1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức văn hóa nghệ thuật

16 1,5K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 103 KB

Nội dung

Qua một phần tư thế kỷ hoạt động, Nhà hát Tuổi trẻ đã gặt hái được nhiều thành tích, không những được khán giả và dư luận báo chí đánh giá cao mà ngay cả các đơn vị nghệ thuật trong cả n

Trang 1

KIỂM TRA BÀI ĐIỀU KIỆN

Môn: Quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức văn hóa nghệ thuật

CÂU HỎI

Câu 1:

Nghiên cứu một tổ chức văn hóa nghệ thuật:

- Nêu lịch sử hình thành?

- Cơ cấu, chức năng của tổ chức?

- Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài?

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu?

- Chân dung vị lãnh đạo của tổ chức đó?

Câu 2:

Lấy một bản tuyển dụng của một tổ chức trong nước và một tổ chức nước ngoài Phân tích và so sánh giữa hai bản tuyển dụng?

BÀI LÀM

Câu 1: Tìm hiểu về nhà hát Tuổi Trẻ Việt Nam

1.1 Lịch sử hình thành

Trang 2

Nhà hát Tuổi trẻ thành lập tháng 4/1978 theo quyết định số 20B/VH-QĐ của

Bộ Văn hóa Thông tin, đến tháng 4 năm 2003 Nhà hát Tuổi trẻ vừa tròn 25 tuổi Qua một phần tư thế kỷ hoạt động, Nhà hát Tuổi trẻ đã gặt hái được nhiều thành tích, không những được khán giả và dư luận báo chí đánh giá cao mà ngay cả các đơn vị nghệ thuật trong cả nước cũng công nhận Tiếng tăm của Nhà hát Tuổi trẻ không chỉ vang vọng trong phạm vi toàn quốc mà con lan truyền đến Việt Kiều và nhiều nước trên thế giới Đó chính là phần thưởng lớn lao cho sự

nỗ lực hoạt động của tập thể Nghệ sỹ, CBCNV Nhà hát Tuổi trẻ

1.2 Chức năng chính:

- Nhà hát Tuổi trẻ có chức năng xây dựng và biểu diễn nghệ thuật bao gồm các bộ môn: kịch nói; kịch hình thể; ca - múa - nhạc có nội dung phù hợp với thị hiếu, tâm lý của tuổi trẻ, góp phần giáo dục về chân - thiện - mỹ cho tuổi trẻ và nâng cao trình độ thưởng thức nghệ thuật cho khán giả

- Là thành viên của Hiệp hội sân khấu Thế giới dành cho tuổi trẻ (ASSITEJ), trung tâm ASSITEJ Việt Nam

- Sưu tầm, bảo tồn, nâng cao nghệ thuật thuộc các bộ môn: kịch nói; kịch hình thể; ca - múa - nhạc trong và ngoài nước, nhằm giới thiệu rộng rãi đến mọi tầng lớp khán giả (kể cả khán giả là Việt kiều và quốc tế)

1.3 Nhiệm vụ chính:

- Xây dựng tiết mục và biểu diễn nghệ thuật theo chức năng đề ra để phục vụ khán giả trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần

và thẩm mỹ của người xem, đặc biệt là lớp trẻ

- Quản lý mọi mặt hoạt động của đơn vị theo phân cấp quản lý của bộ văn hoá, thể thao và du lịch

1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy

1.4.1 Lãnh đạo nhà hát: Giám đốc và các Phó giám đốc.

1.4.2 Ba phòng chức năng và 4 đoàn biểu diễn:

- Phòng hành chính tổng hợp;

Trang 3

- Phòng nghệ thuật;

- Đoàn kịch 1;

- Đoàn kịch 2;

- Đoàn kịch hình thể;

