Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn Cấu trúc tiêu điểm thông tin trong câu phủ định tiếng Anh và tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu của luận án này.. Việc nghiên cứu tiêu điểm và
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN- TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH SÂM
TS NGUYỄN THỊ KIỀU THU
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trang 3QUY ƯỚC VIẾT TẮT
- CTTT (information structure) cấu trúc thông tin
mục[y] số trang của thứ tự tài liệu tham khảo
trong thư mục
trong thư mục(y) số trang của nguồn ngữ liệu minh họa
Trang 4MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phân bố thông tin trong các phát ngôn gắn liền với từng ngữ cảnh cụ thể là vấn
đề liên quan đến ngôn ngữ học lý thuyết và ngôn ngữ học ứng dụng, thu hút sự quan tâmcủa các nhà nghiên cứu Thành tựu của nó chủ yếu là tập trung trên cứ liệu tiếng Anh
Xét trên cứ liệu tiếng Việt, theo quan sát chưa đầy đủ của chúng tôi, ngoại trừ luận
án tiến sĩ và bài viết có liên quan của Nguyễn Thị Thanh Huyền [21], [22], hầu như chưa
có chuyên luận nào khảo sát về vấn đề này mà chỉ có một số khảo cứu ngữ pháp và mộtvài giản yếu dụng học
Theo khảo sát của chúng tôi, tất cả các vấn đề như: việc tạo lập tiêu điểm thông tincủa người phát ngôn đối với người thụ ngôn; việc xác định cấu trúc tiêu điểm, nhận diệntiêu điểm và giải mã chúng đều có ý nghĩa rất quan trọng cùng với một số phương tiệnkhác đều có khả năng nâng cao hiệu quả giao tiếp Bên cạnh đó, có thể kể đến vấn đề ngữđiệu và trọng âm Thế nhưng, từ góc độ sư phạm, từ phía người dạy lẫn người học, hầunhư vấn đề này chưa được chú ý một cách thoả đáng, đặc biệt là trong từng loại câu cụ thể
Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn Cấu trúc tiêu điểm thông tin trong câu phủ định tiếng Anh và tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu của luận án này.
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1 Việc nghiên cứu tiêu điểm và cấu trúc tiêu điểm thông tin trong tiếng Anh
M.A.K Halliday là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ cấu trúc tiêu điểm thông tin hay cấu trúc thông tin (information sstructure) (CTTT) qua một bài viết về hiện tượng
ngôn điệu trong lời nói vào năm 1967 [64], [65] Trong bài viết này, ông đã nhắc lại những
khái niệm về cái đã biết (thông tin cũ)/ cái chưa biết (thông tin mới) Ông phân định rõràng phạm trù của hai thành tố thông tin này, cụ thể: thông tin mới (TTM) là thông tin màngười nói cho rằng người nghe chưa biết, TTC là thông tin mà người nói cho rằng ngườinghe đã biết (do dựa vào ngữ cảnh giao tiếp hiện tại, hoặc do đã được đề cập đến trước đótrong diễn ngôn) Trật tự tự nhiên của hai thành tố thông tin này là TTC-TTM Bên cạnh
đó, ông còn đề cập đến chức năng của ngữ điệu trong việc đánh dấu TTC và TTM
Việc nghiên cứu về CTTT trên bình diện ngữ pháp chức năng cũng được nhiều tácgiả khác quan tâm như: J.D.L Bolinger [48], R Van Valin [106], [121], v.v
Càng về sau, các khảo cứu có xu hướng tập trung nhiều vào vấn đề tiêu điểm (TĐ)trong CTTT Từ đó xuất hiện thêm nhiều thuật ngữ có tên gọi khác nhau; nhưng, về cơ
Trang 5bản, đều dùng để chỉ những đơn vị tương đương với TTC và TTM Chẳng hạn như: Tiền giả định -Tiêu điểm, Tiền đề-Tiêu điểm, Chủ đề-Tiêu điểm.
