1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận án đặc điểm LƯỢNG từ TIẾNG hán HIỆN đại TRONG sự đối CHIẾU với LOẠI từ TƯƠNG ĐƯƠNG TIẾNG VIỆT

186 327 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 186
Dung lượng 3,51 MB

Nội dung

Nhằm phân tích một cách hệ thống, dựa vào những đặc điểm tương đồng và khác biệt ẩn chứa trong tầng sâu ngữ nghĩa phản ánh thế giới khách quan của mỗi cộng đồng bản ngữ thông qua lớp từ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -

ĐỖ THỊ KIM CƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI

TRONG SỰ ĐỐI CHIẾU VỚI LOẠI TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG

TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam (Lí luận Ngôn ngữ)

Mã số: 62.22.01.02 (62.22.01.01)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn: GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Nguyễn Văn Khang Các kết quả thu được trong luận án là hoàn toàn trung thực, khách quan và không trùng lặp với bất kỳ công trình nào đã công bố

Tác giả

Đỗ Thị Kim Cương

Trang 3

Trước hết tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Văn Khang, người Thầy kính mến đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án Thầy đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện tốt nhất, động viên để tôi có thể hoàn thành công việc nghiên cứu của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và bạn bè đồng môn trong Bộ môn Ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn, cán bộ Phòng Sau đại học, Phòng Hợp tác Quốc tế, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các nhà khoa học đáng kính trong các Hội đồng đánh giá luận án đã ủng hộ tích cực, giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để tôi có được kết quả hoạt động khoa học như ngày hôm nay

Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô và các bạn sinh viên Khoa Tiếng Trung trường Đại học ngoại ngữ, ĐH Huế, các bạn lưu học sinh Trung Quốc

đã và đang học tập tại trường Đại học KHXH & NV (ĐHQG Hà Nội) và ĐHSP Hà Nội, các sinh viên chuyên ngành tiếng Việt Nam, Khoa Ngữ văn Đông Nam Á, trường Đại học Cao Hùng (Đài Loan) đã nhiệt tình tham gia các bài khảo sát trực tiếp cũng như trực tuyến, giúp tôi có được những kết quả tốt nhất để hoàn thành luận án này

Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp những người đã giúp đỡ tôi, sẻ chia với tôi không chỉ trong chuyên môn mà cả trong cuộc sống để tôi có động lực, quyết tâm hoàn thành công việc nghiên cứu

Lời cảm ơn cuối cùng, tôi muốn dành cho cha, cho mẹ, cho anh chị đã đùm bọc, che chở, an ủi tôi, là điểm tựa lớn nhất của cuộc đời tôi trên mỗi bước đường, nhất là thời gian tôi tập trung cho luận án

Tôi vô cùng biết ơn chồng và hai con, những người luôn sát cánh, động viên, dành hết mọi quan tâm cho tôi; nhất là các con đã chịu thiệt thòi, để tôi có đủ nghị lực hoàn thành công trình này

Tôi nhận thức rằng, mặc dù bản thân đã nỗ lực cố gắng để hoàn thiện luận

án, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của quí Thầy Cô và đồng nghiệp, xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày tháng 03 năm 2017

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Đối tượng, phạm vi và nguồn tư liệu nghiên cứu 4

5 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6

6 Bố cục của luận án 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 8

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt 8

1.1.2 Nghiên cứu đối chiếu lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt 15

1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 18

1.2.1 Khái quát về loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới 18

1.2.2 Khái quát về lượng từ trong Hán ngữ học và loại từ trong Việt ngữ học 24

1.2.3 Quan điểm của luận án về lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt 32

1.2.4 Một số vấn đề về ngôn ngữ học đối chiếu 35

1.3 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 39

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) 41

2.1 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 41

2.2 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA DANH LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) 41

2.2.1 Quan niệm về nghĩa của danh lượng từ tiếng Hán 41

2.2.2 Tiêu chí nhận diện nghĩa của danh lượng từ tiếng Hán 42

2.2.3 Phạm trù ngữ nghĩa của danh lượng từ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt) 44

2.3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA ĐỘNG LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) 64

2.3.1 Quan niệm về nghĩa của động lượng từ tiếng Hán 64

Trang 5

2.3.3 Cấu trúc nghĩa của động lượng từ tiếng Hán 67

2.4 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 72

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) 74

3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA LƯỢNG TỪ TRONG DANH NGỮ TIẾNG HÁN (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) 74

3.1.1 Khái niệm chung về danh ngữ 74

3.1.2 Vị trí của lượng từ trong danh ngữ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt) 76

3.1.3 Khả năng kết hợp của lượng từ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt) 82

3.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN TRONG CÂU (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) 94

3.2.1 Chức vụ cú pháp của danh lượng từ 94

3.2.2 Chức vụ cú pháp của động lượng từ 98

3.2.3 Một số trường hợp cú pháp đặc biệt 99

3.2.4 Hình thức lặp lượng từ 101

3.3 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 103

CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG THỰC TẾ: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LƯỢNG TỪ CỦA NGƯỜI VIỆT HỌC TIẾNG HÁN VÀ LOẠI TỪ CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC HỌC TIẾNG VIỆT 105

4.1 KHÁI QUÁT VỀ LỖI VÀ PHÂN TÍCH LỖI 106

4.1.1 Khái quát về lỗi sử dụng lượng từ/ loại từ 106

4.1.2 Khái quát về phân tích lỗi sử dụng lượng từ/ loại từ 107

4.1.3 Đối tượng khảo sát và đối chiếu 109

4.1.4 Mục đích khảo sát và đối chiếu 109

4.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT LỖI SỬ DỤNG LƯỢNG TỪ VÀ LOẠI TỪ 110

4.2.1 Kết quả khảo sát lỗi sử dụng loại từ tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc .110

Trang 6

loại văn bản viết) 114

4.2.3 Khảo sát lỗi sử dụng lượng từ tiếng Hán của sinh viên Việt Nam (bằng bảng hỏi và trắc nghiệm online) 123

4.3 BÀN LUẬN 134

4.3.1 Tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi 134

4.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc mắc lỗi 135

4.4 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI SỬ DỤNG LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN VÀ LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT 138

4.4.1 Về vấn đề khắc phục lỗi 138

4.4.2 Đề xuất phương pháp sư phạm đối với việc dạy-học lượng từ/ loại từ 139

4.5 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 143

KẾT LUẬN 145

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 150

TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC

Trang 7

Bảng 1.1 Quá trình xuất hiện thuật ngữ lượng từ trước 1980 10

Bảng 1.2 Quá trình sử dụng thuật ngữ lượng từ sau 1980 11

Bảng 1.3 Hệ thống từ loại tiếng Hán hiện đại 12

Bảng 1.4 Phân chia từ loại tiếng Việt theo tổ chức đoản ngữ 14

Bảng 1.5 Loại từ - một tiểu loại của danh từ đơn vị 15

Bảng 1.6 Biểu thức có chứa loại từ 19

Bảng 1.7 Phân chia lượng từ tiếng Hán 26

Bảng 1.8 Phân loại loại từ tiếng Việt 31

Bảng 2.1 Phạm trù ngữ nghĩa của lượng từ cá thể 44

Bảng 2.2 Lượng từ 个 và loại từ tương đương trong tiếng Việt 46

Bảng 2.3 Đặc điểm sắc thái của loại từ chỉ người tiếng Việt 48

Bảng 2.4 Nghĩa của loại từ chỉ bất động vật 54

Bảng 4.1 Phân loại lỗi sử dụng loại từ tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc 110

Bảng 4.2 Tổng hợp thông tin khảo sát lỗi dùng lượng từ tiếng Hán 115

Bảng 4.3 Kết quả khảo sát nguyên nhân mắc lỗi lượng từ tiếng Hán 122

Bảng 4.4 Thống kê số lượng trả lời bảng hỏi và test on-line 123

Bảng 4.5 Nhóm lượng từ có tỉ lệ dùng đúng cao nhất 124

Bảng 4.6 Nhóm lượng từ có tỉ lệ dùng đúng thấp nhất và ít sử dụng 125

Bảng 4.7 Nhóm lượng từ có tỉ lệ dùng đúng thấp, nhưng thường hay sử dụng 128

Trang 8

Hình 1.1 Loại từ - công cụ phạm trù hóa danh từ 21

Hình 1.2 Loại từ trong kết cấu đoản ngữ 27

Hình 1.3 Hệ thống lượng từ tiếng Hán 33

Hình 2.1 Đặc điểm nổi trội “把” 44

Hình 2.2 Lược đồ ngữ nghĩa của lượng từ 个 ge 45

Hình 2.3 Trật tự kết hợp 个 ge + danh từ 55

Hình 3.1 Cấu trúc danh ngữ cơ bản tiếng Việt (Thompson) 75

Hình 3.2 Mô hình danh ngữ tiếng Việt có hai trung tâm 75

Hình 3.3 Vị trí của lượng từ trong danh ngữ tiếng Hán 77

Hình 3.4 Thay đổi vị trí các thành tố trong DN 78

Hình 3.5 Vị trí các định ngữ trong danh ngữ 78

Hình 3.6 Kết cấu danh ngữ tiếng Việt 79

Hình 3.7 So sánh mô hình DN tiếng Hán và tiếng Việt 80

Hình 3.8 Cấu trúc quan hệ giữa các thành tố trong danh ngữ tiếng Hán 81

Hình 3.9 Cấu trúc quan hệ giữa các thành tố trong danh ngữ tiếng Việt 81

Hình 3.10 Danh ngữ trống 83

Hình 3.11 Kết cấu [số + lượng + danh] trong tiếng Hán 83

Hình 3.12 Kết cấu cụm định ngữ (CĐN) 92

Hình 3.13 Kết cấu danh ngữ mở rộng 92

Hình 4.1 Mối quan hệ trong thuyết phân tích lỗi 106

Hình 4.2 Kết quả khảo sát lỗi loại từ tiếng Việt 114

Hình 4.3 Kết quả khảo sát lỗi lượng từ tiếng Hán 116

Hình 4.4 Nguyên nhân mắc lỗi lượng từ tiếng Hán 123

Trang 9

TPP: thành phần phụ ST: số từ; CST: cụm số từ TT: tính từ (hình dung từ) tr.: trang

* không chấp nhận (sai)

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Lượng từ trong tiếng Hán và loại từ trong tiếng Việt có những đặc điểm

mang tính đặc thù ngữ pháp-ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ Vì thế, lượng từ trong

tiếng Hán và loại từ trong tiếng Việt đã được giới Hán ngữ học và Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu từ lâu Các nhà ngôn ngữ học cho rằng, loại từ (tiếng Anh: classifier, tiếng Pháp: classificateur, tiếng Nga: классификатор) - “một vấn đề lí thú nhất và phức tạp nhất của nhiều ngôn ngữ trên thế giới, được xếp riêng ra một phạm trù: những ngôn ngữ có loại từ (classifier languages)” Thuộc phạm trù “ngôn ngữ có loại

từ”, lượng từ trong tiếng Hán và loại từ trong tiếng Việt được coi là thành phần bắt

buộc nằm ở vị trí giữa số từ hoặc từ chỉ lượng và danh từ trong kết cấu danh ngữ

1.2 Đến nay, đã có không ít những công trình nghiên cứu về lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt ở các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Các nhà ngôn ngữ học không dừng lại ở việc khảo sát, luận giải mà có xu hướng đúc kết thành những phổ quát (universals) trong các ngôn ngữ tự nhiên để phân loại loại hình ngôn ngữ dựa vào cấu trúc có chứa các đơn vị lượng từ hoặc loại từ Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của lớp từ này mà đến nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa thống nhất trong giới nghiên cứu như về tên gọi, tiêu chí phân định, đặc điểm ngữ pháp-ngữ nghĩa và cách sử dụng của chúng Vì thế, thiết nghĩ, tiếp tục nghiên cứu toàn diện hơn lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm bản chất từ loại của lớp từ này trong lý thuyết ngôn ngữ học đại cương

