1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

So sánh đối chiếu phương thức danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt

222 1,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 222
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Bài luận văn tiến sĩ Ngữ văn gồm 222 trang, trang, bản đẹp, dễ dàng chỉnh sửa và tách trang làm tài liệu tham khảo. Nhằm tìm hiểu các phương thức danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt, qua đó đưa ra một bức tranh có tính so sánh đối chiếu những nét tương đồng và khác biệt có tính loại hình của hiện tượng này trong hai ngôn ngữ nói trên. Các kết quả nghiên cứu của công trình có thể góp phần bổ sung, hoàn thiện, hệ thống hóa phương thức và ngữ nghĩa của hiện tượng danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt, Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp miêu tả, phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu. Ngữ liệu khảo sát chủ yếu từ 18 tác phẩm văn học và truyện ngắn Anh Việt và từ báo chí cũng như ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Kết luận: Trong tiếng Anh, bản chất của danh hóa là tạo ra từ mới chủ yếu bằng phương thức phụ gia phụ tố. Trong tiếng Việt, trái lại, bản chất của phương thức danh hóa trong tiếng Việt là phương thức ghép từ. Về hình thức, các yếu tố danh hóa trong tiếng anh đa dạng, phong phú hơn trong tiếng Việt. Về mặt ngữ nghĩa, kết quả của các tổ hợp danh hóa trong tiếng Anh lại rõ ràng và dễ hiểu hơn tiếng Việt , dễ sử dụng vì có quy tắc rõ ràng còn trong tiếng Việt thì ngữ nghĩa lại phức tạp hơn, đòi hỏi người dùng phải tinh tế trong cách chọn các yếu tố danh hóa. Kết quả nghiên cứu đóng góp thêm về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn về hiện tượng danh hóa trong hai ngôn ngữ nhằm giúp người dạy và người học hai ngôn ngữ trên dễ dàng nắm bắt và sử dụng phương thức danh hóa một cách linh động hơn và tinh tế hơn.

Trang 1

NGUYỄN THỊ BÍCH NGOAN

TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

TP HỒ CHÍ MINH - 2016

Trang 2

NGUYỄN THỊ BÍCH NGOAN

TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu

Mã số: 62 22 01 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Tập thể hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Lê Trung Hoa

2 TS Nguyễn Thị Kiều Thu

Phản biện độc lập:

1 PGS TS Trần Thủy Vịnh

2 PGS.TS Phạm Văn Tình Phản biện:

Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Văn Hiệp Phản biện 2: PGS TS Trần Thủy Vịnh Phản biện 3: PGS.TS Dư Ngọc Ngân

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, nếu có bất kỳ sai phạm

nào tôi xin hoàn toàn ch ịu trách nhiệm

TP H ồ Chí Minh, ngày 9 tháng 8 năm 2016

NCS Nguy ễn Thị Bích Ngoan

Trang 4

Trong quá trình thực hiện đề tài “So sánh đối chiếu phương thức

danh hóa trong ti ếng Anh và tiếng Việt, tôi đã nhận được rất nhiều sự

giúp đỡ tạo điều kiện của lãnh đạo và chuyên viên phòng sau đại học, khoa văn học và ngôn ngữ của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tôi chân thành cảm ơn sự hỗ trợ đáng quý này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Trung Hoa,

TS Nguy ễn Thị Kiều Thu, Thầy Cô đã rất tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này.Thầy Cô không chỉ là người hướng dẫn mà còn là người đồng hành chia sẻ những khó khăn, trở ngại cùng tôi trong suốt thời gian làm luận án

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh, TS Trần Hoàng, PGS.TS Dư Ngọc Ngân, những Thầy Cô đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận án Tôi cũng xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô trong hội đồng và các Thầy phản biện đã có những góp ý quý báu giúp tôi sửa chữa, hoàn thiện luận án tốt hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án

Tác giả luận án

Nguy ễn Thị Bích Ngoan

Trang 5

M Ở ĐẦU Trang

0.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, lí do chọn đề tài 1

0.2 Mục đích, nhiệm vụ của luận án… 2

0.3 Lịch sử vấn đề 3

0.4 Phương pháp nghiên cứu, nguồn dữ liệu ……….13

0.5 Ý nghĩa của luận án 16

0.6 Bố cục của luận án 16

N ỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 18

1.1 Khái quát về danh từ, động từ, tính từ, danh ngữ, mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt 18

1.2 Hiện tượng chuyển loại trong tiếng Anh và tiếng Việt 33

1.3 Hiện tượng/phương thức danh hóa 38

Tiểu kết 45

Chương 2: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓA ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 46

2.1 Danh hóa động từ trong tiếng Anh 46

2.1.1 Phương thức danh hóa thêm phụ tố vào sau động từ 47

2.1.2 Danh hóa động từ không có sự biến đổi hình thái (không cần kết hợp yếu tố danh hóa) 63

2.1.3 Vận dụng phương thức danh hóa trong văn viết 64

2.2 Danh hóa động từ trong tiếng Việt 67

2.2.1 Danh hóa động từ bằng “sự, việc, cái, cuộc, nỗi, niềm, cơn, trận, chuy ến 67

2.2.2 Danh hóa bằng lượng từ hoặc không cần kết hợp yếu tố danh hóa 81

2.3 So sánh đối chiếu phương thức danh hóa động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt 84

2.3.1 Sự khác nhau giữa phương thức danh hóa động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt 84

Trang 6

Tiểu kết 90

Chương 3: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓA TÍNH TỪ TRONG TI ẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 92

3.1 Danh hóa tính t ừ trong tiếng Anh 92

3.1.1 Phương thức danh hóa tính từ trong tiếng Anh 92

3.1.2 Cấu trúc, ngữ nghĩa của tổ hợp danh hóa tính từ 93

3.1.2.1 Danh hóa tính từ với mạo từ “the” 96

3.1.2.2 Danh hóa tính từ bằng cách phái sinh tính từ 99

3.1.2.3 Danh hóa không cần kết hợp yếu tố danh hóa 103

3.2 Danh hóa tính t ừ trong tiếng Việt 105

3.2.1 Phương thức danh hóa tính từ trong tiếng Việt 105

3.2.2 Cấu trúc, ngữ nghĩa của tổ hợp danh hóa tính từ 107

3.2.2.1 Danh hóa tính từ với “cái” 107

3.2.2.2 Danh hóa tính từ với “sự” 109

3.2.2.3 Danh hóa tính từ với “vẻ, việc, điều, điềm, tính” 111

3.2.2.4 Danh hóa tính từ với lượng từ “những, mọi, một, bao/biết bao/nhiều” 112

3.1.2.5 Danh hóa không cần kết hợp yếu tố danh hóa 114

3.3 So sánh đối chiếu phương thức danh hóa tính từ trong ti ếng Anh và tiếng Việt 115

3.3.1 Sự khác nhau giữa phương thức danh hóa tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt 115

3.3.2 Sự giống nhau giữa phương thức danh hóa tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt 117

Tiểu kết 121

Chương 4: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓA MỆNH ĐỀ TRONG TI ẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 122

4.1 Danh hóa m ệnh đề trong tiếng Anh 122

4.1.1 Phương thức danh hóa 122

4.1.2 Cấu trúc, ngữ nghĩa của tổ hợp danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh 130

Trang 7

4.2 Danh hóa m ệnh đề trong tiếng Việt 140

4.2.1 Phương thức danh hóa 140

4.2.2 Cấu trúc, ngữ nghĩa của tổ hợp danh hóa mệnh đề 143

4.2.2.1 Danh hóa mệnh đề với “việc” 143

4.2.2.2 Danh hóa mệnh đề với “hiện tượng” 145

4.2.2.3 Danh hóa mệnh đề với “vụ, trường hợp, tình trạng” 146

4.2.2.4 Danh hóa mệnh đề bằng cách biến vị ngữ của mệnh đề thành danh ngữ hoặc định ngữ 147

4.3 So sánh đối chiếu phương thức danh hóa mệnh đề trong ti ếng Anh và tiếng Việt 148

4.3.1 Sự khác nhau giữa phương thức danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt 148

4.3.2 Sự giống nhau giữa phương thức danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt 150

Tiểu kết 153

K ết luận 154

Danh m ục tài liệu tham khảo 158

Ph ụ lục về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu 173

Trang 8

MỞ ĐẦU 0.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, lí do chọn đề tài

Trong các địa hạt từ vựng - ngữ nghĩa học, hình thái học và cú pháp học,

từ và chức năng của nó trong câu là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm, thu hút nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà ngữ học Ở địa hạt hình thái học

và cú pháp học, đối tượng này được nghiên cứu từ nhiều khía cạnh như cấu tạo từ, phân loại từ, các dạng thức của từ và các phạm trù ngữ pháp tương ứng

Đời sống ngày càng thay đổi, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ ngày càng gia tăng Để đáp ứng nhu cầu đó, ngôn ngữ ngoài những đặc tính bình ổn, kế thừa, đồng thời cần phải được phát triển và biến đổi không ngừng Sự phát triển này thể hiện rất rõ trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ, trong đó có hiện tượng danh hoá Danh hóa là một phương thức tạo từ mà ở đó, tính từ, động từ được sử dụng như (hoặc được chuyển đổi sang) danh từ Khi việc giao tiếp và trao đổi thông tin ngày càng gia tăng trong tất cả các lĩnh vực, ngôn ngữ cho phép cô đọng thông tin đang trở thành một chủ đề quan trọng trong ngôn ngữ học đương đại Những khía cạnh khác nhau của hiện tượng danh hóa đã được các nhà ngôn ngữ quan tâm và phân tích, tiêu biểu như Halliday, Quirk (1964), Chomsky (1970) Gopnik (1972), Biber (1988), Gross(1990), Swales (1990), Halliday và Martin (1993), Atkinson (1998), Danh hóa được nghiên cứu trong các ngôn ngữ khuất chiết biến hình nói chung, tiếng Anh nói riêng như một hiện tượng của hình thái học và cú pháp học Trong lý luận ngôn ngữ học hiện đại, danh hóa là cách thức làm giàu vốn

từ vựng bằng cách phái sinh ra những từ mới trên cơ sở những từ đã có Với tính năng này, hiện tượng danh hóa ngày càng được sử dụng và nghiên cứu

nhiều hơn Nói theo cách của Langacker [127, tr.22] Hiện tượng danh hóa

không chỉ có sức lan tỏa/ phổ biến mà còn rất quan trọng về mặt lý thuyết (Nominalization is not only pervasive but theoretically significant )

