Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng nguồn lực này có hiệu quả, thì không phải tổ chức nghệ thuật nào cũng đạt được, thậm chí hầu hết các tổ chức nghệ thuật biểu diễn NTBD ở Việt Nam hiện
Trang 1Nguyễn Thanh Xuân
QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG CÁC TỔ CHỨC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 62 31 06 42
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Hà Nội - 2017
Trang 2VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Phản biện 3: TS Nguyễn Văn Tình
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Vào hồi giờ ngày tháng năm 20
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bất kỳ tổ chức nghệ thuật nào cũng đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt và đầy bất ổn Điều đó đòi hỏi mỗi tổ chức nghệ thuật cần có người quản lý giỏi, không những giỏi về kiến thức mà còn phải có kỹ năng điều hành
Tổ chức nghệ thuật là tổ chức có những con người sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng nguồn lực này có hiệu quả, thì không phải tổ chức nghệ thuật nào cũng đạt được, thậm chí hầu hết các tổ chức nghệ thuật biểu diễn (NTBD) ở Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những khó khăn trong vấn đề quản lý nói chung và quản lý nguồn nhân lực (QLNNL) nói riêng
Theo thống kê của Cục Nghệ thuật biểu diễn, hiện nay có 11 tổ chức NTBD quốc gia đóng trên địa bàn Hà Nội Các tổ chức NTBD này đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như: đội ngũ lao động nghệ thuật có trình độ chuyên môn nhưng đã quá tuổi nghề, người có năng khiếu không muốn đi theo con đường nghệ thuật…Bên cạnh đó, các tổ chức NTBD khi tuyển dụng và đãi ngộ người nghệ sĩ còn bị chi phối bởi cơ chế bao cấp trước đây… Những điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tổ chức NTBD
Xuất phát từ lý luận và bối cảnh thực tiễn trên, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề QLNNL ở Việt Nam nói chung và QLNNL trong các tổ chức NTBD nói riêng Tuy nhiên, QLNNL NTBD trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 đặc biệt
là trong bối cảnh một số tổ chức NTBD hoạt động theo cơ chế tự chủ,
có rất ít các công trình nghiên cứu đề cập Với những lý do trên,
chúng tôi đã chọn đề tài: “Quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức
Trang 4nghệ thuật biểu diễn công lập trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài nghiên
cứu của luận án
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu về quản lý văn hóa nghệ thuật
Các công trình nghiên cứu về quản lý văn hóa nghệ thuật: Quản
lý nguồn nhân lực trong khu vực Nhà nước, Christian Batal; Quản lý nguồn nhân lực ở Việt nam Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Phạm
Thành Nghị; Quản trị nguồn nhân lực, Trần Kim Dung … Các cuốn
sách này đã đề cập đến nội dung tư tưởng và lý thuyết về quản lý lao
động của các trường phái qua các thời kỳ lịch sử
Tác giả Lương Hồng Quang có loạt bài “Quản lý văn hóa nghệ
thuật”, đây là phần tổng thuật từ cuốn Management and the Arts của W.J Byrnes Tập tài liệu Nhập môn Quản lý Văn hóa nghệ thuật do
Lương Hồng Quang và Đỗ Thị Thanh Thủy dịch đăng trên tạp chí
Văn hóa Nghệ thuật Tác giả Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn “Quản
lý văn hóa ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”
và Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập
quốc tế …
Các nghiên cứu về quản lý văn hóa nêu trên đã đề cập những khó khăn và thuận lợi trong lĩnh vực quản lý văn hóa ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về QLNNL trong các
tổ chức NTBD hiện nay thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống
2.2 Các nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức văn hóa nghệ thuật
Các bài viết: “Về tình hình nghệ thuật sân khấu Việt Nam hôm nay”, Trần Trí Trắc; “Xã hội hóa hoạt động sân khấu - thực trạng và giải pháp”, Nguyễn Thị Minh Thái… và nhiều bài nghiên cứu khác
