1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC.

16 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 367,67 KB

Nội dung

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I Đặt vấn đề:

Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức , thái độ , cảm nhận thành những khả năng thực thụ , giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống

Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng cuộc sống ( Bao gồm rất nhiều kỹ năng ) và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng

xử phù hợp và biết tự cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trong đối với trẻ Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ là vô cùng cần thiết

Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp Muốn vậy, người lớn phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực hành Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ Luôn bao bọc , nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích

kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế Khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra

II Lý do chọn đề tài:

Trang 2

"Lạc" không chỉ là trẻ bị lạc đường, mà chính là khi trẻ rời khỏi tầm mắt, sự kiểm soát của cha mẹ Ngay ở nhà, trẻ cũng có thể bị "lạc" nếu cha mẹ không dõi theo kỹ lưỡng.

Bình thường trẻ rất hay hiếu động, thích chạy nhảy, thích khám phá thế giới xung quanh, thoáng cái đã "đâu mất tiêu" Điều này đặc biệt thấy rõ khi chúng ta bước vào một khu trung tâm thương mại và chiếc loa phóng thanh luôn tất bật

thông báo danh sách dài trẻ lạc đang chờ bố mẹ đến đón Nhưng không phải ở đâu

cũng sẵn sàng sự hỗ trợ như vậy Và trong danh sách trẻ bị lạc, đã có những đứa trẻ mãi chưa thể trở về với cha mẹ Chính vì thế, phòng tránh trẻ lạc là một trong những bài học kỹ năng khởi đầu, nên được sớm lưu tâm Đó là lý do em chọn đề tài

“ Kỹ năng giải quyết tình huống khi bị lạc người thân” để dạy cho trẻ trong độ tuổi

từ 5 tuổi đến 8 tuổi, nhằm giúp trẻ tự ứng phó được khi rơi vào tình huống lạc người thân.

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHI BỊ LẠC NGƯỜI

THÂN.

I Mục tiêu:

Sau khi học xong chủ đề này trẻ có thể:

- Về kiến thức:

+Nhận biết được các tình huống bị lạc.

+Vận dụng được kiến thức về cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể với bản thân mình hoặc khi chứng kiến người khác gặp tình huống liên quan.

+Hình thành kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.

-Về kĩ năng :

+Hình thành được kĩ năng xử lý linh hoạt, giải quyết tình huống khi bị lạc người thân

+Biết được kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những tình huống bị lạc và cách phòng tránh bị lạc người thân.

+ Trẻ sẽ học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong lớp, biết chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn

-Về thái độ:

+ Tích cực, hăng say trong mọi hoạt động của chủ đề, để có thể tự bảo vệ cho bản thân mình và người khác.

Trang 4

+ Thái độ cẩn thận và nghe lời cha mẹ, không nên tin tưởng nghe theo lời của người lạ.

+ Giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới qua việc phát triển các kỹ năng cho trẻ Nếu chỉ suy ngẫm và trò chuyện thôi thì chưa đủ , cần có các kỹ năng ứng dụng vào thực tế Ngày nay trẻ cần được trải nghiệm , hiểu kết quả của hành vi ứng xử và muốn chủ động đưa ra những quyết định có sức ảnh hưởng lớn.

II Đối tượng giáo dục của chủ đề:

Chủ đề được thiết kế dành cho học sinh độ tuổi từ 5 đến 8 tuổi.

III Thông điệp của chủ đề:

Dạy trẻ biết tự bảo vệ bản thân khi lạc ba mẹ và có cách xử lý đúng đắn để tìm được ba mẹ, người thân.

IV Nội dung:

- Trang bị những kiến thức về các trường hợp bị lạc và cách xử lý.

- Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tranh dể hạn chế lạc người thân.

- Cách xử lý trong tình huống bị lạc người thân.

V Tài liệu và phương tiện hỗ trợ:

- Tranh, ảnh minh họa, video.

- Trò chơi, tình huống, các vật dụng để đóng vai.

- Máy chiếu để chiếu hình ảnh.

VI Tiến trình tổ chức hoạt động:

Bài dạy sẽ diễn ra trong 2 tiết ( 90 phút) bao gồm các hoạt động sau đây

1 Khám phá: (10 phút)

Hoạt động 1 : Khởi động, giới thiệu về chủ đề

a Mục tiêu

Trang 5

- Khởi động đầu giờ học và giới thiệu cho học sinh kĩ năng tự bảo vệ bản thân

b Cách tiến hành

- Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “Cá sấu lên bờ”.