1.3 Về vấn đề nghiên cứu đối chiếu giữa lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt, đã có một số công trình và các bài viết nhỏ lẻ gần đây Tuy vậy, để hiểu rõ hơn bản chất của lượng từ và loại từ trong mỗi ngôn ngữ cũng như trong việc đối dịch, cần thiết phải có những công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống Nhằm phân tích một cách hệ thống, dựa vào những đặc điểm tương đồng và khác biệt ẩn chứa trong tầng sâu ngữ nghĩa phản ánh thế giới khách quan của mỗi cộng đồng bản

ngữ thông qua lớp từ loại đặc biệt này, luận án tập trung nghiên cứu đặc điểm của

lượng từ tiếng Hán hiện đại (trong sự đối chiếu với loại từ tương đương tiếng Việt)

Trang 11

Đề tài luận án mang tính đối chiếu theo hướng tiếp cận đa ngữ luận để phân tích các hiện tượng từ vựng, ngữ pháp, cũng như cách sử dụng trong một ngôn ngữ này so sánh với một ngôn ngữ khác (ở đây là tiếng Hán và tiếng Việt) đang được giới ngôn ngữ học Việt Nam quan tâm

2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1 Mục đích của luận án

Mục đích của luận án là làm rõ những đặc điểm cơ bản của lượng từ tiếng Hán hiện đại biểu hiện trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp Thông qua việc sử dụng lượng từ tiếng Hán và các đơn vị tương đương ở tiếng Việt theo cách đa ngữ luận, chúng tôi tập trung làm sáng tỏ hơn những đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của lớp từ này trong hai ngôn ngữ Hán và Việt được ngôn ngữ học thế giới gọi là

“classifier”

2.2 Nhiệm vụ của luận án

Từ mục đích nói trên, luận án có các nhiệm vụ như sau:

(i) Tổng quan tình hình nghiên cứu về loại từ trên thế giới, trước hết là lượng

từ trong tiếng Hán và loại từ trong tiếng Việt, tập trung vào các quan điểm phân định “lượng từ” và “loại từ”; hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về lí thuyết liên quan đến đề tài, đưa ra những nhận xét phục vụ cho hướng nghiên cứu của luận án;

(ii) Mô tả và phân tích những đặc điểm ngữ nghĩa của lượng từ trong tiếng Hán hiện đại có đối chiếu với loại từ tương đương trong tiếng Việt;

(iii) Phân tích những đặc điểm ngữ pháp của lượng từ tiếng Hán hiện đại trong sự đối chiếu với loại từ tương đương tiếng Việt;

(iv) Ứng dụng thực tế: khảo sát lỗi sử dụng lượng từ tiếng Hán của người Việt học tiếng Trung Quốc và lỗi sử dụng loại từ tiếng Việt của người Trung Quốc học tiếng Việt; đề xuất hướng khắc phục lỗi sử dụng lượng từ trong tiếng Hán và loại từ trong tiếng Việt, đồng thời minh họa cho những đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của lớp từ này trong ngôn ngữ đang bàn

Trang 12

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đề tài, các phương pháp và thủ pháp sau đây được sử dụng và kết hợp sử dụng:

3.1 Phương pháp miêu tả

Phương pháp miêu tả xem xét ngôn ngữ như một cấu trúc hệ thống ở các bình diện, cấp độ và thuộc tính của các đơn vị ngôn ngữ theo quan điểm ngữ học Việc miêu tả các đơn vị ngôn ngữ được tiến hành thông qua khảo sát kết hợp với quan sát trực tiếp do người nghiên cứu thực hiện

Phương pháp miêu tả được hỗ trợ bởi các thủ pháp như sau:

(i) Thủ pháp phân tích nghĩa tố

Phân tích nghĩa tố (phân tích thành tố nghĩa) là việc xem xét cơ cấu nghĩa của từ

để xác định trường nghĩa và nét nghĩa được sắp xếp theo các trục quan hệ Như vậy, thủ pháp phân tích nghĩa tố sẽ xem xét “từ” ở các trường từ vựng trong các mối quan

hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố tạo nghĩa Phân tích nghĩa tố được ứng dụng để thực hiện toàn bộ nội dung Chương 2 và một phần Chương 3 của luận án

(ii) Thủ pháp phân tích phân bố

Đây là thủ pháp đắc lực cho việc nghiên cứu tiếng Hán và tiếng Việt - những ngôn ngữ cùng loại hình không có đặc trưng hình thái học thực sự Muốn biết được đặc điểm ngữ pháp của lượng từ hay từ loại nói chung của tiếng Hán và tiếng Việt, chúng ta phải xem xét trên bình diện khả năng kết hợp và khả năng đảm nhận các chức vụ cú pháp Có thể nói, “từ” được đặt (phân bố) trên trục ngữ đoạn để xem xét; thủ pháp phân tích phân bố được sử dụng để thực hiện Chương 3 của luận án

(iii) Thủ pháp thống kê và phân loại

Thủ pháp này được sử dụng đồng thời với các phương pháp nghiên cứu chính và thủ pháp khác trong quá trình thu thập, xử lí và phân tích dữ liệu phục vụ cho đề tài Thống kê và phân loại các số liệu và hiện tượng ngôn ngữ và các biến thể của hiện tượng (các nhóm và tiểu nhóm lượng từ và loại từ) được trình bày ở các dạng thức biểu bảng, hình và biểu đồ minh họa bổ sung cho các phần biện giải

Trang 13

Thủ pháp thống kê và phân loại giúp tập hợp các biểu thức ngôn ngữ có chứa lượng từ trong tiếng Hán và loại từ tiếng Việt, làm cơ sở để so sánh (về số liệu) những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng, góp phần tạo nên bức tranh tổng thể và toàn diện về lớp từ này

Ngoài ra, trong luận án này, phương pháp miêu tả được ứng dụng để thực hiện Chương 4 (khảo sát lỗi sử dụng lượng từ và loại từ) và một số phần liên quan

để miêu tả các đặc trưng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các biểu thức có chứa lượng từ/ loại từ

3.2 Phương pháp đối chiếu

Phương pháp đối chiếu là nhằm so sánh cái này với một cái khác, thường được lấy làm chuẩn nhằm tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau, từ đó biết rõ hơn đặc trưng của những cái được so sánh Như vậy, đối chiếu cũng là so sánh, nhưng là so sánh giữa hai đối tượng trong đó có một đối tượng được lấy làm chuẩn Trong các nghiên cứu đối chiếu lượng từ tiếng Hán và loại từ tương đương tiếng Việt, lượng từ tiếng Hán được lấy làm chuẩn để đối chiếu, loại từ tương đương tiếng Việt là đối tượng để đối chiếu

Phương pháp nghiên cứu đối chiếu có thể được thực hiện qua các bước như miêu tả, xác định đối tượng, phân tích đối chiếu và theo các cách tiếp cận như nghiên cứu đối chiếu một chiều hay nghiên cứu đối chiếu hai/ đa chiều Nghiên cứu đối chiếu một chiều xem xét ý nghĩa của một phạm trù (X) nào đó trong ngôn ngữ này (A) và xác định những phạm trù (Y) biểu hiện ý nghĩa tương ứng trong ngôn ngữ khác (B); bắt đầu từ việc miêu tả các hình thức trong ngôn ngữ A rồi đối chiếu với những cái tương đương trong ngôn ngữ B; hoặc ngược lại, bắt đầu từ ngôn ngữ

B rồi đối chiếu với những tương đương trong ngôn ngữ A Luận án chọn cách tiếp cận đa ngữ luận để chứng minh cho những đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của lớp từ được gọi là “classifier” trong ngữ học thế giới

4 Đối tượng, phạm vi và nguồn tư liệu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: lượng từ trong tiếng Hán hiện đại đối chiếu với loại từ

Trang 14

tương đương trong tiếng Việt

Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn trong danh sách các lượng từ đích thực: lượng từ cá thể (thành phần chủ yếu của danh lượng từ); động lượng từ (nhóm ĐLT có chức năng tu sức cho danh từ) tiếng Hán Những lượng từ chỉ số không có chức năng phân loại, hoặc có ranh giới không rõ ràng, không thuộc phạm

vi nghiên cứu của đề tài này

Tư liệu được sử dụng trong đề tài gồm 3 nguồn chính, như sau:

Trong danh mục từ điển kể trên, cuốn 汉语量词大词典 (Đại từ điển lượng

từ tiếng Hán) của tác giả 刘子平 (Lưu Tử Bình), Nhà xuất bản Từ thư Thượng Hải, tháng 10/ 2013 được luận án khai thác triệt để, đồng thời là nguồn tư liệu chính

2) Nguồn tài liệu viết:

Các tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc: “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn 莫言著《丰乳肥臀》中国工人出版社 2003 年 (bản dịch của Trần Đình Hiến, Nhà xuất bản Văn học) và một số tác phẩm tiêu biểu khác

Một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại như: “Mùa lá rụng trong vườn” (MLRTV) của Ma Văn Kháng,

Một số trích dẫn từ các trang mạng internet của Việt Nam và Trung Quốc Giáo trình Hán ngữ Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp, Nhà xuất bản Đại học Ngôn

Trang 15

ngữ và Văn hóa Bắc Kinh, Trung Quốc; một số tài liệu được khai thác trên các trang báo điện tử của Trung Quốc và Đài Loan, như: hppt//www.wenku.baidu.com; hppt//www.baike.baidu.com; hppt//www.cnki.cn

3) Nguồn dữ liệu khảo sát (ứng dụng thực tế):

Các dữ liệu khảo sát “lỗi sử dụng loại từ” (người Trung Quốc học tiếng Việt)

và “lỗi sử dụng lượng từ” (người Việt học tiếng Trung Quốc) là nguồn dữ liệu phục

vụ cho đối tượng nghiên cứu trong Chương 4, gồm có:

Bài làm của sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt (đại học ở Việt Nam); Bài làm của sinh viên Việt Nam học tiếng Hán (các Khoa tiếng Trung Quốc, đại học ở Việt Nam);

Bài khảo sát “lượng từ” qua mạng (surveymonkey)

5 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

5.1 Ý nghĩa lí luận

Kết quả của luận án sẽ góp phần nghiên cứu loại hình học ngôn ngữ nói chung và nghiên cứu lượng từ tiếng Hán, loại từ tiếng Việt nói riêng Cụ thể là nghiên cứu ngôn ngữ trên bình diện đa ngữ luận với những đặc điểm cấu trúc - hệ thống và chức năng - hệ thống của lượng từ/loại từ trong các ngôn ngữ khác nhau dựa trên những kết cấu có chứa lượng/ loại từ Hướng tiếp cận của đề tài đang được giới ngữ học quan tâm