Trang 5đã đề cập tới những khó khăn của các tổ chức NTBD khi thực hiện lộ trình tự chủ
Đào tạo là công việc thiết yếu trong QLNNL, trong bài “Mấy suy nghĩ về chiến lược văn hóa”, tác giả Phạm Duy Khuê nhấn mạnh: Đào tạo văn hóa nghệ thuật là loại đào tạo đặc biệt “Về chất lượng đào tạo tác giả kịch hát dân tộc”, Trần Trí Trắc; “Thực trạng đào tạo
và trách nhiệm xây dựng đời sống âm nhạc ở nước ta hiện nay” Nguyễn Thiếu Hoa các bài viết đã phản ánh những tồn tại trong công tác đào tạo NNL của tổ chức NTBD
Các bài viết còn đề cập tới những giải pháp cho tổ chức NTBD:
“Góp bàn về xã hội hóa sân khấu hôm nay”, Trần Trí Trắc; “Vài suy
nghĩ về vấn đề xã hội hóa hoạt động văn hóa”, Phạm Duy Khuê;
“Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển nghệ thuật biểu diễn”, Trọng Khôi
Các nghiên cứu ở nước ngoài về quản lý nói chung và quản lý các
tổ chức NTBD nói riêng được các nhà nghiên cứu ở Phương Tây đề
cập như: How to run a theatre (Làm thế nào để vận hành một nhà hát), Jim Volz; Theatre Management (Quản lý nhà hát), David M.Conte…
Các nghiên cứu này đã nêu vai trò của công tác QLNNL, khẳng định NNL luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại phát triển của tổ chức nghệ thuật
Các công trình nghiên cứu trên là tài liệu có giá trị cho chúng tôi tham khảo và vận dụng khi giải quyết các nhiệm vụ của luận án
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề về QLNNL của
tổ chức NTBD trong bối cảnh thay đổi về cơ chế quản lý nói chung
và các tổ chức NTBD nói riêng
Trang 64 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Luận án lựa chọn 08 tổ chức NTBD trong tổng số
12 tổ chức NTBD quốc gia Cụ thể: Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam và Nhà hát Cải lương Việt Nam
- Thời gian khảo sát: 08 tổ chức NTBD trên được khảo sát từ năm 2012 đến năm 2015
5 Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá quá trình chuyển đổi về QLNNL trong các
tổ chức NTBD; đề xuất những giải pháp quản lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng NNL của các tổ chức NTBD, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức NTBD hiện nay trong bối cảnh hội nhập và hiện đại hóa
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về QLNNL trong các tổ chức NTBD, trên cơ sở đó xây dựng khung phân tích về QLNNL trong các
tổ chức NTBD trên địa bàn Hà Nội;
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả về công tác QLNNL
- Xác định những định hướng, giải pháp nhằm duy trì, phát triển NNL trong các tổ chức NTBD công lập hiện nay
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận liên ngành, trọng tâm là: khoa học quản
lý, nghệ thuật học, tâm lý học và văn hóa học
- Nghiên cứu trường hợp: chúng tôi lựa chọn nghiên cứu trường hợp 08 tổ chức NTBD trên địa bàn Hà Nội
- Nghiên cứu tài liệu, điều tra, khảo sát
- Phương pháp dự báo
Trang 78 Đóng góp của luận án
- Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác QLNNL trong các tổ chức NTBD nói riêng và tổ chức văn hóa nghệ thuật nói chung;
- Công trình nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức nghệ thuật, các cơ sở đào tạo
về quản lý văn hóa nghệ thuật
- Góp phần cho các nhà hoạch định chính sách những quan điểm, cách tiếp cận, định hướng, phương pháp, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả NNL trong các tổ chức NTBD hiện nay
9 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu (14 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (10 trang), Phụ lục (50 trang), nội dung của luận án được chia gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nguồn nhân lực của các tổ chức nghệ thuật (28 trang)
Chương 2: Thực trạng quản lý nguồn nhân lực của các tổ chức nghệ thuật biểu diễn (52 trang)
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các tổ chức nghệ thuật (29 trang)
Trang 81.1.1 Quản lý nguồn nhân lực tổ chức nghệ thuật biểu diễn
