy các phụ tố khác nhau, và các danh từ này có nghĩa khác nhau
Đối với một số động từ không thể phái sinh thì chúng được danh hoá bằng cách thêm
-ing, hoặc chúng ta phải tìm một danh từ khác tương ứng để thay thế, chẳng hạn như:
- look after > caretaker
- study > learner/ apprentice
Trong tiếng Anh, hiện tượng danh hóa được sử dụng trong văn viết nhằm một trong bốn mục đích chính như sau:
1/ Khi danh hóa thì câu không còn có ý nghĩa miêu tả hành động hay quá trình nữa mà tập trung vào mục tiêu hay khái niệm nào đó
2/ Khi sử dụng hiện tượng danh hóa thì người thực hiện hành động thường không được
đề cập, nhằm giúp cho văn phong của bài viết khách quan và trang trọng hơn
3/ Khi sử dụng hiện tượng danh hóa, những từ chỉ hành động có thể được chuyển sang
những khái niệm trừu tượng và người viết có thể bình luận thêm hay bày tỏ quan điểm của mình
dựa trên những khái niệm đó
4/ Sử dụng hiện tượng danh hóa nhằm giảm đi số lượng mệnh đề trong văn bản, chính vì thế có thể làm cho bài viết bớt dài dòng, câu văn súc tích hơn
Tóm lại, như chúng tôi vừa nêu trên, khi động từ được danh hóa, chúng sẽ có khuynh hướng trở thành những khái niệm trừu tượng chứ không phải là hành động nữa, vì thế người viết
có thể đưa thêm những nhận định của mình cũng như những điều mình nhận thấy được về khái niệm ấy vào trong câu Điều này là kết quả trực tiếp làm gia tăng thêm lượng thông tin và sự kết hợp chặt chẽ giữa các thông tin này với nhau
2.2 Danh hóa động từ trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, việc danh hóa được thực hiện bằng hai hình thức: thêm các yếu tố ngữ
pháp chuyên dùng (trong luận án này chúng tôi gọi là yếu tố danh hóa): sự, việc, cái cuộc, cơn,
trận, chuyến, nỗi, niềm hoặc những, mọi, mỗi, một… vào trong động từ, ngoài ra có trường hợp
không cần thêm yếu tố danh hóa hay gọi là sự chuyển loại
2.2.1 Danh hóa bằng các yếu tố danh hóa như: SỰ, VIỆC, CÁI, CUỘC, NỖI, NIỀM, CƠN, TRẬN, CHUYẾN, SĨ, SINH, VIÊN …
Trong ngôn ngữ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa động từ và danh từ là sự chuyển hóa đa dạng và rất phức tạp Trong tiếng Việt, danh hóa động từ được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa các yếu tố danh hóa với động từ
2.2.1.1 Danh hóa động từ với “SỰ”
Trong tiếng Việt, “sự” được xem là phụ tố dùng để danh hóa động từ phổ biến nhất Theo khảo sát điển cứu về tần suất sử dụng các phương danh hóa động từ trong ba tác phẩm “Chuyện
làng Cuội”, “ Cánh đồng lưu lạc”, “ Nửa chừng xuân” chúng tôi có kết quả như sau:
Bảng 2
Trang 87
STT Phương thức
danh hóa
Chuyện làng cuội
Cánh Đồng lưu lạc
Nửa chừng xuân
Sự thường danh hóa với động từ đa tiết, thường biểu thị những hoạt động trừu tượng, khái
quát hay biểu thị một trạng thái, ít khi danh hóa với động từ đơn tiết và những động từ đa tiết biểu
thị những hoạt động cụ thể
Sự có thể danh hóa với những động từ tình cảm và những động từ biểu thị tri giác và hoạt
động của cơ quan cảm giác và những động từ biểu thị cảm giác, dục vọng
Do hầu như không có nghĩa tự thân, sự là yếu tố danh hóa có phạm vi hoạt động rộng nhất Qua khảo sát của chúng tôi thì sự thường chỉ có thể danh hóa cho những động từ đa tiết chỉ tình cảm trạng thái tinh thần
Khác với việc, sự có thể danh hóa cho những động từ biểu hiện những hoạt động phải thông
qua hành động nói năng
Sự không được danh hóa với nhóm động từ đơn tiết chỉ các vận động có phương hướng xác
định như: ra, vào, lên, xuống, đến, tới, sang, qua, về… Nhưng với các động từ có hướng đa tiết như ra đi, trở lại… “sự” cũng có thể danh hóa chúng
2.2.1.2 Danh hóa động từ với “VIỆC”
Trang 98