+ Giáo viên hướng dẫn luật chơi:

Cách chơi: Vạch 2 đường vạch cách nhau khoảng 3m để làm bờ Sau khi oẳn

tù tì, người thua sẽ làm cá sấu đi lại giữa hai vạch đó tìm bắt người nào ở dưới nước hoặc có một chân dưới nước (tức nhảy ra khỏi vạch hoặc thò một chân qua khỏi vạch) Những người còn lại chia nhau đứng trên bờ (nghĩa là đứng ngoài hai bên vạch) chọc tức cá sấu bằng cách đợi cá sấu ở xa thì thò một chân xuống nước hoặc nhảy xuống nước và vỗ tay hát “Cá sấu, cá sấu lên bờ” Khi nào cá sấu quay lại thì nhảy ngay lên bờ.

Luật chơi: Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được phải thay làm cá sấu Nếu cá sấu bắt được cùng lúc hai người trở lên thì những người bị bắt phải oẳn tù tì để xác định người thua Nếu cá sấu không bắt được người thay thế thì bị làm cá sấu đến lúc “chảy nước mắt cá sấu” hoặc mệt quá thì thôi Trò chơi bắt đầu lại bằng cách oẳn tù tì để tìm con cá sấu khác.

+ Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi thử.

- Giáo viên tổ chức chơi trò chơi.

- Giáo viên đưa ra một số câu hỏi tư duy để học sinh trả lời:

+ Các con có vui khi chơi trò chơi này không?

+ Qua trò chơi này các con rút ra được bài học gì?

c Kết luận

- Giáo viên nhận xét ý kiến của học sinh và đưa ra những tổng kết Trò chơi này nhắc nhở chúng ta phải biết bảo vệ bản thân trước những nguy cơ, tình huống

có thể gây tổn thương cho bản thân mình, không nên biết có nguy hiểm mà chúng

ta vẫn làm hay trêu đùa với những thứ nguy hiểm đó.

- Giới thiệu vào kỹ năng giải quyết tình huống bị lạc người thân.

Trang 6

2 Kết nối: (30 phút)

Hoạt động 2 : Nguyên nhân dẫn đến trường hợp trẻ bị lạc người thân và cách

phòng tránh.

a Mục tiêu:

- Học sinh liệt kê được các nguyên nhân bị lạc người thân.

- Nhận biết và phòng tránh các tình huống có nguy cơ bị lạc.

b Cách tiến hành:

- Giáo viên kể câu chuyện “Bồ nông con lạc mẹ” cho các bé nghe:

Gia đình nhà bồ nông làm tổ trên một nhánh cây cổ thụ to nhất khu rừng, cạnh dòng suối trong vắt, hiền hoà Bồ nông con thích đeo chiéc còi nhỏ xinh mà mẹ đã làm cho, bay ra khỏi chiếc tổ ấm áp để sải những cánh tự do trên bầu trời Có hôm

vì mãi chơi, đến tối mịt bồ nông con mới về dến nhà Biết tính con nên hằng ngày bồ công mẹ thường nhắc nhở:

- Con nhớ mang theo chiếc còi, phòng khi nguy hiểm laáy ra dùng Mẹ sẽ nghe tiếng

mà bay đến.

Một hôm do mải miết rong ruổi nên bồ nông con đi xã dần rồi không nhớ đường về Bị lạc khi trời sắp về chiều, bồ nông con hoảng hốt đáp xuống một cành cây, nơi có tiếng kêu ríu rít của đồng loại Thế nhưng đó là một cái bẫy Con người dùng máy phát ra tiếng kêu của các loài chim để dụ những chú chim khác sa vào Bồ nông con sợ hãi:

- Nguy rồi, mình đã mắc bầy, làm sao đây?

Sau một hồi loay hoay tìm lối thoát, nó nhờ lời mẹ từng dặn nên bình tĩnh, không vùng vẫy vì có thể mắc vào lưới chặt hơn Chiếc còi mang theo bên mình giờ

đã phát huy tác dụng Bồ nông con cố thổi lên từng hồi Mệt quá nó dừng lại vài giây rồi thổi tiếp.

