kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt
Trang 1I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi nhắc tời trường học , điều đầu tiên bạn nghĩ tới là gì? Với tôi thì đó là bạn bè và những tiết học nhiều người khác có thể nghĩ ngay tới sân trường, tới thầy cô, tới giờ ra chơi… nếu bạn cũng nghí tới những điều đó hoặc những điều tương tự thì có nghĩa rằng bạn và tôi nữa là những kẻ may mắn vô cùng Tại sao tôi nói rằng chúng ta may mắn? là vì có rất nhiều người, rất nhiều đứa trẻ khi nhắc tới trường học họ sẽ nghĩ tới những chuỗi ngày khó khăn vô cùng, bị bạn bè
cô lập, chọc ghẹo, chê bai…
Với họ , trường học là một nỗi ám ảnh, đáng sợ Họ bị bắt nạt
Bắt nạt trong trường học diễn ra ở mọi môi trường học đường và có những hình thái rất khác nhau Tại Mỹ, Bắt nạt được coi là hình thái bạo lực phổ biến nhất trong trường học với con số 15-30% học sinh có hành vi bắt nạt hoặc là nạn nhân Tại Việt Nam, tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng báo đài trong nhiều năm gần đây không ngừng đưa tin về các câu chuyện học sinh sợ hãi khi đến trường, học hành sa sút, trầm cảm, có ý tưởng và thậm chí là hành vi tự sát v.v có liên quan đến việc là nạn nhân của Bắt nạt trường học
Hàng ngày, hàng giờ, ở khắp nơi trên trái đất này bắt nạt học đường vẫn
âm thầm diễn ra gây hậu quả nghiêm trọng tới thể chất ,sức khỏe tinh thần,ảnh hưởng tới kết quả học tập, sự phát triển tâm sinh lí và tương lai của trẻ
II: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nhận thấy những hậu quả nặng nề mà tình trạng bắt nạt trong học đường gây ra cho trẻ, tôi quyết định lựa chọn vấn đề này để thiết kế một tiết học “kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt ” dành cho học sinh Trung Học Cơ Sở nhằm cung cấp những kiến thức về bắt nạt học đường cũng như những kỹ năng ứng phó nhằm thay đổi nhận thức cho học sinh từ đó làm giảm thiểu tình trạng bắt nạt học đường Để trường học là nơi chắp cánh ước mơ,là nơi để lại những ký ức tốt đẹp cho trẻ
Trang 2Phần II: NỘI DUNG.
I.Đối tượng giáo dục của chủ đề:
Học sinh (HS) trung học cơ sở (THCS)
1.1Đặc điểm
1.1.1 Đặc điểm thể chất.
- Cơ thể phát triển nhanh chóng về chiều cao ( tăng 6-10 cm/năm), cân nặng (tăng 2,4- 6kg / năm) có hiện tượng mất cân đối trong hệ xương và hệ cơ thể , các em cảm thấy lúng túng , vụng về , khó điều khiển cơ thể mình, nhạy cảm với những đánh giá của người khác về cơ thể mình
- Tuyến nội tiết tố, tuyến giáp tăng cường hoạt động gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh Kích thước não tăng ít, chức năng não thay đổi nhiều , tạo thuận lợi cho việc truyền thông tin Hưng phấn mạnh hơn ức chế, hưng phấn dễ lan tỏa, chuyển hóa giữa hưng phấn và ức chế linh hoạt nên dễ
bị kích động , khó làm chủ bản thân, khả năng kiềm chế kém , dễ bị môi trường tác động, cảm xúc thất thường, hay giận dỗi , trong cơn xúc động có phản ứng mạnh mẽ , hành vi thiếu ổn định, dễ phân tán chú ý Hệ thần kinh còn non nớt, chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn
điệu,kéo dài dễ khiến các em mệt mỏi, phân tán, năng suất học tập và lao động kém hiệu quả
- Mức độ, chức năng của hệ thống tín hiệu thứ 2 suy giảm trong giai đoạn đầu của tuổi dậy thì vậy nên khả năng tiếp nhận và phản ứng ngôn ngữ chậm, nói nhát gừng
- Độ tuổi này là độ tuổi phát dục, dậy thì Tuy vậy không có sự tương đồng giữa sự trưởng thành về mặt sinh dục và sự trưởng thành về mặt tâm lý- xã hội thế nên cần giáo dục đặc biệt trong quan hệ nam – nữ nhà trường, gia đình cần quan tâm nhiều hơn trong việc giáo dục giới tính
1.1.2 Đặc điểm phát triển tâm lý.