So với các danh từ khái quát khác, việc là một trong những từ có khả năng dùng độc lập như một danh từ khái quát cao Theo từ điển tiếng Việt, tự thân việc có 2 nghĩa chính là: cái phải
làm, nói về công sức phải bỏ ra; chuyện xảy ra đòi hỏi phải giải quyết
a Tiêu chí phân biệt “VIỆC” – yếu tố danh hóa với “VIỆC” – danh từ
b Danh hóa động từ với “VIỆC”
Việc thường dùng với những động từ chỉ hành động hay chỉ hoạt động, trừ một nhóm nhỏ là
Việc chỉ danh hóa cho những động từ chỉ hành động Việc không danh hóa cho các động từ
mà ý nghĩa của chúng không phải là ý nghĩa hành động và việc không làm chức năng danh hóa
khi đứng trước những động từ tình cảm, nhận thức
2.2.1.3 Danh hóa động từ với “CUỘC”
Trên thực tế, cuộc có thể dùng độc lập, khả năng này của cuộc mạnh hơn so với sự Qua khảo sát tư liệu thì hầu như cuộc hiếm khi được dùng trước các động từ chỉ trạng thái Những động từ được danh hóa bằng cuộc là những động từ chỉ hành động cụ thể như: đi, chơi, ăn,
uống…những động từ chỉ hành động này khi được danh hóa thường không chỉ hoạt động cụ thể
nữa mà mang ý nghĩa khái quát hơn
2.2.1.4 Danh hóa động từ với “CÁI”
Cái có thể danh hóa cho một nhóm động từ hành động chỉ các hoạt động có liên quan đến các
bộ phận cơ thể, chẳng hạn: cái nhìn, cái hôn, cái đá…
Cái có thể danh hóa các động từ chỉ trạng thái tình cảm, cảm giác, dục vọng cũng như các động từ nhận thức Ví dụ như: cái hồi hộp, cái day dứt, cái buồn, cái khổ…Nhóm động từ này cũng có thể danh hóa bằng nỗi, niềm và sự
Khi dùng cái để danh hóa thay cho nỗi, niềm, sự thì người viết muốn khẳng định và nhấn mạnh sự việc hơn Ở các ví dụ trên, với “sự hồi hộp” “sự sung sướng” “ nỗi đau đớn” người đọc cảm thấy bình thường, nhưng những tổ hợp “cái hồi hộp” “cái sung sướng” “cái đau đớn” lại
tạo ra một cảm giác khác lạ, một cảm xúc mạnh mẽ hơn, gây sự chú ý cho người đọc hơn
Cái có khả năng danh hóa cho cả những động từ đơn tiết lẫn đa tiết, tổ hợp danh từ cái và
các động từ nhóm này không định danh mà mô tả những thực thể cụ thể của những loại thực thể
biểu thị bằng tổ hợp sự + động từ Cái không chỉ danh hóa động từ chỉ trạng thái tình cảm, tinh
thần, dục vọng mà còn có thể danh hóa những động từ nhận thức
2.2.1.5 Danh hóa động từ với “NỖI”, “NIỀM”
“Nỗi”“niềm” thường được dùng để danh hóa những động từ biểu thị trạng thái tình cảm, cảm
giác hoặc những động từ gây tác động đến tình cảm, cảm giác Nỗi thường danh hóa cho những động từ chỉ trạng thái tiêu cực (buồn, lo lắng, đau, sợ, giày vò), trong khi niềm thường danh hóa cho những động từ biểu thị trạng thái tình cảm tích cực (vui, hạnh phúc, hy vọng…) Tuy nhiên, cũng có một số cách dùng đặc biệt, khác quy tắc vừa nêu trên
Những động từ biểu thị dục vọng của con người thường có thể được danh hóa bằng cả nỗi lẫn
niềm Chẳng hạn như chúng ta có thể nói niềm đam mê, niềm khao khát, niềm đắm say cũng có
thể nói nỗi đam mê, nỗi khát khao, nỗi đắm say Khi được danh hóa bằng nỗi, các tổ hợp danh từ
mang hàm ý cường độ mạnh của tình cảm, tâm trạng biểu thị ở động từ
Trang 109
Tóm lại “nỗi” “niềm” có thể danh hóa cho động từ đơn tiết lẫn đa tiết chỉ trạng thái tình cảm,
cảm xúc, dục vọng của con người
2.2.1.6 Danh hóa động từ với “CƠN, ĐỢT, TRẬN, CHUYẾN, VỤ, SĨ, SINH, VIÊN”
Trận thường được kết hợp với các động từ biểu thị hành động do nhiều người cùng thực hiện
hoặc diễn ra với cường độ mạnh, với tần suất cao hoặc kết hợp với những động từ chỉ hiện tượng
tự nhiên Chẳng hạn: trận mưa, trận thi đấu, trận đánh…Ngoài ra trận đôi khi cũng có thể kết
hợp với động từ chỉ cảm xúc