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài có ý nghĩa thực tiễn vì đây là một nghiên cứu chuyên sâu góp phần làm rõ một giá trị xác lập: một loại giá trị ngữ pháp vốn cần được phân tích, củng cố qua tư liệu thực tế trong hai ngôn ngữ, tiếng Hán và tiếng Việt Các kết quả nghiên cứu có giá trị ứng dụng trong việc chuyển ngữ Hán-Việt và ngược lại; đồng thời có đóng góp thiết thực cho việc dạy tiếng thực hành thông qua phân tích so sánh, đặc biệt là việc khắc phục “lỗi sử dụng lượng từ” đối với người Việt học tiếng Hán và ngược lại Hiểu thấu đáo các đặc điểm về ngữ nghĩa, ngữ pháp của lượng từ sẽ giúp người dạy cũng như người học có phương pháp dạy - học tiếng Hán hiệu quả hơn

Trang 16

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm

có 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận

Hệ thống hoá và phân tích các kết quả nghiên cứu về loại từ, các quan niệm

về lượng từ trong tiếng Hán, có liên hệ với loại từ trong tiếng Việt Từ đó, đưa ra quan điểm của luận án về lượng từ/ loại từ và giới hạn đối tượng nghiên cứu

Chương 2: Đặc điểm ngữ nghĩa của lượng từ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt) Nhóm lượng từ cá thể (thuộc danh lượng từ) tiếng Hán được lựa chọn khảo sát dựa trên các tiêu chí nhận diện nghĩa và được phân loại theo phạm trù Động lượng từ được xem xét dựa trên ý nghĩa sử dụng

Chương 3: Đặc điểm ngữ pháp của lượng từ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt)

Ở bình diện ngữ pháp, lượng từ trong tiếng Hán được xem xét từ góc độ khả năng kết hợp và cương vị cú pháp Danh lượng từ và động lượng từ được khảo sát trực tiếp trong kết cấu đoản ngữ và ở cấp độ câu

Chương 4: Ứ ng dụng thực tế: khảo sát lỗi sử dụng lượng từ của người Việt

học tiếng Hán và loại từ của người Trung Quốc học tiếng Việt

Vận dụng kết quả nghiên cứu ở Chương 2 và Chương 3, trong Chương 4 chúng tôi tiến hành khảo sát lỗi sử dụng lượng từ trong tiếng Hán và loại từ trong tiếng Việt Đồng thời, chúng tôi phân tích các nguyên nhân mắc lỗi và đưa ra các giải pháp khắc phục

Trang 17

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt

1.1.1.1 Lượng từ trong từ loại tiếng Hán

Lượng từ được biết đến như một nội dung quan trọng trong lịch sử nghiên cứu tiếng Hán gắn liền với quá trình phát triển hệ thống ngữ pháp, trước hết là hệ thống từ loại của ngôn ngữ này Trên cơ sở lí luận và hệ thống ngữ pháp phương Tây truyền thống, Mã Kiến Trung (马建忠) lần đầu tiên (năm 1898) đã xây dựng hệ

thống ngữ pháp tiếng Hán với tác phẩm nổi tiếng Mã Thị Văn Thông (马氏文通) [73] Từ Mã Thị Văn Thông đến nay, quá trình nghiên cứu về từ loại tiếng Hán hiện

đại có thể được chia thành hai giai đoạn chính: (i) giai đoạn trước những năm 1980,

và (ii) giai đoạn từ sau những năm 1980 đến nay

Trong giai đoạn trước những năm 80 của thế kỷ XX, các cuộc tranh luận về vấn đề từ loại tiếng Hán chủ yếu xoay quanh các vấn đề: khả năng và tiêu chí phân loại “từ” Theo Mã Kiến Trung [73], Lê Cẩm Hy (黎锦熙) [78], việc phân định từ loại dựa trên tiêu chí nghĩa của từ, nhưng hầu hết từ trong tiếng Hán là từ đa nghĩa, vậy, căn cứ vào nghĩa nào để phân loại? Vì thế, “自无定义,故无定类” (không xác định được nghĩa của từ, nên không phân loại được) Theo Cao Danh Khải (高名凯) [75], “từ” trong tiếng Hán không thể phân loại được, bởi vì tiêu chí phân loại từ phải dựa trên sự biến đổi hình thái của nó, trong khi đó tiếng Hán là ngôn ngữ không biến hình (语法理论 “Ngữ pháp lí luận”) Trần Vọng Đạo (陈望道) [72] cho rằng, việc phân định từ loại có thể dựa trên tiêu chí chức năng; tiêu chí chức năng giới hạn ở sự tham gia của từ trong thành phần câu và trong tổ chức đoản ngữ, hoặc

cả hai Kế thừa quan điểm của các bậc tiền bối, Quách Nhược (郭锐) [70] trong cuốn “Nghiên cứu từ loại tiếng Hán hiện đại” chỉ ra rằng: tiêu chí phân định từ loại

là dựa vào ngữ nghĩa, trong đó bao gồm cả nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp Lã Thúc Tương (吕叔湘) [52] cho rằng, phân định từ loại phải căn cứ các tiêu chí gồm

Trang 18

cả ngữ nghĩa và chức năng: ngữ nghĩa là tiêu chí để phân định thực từ (实词), chức năng là tiêu chí để phân định hư từ (虚词) Chu Đức Hy (朱德熙) [55] nhấn mạnh: phân định từ loại không thể dựa vào hình thái mà chỉ có thể dựa vào chức năng ngữ pháp Trong giai đoạn này, hầu hết các học giả đều căn cứ vào phạm trù từ vựng - ngữ pháp để phân định từ loại tiếng Hán thành 10 loại: danh từ, đại từ, số từ, lượng

từ, hình dung từ, động từ, phó từ, liên từ, trợ từ, tượng thanh từ

Đồng thời với việc phân định từ loại nói chung, vấn đề tên gọi (thuật ngữ) của lượng từ cũng được bàn luận trong các công trình nghiên cứu ngữ pháp nổi tiếng Mã

Kiến Trung trong Mã Thị Văn Thông sử dụng thuật ngữ 别称 (đơn vị biệt xưng) để

chỉ những từ ngữ dùng đo đếm sự vật Vương Lực [60] đề xuất thuật ngữ 单位名词 (danh từ đơn vị) thay cho 别称 và coi lượng từ là một bộ phận của 数词 (số từ) Sau

này, trong cuốn Hán ngữ ngữ pháp sử (汉语语法史) Vương Lực [61]) cho rằng,

“danh từ đơn vị” là một tiểu loại của danh từ, biểu thị đơn vị chỉ người và vật và thường đi với từ chỉ số lượng, vì thế gọi nó là “lượng từ” (量词) Lã Thúc Tương

[50] trong cuốn Trung Quốc ngữ pháp giản lược (中国文法要略) coi lượng từ như một

“đơn vị chỉ xưng” và gọi là “đơn vị từ” (单位词 ); về sau trong cuốn Nghiên cứu Ngữ

pháp (语法学习) ông gọi là “lượng từ” (量词 ) Trong cuốn Ngữ pháp tu từ giảng thoại (语法修辞讲话) [54] viết chung với Chu Đức Hy, Lã Thúc Tương đã đổi thành

副名词 (phó danh từ) với lập luận: “phó danh từ biểu thị đơn vị của sự vật hoặc hành động, còn có thể gọi là 单位词 (đơn vị từ) hay 量词 (lượng từ), nó là danh từ nhưng

là một dạng khác của danh từ” Năm 1954 Chính phủ Trung Quốc công bố Dự thảo Hệ

thống chương trình giảng dạy ngữ pháp tiếng Hán (暂拟汉语教学语法系统), từ loại

“lượng từ” (量词) chính thức được thừa nhận

Trên thực tế, những bàn luận về lượng từ vẫn chưa dừng lại ở thời điểm này mà còn tiếp tục kéo dài đến những năm 1980 Các nhà Hán ngữ học [46], [52], [55], [60], [72] đứng hẳn về bình diện ngữ pháp để xem xét lượng từ Chu Đức Hy [55] đưa ra một nhận định hết sức khái quát: “Lượng từ là từ có thể đi liền sau số từ”

Trang 19

Bảng 1.1 Quá trình xuất hiện thuật ngữ lượng từ trước 1980

ngữ, định ngữ Lã Thúc Tương [51] trong cuốn Vấn đề phân tích ngữ pháp tiếng

Hán (汉语语法分析问题) đã phê phán các quan điểm chỉ chấp nhận một tiêu chí

trong phân tích ngữ pháp nói chung và trong phân loại từ loại nói riêng Theo ông,

Trang 20

trong việc phân tích ngữ pháp, thường không thể tránh khỏi hiện tượng “trạng thái trung gian” khi xác định ranh giới giữa từ với những đơn vị tương đương từ

Căn cứ chủ yếu theo tiêu chí chức năng, từ loại (词类) trong tiếng Hán hiện đại được phân chia thành hai nhóm: (i) thực từ (实词)/ thể từ và (ii) hư từ (虚詞); tuy nhiên, tên gọi các tiểu loại trong mỗi nhóm có khác nhau tùy thuộc quan điểm của từng tác giả (x Lưu Nguyệt Hoa (刘月华) [49]; Hoàng Bá Vinh (黄柏荣) và Liêu Tự Đông (廖序东) [77]; Chu Đức Hy (朱德熙) [55]) Trong cách phân loại của các tác giả này, dù phân chia thành nhóm “thực từ”/ “thể từ” và “hư từ”, hầu hết các nhà Hán ngữ học đã thừa nhận có một lớp từ loại độc lập và thống nhất tên gọi của nó là “lượng từ” (量词), lượng từ luôn được xếp vào nhóm thực từ hoặc thể từ

Ngoài ra, về mặt hình thức (cấu trúc), trong các nghiên cứu trước đây lượng từ tiếng Hán thường được xem xét ở kết cấu [số + lượng + danh] Trong các nghiên cứu gần đây, Tai và Wang [140], Croft [93], Cheng và Sybesma [90], Tang [141] đã chứng minh rằng, không phải tất cả các lượng từ đều có những đặc điểm ngữ nghĩa

và ngữ pháp giống nhau Các tác giả này đã phân chia lớp từ này thành hai nhóm:

“loại từ” và “lượng từ” [140]; “loại từ” và “khối lượng từ” [90]; “loại từ thứ loại” và

“loại từ đo đạc” [141] Tuy nhiên, Tai và Wang, Cheng và Sybesma sử dụng thuật ngữ “loại từ” với nghĩa hẹp và chủ yếu là để chỉ “lượng từ cá thể”

Bảng 1.2 Quá trình sử dụng thuật ngữ lượng từ sau 1980

Năm Tác giả tiêu biểu “lượng từ” (量词) và “phân loại từ” (分类词)

Trang 21

2010 Her và Hsieh 类别分类词 (phân loại từ biệt loại)

cá thể)

Cùng với các nhà nghiên cứu, giới giảng dạy tiếng Hán đã tập trung chú ý đến khả năng và mức độ sử dụng lượng từ trong hoạt động ngôn ngữ Các nghiên cứu về phương diện này cho thấy, trong tiếng Hán có những lượng từ hoạt động với tần số xuất hiện cao, ví dụ như 个 ge Theo khảo sát của McEnery và Xiao [129] trong tiếng Hán hiện đại, số lần xuất hiện của lượng từ 个 ge chiếm tới 63.5% trong

số lượng từ cá thể và 38.8% trong số các kết cấu có chứa lượng từ Những lượng từ không thông dụng, nhưng chuyên dụng/ chuyên chức (ví dụ: 本 đi với danh từ sách báo; 条, 张, 块 đi với danh từ biểu thị hình dạng đặc trưng) cũng được nhiều học giả [77], [87], [88], [103] xem xét ở phương diện ứng dụng sư phạm

