1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đặc điểm lượng từ tiếng hán hiện đại trong sự đối chiếu với loại từ tương đương tiếng việt (TT)

24 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Lí do chọn đề tài 1 Lượng từ trong tiếng Hán và loại từ trong tiếng Việt có những đặc điểm mang tính đặc thù ngữ pháp-ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ được giới Hán ngữ học và Việt ngữ học qu

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1) Lượng từ trong tiếng Hán và loại từ trong tiếng Việt có những đặc điểm mang tính đặc thù ngữ pháp-ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ được giới Hán ngữ học và Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu từ lâu Lượng từ trong tiếng Hán và loại từ trong tiếng Việt được coi là thành phần bắt buộc nằm ở vị trí giữa số từ hoặc từ chỉ lượng và danh từ trong kết cấu danh ngữ

2) Đến nay, đã có không ít những công trình nghiên cứu về lượng từ tiếng Hán

và loại từ tiếng Việt ở các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của lớp từ này mà đến nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa thống nhất như về tên gọi, tiêu chí phân định, đặc điểm ngữ pháp-ngữ nghĩa và cách sử dụng của chúng

3) Nhằm phân tích một cách hệ thống, dựa vào những đặc điểm tương đồng và khác biệt ẩn chứa trong tầng sâu ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ pháp, luận án tập trung

nghiên cứu đặc điểm lượng từ tiếng Hán hiện đại (trong sự đối chiếu với loại từ

tương đương tiếng Việt)

2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1 Mục đích của luận án là làm rõ những đặc điểm cơ bản của lượng từ tiếng Hán

hiện đại biểu hiện trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp, đối chiếu với các đơn vị tương đương ở tiếng Việt, nhằm làm rõ hơn những nét tương đồng và khác biệt của

lớp từ này trong hai ngôn ngữ, phục vụ mục tiêu dạy-học tiếng hiệu quả

2.2 Nhiệm vụ của luận án gồm:

(i) Tổng quan tình hình nghiên cứu loại từ trên thế giới, lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt; hệ thống hóa một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài; (ii) Mô tả

và phân tích những đặc điểm ngữ nghĩa của lượng từ tiếng Hán đối chiếu với loại từ tương đương trong tiếng Việt; (iii) Phân tích những đặc điểm ngữ pháp của lượng từ tiếng Hán đối chiếu với loại từ tương đương tiếng Việt; (iv) Khảo sát lỗi sử dụng lượng từ tiếng Hán của người Việt học tiếng Trung Quốc và lỗi sử dụng loại từ tiếng Việt của người Trung Quốc học tiếng Việt; đề xuất hướng khắc phục lỗi sử dụng lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp miêu tả gồm (i) Thủ pháp phân tích nghĩa tố; (ii) Thủ pháp phân

tích phân bố; (iii) Thủ pháp thống kê và phân loại

3.2 Phương pháp đối chiếu

Trang 2

4 Đối tượng, phạm vi và nguồn tư liệu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: lượng từ trong tiếng Hán hiện đại đối chiếu với loại từ tương đương trong tiếng Việt Phạm vi nghiên cứu: danh lượng từ; động lượng từ

Nguồn tư liệu gồm 1) Nguồn từ điển; 2) Nguồn tài liệu viết; 3) Nguồn dữ liệu khảo sát

(ứng dụng thực tế)

5 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

5.1 Ý nghĩa lí luận: Kết quả của luận án sẽ góp phần nghiên cứu loại hình học ngôn

ngữ nói chung và nghiên cứu lượng từ tiếng Hán, loại từ tiếng Việt nói riêng

5.2 Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần làm rõ giá trị ngữ nghĩa-ngữ pháp vốn cần được

phân tích, củng cố qua tư liệu thực tế trong tiếng Hán và tiếng Việt Kết quả nghiên cứu có giá trị ứng dụng trong việc chuyển ngữ, dạy tiếng thông qua phân tích so sánh,

khắc phục “lỗi sử dụng lượng từ” đối với người Việt học tiếng Hán và ngược lại

6 Bố cục của luận án

Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, và các chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận

Chương 2: Đặc điểm ngữ nghĩa của lượng từ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt) Chương 3: Đặc điểm ngữ pháp của lượng từ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt) Chương 4: Ứng dụng thực tế: khảo sát lỗi sử dụng lượng từ của người Việt

học tiếng Hán và loại từ của người Trung Quốc học tiếng Việt

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt

1.1.1.1 Lượng từ trong từ loại tiếng Hán

Trước những năm 80 của thế kỷ XX, các tác giả Mã Kiến Trung, Lê Cẩm Hy, Cao Danh Khải cho rằng, phân loại từ loại phải dựa trên sự biến đổi hình thái, tiếng Hán là ngôn ngữ không biến hình nên không phân loại được Trần Vọng Đạo, Quách Nhược, Lã Thúc Tương, Chu Đức Hy cho rằng, tiêu chí phân loại từ loại không thể dựa vào hình thái mà có thể dựa vào chức năng ngữ pháp, từ loại tiếng Hán có thể chia thành 10 loại: danh từ, đại từ, số từ, lượng từ, hình dung từ, động từ, phó từ, liên

từ, trợ từ, tượng thanh từ

Vấn đề lượng từ tiếng Hán cũng được bàn luận trong các công trình nghiên cứu

Trang 3

ngữ pháp nổi tiếng của Mã Kiến Trung, Vương Lực, Chu Đức Hy, Lã Thúc Tương với

các tên gọi khác nhau: từ biệt xưng, danh từ đơn vị, phó danh từ, đơn vị từ… nhưng

tên gọi phổ biến là “lượng từ” (量词)

Trong giai đoạn từ sau những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, các nhà nghiên cứu ngữ pháp đã cơ bản thống nhất về tiêu chí phân loại từ loại tiếng Hán hiện đại dựa trên chức năng ngữ pháp của từ bao gồm khả năng kết hợp và vị trí của nó trong kết cấu cú pháp Từ loại tiếng Hán hiện đại được phân chia thành hai nhóm: (i) thực từ (实词)/ thể từ và (ii) hư từ (虚詞); lượng từ luôn được xếp vào nhóm thực từ hoặc thể từ Cùng với các nhà nghiên cứu, giới giảng dạy tiếng Hán đã tập trung xem xét khả năng

và mức độ sử dụng lượng từ trong hoạt động ngôn ngữ với mục đích dạy tiếng

1.1.1.2 Loại từ trong từ loại tiếng Việt

Chịu ảnh hưởng của khái niệm từ loại dựa trên cứ liệu ngôn ngữ Ấn-Âu, vấn

đề từ loại thường gắn với các phạm trù hình thái học, từ đó đã xuất hiện hai quan điểm: (i) phủ nhận phạm trù từ loại, và (ii) thừa nhận sự có mặt của từ loại Quan điểm phủ nhận phạm trù từ loại có: Lê Quang Trinh, Nguyễn Hiến Lê, Hồ Hữu Tường Quan điểm thừa nhận có phạm trù từ loại với các đại diện như: Trương Vĩnh

Ký, Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Lân, Lê Văn Lý, Nguyễn Phú Phong, Nguyễn Tài Cẩn Dựa vào ý nghĩa và khả năng kết hợp là phương pháp xử lí từ loại của các tác giả Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú, Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Văn Đức, Diệp Quang Ban, Nguyễn Hồng Cổn… Căn cứ vào khả năng tổ chức đoản ngữ, Nguyễn Tài Cẩn phân chia từ loại tiếng Việt thành 9 nhóm được giới Việt ngữ học