Cơn cũng có thể kết hợp với các động từ chỉ hiện tượng thiên nhiên như: mưa, bão, động đất… nhưng so với trận thì cơn thường biểu thị những hiện tượng thiên nhiên có cường độ yếu
hơn và mang hàm ý hiện tượng đó xảy ra bất chợt
Đợt bản thân có nghĩa là lớp, lần tổ chức hoặc thực hiện một hoạt động gì đó Đợt thường kết
hợp với những động từ chỉ hoạt động để tạo ra những danh ngữ chỉ lần tồn tại của hoạt động
Cũng giống như đợt, vụ cũng thường kết hợp với những động từ chỉ hoạt động để tạo là
những danh ngữ Tuy nhiên những danh ngữ này đa phần mang sắc thái nghĩa tiêu cực chẳng hạn
như vụ kiện, vụ tranh chấp, vụ điều tra…
Ngoài việc kết hợp với các “ yếu tố danh hóa” đứng trước động từ để tạo thành danh từ/danh
ngữ thì động từ cũng có thể kết hợp với một yếu tố danh hóa “sĩ” đứng sau để chuyển động từ thành danh từ Ví dụ như các cụm từ “ca sĩ” “họa sĩ” thì “sĩ” đóng vai trò là yếu tố danh hóa kết hợp với động từ “ca” và “họa” để tạo thành danh từ Tuy nhiên không phải động từ nào cũng có
thể kết hợp với “sĩ” để tạo nên danh từ/danh ngữ
Tương tự như “sĩ” thì “ sinh” và “viên” cũng được xem là những yếu tố danh hóa động từ ví
dụ như: nghiên cứu sinh, thực tập sinh, học sinh, báo cáo viên, học viên, thanh tra viên, diễn
viên… Đặc điểm chung của ba yếu tố danh hóa này là kết hợp với động từ chỉ hành động để tạo
nên những danh từ chỉ người hoặc nghề nghiệp Khả năng kết hợp của các yếu tố này với động từ không phổ biến, chúng không thể kết hợp với động từ chỉ tri giác, tình cảm hay nhận thức, chúng chỉ có thể kết hợp với một số động từ hành động để tạo nên danh từ chỉ nghề nghiệp hay chủ thể thực hiện hành động
2.2.2 Danh hóa bằng lượng từ hoặc không cần kết hợp yếu tố danh hóa
Một số động từ hành động vừa có thể danh hoá bằng cách kết hợp với lượng từ: những, mọi,
mỗi, một… và cũng có một số động từ khi danh hoá không cần kết hợp với bất kỳ yếu tố danh hoá
nào, vì những từ này có thể vừa là động từ vừa là danh từ, đây cũng có thể được xem là sự chuyển loại bên trong từ Các danh từ được chuyển loại từ động từ so với các tổ hợp danh từ, kết quả của hiện tượng danh hoá biểu thị những thực thể cụ thể hơn so với những thực thể biểu thị bằng tổ hợp danh từ Những động từ có khả năng chuyển loại như vậy thường là những động từ đa tiết biểu thị dục vọng Các động từ biểu thị cảm giác thường không có khả năng chuyển loại như vậy
Ngoài ra theo Nguyễn Minh Thuyết [67] động từ cũng có thể đứng ở cương vị chủ ngữ
tức hành chức như danh từ trong một số kiểu loại câu nhất định, với những điều kiện nhất định như sau:
- Câu có vị ngữ là tính từ hoặc động từ khiến động (khiến, làm, buộc…)
Ví dụ: Chơi cờ rất thú vị
- Câu có động từ chỉ sự biến hóa (trở thành, trở nên, hóa ra…)
Ví dụ: Viết tiểu thuyết đã trở thành hẳn một nghề riêng
- Câu có động từ chỉ hành vi tác động lên đối tượng (đánh đập, tạo mở…) hoặc động từ chỉ sự tiếp thụ (bị, được) hay chỉ sự tồn tại (xảy ra, diễn ra, có, còn…)
Ví dụ: a Đi xe bỏ mui bị coi là không đứng đắn
b Năm ấy, động đất đã xảy ra ở Nhật bản
Như vậy khi động từ đứng ở vị trí chủ ngữ có thể được xem là danh từ trong những mẫu câu sau:
- Động từ/cụm động từ + tính từ
Trang 1110
- Động từ/cụm động từ + động từ khiến động (khiến, làm, buộc…)
- Động từ/cụm động từ + động từ chỉ sự biến hóa (trở thành, trở nên, hóa ra…)
- Động từ/cụm động từ + động từ chỉ hành vi tác động lên đối tượng (đánh đập, tạo mở…)
- Động từ/cụm động từ + động từ chỉ sự tiếp thụ (bị, được) hay chỉ sự tồn tại (xảy ra, diễn ra, có, còn…)
2.3 So sánh đối chiếu phương thức danh hóa động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
