1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cấu trúc tiêu điểm thông tin trong câu tiếng việt

24 698 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 319,61 KB

Nội dung

1 DẪN LUẬN 01. Lý do chọn đề tài Là đối tượng nghiên cứu của ngữ dụng học, cấu trúc thông tin (CTTT), tiêu điểm (TĐ) thông tin và đặc biệt là cấu trúc tiêu điểm (CTTĐ) đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ giới ngôn ngữ học trên thế giới và đã được nghiên cứu từ nhiều bình diện ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt nam cho đến nay vẫn ch ưa có một công trình chuyên biệt nào, ngoại trừ một vài khảo cứu về ngữ pháp, ngữ nghĩa hay giản yếu dụng học, đề cập ở mức độ sơ lược về vấn đề này. Bên cạnh đó, bộ máy khái niệm tương ứng hầu như được hiểu ở mỗi người một cách. Vì thế, với những kết quả nghiên cứu về CTTT trên cứ liệ u tiếng Anh, luận án muốn tìm hiểu về CTTT và vấn đề TĐ trong tiếng Việt trên nền tảng là câu dưới ảnh hưởng của những yếu tố ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp, đối sánh với tiếng Anh. 0.2 Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là tìm hiểu mối quan hệ giữa CTTT, sự phân bố TĐ và CTTĐ với hình thức cú pháp của câu, khảo sát CTTĐ của câu ở dạ ng điển thể và biến thể dưới tác động của các yếu tố ngôn ngữ như ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng-ngữ nghĩa. 0.3 Đối tượng nghiên cứu Trọng tâm nghiên cứu của luận án là nhận diện, miêu tả và phân tích các kiểu CTTĐ trong một số loại câu có những tổ chức cú pháp và cơ cấu thông tin khác nhau, cũng như sự biến đổi về trạng thái, tính chất và qui mô TĐ do những tác động của các phương tiện ngôn ngữ khác nhau trong tiếng Việt và tiếng Anh. 0.4 Phạm vi nghiên cứu a) Dựa trên những tiền đề lý thuyết về CTTT nói chung và mô hình các kiểu CTTĐ của K.Lambrecth 1994, luận án khảo sát cơ cấu thông tin trong câu tiếng Việt ở những kiểu câu đơn, đồng thời quan sát sự biến đổi về tính chất TĐ và qui mô CTTĐ trong một số biến thể cú pháp tình 2 thái như (i) câu có trật tự từ đảo, (ii) câu có cấu trúc Đề-Thuyết với Đề tương phản, (iii) câu có các vế triển khai dưới ảnh hưởng và tác động của các yếu tố ngôn ngữ có sự tham gia của các yếu tố khác ngoài ngôn ngữ. b) Khi so sánh, luận án chú ý thích đáng đến loại hình ngôn ngữ của tiếng Việt và tiếng Anh làm cơ sở để chỉ ra những tương đồng, dị biệt của nhữ ng phương tiện ngôn ngữ trong vai trò chỉ xuất và đánh dấu TĐ, cũng như chỉ ra những sự chênh biệt tất yếu về cấu trúc cú pháp, cơ cấu từ vựng, qui mô CTTĐ và những phương tiện thay thế khi thực hiện đối dịch giữa hai ngôn ngữ này. 0.5 Lịch sử vấn đề Ở thời kỳ sơ khởi, CTTT được đề cập qua lý thuyết Phân đo ạn thực tại câu của V. Mathesius (1929) - trường phái Prague - và các học trò của ông, với những khái niệm cái đã biết (known) và cái chưa biết (unknown), cái chưa biết là