• Sự phát triển của quá trình nhận thức.
- Về tri giác: khối lượng tri giác tăng Tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự
và hoàn thiện hơn ( thể hiện ở khả năng tổ chức việc quan sát)
- Về trí nhớ: tăng cường trí nhớ chủ định, tốc độ và khối lượng ghi nhớ Tiến
bộ trong việc ghi nhớ tài liệu tượng trừu tượng, biết sử dụng các thủ thuật ghi nhớ( phân tích, so sánh, hệ thống hóa) Đặc biệt ghi nhớ ý nghĩa thay thế qua
Trang 3loa do quá nhấn mạnh việc chỉ cần hiểu tài liệu là đủ Khối lượng chú ý, khả năng di truyền chú ý tăng nên cần tổ chức hoạt động học tập sao cho ít có thời gian rảnh rỗi , gây sự hứng thú
- Về tư duy: do nội dung các môn học phong phú , phức tạp, trừu tượng nên đòi hỏi phải dựa vào tư duy độc lập , khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa,
so sánh, phán đoán mới rút ra được kết luận ,mới hiểu được tài liệu học nên các phẩm chất tư duy này được phát triển tư duy trừu tượng phát triển
- Về ngôn ngữ: vốn từ và tập hợp nghĩa tăng , khả năng sử dụng từ chuân xác , linh hoạt ngôn ngữ được hiểu đúng là phương tiện để giao tiếp nên rất thích sáng tạo , hình thành cả một hệ thống tiếng lóng
• Sự phát triển về mặt giao tiếp:
- Giao tiếp với người lớn : HS THCS muốn thay đổi kiểu quan hệ cũ bất bình đẳng giữa trẻ con với người lớn sang kiểu quan hệ mới đặc trưng cho người lớn: bình đẳng , độc lập, tôn trọng lẫn nhau Muốn hạn chế bớt quyền hạn của người lớn , mở rộng quyền hạn của mình, không chấp nhận sự ra lệnh , chăm sóc quá tỉ mỉ của người lớn, muốn người lớn thừa nhận, tôn trọng , nới rộng quyền tự do cho chúng Trong giai đoạn này mối quan hệ giữa trẻ và người lớn thường mâu thuẫn, bất đồng Tuy muốn người lớn thôi kiểm soát nhưng lại muốn được quan tâm và ủng hộ
- Một mặt ra Sức phủ nhận người lớn, không thừa nhận uy tín về tuổi tác nhưng lại lấy người lớn làm hình mẫu bắt chước
- Bạn bè: giao tiếp với bạn bè là hoạt động chủ đạo trong độ tuổi này, nhằm thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng, được thừa nhận, bình đẳng và nhu cầu tâm
sự , chia sẻ, được sống trong tập thể
- Bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến hình thành nhân cách trẻ
- Bắt đầu xuất hiện rung cảm giới tính , có thể có cảm giác ngượng ngùng hoặc thích một ai đó
• Sự phát triển về ý thức.
- Do sự thay đổi vị trí của các em trong gia đình , nhà trường, xã hội, do nhu cầu muốn vươn lên làm người lớn nên giai đoạn tự ý thức của các em xuất hiện và phát triển một cách mạnh mẽ
- Xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức với kỹ năng tự phân tích nên thường đánh giá không đúng về bản thân ,các em có xu hướng “thổi phồng bản thân” dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn với bạn bè , với người lớn do địa vị
Trang 4thực tế không tương xứng với kỳ vọng của bản thân không nhận thức được những khiếm khuyết của bản thân mình hoặc cho là không quan trọng trong khi đó rất khăt khe với người khác gay gắt
- Muốn được người lớn tôn trọng , muốn bình đẳng với người lớn , không muốn người lớn quá quan tâm Chống lại sự ảnh hưởng của người lớn, phủ nhận uy tín về tuổi tác
• Sư phát triển về tình cảm.
- Giai đoạn này các em dễ bị xúc động , dễ bị kích động , bồng bột , hăng say, vui buồn chuyển hóa dễ dàng
- Nguyên nhân do sự phát dục trong lứa tuổi này , do sự phát triển mất cân bằng của hệ thần kinh và một số cơ quan nội tạng
- HS THCS đã hình thành các tình cảm như : tình cảm tập thể ,bạn bè, đồng chí , tình cảm đạo đức
II:Mục tiêu.