2.3.1 Sự khác nhau giữa phương thức danh hóa động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
a Phương thức danh hóa là điểm khác nhau đầu tiên giữa tiếng Anh và tiếng Việt cũng chính
là đặc điểm làm nên sự khác biệt về loại hình giữa hai ngôn ngữ, cụ thể là việc danh hóa động từ
trong tiếng Anh được thực hiện bằng việc biến đổi hình thái động từ, có thể thêm hậu tố -ing vào động từ, hoặc phái sinh thành danh từ bằng cách thêm tiếp tố -er, -ion, -ment, -ant, -y, - ity…Trong tiếng Việt, phương thức danh hóa động từ chủ yếu là kết hợp động từ với các yếu tố
danh hóa như : sự, việc, cái, cuộc, nỗi, niềm, cơn trận, chuyến, hoặc cũng có thể kết hợp với các phụ từ chỉ lượng như: những, mỗi, mọi, một…
b Điểm khác nhau thứ hai là trong tiếng Anh sản phẩm danh hóa có thể tạo ra hai tiểu loại
danh từ, đó là (1) danh từ hành động (action nominal), cấu trúc danh từ này thường là V-ing.Và
(2) danh từ chỉ người hành động (agentive nouns), đây là kết quả của việc kết hợp động từ với
tiếp tố -er chẳng hạn như: reader, writer, listener… Trong tiếng Việt thì các tổ hợp: người đọc,
người viết, người nghe… theo chúng tôi đây là những danh ngữ chứ không phải là tổ hợp danh
hóa
c Phương thức danh hóa động từ phổ biến nhất trong tiếng Anh là kết hợp với hậu tố -ing,
còn trong tiếng Việt là kết hợp với tiền tố sự Hậu tố -ing có thể vừa kết hợp với những động từ
chỉ hành động để tạo thành những danh từ/danh ngữ chỉ quá trình nhưng cũng có thể kết hợp với
những động từ trừu tượng để tạo ra một danh từ/danh ngữ trừu tượng Trong tiếng Việt, sự thường kết hợp với những động từ trừu tượng, và kết quả của hiện tượng danh hóa với sự là danh
từ/danh ngữ mang tính khái quát trừu tượng, không phải là những từ chỉ hành động cụ thể rõ ràng, chúng thường chỉ những cảm nhận của con người
d Về phương thức danh hóa thì hiện tượng chuyển loại (lâm thời), tức động từ được dùng với
tư cách là danh từ thì trong tiếng Anh phổ biến hơn trong tiếng Việt, điều này được thể hiện qua việc so sánh bảng 1 và bảng 2 Trong tiếng Anh, phương thức danh hóa bằng việc chuyển loại
lâm thời (không kết hợp phụ tố) đứng thứ 3 sau hậu tố -ing và –ion, còn trong tiếng Việt, việc
danh hóa bằng cách chuyển loại lâm thời đứng vị trí thứ 8 trong bảng 2, tức là phương thức này ít được sử dụng so với các phương thức danh hóa khác
e Những yếu tố danh hóa trong tiếng Việt có sắc thái ý nghĩa tinh tế và phức tạp hơn trong cách sử dụng so với tiếng Anh Đôi khi tùy trường hợp, tùy phong cách hay nhu cầu diễn đạt của
tác giả mà có thể có cách dùng khác nhau, chẳng hạn như có thể nói: hy vọng/ niềm hy vọng, ham
muốn/ sự ham muốn/ nỗi ham muốn… Trong tiếng Anh, cách sử dụng từ phái sinh đã có những
quy tắc rõ ràng, không thể uyển chuyển thay đổi cách sử dụng, ngoài ra, các tiếp tố không mang ý nghĩa tình thái như trong tiếng Việt
2.3.2 Sự giống nhau giữa hiện tượng danh hóa động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
a Danh hóa động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có thể tạo ra những danh từ/danh ngữ trừu tượng
b Hiện tượng danh hóa trong cả hai ngôn ngữ đều có thể tạo ra một danh ngữ có ý nghĩa định danh cho loại thực thể định loại quá trình/hoạt động chung chung
c Động từ trong cả hai ngôn ngữ có thể danh hóa thành danh từ chỉ người ví dụ như trong
tiếng Anh: read (đọc)-> reader (người đọc); write (viết) -> writer (người viết), còn trong tiếng Việt cũng có thể danh hóa tương tự như ca –ca sĩ (tương tương với tiếng Anh: sing -> singer);
họa ->họa sĩ ( tương đương với tiếng Anh: paint -> painter) Tuy nhiên kiểu danh hóa này trong
tiếng Anh phổ biến hơn nhiều so với tiếng Việt