ủng hộ, theo đó loại từ thuộc nhóm từ loại danh từ Loại từ là một trong những hiện

tượng ngữ pháp tiếng Việt được chú ý nghiên cứu từ lâu và được giới Việt ngữ học ở

trong nước và quốc tế dùng với các tên gọi khác nhau: danh từ số (noms numeriques),

tiền danh từ, phó danh từ, thể hiện từ, danh từ đơn vị, danh từ đếm được nhưng phổ

biến nhất là loại từ

1.1.2 Nghiên cứu đối chiếu lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt

Các nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ Hán - Việt nói chung ở Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn, và trên thực tế vẫn chưa có một chuyên khảo nào mang tính hệ thống Nghiên cứu đối chiếu lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt lại càng hiếm; các công trình nghiên cứu liên quan gần đây chủ yếu được thực hiện tại các cơ sở đào tạo sau đại học ở Trung Quốc; các nghiên cứu ở Việt Nam cũng chỉ mới dừng lại ở một vài khoá luận của sinh viên và luận văn thạc sĩ, tuy nhiên phạm vi, lĩnh vực nghiên cứu đối chiếu vẫn còn rất hạn chế

Trang 4

1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.2.1 Khái quát về loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới

1.2.1.1 Khái niệm loại từ trong ngôn ngữ học

Loại từ trong các ngôn ngữ tự nhiên đã được các học giả ở nhiều lĩnh vực quan tâm và bản chất từ loại của lớp từ này ngày càng trở nên rõ ràng hơn, các phổ quát của loại từ cũng đã được phát hiện như những công cụ phạm trù hóa danh từ

CÔNG CỤ PHẠM TRÙ HÓA DANH TỪ

-Độc lập, không tương hợp

từ vị, phụ tố của số từ hoặc danh từ đầu tố -Lựa chọn về từ vựng -Trong DN số, biểu thị lượng hóa Chức

năng

Tạo từ (hoặc) không tạo từ

Tính đếm / Liệt kê

ĐO LƯỜNG PHÂN LOẠI

-Loại từ đo đạc -Lượng từ -Đạc ngữ

-Loại từ phân loại -Loại từ -Loại từ định danh

1.2.1.2 Phân loại loại từ trong ngôn ngữ học

(i) “Loại từ danh từ” có khả năng đặc tả danh từ, cùng xuất hiện với danh từ trong danh ngữ

(ii) “Loại từ sở thuộc” có khả năng đặc tả danh từ sở thuộc trong kết cấu sở thuộc (iii) “Loại từ quan hệ” có khả năng đặc tả cách thức mà sở chỉ của một danh từ sở thuộc liên quan đến chủ sở trong kết cấu

Trang 5

(iv) “Loại từ động từ” xuất hiện cùng với động từ nhưng chỉ đặc tả cho danh từ điển hình về hình dáng, độ bền, cấu trúc, vị trí và vật tính

(v) “Loại từ định vị” xuất hiện trong các vị trí định vị

(vi) “Loại từ chỉ định” thường kết hợp với các chỉ định từ và quán từ

1.2.1.3 Chức năng của loại từ trong ngôn ngữ

Loại từ có các chức năng phân loại danh từ, phản ánh quan niệm của người sử dụng loại từ trong việc giải thích thế giới khách quan Trong một số ngôn ngữ, mỗi danh

từ chỉ được tổ hợp với một loại từ; ở một số ngôn ngữ khác việc lựa chọn loại từ có độ linh hoạt cao hơn cho phép thể hiện những nét nghĩa tinh tế khác nhau của danh từ

1.2.2 Khái quát về lượng từ trong Hán ngữ học và loại từ trong Việt ngữ học

1.2.2.1 Khái quát về lượng từ trong Hán ngữ học

A) Khái niệm lượng từ trong Hán ngữ học

Trong Hán ngữ học, khái niệm lượng từ (量词) thường được xem xét từ góc độ

ý nghĩa ngữ pháp để chỉ một lớp từ nằm ở vị trí giữa số từ và danh từ làm thành phần trong một kết cấu đoản ngữ chỉ lượng Theo quan niệm của Hà Kiệt: “Lượng từ là những từ biểu thị đơn vị số lượng của sự vật hoặc động tác; và chia thành hai nhóm: vật lượng từ (tính đếm cho thực thể, sự vật) và động lượng từ (tính đếm cho hành vi động tác)”