2.1 Mục tiêu về kiến thức.
- HS nhận biết được thế nào là hành vi bắt nạt
- Liệt kê được các hình thức bắt nạt
- Nêu lên được lý do vì sao mình bị bắt nạt và vì sao những bạn khác lại đi bắt nạt
- Nhận biết được hậu quả của việc bị bắt nạt
- Liệt kê được những địa điểm dễ bị bắt nạt
- Liệt kê được những phương pháp đối phó khi bị bắt nạt
- Nêu được một vài quy định xử phạt khi vi phạm quyền con người
2.2 Mục tiêu về kỹ năng.
- Có kỹ năng trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình
- Kỹ năng quan sát
- Kỹ năng nhận diện bản thân
- Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên định
- Kỹ năng ứng phó tích cực khi bị bắt nạt
Trang 52.3Mục tiêu về thái độ.
- Có thái độ yêu quý, trân trọng bản thân
- Thái độ tự tin, cương quyết trước kẻ bắt nạt
- Thái độ phê phán hành vi bắt nạt
III: HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
3.1 Hoạt động 1: Trò chơi khởi động “Con muỗi bám đuôi”
1 Mục đích:
+ khởi động, tạo không khí vui vẻ, thoải mái.
+ giới thiệu chủ đề tiết học.
2.Không gian:
+lớp học rộng rãi không có bàn ghế
3.Phương tiện: Luật chơi:
4.Cách tiến hành:
Bước 1: chơi thử
Bước 2: chơi thật
Bước 3: kết luận
Giáo viên hỏi:
+ các em thấy trò chơi này như thế nào?
+ để không bị muỗi đốt và bám theo thì các em đã làm gì?
Trong trò chơi vừa rồi, con muỗi luôn rình rập để gây tổn thương cho các
em , các em đã phải chạy trốn thật nhanh, chạy xa con muỗi để bảo vệ mình Trong cuộc sống này cũng vậy, có một vài người dù chúng ta không làm gì họ nhưng họ lại luôn cố tình muốn gây tổn thương cho mình Vậy trong trường hợp
đó chúng ta phải làm gì và bằng cách nào để họ không tiếp tục làm tổn thương mình chúng ta hãy cùng nhau đến với buổi học hôm nay mang tên “ kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt”
3.2 Hoạt động 2: “ Bắt sâu cho hoa”
1.Mục đích:
Trang 6Để học sinh hiểu rõ khái niệm bắt nạt.
2.Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được thế nào là bắt nạt
- Học sinh nêu ra được những hành vi và địa điểm thường bị bắt nạt
- Học sinh cảm thấy vui vẻ, thoải mái với tiết học
3.Phương tiện: giấy nhớ,bút dạ, giấy A0, băng keo 2 mặt.
4.Không gian: sân trường.
5.Cách tiến hành.
Bước 1: Nêu luật chơi
Bước 2: Giáo viên chia Lớp thành 2 đội một cách ngẫu nhiên sao cho 2 đội có số lượng học sinh bằng nhau
Bước 3: cho mỗi đội thời gian 3 phút để nghĩ tên cho đội mình
Bước 3: Tiến hành chơi
Bước 4: Tổng kết kết quả
Bước : Tiến hành thưởng và phạt
Bước 6: Giáo viên kết luận
+ Lời khen về sự nhiệt tình của 2 đội
+ Tổng kết ý kiến, đưa ra khái niệm bắt nạt
3.3 Hoạt động 3: “Chúng ta là chuyên gia”
1.Mục đích: Tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tình trạng bắt nạt.
2.Mục tiêu: Học sinh nêu được nguyên nhân vì sao kẻ bắt nạt lại đi bắt nạt và vì
sao người bị bắt nạt lại bị bắt nạt
3.Phương tiện: Phấn , tình huống.
4.Không gian: lớp học
5.Cách tiến hành:
Bước 1: Đọc tình huống và nêu yêu cầu.( lưu ý: xưng hô là chuyên gia và tôi)
Yêu cầu:
+ Nhóm chuyên gia số1 sẽ chú ý những chi tiết về nhâ vật M và trả lời câu hỏi hoàn cảnh của M như thế nào? M cố tình bắt nạt P để làm gì?