Trang 9

Trong các ngôn ngữ không biến hình, chẳng hạn như tiếng Việt, phương thức danh hóa về mặt thuật ngữ - tên gọi – không được sử dụng, mặc dầu bản chất của phương thức này có tồn tại, hiện diện trong các ngôn ngữ đó, tuy nó không hoàn toàn giống với trong các ngôn ngữ biến hình, cả về cách thức lẫn nội dung ngữ nghĩa Chính vì vậy, với mong muốn tìm hiểu, khảo cứu, phát hiện ra những nét tương đồng và dị biệt về phương thức biểu hiện cũng như về ngữ nghĩa của phương thức danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó đưa ra những nhận xét, nhận định về những đặc trưng có tính loại hình của hiện tượng này trong hai ngôn ngữ nói trên nên chúng tôi đã chọn đề

tài của luận án này là: “So sánh đối chiếu phương thức danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt”

Với đề tài luận án như vậy, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là các ngữ liệu thể hiện danh hóa được lấy ra từ các văn bản văn học Anh, Việt (xem bảng phụ lục tài liệu tham khảo cho luận án)

Hơn thế nữa, do hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt khác nhau về loại hình nên những phương thức danh hoá giữa hai ngôn ngữ này cũng khác nhau Trước đây cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về hiện tượng danh hóa nhưng nhìn chung chưa có một công trình nào so sánh một cách đầy đủ và bao quát các trường hợp danh hóa ở hai cấp độ (từ vựng và ngữ pháp) trong hai ngôn ngữ Chính vì thế luận án như một lát cắt đa chiều nhằm so sánh đối chiếu những điểm tương đồng và dị biệt trong phương thức danh hóa cũng như ý nghĩa của những điểm này nhằm làm rõ hơn về đặc điểm loại hình của hai ngôn ngữ nêu trên

0.2 Mục đích, nhiệm vụ của luận án

0.2.1 Mục đích của luận án

- Luận án nhằm tìm hiểu các phương thức danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của hai ngôn ngữ Anh – Việt

Trang 10

- Giúp làm rõ hơn cơ chế vận hành của cấu trúc ngôn ngữ cũng như những khác biệt về loại hình ở hiện tượng danh hóa này của hai ngôn ngữ Anh –Việt

- Giúp cho người học tiếng Anh và tiếng Việt ứng dụng ngôn ngữ tốt hơn

- Giúp cho việc chuyển dịch văn bản một cách chính xác và tinh tế hơn

0.2.2 Nhiệm vụ của luận án

Luận án có các nhiệm vụ sau:

- Nhận diện các phương thức danh hóa xuất hiện trong các văn bản văn học tiếng Anh và tiếng Việt

- Mô tả, phân tích những sản phẩm của quá trình danh hóa, từ đó tổng kết, hệ thống các phương thức danh hóa, rút ra các mô hình danh hóa trong hai ngôn ngữ

- So sánh đối chiếu nhằm rút ra những điểm tương đồng và khác biệt hữu quan trong hiện tượng danh hoá giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt

- Đưa ra một số lưu ý về hiện tượng danh hoá và cách chuyển dịch các ngữ danh hóa tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại, đồng thời đưa ra một số lưu ý về cách dạy và học cho giáo viên và học viên khi học tiếng Anh, tiếng Việt như một ngoại ngữ và như tiếng mẹ đẻ

0.3 Lịch sử vấn đề

0.3.1 Tình hình nghiên cứu hiện tượng danh hóa trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, phương thức danh hóa được các nhà ngữ học quan tâm

và nghiên cứu khá nhiều N Chomsky có thể coi là người đầu tiên nghiên cứu phương thức danh hóa Ông có 3 bài viết nổi tiếng liên quan đến hiện tượng

trên, gồm: Một số nhận xét về hiện tượng danh hoá (Remarks on

nominalization); Cấu trúc sâu, cấu trúc bề mặt và cách diễn giải ngữ nghĩa (Deep structure, surface structure and semantic interpretation); Một số vấn

Trang 11

đề có tính thực nghiệm trong lý thuyết của ngữ pháp cải biến (Some

empritical issuses in the theory of transformational grammar)

Trong công trình Remarks on nominalization của N.Chomsky, công trình

này được công bố lần đầu vào năm 1970 N Chomsky đã tập trung khảo sát quá trình danh hóa dẫn đến ba loại kết cấu danh tính khác nhau gồm:

1 Ngữ đoạn danh động tính (gerundive nominal), ví dụ:

(1) a John’s refusing the offer (việc John từ chối lời mời chào)

b John’s being eager to please (việc John hào hức làm vui lòng)

c John’s criticizing the book (việc John bình phẩm cuốn sách)

2 Ngữ đoạn danh tính phái sinh (derived nominal), ví dụ:

(2) a John’s refusal of the offer (sự từ chối lời mời của John)

b John’s eagerness to please (sự háo hức làm vui lòng của John)

c John’s criticism of the book (sự bình phẩm của John về cuốn sách)

3 Ngữ đoạn danh tính “ hỗn hợp” (mixed form), ví dụ:

(3) a John’s refusing of the offer (việc từ chối lời mời của John)

b John’s proving of the theorem (việc chứng minh định lý của John)

c The growing of tomatoes (việc trồng cà chua)

Theo F.Newmeyer, N.Chomsky cho rằng ngữ đoạn danh động tính là

phái sinh từ câu (desentential) trong khi ngữ đoạn danh tính phái sinh thì mang dáng dấp của danh từ ở cấu trúc sâu chứ không hề phái sinh từ câu mà cũng không được cải biến từ động từ tương ứng [141, tr 26-29]

Trong tiếng Anh, một trong những trường hợp có xảy ra hiện tượng pha trộn từ loại thường được nhắc đến là quá trình danh hóa động từ như được minh họa trong các ví dụ sau:

(4) a Harriet repaired all the damage efficiently (Harriet sửa chữa

các thiệt hại một cách hiệu quả)

b All the damage was efficiently repaired by Harriet

Trang 12

c Harriet’s repairing the damage so efficiently

d Harriet’s efficient repairing of the damage

e The efficient repairing of the damage by Harriet

f Harriet/Her repairing the damage so efficiently

(Kotjevskaja –Tamm, 1993)

Trong a và b, repaired là động từ, nhưng trong các ví dụ từ c đến f,

repairing vừa giống danh từ (vì xuất hiện sau Harriet’s và her) lại vừa giống

động từ (xuất hiện trước the damage, so efficiently, by Harriet, tức có cấu trúc tham tố của một động từ)

Spencer cho rằng “repairing” trong các ví dụ trên là cùng một hình thái

danh tính (nominal form) và do đó ông cũng băn khoăn về mức độ động tính của yếu tố này [155, tr.106]

Spencer không nêu ra các tiêu chí phân loại thật rõ ràng nên phần trình bày của ông về các kiểu loại danh hóa thiếu nhất quán: các kiểu a,b,c, và e thuộc lĩnh vực hình thái pha trộn ngữ nghĩa học, trong khi các kiểu d, và f lại thuộc lĩnh vực ngữ nghĩa học trộn lẫn cú pháp Điều này cũng làm người đọc băn khoăn về cách ông xác định thế nào là danh hóa [Nguyễn Thái Ân, 1]

Năm 1967, trong khi nghiên cứu về hiện tượng danh hóa từ động từ, Vendler đã đề xuất kiểu phân loại động từ bốn cách (four-way classification

of verbs) Theo Vendler, tất cả các động từ có thể được phân loại như biểu thị

trạng thái (states), hoạt động (activities), sự tình/ quá trình điểm tính hữu đích (achievements), hoặc sự tình/ quá trình đoạn tính hữu đích

(accomplishments) Ông sử dụng khái niệm achievements và accomplishments

để phân loại vị từ (predicates) theo bình diện đặc tính của thể (aspect): Vị từ đoạn tính hữu đích biểu thị một sự tình chỉ quá trình đễn ra ngay lập tức;

chẳng hạn arrive là vị từ thuộc loại này và có đặc tính điểm tính (punctual);

còn vị từ đoạn tính hữu đích biểu thị mội loại sự tình có tính quá trình, có thời đoạn nhưng rồi cũng đạt tới tột điểm; ví dụ: vị từ build thuộc loại này, có thời

lượng (durative) và hữu đích (telic)

Trang 13

Về phân loại các từ là sản phẩm của danh hóa, Vendler đã phân biệt

hai loại từ danh hóa, đó là: danh từ hoàn chỉnh (perfect nominals) và danh từ

không hoàn chỉnh (imperfect nominals)

+ Danh từ hoàn chỉnh (perfect) đi cùng với các từ hạn định (determiners), nó

có thể được bổ nghĩa bởi tính từ, chứ không phải trạng từ và không thể xuất hiện trong nhiều thì khác nhau Hơn nữa không thể dùng loại danh từ này ở

dạng phủ định Tóm lại, danh từ hoàn chỉnh là những từ đã được danh hóa,

thường thì những từ này sẽ mất đi đặc tính động từ và nó sẽ có chức năng giống như một danh từ thật sự Đây chính là lý do vì sao Vendler đặt cho

chúng là perfect

Ví dụ :

(5) a.The singing of the song (việc hát một bài hát)

b Beautiful singing of the song (việc hát hay một bài hát)

c Quickly cooking of the dinner

d * Having cooked of the dinner

e * Being able to cook of the dinner

f * Not revealing of the secrect

Trong các ví dụ trên chỉ có danh ngữ (a) và (b) mới đúng là danh từ hoàn chỉnh (perfect nominals), những ngữ đoạn còn lại thì không phải Bởi vì

danh ngữ (a) có từ hạn định the đi cùng, và (b) thì có tính từ đứng trước để

bổ nghĩa, hai ngữ đoạn trên đáp ứng điều kiện của một danh từ thực thụ đã

đề cập ở trên nên được gọi là danh từ hoàn chỉnh Còn các ngữ đoạn còn

lại, ngữ đoạn (c) thì từ cooking được bổ nghĩa bởi trạng từ quickly, cho thấy cooking không phải là danh từ, ngữ đoạn (d) và (e) lại được dùng ở dạng hiện tại phân từ và từ cook có vai trò là động từ hơn là danh từ Ngữ