Thực tế cũng có nhiều tác giả sử dụng đồng thời hai thuật ngữ như T Fretheim
[115], C Breul [50], v.v…, xu hướng dùng thuật ngữ cấu trúc tiêu điểm thông tin hay cấu trúc tiêu điểm (CTTĐ) thay thế CTTT, trong đó hai thành tố giữ vai trò chủ chốt trong việc
biểu hiện ý nghĩa thông tin là CĐ và TĐ, được nhiều tác giả quan tâm từ những năm 1990đến nay Trong số đó có K Lambretch và Nomi E Shir là hai nhà ngôn ngữ có nhiềunghiên cứu đặc biệt về lĩnh vực này [80], [95], [96], [97], [98], [99]
2.2 Việc nghiên cứu tiêu điểm và cấu trúc tiêu điểm thông tin trong tiếng Việt
Xét trong mối quan hệ giữa thông tin người nói định truyền đạt và người nghe
muốn tiếp nhận, cấu trúc câu được phân chia thành hai phần là Đề và Thuyết, trong đó Đề
là biểu thị “cái đã biết”/“thông tin cũ” còn Thuyết biểu thị “cái chưa biết”/ “thông tin mới”.
V.X Panfilov (1993) là người đầu tiên áp dụng cách phân đoạn thực tại câu tiếngViệt theo tiêu chí lưỡng phân “cũ-mới” và mô tả khá chi tiết các kiểu phân đoạn thực tạicủa chúng qua bài báo “ Sự phân đoạn thực tại của câu trong tiếng Việt” [45, 116]
Trần Ngọc Thêm (1985) chia cấu trúc câu thành hai phần là “phần Nêu” và “phầnBáo” và phân biệt chúng với cặp Đề-Thuyết trên bình diện ngữ pháp
Lý Toàn Thắng (1981) nhấn mạnh ngữ pháp học truyền thống đã nghiên cứu câumột cách cô lập, không đặt nó vào trong một hành động giao tiếp cụ thể [35], [36] Do vậy,
nó đã bỏ qua một sự kiện ngôn ngữ đáng lẽ cần được quan tâm, đó là: cùng một câu nóinhưng tùy ý định của người nói/ người viết trong tình huống giao tiếp cụ thể mà câu nói đóthực hiện những nhiệm vụ khác nhau.Trên cơ sở suy luận này, tác giả phân biệt hai loạithông tin trong cùng một câu/lời nói, gồm thông tin sự kiện và thông tin thực tại
Về CTTT, Lê Quang Thiêm (2004) cho rằng CTTT là cách phân chia câu/ lời theo
chủ đích của người nói nhằm thể hiện cái mới [39] Cách phân chia này cần căn cứ vào
văn cảnh và tình huống giao tiếp để biết được chính xác ý định của người nói
Nguyễn Hồng Cổn (2001, 2004, 2010) là người có nhiều bài viết liên quan cụ thểđến CTTT và TĐ thông tin [7], [8], [9] Theo tác giả, CTTT có vai trò phản ánh sự khácbiệt về vị thế thông tin giữa các thành phần câu, trong mỗi CTTT đều có hai bộ phận:thông tin tiền giả định (TGĐ) và TTM (chính là TĐ thông tin)
Cao Xuân Hạo phân biệt rõ CTTT với cấu trúc Đề -Thuyết [14], [15] Theo quan
điểm của ông, CTTT thuộc bình diện dụng pháp - bình diện của phát ngôn, của lời nói
Cấu trúc Đề - Thuyết thuộc lĩnh vực logic ngôn từ (ngữ nghĩa-ngữ pháp) và cũng là cấu
Trang 6trúc cú pháp cơ bản của tiếng Việt Về TĐ, ông cho rằng TĐ là “một từ hay một ngữ đượcnêu bật trong TTM của câu bằng trọng âm cường điệu Sự nhấn mạnh từ/ ngữ này nêu rõ