Cứ thế, âm thanh của những hồi còi vang lên, ngân xa Lúc này trời chập choạng tối, bồ nông mẹ chờ mãi mag chưa thấy con về nên dáo dát đi tìm Chợt bồ

Trang 7

nông mẹ nghe thấy tiếng còi của con Nó mừng lắm, vội vã bay đến nơi phát ra tiếng còi.

May mắn thay con người vẫn chưa cất bẫy Gặp được con, bồ nông mẹ cố giải thoát cho con nhưng vì lưới quá nặng, một mình nó không thể làm gì để nâng lưới lên Bồ nông mẹ đành bay đi kêu những con trong bầy đàn đến giúp đỡ.

Thoát nạn, bồ nông con mừng đến rơi nước mắt, rối rít cảm ơn mọi người đã cứu mình Bồ nông con đã học được một bài học nhớ đời vì đã ham chơi Nó hứa với

mẹ từ nay không đi chơi xa như thế nữa.

- Giáo viên đưa ra một số câu hỏi tư duy để học sinh trả lời:

+ Qua câu chuyện cô vừa kể có bạn nào cho cô biêt bạn bồ nông con gặp phải vấn đề gì khi đi chơi không?

+ Theo các em, tại sao bạn bồ nông lại bị lạc bố mẹ?

+ Theo các em còn có những nguyên nhân nào khiến chúng ta dễ bị lạc.

- Học sinh nhận xét và rút ra nguyên nhân cho các trường hợp bị lạc.

- Giáo viên đặt vấn đề: Nếu là các con, các con làm gì để không bị lạc?

- Giáo viên nhận xét và kết luận lại.

c Kết luận

- Chúng ta rất dễ bị lạc người thân không chỉ ở những nơi đông người mà còn cả những nơi vắng vẻ, những đoạn đường ít nguời qua lại do những nguyên nhân sau:

+ Ham chơi, không chú đến ba mẹ, người thân.

+ Tự ý tách khỏi bố mẹ, người thân

+ Bị thu hút bởi những đồ chơi, sự kiện xung quanh

+ Không nghe lời bố mẹ dặn.

+ Nơi quá đông người không kiểm soát được tầm nhìn.

- Cách phòng tránh bị bắt cóc trên đường đi học về:

Trang 8

+ Không tự ý tách khỏi bố mẹ, người thân.

+ Khi đi ở những nơi đông người cố gắng tập trung, nắm chặt tay bố mẹ, người thân

+ Ghi nhớ hoặc luôn mang theo số điện thoại và địa chỉ gia đình.

+ Khi thích một vật gì đó ở siêu thị, chợ…phải nói cho bố mẹ, người thân không được tự ý tách ra để tìm hiểu

+ Nếu bố mẹ dặn đứng chờ ở đâu thì đứng yên chỗ đó không được tự ý chạy lung tung.

Hoạt động 3: Xử lý trong các tình huống bị lạc người thân.

a Mục tiêu

- Xử lý được một số tình huống bị lạc người thân.

- Hình thành kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.

b Cách tiến hành

- Giáo viên cho xem video: An toàn cho trẻ - Bo bị lạc mẹ trong siêu thị.

https://www.youtube.com/watch?v=qbzvTn6k2Rs

- Giáo viên đặt câu hỏi:

+ Bo đang gặp phải vấn đề gì trong siêu thị?

+ Nếu các em là Bo, các em sẽ xử lý như thế nào?

- Giáo viên mời các em, lên trình bày ý kiến.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những bạn có câu trả lời đúng, kết luận lại những cách ứng xử trong tình huống trên.

c Kết luận

Khi lỡ bị lạc người thân các em cần:

- Nhận biết tình huống.

Trang 9

- Trẻ cần phải bình tĩnh, không khóc thét lên, kẻ xấu sẽ phát hiện có thể dụ dỗ, dẫn trẻ đi mất

- Không tự ý chạy lung tung, đứng một chỗ để bố mẹ, người thân có thể quay lại tìm.

- Hét thật to tên ba mẹ hoặc chỉ đơn giản là “Bố ơi!”, “Mẹ ơi!” vì như thế bố

mẹ mới có thể nghe thấy và tìm trẻ được.

- Tìm kiếm người giúp đỡ tin cậy như bác sĩ, y tá, bảo vệ, nhân viên bán hàng,

cô chú công an…

- Trình bày vấn đề một cách rõ ràng để nhận được sự giúp đỡ.