đoạn (f) cũng không phải danh từ hoàn chỉnh bởi ngữ đoạn được dùng ở

dạng phủ định, một danh từ thực thụ không thể có not đứng trước

Trang 14

+ Danh từ không hoàn chỉnh (imperfect) thì ngược lại, chúng có thể bổ nghĩa bởi trạng từ chứ không phải tính từ, chúng có thể xuất hiện ở nhiều thì khác nhau, và có thể được dùng ở dạng phủ định

Ví dụ:

(6) a.* The singing the song

b.* Beautiful singing the song

c Singing the song beautifully

d Quickly cooking the dinner

e Having cooked the dinner

f Being able to cook dinner

g Not revealing the secret

Ở ví dụ (6) trừ hai ngữ đoạn (a)* và (b)*, 5 ngữ đoạn còn lại đều là danh

từ không hoàn chỉnh (imperfect nominals) Do đó, danh từ không hoàn chỉnh

có thể đứng bên ngoài vị trí danh ngữ, nhưng cấu trúc bên trong của nó có sự tương đồng với cấu trúc của cụm động từ (verbal phrase) hoặc chủ ngữ mà nó

phái sinh Và đây là nguyên do tại sao Vendler gọi chúng là imperfect, vì thế

chúng ta có thể dùng tên gọi của hai loại danh từ này để gọi tên cho những danh từ tương ứng và cho những danh ngữ có chứa loại danh từ trên

Năm 1987, Abney đã trình bày đánh giá chi tiết về cú pháp của vị danh từ (động danh từ) - (gerund), và đây là một phần của lớp danh từ hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh Ông chia vị danh từ thành 4 loại:

1. Acc-ing: John being a spy (việc John sẽ trở thành điệp viên)

2. Pro-ing: singing loudly (việc hát to)

3 Poss-ing: John’s knowing the answer (việc John biết trả lời câu hỏi)

4. Ing-of: singing of the song (việc hát một bài hát)

Tên gọi của 4 loại vị danh từ trên xuất phát từ chủ ngữ Trường hợp thứ nhất chủ ngữ là đối cách (accusative case), trường hợp thứ hai vị danh từ không có một chủ ngữ rõ ràng, cụ thể và trường hợp thứ ba chủ ngữ có chứa

sở hữu cách (possessive), trường hợp này còn được gọi là cụm danh động từ

Trang 15

(NGP), còn trường hợp cuối cùng với cái tên gọi là “ing-of” chính là dựa vào

hình thức của nó

Theo Vendler, danh từ hoàn chỉnh (perfect nominals) bao gồm cấu trúc

ing-of và loại danh từ phái sinh (derived nominal) chẳng hạn như “the

destruction of the city” (việc phá hủy thành phố), còn danh từ không hoàn

chỉnh (imperfect nominals) bao gồm cả 3 loại còn lại (Poss-ing, Pro-ing,

Acc-ing)

Grimshaw (1990), trong các công trình nghiên cứu của mình, đã đưa

ra một trọng tâm mới trong nghiên cứu về danh từ được chuyển hóa (danh từ phái sinh) Grimshaw đã chỉ ra rằng danh từ phái sinh không tạo thành một lớp đồng nhất Trên thực tế, chúng có thể được chia thành ba lớp chính mà bà

gọi là ‘danh từ sự kiện phức tạp’, ‘danh từ sự kiện đơn giản’ và ‘danh từ kết

quả’ Chỉ có lớp ‘danh từ sự kiện phức tạp’ bắt buộc phải có kết cấu tham tố

(Argument Structure/AS), trong khi hai lớp còn lại thiếu kết cấu tham tố Ví

dụ sau đây cho chúng ta thấy sự tương ứng ở giữa danh từ có kết cấu tham tố (AS) và danh từ tham chiếu (Referential nominals/ R):

Danh từ có kết cấu tham tố (Argument Structure)

(7) a the instructor’s (intentional) examination of the student

(bài kiểm tra (có chủ định) dành cho sinh viên của trợ giáo)

b the frequent collection of mushroom (by students) (việc hái nấm thường xuyên (bởi sinh viên)

c the monitoring of wild flowers to document their disappearance

(sự theo dõi hoa dại để minh chứng sự biến mất của chúng)

d the destruction of Rome in a day (sự phá hủy thành Rome trong một ngày)

Danh từ tham chiếu (Referential nominals)

(8) a the instructor’s examination/exam (bài kiểm tra của giáo

viên)

Trang 16

b John’s collections (bộ sưu tập của John)

c these frequent destructions (sự phá hủy thường xuyên)

Ravelli [148, tr 141], trong một nghiên cứu liên quan đến phương thức danh hóa, đã đề xuất hai phương thức có thể được sử dụng trong việc phân tích việc thực hiện ẩn dụ của các quá trình như những danh từ được phái sinh

từ động từ, đó là sự phái sinh (derivation) và mối quan hệ đồng nguyên/cùng gốc (agnation) Việc phái sinh từ là công cụ chủ yếu để biến diễn hình thành tham thể được biểu thị bằng những danh từ có đặc tính động từ Ông sử dụng các bên đồng nguyên để biểu thị mối quan hệ giữa một cấu trúc danh hóa và

từ tương ứng không mang tính danh từ

Ví dụ: his arrival – he arrived

Việc sử dụng mối quan hệ đồng nguyên trong phân tích ẩn dụ của hiện tượng danh hóa cho phép chúng ta hiểu đầy đủ ý nghĩa của biểu thức ẩn dụ của quá trình bằng cách so sánh nó với các hình thức quan hệ tương ứng với việc thực hiện đồng dạng của nó, vì vậy, mỗi phương thức danh hóa động từ

có thể được liên quan đến một quan hệ đồng nguyên

Trong công trình nghiên cứu của Banks [86, tr.129], ông đã đưa ra lập luận rằng có một số lựa chọn có sẵn trong một ngôn ngữ tạo ra các hình thức danh hóa của các quá trình, mặc dù không phải tất cả các lựa chọn có sẵn trong một ngôn ngữ là có hiệu lực cần thiết cho một động từ đồng nguyên vì:

1) Danh hóa là hình thái đồng nhất với động từ đồng nguyên (agnate

verb) (ví dụ: haul [(v): lôi ,kéo; (n): sự lôi/kéo mạnh], estimate [(v): đánh giá, ước lượng; (n): sự đánh giá, sự ước lượng, change [(v) thay đổi;(n): sự thay đổi )

2) Danh hóa không có động từ đồng nguyên, nhưng nó biểu thị một

quá trình (ví dụ: trend [(v): có xu hướng, hướng về; (n): phương hướng, xu

hướng], occasion [(v): gây ra, là nguyên nhân ; (n) cơ hội, thời điểm, lý do )

Trang 17

3) Danh hóa có một động từ đồng nguyên nhưng không đồng nhất về

hình thái, ví dụ: growth (sự phát triển), preference (sở thích), reading (đọc)

Năm 1985, trong công trình nghiên cứu theo khuynh hướng ngữ pháp

chức năng, lần đầu tiên, M Halliday đã nêu ra khái niệm ẩn dụ ngữ pháp như

là kết quả của phương thức danh hóa trong tác phẩm An introduction to

functional grammar và khái niệm ẩn dụ ngữ pháp này được một số nhà ngữ học thuộc trường phái Ngữ pháp chức năng sau này phát triển thêm

Theo cách nhìn của các tác giả thuộc phái ngữ pháp chức năng, cách biểu hiện tiêu biểu và tự nhiên trong ngôn ngữ là thực thể (entity) được mã hóa bằng danh từ, tính chất (quality) bằng tính từ và quá trình (process) bằng động từ Tuy nhiên, danh từ hoàn toàn có thể được dùng để diễn tả tính chất hoặc quá trình và đó là phép ẩn dụ ngữ pháp [Halliday,114, tr 321-329; Taverniers,157, tr 20] Đây chính là phương thức danh hóa mà các nhà ngôn ngữ học khác đã đề cập

Khi bàn về danh hóa trong mệnh đề, M.Halliday cho rằng bất kỳ quá trình nào trong một tiểu cú cũng gồm có ba yếu tố: (i) bản thân quá trình đó,(ii) các tham tố (participant) trong quá trình, (iii) các chu cảnh (circumstance) có liên quan đến quá trình [114, tr.101-102]

Ngoài ra, còn một số tác giả khác như Lees, V.Adams, J.yoon, R.Quirk cũng đã đưa ra một số quan điểm riêng của mình về phương thức danh hóa Thời gian gần đây tác giả Liesbet Heyvaert đã bình luận về tư tưởng của một

số nhà ngôn ngữ học đối với phương thức danh hóa, đồng thời làm sáng tỏ một số vấn đề có liên quan khác [115]

0.3.2 Tình hình nghiên cứu phương thức danh hóa trong tiếng Việt

Phương thức danh hoá được các nhà Việt ngữ học chú ý khi nghiên cứu ngôn ngữ trên các bình diện cú pháp, ngữ nghĩa, chức năng và đặc biệt là trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy

Trong tiếng Việt, hầu như các nhà Việt ngữ học đều nhận thấy sự tồn tại

của phương thức danh hoá Tác giả Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Người ta

Trang 18

dùng phép biến đổi khác nhau để tạo ra những loại câu phức hợp, câu nghi

vấn, câu phủ định, câu mệnh lệnh, câu bị động hoặc chuyển về danh ngữ, tức

là phép danh ngữ hóa (nominalization) [16, tr 74]

Phương thức danh hóa cũng đã được chú ý nhưng nhìn chung quan niệm

của các nhà Việt ngữ học vẫn chưa thống nhất Theo Phan Khôi [37, tr.151]:

“Khi muốn có một danh từ chỉ về động tác, trạng thái phải mượn động từ hay

hình dung từ và đặt lên trên đó chữ “cái (đẹp)” hay “ sự (học)” chẳng hạn

Ông còn cho rằng những cách nói như cái chết, cuộc đi chơi… là nói theo lối

Pháp Nguyễn văn Tu [73, tr 131-132] khi bàn về mối quan hệ về nghĩa của

từ khi chuyển loại có đưa ra 2 ví dụ về danh hoá như một phần của chuyển

loại; Hồ Lê [40, tr 337-340] thì miêu tả từ ghép chính phụ là danh từ, ông đã

đưa một vài ví dụ là sản phẩm các tổ hợp của cái, nỗi, sự với động từ, tính từ

song hoàn toàn không nhằm mục đích minh hoạ cho phương thức danh hoá;