+Nhóm chuyên gia số 2 chú ý những chi tiết về nhân vật P và trả lời câu hỏi:
Trang 7Sau đó 2 nhóm cùng trả lời câu hỏi:
Hoàn cảnh của P như thế nào? Vì sao P lại bị bắt nạt trong một thời gian dài như vậy?
Bước 2: Chia lớp thành 2 nhóm ngẫu nhiê, khác nhóm ở hoạt động 1 bằng cách điểm số Mỗi nhóm sẽ có thời gian 10 phút để cùng thảo luận về câu trả lời và giải thích vì sao lại nghĩ như vậy hết thời gian nhóm cùng đứng dậy và trình bày kết quả của nhóm mình
Bước 3: Cho 2 nhóm nhận xét lẫn nhau
Bước 4: Giáo viên nhận xét và góp ý phần trình bày của 2 nhóm
Bước 5: Kết luận
Qua phần trình bày của 2 nhóm chuyên gia chúng ta thấy rằng vấn đề bắt nạt trong học đường có thể xảy ra vì bất cứ lí do nhỏ nhặt Vấn đề có thể xuất phát từ một phía người đi bắt nạt, có lúc là cả hai nhưng lí do để cho tình trạng này kéo dài là do chính nạn nhân không có kỹ ăng ứng xử trong trường hợp bị bắt nạt
+ cung cấp thêm các nguyên nhân bắt nạt và để tình trạng bị bắt nạt kéo dài sau
đó xin thêm ý kiến của các chuyên gia
3.4 Hoạt động 4: “ Có thể bạn chưa biết”
1.Mục đích: Trình bày hậu quả của hiện tượng bắt nạt.
2.Mục tiêu: HS nêu lên được những hậu quả của tình trạng bắt nạt tại trường học
đường
3.Phương tiện: phấn, bảng
4.Không gian:Lớp học
5.Cách tiến hành:
Bước 1: giáo viên đặt câu hỏi chung cho cả lớp:
+ theo các em, việc bắt nạt trong trường học sẽ gây ra những hậu quả và ảnh
hưởng như thế nào?
+ mỗi bạn khi đứng dậy trả lời sẽ thêm câu “có thể bạn không biết”trước câu trả
lời của mình
Bước 2: Nhận câu trả lời của học sinh và ghi lên bảng.
Trang 8Bước 3: Kết luận.
+Việc gây ra tổn thương cho một người khác là một con dao 2 lưỡi đối với việc bắt nạt học đường, nó không chỉ ảnh hưởng tới người trong cuộc mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các yếu tố khác như gia đình, nhà trường và xã hội
+ cho xem video về khái niệm, nguyên nhân và hậu quả của việc bắt nạt
Link: https://www.youtube.com/watch?v=0d3r8zQ_dwk&t=287s
3.5 Hoạt động 5: “ Tôi có thể”
1.Mục đích: Đưa ra một số cách ứng phó khi bị bắt nạt.
2.Mục tiêu: HS đưa ra được ứng phó quyết khi bị bắt nạt.
3.Phương tiện: Video, máy chiếu, loa, bút dạ, giấy A0.
4.Không gian: lớp học
5.Cách tiến hành:
Bước 1: nêu yêu cầu:
+ Cả lớp chia làm 4 nhóm, sắm vai một tình huống mà mình đã bị bắt nạt hoặc đã
chứng kiến và đưa ra cách giải quyết (thời gian thảo luận tình huống là 15 phút)
+ Các nhóm sẽ quan sát và nhận xét nhau sau khi phần trình bày kết thúc.
Bước 2: Cho các nhóm lên diễn.
Bước 3: Nhận xét, góp ý.
Bước 4: Ghi lại những cách xử lý của các nhóm lên giấy A0 và phân tích.
Bước 7: Gợi ý thêm các cách giải quyết khác.
3.6 Hoạt động 6: Vận dụng
1.Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức đã học trong các tình huống
thực tiễn cuộc sống
2.Cách tiến hành:
+Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh sưu tầm 2 câu chuyện về bắt nạt học đướng mà
mình biết hoặc qua các phương tiện truyền thông.