3 Thực hành: ( 25 phút)

Hoạt động 4: Thực hành

a Mục tiêu

- Học sinh được thực hành cách ứng xử đúng trong các tình huống bị lạc người thân.

b Cách tiến hành

Hoạt động 4.1: Tìm kiếm người giúp đỡ đáng tin cậy.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tìm kiếm người đáng tin cậy.

+ Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm:

Nhóm 1: các em vào vai những nguời giúp đỡ đáng tin cậy như công an, nhân viên bán hàng, y tá, bác sĩ, bảo vệ, nhân viên bán hàng Vào vai nào các em sẽ được cầm một bức ảnh nhân vật đó.

Nhóm 2: các em sẽ được vào vai các bạn bị lạc người thân.

+ Giáo viên đặt ra tình huống nếu các bạn nhóm 2 bị lạc (trong những địa điểm khác nhau như siêu thị, bệnh viện, trên đường…) các em sẽ tìm đến ai để nhờ giúp đỡ.

Trang 10

+ Theo ý kiến của bản thân, các em sẽ tự chạy đến những những bạn nhóm 1( vai người đáng tin cậy).

- Giáo viên nhận xét, góp ý và khen ngợi học sinh.

Hoạt động 4.2: Trình bày vấn để để tìm kiếm sự giúp đỡ.

- Sau khi các bạn nhóm 2 đã tìm kiếm đúng được những người đáng tin cây, các em

sẽ vào vai bị lạc thực hành kỹ năng trình bày vấn đề một cách rõ ràng, mạch lạc để tìm kiếm sự giúp đỡ.

- Giáo viên nhận xét, góp ý và khen ngợi học sinh.

c Kết luận

- Nhắc nhở các em số điện thoại khẩn cấp của chú công an là 113 Bên cạnh

đó các em cần nhớ số điện thoại của bố mẹ để gọi điện những lúc cần.

- Khi lạc ở bệnh viện các em nên tìm các cô y tá, bác sĩ…Khi bị lạc ở những nơi mua sắm các em có thể tìm nhân viên bán hàng, cô chú bảo vệ Khi bị lạc người thân ở trên đường tìm đến chú công an, cô chú lao công…

- Trước những tình huống bị lạc, chúng ta phải thật bình tĩnh, tìm kiếm người giúp đỡ đáng tin cậy và trình bày một cách rõ ràng để nhận được sự giúp đỡ Ngoài ra dặn dò học sinh tuyệt đối không tin tưởng, nghe theo hay đi theo những người lạ vì có thể họ sẽ lợi dụng và bắt cóc trẻ.

- Trong trường hợp trẻ được người lạ hỏi địa chỉ nhà và có ý đưa các em về nhà, cần nhắc nhở trẻ nên nói với họ đưa tới đồn công an gần nhất chứ không nên nghe và đi theo người lạ như vậy Mặc dù rất có thể họ là người tốt và muốn đưa các em về với gia đình nhưng trong trường hợp này trẻ sẽ không biết được ai tốt ai xấu nên không nên đi theo.

4 Vận dụng: ( 20 phút)

Hoạt động 5

a.Mục tiêu

- Giúp học sinh vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống thực tiễn.

Trang 11

b Cách tiến hành

- Giáo viên đưa ra các tình huống nguy hiểm đóng kịch để trẻ tự trải nghiệm

và tự đưa ra cách ứng xử:

+ Tình huống 1: Trẻ cùng bố mẹ đi mua đồ trong siêu thị, vì mãi lo ngắm những con thú bông bắt mắt mà trẻ đã đi lạc bố mẹ Khi nhìn lại thì trẻ không tháy

bố mẹ đâu cả Trong trường hợp này trẻ sẽ làm gì?

+ Tình huống 2: Trẻ được mẹ dẫn đi công viên chơi, khi mẹ dặn trẻ ngồi yên ở ghế đá để mẹ đi mua nước uống Ngồi một lúc nhưng không thấy mẹ đâu, trẻ đã bỏ

đi tìm mẹ và rồi đã đi lạc mất Trong trường hợp trên nếu là trẻ, trẻ sẽ làm gì?