Đái xuân Ninh [47, tr.102] đã dẫn những tổ hợp định danh như: cái đẹp, cái

hay, nỗi lo, sự lãnh đạo nhằm minh chứng cho phương pháp phái sinh từ

vựng để biểu thị những khái niệm trừu tượng, bằng cách kết hợp động từ, tính

từ với những hình vị nhánh Kết quả của phương thức danh hóa được dùng để

thể hiện một phương thức cấu tạo từ chứ không được mô tả

Đỗ hữu Châu [12, tr.118-119] cũng đã đưa ra một số từ như, sự, việc, cuộc,

nỗi, niềm, cơn, trận nhưng không phải để mô tả chúng trong vai trò làm công

cụ danh hoá động từ, tính từ mà là để làm sáng tỏ khái niệm từ hư – từ loại

Bùi Đức Tịnh cho rằng [69, tr.61]: “Loại từ thường được đặt trước những

tính từ và động từ để biến thành danh từ: sự chăm chỉ, vẻ đẹp, tính cần cù;

nỗi nhớ thương, sự phát triển, việc đo lường” Nguyễn tài Cẩn [7], Diệp

quang Ban [5] đều có đề cập đến một vài sản phẩm của phương thức danh hoá

nhưng chỉ dùng chúng như những ví dụ miêu tả một tiểu loại trong từ loại

danh từ; Đinh văn Đức [22, tr.46] khẳng định trong tiếng Việt “mỗi động từ,

tính từ có khả năng có một danh từ tương ứng bằng cách kết hợp với yếu tố

ngữ pháp chuyên dùng” song ông cũng không mô tả, khảo sát phương thức

Trang 19

này Trong các công trình nghiên cứu về từ, cấu tạo từ, từ loại tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Phú Phong, Nguyễn Kim Thản, cũng như các nghiên cứu về loại từ tiếng Việt của Lý Toàn Thắng, Hà Quang Năng, Lưu Vân Lăng, Cao Xuân Hạo…một số cấu trúc- ngữ nghĩa kết quả của phương thức danh hóa cũng được đưa ra nhưng cũng không được đi

sâu mô tả Nhiều nhà Việt ngữ học xếp các yếu tố ngữ pháp chuyên dùng (để

danh hóa) vào nhóm các từ chỉ đơn vị hay loại từ hành động nên các công trình nghiên cứu về loại từ, từ chỉ đơn vị cũng có nhắc đến những yếu tố này song cũng chỉ dừng lại ở mức đề cập mà không mô tả Ngoài ra Nguyễn Thị Thuận [66], đã khái quát hóa phương thức danh hóa, nêu lên được các yếu tố danh hóa và ngữ nghĩa của các yếu tố đó khi kết hợp với động từ hoặc tính từ cũng như mệnh đề trong tiếng Việt hiện đại Nguyễn Văn Vui và Phan Văn

Hòa có hai bài báo đề cập đến danh hóa: Chức năng văn bản của danh hóa

trong báo chí Anh –Việt từ cách nhìn của ngữ pháp chức năng [74] ; Phương

thức hoạt động của danh hóa như một công cụ ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh và tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp chức năng [33]

Luận án này tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về phương thức cũng như là ngữ nghĩa của các yếu tố danh hóa, khảo sát dữ liệu để làm rõ hơn cách sử dụng, những điểm tương đồng và dị biệt về mặt ngữ nghĩa của một vài yếu tố danh hóa khi thay thế cho nhau trong cùng ngữ cảnh Nhiệm vụ chính của luận án chủ yếu đi sâu vào so sánh đối chiếu phương thức danh hóa giữa tiếng Anh và tiếng Việt ở cấp độ từ (danh hóa động từ, tính từ) và trên từ (danh hóa mệnh đề)

Luận án chỉ ra phạm vi khả năng danh hoá của mỗi yếu tố danh hoá cũng như sự khác biệt ý nghĩa giữa các yếu tố trong nội bộ nhóm, và đưa ra những tiêu chí giúp cho người học có thể sử dụng chính xác yếu tố danh hoá và hiểu thấu đáo hơn cũng như có thể tạo ra những tổ hợp danh từ thể hiện những sắc thái ý nghĩa khác nhau Kết quả của luận án có thể góp phần làm cho người

Trang 20

nước ngoài học tiếng Việt hiểu rõ những đặc điểm ngữ nghĩa khác nhau của các biện pháp danh hoá, để có thể diễn đạt phong phú hơn, sinh động hơn

Tóm lại, trong tiếng Anh, phương thức danh hóa được nghiên cứu nhiều ở hai cấp độ: danh hoá từ vựng (danh hoá động từ, tính từ), và danh hoá

cú pháp (danh hoá mệnh đề) Các nghiên cứu này có thể xuất phát từ việc miêu tả, lý giải hiện tượng danh hoá về cấu trúc cú pháp, về bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng hay trên các quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận Tuy nhiên tiêu chí phân loại danh hóa trong tiếng Anh cũng chưa thật rõ ràng và đôi khi thiếu nhất quán, có những trường hợp thuộc lĩnh vực hình thái học nhưng lại pha trộn ngữ nghĩa học và ngược lại, nên người học tiếng Anh cũng gặp khó khăn khi xác định khi nào, trường hợp nào, mới thật sự là phương thức danh hóa danh hóa

Đồng thời, các nhà ngữ học thừa nhận sự tồn tại của phương thức danh

hoá trong tiếng Anh và tiếng Việt và thừa nhận tính danh từ của tổ hợp: yếu

tố danh hóa + động từ/ tính từ/ mệnh đề.Tuy nhiên họ vẫn chưa thống nhất về quan niệm: xem tổ hợp này là từ, danh ngữ, là một cấu trúc danh tính, hay

một cấu trúc ngữ pháp gồm một danh từ khái quát + động từ/ tính từ, cũng

như chưa có quan niệm thống nhất về khái niệm danh hoá, chưa có tiêu chí phân biệt phương thức này này với các phương thức có cấu trúc gần nó Riêng các nhà Việt ngữ học chưa mô tả một cách có hệ thống phương thức danh hóa trên các phương diện cấu trúc, ngữ nghĩa, dụng học hay tri nhận

0.4 Phương pháp nghiên cứu, nguồn ngữ liệu

Để đạt được các nhiệm vụ đề ra ở trên, luận án sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp miêu tả, phân tích

Phương pháp này được sử dụng để miêu tả, phân tích các phương thức danh hóa và ngữ nghĩa- kết quả của phương thức danh hóa – của hai ngôn ngữ Anh, Việt, rút ra những nhận xét chung về đặc trưng loại hình của phương thức danh hóa trong hai ngôn ngữ

Trang 21

Thủ pháp thống kê

Thủ pháp này sử dụng để thống kê tần số, tần suất sử dụng các yếu tố danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt Trong luận án Chúng tôi thống kê thủ công để khảo sát tần số xuất hiện của các yếu tố danh hóa động từ trong tiếng Anh lẫn tiếng Việt (vì danh hóa động từ là phương thức danh hóa phổ biến nhất so với danh hóa tính từ và danh hóa mệnh đề), cụ thể là khảo sát 6 truyện tiếng Anh và tiếng Việt Kết quả thống kê được tổng hợp thành bảng biểu, nhằm cho thấy yếu tố danh hóa nào xuất hiện nhiều nhất trong hai ngôn ngữ,

từ đó cho phép chúng ta đánh giá đại lượng đã thu được từ góc độ ngẫu nhiên hay có tính quy luật, xác định các đặc trưng cơ bản của phương thức danh hóa

và ngữ nghĩa của các tổ hợp danh hóa trong hai ngôn ngữ Anh và Việt

Ngoài ra, chúng tôi cũng khảo sát số lượng sinh viên tham gia các bài tập

về hiện tượng danh hóa (ở phần phụ lục của luận án), số sinh viên làm đúng các bài tập được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm, từ kết quả trên, luận án cũng đưa ra một số khuyến nghị cho việc dạy và học tiếng Anh như một ngoại ngữ

có liên quan đến hiện tượng danh hóa

Phương pháp so sánh đối chiếu

Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đối chiếu phương thức và ngữ nghĩa của hiện tượng danh hóa trong hai ngôn ngữ, từ đó rút ra những đặc trưng, đặc thù có tính loại hình của phương thức này trong hai ngôn ngữ nói trên

Nguồn ngữ liệu

Chúng tôi sẽ phân tích khảo sát ngữ liệu trong các tác phẩm văn học tiếng Anh và tiếng Việt, tác phẩm được chọn ngẫu nhiên và những tác phẩm này cũng tiêu biểu cho các thời kỳ, giai đoạn khác nhau của văn học, bao gồm các tác phẩm sau:

1. Andrew X.pham (2007) (dịch giả), Last night I dreamed of peace

( Bản dịch của quyển: Nhật ký Đặng Thùy Trâm), NXB Rider, UK

Trang 22

2. Charles Dickens (tác giả) (1839), Phan Ngọc (dịch giả) Oliver

Twist, quyển 1, NXB Chapman & Hall,UK

3. Charles Dickens (tác giả) (1839), Phan Ngọc (dịch giả) Oliver

Twist, quyển 2

4 Charlotte Bronte (2012), The professor, NXB HarperCollins, London

5. Emily Jan Bronte,(tác giả) (1847), Dương Tường (dịch giả), The

Wuthering Heights (Đồi gió hú), NXB Thomas Cauley Newby,UK

6. Elizabeth Laird (2006), Red sky in the morning, Nxb William

Heinemann Limited, London

7 Jonathan Swift (1926), Gulliver’s Travels, Nxb Benjamin Motte,

UK

8. Đặng Thùy Trâm (2015), Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà

Văn

9. Lê Lựu, (2006), Chuyện làng Cuội, NXB Văn Học

10 Lưu Trọng Lư, (1988), Khói lam chiều, NXB Văn học

11. Margaret Mitchel (tác giả), Dương Tường (dịch giả), (1987), Gone

with the wind (Cuốn theo chiều gió), NXB Hà Nội

12 Khái Hưng, (2011) Nửa chừng xuân, NXB Dân Trí

13 Ngô Tất Tố, (2012), Lều chõng, NXB Văn học

14 Nguyễn Ngọc Tư, (2012), Sông, Nhà xuất bản Trẻ

15 Nguyễn Huy Thiệp, (2001), Mưa Nhã Nam, NXB văn Học, Hà Nội

16 Hoàng Đình Quang, (2006), Cánh đồng lưu lạc, NXB Văn Hóa Sài Gòn

17 Vũ Trọng Phụng, (2010), Số đỏ, Nhà xuất bản văn hóa thông tin

18 Trần Xuân Ngà, (2004), Truyện trăm năm, NXB Văn hóa dân tộc

Trang 23

Ngoài ra, luận án cũng có dẫn các ngữ liệu được lấy từ một số báo, tạp chí, Internet hoặc những câu nói thường gặp trong cuộc sống hàng ngày