sự đối lập giữa nó với từ/ ngữ cùng hệ đối vị” [16]
Nguyễn Thiện Giáp (2000) trong Dụng học Việt ngữ có cùng quan điểm như Cao
Xuân Hạo khi bàn về cấu trúc Đề-Thuyết và CTTT [13] Theo ông, hai cấu trúc này hoàntoàn độc lập với nhau Tương tự, Diệp Quang Ban khẳng định: “Cấu trúc tin và cấu trúc
Đề -Thuyết là hai hiện tượng khác nhau về bản chất, chúng được phân định trên những cơ
sở khác nhau và trong các bộ phận của mỗi cấu trúc cũng được phân bố khác nhau” [3]
Có thể kể đến một số tác giả có bài viết liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu vềCTTĐ/ CTTT và vấn đề TĐ trong tiếng Việt như: Lý Toàn Thắng [35], [36], Trần NgọcThêm [38], Cao Xuân Hạo [14], [15], [16], [17], Hồ Lê [24], [25], [26], Nguyễn ThiệnGiáp [13], Đỗ Hữu Châu [4], [5], Diệp Quang Ban [2], [3], Nguyễn Văn Hiệp [18], v.v.Tuy nhiên, các tác giả cũng chưa có những nghiên cứu sâu vào từng loại câu cụ thể, câuphủ định là một trong những trường hợp vừa nêu
3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Luận án xác định và miêu tả các mô hình CTTĐTT/ CTTĐ câu phủ định tiếng Anhtrên bình diện ngữ dụng, từ đó vận dụng vào xác định và miêu tả mô hình CTTĐ câu phủđịnh tiếng Việt Với kết quả nhận được, chúng tôi đối chiếu những nét tương đồng và dịbiệt để từ đó rút ra những kết luận hữu dụng có thể áp dụng cho các lĩnh vực như: biênphiên dịch, giảng dạy tiếng Anh cho người Việt hoặc tiếng Việt như một ngoại ngữ
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trọng tâm nghiên cứu của luận án là nhận diện, miêu tả, và phân tích các mô hìnhCTTĐ của câu phủ định tiếng Anh để phát hiện tổ chức cú pháp và cơ cấu thông tin khácnhau; từ đó, liên hệ vấn đề với câu phủ định tiếng Việt Nói rõ hơn, đối tượng của nghiêncứu này là TĐ và CTTĐ của câu phủ định trên bình diện ngữ dụng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung nghiên cứu đối với câu phủ định Dựa vào quan điểm của Nomi
E Shir (1997), chúng tôi chấp nhận hệ thống lý thuyết của tác giả để:
(i) Miêu tả mô hình CTTĐ cơ bản câu tiếng Anh gồm: CTTĐ chính và CTTĐ phụ (ii) Xác lập năm cấu trúc cụ thể (dựa trên lý thuyết về mô hình CTTĐ chính); từ đó,vận dụng vàomiêu tả mô hình CTTĐ câu phủ định tiếng Anh và sau đó là mô hình CTTĐcâu phủ định tiếng Việt (liên hệ với mô hình CTTĐ câu phủ định tiếng Anh khi miêu tả.)
Trang 7(iii) Khẳng định các yếu tố như: cấu trúc - cú pháp, từ vựng - ngữ nghĩa (từ tìnhthái), ngữ cảnh, trọng âm - ngữ điệu có tác động đến sự phân bố vị trí, qui mô và tầm tácđộng của TĐ cũng như mô hình CTTĐ của câu phủ định trong hai ngôn ngữ.