B) Phân loại lượng từ trong Hán ngữ học

Nhìn chung, lượng từ được chia thành hai nhóm chính: danh lượng từ (tính đếm cho thực thể, sự vật) và động lượng từ (tính đếm cho hành vi, động tác)

1.2.2.2 Khái quát về loại từ trong Việt ngữ học

A) Khái niệm về loại từ trong Việt ngữ học

Theo các nhà Việt ngữ, loại từ thuộc tiểu loại danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, có

chức năng phân định sự vật thành từng loại dựa vào một đặc điểm nổi trội nào đó

B) Phân loại loại từ trong Việt ngữ học

Loại từ (LT) được phân chia thành 3 nhóm: (i) nhóm LT chỉ người, ví dụ như

đứa, thằng… (ii) nhóm LT chỉ sự vật, hiện tượng, đồ đạc như cái, chiếc… (iii) nhóm

LT chỉ động vật, thực vật như con, cây, quả…

1.2.3 Quan điểm của luận án về lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt

1.2.3.1 Về lượng từ trong tiếng Hán

Trang 6

Hệ thống lượng từ tiếng Hán

1.2.3.2 Về loại từ trong tiếng Việt

Theo Nguyễn Tài Cẩn loại từ thuộc nhóm từ loại danh từ, là một bộ phận của danh từ chỉ đơn vị chuyên dùng để phục vụ việc đếm thành từng cá thể, thành từng đơn vị tự nhiên của sự vật, cũng như phục vụ việc phân chia sự vật vào các loại Loại

từ tiếng Việt chia thành 3 tiểu loại: (i) loại từ chỉ người (đứa, thằng), (ii) loại từ chỉ

đồ đạc (cái, chiếc), (iii) loại từ chỉ động vật, thực vật (con, cây, quả) Căn cứ vào chức năng và cách dùng, loại từ còn được chia thành: (i) loại từ chuyên dùng (đứa,

thằng, con cái), (ii) loại từ lâm thời (người, anh, chị, cây, quả)

1.2.3.3 Đặc điểm đối chiếu lượng từ tiếng Hán và loại từ tiếng Việt

1) Đối chiếu khái niệm “lượng từ” trong tiếng Hán và tiếng Việt có thể thấy sự khác biệt trong quan niệm và cách phân định: lượng từ trong tiếng Việt là những từ chỉ

số lượng nhiều hoặc ít một cách tổng quát, gần với số từ, không có chức năng xác định hình thức phân lập của sự vật và phân loại sự vật, tức không mang các đặc điểm của loại từ

2) Về lượng từ tiếng Hán, đối tượng nghiên cứu được lựa chọn là nhóm lượng

từ chính danh (lượng từ cá thể) gồm 60 từ tiêu biểu và nhóm động lượng từ gồm 18

từ tiêu biểu trong số 1091 lượng từ được khảo sát từ các nguồn dữ liệu tiếng Hán Về loại từ tiếng Việt, đối tượng được lựa chọn là tiểu loại danh từ đơn vị tự nhiên thuộc nhóm danh từ đơn vị (loại từ) tiếng Việt

动量词 (động lượng từ)

量词

(lượng từ)

名量词 (danh lượng từ)

个体量词/分类词/个体分类词/类别分类词 (lượng từ cá thể/ loại từ/ phân loại từ cá thể)

计量词 (lượng

từ đo đếm)

标准量词 (lượng từ đo lường) 临时量词 (lượng từ lâm thời) 容器量词 (lượng từ vật chứa) 集体量词 (lượng từ tập hợp) 部分量词 (lượng từ bộ phận)

专职量词 (lượng từ chuyên dùng)