- Đoàn ca múa nhạc

1.4.3 Tổng số CBCNV và nghệ sĩ: 175

- Biên chế và hợp đồng quỹ lương: 105

- Hợp đồng từ vốn tự có của đơn vị: 70

1.4.4 Trình độ:

- Đại học: 57

- Cao đẳng: 39

- Trung cấp: 49

- Trình độ khác: 30

1.4.5 Phân loại chuyên môn:

- Nghệ sĩ, diễn viên: 112

- Hoạ sĩ: 02

- Đạo diễn: 07

- Hành chính: 21

- Nhân viên kỹ thuật: 23

- Bảo vệ, soát vé, bán vé: 10

1.4.6 Danh hiệu nghệ sĩ:

- Nghệ sĩ Nhân dân: 02

- Nghệ sĩ ưu tú: 10

1.5 phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của nhà hát Tuổi Trẻ

1.5.1 Môi trường bên trong

* Sứ mạng của tổ chức:

Trang 4

Đối với mỗi cơ quan tổ chức thì việc xác định sứ mạng sẽ xác định rõ công việc mà tổ chức cần làm, theo đó sẽ vạch ra những cách thức, biện pháp phù hợp

để đạt được mục tiêu của tổ chức

Sứ mạng của nhà hát Tuổi Trẻ là đưa các loại hình nghệ thuật đa dạng: Kịch nói, Ca - Múa -Nhạc, nghệ thuật thể nghiệm phục vụ cho đối tượng khán giả trẻ

là thanh niên - thiếu niên - nhi đồng và mở rộng những đối tượng khán giả khác trong nước và nước ngoài

• Văn hóa tổ chức:

Văn hoá tổ chức là tập hợp các giá trị và chuẩn mực cụ thể được chia sẻ bởi con người và các nhóm trong một tổ chức và kiểm soát cách thức họ tương tác lẫn nhau và với các bên ngoài tổ chức.

Văn hóa tổ chức của nhà hát tuổi trẻ là: cán bộ,các nghệ sĩ, nhân viên gương mẫu, làm việc có tinh thần trách nhiệm và tâm huyết với nghề Tác phong làm việc nhanh nhẹn, hiệu quả Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực

• chế độ, chính sách của nhà hát :

chế độ, chính sách của nhà hát thực hiện đúng theo quy định của nhà nước

và pháp luật

1.5.2 Môi trường bên ngoài

* kinh tế

Yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực ,sự tồn tại, phát triển của nhà hát tuổi trẻ Trong sự phát triển của đất nước cùng với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, để phát triển nhà hát, mở rộng nhà hát đòi hỏi phải tuyển chọn nguồn nhân lực có trình độ, tăng lương, tăng phúc lợi, cải thiện lao động… Nhà hát muốn tồn tại và phát triển cần phải có kinh phí để hoạt động chính

vì lẽ đó nhà hát tuổi trẻ không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nghệ thuật,

mở rộng thị trường khán giả , tăng cường nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực là các diễn viên, nghệ sĩ giỏi ví dụ như: NSND Lê Khanh,NSND Lan Hương, đạo diễn Bùi Như Lai…

Trang 5

Và để thu hút nhân tài gồm các diễn viên, nghệ sĩ có tài năng thực sự nhà hát tuổi trẻ đã đưa ra những chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng

• Luật pháp và chính sách của nhà nước:

Nhà hát tuổi trẻ luôn tuân thủ theo luật lao động, tuân theo các chế độ, chính sách của nhà nước về những vấn đề như: tuyển dụng, sa thải, lương bổng, thăng thưởng… chính vì vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý của nhà hát tuổi trẻ

• Khoa học công nghệ

Tương tự như kinh tế, yếu tố khoa học công nghệ tác động không nhỏ đến sự phát triển của nhà hát Cụ thể tiến bộ khoa học công nghệ đã đem lại năng suất lao động cao, trong khi giảm số người làm việc

Nhà hát tuổi trẻ đã ứng dụng các thiết bị máy móc hiện đại làm dễ dàng, thuận lợi hơn cho các hoạt động biểu diễn và phục vụ biểu diễn cụ thể như:

- Sử dụng hệ thống camera tự động để theo dõi, giám sát các cán bộ, nghệ

sĩ làm việc

- Áp dụng thẻ từ khi ra vào cơ quan vừa chính xác, vừa nâng cao kỷ luật lao động

- Việc thanh toán tiền lương qua hệ thống ngân hàng vừa làm giảm nhẹ công tác tài chính, kế toán vừa làm cho người quản lý yên tâm hơn

- Giúp các công nhân viên chức hình thành được nếp sống văn hóa công nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc…