0.5 Ý nghĩa của luận án

0.5.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học vì các kết quả nghiên cứu của công trình có thể góp phần bổ sung, hoàn thiện, hệ thống hóa phương thức và ngữ nghĩa của hiện tượng danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt, qua

đó đưa ra một bức tranh có tính so sánh đối chiếu những nét tương đồng và khác biệt có tính loại hình của phương thức này trong hai ngôn ngữ nói trên

0.5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Các kết quả nghiên cứu của công trình là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm, các học viên khi gặp hiện tượng danh ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt, đồng thời có thể vận dụng các tri thức, các tài liệu từ công trình này trong việc dịch thuật, soạn thảo văn bản có chứa phương thức danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt

đề danh hóa, vấn đề từ loại và tiêu chí phân định từ loại, …

Chương 2: So sánh đối chiếu phương thức danh hoá động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt

Trong chương này, luận án trình bày phương thức danh hóa và ngữ nghĩa của các danh ngữ - kết quả của việc danh hóa động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó rút ra những điểm tương đồng và khác biệt về phương thức danh hóa trong hai ngôn ngữ nói trên

Trang 24

Chương 3: So sánh đối chiếu phương thức danh hoá tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt

Trong chương Ba, luận án tập trung vào trình bày phương thức danh hóa tính từ và ngữ nghĩa, cấu trúc của các tổ hợp danh hóa tính từ giữa hai ngôn ngữ Anh, Việt, và trên cơ sở đó đưa ra những điểm tương đồng và khác biệt của phương thức danh hóa tính từ trong hai ngôn ngữ nêu trên

Chương 4: So sánh đối chiếu phương thức danh hoá mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt

Cũng giống như cấu trúc của chương hai và ba, trong chương bốn chúng tôi cũng tiến hành so sánh đối chiếu phương thức danh hóa cũng như ngữ nghĩa của các tổ hợp danh hóa mệnh đề của hai ngôn ngữ Từ đó chúng tôi đưa ra những điểm tương đồng và khác biệt về phương thức danh hóa mệnh

đề trong hai ngôn ngữ nói trên

Ngoài ra luận án có thư mục tài liệu tham khảo gồm tài liệu bằng tiếng Việt, tiếng Anh và phần phụ lục về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu đối với việc sử dụng phương thức danh hóa của người Việt học tiếng Anh

Trang 25

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Khái quát về danh từ, danh ngữ, động từ, tính từ, mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt

1.1.1 Khái quát về danh từ, danh ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt 1.1.1.1 Khái quát về danh từ trong tiếng Anh và tiếng Việt

“Danh từ là từ loại quan trọng bậc nhất trong số các từ của một ngôn ngữ nói chung và của tiếng việt nói riêng Danh từ có một số lượng rất lớn trong vốn từ vựng và có một chất lượng hết sức quan trọng trong cơ cấu ngữ pháp” [Đinh văn Đức,22, tr.454]

Về mặt ý nghĩa, danh từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật và

các khái niệm trừu tượng Về mặt ngữ pháp, danh từ là những từ có khả năng

đứng giữa và kết hợp hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp với số từ (hay những phụ

từ chỉ lượng - những, các, mọi, mỗi, mấy; hay những đại từ chỉ lượng - bao

nhiêu, bấy nhiêu, ) và với từ chỉ định (này, kia, ấy, đó, nọ, ) để tạo ra cấu trúc danh ngữ [40, tr 37]

Có nhiều quan niệm khác nhau về danh từ và cho đến nay vẫn chưa có được một định nghĩa danh từ nào có khả năng tổng hợp đầy đủ mọi đặc điểm của danh từ trong các ngôn ngữ Nhìn chung có thể khái quát các kiểu định nghĩa danh từ thành ba hướng chính như sau:

1 Ngữ pháp truyền thống thường dựa vào nghĩa để tách danh từ ra

khỏi những từ loại khác với định nghĩa kiểu danh từ là từ gọi tên người, nơi

chốn hay sự vật

2 Ngữ pháp cấu trúc luận cũng như ngữ pháp tạo sinh dựa vào tiêu chí hình thức để nêu những đặc trưng của danh từ Theo các nhà ngôn ngữ này

danh từ là lớp từ có khả năng kết hợp với yếu tố chỉ lượng, kết hợp với mạo

từ, có khả năng đảm nhận vị trí trung tâm trong cấu trúc danh ngữ

Trang 26

3 Các nhà ngôn ngữ học khác chú ý tới cả phương diện ngữ nghĩa, khả

năng kết hợp và chức vụ cú pháp, họ cho rằng danh từ là từ loại có ý nghĩa

phạm trù sự vật, có các phạm trù ngữ pháp giống, số, cách, thực hiện các chức năng ngữ pháp khác nhau trong câu như chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ

Tuy có nhiều hướng định nghĩa và có nhiều cách trình bày về đặc điểm của danh từ, nhưng nhìn chung, về cơ bản, các tác giả đều nhất trí rằng danh

từ là từ chỉ thực thể và hình thức tồn tại của thực thể, là thành tố không thể thiếu trong khung vị từ Trong luận án này, chúng tôi đồng tình với quan điểm của Cao Xuân Hạo về danh từ như sau “từ loại có thể tự mình làm thành

ngữ đoạn dùng để chỉ (những) sự vật, hay (những) thực thể được xử lý như sự vật (hành động, biến cố, trạng thái, tình cảm, tính chất ), tức danh từ, một trong những bộ phận của câu chuyên biểu thị các tham tố của sự tình ” [29, tr

11-16]

Phân loại danh từ tiếng Anh và tiếng Việt

Trong tiếng Anh danh từ được chia thành 4 loại sau [159, tr 16]:

- Danh từ chung, ví dụ như: dogs (những con chó), man (người đàn

ông), table (cái bàn)…

- Danh từ riêng, ví dụ như: France (nước Pháp), Madrid, Mrs Smirh,

Tom…

- Danh từ trừu tượng, ví dụ như: beauty (cái đẹp), courage (sự can đảm),

joy (niềm vui)…

- Danh từ tập hợp, ví dụ như: crowd (đám đông), flock (cụm, đám, group

(nhóm), swarm (bầy, đàn), team (đội)

Trong tiếng Việt, việc phân định từ loại cũng như việc định nghĩa các khái niệm danh từ, động từ, tính từ cần phải dựa trên cơ sở ý nghĩa khái quát của các lớp từ, bởi vì xét cho cùng chính ý nghĩa từ vựng của từ quyết định khả

Trang 27

năng kết hợp của nó cũng như khả năng gánh vác một chức vụ ngữ pháp nhất định trong câu Các nhà Việt Ngữ học thường dựa vào ba tiêu chuẩn sau đây

để phân loại từ nói chung, để xác định danh từ nói riêng, đó là:

(i).Ý nghĩa khái quát

(ii) Khả năng kết hợp

(iii) Chức năng cú pháp

Những đặc điểm và chức năng này của danh từ đích thực sẽ giúp chúng tôi vận dụng để khảo sát kết quả của phương thức danh hóa để có thể thấy chúng giống và khác nhau như thế nào so với danh từ đích thực

Khi phân định danh từ, các nhà Việt ngữ học đã đi theo nhiều hướng khác nhau nên kết quả phân loại không giống nhau Sau đây là những hướng phân loại thường gặp:

- Hướng dùng tiêu chí chung và riêng: dựa vào công dụng gọi tên cho một hay nhiều vật, lấy tiêu chí chung và riêng làm điểm xuất phát, nhiều tác giả như Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Văn Thung, phân chia danh từ thành danh từ chung và danh từ riêng Đây là hướng phân chia quen thuộc, được nhiều tác giả sử dụng

- Hướng dùng tiêu chí biệt loại và không biệt loại: Emeneau phân loại danh từ tiếng Việt thành danh từ biệt loại (classified) và danh từ không biệt loại (nonclassified) Cao Xuân Hạo cho rằng kết quả phân chia của

Emeneau làm nảy sinh một “sự đối lập không hề có trong thực tế”, vì

loại từ là một trong những chức năng về nghĩa có thể có được của danh

từ chứ không phải là một từ loại, và càng không phải là công cụ để

phân loại danh từ [27, tr.340] Theo Hồ Lê, “thiếu sót lớn của

Emeneau là bản thân ông cũng không phân biệt rõ những danh từ nào

Trang 28

là classified noun và những danh từ nào là non classified noun” và xem loại từ là từ loại tách khỏi danh từ [39, tr 14]

- Hướng dùng tiêu chí đếm được và không đếm được: Trương Vĩnh Ký tuy không tuyên bố một cách hiển ngôn về việc dùng tiêu chí đếm được và không đếm được để phân loại danh từ tiếng Việt, nhưng có thể nói ông là người đầu tiên đã sử dụng tiêu chí này

1.1.1.2 Khái quát về danh ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt

Trong tiếng Anh, danh ngữ thông thường bao gồm một danh từ chính, và danh từ chính này được bổ nghĩa bằng những modifiers, modifiers có thể bao gồm:

- Determiners: article (mạo từ) the, a, demonstratives (đại từ chỉ định)

this, that, numerals (số từ) two, five,v.v, possessives (sở hữu cách) my,

their và quantifiers (lượng từ) a numer of, most…

- Ajectives ( tính từ) the red ball

- Complements, trong những hình thức của một prepositional phrases (ví

dụ: the student of physics) hoặc một that-clause (the claim that the

reath is round)