Bảng 1.3 Hệ thống từ loại tiếng Hán hiện đại

1 Từ điển tiếng Hán hiện đại (xuất bản lần thứ 5 năm 2008)《现代汉语词典(第 5 版)》[47] thống kê đầy đủ

danh sách từ loại tiếng Hán hiện đại (Bảng 1.3), các từ loại khác gồm: phương vị từ, tiểu từ cuối câu, từ và đơn vị tương đương từ khác

Trang 22

loại Bên cạnh đó, vấn đề xác định tên gọi và vị trí từ loại của “lượng từ” trong ngữ pháp tiếng Hán đã được giải quyết Tuy nhiên, các nhà Hán ngữ học ở nước ngoài, đặc biệt ở Hoa Kì và Đài Loan đã sử dụng thuật ngữ “loại từ” (类词) hoặc “phân loại từ” (分类词) khi bàn về “lượng từ” tiếng Hán (x Bảng 1.2) Cho dù vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nội dung về một số vấn đề cơ bản vẫn khá thống nhất, cụ thể

là về các tiêu chí phân loại từ loại Hiện nay, đa số các chuyên gia đã đồng ý ở tiêu chí chức năng ngữ pháp, còn tiêu chí ngữ nghĩa chỉ có tác dụng tham khảo

1.1.1.2 Loại từ trong từ loại tiếng Việt

Tương tự như trong Hán ngữ học, tình hình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt khởi đầu là các nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề xác định từ loại Chịu ảnh hưởng của khái niệm từ loại (parts of speech) dựa trên cứ liệu ngôn ngữ Ấn-Âu, vấn đề từ loại thường gắn với các phạm trù hình thái học Trong nhiều thập kỷ, vấn đề đặt ra cho Việt ngữ học là, khi gắn với phạm trù hình thái, đối với tiếng Việt (cũng như tiếng Hán), những ngôn ngữ không biến hình, vấn đề từ loại giải quyết như thế nào? Trước vấn đề này đã xuất hiện hai quan điểm: (i) phủ nhận phạm trù từ loại, và (ii) thừa nhận sự có mặt của từ loại

Quan điểm phủ nhận phạm trù từ loại (Lê Quang Trinh, Nguyễn Hiến Lê, Hồ Hữu Tường ) đại diện là Hồ Hữu Tường [44] cho rằng: tiếng Việt cơ cấu theo một lối khác hẳn so với các ngôn ngữ phương Tây (không có sự biến đổi hình thái) do

đó không có tự loại, mà, tuỳ thuộc vào vị trí trong câu mà có tính chất (thuộc tính) nhất định, một từ có thể có nhiều thuộc tính khác nhau Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê [8] cho rằng, Việt ngữ không có phần từ pháp học như các ngôn ngữ Tây phương nên cú pháp là phần quan trọng hơn cả trong ngữ pháp tiếng Việt

Tuy nhiên, phần đông các tác giả Việt ngữ học thừa nhận phạm trù từ loại có tồn tại trong các ngôn ngữ không biến hình (như tiếng Hán, tiếng Việt ) Tiêu chí phân định từ loại ở các ngôn ngữ này không phải dựa vào đặc điểm hình thái, mà dựa vào các tiêu chí ý nghĩa ngữ pháp và/hoặc thái độ ngữ pháp (khả năng kết hợp

và chức vụ cú pháp) Phân loại từ loại tiếng Việt dựa vào ý nghĩa của từ là xu hướng của ngữ pháp truyền thống với các đại diện như: Trương Vĩnh Ký [152], Trần Trọng Kim [26], Bùi Đức Tịnh [42], Nguyễn Lân [28] Phân loại từ loại dựa vào khả

Trang 23

năng kết hợp của từ là quan điểm của nhóm tác giả theo trường phái “cấu trúc luận” với các đại diện như: Lê Văn Lý [31], Nguyễn Phú Phong [37], Nguyễn Tài Cẩn [4], [5] Phân loại từ loại dựa vào cả ý nghĩa và khả năng kết hợp là phương pháp xử lí tương đối triệt để của các tác giả Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú [43], Nguyễn Tài Cẩn [4], [5], Đinh Văn Đức [10]), Diệp Quang Ban [3], Nguyễn Hồng Cổn [9]… Nguyễn Tài Cẩn [4, tr.340-341], [5, tr.123-135] căn cứ vào khả năng tổ chức đoản ngữ, phân chia từ loại tiếng Việt thành 9 nhóm được giới Việt ngữ học ủng hộ; theo

đó loại từ thuộc nhóm từ loại danh từ (x Bảng 1.4)

Bảng 1.4 Phân chia từ loại tiếng Việt theo tổ chức đoản ngữ

Thuật ngữ được phần đông các nhà nghiên cứu tiếng Việt sử dụng là loại từ,

như: Trần Trọng Kim [26], Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê [8], Hoàng Tuệ [43], Lê Văn Lý [31], Nguyễn Tài Cẩn [4], [5], Phan Ngọc [36], Đinh Văn Đức [11],

Lê Xuân Thại [38], Lưu Vân Lăng [29], Trần Đại Nghĩa [34], Lý Toàn Thắng [41], Nguyễn Phú Phong [37], Lê Ni La [27], Phạm Thị Thúy Hồng [19] và nhiều học giả nước ngoài như Emeneau [97], Thompson [142], Nguyen Hung Tuong [132], Hui

Sim Sook [114], Tran Jennie [143], và nhiều tác giả khác Tuy nhiên, tên gọi loại từ

vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất, chủ yếu xoay quanh vấn đề thuật ngữ và bản chất từ loại của nó Các nghiên cứu về loại từ đưa ra nhiều quan điểm, nhưng có thể được quy về hai nhóm chủ yếu: (i) quan điểm xem loại từ là một nhóm từ loại tồn

Trang 24

tại độc lập bên cạnh các từ loại khác, được cho là hư từ, có chức năng bổ trợ cho danh từ (Emeneau [143], Phan Khôi [25], Trần Trọng Kim [26], Bùi Đức Tịnh [42]…); (ii) quan điểm xem loại từ như một tiểu loại của danh từ, thực hiện chức năng nghĩa học (Trương Vĩnh Ký [152], Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê [6], Nguyễn Tài Cẩn [4], Diệp Quang Ban [3], Phan Ngọc [36], Cao Xuân Hạo [15], Hồ

Chỉ đơn

vị thời gian

Chỉ đơn vị hành động

1.1.2 Nghiên cứu đối chiếu lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt

Theo khảo sát của chúng tôi, đến nay, các nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ Hán - Việt nói chung ở Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn, và trên thực tế vẫn chưa

có một chuyên khảo nào mang tính hệ thống về lĩnh vực này ra đời Các nghiên cứu đối chiếu phần lớn chỉ giới hạn trong một phạm vi nhỏ và chủ yếu thuộc về các đề tài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ Nghiên cứu đối chiếu lượng từ tiếng Hán và loại

từ tiếng Việt lại càng hiếm; các công trình nghiên cứu liên quan gần đây chủ yếu được thực hiện tại các cơ sở đào tạo sau đại học ở Trung Quốc Các nghiên cứu ở Việt Nam cũng chỉ mới dừng lại ở một vài khoá luận của sinh viên và luận văn thạc

sĩ, tuy nhiên phạm vi, lĩnh vực nghiên cứu đối chiếu vẫn còn rất hạn chế Cụ thể

Trang 25

như luận văn thạc sĩ của Lê Linh Chi (Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2012) với đề tài “Nhóm loại từ chỉ bất động vật trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Hán hiện đại”; Tạ Phi (Đại học Đà Nẵng, 2014) với đề tài “So sánh từ chỉ loại trong tiếng Việt và tiếng Trung” Trong luận văn này tác giả mới chỉ dừng lại ở việc so sánh một số điểm tương đồng và khác biệt của từ chỉ loại tiếng Việt và tiếng Trung Quốc, tuy nhiên chưa làm rõ được khái niệm về từ chỉ loại trong tiếng Trung Quốc mà mặc định đó là nhóm lượng từ cũng như chưa đưa ra được danh sách các từ chỉ loại (gồm những từ nào) để so sánh đối chiếu với tiếng Việt Trường hợp khác là luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Ngọc Hà [71] (Đại học Sư Phạm Quảng Tây, Trung Quốc, 2007) với đề tài “Nghiên cứu so sánh đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa của lượng từ cá thể tiếng Việt – tiếng Hán” Tác giả này coi loại từ tiếng Việt là lượng từ để đưa ra so sánh đối chiếu với lượng từ tiếng Hán, và ranh giới giữa lượng từ cá thể và các nhóm khác như lượng từ tập hợp, lượng từ chứa đựng, v.v chưa được phân định rõ trong nghiên cứu này.

Luận án tiến sĩ của Trịnh Thị Vĩnh Hạnh [68] được hoàn thành năm 2013 tại Đại học Sư phạm Đông Bắc (Trung Quốc) với đề tài “汉语, 越南语量词对比研究” (Nghiên cứu đối chiếu lượng từ Hán-Việt) Đề tài này chủ yếu nghiên cứu “vật lượng từ” trong tiếng Hán mà không đề cập đến “động lượng từ” - một đặc trưng của lớp từ loại lượng từ tiếng Hán Hạn chế của luận án này là chưa chỉ ra nhóm lượng từ nào có tương đương với loại từ tiếng Việt mà chỉ đưa ra những kết quả nghiên cứu chung chung của một số lượng từ thuộc nhóm “vật lượng từ” trong số

388 lượng từ theo danh sách tổng lượng từ mà tác giả liệt kê ra

Luận án tiến sĩ của Vũ Thị Huệ [57] hoàn thành năm 2014 tại Đại học Tây Nam (Trung Quốc) với đề tài “现代汉, 越语名量词对比研究” (Nghiên cứu đối chiếu danh lượng từ trong tiếng Hán và tiếng Việt hiện đại) Luận án này tập trung nghiên cứu các tiểu loại chuyên dụng và lâm thời của danh lượng từ Tuy nhiên, tác giả luận án cũng chưa đưa ra danh sách cụ thể của từng tiểu loại được khảo sát Trong số 547 lượng từ mà tác giả liệt kê (tổng lượng từ tiếng Hán) luận án chưa xác định được số lượng cụ thể cần nghiên cứu cũng như chưa lí giải được lí do vì sao không khảo sát đối chiếu các tiểu loại khác trong danh lượng theo phân loại của tác giả (gồm có chuyên dụng, định lượng, chuẩn lượng, lâm thời và phức hợp)

Trang 26

Hai công trình này được viết bằng tiếng Hán và chỉ dừng lại ở các tiểu loại nhỏ của nhóm danh lượng từ, chưa có nghiên cứu nào tiến hành so sánh đối chiếu nhóm động lượng từ, nên mức độ phân tích sâu những tương đồng và khác biệt của lớp từ này trong hai ngôn ngữ đang bàn còn hạn chế