• Văn hóa – xã hội

Văn hóa – xã hội cũng tác động đến nhà hát trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực nếu như môi trường văn hóa xã hội lành mạnh, các giá trị văn hóa, chế độ, chính sách thay đổi theo hướng tốt đẹp sẽ tác động tích cực đến nguồn nhân lực, các nghệ sĩ, diễn viên trong nhà hát tuổi trẻ Cụ thể như việc quy định các giá trị, chuẩn mực phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội sẽ tạo điều kiện cho các nghệ sĩ, diễn viên được hưởng các chế độ, chính sách đãi ngộ ngược lại nếu môi

Trang 6

trường văn hóa xã hội không lành mạnh sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhà hát.

Ví dụ như: sẽ không có những chuẩn mực đúng đắn cho người lao động ( các nghệ sĩ, diễn viên) tuân thủ Không chăm lo phát triển nguồn nhân lực thực hiện không công bằng các chế độ, chính sách, khen thưởng việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người lao động không được quan tâm…

• Đối thủ cạnh tranh

Nhà hát tuổi trẻ cần tìm hiểu kỹ đối thủ cạnh tranh của mình là ai, tìm hiểu

rõ điểm mạnh, điểm yếu của họ Từ đó đưa ra các chiến lược, kế sách để phát triển nhà hát, mở rộng giao lưu, hợp tác, trình diễn có hiệu quả Một mặt để cạnh tranh với các tổ chức văn hóa nghệ thuật khác, mặt khác đây cũng là cơ hội để nhà hát phát triển hơn, quảng bá chất lượng sản phẩm nghệ thuật, hình ảnh tới công chúng

• Khán giả

Suy cho cùng mục tiêu mà các tổ chức văn hóa nghệ thuật hướng tới đó là khán giả Khán giả sẽ thưởng thức các sản phẩm nghệ thuật của nhà hát nếu như các sản phẩm nghệ thuật hay, độc đáo phù hợp với nhu cầu thị hiếu nghệ thuật

họ chính vì vậy, nhà hát tuổi trẻ cần hiểu rõ, làm sao cho các nghệ sĩ, diễn viên trong nhà hát hiểu được: không có khán giả hoặc ít khán giả thì nhà hát sẽ phải đóng cửa và vì thế họ sẽ không có cơ hội làm việc, biểu diễn do đó, các cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên trong nhà hát cần làm việc có trách nhiệm, đưa ra những sản phẩm văn hóa nghệ thuật hấp dẫn, mới lạ tới công chúng khán giả Để khán giả yêu thích và mong muốn đến xem nhiều hơn Đó mới chính là thành công của nhà hát

1.6 Điểm mạnh, điểm yếu của nhà hát Tuổi Trẻ

1.6.1 Điểm mạnh

- Trong những năm vừa qua doanh số bán vé của nhà hát ngày càng tăng

- Các nghệ sĩ, diễn viên ngày càng được nâng cao trình độ

Trang 7

- Các sản phẩm văn hóa nghệ thuật ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều thể loại khác nhau: kịch, hát, múa

- không ngừng phát triển thị trường

- Chất lượng sản phẩm văn hóa nghệ thuật ngày càng tốt đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khán giả

- Nhà hát tuổi trẻ càng ngày càng thể hiện vị trí của mình ở trong nước

- Có các lãnh đạo, nghệ sĩ, diễn viên tận tụy, tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp

1.6.2 Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh thì nhà hát tuổi trẻ còn tồn tại một số điểm yếu như:

- Cạnh tranh với rất nhiều các tổ chức văn hóa nghệ thuật khác

- Cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị cũ kĩ, diện tích mặt bằng sử dụng hạn chế không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của đơn vị cũng như hoạt động phục vụ khán giả

- Tồn tại nhiều khó khăn mới phát sinh trong việc định hướng phong cách nghệ thuật đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả trong xu thế mới và khẳng định chỗ đứng của nghệ thuật sân khấu trước các loại hình giải trí khác

- Nguồn nhân lực của đơn vị tuy dồi dào nhưng chưa được phân bổ hợp lý nhằm phát huy hiệu quả tối ưu trong hoạt động, còn thiếu những nhân tố có trình