Theo Nguyễn Tài Cẩn [7, tr.36-37] thì những tổ hợp được xem là danh ngữ khi có những đặc điểm sau: (a) Trong danh ngữ chỉ có thể có một trung tâm Nếu có hai trung tâm thì không phải là danh ngữ;(b) cả danh ngữ phải có vai trò ở trong câu tương đương như một danh từ: danh ngữ là dạng triển khai của danh từ; (c) Danh ngữ là một từ tổ mà cấu tạo không liên quan đến một

chức vụ cú pháp nhất định nào: có thể tách danh ngữ ra khỏi câu để khảo sát

Theo Emeneau, danh ngữ trong tiếng Việt thường có cấu tạo theo lối sau [6, tr 35- 36]:

Trang 29

Từ chỉ loại

Loại từ + danh từ biệt loại Định ngữ của

danh từ Từ chỉ trỏ

Danh từ không biệt loại

Lê Văn Lý và Mác-ti-ni cũng đã đề cập đến việc kết hợp danh từ chỉ số lượng, với loại từ và với từ chỉ trỏ Chẳng hạn như Lê văn Lý cho biết: “danh

từ có thể đứng sau từ chỉ số lượng những, các, mỗi, nhiều, đông, cả…”, “danh

từ có thể đứng sau loại từ cái, con, người”, hoặc “danh từ có thể đứng liền

trước từ chỉ trỏ và tính từ mà không chen gì được vào”[7, tr.6]

Trong danh ngữ, từ quan trọng nhất là danh từ đứng ở trung tâm Đó là

từ duy nhất có thể có quan hệ cú pháp với những từ nằm ngoài danh ngữ Theo Nguyễn tài cẩn [7, tr 37], ngoài trung tâm ra, trong danh ngữ lại còn có những thành tố phụ Những thành tố này có thể đem chia theo vị trí Nếu vị trí của danh từ trung tâm là vị trí 0, thì các thành tố phụ còn lại có thể quy vào những vị trí trước và sau theo sơ đồ như sau:

Nói vị trí ở đây không phải là nói đến tất cả mọi từ có thể có mặt ở trong danh ngữ, mà chỉ là nói đến vị trí của những từ nào đứng làm thành tố, có cương vị thành tố ở trong đoản ngữ Vì vậy số lượng từ hiện diện trong danh ngữ có thể tùy theo hoàn cảnh mà thay đổi, nhưng số lượng vị trí thì vẫn giữ nguyên như

1.1.2 Khái quát về động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt

Theo Oxford Dictionary [169], động từ miêu tả những việc con người

hoặc vật gì đó làm hoặc xảy ra

(9) Ví dụ, động từ miêu tả:

- Một hành động – run, hit, travel

- Một sự kiện – rain, occur

Trang 30

- Một tình huống – be, seem, have

Hình thức cơ bản của một động từ là dạng nguyên mẫu Nó thường có từ

“to” đứng trước:

Ví dụ:

(10) Molly decided to follow him

He began to run back

Trong tiếng Việt, động từ là một trong hai từ loại cơ bản nhất trong ngôn ngữ, “những ý nghĩa ngữ pháp phụ theo động từ ở trong động từ và các

phương tiện biểu thị các ý nghĩa ấy nhiều và đa dạng hơn cả” [Nguyễn Kim

Thản, 56, tr 9] Theo Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung: “Động từ là

những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình Ý nghĩa quá trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của thực thể Đó là ý nghĩa hành động Ý nghĩa trạng thái được khái quát hóa trong mối liên hệ vận động của thực thể trong thời gian và không gian” [3, tr.103] Về khả năng kết hợp, động từ thường có các phụ từ đi kèm, để biểu thị các ý nghĩa quan hệ tình thái giữa quá trình với cách thức và với đặc trưng vận động của quá trình trong không gian, trong thời gian hiện thực Động từ còn kết hợp với thực từ (danh từ) nhằm phản ánh các quan hệ trong nội dung vận động của quá trình

Tiếng Việt là một ngôn ngữ phân tích tính điển hình nên từ của tiếng Việt giữ nguyên một hình thức ở những vị trí khác nhau trong câu Đặc trưng này gây ra không ít khó khăn trong việc xác định các tiêu chí điển hình để phân định từ loại, đặc biệt là phân định ranh giới giữa hai từ loại động từ và tính từ (cho đến nay vẫn có ý kiến cho rằng nên xếp chung hai loại từ này vào

cùng một loại, đó là vị từ) “Cũng như danh từ, động từ có khả năng đảm

nhiệm nhiều chức năng cú pháp khác nhau, nhưng chức năng phổ biến và quan trọng nhất là làm vị ngữ trong cấu tạo câu, có vị trí trực tiếp đứng sau chủ ngữ Do đó, chức năng vị ngữ của động từ làm thành một tiêu chuẩn đối lập động từ và danh từ trong tiếng Việt.” [3, tr 103- 104]

Trang 31

Phân loại động từ tiếng Anh và tiếng Việt

Công việc phân loại động từ trong các ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh hoặc tiếng Việt nói riêng là một công việc phức tạp Trong ngôn ngữ Ấn

Âu cũng có nhiều người chia động từ thành hai tiểu loại là nội động và ngoại động Hiểu theo nghĩa rộng: Bất kỳ một động từ nào, hễ đòi hỏi bắt buộc có

bổ ngữ thì được coi là ngoại động Hiểu theo nghĩa hẹp: phạm trù ngoại

động chỉ gắn với khái niệm bổ ngữ trực tiếp của động từ [Đinh Văn Đức, 22,

tr 115]

Theo Milon Nandy, trong tiếng Anh “Một động từ được dùng như

ngoại động từ, nếu như hành động không dừng với người hành động mà chuyển từ người hành động tới những vật khác nào đó” [139, tr.90]

Ví dụ:

(11) a John killed a mouse

(John giết một con chuột)

Hay: b I don’t know whether she has arrived

(Tôi không biết cô ta đã đến chưa)

Trong hai ví dụ trên “killed” và “know” là hai ngoại động từ Như vậy

ngoại động từ là những động từ không thể đứng độc lập mà theo sau nó là một

tân ngữ / bổ ngữ (object) “Một động từ được dùng như một nội động từ, khi

hành động dừng lại với người hành động và không chuyển từ người hành

động tới bất kỳ một vật nào khác” [139, tr 91]

Ví dụ:

(12) a We eat to live (Chúng ta ăn để sống)

b Men sleep to preserve life (Người ta ngủ để giữ sức sống)

“eat ” và “sleep” ở ví dụ (12a) và (12b) là những nội động từ Tóm lại, nội

động từ là những động từ có thể đứng độc lập không cần kết hợp với bất kỳ yếu tố nào khác

Đối với tiếng Việt, xuất phát từ những quan niệm khác nhau, từ đặc tính của loại hình ngôn ngữ đã có những cách chia từ loại động từ thành các tiểu

Trang 32

loại khác nhau Nhưng nhìn chung cho đến nay vẫn chưa có ý kiến thống nhất

về các tiêu chí phân định từ loại, đặc biệt là ranh giới giữa hai từ loại là động từ

và tính từ Trước đây do chịu ảnh hưởng ngôn ngữ châu Âu, trong một thời gian dài người ta cũng chia động từ tiếng Việt thành động từ nội động và động

từ ngoại động, nhưng khi khảo sát thực tế tiếng Việt, ranh giới nội động và ngoại động ở động từ tiếng Việt không rõ ràng và rất khó xác định

Ví dụ [6, tr 75]:

(13) - Nó học (nội động) - Nó học toán (ngoại động)

- Cô ta khóc (nội động) - Cô ta khóc bạn (ngoại động)

Chính vì thế việc đưa ra những tiêu chí để phân biệt nội động – ngoại động một cách rành mạch rất khó khăn Trước tình hình phạm trù nội động -

ngoại động trong tiếng Việt như vậy, Đinh Văn Đức cho rằng: “Đối với nội động – ngoại động trong tiếng Việt hầu như không có tầm quan trọng như các

ngôn ngữ có quan hệ chi phối, nó có thể chỉ ra được các kiểu kết hợp khác nhau của các thành tố phụ với động từ trong khuôn khổ đoản ngữ động từ

Do đó ông đưa ra giải pháp là chỉ nên nghĩ tới sự phân chia thành nội động – ngoại động trong những trường hợp thật sự cần thiết nhưng cũng cần

lưu ý đến “Một ranh giới có tính chất ước lệ của 2 tập hợp mờ tính có liên

quan đến khái niệm bổ ngữ và trạng ngữ: Bổ ngữ là thành tố phụ giới hạn của một số động từ nhất định, còn trạng ngữ là thành tố phụ của động từ nói chung Lúc đó bổ ngữ là tiêu chí của động từ ngoại động

Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi ranh giới giữa nội động và ngoại động được thể hiện như sau:

Loại động từ Khác nhau Giống nhau

Động từ nội động -Sự vật tự thân vận

động -Không thể có bổ ngữ trực tiếp

Ví dụ: đi, bơi, bay…

Có thể có bổ ngữ gián tiếp hay trạng ngữ

Ví dụ:

- Tôi đi trong sân.