hạt nhân/tiêu điểm (nuclear/focus ứng với hai thành phần chức năng Chủ Đề (Theme) và Thuật Đề (Rheme) của câu. M.A.K.Halliday 1967 dựa trên cơ sở quan điểm chức năng của trường phái Prague tiếp tục nghiên cứu v ề CTTT. Từ đó đến nay, CTTT đã được tiếp cận từ nhiều bình diện ngôn ngữ khác nhau, từ ngữ âm, ngữ pháp, đến từ vựng- ngữ nghĩa, v.v. trong mối quan hệ với nhiều yếu tố ngoài ngôn ngữ như ngữ cảnh, tiền giả định, kiến thức nền, tâm lý, văn hóa …, hình thành nên một hệ thống các khái niệm với nhiều cách lý giải khác nhau, ví dụ: Tiền giả định-Tiêu điểm (Presupposition-Focus), Chủ đề-Tiêu điểm (Topic-Focus), Tiền đề-Tiêu điểm (background- Focus), v.v, trong đó TĐ là trọng tâm nghiên cứu. Nghiên cứu về CTTĐ là sự nghiên cứu về cách thức tổ chức và phân bố TĐ trong câu trong những ngữ cảnh giao tiếp khác nhau. Bên cạnh việc xây dựng một bộ máy khái niệm dựa vào sự lưỡng phân đơn vị thông tin trong CTTT, các nhà ngôn ngữ học còn quan tâm đến sự biến thiên về độ lớn, kích cỡ của TĐ và lấy đó làm tiêu chí xác định qui mô và kiểu loại CTTĐ. 3 K.Lambrecht 1994 đã mô hình hóa CTTĐ bằng các kiểu cấu trúc khác nhau dựa vào nhiệm vụ giao tiếp và qui mô thông tin TĐ. Các kiểu cấu trúc TĐ của Lambrecht là cơ sở lý thuyết để luận án áp dụng khảo sát và đối sánh CTTĐ giữa tiếng Việt và tiếng Anh. 0.6 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 0.6.1 Phương pháp nghiên cứu a) Cách tiếp cận của luận án dựa vào hai phương pháp chính: - Phương pháp phân tích ngữ cảnh: bao gồ m ngữ cảnh hẹp có sự tương tác giữa thông tin và các yếu tố ngôn ngữ và ngữ cảnh rộng liên quan đến tình huống bên ngoài. - Phương pháp so sánh-đối chiếu: dựa vào các yếu tố hình thức cùng cấp độ ngữ cảnh và những đặc trưng loại hình ngôn ngữ để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt về hình thức biểu hiện và nội dung ngữ nghĩa, đặc biệt là nội dung tình thái. b) Sau mỗi phân tích ngữ liệu, những kết luận sơ bộ được đưa ra và được mô hình hóa bằng những sơ đồ, bảng biểu. Sau một loạt phân tích sẽ đi đến tổng kết cho một mô hình chung nhất. 0.6.2 Nguồn ngữ liệu Ngữ liệu được sưu tập từ các nguồn ngôn ngữ trong hành chức, bao gồm: lời nói trong sinh hoạt hàng ngày; trích dẫn từ các tác phẩm văn học, các loạ i từ điển, các tài liệu khảo cứu, tiếng Việt, tiếng Anh. Tất cả các dẫn chứng được luận án đánh số theo từng chương và có dẫn nguồn cụ thể. 0.7 Ý nghĩa khoa học của đề tài 0.7.1 Ý nghĩa khoa học Về mặt lý thuyết, luận án bước đầu xác lập được một đối tượng nghiên cứu mới cho bộ môn Dụng học Việt ngữ - nghiên cứu về CTTT và TĐ thông tin, đối tượng vốn còn tương đối xa lạ với nhiều người. Luận án một mặt khẳng định được tính chất phổ niệm về CTTĐ thông tin từ một số tiền đề lý thuyết mà các nhà ngôn ngữ học châu Âu đã xác lập, mặt khác cũng đã chỉ ra được tính chất đặc thù của tiếng Việt. 4 0.7.2 Ý nghĩa thực tiễn CTTT vốn thuộc lĩnh vực ngữ nghĩa - ngữ dụng nên việc nghiên cứu vấn đề này rất hữu ích trong thực tế giảng dạy và học tiếng Việt cũng như tiếng Anh; cho những người công tác trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và dịch thuật. 