độ chuyên môn lí luận cao đảm bảo cho công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận

- Bộ máy hoạt động của đơn vị chưa thực sự năng động, chưa tận dụng được hết nguồn nội lực hiện có, từ đó cần xây dựng và đổi mới phương thức hoạt động

- Thiếu các cơ hội giao lưu, cọ xát tiếp cận với các loại hình nghệ thuật mới

mẻ trên thế giới nhằm học hỏi, xây dựng phong cách riêng cho đơn vị và sáng tạo các tác phẩm có giá trị hội nhập

Trang 8

- Nhà hát không có bãi để xe, thường xuyên phải thuê gửi 02 xe ca và xe tải

ở cơ sở bên ngoài, sân khấu Rạp Tuổi trẻ so với nhu cầu thưởng thức của khán giả thuộc loại trung bình ở Thủ đô, không có chỗ gửi xe máy và ô tô cho khán giả, không có không gian phục vụ khán giả trong lúc chờ xem biểu diễn, đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động biễu diễn nghệ thuật và khả năng

tự chủ tài chính, cản trở đến tiến độ xã hội hoá hoạt động nghệ thuật biễu diễn của nhà hát nói riêng và hoạt động của nghệ thuật biễu diễn nước nhà nói chung

- Trang thiết bị xuống cấp, thiếu, lạc hậu … (âm thanh - ánh sáng , thiết bị lạnh được trang bị trong thời gian 1997 – 2004 đến nay đã quá lâu

- Địa điểm khuất lấp trong khu dân cư

- Chật chội, không đủ diện tích phục vụ sáng tạo nghệ thuật Không có kho chứa trang trí, phục trang tại Rạp cho cả 4 đoàn biểu diễn, mỗi đoàn hoạt động tập luyện nghệ thuật trên diện tích trung bình 40m2/đoàn

- Giá cả ngày một leo thang Kinh phí đầu tư nghệ thuật mỗi ngày một hạn hẹp ảnh hưởng tới chất lượng của các chương trình nghệ thuật

Lương nghệ sĩ quá bất cập với nhu cầu đời sống khiến các nghệ sỹ bươn chải mưu sinh, không còn toàn tâm, toàn ý sáng tạo dấn đễn tình trạng thiếu vắng người tài

1.7 Chân dung của nhà lãnh đạo nhà hát - giám đốc Trương Nhuận

Giám đốc Trương Nhuận sinh ngày 12/5/1957 tại tỉnh Bắc Ninh Ông là cử nhân văn chương, tốt nghiệp loại giỏi Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Quốc gia Hà Nội.hiện là Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội và Hội viên Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam Ông từng in riêng hai tập truyện ngắn cho thiếu nhi, làm giảng viên Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, Trưởng phòng Tổ chức biểu diễn Nhà hát Tuổi trẻ Tháng 12/2001 ông Trương Nhuận được bổ nhiệm làm Phó giám đốc phụ trách Biểu diễn và Đối ngoại của Nhà hát Ở các cương vị của mình, ông Trương Nhuận đã có nhiều đóng góp cho hoạt động của Nhà hát,

Trang 9

Ngày 3/10 Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm ông Trương Nhuận- phó giám đốc nhà hát tuổi trẻ lên giữ chức giám đốc thay Lê Hùng Nhiệm kỳ 2012-2017

Mặc dù thời gian đảm nhiệm cương vị mới chưa lâu, song Trương Nhuận đã thể hiện rõ khả năng gắn kết các nghệ sĩ cùng chung lưng gánh vác sự nghiệp của Nhà hát Vì luôn coi trọng vai trò của các nghệ sĩ nên trong một thời gian ngắn sau khi nhậm chức, Trương Nhuận đã đề xuất xin bổ nhiệm liền ba phó Giám đốc Nhà hát đều là những nghệ sĩ tài danh, có uy tín đối với anh em trong nghề, và được phân công rõ ràng, phù hợp với khả năng lãnh đạo của từng người