借用量词 (lượng từ mượn dùng)

mượn dùng danh từ

mượn dùng động từ

Trang 7

1.2.4 Một số vấn đề về ngôn ngữ học đối chiếu

1.2.4.1 Những vấn đề chung

Ngôn ngữ học đối chiếu (contrastive linguistics) hay nghiên cứu đối chiếu (contrastive study) là một phân ngành của ngôn ngữ học sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của hai hay nhiều ngôn ngữ nhằm cung cấp những cứ liệu cần thiết cho các phân ngành của ngôn ngữ học, phục

vụ các mục đích lí luận và thực tiễn

1.2.4.2 Vấn đề đối chiếu giữa tiếng Hán và các ngôn ngữ khác

Trong Hán ngữ học, ngôn ngữ học đối chiếu được tiếp cận từ đầu thế kỉ XX Những nghiên cứu đối chiếu ở từng bình diện khác nhau giữa tiếng Hán và các thứ tiếng khác cũng đã được tiến hành như: Hán-Nga, Hán-Pháp, Hán-Nhật, v.v Thành tựu chủ yếu của các công trình nghiên cứu so sánh đối chiếu được thể hiện ở hàng loạt bộ từ điển song ngữ tiếng Hán và các ngôn ngữ khác Đáng tiếc là đến nay, những nghiên cứu đối chiếu như vậy giữa tiếng Hán và tiếng Việt chưa có được nhiều

và còn quá khiêm tốn

1.2.4.3 Đặc điểm đối chiếu tiếng Hán và tiếng Việt

Xét ở vị thế và chức năng, tiếng Hán thực hiện chức năng ngôn ngữ quốc gia của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tiếng Việt thực hiện chức năng ngôn ngữ quốc gia của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Tiếng Hán và tiếng Việt là hai ngôn ngữ điển hình về loại hình đơn lập với các đặc điểm nổi trội như âm tiết tính, có thanh điệu, không có hình thái từ Cả hai ngôn ngữ đều dùng trật tự từ làm phương thức cơ bản để biểu hiện quan hệ ngữ pháp

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN

(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

2.1 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

Luận án giới hạn khảo sát, phân tích ngữ nghĩa của nhóm danh lượng từ và động lượng từ tiếng Hán đối chiếu với loại từ tương đương trong tiếng Việt

2.2 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA DANH LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN (ĐỐI

CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

Trang 8

2.2.1 Quan niệm về nghĩa của danh lượng từ tiếng Hán

Lượng từ cá thể (danh lượng từ) tiếng Hán còn được gọi là loại từ, đó là những đơn vị có nghĩa, biểu thị hình thức tồn tại của thực thể hoặc biểu thị những sự vật được ngôn ngữ đối xử như những thực thể phân lập, có kích thước xác định, có thể đếm được, phân loại được theo phạm trù Ví dụ:

(1) a 部 bu 一部电话 Yi bu dianhua (một chiếc điện thoại)

b 种 zhong 一种电话 Yi zhong dianhua (một loại điện thoại)

c 通 tong 一通电话 Yi tong dianhua (một cú điện thoại)

2.2.2 Tiêu chí nhận diện nghĩa của danh lượng từ cá thể tiếng Hán

1) Đánh dấu tính [+đơn vị] (hình thức tồn tại) của thực thể; 2) Tính [+đếm được] có khả năng sử dụng để tính đếm/ liệt kê; 3) Khả năng phạm trù hóa (范畴化)

sự vật; 4) Khả năng [+vật hóa]; 5) Khả năng [+miêu tả]

2.2.3 Phạm trù ngữ nghĩa của danh lượng từ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt)

Vật tính

Người (bình thường >< lịch sự) 个 ge (đứa), 位 wei (ông)

Loài vật (bình thường >< đặc biệt) 只 zhi (con), 匹 pi (con)

Hình dáng

Tròn (to >< nhỏ) 个 ge (cục), 粒 li (hột)

Dài (mềm >< cứng) 条 tiao (dòng), 根 gen (ống)

Phẳng (dày >< mỏng) 塊 kuai (tấm), 张 zhang (tờ)

Chức năng

Phương tiện giao thông (bộ, thủy, không) 辆 liang (cái), 艘 sou, 架 jia

Trang phục (quần, áo, váy, mũ ) 件 jian (cái), 条 tiao (chiếc)

2.2.3.1 Nhóm lượng từ mang ý nghĩa vật tính

A) Nhóm lượng từ cá thể chỉ người

Trong tiếng Hán lượng từ chỉ người gồm có: 个, 位, 口, 条, 号, 员, trong đó 个được coi là lượng từ thông dụng nhất