(iv) Miêu tả và phân biệt các loại TĐ liên quan đến việc xác lập mô hình CTTĐ:
TĐ chính, TĐ tương phản, TĐ không tương phản, TĐ giới hạn và TĐ không giới hạn
Lý do giới hạn đề tài nghiên cứu ở câu phủ định:
- Trong các vấn đề vừa xác lập, câu phủ định có vị trí đặc biệt Tuy nhiên, câu phủ địnhtrong tiếng Anh và tiếng Việt được nghiên cứu chủ yếu trên bình diện cấu trúc cú pháphoặc chỉ dừng lại ở những vấn đề khái quát; chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu vềchúng trên bình diện ngữ dụng
- Câu phủ định có cấu tạo bằng nhiều hình thức khác nhau và các hình thức này có tácđộng nhất định đến việc xác lập vị trí, qui mô và mô hình CTTĐ câu Tuy nhiên, trong kếtquả nghiên cứu của Nomi E Shir [98], tác giả chỉ dừng lại ở việc đề cập sơ lược đến vị trí
TĐ và mô hình CTTĐ của một vài hình thức câu phủ định, mà chưa miêu tả đầy đủ môhình CTTĐ của các loại câu phủ định khác
- Các hình thức phủ định trong câu tiếng Anh và tiếng Việt rất đa dạng, góp phần bộc lộnét đặc trưng riêng và độc đáo của hai ngôn ngữ
- Trong đối dịch thực tế còn nhiều bất cập vì câu phủ định trong tiếng Anh và tiếng Việt cónhiều đặc điểm cấu tạo khác nhau
- Tầm phủ định có tác động đến sắc thái biểu cảm và dụng ý của người nói trong giao tiếp,góp phần đem lại hiệu quả cao cho những người tham gia giao tiếp
5 NGUỒN NGỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa vào phương pháp chính là phương pháp miêu tả có sử dụng thao tácđối chiếu trong một số nội dung
6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Trang 8b/ Một số mô hình CTTĐ, chủ yếu là CTTĐ chính, CTTĐ phụ và các mô hình CTTĐ củacác câu phủ định cụ thể như: phủ định toàn phần, phủ định thành phần, phủ định khác (phủđịnh hình thái học, phủ định bằng phương thức từ vựng, phủ định siêu ngôn ngữ, )
c/ Phân tích cụ thể đối với câu phủ định cho thấy tác động của cấu trúc cú pháp, phươngtiện ngôn ngữ, ngữ cảnh, và trọng âm-ngữ điệu tạo nên những khác biệt nhất định về câuphủ định tiếng Anh và câu phủ định tiếng Việt trên bình diện thông báo
- Luận án là minh chứng cho việc vận dụng thành công lý thuyết CTTĐ của tác giả Nomi
E Shir vào miêu tả CTTĐ câu phủ định trong tiếng Anh và đặc biệt là trong tiếng Việt
6.2 Thực tiễn
Kết quả nghiên cứu từ luận án chắc chắn sẽ rất bổ ích trong việc ứng dụng giảngdạy tiếng Anh cho người Việt hoặc tiếng Việt như một ngoại ngữ, và đặc biệt là trong đốidịch Kết quả nghiên cứu hẳn cũng là những kiến thức bổ ích cho các biên tập viên, xướngngôn viên, phóng viên trong việc tạo lập các TĐ thông tin trong ngôn ngữ báo chí
Kết quả của luận án cũng giúp cho người học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nóiriêng hiểu được ngôn ngữ không chỉ chứa đựng trong nó cấu trúc cú pháp phức tạp mà cònluôn vận động đa chiều trên bình diện ngữ dụng dưới tác động của nhiều yếu tố bên ngoài
Vì vậy, để có thể sử dụng tốt một ngoại ngữ, người học cần có ý thức nắm bắt bản chất vàhoạt động của ngôn ngữ cũng như sự tương tác và ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài
Kết quả của luận án có thể đóng góp vào nguồn tài liệu cho những nghiên cứu tiếptheo về câu trên bình diện ngữ dụng
7 BỐ CỤC LUẬN ÁN
Bên cạnh phần Mở đầu và Kết luận, chính văn của luận án gồm ba chương Cụ thể:
Chương 1: Tổng quan về cấu trúc tiêu điểm thông tin và cơ sở lý thuyết