0.8 Bố cục luận án Ngoài phần Dẫn luận, Kết luận, và 5 Phụ lục, phần chính văn c ủa luận án có tất cả 4 chương: Chương 1 : Tổng quan về cấu trúc thông tin, tiêu điểm và cấu trúc tiêu điểm; Chương 2 và 3 : Cấu trúc tiêu điểm và ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng-ngữ nghĩa trong việc chỉ xuất, đánh dấu tiêu điểm trong câu tiếng Việt và tiếng Anh; Chương 4 : So sánh cấu trúc tiêu điểm dưới tác động của ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng-ngữ nghĩa trong câu tiếng Việt và tiếng Anh. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC THÔNG TIN, TIÊU ĐIỂM VÀ CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM 1.1 Cấu trúc thông tin, các thành tố của đơn vị thông tin và những yếu tố tác động đến tình trạng thông tin 1.1.1 CTTT là sự mã hóa các bộ phận cú pháp của câu thành những thành tố thông tin theo một tổ chức nhất định dùng trong những bối cảnh giao tiếp cụ thể. 1.1.2 Thông tin cũ- thông tin mới là hai thành tố tạo nên một đơn vị thông tin liên hệ với nhau theo một tổ chức nhất định tạo nên CTTT. Theo cách hiểu truyền th ống, thông tin cũ (TTC) là điều người nói và người nghe cùng biết do sự hiện hữu của đối tượng hoặc được tri nhận thông qua ngữ cảnh, hoặc đã được đề cập đến trong ngôn cảnh-văn cảnh; thông tin mới (TTM) là điều mà người nói cho là người nghe chưa biết, hoặc là không khôi phục lại được từ ngữ cảnh. Trật tự kinh điển trong một đơn vị thông tin là: TTC đứng trước, TTM đứng sau, với TTM là 5 TĐ thông báo. Trật tự cũ-mới này thường được cho là trùng hợp với trật tự của cấu trúc chức năng Đề-Thuyết của câu. 1.1.3 Ngữ cảnh, tiền giả định, kiến thức nền và tình trạng thông tin. Tình trạng cũ, mới của thông tin chịu ảnh hưởng rất lớn từ ngữ cảnh, tiền giả định (TGĐ), kiến thức n ền và tâm lý người giao tiếp. Do đó tính chất cũ, mới của thông tin chỉ mang tính tương đối. Cần phân biệt tính chất cũ, mới của thông tin (i) trong bản thân diễn ngôn (từ phía người nói) và (ii) trong sự tương tác giữa thông tin với sự hiểu biết chung và tâm lý người nghe. Người nói có thể ấn định thông tin cũ và mới, nhưng trong ngữ cảnh cụ thể, việc xử lý thông tin lại tùy thuộ c người nghe. Hiện tượng tâm lý này làm xuất hiện một lớp thông tin phái sinh, trong đó câu hoặc chỉ còn toàn TTM, ranh giới cũ-mới bị triệt tiêu; hoặc nảy sinh một lớp thông tin mang tính luận suy gọi là thông tin hàm ẩn. Rõ ràng, nhiều khi cái mới là cả một câu, ranh giới cũ-mới không phải lúc nào cũng trùng với ranh giới Đề-Thuyết. 