Có thể nhận thấy rằng, các công trình nghiên cứu so sánh đối chiếu trước đây

về nhóm từ loại lượng từ và loại từ của hai ngôn ngữ Hán và Việt, hầu hết có đặc điểm chung là các học giả mặc định lớp từ này hoặc là “loại từ” (nếu viết bằng tiếng Việt) hoặc là “lượng từ”/ 量词 (nếu viết bằng tiếng Hán) Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đều chưa đưa ra được sự giải thích rõ ràng thuật ngữ về lớp

từ loại này của hai ngôn ngữ, chưa nêu được những sự khác biệt nhất định trong quan niệm lượng từ và loại từ, vì vậy, thường dẫn đến kết quả nghiên cứu vẫn còn mang tính hàn lâm, chưa nêu rõ tính chất đặc thù của lớp từ này trong mỗi ngôn ngữ

Ngoài ra, còn có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về lỗi sử dụng lượng từ tiếng Hán của lưu học sinh Việt Nam Tuy nhiên, do luận văn được thực hiện tại Trung Quốc và số lượng lưu học sinh Việt Nam được khảo sát chưa thể đại diện hết cho những người Việt học tiếng Hán và phạm vi khảo sát cũng chỉ dừng lại một số lượng từ thường gặp, như luận văn của Hoàng Thị Chiêu Oanh (Đại học Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc, 2008) có tiêu đề “Phân tích lỗi sai của lưu học sinh Việt Nam trong kết cấu “số + lượng + danh” và luận văn “Phân tích lỗi lượng từ tiếng Hán của sinh viên Việt Nam” của Lê Hà Thu (Đại học Dân tộc Trung ương, Trung Quốc, 2012)

Điều đáng quan tâm là tất cả các công trình nghiên cứu kể trên đều cho rằng lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt là những lớp từ tương đương nhau trong hai ngôn ngữ để từ đó đưa ra làm đối tượng so sánh đối chiếu Hiện chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được lớp từ nào trong tiếng Hán thực sự tương đương với loại từ tiếng Việt để có thể tiến hành so sánh đối chiếu hợp lí Bởi lẽ, trong tiếng Việt những từ

như kilôgam (cân), mét, tá, đống, đụn, bầy, đàn, ngày, tháng, năm, không thể gọi

là loại từ theo phân loại từ loại tiếng Việt; trong khi đó, ở tiếng Hán, những từ tương đương đang bàn đều là lượng từ Rõ ràng như vậy, nếu chỉ đơn thuần so sánh đối chiếu lượng từ tiếng Hán với loại từ tiếng Việt, thì về mặt hình thức từ loại hai

Trang 27

đối tượng đã không tương đương nhau thì việc so sánh đối chiếu đó có thể còn nhiều bất cập, khiên cưỡng, và thiếu tính khách quan và hệ thống

Nhận xét:

Chỉ tính trong vòng 5 thập niên gần đây, trải qua nhiều tên gọi khác nhau, đến nửa sau của thế kỉ XX, “lượng từ” (量词) tiếng Hán mới được xác định tên gọi chính thức và được phổ biến rộng rãi trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán nói chung và từ loại nói riêng Mặc dù chưa có sự nhất quán về tên gọi của lớp từ này trong giới Hán ngữ học ở Trung Quốc và nước ngoài, nhưng thành tựu quan trọng nhất mà các nhà nghiên cứu tiếng Hán đạt được là đã tách riêng “lượng từ” thành một đơn vị độc lập trong hệ thống từ loại tiếng Hán

Khác với tình hình ở Hán ngữ học, đến nay giới Việt ngữ học vẫn chưa thống nhất trong việc gọi tên và xác định tư cách từ loại của “loại từ”, lớp từ được coi là đối tượng tương đương với “lượng từ” ở tiếng Hán Tuy nhiên, việc lựa chọn các “lượng từ” tiếng Hán để đối chiếu với “loại từ” tương đương tiếng Việt chỉ có sự chính xác tương đối do quan điểm phân định từ loại trong mỗi ngôn ngữ, do mục đích nghiên cứu của đề tài đặt ra và thực tế hoạt động của đối tượng nghiên cứu được lựa chọn Trong việc đối chiếu các ngôn ngữ, hiếm khi có sự trùng khớp “một đối một”

So sánh quan niệm về lượng từ tiếng Hán và từ loại tương đương tiếng Việt

có thể thấy như sau:

Danh lượng từ tập hợp / bộ phận Danh từ đơn vị qui ước (ước chừng)

Danh lượng từ đo đếm (chuẩn) Danh từ đơn vị chính xác (hệ thống cấp bậc)

1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.2.1 Khái quát về loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới

1.2.1.1 Khái niệm loại từ trong ngôn ngữ học

Việc nghiên cứu về loại từ (classifier) trên thế giới được tiến hành có phần muộn hơn so với các đơn vị từ loại khác trong ngôn ngữ Đến nay, “loại từ” trong các ngôn ngữ tự nhiên đã được nhiều học giả ở nhiều lĩnh vực quan tâm và bản chất

Trang 28

từ loại của lớp từ này ngày càng trở nên rõ ràng hơn, từ đó các phổ quát của loại từ trên thế giới cũng đã được phát hiện [19] Gil [100] căn cứ vào khả năng [±sử dụng] loại từ trong hành chức để phân chia 400 ngôn ngữ trên thế giới thành ba kiểu (type) Kiểu thứ nhất hoàn toàn không sử dụng loại từ gồm có 260 ngôn ngữ; kiểu thứ hai có hoặc không sử dụng loại từ gồm 62 ngôn ngữ; kiểu thứ ba bắt buộc sử dụng loại từ gồm 78 ngôn ngữ (Nguồn: WALS, 2013 [100])

Greenberg [105] mô tả những ngôn ngữ có loại từ với các kết cấu loại từ số

và đặc điểm [±cùng xuất hiện] của loại từ trong bối cảnh tính đếm Theo ông, loại hình học của loại từ (classifier typology) gồm có 4 biểu thức và mỗi kết cấu có chứa

3 thành tố: lượng từ (Q-uantifier), loại từ (CL-assifier), và danh từ (N-oun) Trật tự của các thành tố trong mỗi biểu thức có thể thay đổi tùy theo đặc trưng ngữ pháp của các ngôn ngữ khác nhau (x Bảng 1.6)

Bảng 1.6 Biểu thức có chứa loại từ

[Q-CL-N] tiếng Hán, tiếng Việt, Hmông, Uzbek, Hung, Amerindian

[N-Q-CL] tiếng Thái, Khmer, Miến Điện, Nhật

[CL-Q-N] tiếng Ibibio (Niger-Congo), tiếng Kiriwina (ngôn ngữ Đại Dương) [N-CL-Q] tiếng Jingpho (Miến-Tạng), Bodo (Hán-Tạng)

Theo Allan [82], loại từ được xác định dựa trên hai tiêu chí: (i) Chúng xuất hiện như các hình vị trên cấu trúc bề mặt trong các điều kiện được xác định rõ ràng (có thể nhìn thấy được); (ii) Chúng có nghĩa, tức là chúng biểu thị một số đặc điểm nổi trội nhận thức được hoặc được gán cho một thực thể mà danh từ liên quan chỉ ra (hoặc có thể chỉ ra) Tiêu chí thứ nhất xem xét về chức năng cú pháp của loại từ, còn tiêu chí thứ hai chú trọng đến chức năng ngữ nghĩa của loại từ Allan khẳng định: “loại từ có nghĩa”, bởi vì “nếu loại từ không có nghĩa thì việc sử dụng các loại

từ khác nhau với cùng một danh từ sẽ không có ảnh hưởng gì đến ngữ nghĩa cả, nhưng thực tế là có, trong văn cảnh thông thường cũng như trong các cách sử dụng ngôn ngữ thì các loại từ khác nhau được dùng với cùng một danh từ đều nhằm tập trung vào những đặc điểm khác nhau của đối tượng sở chỉ” [82,tr.285]

Tuy nhiên, Goral [104] nhận xét: “ loại từ thường không thể được xác định

Trang 29

một cách rõ ràng Ngược lại, như nhiều dẫn chứng cho thấy, phạm trù ngữ pháp vẫn tồn tại, nhưng các loại hình từ vựng khác nhau được đưa vào hay bỏ ra trong cùng một hệ thống loại từ của một ngôn ngữ ” Điều này hoàn toàn đúng ở mức độ nhất định trong các nghiên cứu [105], [123] mặc dù các tác giả này mới chỉ đưa ra khái niệm về loại từ một cách phổ quát Aikhenvald [81] khẳng định rằng: “Loại từ được xác định như những hình vị xuất hiện trên cấu trúc bề mặt dưới những điều kiện đặc thù, thể hiện một số đặc điểm nổi trội của thực thể được nhận thức hoặc được chỉ ra cùng với danh từ mà nó (loại từ) đi kèm, và những hình vị này được hạn định bởi những kiểu kết cấu riêng – kết cấu loại từ” Theo Aikhenvald, các phương tiện (devices) phạm trù hóa danh từ là các tham tố tạo nghĩa phổ quát [81, tr.13]

Theo Aikhenvald [81], hầu hết các ngôn ngữ đều có các phương tiện ngữ pháp để phạm trù hóa danh từ; các phương tiện này có trong từ vựng của các ngôn ngữ Đông Nam Á và Ấn-Âu Các công cụ này đều có chức năng và dựa trên cơ sở ngữ nghĩa giống nhau và liên quan đến nhau, cho thấy quan niệm thống nhất của con người về thế giới thông qua ngôn ngữ bằng các tham tố nghĩa phổ quát như về người, động vật, giới tính, hình dạng, tính nhất quán, chức năng Aikhenvald đã đi đến xác quyết: “Tất cả ngôn ngữ loài người đều có các phương thức phạm trù hóa danh từ và sở chỉ của chúng về các thuộc tính ngữ pháp và ngữ nghĩa” [81, tr.13]

Adams [79] cho rằng, loại từ có thể là hình vị độc lập, có thể là tiền tố, trung

tố hay hậu tố, có khả năng phân loại danh từ Mỗi lớp danh từ được xuất hiện với một vài loại từ nhất định, do vậy việc loại từ kết hợp với danh từ nào là do nội dung ngữ nghĩa của loại từ quy định Theo Adams, trong các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam

Á có một số tương đồng về kiểu loại loại từ, chẳng hạn kiểu loại chỉ động vật và bất động vật Trong nhóm chỉ bất động vật việc phân loại vật thể được xác định bởi hình dáng là điều quan trọng vì ở đây có chú ý đến tham tố về chiều kích của đối tượng

Cụ thể, đối tượng (vật thể) được chia ra và phân loại (bằng loại từ) phụ thuộc vào khả năng chúng được tiếp nhận, nghĩa là chúng có thể được xác định do loại từ biểu thị: chỉ vật hữu sinh, chỉ vật vô sinh (dạng tròn, dạng dài và rắn, dạng dài và mỏng hoặc mềm, dạng phẳng và các phạm vi mở rộng khác như: hoa quả, rau củ, hạt )

Mô tả công cụ phạm trù hóa danh từ (x Hình 1.1) trong các ngôn ngữ:

Trang 30

CÔNG CỤ PHẠM TRÙ HÓA DANH TỪ

-Độc lập, không tương hợp

từ vị, phụ tố của số từ hoặc danh từ đầu tố -Lựa chọn về từ vựng -Trong DN số, biểu thị lượng hóa Chức

năng

Tạo từ (hoặc) không tạo từ

Tính đếm / Liệt kê

-Loại từ đo đạc -Lượng từ -Đạc ngữ

-Loại từ phân loại -Loại từ -Loại từ định danh Nguồn: Wolfgang Behr, So Y-talk Leiden, 2002 [148]