+ Tình huống 3: Vào dịp tết nguyên đán, trẻ được bố mẹ dẫn đi chợ hoa chơi,

vì quá đông người mà bố mẹ đã để lạc mất trẻ Lúc này có một người đi ngoài đường đã hỏi thăm và nói với trẻ là lên xe họ sẽ chở trẻ về nhà Trong trường hợp như vậy trẻ sẽ làm thế nào?

- Sau khi kết thúc đóng vai xử lý tình huống, giáo viên cần nhận xét cách giải quyết của trẻ như thế là đúng hay sai Từ đó đưa ra hướng giải quyết đúng đắn cho từng tình huống để trẻ ghi nhớ

c Kết luận:

- Nhắc nhở trẻ vận dụng những gì đã học vào trong cuộc sống, ứng xử linh hoạt, bình tĩnh khi có tình huống tương tự xảy ra thật với mình.

- Phải thật bình tĩnh khi rơi vào những tình huống như vậy để có thể đưa ra cách giải quyết tốt nhất.

- Điều quan trọng cần nhắc nhớ trẻ là phải nghe lời dặn dò của người thân, luôn luôn đi bên cạnh của người thân ở những nơi đông người.

- Nhắc nhở các em nói ba mẹ chuẩn bị một mẫu giấy nhỏ hoặc vật dụng đặc biệt có thể ghi: tên trẻ, tên bố mẹ, số điện thoại, địa chỉ gia đình để trẻ luôn mang bên người

VII Tổng kết: ( 5 phút)

Trang 12

- GV yêu cầu HS nêu lên những gì học được trong suốt buổi học

- GV tổng kết lại những điều cần ghi nhớ trong chủ đề:

+ Những nơi trẻ dễ bị lạc người thân nhất

+ Không tự ý tách khỏi người thân.

+ Khi bị lạc người thân trẻ cần phải bình tĩnh, không nên khóc thét to.

+ Tìm đến sự trợ giúp của những người đáng tin tưởng.

+ Ghi nhớ SĐT người thân, địa chỉ nhà ở,

KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH

- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ SĐT của người thân, địa chỉ của gia đình.

- Yêu cầu mỗi HS về nhà chuẩn bị cho mình một tấm thẻ tự làm bỏ trong cặp Trong tấm thẻ có tên của học sinh, của bố mẹ, số điện thoại bố mẹ và địa chỉ gia đình.

- GV cùng với nhà trường phối hợp với gia đình, phụ huynh học sinh sẽ đưa ra các tình huống thật để học sinh có thể tự mình ứng xử qua các tình huống thực tế:

+ Đưa ra các tình huống: phụ huynh sẽ dẫn học sinh tới một nơi đông người hay những nơi trẻ em có thể dễ bị lạc nhất ( chợ, siêu thị, công viên, sở thú, ) rồi giả vờ để lạc mất trẻ Phụ huynh sẽ đứng một nơi góc khuất nào đó để theo dõi xem trẻ sẽ xử lí tình huống như thế nào Chú ý luôn phải theo dõi trẻ

+ Nếu trẻ có những cách xử lí thông minh và đúng đắn cần tuyên dương, khen ngợi trẻ và nhắc nhở trẻ lần sau nên cẩn thận không để bị lạc, nếu bị lạc phải thật bình tĩnh và xử lý như vừa rồi.

+ Nếu trẻ hoảng hốt, không biết xử lý như thế nào, phụ huynh cần xuất hiện ngay lập tập để tránh gây hoảng sợ cho trẻ Đồng thời sau khi trẻ bình tĩnh trở lại, phụ huynh cần phân tích và nói rõ cho trẻ biết trong những trường hợp như vậy trẻ cần phải làm gì

Ngày đăng: 02/06/2017, 13:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3] Web: http://sakuramontessori.edu.vn/ky-nang-song-cho-tre-xu-tri-khi-bi-lac.htm Link
4] Web: http://dantri.com.vn/doi-song/ky-nang-can-thiet-day-tre-nho-khi-bi-lac-2015111707281157.htm Link
5] Web: http://ismartkids.vn/giao-duc-ky-nang-song/tam-quan-trong-cua-giao-duc-ky-nang-song-cho-tre-em.html Link
1] Lê Thị Duyên ( 2013), Đề cương bài giảng giáo dục kỹ năng sống. Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư Phạm Khác
2] Nguyễn Công Khanh ( 2012), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống. NXB Đại học Sư Phạm Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w