B) Nhóm lượng từ cá thể chỉ loài vật [-người]

So với tiếng Việt, loại từ chỉ loài vật trong tiếng Hán có số lượng nhiều hơn đáng

kể Ở tiếng Việt, chỉ dùng một loại từ “con” có thể tổ hợp với tất cả các loài động vật Trong khi đó, ở tiếng Hán, mỗi loại động vật có một loại từ chuyên dùng

C) Nhóm lượng từ chỉ bất động vật

Ví dụ như: 个, 条, 把, 根, 块, 张, 盘, 台, 盏, 帖, 服, 面, 只, 部

Trang 9

2.2.3.2 Nhóm lượng từ đặc trưng chỉ hình dáng

A) Nhóm lượng từ biểu thị hình dáng tròn

Lượng từ được khảo sát: 颗 ke (viên), 个 ge (quả), 粒 li (hạt)

B) Nhóm lượng từ biểu thi vật thể hình dáng dài

把 ba; 张 zhang; 枝 zhi; 根 gen

B) Nhóm lượng từ chỉ phương tiện giao thông

辆 liang; 艘 sou; 架 jia

C) Nhóm lượng từ chỉ máy móc/ thiết bị

台 tai; 部 bu; 盏 zhan

D) Nhóm lượng từ chỉ trang phục

只 zhi; 件 jian; 条 tiao; 顶 ding

2.3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA ĐỘNG LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN (ĐỐI

CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

2.3.1 Quan niệm về nghĩa của động lượng từ tiếng Hán

Động lượng từ có thể lượng hóa một hoạt động, một quá trình, và có thể tham gia trong thành phần các kết cấu khác nhau Tuy nhiên, động lượng từ thường đi với

những vị từ đánh dấu [±động] hoặc [±chủ ý] của hành vi Ví dụ: 打了他一下 (đánh anh ta một cái); vị từ 打 da đánh dấu [+động] và [+chủ ý]

2.3.2 Tiêu chí nhận diện nghĩa của động lượng từ tiếng Hán

Trang 10

(tàu), 轿 (kiệu)

B) Mượn dùng động từ

Đối với lượng từ “mượn dùng” động từ, có thể được coi là hình thức lặp động

từ, động từ thứ hai đóng vai trò động lượng từ

2.3.3 Cấu trúc nghĩa của động lượng từ tiếng Hán

Cơ cấu nghĩa của nhóm động lượng từ không giống với cơ cấu nghĩa của lượng

từ cá thể Ngoài ràng buộc về những tiêu chí nhận diện nghĩa của lượng từ nói chung, động lượng từ chỉ có một khả năng là tính đếm đơn vị hành động Lượng từ cá thể lấy đơn vị cá thể của người hoặc sự vật để đo lường; động lượng từ lấy đơn vị hành động

để đo lường Ngoài việc tu sức cho động từ, động lượng từ còn tu sức cho danh từ, tổ hợp được với danh từ chỉ sự kiện (sở chỉ là “vật việc”), nhóm động lượng từ này là đối tượng khảo sát của luận án

2.3.3.1 Nghĩa sự kiện của động lượng từ

Động lượng từ thường tổ hợp với danh từ mang đặc điểm của hành động diễn

ra như một quá trình (như 感冒 gǎnmào “cảm mạo”), hoặc hành động xảy ra tại một thời điểm (như 死亡 sǐwáng “tử vong”)

Hành động xảy ra như một quá trình thường có các danh từ như 风 fēng “gió”,

雨 yǔ “mưa”, 戏剧 xìjù “kịch”, 国宴 guóyàn “quốc yến” Ví dụ: 一次感冒 (một trận

cảm hàn)

Hành động xảy ra tại một thời điểm thường có các danh từ như 判決 pànjué

“phán quyết”, 奖励 jiǎnglì “khen thưởng”, 死亡 sǐwáng “tử vong”, 车祸 chēhuò “tai

nạn ô-tô”