1.2 Vấn đề tiêu điểm thông tin 1.2.1 Tiêu điểm Bất kể thông tin nào dù là mới hay cũ, nếu quan trọng thì đều mang tính TĐ, một khi mang tính TĐ thì thông tin đó được coi là mới. TĐ là yếu tố được nêu bật lên bằng một hay vài phương thức ngôn ngữ nhất định, đối lập nó với những yếu tố có thể thay thế nó trên trục đối vị trong biểu thức ngôn ngữ đang dùng, trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ th ể. TĐ có thể là một yếu tố đơn lẻ, có thể là một ngữ đoạn, một cú đoạn, hay rộng hơn, có thể là cả một câu. TĐ có thể xác định qua con đường hỏi-đáp hoặc qua phân đoạn thực tại của câu dựa vào ngữ cảnh giao tiếp hay văn cảnh trong diễn ngôn. 1.2.2 Các loại tiêu điểm: tiêu điểm thông tin mới và tiêu điểm tương ph ản Căn cứ vào tính chất và mục đích thông báo, TĐ có thể lược qui về hai loại: Tiêu điểm thông tin mới (TĐTTM) và Tiêu điểm tương phản (TĐTP). TĐTTM mang thông báo mới nằm trên phần TTM; TĐTP là 6 thông tin có tính đối lập tương phản với một yếu tố khác trong văn bản, hay ở đâu đó ngoài văn bản, được nêu bật lên bằng một phương thức ngôn ngữ nhất định. TĐTP có thể nằm trên bất kỳ phần nào của câu, trên TTC cũng như trên TTM. TĐTTM có thể mang cả TĐTP. 1.3 Cấu trúc tiêu điểm thông tin 1.3.1 Các kiểu CTTĐ của K.Lambrecht và hệ thuật ngữ Dự a trên tiêu chí qui mô của vùng TĐ gắn với chức năng giao tiếp cụ thể, K.Lambrecht 1994 đã đề xuất ba kiểu CTTĐ: (i) Vị ngữ-tiêu điểm (Predicate focus) dùng thuyết minh chủ đề; (ii) Câu-tiêu điểm (Sentence focus) mô tả sự kiện hay qui chiếu diễn ngôn mới; và (iii) Tham tố-tiêu điểm (Argument focus) xác định rõ đối tượng qui chiếu. Hai kiểu cấu trúc đầu thuộc loại CTTĐ rộng, còn kiể u Tham tố-Tiêu điểm (TTTĐ) thuộc loại CTTĐ hẹp và luận án đề nghị thay dùng bằng thuật ngữ Tiêu điểm bộ phận (TĐBP) cho phù hợp với đối tượng khảo sát. Thông tin TĐ nằm trong vùng TĐ. Mỗi vùng TĐ được giới hạn trong một vùng cú pháp nhất định của câu trong đó gồm thành tố TĐ thực và những đơn vị có quan hệ ngữ pháp với nó. Trong m ỗi kiểu cấu trúc, sự phân bố TĐ rất khác nhau. Bảng 1.1: Sơ đồ phân bố TĐ của Lambrecht trong các kiểu CTTĐ Loại TĐ Tham tố nằm trong TĐ Vị ngữ nằm trong TĐ VnTĐ - + CâuTĐ + + TTTĐ (TĐBP) + - 1.3.2 Quan điểm của luận án Luận án đề nghị thay thuật ngữ Tham tố-tiêu điểm bằng thuật ngữ Tiêu điểm bộ phận (TĐBP) để tiện cho việc mô tả: (i) làm rõ tính đối lập giữa TĐ rộng và TĐ hẹp, giữa TĐ tập hợp và TĐ bộ phận; (ii) để mở rộng đối tượng khảo sát đến TĐ mang tính chất nhấn mạnh, tương phản, chẳng hạn như TĐTP “hôm nay” trong ví dụ: “Hôm qua là 2-9. – Đâu có, hôm nay mới là 2-9”; (iii) và sự chuyển vị lâm thời TĐ sang phụ từ, 7 hư từ khi chúng mang trọng âm tương phản hoặc gánh nặng thông tin tình thái, như từ “vẫn” trong ví dụ: “Cậu vẫn còn học à? – Vẫn đâu mà vẫn”. Trong khi đó K.Lambrecht lại gạt bỏ những hiện tượng này ra khỏi khảo sát, hoặc do ông không xét tới hiện tượng này trong cấu trúc câu, hoặc do ông quan niệm đây là “hàm ý