Trang 33

Động từ ngoại động -Sự vật được tác động

từ bên ngoài

- Có thể có bổ ngữ trực tiếp

Ví dụ: mua, thấy, yêu…

- Tôi đi con xe trên

bàn cờ

Động từ vừa là nội

động và là ngoại động

Tôi đi; Tôi đi con cờ

Nó bơi; Nó bơi con

thuyền

Trong tiếng Việt, mỗi tiểu loại hoặc một vài tiểu loại động từ có thể danh hoá bằng một hay một vài yếu tố danh hoá nhất định.Vì thế mô tả hiện tượng danh hoá chính là mô tả hoạt động của các yếu tố danh hoá trong các tiểu loại động từ khác nhau Vấn đề này liên quan chặt chẽ đến việc phân loại động từ Phân loại động từ là một việc rất quan trọng song cũng rất phức tạp Có thể nói cho đến nay vẫn khó có thể đạt đến một bảng phân loại bao quát được tất

cả các tiểu loại của động từ hoặc có thể tránh được hiện tượng một động từ có thể thuộc về hơn một tiểu loại

1.1.3 Khái quát về tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt

Trong các ngôn ngữ, tính từ là từ loại quan trọng chỉ sau danh từ và động từ “Tính từ là những thực từ gọi tên tính chất, đặc trưng của sự vật,

thực thể hoặc vận động, quá trình, hoạt động.” [7, tr.103]

“Lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay đặc trưng của quá trình) là tính từ Ý nghĩa đặc trưng được biểu hiện trong tính từ thường có tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ (so sánh và miêu tả theo thang độ).” [3, tr 115]

Trong tiếng Anh, [84, tr 10]: Tính từ là lớp từ cơ bản, theo định nghĩa

truyền thống thì tính từ là những từ có nội dung “miêu tả”, hoặc “là những từ cho chúng ta một điều gì đó về một danh từ” Theo ngữ pháp hiện đại, tính từ

được định nghĩa như những thuật ngữ hình thái cấu trúc (morphosyntactic

Trang 34

terms) Chính thức là một tính từ trung tâm đáp ứng 4 điều kiện ngữ pháp

có thể:

(i) Được sử dụng như một thuộc ngữ (be used attributively) trong cụm

danh từ (ví dụ: an old man)

(ii) Đứng sau động từ be hoặc những liên động từ khác (copular verbs), và

chính vì thế nó đứng ở vị trí vị ngữ (ví dụ: He looks old)

(iii) Được bổ nghĩa bởi những từ chỉ mức độ chẳng hạn như “very” (ví dụ:

He’s very old)

(iiii) Có dạng so sánh hơn và so sánh nhất (ví dụ: an older person, the

oldest person in the group)

Ngoài ra, một vài tính từ có thể có tiền tố “un”, ví dụ, unhappy, unsual

Tuy nhiên, không phải tất cả những tính từ đều đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn trên

Tiếng Anh là ngôn ngữ biến đổi hình thái, nên các tính từ và trạng từ

có sự phân biệt với nhau về mặt hình thức, các từ bổ nghĩa cho động từ đã được danh hoá cũng mang đặc tính của tính từ hơn là của trạng từ

Ví dụ:

(14) a She is a good teacher

b She teaches well

Well là trạng từ bổ nghĩa cho động từ teach, trong khi good bổ nghĩa cho danh từ teacher, rõ ràng giữa tính từ và trạng từ có sự phân biệt về hình

thức rất rõ ràng

Ngay trong hiện tượng danh hoá của tiếng Anh những từ bổ nghĩa cho động từ đã được danh hoá cũng mang đặc tính của các tính từ hơn là đặc tính của trạng từ

Ví dụ:

(15) a He drives the car carefully

a’ His careful driving of the car

b Zelda signs the contract reluctantly

Trang 35

b’ Zelda’s reluctant signing of the contract

Trong hai ví dụ trên, chúng ta nhận thấy rằng động từ drive được chuyển thành danh động từ driving, và sign được danh hóa thành signing Khi hai động từ trong câu được danh hóa thì trạng từ (carefully, reluctantly) cũng

được chuyển thành tính từ (carefull và reluctant) có nghĩa là động từ được danh hóa đã có chức năng như một danh từ thực thụ và chúng được bổ nghĩa bởi tính từ

Đối với tiếng Việt, theo Diệp Quang Ban [3, tr 330] thì tính từ là từ có khả năng làm yếu tố chính (đầu tố) trong cụm từ chính phụ, có ý nghĩa khái quát là chỉ đặc trưng về tính chất của sự vật nêu ở danh từ mà nó có liên quan, hoặc chỉ đặc trưng của động từ hay của tính từ khác mà nó có liên quan Khả năng kết hợp với phó từ của tính từ lệ thuộc vào kiểu tính từ cụ thể xét theo nghĩa

Khác với tiếng Anh, trong tiếng Việt cùng một từ chỉ đặc trưng vừa có thể dùng để thể hiện ý nghĩa bổ nghĩa cho danh từ, vừa có thể dùng để bổ nghĩa cho động từ mà không có sự thay đổi về hình thái, nghĩa là cùng một tính từ vừa có thể biểu thị đặc trưng của một thực thể vừa có thể biểu thị đặc trưng của một quá trình Chẳng hạn như:

(16) a Cô ta giúp tôi rất nhiệt tình (tại sao tôi từ chối)

b Một thanh niên nhiệt tình như anh (ai cũng mến)

Thông thường tính từ được định nghĩa một cách đơn giản là những từ chỉ các khái niệm về đặc điểm, màu sắc hay tính chất Hay nói một cách khái quát tính từ là những biểu thị đặc trưng, để mô tả những đặc trưng của sự vật hiện tượng, quá trình Đinh Văn Đức [22, tr 50] đã phân tích rõ hơn về đặc

trưng của tính từ Theo đó: “khái niệm đặc trưng thể hiện ở ý nghĩa của tính

từ là sự thống nhất cao giữa các yếu tố từ vựng và ngữ pháp”

Về mặt từ vựng, ý nghĩa của tính từ có liên hệ trực tiếp với nội dung phản ánh hiện thực cụ thể Theo chúng tôi đó là những “nội dung” được tri nhận trực tiếp thông qua các giác quan của con người Thuộc loại này có

Trang 36

những tính từ chỉ màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng, đậm, nhạt,…); chỉ những khái niệm về không gian (cao, thấp, rộng, hẹp, to, nhỏ, xa, gần,…); về khối lượng (nặng, nhẹ,…); về hình dáng (tròn, vuông, dẹt, cong, thẳng ); về mùi vị (chua, chát, thơm, mặn, ngọt,…)

Một đặc điểm khác biệt trong ý nghĩa của tính từ so với danh từ và động từ đó là ý nghĩa của tính từ bao gồm những đặc trưng được định hình theo nhận thức chủ quan của con người trong quan hệ với đối tượng Đó là nhóm đặc trưng không thể nhận thức tức thời thông qua các giác quan mà được con người phát hiện thông qua một quá trình nhận thức đối tượng, chẳng

hạn như các từ biểu thị đặc trưng về tính cách con người: khiêm tốn, kiêu

căng, giản dị, tử tế…

Tuy nhiên, để biểu thị đặc trưng của một thực thể người ta không chỉ dùng một tính từ mà có thể dùng một động từ hay một danh từ khác Chính vì

thế chúng ta có thể nói tính từ là “Từ loại chỉ đặc trưng của tất cả những khái

niệm được biểu đạt bằng danh từ và động từ” [22, tr.157]

Phân loại tính từ tiếng Anh và tiếng Việt

Theo Oxford dictionary [168], tính từ tiếng Anh có thể chia thành tính từ

có thang độ (gradable adjectives) và tính từ không thang độ (non- gradable adjectives):

- Hầu hết tính từ đều có thang độ Điều này có nghĩa là bạn có thể thay đổi (tăng cường, làm suy yếu hoặc những thay đổi khác) nghĩa của tính

từ bằng cách thêm một hay nhiều trạng từ trước chúng (ví dụ: a very

expensive car)

- Tính từ không thang độ là những tính từ mà trạng từ không thể làm

thay đổi nghĩa của chúng (ví dụ: western, electric…)

Ngoài ra tính từ trong tiếng Anh cũng có thể chia thành hai loại là tính từ

chỉ tính chất (qualitative adjectives) và tính từ định loại (classifying adjectives):

Trang 37

- Tính từ chỉ tính chất nhằm mô tả phẩm chất/tính chất của một ai đó

hoặc một vật gì đó (ví dụ : tall, long, hot)

- Tính từ định loại dùng để đặt người hay sự vật vào những loại hay lớp

từ khác nhau (ví dụ: weekly, northern, external…)

Trong tiếng Việt, theo Diệp Quang Ban [5, tr.331], xét theo nghĩa, lớp tính từ trước hết được phân biệt thành tính từ tính chất và tính từ quan hệ; thuộc bậc thấp hơn, tính từ tính chất chia thành tính từ có thang độ và tính từ không thang độ

A Tính từ tính chất

Tính từ tính chất là tính từ chỉ những chất lượng khác nhau không liên quan đến sự vật khác

Căn cứ vào khả năng biến đổi mặt số lượng của đặc trưng nêu trong tính

từ, người ta chia tính từ thành hai lớp con: lớp con tính từ có thang độ và lớp con tính từ không thang độ

B Tính từ quan hệ

Tính từ quan hệ là tính từ chỉ những chất lượng mượn từ các sự vật khác, tức là có ‘quan hệ’ đến sự vật khác và chủ yếu thuộc vào số các tính từ có thang độ Tính từ quan hệ có thể ‘quan hệ’ với danh từ chung hoặc danh từ riêng

- Ví dụ về tính từ có quan hệ với danh từ chung (tính từ được in đậm):

tác phong (rất) công nghiệp, thái độ (rất) cửa quyền, giọng lưỡi (rất)

anh chị…

- Ví dụ về tính từ có quan hệ với danh từ riêng: giọng nói (rất) Sài Gòn,

cái nhìn (rất) Á Đông, thái độ (rất) Chí Phèo…

Sách Ngữ pháp tiếng Việt [75, tr.86-87] chỉ đơn giản phân loại tính từ

thành hai tiểu loại chính:

a Tính từ chỉ những tính chất của sự vật bao hàm giá trị về chất như:

tốt, xấu, ngoan, giỏi, thông minh, tích cực, trong sạch, bẩn, ngu

Trang 38

xuẩn…Những tính từ này khi làm yếu tố chính, đi cùng với nó là các

yếu tố phụ chỉ mức độ của tính chất Ví dụ: rất giỏi toán

b Tính từ chỉ những tính chất của sự vật bao hàm giá về lượng như:

cao thấp, ngắn, dài, rộng, hẹp, gần, xa, nông, sâu…Những tính từ này khi làm chính tố sau nó có thể có phụ tố để định lượng, hay chỉ cái mốc

có tác dụng định lượng Ví dụ: Cao hai thước, gần nhà, xa ngõ…

1.1.4 Khái quát về mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt

Mệnh đề là cấu tạo ngữ pháp cơ bản của câu hay còn gọi là nòng cốt câu đơn hai thành phần, là tổ hợp từ gồm chủ ngữ và vị ngữ Halliday [114] đã

nêu lên các nét đặc trưng của mệnh đề như sau: mệnh đề là một thông điệp;

mệnh đề với tư cách là sự trao đổi thông tin và chúng cũng có vai trò khác đó

chính là tường giải/ thể hiện thông tin

Cấu trúc cơ bản của một mệnh đề rất đơn giản: “mệnh đề là một đơn vị

ngữ pháp có chứa một chủ ngữ và một vị ngữ (A clause is a grammartical unit which contains a subject and a predicate.) [107, tr.201]