Hình 1.1 Loại từ - công cụ phạm trù hóa danh từ

Các nhà ngôn ngữ học [84], [85], [90], [91], [93] cho rằng, khó có thể đưa ra một khái niệm chính xác về loại từ Tai & Wang [140] dựa trên đặc điểm chức năng và tri nhận, cho rằng: loại từ phạm trù hóa các lớp danh từ, lượng từ đo lường và lượng hóa thực thể Trong thực tế hoạt động ngôn ngữ, loại từ được sử dụng ở những bối cảnh khác nhau và xuất hiện đồng thời cùng với nhiều từ loại khác như lượng từ, chỉ định từ, tính từ, hoặc danh từ không có bổ tố [93]

1.2.1.2 Phân loại loại từ trong ngôn ngữ học

Chấp nhận khái niệm “loại từ” như một “công cụ phân loại danh từ theo phạm trù” [81], các nhà ngôn ngữ học hiện đại đã tiến hành nghiên cứu loại từ theo các xu hướng khác nhau và phân chia loại từ theo các phạm trù khác nhau Allan [82] phân chia loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới thành 4 kiểu (type) căn cứ vào sự xuất hiện của các nhóm loại từ trong ngôn ngữ, gồm có:

(i) Các ngôn ngữ có loại từ số (numeral classifier languages): kiểu loại từ bắt buộc phải xuất hiện trong hầu hết cấu trúc danh ngữ có chứa số từ Kiểu này được

Trang 31

thể hiện điển hình trong tiếng Thái, tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Miến Điện

(ii) Các ngôn ngữ có loại từ tương hợp (concordial classifier languages): kiểu phụ tố gắn vào danh từ để thể hiện ý nghĩa phân loại của loại từ, phụ tố ở đây thường là tiền tố Các ngôn ngữ thuộc kiểu này là tiếng Bantu và Semi-Bantu (Châu Phi) và các ngôn ngữ ở châu Úc (Australia)

(iii) Các ngôn ngữ có loại từ vị ngữ (predicate classifier languages): kiểu loại

từ kết hợp với động từ chỉ sự vận động Thuộc kiểu này có các ngôn ngữ Navajo (thổ dân Bắc Mỹ) và các ngôn ngữ Athapaskan

(iv) Các ngôn ngữ có loại từ nội vị (intra-locative classifier languages): đây là kiểu loại từ (bắt buộc) kết hợp với danh từ trong các cấu trúc diễn đạt vị trí Kiểu loại từ này chỉ có mặt trong 3 ngôn ngữ: tiếng Toba, tiếng Nam Mỹ và Eskimo [82,tr.287]

Aikhenvald [81] cho rằng, “loại từ” như một cái ô dán nhãn cho phạm vi mở rộng của các phương pháp phân loại danh từ thành các phạm trù Các kiểu loại từ khác nhau có thể được phân biệt bởi các trạng thái ngữ pháp, mức độ của ngữ pháp hoá, điều kiện sử dụng, ngữ nghĩa, các kiểu nguồn gốc, phương thức diễn đạt, và các xu hướng xuất hiện và mất đi của loại từ Theo Aikhenvald [81], để xây dựng các tiêu chí xác định loại từ, chúng ta phải bắt đầu từ việc khảo sát, phân tích các đặc điểm chức năng và hình thức của hệ thống Trên cơ sở khảo sát những đặc điểm này của ngôn ngữ có loại từ, các nhà nghiên cứu hướng đến một loại hình học (typology) mang những đặc điểm phân loại như loại từ số, loại từ danh từ, loại từ sở thuộc, loại từ động từ, v.v với các kiểu loại từ sau đây:

(i) “Loại từ danh từ” có khả năng đặc tả danh từ, cùng xuất hiện với danh từ trong danh ngữ

(ii) “Loại từ sở thuộc” có khả năng đặc tả danh từ sở thuộc trong kết cấu sở thuộc (iii) “Loại từ quan hệ” có khả năng đặc tả cách thức mà sở chỉ của một danh từ sở thuộc liên quan đến chủ sở trong kết cấu

(iv) “Loại từ động từ” xuất hiện cùng với động từ nhưng chỉ đặc tả cho danh từ, điển hình trong chức năng chủ ngữ nội động (S) hoặc bổ ngữ trực tiếp (O) về hình dáng, độ bền, cấu trúc, vị trí và vật tính

(v) “Loại từ định vị” xuất hiện trong các vị trí định vị

(vi) “Loại từ chỉ định” thường kết hợp với các chỉ định từ và quán từ

Trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, phổ biến nhất là 4 kiểu loại từ đầu

Trang 32

tiên, 2 loại cuối ít phổ biến hơn Chúng có chung cốt lõi ngữ nghĩa, chỉ khác biệt trong điều kiện hình vị-cú pháp và cách sử dụng các đặc điểm ngữ nghĩa được lựa chọn Theo khung tham tố nghĩa loại từ của Aikhenvald, loại từ tiếng Hán và tiếng Việt có thể phù hợp các kiểu như sau:

(i) “Loại từ danh từ”: Trong ngôn ngữ có loại từ liên quan trực tiếp đến danh từ,

có khả năng cùng xuất hiện trong danh ngữ khi không có mặt của số từ

(ii) “Loại từ số”: Trong tiếng Hán và tiếng Việt loại từ xuất hiện trong danh ngữ

1.2.1.3 Chức năng của loại từ trong ngôn ngữ

Loại từ có các chức năng khác nhau tùy thuộc điều kiện và bối cảnh sử dụng Adams [79] chỉ ra rằng, loại từ có thể có chức năng làm thành tố định danh, một tác

tử danh hóa cho các từ loại khác, là dấu hiệu xác định, yếu tố liên kết, dấu hiệu sở hữu, nhân xưng Mặc dù loại từ có nhiều vai thể hiện về hình thức và chức năng như vậy, trong tầng sâu ngữ nghĩa, nó vẫn giữ chức năng chủ yếu là phân lớp danh từ Theo Dixon và Aikhenvald [94], loại từ chỉ ra ý nghĩa để “phạm trù hóa thực thể theo các tham tố tương ứng của thế giới khách quan” Như vậy, thuật ngữ “loại từ” bao hàm tất cả các công cụ phạm trù hóa danh từ dưới mọi hình thức và chức năng

Gebhardt [102, tr.127] cho rằng: “Loại từ là một hình vị chức năng (functional morpheme) cần thiết cho một danh từ khi được lượng hóa bởi số từ” Loại từ đảm bảo cho danh từ có thể đếm được, đánh dấu về số (number marking) không chỉ đảm bảo cho việc biện giải tính chất đếm được của danh từ mà còn xác định danh từ đó mang ý nghĩa số đơn hay số phức Theo Gebhardt [102, tr.415], việc phân tích loại từ phải được đặt trong kết cấu danh ngữ; kết cấu danh ngữ dựa vào dự báo chức năng của các khái niệm ngữ nghĩa như ý nghĩa khối và ý nghĩa đếm được

Về phương diện lí luận, Gil [100] cho rằng, loại từ được các nhà ngôn ngữ học

Trang 33

và các học giả thuộc các lĩnh vực khác (tâm lý học, nhân chủng học ) quan tâm bởi nhiều lý do Trước hết, đó là chức năng phân loại của loại từ và sự phản ánh quan niệm của người sử dụng loại từ trong việc giải thích thế giới khách quan Cụ thể, trong một

số ngôn ngữ, mỗi danh từ chỉ được tổ hợp với một loại từ; ở một số ngôn ngữ khác việc lựa chọn loại từ có độ linh hoạt cao hơn cho phép thể hiện những nét nghĩa tinh tế khác

nhau của danh từ Ví dụ: trong tiếng Hán danh từ hua có thể tổ hợp với zhi và duo, 三

支花 (ba nhánh/ cành hoa), loại từ zhi biểu thị vật thể có độ dài, gợi lên hình ảnh của những bông hoa trên các cành (nhánh hoa); 三朵花 (ba đóa hoa) loại từ duo biểu thị

vật thể có hình tròn, tập trung nở rộ bung ra từ thân cây (đóa hoa)

1.2.2 Khái quát về lượng từ trong Hán ngữ học và loại từ trong Việt ngữ học

1.2.2.1 Khái quát về lượng từ trong Hán ngữ học

A) Khái niệm lượng từ trong Hán ngữ học

Trong Hán ngữ học, khái niệm lượng từ (量词) thường được xem xét từ góc

độ ý nghĩa ngữ pháp để chỉ một lớp từ nằm ở vị trí giữa số từ và danh từ làm thành phần trong một kết cấu đoản ngữ chỉ lượng Khởi đầu là Mã Kiến Trung [73,tr.171], tác giả coi lớp từ này như một “đơn vị biệt xưng dùng để tính đếm” (别称以计数者) Vương Lực [59] quan niệm lượng từ như một tiểu loại của danh từ có chức năng tính đơn vị cho danh từ (danh từ đơn vị) Lã Thúc Tương [50] tuy vẫn xem lượng từ thuộc phạm trù danh từ, nhưng ông là người đầu tiên gọi tên lớp từ loại này là lượng từ Đinh Thanh Thụ [46] bàn về ngữ pháp tiếng Hán hiện đại cho rằng, lượng từ là một từ loại độc lập có thể phân tích và nghiên cứu Cao Danh Khải [76] gọi lượng từ là số vị từ và xem số vị từ là một đặc trưng của hệ ngôn ngữ Hán - Tạng Triệu Nguyên Nhiệm [89] quan niệm lượng từ là “đạc ngữ” (measures) và cho rằng: “lượng từ là hình vị hạn định dùng để cấu tạo ngữ đoạn đo lường - hạn định”, trong đó thành phần hạn định gồm có chỉ từ, số từ và lượng từ Li và Thompson [124] quan niệm: “mọi lượng từ đều có thể là loại từ”

Tuy nhiên, quan niệm về lượng từ trong tiếng Hán của các học giả nói trên còn mang tính khái quát về hình thức Theo quan niệm của Hà Kiệt [48,tr.6]:

“Lượng từ là những từ biểu thị đơn vị số lượng của sự vật hoặc động tác và chia thành hai nhóm: vật lượng từ (tính đếm cho thực thể, sự vật) và động lượng từ (tính

Trang 34

đếm cho hành vi động tác)” Có thể coi đây là một định nghĩa minh xác về lượng từ trong tiếng Hán hiện đại Như vậy, lượng từ là từ chỉ lượng đơn vị người, sự vật hay động tác Lượng từ đi kèm với danh từ hoặc số từ để chỉ các vật thể có thể đo lường, đếm được hoặc tính toán được Lượng từ còn được dùng để phân loại sự vật do danh từ biểu thị dựa vào đặc điểm hình dáng và chức năng

B) Phân loại lượng từ trong Hán ngữ học

Có thể nhận thấy rằng, thuật ngữ “lượng từ” được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình nghiên cứu tiếng Hán hiện đại ở Trung Quốc đại lục Trải qua một quá trình tranh luận, các nhà ngữ pháp Trung Quốc sớm đưa lượng từ ra khỏi phạm trù danh từ, lượng từ được định danh, trở thành một đơn vị từ loại độc lập quan trọng trong tiếng Hán Tuy nhiên, qua từng giai đoạn lịch sử nghiên cứu khác nhau, các nhà Hán ngữ học đã có những quan điểm và tiêu chí phân loại lượng từ khác nhau