hội thoại” thể hiện ở hoạt biến trọng âm. 1.4 Về CTTĐ trong câu đơn tiếng Việt Trong mục này, luận án khảo sát các kiểu CTTĐ trong khuôn khổ câu đơn của tiếng Việt trên hai phương diện: cơ cấu thông tin trong CTTĐ và vấn đề trọng âm trong ngôn bản có hình thức là câu đơn. Mỗi kiểu CTTĐ ngoài sự khác biệt về cơ cấu thông tin, còn có sự tác động của trọng âm TĐ. Trong ba kiểu cấu trúc, vai trò của trọng âm trong cấu trúc TĐBP có phần rõ ràng hơn cả do phạm vi cấu trúc nhỏ gọn, khó xảy ra hiện tượng chuyển vị như ở hai kiểu cấu trúc CâuTĐ và VnTĐ. Dưới đây là mô hình các kiểu CTTĐ cơ bản trong tiếng Việt (LA: bảng 1.3, 1.4, 1.5), những từ gạch dưới là những yếu tố mang trọng âm TĐ: Cô ấy trông thế nào? Cô ấy rất xinh đẹp. Cô ấy Tao rất xinh đẹp. cấm mày đến đó. TGĐ TĐ (VnTĐ) Sao thế? Cái xe của tôi bị hỏng. Cái xe của tôi Nhà sạch bị hỏng. thì mát . TGĐ-TĐTP TĐTTM-TĐTP CâuTĐ Con đọc gì đấy? Con đọc sách. Con đọc Nó đậu sách. những ba trường đại học cơ đấy. TGĐ TĐ (TĐBP) 8 1.5 Việc đánh dấu TĐ và CTTĐ Việc đánh dấu TĐ trong câu tạo nên thế đối lập giữa trạng thái tĩnh và động của thông tin, mang đến một ý nghĩa ngữ dụng nào đó cho phát ngôn. Khi được đánh dấu, tính chất và qui mô của TĐ sẽ có sự thay đổi: một TĐTTM, nếu có đánh dấu, nó sẽ vừa mang tính chất của TĐTTM, vừa mang cả đặc tính của T ĐTP, hoặc sẽ trở thành TĐTP; TTC khi được đánh dấu đều mang TĐTP. Với hai TĐ trên hai vế, qui mô CTTĐ của câu sẽ là CâuTĐ. Phương tiện dùng để đánh dấu TĐ bao gồm: (i) ngôn điệu (ngữ điệu và trọng âm cường điệu), (ii) cú pháp (trật tự từ, cấu trúc Đề- Thuyết có Đề tương phản, cấu trúc triển khai, …), và (iii) từ ng ữ tình thái. CHƯƠNG 2 CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM VÀ NGỮ PHÁP, NGỮ ÂM, TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA TRONG VIỆC CHỈ XUẤT, ĐÁNH DẤU TIÊU ĐIỂM TRONG CÂU TIẾNG VIỆT 2.1 CTTĐ trong một số biến thể cú pháp tiếng Việt 2.1.1 CTTT và hình thức câu Hình thức ngữ pháp của câu được coi là phương tiện để định vị thông tin cũng như là cơ sở hiển minh hóa TĐ thông tin và CTTĐ. Tùy từng hoàn cảnh và tâm thế người giao tiếp sẽ có những cơ cấu cú pháp thích hợp được lựa chọn. Về quan hệ giữa hình thức câu và CTTT, Lambrecht 1994 xác định: “Cấu trúc thông tin là bộ phậ n cấu thành của ngữ pháp câu. Ở đó, các mệnh đề biểu thị các sự tình được kết đôi với các cấu trúc từ vựng ngữ pháp, thể hiện các trạng thái tâm lý của những người đối thoại - những người sử dụng và thể hiện những cấu trúc này như những đơn vị thông tin, trong những ngữ cảnh diễn ngôn nhất định” [Lambrecht, 1994:5]. Để tìm hiểu mối quan h ệ và tác động của cú pháp đến CTTT, luận án đã khảo sát CTTĐ trong một số kết cấu cú pháp tình thái điển hình 9 của tiếng Việt như (i) câu có trật tự từ ngữ đảo; (ii) câu có quan hệ Đề- Thuyết có Đề tương phản (Đề TP) và (ii) các cấu trúc triển khai. 2.1.2 CTTĐ trong câu có trật tự từ đảo và câu có cấu trúc Đề- Thuyết với Đề tương phản 2.1.2.1 CTTĐ trong câu có trật tự từ đảo Bất cứ sự thay đổi trật tự nào của các thành phần cú pháp câu cũng dẫn đến sự thay đổi một khía cạnh tình thái nào đó của nội dung thông báo, khiến cho tính chất và qui mô của CTTĐ có những thay đổi nhất định. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, trật tự đảo Vị ngữ-Chủ ngữ (V-C)/ Thuyết- Đề (T-Đ) điển hình như: “Chết mất ba con gà; Đẹp biết bao những lời chân thực ấy” không làm thay đổi ý nghĩa cũng như thành phần câu nhưng màu s ắc tình thái đã không còn như cũ. Khi đảo vị, các thành phần cú pháp được đánh dấu bất thường, đều mang TĐTP. Với hai TĐ trên hai vế, câu sẽ có cấu trúc CâuTĐ. 2.1.2.2 CTTĐ ở câu Đề-Thuyết với Đề tương phản trong tiếng Việt Trong cấu trúc Đề-Thuyết, khi Đề được đánh dấu, nó mang TĐTP trở thành Đề TP. Đề TP liên quan đến trật tự từ đảo là Bổ đề và Trạng Đề. Câu có Đề TP luôn luôn có cấu trúc CâuTĐ. a) Bổ đề TP là loại Đề được đánh dấu do bổ tố của vị từ hay giới từ (xét theo quan hệ nghĩa sâu) được đưa lên đầu câu, vị trí được coi là đánh dấu đối với bộ phận này. Với hai TĐ trên hai vế Đề và Thuyết, loại câu này luôn có cấu trúc câuTĐ. Ví dụ: “Thư tôi đã viết/ Nhà bà ấy có hàng dãy ở khắp các phố”. b) Trạng đề TP được giới hạn xét trong luận án bao gồm: - Khung đề trong câu có trật tự Đ-T cố định, mang tính đặc thù của tiếng Việt, kiểu: “Mai tôi đi”; Ở đây mát lắm; Cá quả mà nấu với khế thì rất ngon; Ghét của nào trời trao của ấy,…”. - Khung đề được tạo thành từ một số Trạng ngữ có khả năng đảo vị, như: “Chúng tôi đi được một đoạn đường dài trong ba ngày; Trong ba ngày, chúng tôi đi được một đoạn đường dài”; 10 - Khung đề làm thành từ những ngữ đoạn, cú đoạn Trạng ngữ điều kiện, thời gian, địa điểm, cách thức, nhượng bộ,… Ví dụ: “Làm người , ta phải biết phân biệt đúng sai; Khi nào nó đến anh nhớ bảo tôi” … Những ngữ đoạn, cú đoạn Trạng ngữ có trật tự linh hoạt khi được đưa lên đầu câu hay xuống cuối câu, tuy không làm nghĩa cơ bản của câu thay đổi nhưng đều khiến cơ cấu thông tin ngữ dụng (TTC-TTM/ TGĐ-TĐ) thay đổi. 2.1.3 CTTĐ ở câu có cấu trúc triển khai trong tiếng Việt Triển khai là việc phát triển cấu trúc về hướng bên phải hay bên trái của câu. Bi ểu thức triển khai có tác dụng khoanh vùng xác định cho một bộ phận cụ thể của câu với mục đích nhấn mạnh hay tạo thế đối lập cho bộ phận này. Nếu phần chứa bộ phận được triển khai trên phần Đề, thì đó là triển khai trái, có tác dụng TĐ hóa thông tin trên phần Đề và làm cho Đề đó trở thành Đề TP. Nếu phần được triển khai đứng sau vị từ, trên ph ần Thuyết, thì đó là triển khai phải, có tác dụng đánh dấu khu biệt, làm tăng tính tương phản cho TĐTTM. Câu có triển khai phần Đề luôn có cấu trúc câuTĐ do có hai TĐ trên cả Đề và Thuyết. Phần triển khai có thể là một (i) ngữ đoạn hay một cú đoạn định ngữ, ví dụ “Điều anh lo sợ là hai đứa con anh rất quí cu Linh”; (ii) cấu trúc có các chỉ tố hồi chỉ, ví dụ:“Một người vừa vào. Đấy là một người trạc 50 tuổi”; hoặc (iii) những bậc đề-thuyết con, vốn rất đặc trưng trong khẩu ngữ tiếng Việt, ví dụ (dấu // , / và ( ) dùng để phân đoạn các bậc Đ-T và đ-t: “Tôi // (thì) dạo này ( ) con cái đi làm cả / phải thổi cơm lấy mà ăn”. 