Bối cảnh chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, đã tạo ra những thách thức cho các tổ chức nghệ thuật nói riêng Thực tế đó, đòi hỏi quản lý nghệ thuật phải đổi mới để thích ứng với môi trường, đó là một tất yếu để tồn tại
1.1.2 Khái niệm quản lý nguồn nhân lực
* Khái niệm quản lý nguồn nhân lực: QLNNL là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối
ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên
* Quản lý nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật: QLNNL trong tổ chức NTBD là hoạt động quản lý con người nhằm phát huy những tiềm năng của con người trong tổ chức NTBD bao gồm thể lực và trí lực (đặc biệt là khả năng sáng tạo) của toàn bộ đội ngũ diễn viên, đạo diễn, cán bộ nhân viên của tổ chức NTBD, nhằm đáp ứng được sứ mệnh và sự phát triển của tổ chức nghệ thuật
1.1.3 Chức năng quản lý nguồn nhân lực
a / Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực: Gồm nhiều hoạt động như: dự báo, hoạch định nguồn nhân lực, phân tích công việc, tuyển chọn nhân lực, thu thập, lưu giữ, theo dõi, xử lý các thông tin
về nhân lực đã và đang làm tại tổ chức nghệ thuật
Trang 9b/ Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Nhóm chức năng này quan tâm tới việc nâng cao phẩm chất năng lực của NNL trong tổ chức, đảm bảo cho mỗi nhân viên trong tổ chức nghệ thuật có
đủ kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao c/ Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực: Nhóm chức năng này được cụ thể thành hai chức năng đó là: kích thích, động viên và duy trì, phát triển các mối quan hệ trong tổ chức nghệ thuật
1.1.4 Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức nghệ thuật biểu diễn
1.1.4.1 Đặc điểm tổ chức nghệ thuật biểu diễn
* Khái niệm tổ chức nghệ thuật biểu diễn
NTBD bao gồm NTBD sân khấu và biểu diễn ca múa nhạc là loại hình đặc biệt của hoạt động văn hóa, là lao động sáng tạo của nghệ sĩ phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân
* Đặc điểm tổ chức nghệ thuật biểu diễn
Tổ chức NTBD là một tập thể sáng tạo, bao gồm trong đó có các
cá nhân sáng tạo và sản phẩm của tổ chức nghệ thuật là sản phẩm của tập thể sáng tạo
1.1.4.2 Đặc điểm nguồn nhân lực nghệ thuật biểu diễn
NNL trong tổ chức NTBD, đa phần là những người phải có năng khiếu, trí thông minh, óc tưởng tượng, chuyên môn sâu và phải có thể lực Ngoài ra, NNL trong các tổ chức NTBD còn có tỷ lệ lao động trẻ (15- 25 tuổi) chiếm tỷ lệ khá cao so với các ngành nghề khác
1.1.4.3 Quản lý nguồn nhân lực trong khối nghệ thuật biểu diễn công lập
NNL lãnh đạo trong tổ chức NTBD được bầu, giữ chức vụ theo nhiệm kỳ Người lao động được tuyển dụng vào các tổ chức NTBD công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương
Trang 10của đơn vị sự nghiệp theo quy định của Nhà nước; Sự ổn định trong các tổ chức NTBD được thể hiện trong các nhiệm vụ được giao, hầu như ít có sự thay đổi hay biến động; Các tổ chức NTBD trong khu vực Nhà nước vẫn tuân thủ theo nguyên tắc ngân sách theo năm Như vậy, QLNNL trong lĩnh vực văn hóa nói chung ở Việt Nam và QLNNL trong NTBD nói riêng hiện nay, vẫn nghiêng về quản lý theo kiểu hành chính, mệnh lệnh, chưa thực sự phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình vận hành tổ chức
1.2 Các lý thuyết quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam
1.2.1 Lý thuyết chung quản lý nguồn nhân lực
* Lý thuyết quản lý hành chính: Nội dung cơ bản của lý thuyết này là nhấn mạnh đế phương pháp đánh giá công việc và nghiên cứu
về thời gian và các hoạt động sản xuất, áp dụng các cách thức để tăng năng suất lao động một cách cao nhất với chi phí thấp nhất
* Lý thuyết quan hệ nhân lực: Nội dung của lý thuyết này là coi người lao động là trung tâm, người công nhân là một thành viên của
tổ chức xã hội
* Lý thuyết quản trị hiện đại: Lý thuyết này đề cao sự thay đổi linh hoạt của tổ chức, tận dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, thúc đẩy sự sáng tạo độc lập của người lao động, tăng cường sự trao đổi thông tin trong tổ chức