Chu Đức Hy [55] phân chia lượng từ thành 7 tiểu loại: lượng từ cá thể (本quyển, 张 tờ, 头 con), lượng từ tập hợp (双 đôi, 套 bộ, 群 nhóm), lượng từ đo lường (尺 thước, 寸 mét, 斤 cân), lượng từ bất định (一些 một ít, 点 chút, 这么 bằng này), lượng từ lâm thời (碗米饭 bát cơm, 口袋 钱 túi tiền, 书架书 giá sách), lượng từ chuẩn (年 năm, 月 tháng, 县 quận/huyện), động lượng từ (下 lần, 趟 lượt, 回chuyến) Cùng quan điểm với Chu Đức Hy, Lưu Nguyệt Hoa [49] phân chia lượng

từ thành 7 tiểu loại (lượng từ cá thể, lượng từ tập hợp, lượng từ đo lường, lượng từ bất định, lượng từ chuẩn, lượng từ phức hợp như 人次 lượt người, 平方米 mét vuông, lượng từ vay mượn như 身 người, 车 xe, 杯子 cốc)

Lê Cẩm Hy [78] phân loại lượng từ thành ba nhóm: (i) 临时量词 (lượng từ lâm thời), ví dụ 屋子 (nhà), 桌子 (bàn); (ii) 度量衡 (lượng từ đo lường), ví dụ 斤 (cân), 分 (phút); (iii) 量词 (lượng từ) như 只 (con), 朵 (đóa), 棵 (cây), 匹 (con) Nhóm thứ ba (iii) được cho là nhóm “lượng từ” thực sự (chính danh) Lê Cẩm Hy nhận xét: “Mặc dù đây là nhóm lượng từ quy ước, nhưng không thể không có quy luật Trong hầu hết các trường hợp,

lượng từ được xác định dựa trên ý nghĩa về hình dáng, tính chất và chức năng của thực thể”

Triệu Nguyên Nhiệm [89] phân chia lượng từ thành 4 nhóm và 9 tiểu loại: (i) Danh lượng từ gồm Lượng từ cá thể (loại từ): 个 (cái, chiếc), 本 (cuốn), 头 (đầu); Lượng từ tập hợp: 群 (nhóm), 列 (loạt), 捆 (bó); Lượng từ bộ phận: 片 (mẩu), 节

Trang 35

(đoạn), 滴 (giọt); Lượng từ đơn vị chứa đựng: 合 (hộp), 壶 (ấm), 碗 (bát), 勺 (thìa); Lượng từ lâm thời: 身 (thân), 脸 (mặt), 地 (tầng); Lượng từ đo lường: 米 (mét), 升 (lít), 斤 (cân); (ii) Động lượng từ gồm Lượng từ hành vi, động tác; Lượng từ bộ phận

(cơ thể); Lượng từ công cụ; (iii) Lượng từ chỉ các đơn vị khác: 国, 边, 站, 区; (iv)

Lượng từ có kết cấu V-O, ví dụ: 說句话, 演场戏

Hoàng Bá Vinh và Liêu Tự Đông [77] phân chia lượng từ thành hai loại lớn: (i) vật lượng từ và (ii) động lượng từ Vật lượng từ biểu thị đơn vị của người và vật, kết hợp với số từ tạo thành đoản ngữ số lượng thường làm thành phần định ngữ ở trong câu Động lượng từ biểu thị đơn vị của hành vi động tác, kết hợp với số từ tạo thành đoản ngữ số lượng thường làm thành phần bổ ngữ trong câu

Hà Kiệt [48] căn cứ vào hình thức phân loại của các nhà Hán ngữ học trước

đó, đề xuất phân chia lượng từ tiếng Hán hiện đại thành bốn nhóm: (i) danh lượng từ, (ii) động lượng từ, (iii) lượng từ kiêm chức, (iv) lượng từ phức hợp (x Bảng 1.7), trong đó, (i) và (ii) là hai nhóm lượng từ chủ yếu

Bảng 1.7 Phân chia lượng từ tiếng Hán

1 Danh lượng từ

名量词

Lượng từ cá thể: 个/ 位/ 各/ 只/ 匹/ 顶/ 座/ 间/ 所

Lượng từ tập hợp: 双/ 对/ 排/ 打/群/帮 Lượng từ bộ phận: 段/ 节/ 页/ 剂/ 角/ 片 Lượng từ chuyên dụng: 刀/匹/ 书/

Lượng từ vay mượn: 碗 (bát)/ 杯/ 碗/盆/壶

Lượng từ lâm thời: 脸 (mặt)/ 头/口/

Lượng từ đo lường: 米/ 公米/ 公里/ 公斤/ 公升

2 Động lượng từ 动量词: 次/ 下/ 回/ 顿/ 阵/ 场/ 趟/ 遍/ 番等

3 Lượng từ kiêm chức 兼职量词: 把 con dao (把刀) / kéo một cái (拉一把)

4 Lượng từ phức hợp 复合量词: 人次 (lượt người)/ 架次/ 场次

Theo Quách Nhược [70, tr 204], Chu Đức Hy [56, tr.50] việc phân loại lượng từ tiếng Hán cần thiết “ưu tiên tiêu chí chức năng” Theo đó, lượng từ tiếng

Trang 36

Hán được phân chia thành hai nhóm lớn: (i) danh lượng từ và (ii) động lượng từ Tuy nhiên, có những lượng từ vừa có thể được xếp ở nhóm danh lượng, vừa ở nhóm động lượng cùng tu sức cho danh từ Không thể gọi những lượng từ này là kiêm chức (như một số nhà Hán ngữ học phân loại), mà nên căn cứ vào chức năng của chúng trong hoạt động ngôn ngữ để gọi tên

Các nhà Hán ngữ học ở Trung Quốc đại lục và Đài Loan (x các tác giả [46], [50], [54], [56], [64], [65]…) hoặc hiển ngôn hoặc hàm ẩn cho rằng trong nhóm “danh lượng từ” tiếng Hán có một tiểu loại đặc thù, đó là “lượng từ cá thể” hay “loại từ” Lượng từ cá thể là tiểu loại tiêu biểu nhất trong hệ thống lượng từ tiếng Hán với các nét riêng về ngữ nghĩa, ngữ pháp, giá trị tu từ, cụ thể sẽ được khảo sát trong Chương 2 của luận án này

1.2.2.2 Khái quát về loại từ trong Việt ngữ học

A) Khái niệm về loại từ trong Việt ngữ học

Bàn về loại từ trong Việt ngữ học, Trương Vĩnh Ký [152] có thể được coi là

người đầu tiên đưa ra khái niệm “danh từ số” (noms numériques) với 210 danh từ đếm được của tiếng Việt và định nghĩa đó là những “từ dùng để chỉ và kê đơn vị” (mots qui servent à indiquer et à énumérer l’unité)

Tiếp theo là Emeneau [97], người cho rằng, từ đứng trước danh từ biệt loại

được gọi là loại từ (classifier); danh từ không biệt loại không cần loại từ đi cùng

(x.Hình 1.2)

Num-erator

(từ chỉ lượng)

CL-assifier (loại từ)

CL-assified oun (danh từ biệt loại)

N-Att-ribute(s) (định ngữ)

Dem-onstrative Num-erator (từ chỉ trỏ) Nonclassified noun

(danh từ không biệt loại)

Hình 1.2 Loại từ trong kết cấu đoản ngữ

Emeneau [97, tr.85] lập luận rằng, loại từ là “một số hoặc một lượng đơn vị của cái mà danh từ đi sau nó biểu thị”, ý nghĩa này rất hiển nhiên đối với những loại

từ như cái, cân, miếng, bát, gói, bó, đôi, gánh chỉ những vật vô sinh, người, đứa, con,

cái chỉ những vật hữu sinh Khái niệm loại từ của Emeneau đưa ra là rất rộng, được

Trang 37

tách hẳn khỏi phạm vi danh từ, trở thành một lớp từ loại độc lập và có các biểu thức kết cấu khác nhau [97, tr.84]: [Num + CL + CLN] (hai cái cổng), [CL + CLN + DemNum] (cái cổng ấy), [Num + CL + CLN + DemNum] (hai cái cổng ấy), [Num + CL + CN + Att + DemNum] (hai cái cổng gỗ lớn ấy) Dựa vào đặc điểm ngữ nghĩa của “danh từ theo sau loại từ”, Emeneau chia loại từ tiếng Việt thành ba nhóm chính: nhóm LT chỉ người, nhóm LT chỉ loài vật, nhóm LT chỉ sự vật, hiện tượng

Bùi Đức Tịnh [42] định nghĩa “loại từ là tiếng đặt trước một danh từ khái quát hay một tĩnh từ hoặc động từ dùng làm danh từ Nó làm cho các tiếng ấy có đầy đủ ý nghĩa của một danh từ” Theo ông, loại từ có gốc là những danh từ tổng hợp và những danh từ chỉ về thứ loại, thứ bậc, hình thể, số lượng Về ý nghĩa, loại

từ kết hợp với danh từ khái quát để có thể mệnh danh một hoặc nhiều người hay vật một cách rõ ràng, loại từ không những chỉ rõ về các loài hay thứ bậc, mà còn có ý nghĩa về hình thể nói chung

Phan Khôi [23] khảo sát vị trí của con, cây, cục, cái, đã kết luận rằng, bốn chữ này trong tiếng Việt là để “đặt trên những danh tự chỉ vật theo từng loại” Cụ thể, con: đặt trên danh tự chỉ động vật, là vật có hoạt động, không loại trừ con người; cây: đặt trên danh tự chỉ thực vật, là vật không hoạt động; cục: đặt trên danh tự chỉ khoáng vật, là vật không hoạt động; cái: đặt trên danh tự chỉ vật nào do người ta làm nên, không phải vật tự

nhiên như ba loại trên, mà cũng là vật không hoạt động Phan Khôi giải thích thêm: có

những trường hợp như cái thuyền, cái tàu, cái dao, cái quay, cái roi… cũng được gọi là con thuyền, con tàu, con dao… vì thuyền thì chạy, dao thì cắt đều có vẻ động; cùng là chỗ chứa nước mà hồ, ao, đầm gọi là cái, còn sông và suối thì gọi là con, vì nơi đây nước thường chảy, có vẻ động Tương tự, mặt, mũi, tay, chân… gọi là cái, chỉ có mắt, tim mới gọi là con vì mắt mấp máy, tim thì đập Còn những trường hợp

mà có hình dạng giống cây thì cũng gọi là cây như cây bút, cây phướn, cây nêu…; như vậy, những từ con, cây, cục, cái là loại từ

Diệp Quang Ban [3] thống nhất quan điểm với Nguyễn Phú Phong [37] cho rằng, “loại từ là tiếng đứng trước danh từ để chỉ định danh từ ấy thuộc về loại nào” Tuy nhiên, việc bổ sung yếu tố định lượng “như một nội dung của khái niệm loại