+Nhận biết nạn nhân, kẻ bắt nạt, nguyên nhân vì sao kẻ đó đi bắt nạt
+Nêu cách ứng phó của mình khi rơi vào trường hợp đó
+Giáo viên để học sinh chọn cách trình bày riêng cho mình sau đó cả lớp cùng phân tích , giáo viên kết luận
Trang 9IV: KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN.
stt Tên
hoạt
động
Mục đích Mục tiêu Cách tiến hành Thời gian Người
giám sát
1 “Tôi
biết về
bắt nạt
học
đường”
-Để học sinh
hệ thống lại kiến thức mình đã học
- truyền đạt những kiến thức đã học tới những người chưa được học
- Học sinh trình bày được đầy đủ nội dung đã học về bắt nạt tuổi học đường
Học sinh chọn cho mình một người bạn hoặc một nhóm bạn chưa được tham gia buổi học kỹ năng ứng phó khi bị bắt nạt
để nói cho bạn mình biết những nội dung về bắt nạt học đường
Cách thức thực hiện: buổi sáng khi
thức dậy nhắn tin cho bạn mình các nội dung sau:
Ngày 1: khái niệm bắt nạt
Ngày 2: biểu hiện bắt nạt
Ngày 3: Nguyên nhân
Ngày 4: hậu quả của bắt nạt
4 ngày 1/1/2016 2/1/2016 3/1/2016 4/1/2016
Các bạn trong lớp
2 “Chúng
ta biết
phải
làm
Học sinh hệ thống lại những giải pháp đã học
Học sinh và bạn mình nêu
ra được những giải
Học sinh cùng những người bạn
đã được gửi tin nhắn cùng thảo
Trang 10sao” và cùng với
bạn mình tìm ra những giải pháp mới
pháp khi bị bắt nạt
luận để đưa ra những giải pháp khi bị bắt nạt
Cách thức tiến hành: thảo luận
nhóm
Kết quả thảo luận nhóm sẽ nộp lại cho giáo viên đánh giá
6/1/2016
Giáo viên dạy kỹ năng sống
3 “Chúng
ta cùng
hành
động”
Áp dụng những kiến thức lí thuyết vào thực tế
Học sinh và bạn mình áp dụng được những giải pháp đã đưa
ra khi chính mình bị bắt nạt hoặc giúp
đỡ các bạn bị bắt nạt
-Với các học sinh đang trong tình trạng bị bắt nạt có thể áp dụng những giải pháp đã đưa ra
và ghi lại kết quả
-Với trường hợp chứng kiến bị bắt
nạt học sinh tiếp
cận bạn bị bắt nạt
và truyền đạt lại cho bạn những kiến thức về bắt nạt cùng giải pháp
Ghi chép lại những việc đã làm vào một cuốn sổ tay trong vòng 1 tháng
và chia sẻ với các bạn trong lớp
1 tháng. Học
sinh và giáo viên
Trang 11IV:KẾT LUẬN.
Đối với một con người thì bất cứ giai đoạn phát triển nào cũng vô cùng quan trọng, nếu một giai đoạn nào đó có biến cố mà không giải quyết kịp thời sẽ
đê lại hậu quả lâu dài , ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính cách, nhân sinh quan Vậy nên , để có thể phát triển hoàn thiện về thể chất, tinh thần thì kỹ năng sống là một yếu tố quan trọng không kém kiến thức xã hội
Ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ lại có vô vàn những vấn đề khác nhau và vấn
đề bắt nạt học đường là một trong số đó Đây không chỉ là vấn đề của cá nhân người bị bắt nạt và người bắt nạt mà là vấn đề của cả xã hội và cần sự chung tay của tất cả mọi người
Tôi mong rằng cùng với sự phát triển đi lên của đất nước thì những thế hệ học sinh sẽ càng có thêm nhiều cơ hội đê tiếp cận những tiết học giáo dục kỹ năng sống , giúp các em giải quyết những vấn đề của mình,hiểu được bản thân cũng như giúp đỡ được những người xung quanh Khi những thế hệ mầm non tương lai được trang bị đầy đủ kiến thức kỹ năng và thái độ thì đất nước chúng ta
sẽ thật sự giàu mạnh, xã hội chúng ta sẽ thật sự văn minh
PHỤ LỤC.
1.Hoạt động 1
Luật chơi “muỗi bám đuôi”
• Cả lớp cử ra một bạn làm muỗi.
• khi quản trò hô: “Muỗi bay muỗi bay” bạn muỗi sẽ bay vừa kêu vì vù vì
vù, các bạn khác sẽ chạy khắp phòng chỗ nào tùy thích
• Khi quản trò hô “muỗi đuổi theo con mồi” bạn muỗi sẽ vừa bay theo con mồi vừa kêu vì vù vì vù.