Có thể thấy ông là một nghệ sĩ đích thực khi biết gắn kết các nghệ sĩ và xác định cho họ con đường đến với khán giả một cách có hiệu quả nhất, cả về kinh

tế và nghệ thuật

Tuy chưa từng tham gia biểu diễn nhưng giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Trương Nhuận lại nổi tiếng trong giới làm nghệ thuật Ông được coi là linh hồn của Nhà hát Tuổi trẻ Cũng chưa từng đứng trên sân khấu song giám đốc Trương Nhuận luôn khiến những nhân viên kính nể bởi sự thông minh, trải nghiệm, tính cách nghệ sĩ của mình

Ở tuổi U60, "vị sếp" của những nghệ sĩ như Chí Trung, Anh Tú, Lan Hương,

Lê Khanh vẫn luôn miệt mài sáng tạo, cố gắng hết mình trong hành trình tìm kiếm và mở rộng khán giả cho sân khấu

Phòng làm việc của giám đốc Trương Nhuận ngay tại tầng 1, Nhà hát Tuổi trẻ Mỗi ngày ông đều đến đây từ rất sớm để kiểm tra mail, xử lý các công việc giấy tờ, văn bản, đưa ra những ý tưởng mới cho hoạt động của nhà hát

2 năm gần đây, Nhà hát Tuổi trẻ có khoảng 600 suất diễn mỗi năm, doanh thu tăng gấp 2-3 lần Tuy vậy, ông vẫn chưa hoàn toàn hài lòng Ông nói: “Tôi khao khát sẽ có một nhà hát đẹp đẽ, trang trọng hơn để thu hút khán giả đến với sân khấu kịch Đó cũng là điều khiến tôi trăn trở nhất trong thời điểm hiện tại”

Trang 10

Tuy chưa từng đứng trên sân khấu biểu diễn song giám đốc Trương Nhuận là người cống hiến rất nhiều cho Nhà hát Tuổi trẻ Ông đã có thâm niên 10 năm làm việc tổ chức biểu diễn và giao lưu với báo chí (từ 1990 đến 2000), sau đó trở thành Phó Giám đốc phụ trách Biểu diễn và Đối ngoại của Nhà hát Trương Nhuận cũng là giám đốc U60 hiếm hoi sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo Mặc dù năm nay đã 57 tuổi nhưng ông vẫn luôn tìm hiểu và sử dụng thành thạo các món đồ công nghệ Đi đâu ông cũng luôn mang theo mình 1 chiếc ipad

để có thể luôn luôn kiểm tra được email để xử lý ngay Ông chia sẻ : "Ở thời buổi công nghệ số như hiện tại rõ ràng người giám đốc của một nhà hát thì phải biết sử dụng công nghệ tốt, biết cách sử dụng các phần mềm giao tiếp như Skype Đôi khi cần có những cuộc cuộc trò chuyện trực tiếp với người nước ngoài để họ góp ý kiến, tư vấn và trao đổi công việc"

Sau 2 năm trở thành người đứng đầu Nhà hát Tuổi trẻ, giám đốc Trương Nhuận đã khẳng định khả năng làm việc mạnh mẽ của mình khi đem lại doanh thu vượt bậc cho Nhà hát, giúp thu nhập của diễn viên cải thiện “Điều khiến tôi hạnh phúc là nghệ sĩ của Nhà hát Tuổi trẻ rất yêu nơi mình làm việc, khao khát được cống hiến và góp sức cho công việc” – ông tâm sự

Những khi lịch hoạt động dày đặc, nhu cầu khán giả cao, giám đốc Trương Nhuận cùng các nghệ sĩ của mình thường phải làm việc từ sáng tới tối mịt

Qua sự tìm hiểu trên đây về giám đốc nhà hát Tuổi Trẻ Trương Nhuận, có thể nhận thấy rằng ông được coi là linh hồn của Nhà hát Ông luôn cần mẫn, hăng say làm việc mỗi ngày, cống hiến hết khả năng của mình bằng tất cả nhiệt huyết, trí tuệ và sự cần mẫn để đưa nhà hát ngày một phát triển đi lên, miệt mài đứng phía sau sân khấu để những nghệ sĩ của mình được tỏa sáng

Câu 2:

Hai bản tuyển dụng của một tổ chức trong nước và một tổ chức nước ngoài 2.1 Bản tuyển dụng nước ngoài

• Bản dịch nước ngoài:

Ngày đăng: 29/10/2017, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w