2.2 Vai trò của ngữ điệu-trọng âm trong chỉ xuất và đánh dấu TĐ trong câu tiếng Việt Trọng âm và ngữ điệu là hiện tượng ngôn điệu, không tách rời hoạt động nói năng. 2.2.1 Trọng âm có cả chức năng ngữ pháp và ngữ dụng. Trọng âm ngữ dụng là loại trọng âm cường điệu (hay trọng âm logic, trọng âm TĐ). [...]... ĐÁNH DẤU TIÊU ĐIỂM TRONG CÂU TIẾNG ANH 3.1 CTTĐ trong một số biến thể cú pháp tiếng Anh CTTĐ và cú pháp đánh dấu tình thái trong tiếng Anh được luận án xem xét trên một số biến thể câu như: (i) câu có trật tự từ ngữ đảo có Đề TP, và (ii) các kiểu cấu trúc triển khai 3.1.1 CTTĐ trong câu có trật tự từ đảo và Đề TP trong câu tiếng Anh 3.1.1.1 Vấn đề trật tự từ và Đề TP trong tiếng Anh Trong tiếng Anh,... phân tích tỷ mỉ về CTTĐ trong câu tiếng Việt, khảo sát và so sánh những phương tiện đánh dấu TĐ trong câu tiếng Việt và tiếng Anh, luận án Cấu trúc tiêu điểm trong câu tiếng Việt và tiếng Anh” đã có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn sau đây 1 Về mặt lý luận, luận án đã có một cái nhìn mới, một kiến giải mở rộng về tính chất mới của thông tin, với quan niệm: bất kể thông tin nào dù là mới hay... CTTĐ ở các câu triển khai phần Đề luôn là CâuTĐ 4.2.2.1 Những điểm khác biệt Tiếng Việt không có hình thức cấu trúc it-cleft, ý nghĩa tương đương với cấu trúc này của tiếng Anh trong tiếng Việt thường được biểu thị bằng từ ngữ công cụ (chính, chính…mới, chính…mà, …) Ngoài ra, do đặc thù của mình, tiếng Việt còn có kiểu triển khai bằng những cấu trúc đề-thuyết nhỏ trong câu không tìm thấy trong tiếng Anh... song các yếu tố trong (i) nội bộ một ngữ, (ii) giữa ngữ đoạn với ngữ đoạn, (iii) hoặc giữa cú đoạn với cú đoạn CTTĐ trong câu đánh dấu phức luôn có cấu trúc CâuTĐ CTTĐ của câu tùy thuộc vào vị trí xuất hiện của TNTT và tầm tác động của nó đối với các bộ phận từ ngữ trong câu CHƯƠNG 4 SO SÁNH CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA NGỮ PHÁP, NGỮ ÂM, TỪ VỰNG-NGỮ NGHĨA TRONG CÂU TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 18 4.1... (iii) Không có sự hoàn toàn tương đương giữa câu nguồn và câu đích trong đối dịch về trật tự các thành phần cú pháp; về số lượng từ ngữ trong cấu trúc; về qui mô CTTĐ giữa câu nguồn và câu đích, đặc biệt ở một số biến thể cú pháp có cấu trúc đảo 4.2.2 So sánh các biến thể cú pháp có cấu trúc triển khai 4.2.2.1 Những điểm tương đồng Cấu trúc triển khai trong tiếng Việt và Anh về cơ bản tương đồng về chức... trong một số kết cấu lỏng và kết