Tóm lại: Lý thuyết về QLNNL đã hình thành và phát triển trong từng giai đoạn khác nhau Việc vận dụng linh hoạt và sáng tạo các lý thuyết quản lý sẽ giúp các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức đã đề ra
Trang 111.2.2 Lý thuyết tạo động lực trong quản lý nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật
* Khái niệm động lực
Động lực là toàn bộ các xu hướng, ước mơ, nhu cầu, nguyện vọng và những thôi thúc tương tự Động lực dựa vào những nhu cầu
cơ bản trong tiềm thức hoặc trong ý thức của con người
* Học thuyết hệ thống nhu cầu của Abraham Maslow: Maslow khái quát 5 nhu cầu cơ bản của con người: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự hoàn thiện Ông cho rằng mỗi khi có một nhu cầu trong số các nhu cầu trên được thỏa mãn thì nhu cầu tiếp theo trở nên quan trọng hơn, nếu nhu cầu nào được thỏa mãn thì không còn tạo ra động lực nữa
* Lý thuyết kỳ vọng: Vroom đã phát triển lý thuyết này dựa trên một luận đề rất giản đơn, người lao động có động cơ làm việc
là do trông đợi về những gì mà họ sẽ nhận được tương xứng với
nỗ lực của họ
Như vậy, để có thể lãnh đạo và động viên con người, nhà quản
lý phải hiểu đầy đủ các động cơ làm việc của con người và có những biện pháp động viên hữu hiệu
1.3 Tính đặc thù trong quản lý các tổ chức nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam
Quản lý nghệ thuật ở Việt Nam đa phần vẫn là các tổ chức nghệ thuật công lập, được Nhà nước bao cấp toàn bộ Hiện nay, mặc dù các tổ chức NTBD đã và đang theo vận hành theo lộ trình tự chủ từng phần, hay tự chủ 100%, thì các tổ chức NTBD hiện nay hoạt động vẫn chưa hiệu quả và đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành tổ chức Nhằm QLNNL trong tổ chức NTBD thích ứng với sự
Trang 12thay đổi của đất nước vận hành theo nền kinh tế thị trường, chúng tôi đưa ra khung phân tích như sau:
Hình 3: Mô hình QLNNL trong các tổ chức NTBD
Dựa vào khung lý thuyết trên để thấy lý thuyết tạo động lực chỉ phát huy được hiệu quả khi có môi trường phù hợp, đối với các tổ chức NTBD môi trường cũ chính là lực cản, không thể tạo động lực được
Tiểu kết
QLNNL có nhiều lý thuyết khác nhau, nhưng trong luận án chúng tôi sử dụng lý thuyết tạo động lực là nội dung lý thuyết cơ bản nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong công tác QLNNL tại các tổ
Trang 13chức nghệ thuật Thực tiễn hiện nay đòi hỏi phải thay đổi mô hình QLNNL nhưng các tổ chức NTBD ở Việt Nam vẫn đang lúng túng trong quá trình tìm ra mô hình quản lý phù hợp
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
CỦA CÁC TỔ CHỨC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1 Bối cảnh hoạt động của các tổ chức nghệ thuật biểu diễn công lập trên địa bàn Hà Nội
Bao gồm các yếu tố: kinh tế, chính sách và pháp luật, văn hóa
xã hội, khoa học công nghệ, dân số và đối thủ cạnh tranh, khán giả, quan hệ công tác và nhân tố các nhà quản lý…là các yếu tố tác động đến các tổ chức nghệ thuật hiện nay
2.2 Các tổ chức nghệ thuật biểu diễn công lập trên địa bàn Hà Nội
2.2.1 Giới thiệu chung về các tổ chức nghệ thuật biểu diễn
Trực thuộc Bộ VHTTDL có 12 tổ chức nghệ thuật quốc gia, trong đó 11 tổ chức NTBD đóng trên địa bàn Hà Nội
* Về ngân sách hoạt động : Đến năm 2015, Nhà hát Nghệ thuật
Đương đại Việt Nam, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam đã tự chủ 100% Các tổ chức tự chủ 30% gồm: Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ, Liên đoàn Xiếc Việt Nam 07 tổ chức NTBD còn lại vẫn được bao cấp từ ngân sách Nhà nước Tuy nhiên, lộ trình đến
năm 2020 đòi hỏi các tổ chức NTBD đều phải tự chủ 100%
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các tổ chức NTBD: Với
chức năng và nhiệm vụ được quy định, các tổ chức NTBD đều phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị Ngoài ra, một số tổ chức NTBD