2.3.3.2 Nghĩa chủ ý và nghĩa quá trình của động lượng từ

Động lượng từ tiếng Hán có khả năng phụ gia thông tin (tần số xuất hiện, lần thao tác) cho động từ (vị từ hành động) và danh từ (chỉ sự kiện) Phạm vi kết hợp của động lượng từ bị giới hạn bởi các yếu tố như [±chủ ý], [±quá trình]

Trang 11

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA LƯỢNG TỪ TIẾNG HÁN

(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA LƯỢNG TỪ TRONG DANH NGỮ TIẾNG HÁN (ĐỐI

CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

3.1.1 Khái niệm chung về danh ngữ

Danh ngữ hay đoản ngữ danh từ (名词短语) là từ tổ trong đó thành tố trung tâm hay trung tâm ngữ (TTN) do danh từ đảm nhận, còn các thành tố khác được gọi

là các định ngữ hay định tố (定素) Định ngữ (ĐN) có chức năng bổ sung ý nghĩa cho danh từ trung tâm, cụ thể hoá danh từ trung tâm

Mô hình cấu trúc danh ngữ tiếng Hán thông thường gồm có 6 vị trí, lần lượt từ trái sang phải: (vi) ĐN sở thuộc, (v) ĐN chỉ định, (iv) ĐN định lượng (gồm lượng từ), (iii) ĐN định tính, (ii) ĐN định danh, (i) Trung tâm ngữ (TTN)

(hai vị giáo viên ngữ văn ưu tú có ba mươi năm trong nghề của trường chúng tôi)

Ví dụ (1) được thể hiện theo trục ngữ đoạn như sau:

ưu tú ngữ văn giáo viên

Mô hình danh ngữ tiếng Việt có hai trung tâm (T1 và T2) Lí do, hầu hết các từ

ở vị trí trung tâm ngữ thứ hai (T2) đều không thể tổ hợp trực tiếp với số từ vì chúng

là những danh từ khối, không đếm được Chỉ có loại từ là trung tâm ngữ thứ nhất (T1) mới kết hợp được với số từ và đồng thời là trung tâm ngữ về mặt ngữ pháp của danh ngữ Danh ngữ tiếng Việt có ba thành phần: phần phụ trước, trung tâm, phần phụ sau như ở mô hình:

ĐN chỉ xuất (3)

ĐN chỉ định (2') tất cả những

(ba)

Trang 12

Theo Nguyễn Tài Cẩn: “Ở tiếng Việt, khi dùng danh từ để giữ một chức vụ này hay một chức vụ khác trong câu, thường người ta còn hay đặt thêm vào bên cạnh nó một số thành tố phụ để cùng nó tạo thành đoản ngữ Loại đoản ngữ có danh từ làm trung tâm - có thể gọi tắt là danh ngữ”

3.1.2 Vị trí của lượng từ trong danh ngữ tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt)

3.1.2.1 V ị trí c ủa lượ ng t ừ cá thể trong danh ng ữ ti ế ng Hán ( đố i chi ế u v ớ i ti ế ng

ĐN chỉ lượng (+LGT)

ĐN định tính

ĐN định danh

DT (TTN)

(3) tất cả ba cái con mèo đen ấy (dẫn theo Nguyễn Tài Cẩn):

So sánh biểu thức danh ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt, có thể thấy vị trí các thành tố như sau: Vị trí 1: TTN; Vị trí 2: định ngữ định danh; Vị trí 3: định ngữ định tính; Vị trí 4: định ngữ chỉ lượng; Vị trí 5: định ngữ chỉ định; Vị trí 6: định ngữ sở thuộc Tuy nhiên, sự phân bố vị trí của các định ngữ trong danh ngữ của hai ngôn ngữ không giống nhau

Biểu thức danh ngữ tiếng Hán

ĐN định lượng

ĐN định tính

ĐN định danh

TTN

Cấu trúc quan hệ giữa các thành tố trong danh ngữ tiếng Hán

Ngày đăng: 15/03/2017, 11:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w