cấu chặt; tính chất TĐ và qui mô CTTĐ trong những cấu trúc C-V đảo; (ii) vấn đề Đề-Thuyết với một số cấu trúc C-V đảo ở hai ngôn ngữ và những chênh biệt về cơ cấu và qui mô CTTĐ giữa các câu ở ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích trong đối dịch 4.2.1.1 Những điểm tương đồng Sự tương đồng trong những biến thể cú pháp thể hiện ở những điểm sau: - Tương đồng về CTTĐ trong câu. .. stood” - Trạng đề là các cấu trúc Đề-Thuyết có tính cố định hoặc có tính thành ngữ: “The harder you exercise,// the better you’ll feel; Out of sight, // out of mind” Câu có Đề TP luôn có cấu trúc CâuTĐ 3.1.2 CTTĐ ở câu có cấu trúc triển khai trong tiếng Anh Tiếng Anh có 4 kiểu cấu trúc triển khai tiêu biểu: (i) it-clefts, ví dụ: “It was Ted who broke the news to me [Chính Ted tiết lộ tin này cho tôi]; It... điệu-trọng âm trong vai trò đánh dấu TĐ 4.4.1 Những điểm tương đồng Những điểm tương đồng về phương thức này thể hiện ở (i) chức năng ngữ dụng, bao gồm nhóm gói thông tin, tiêu điểm hóa thông tin bằng trọng âm cường điệu (nhấn mạnh và TP), và cung cấp thông tin hàm ẩn qua ngữ điệu tình thái; và (ii) khả năng tác động làm thay đổi tính chất của TĐ thông tin 4.4.2 Những điểm khác biệt Điểm khác biệt... song các yếu tố trong nội bộ một ngữ; giữa ngữ đoạn với ngữ đoạn; hoặc giữa cú đoạn với cú đoạn Trong các câu có TNTT phức, TĐ dù nằm ở phần nào của câu cũng đều mang 13 TĐTP Câu luôn có cấu trúc CâuTĐ Ví dụ: “Cả đất lẫn nhà, bán rẻ cũng phải được năm sáu trăm bạc (CâuTĐ); Con gái thì người ta đều gọi là cô (CâuTĐ)” CHƯƠNG 3 CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM VÀ NGỮ PHÁP, NGỮ ÂM, TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA TRONG VIỆC CHỈ... về ý nghĩa thông báo 3.2.2 Ngữ điệu 3.2.2.1 Về hệ thống ngữ điệu trong tiếng Anh Đường nét ngữ điệu (tuyến điệu) trong ngữ điệu tiếng Anh có tác dụng phản ánh trạng thái thông tin trong câu, nó có tính chất tương đối cố định, do đó hướng di chuyển lên hay xuống của tuyến điệu của ngữ điệu ở thành tố mang trọng âm và khu vực xung quanh nói lên được rất nhiều về tình trạng thông tin và thông tin TĐ Các . về cấu trúc thông tin, tiêu điểm và cấu trúc tiêu điểm; Chương 2 và 3 : Cấu trúc tiêu điểm và ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng-ngữ nghĩa trong việc chỉ xuất, đánh dấu tiêu điểm trong câu tiếng Việt. và tiếng Anh; Chương 4 : So sánh cấu trúc tiêu điểm dưới tác động của ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng-ngữ nghĩa trong câu tiếng Việt và tiếng Anh. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC THÔNG TIN, TIÊU. TIÊU ĐIỂM VÀ CẤU TRÚC TIÊU ĐIỂM 1.1 Cấu trúc thông tin, các thành tố của đơn vị thông tin và những yếu tố tác động đến tình trạng thông tin 1.1.1 CTTT là sự mã hóa các bộ phận cú pháp của câu

Ngày đăng: 07/11/2014, 17:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w