Chương 2: Cấu trúc tiêu điểm thông tin của câu phủ định tiếng Anh
Chương 3: Cấu trúc tiêu điểm thông tin của câu phủ định tiếng Việt (liên hệ với tiếngAnh)
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM THÔNG TIN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 1 của luận án nhằm tập trung miêu tả những quan điểm lý thuyết cơ bản vềcác vấn đề nêu trên theo quan điểm của hai nhà ngôn ngữ K Lambrecht và Nomi E Shir
Từ đó, luận án sẽ dựa trên quan điểm của Nomi E Shir làm cơ sở lý thuyết để vận dụngvào việc mô tả CTTĐ của câu nói chung và câu phủ định nói riêng trong tiếng Anh ở góc
độ ngữ dụng; và sau đó là liên hệ với tiếng Việt trong chương tiếp theo
1.1 Cấu trúc tiêu điểm thông tin theo quan điểm của Knud Lambrecht
1.1.1.2 Các loại tiêu điểm
K Lambrecht phân TĐ ra thành hai loại: (i) TĐ thông báo cung cấp TTM, còn gọi
là TĐ thông tin mới (TĐTTM); (ii) TĐ tương phản - nhấn mạnh tương phản thành tố nàođấy nhằm đối lập nó với một hay nhiều thành tố khác qua quan hệ liên tưởng (TĐTP) [80]
1.1.2 Cấu trúc tiêu điểm thông tin
1.1.2.1 Định nghĩa
K Lambrecht cho rằng CTTĐ thông tin hay CTTĐ là sự phát triển và tổng hợp của
nhiều vấn đề liên quan đến cách thức tổ chức và thể hiện nội dung thông tin thông quahình thức phát ngôn và được mô hình hóa bằng các kiểu cấu trúc khác nhau dựa vào nhiệm
vụ giao tiếp và qui mô thông tin của TĐ [80] Cụ thể các kiểu CTTĐ theo quan điểm của
K Lambrecht được trình bày ở phần 1.1.2.2
1.1.2.2 Các kiểu cấu trúc tiêu điểm của K Lambrecht
K Lambrecht chỉ ra ba kiểu CTTĐ, gồm: Tiêu điểm Vị ngữ (VnTĐ), Tiêu điểm Tham tố (TT-TĐ), Tiêu điểm- câu (Câu -TĐ) [80, 226-233]
-1.2 Cấu trúc tiêu điểm thông tin theo quan điểm của Nomi Erteschik-Shir
Trang 101.2.1 Một số khái niệm liên quan đến việc mô tả cấu trúc tiêu điểm thông tin theo quan điểm của Nomi E Shir
1.2.1.1 Hộp thông tin
Hộp thông tin (file cards) là thành tố của CTTT/CTTĐ có nhiệm vụ duy trì mạch liên kết thông tin trong quá trình giải mã thông tin của chuỗi phát ngôn theo quy tắc Hộp thông tin [68, 178-191] Hộp thông tin giúp người nghe nắm bắt mối quan hệ về nội dung
của các sở chỉ khác nhau trong ngữ cảnh diễn ngôn Phương tiện điển hình thường đượcdùng trong tiếng Anh để thực hiện nhiệm vụ này là từ chỉ định (determiners) xác định
1.2.1.2 Kiến thức nền
Kiến thức nền là phần thông tin mà người nói và người nghe có thể chia sẻ trong
ngữ cảnh diễn ngôn cụ thể Cấu trúc gồm một hệ thống các hộp thông tin (a set of filecards) tượng trưng cho các sở chỉ diễn ngôn đang tồn tại trong quá trình giao tiếp
1.2.1.3 Ngữ cảnh
Ngữ cảnh nói chung là những “hoàn cảnh”, “cảnh huống” trong đó ngôn ngữ được
sử dụng gồm: ngữ cảnh chung (extending context), ngữ cảnh ngữ dụng (pragmaticcontext), ngữ cảnh tình huống (context of situation), và ngôn cảnh (co-text) [42], [107]
1.2.1.4 Tiền giả định
Trên cơ sở kế thừa khái niệm TGĐ của các nhà ngôn ngữ học trước cho rằng TGĐ
là phần nội dung đã được biết trước hoặc có thể chia sẻ giữa người nói và người nghetrong ngữ cảnh diễn ngôn, tác giả chỉ ra trường hợp ngược lại, nghĩa là có nội dung TGĐchưa được biết trước Đó là nội dung trong mệnh đề chính của câu phức có động từ chỉ ýthức, tinh thần, niềm tin, v.v Ví dụ [98, 13]:
I think // that John FELL ASLEEP (Tôi nghĩ John ngủ gật.)