Trang 38

từ” là điều không thể phủ nhận Theo đó, loại từ trong tiếng Việt gồm có: đơn vị thể hiện/ cá thể, đơn vị đo lường, đơn vị không gian/ thời gian, loại từ danh/ động Về

tư cách danh từ của loại từ, Diệp Quang Ban [3, tr.467] cho rằng: “Loại từ cũng có một số đặc trưng của danh từ, song thực chất của nó khác với thực chất của danh từ,

và hai thực chất khác nhau không thể nhập làm một” Hiện nay, một số tác giả đồng tình với ông, không công nhận loại từ là danh từ, vẫn muốn cho loại từ, chẳng hạn

như “cái” cương vị phần phụ trước của trung tâm danh ngữ, nhưng chưa có tác giả

nào đưa ra một luận cứ vững chắc

Nguyễn Tài Cẩn [5] cho rằng, loại từ đó là các từ thuộc tiểu loại danh từ chỉ

đơn vị tự nhiên, có chức năng phân định sự vật thành từng loại dựa vào một đặc điểm nổi trội nào đó của sự vật Ông phân tích: “Dùng danh từ với ý nghĩa cá thể (nghĩa là dùng có loại từ) thì sự vật hiện lên trước mắt với tư cách là những đơn vị

tự nhiên, tách biệt nhau một cách rõ rệt” [5, tr.210] Như vậy, chức năng trước tiên của loại từ là “cá thể hóa”, “chỉ đơn vị tự nhiên” và “phân lập” thực thể, đây là chức năng chủ yếu của loại từ Ngoài chức năng chủ yếu, loại từ còn có “chức năng phụ thêm là góp phần mô tả, phân định sự vật thành từng loại, căn cứ theo một đặc trưng nào đó của sự vật” [4, tr.221]

Cao Xuân Hạo [15], [16] cho rằng, trong ngữ pháp của nhiều ngôn ngữ, trong

đó có tiếng Việt, thuật ngữ loại từ thuờng đi đôi với một định kiến cho rằng đó “tất

nhiên” là một từ rỗng nghĩa, hư ảo, có một vai trò ngữ pháp hoàn toàn vô ích hay rất phụ đối với danh từ chính danh mà nó đi kèm Chẳng hạn trong những kết cấu loại từ

như cái ghế, con mèo, người thợ, sợi dây, người ta thấy ghế, mèo, thợ, dây “quan

trọng” và rõ nghĩa hơn vì nó chứa đựng nhiều thông tin hơn, và vai trò mà người ta

thường gán cho “loại từ”, cụ thể là chỉ rõ cho người nghe biết ghế, mèo, thợ, dây thuộc

“loại” gì Cao Xuân Hạo và những người ủng hộ ông [22] đã đồng tình với quan niệm coi loại từ là một bộ phận của danh từ đơn vị

Theo ý kiến có phần cực đoan của Cao Xuân Hạo, trong tiếng Việt chỉ có 4

từ (cái, con, cây, người) là có vẻ hợp với nhãn “loại từ” Lý do ông đưa ra là, có đến

90% danh từ trong tiếng Việt là danh từ khối (không đếm được [-đếm được]) như

Trang 39

bò, gà, giày, ghế… Những danh từ này không phải tên của thực thể (thực thể thì

phải đếm được) Chúng là tên gọi của những thuộc tính (properties), của chủng loại, chất liệu, chất lượng Chúng không có phạm trù số (đơn/phức) vì tính [-đếm được] Danh từ khối không có số, chúng biểu thị không phải vật (thing), mà là thuộc tính của thực thể (entity) để tạo ra “từ” Những danh từ này muốn được lượng hóa, phụ gia hay trang trí, chúng cần phải có “loại từ” – một tác tử đơn vị hóa toàn bộ danh ngữ Danh từ khối thể hiện một thuộc tính, chủng loại sự vật, không phải là bản thân

sự vật, bản thân sự vật được thể hiện bằng “loại từ” [18, tr.439]

B) Phân loại loại từ trong Việt ngữ học

Các tác giả (Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê [6], Lê Văn Lý [29]…) dựa vào chức năng, chia loại từ thành “loại từ phổ thông”, “loại từ chuyên biệt” và

“loại từ đồng hóa”

Bùi Đức Tịnh [42] phân chia loại từ thành: (i) loại từ chung: con, cái (con

dao, cái nhà); (ii) loại từ riêng: người, chim, cá, cây, hoa, quả; (iii) loại từ chỉ thứ

bậc trong loài người: đức, quan, cố, cụ, ông, bà, thầy, cô, bác, anh, chị, chú, cậu,

thằng, con…; (iv) loại từ chỉ hình thể: con, quả, tờ, sợi… Theo ông, “tất cả các loại

từ đều do danh từ biến thành”; vì vậy, loại từ có thể được phân loại theo danh từ có thể dùng làm loại từ

Nguyễn Tài Cẩn [4], [5] xếp loại từ (LT) vào tiểu loại của danh từ đơn vị (DĐV) Loại từ được phân chia thành 3 nhóm: (i) nhóm LT chỉ người, ví dụ như

đứa, thằng… (ii) nhóm LT chỉ sự vật, hiện tượng, đồ đạc như cái, chiếc… (iii)

nhóm LT chỉ động vật, thực vật như con, cây, quả…

Cao Xuân Hạo [15] nêu ra những quy tắc sử dụng loại từ và lưu ý mấy điều quan yếu sau đây:

- Chức năng của “loại từ” trong tiếng Việt (và rất nhiều ngôn ngữ quen biết khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga), là một danh từ đơn vị (unit noun – J Lyons) thuộc loại “đếm được” (countable) và thường có một danh từ khối (mass noun)

theo sau, được đánh dấu như một định ngữ (determiner), bằng một giới từ (of, de) hay bằng sinh cách (genitive case): flashes of lightning, têtes de bétail, капли воды

Trang 40

- Chức năng của “loại từ” là danh hoá toàn thể danh ngữ, nghĩa là làm cho toàn thể “kết cấu loại từ” (classifier construction) có được tư cách danh ngữ, ngay

cả khi nó chứa đựng những yếu tố không có tư cách danh từ (chẳng hạn như cái

đẹp, cái hay, cái dở) Một chức năng ngữ pháp như vậy chỉ có thể là chức năng của

trung tâm danh ngữ (the head of the NP)

Tác giả Hoàng Tất Thắng [38] phân chia loại từ thành 6 tiểu loại: loại từ chỉ người, loại từ chỉ loài vật, loại từ chỉ thực vật, loại từ chỉ đồ vật, loại từ chỉ hành vi

và tính chất, loại từ có khả năng kết hợp với nhiều loại danh từ khác Tác giả Lý Toàn Thắng [41], dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận, cho rằng, trong tiếng Việt có hai nhóm loại từ: loại từ chỉ có chức năng tính đếm sự vật thành đơn vị, thành cá thể

(con bò, cái nhà, đứa bạn…); loại từ có thêm chức năng miêu tả, phân định thuộc tính không gian của vật thể (quả bóng, thanh kiếm, lá cờ…)

Nguyễn Hùng Tưởng [132], Lê Ni La [27], Trần Jennie [143] gần như thống nhất quan điểm về phân định “loại từ” trong tiếng Việt hiện đại theo ba nhóm chính; trong đó nhóm chỉ người được phân chia chi tiết hơn (x Bảng 1.8) sau đây

Bảng 1.8 Phân loại loại từ tiếng Việt

Loại từ tiếng Việt Nhóm loại từ chỉ người Nhóm chỉ

động vật

Nhóm LT chỉ bất động vật/vô sinh

Cá thể

Tập hợp

Bộ phận

Tổng thể

Nhận xét:

Về khái niệm từ loại, đặc trưng định lượng của “lượng từ” tiếng Hán được định

nghĩa rất minh xác: từ biểu thị số lượng đơn vị sự vật hay động tác gọi là lượng từ Tuy

không được định nghĩa một cách rõ ràng, nhưng “loại từ” (còn gọi là danh từ đơn vị) trong tiếng Việt cũng được xác định như những đặc trưng từ loại, trong đó có điểm tương đồng nhưng cũng có điểm khác biệt về bản chất so với lượng từ: loại từ bên cạnh chức năng chỉ đơn vị tự nhiên, chúng còn có chức năng phụ thêm là góp phần mô tả, phân định sự vật thành từng loại, căn cứ theo một đặc trưng nào đó của sự vật

Ngày đăng: 16/06/2017, 03:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Hoàng Anh (2003), Đặc trưng cấu trúc và ngữ nghĩa của danh ngữ tiếng Hán hiện đại (trong sự đối chiếu với tiếng Việt), Luận án TS Ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng cấu trúc và ngữ nghĩa của danh ngữ tiếng Hán hiện đại (trong sự đối chiếu với tiếng Việt)
Tác giả: Nguyễn Hoàng Anh
Năm: 2003
2. Nguyễn Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về loại từ tiếng Hán, Những vấn đề Ngôn ngữ học, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề Ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Hoàng Anh
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2003
3. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
4. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng-Từ ghép-Đoản ngữ), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng-Từ ghép-Đoản ngữ)
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1975
5. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1975
6. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng – Ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng – Ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
7. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2002), Đại cương ngôn ngữ học (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
8. Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam
Tác giả: Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê
Năm: 1963
9. Nguyễn Hồng Cổn (2003), Vấn đề phân định từ loại tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Hồng Cổn
Năm: 2003
10. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại)
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
11. Đinh Văn Đức (2012), Ngôn ngữ học đại cương (Những nội dung quan yếu), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học đại cương (Những nội dung quan yếu)
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2012
12. Đinh Văn Đức, Đinh Kiều Châu (1998), Góp thêm đôi điều vào việc nghiên cứu danh ngữ tiếng Việt, Ngôn ngữ, Số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ
Tác giả: Đinh Văn Đức, Đinh Kiều Châu
Năm: 1998
13. Nguy ễn Thiện Giáp (2011), Vấn đề “Từ” trong ti ếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề “Từ” trong tiếng Việt
Tác giả: Nguy ễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
14. Nguyễn Thị Hai (2006), “Về việc dạy danh từ chỉ đơn vị tự nhiên tiếng Việt cho học viên, sinh viên nước ngoài”, Khoa học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh, Số 43(9), tr. 34-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc dạy danh từ chỉ đơn vị tự nhiên tiếng Việt cho học viên, sinh viên nước ngoài”, "Khoa học
Tác giả: Nguyễn Thị Hai
Năm: 2006
15. Cao Xuân Hạo (1989), Cấu trúc danh ngữ tiếng Việt. Lưu Vân Lăng (Chủ biên) Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, tr.154-175. Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1989
16. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt, sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt, sơ thảo ngữ pháp chức năng
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1991
17. Cao Xuân Hạo (2000), “Nghĩa của loại từ”, Loại từ trong các ngôn ngữ ở Việt Nam (Tập 1), tr.32-87. Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩa của loại từ”, "Loại từ trong các ngôn ngữ ở Việt Nam
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2000
18. Cao Xuân Hạo (2007), Tiếng Việt: Mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ nghĩa. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt: Mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ nghĩa
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
19. Phạm Thị Thúy Hồng (2012), Khảo sát loại từ tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng Inđônêxia, Luận án Tiến sỹ NNH, ĐH KHXH&NV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát loại từ tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng Inđônêxia
Tác giả: Phạm Thị Thúy Hồng
Năm: 2012
20. Bùi Mạnh Hùng (2000), Vấn đề quán từ và nhận diện quán từ trong tiếng Việt. Ngôn ngữ, Số 12, tr. 1-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ
Tác giả: Bùi Mạnh Hùng
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w