Mệnh đề không chứa nhiều hơn một chủ ngữ và cũng không cần nhiều hơn một vị ngữ, nhưng cũng không thể thiếu đi một chủ ngữ hay một vị ngữ Cấu trúc của mệnh đề được thể hiện trong những ví dụ sau (chủ ngữ được in nghiêng, vị ngữ được gạch dưới):

(17) a Birds twitterd

b All the birds of the neighborhood congregated in the venerable

elms in the park

c That no one – approves of the decision

d Which I lost

e Whenever the phone rings

Tuy nhiên đối với một số nhà ngữ pháp truyền thống thì đôi khi họ tự cho thêm một yếu tố ngầm hiểu (“understood” element) vào trong mệnh đề Ví dụ

như: Eat your kumquats (ăn những trái quất của bạn đi) thì cấu trúc này được

được cho rằng có một chủ ngữ “ngầm hiểu” là you Và điều này cũng giống

Trang 39

như trong tiếng Việt, ví dụ: Dừng lại! (Chủ từ hiểu ngầm hay được tỉnh lược:

Anh/ các anh dừng lại)

Theo Diệp Quang Ban [3, tr.19]: Ngữ pháp truyền thống sử dụng tên gọi

“câu đơn” (simple sentence) trong hầu hết các ngôn ngữ được nghiên cứu, riêng trong tiếng Anh có thêm thuật ngữ “clause”, được dịch tiếng Việt là

“cú” bên cạnh thuật ngữ “câu” Cú được hiểu khác câu đơn theo hai cách sau đây:

-“Cú” là tên gọi tương đương “câu đơn” và dùng chung cho cả ngôn ngữ nói và viết, “câu” là tên gọi thuộc ngôn ngữ viết với dấu hiệu là dấu chấm dứt câu (Giải thích của M.A.K Halliday)

- “Cú” là “mệnh đề trong ngôn ngữ”, phân biệt với mệnh đề trong logic học” (giải thích của Trương Văn Chình – Nguyễn Hiến Lê [14]) Trong cách hiểu này, cú tương đương với “mệnh đề” theo kiểu như trong cách nói “câu đơn là câu có chứa một mệnh đề, câu ghép là câu có chứa nhiều mệnh đề)

Trong luận án này chúng tôi sử dụng thuật ngữ “mệnh đề” vốn quen thuộc thay vì từ “ cú” khi miêu tả và phân tích các ví dụ danh hóa

Phân loại mệnh đề

Trong tiếng Việt lẫn tiếng Anh các mệnh đề đều được xếp thành hai loại chính: mệnh đề độc lập (independent clause), và mệnh đề phụ thuộc (dependent/subordinate clause)

Mệnh đề độc lập là mệnh đề mà ý nghĩa của nó không phụ thuộc vào một mệnh đề khác trong cùng một câu Trong một câu, có thể có hai hoặc

nhiều mệnh đề độc lập Chúng được nối với nhau bằng liên từ kết hợp

Trang 40

Hay:

c The country life is quiet and the air here is fresh and pure

Câu này có 2 mệnh đề độc lập "The country life is quiet" và "the air here

is fresh and pure" đượ c nối với nhau bằng liên từ “and”

Mệnh đề phụ thuộc là mệnh đề không thể đứng riêng một mình Ý nghĩa của nó phụ thuộc vào mệnh đề độc lập

– Các đại từ liên hệ: who, whom, which, whose, that …

The girl who works at the café is John’s sister

– Các phó từ liên hệ why, when, where

Ví dụ: I remember the house where I was born

– Các liên từ phụ thuộc: when, while, as, as soon as, because, though,

although, till, until, if, unless, wherever, whenever….

Ví dụ:

(20) She stayed at home because her mother was ill

Trong câu này, có 2 mệnh đề:

(1) she stayed at home (mệnh đề chính)

(2) because her mother was ill (mệnh đề phụ.)

1.2 Hiện tượng chuyển loại trong tiếng Anh và tiếng Việt

Chuyển loại là một hiện tượng khá phổ biến trong tiếng Anh và tiếng Việt,

và đó cũng chính là một trong những phương thức danh hóa (từ động từ, tính từ) được đề cập trong luận án Có hai hướng chính để tiếp cận và phân tích hiện tượng chuyển loại trong ngôn ngữ, đó là hướng chuyển loại theo quan điểm lịch đại và hướng chuyển loại theo quan điểm đồng đại Mỗi quan điểm đều có những ưu và nhược điểm riêng, việc xác định hướng chuyển loại là

Ngày đăng: 04/04/2017, 23:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thái Ân (2007), “ Hiện tượng chuyển di từ loại trong tiếng Anh”, Luận án tiến sỹ Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2007), “ "Hiện tượng chuyển di từ loại trong tiếng Anh"”, Lu"ậ"n án ti"ế"n s"ỹ" Ng"ữ" v"ă"n, "Đạ"i h"ọ"c Khoa h"ọ"c Xã h"ộ"i và Nhân v"ă"n, "Đạ"i h"ọ"c Qu"ố"c Gia TP.H"ồ
Tác giả: Nguyễn Thái Ân
Năm: 2007
13. Lê Thị Giao Chi (2015), Về hiện tượng ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 11(241), tr.44-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: V"ề" hi"ệ"n t"ượ"ng "ẩ"n d"ụ" ng"ữ" pháp trong ti"ế"ng Anh và ti"ế"ng Vi"ệ"t
Tác giả: Lê Thị Giao Chi
Năm: 2015
14. Trương Văn Chình – Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Nxb Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kh"ả"o lu"ậ"n v"ề" ng"ữ" pháp Vi"ệ"t Nam
Tác giả: Trương Văn Chình – Nguyễn Hiến Lê
Nhà XB: Nxb Đại học Huế
Năm: 1963
15. Mai Ngọc Chừ (1995), Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ti"ế"ng Vi"ệ"t cho ng"ườ"i n"ướ"c ngoài
Tác giả: Mai Ngọc Chừ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
16. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ng"ữ" d"ụ"ng h"ọ"c
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
17. Nguyễn Đức Dân (2012), Ngữ pháp tạo sinh, Nxb Đại học Quốc gia, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ng"ữ" pháp t"ạ"o sinh
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2012
18. Trương Dĩnh (1974) "Về vấn đề hình thành khái niệm ngữ pháp cho học sinh phổ thông". Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, tr. 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề hình thành khái niệm ngữ pháp cho học sinh phổ thông
19. Trần Trí Dõi (2011), Mấy vấn đề nghiên cứu so sánh lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: M"ấ"y v"ấ"n "đề" nghiên c"ứ"u so sánh l"ị"ch s"ử" nhóm ngôn ng"ữ" Vi"ệ"t – M"ườ"ng
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2011
20. Nguyễn Cao Đàm (1981), Vấn đề từ ngữ và cú pháp học. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng , Việt về mặt từ ngữ, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: V"ấ"n "đề" t"ừ" ng"ữ" và cú pháp h"ọ"c. Gi"ữ" gìn s"ự" trong sáng c"ủ"a ti"ế"ng , Vi"ệ"t v"ề" m"ặ"t t"ừ" ng
Tác giả: Nguyễn Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1981
21. Dik Simon C. (2005), Ngữ pháp chức năng, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ng"ữ" pháp ch"ứ"c n"ă"ng, NXB " Đại học Quốc gia
Tác giả: Dik Simon C
Nhà XB: NXB " Đại học Quốc gia" TP.HCM
Năm: 2005
22. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt, Từ loại, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ng"ữ" pháp ti"ế"ng Vi"ệ"t, T"ừ" lo"ạ"i
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp
Năm: 1986
23. Đinh Văn Đức (1978). Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 2, tr.37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: V"ề" m"ộ"t cách hi"ể"u ý ngh"ĩ"a các t"ừ" lo"ạ"i trong ti"ế"ng Vi"ệ"t
Tác giả: Đinh Văn Đức
Năm: 1978
24. Nguyễn Thiện Giáp (1998a), Dụng học Việt ngữ, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: D"ụ"ng h"ọ"c Vi"ệ"t ng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
25. Nguyễn Thiện Giáp (1998b), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ừ" v"ự"ng h"ọ"c ti"ế"ng Vi"ệ"t
Nhà XB: Nxb Giáo dục
26. Nguyễn Thiện Giáp (1998c), Dẫn luận Ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 298–305 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (1998c), D"ẫ"n lu"ậ"n Ngôn ng"ữ" h"ọ"c
Nhà XB: Nxb Giáo dục
27. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1, Nxb Khoa học Xã hội, tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ti"ế"ng Vi"ệ"t S"ơ" th"ả"o ng"ữ" pháp ch"ứ"c n"ă"ng
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1991
28. Cao Xuân Hạo (1994), Về cấu trúc danh ngữ trong tiếng Việt. Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt hiện đại. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: V"ề" c"ấ"u trúc danh ng"ữ" trong ti"ế"ng Vi"ệ"t. Nh"ữ"ng v"ấ"n "đề" ng"ữ" pháp ti"ế"ng Vi"ệ"t hi"ệ"n "đạ"i
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1994
29. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Giáo Dục, tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ti"ế"ng Vi"ệ"t, m"ấ"y v"ấ"n "đề" ng"ữ" âm, ng"ữ" pháp, ng"ữ" ngh"ĩ"a
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1998
30. Cao Xuân Hạo (2006), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 2, Ngữ Đoạn và Từ loại, Nxb Giáo dục, tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ng"ữ" pháp ch"ứ"c n"ă"ng ti"ế"ng Vi"ệ"t", quyển 2, "Ng"ữ Đ"o"ạ"n và T"ừ" lo"ạ"i
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
31. Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (1998), Từ tiếng Việt, hình thái, cấu trúc, từ láy, chuyển loại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ừ" ti"ế"ng Vi"ệ"t, hình thái, c"ấ"u trúc, t"ừ" láy, chuy"ể"n lo"ạ"i
Tác giả: Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w