TOP FOC
1.2.1.5 Giá trị chân thực
Nhìn chung, giá trị chân thực hay chân ngụy là phạm trù lo-gic liên quan đến việcxác nhận tính đúng (true-T)/ sai (false-F) của một phát ngôn hoặc một nhận định Ví dụ: -
Nhận định “2 + 3 = 5”' có giá trị đúng nhưng “2 + 2 = 5” là sai (F) [122], [123], [124]
Trên bình diện ngữ dụng, giá trị chân thực biểu thị thông tin về chủ đề đối với mộtphát ngôn hay nhận định trong ngữ cảnh cụ thể; và như vậy, thông tin có thể đúng hoặcsai, và đôi lúc có tính tương đối theo quan sát trực giác Chẳng hạn:
Subordinate clause (mệnh đề phụ)
Not presupposed
(không biết trước)
Trang 11The King of France is bald (Vua nước Pháp hói đầu.)
là sai nếu được xác định là câu trả lời của câu hỏi “ What is the King of France like?” tạithời điểm được cho là nước Pháp không có vua [99, 23]
Hay: Mary is a man (Mary là một người đàn ông.) là sai theo quan sát trực giác [102]
(i) mỗi câu chỉ có một CĐ chính vì CĐ là cơ sở để đánh giá câu.
(ii) CĐ luôn được biết trước
1.2.1.8 Kết cấu vị ngữ
Kết cấu vị ngữ được tácgiả vi như “sợi dây” thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa
CĐ với thành phần vị ngữ của câu, đồng thời góp phần xác định và đánh giá giá trị chânthực của câu [98], [102]
1.2.2 Cấu trúc tiêu điểm thông tin theo quan điểm của Nomi E Shir
Nomi E Shir quan tâm đến vị trí và tác động của cả hai thành tố CĐ và TĐ trong việc xác lập các mô hình CTTĐ Theo đó, tác giả đề xuất hai mô hình CTTĐ gồm
CTTĐ chính và CTTĐ phụ
1.2.2.1 Cấu trúc tiêu điểm chính
Gồm năm cấu trúc cụ thể, vận dụng trong miêu tả câu đơn hoặc mệnh đề chínhtrong câu phức, cụ thể như sau [98, 32-33]:
a CĐ chính - TĐ vị ngữ
Ví dụ: What did the children do? (Những đứa trẻ đã làm gì?)
- [The children]TOP [ate the candy.] FOC (Những đứa trẻ ăn kẹo.)
Trang 12b CĐ chính - TĐ câu
Ví dụ: What happened to the candy? (Kẹo sao?)
- TOPi [The children ate [the candy]i ]FOC (Những đứa trẻ đã ăn kẹo rồi.)
c CĐ chính - TĐ bổ ngữ
Ví dụ: What did the children eat? (Những đứa trẻ đã ăn gì?)
- [The children]TOP ate [the candy]FOC (Những đứa trẻ đã ăn kẹo.)
d CĐ chính - TĐ chủ ngữ
- [TOPi [[The children]FOC ate [the candy]i] (Những đứa trẻ đã ăn kẹo.)
e CĐ lâm thời - TĐ câu
- sTOPt [The children ate the candy.]FOC (Những đứa trẻ đã ăn kẹo)
1.2.2.2 Cấu trúc tiêu điểm phụ
Nomi E Shir đề xuất CTTĐ phụ nhằm miêu tả mệnh đề còn lại trong câu mệnh đề phụ và các trường hợp khác có liên quan đến chủ ngữ phức Tác giả chỉ ra một sốtrường hợp điển hình như: CTTĐ phụ vận dụng trong miêu tả chủ ngữ có sự hiện diện củabất định từ hoặc có từ định lượng, và CTTĐ phụ trong câu phức
phức-1.2.3 Cơ sở lý thuyết của luận án
Rõ ràng là đã có nhiều nghiên cứu về cấu trúc câu trên bình diện thông báo Trong
đó, có thể thấy phạm vi nghiên cứu của Nomi E Shir mở rộng hơn K Lambretch và một
số nhà ngôn ngữ học trước đây
Cụ thể, tác giả đề cập khá chi tiết về khái niệm và vai trò của các yếu tố có tác độngđến tình trạng thông tin trong giao tiếp như: CĐ chính, CĐ lâm thời, các loại TĐ, giá trịchân thực của câu, kết cấu chủ-vị, hộp thông tin Bộ máy khái niệm này sẽ được chúng tôilàm cơ sở để ứng dụng vào miêu tả câu phủ định trong tiếng Anh Đồng thời, theo quan sátcủa chúng tôi, hình như lý thuyết của Nomi E Shir chưa được biết đến ở Việt Nam, do đó,chúng tôi sẽ vận dụng lý thuyết này làm cơ sở cho việc miêu tả CTTĐ câu phủ định tiếngViệt Sau đó, chúng tôi liên hệ đối sánh trên tất cả các bình diện đã xác định, chắc chắn sẽthu hoạch được nhiều điều lý thú và bổ ích
1.3 TIỂU KẾT
Chương 1 đã đúc kết quan điểm về việc tạo lập và miêu tả mô hình CTTĐ câu củacác nhà ngôn ngữ, trong đó chúng tôi đặc biệt chú ý đến quan điểm của hai tác giả K.Lambretch và Nomi E Shir với những thành tựu nghiên cứu nổi bật về vấn đề này Theo
Trang 13đó, Nomi E Shir đã thể hiện những kết quả có tính bao quát và đầy đủ hơn Cụ thể, tác giả
đã chỉ ra mô hình CTTĐ chính và CTTĐ phụ Trong đó, mô hình CTTĐ chính có năm cấu
trúc cụ thể và mô hình CTTĐ phụ được miêu tả trong mối tương quan với bất định từ a/
an, từ định lượng, câu phức, CTTĐ phụ giới hạn và CTTĐ chuyển tác Mô hình CTTĐ
chính được vận dụng chủ yếu trong miêu tả câu đơn hoặc mệnh đề chính trong câu phức
và CTTĐ phụ đuợc vận dụng trong miêu tả mệnh đề phụ
Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã tổng kết được lý thuyết của tác giả về những yếu tố
có liên quan đến việc miêu tả CTTĐ như: kiến thức nền, TGĐ, ngữ cảnh, hộp thông tin,các loại CĐ, các loại TĐ và khái niệm về kết cấu vị ngữ cũng như giá trị chân thực củacâu Trong đó, khác với K Lambretch, thành tố CĐ gồm CĐ chính, và CĐ lâm thời đượctác giả quan tâm và xác định vai trò quan yếu đối với việc xác lập CTTĐ cũng như đánhgiá giá trị chân thực của câu
Những hiểu biết bên trên, theo chúng tôi là rất quan trọng, có thể dùng làm bộ máykhái niệm, xuất phát điểm để ứng dụng vào miêu tả câu trong tiếng Anh, cụ thể là câu phủđịnh Từ đó, có thể dùng kết quả này để đối sánh với câu phủ định trong tiếng Việt nhằmtìm ra sự tương đồng và khác biệt trên nhiều phương diện, nhất là về đối dịch
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM THÔNG TIN CỦA CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG ANH
2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG ANH
2.1.1 Khái niệm về câu phủ định tiếng Anh
2.1.1.1 Phạm trù phủ định
Về cơ bản, phạm trù phủ định gắn liền với quá trình giao tiếp, hoạt động nhận thứccủa con người, và cũng là phạm trù nhận thức của quá trình tư duy và cũng là sự đối lập củaphạm trù khẳng định
2.1.1.2 Câu phủ định
Các nhà ngôn ngữ có thể nhìn câu phủ định từ nhiều góc độ khác nhau nhưng cơbản đều có cùng quan điểm về chức năng của câu phủ định là để diễn đạt nội dung khôngđúng với sự thật, được thể hiện trong sự tương quan với câu khẳng định về hình thức Vềmặt ngữ nghĩa, câu phủ định có tác dụng làm thay đổi giá trị chân thực của mệnh đề và códấu hiệu nhận biết là các TPĐ, ngữ đoạn phủ định, v.v
2.1.2 Phân loại câu phủ định tiếng Anh
Quan điểm của luận án về phân loại câu phủ định, gồm: câu phủ định toàn bộ, câuphủ định thành phần, câu phủ định khác (gồm câu phủ định siêu ngôn ngữ, câu phủ định