Thực hiện EHP của Việt Nam

Một phần của tài liệu Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ chương trình " thu hoạch sớm" trong khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (Trang 34 - 43)

1. Khái quát việc thực hiện Ch−ơng trình Thu hoạch sớm của các n−ớc ASEAN và Trung Quốc.

1.1. Thực hiện EHP của Việt Nam

Sau khi các n−ớc ASEAN và Trung Quốc ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, trong đó có các điều khoản về Ch−ơng trình Thu hoạch sớm, ngày 25/2/2004, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 99/2004/NĐ-CP về Danh mục hàng hoá và thuế suất nhập khẩu của Việt Nam cho việc thực hiện Ch−ơng trình Thu hoạch sớm của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc. Ngày 10/3/2004 Bộ Tài chính đã ban hành Thông t− số 16/2004/TT-BTC h−ớng dẫn thực hiện Nghị định số 99/2004/NĐ-CP. Trong đó, hàng hoá nhập khẩu từ các n−ớc ASEAN và Trung Quốc, để đ−ợc h−ởng thuế suất −u đãi theo EHP, ban hành kèm theo Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 của Chính phủ, phải đáp ứng đ−ợc các điều kiện sau:

- Thuộc danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam tham gia EHP, ban hành kèm theo Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 của Chính phủ.

- Có xuất xứ từ Trung Quốc và các n−ớc thành viên ASEAN đã ký kết Hiệp định khung và tham gia EHP, bao gồm Bru-nây, Cam-pu-chia, In-đô-nê- xi-a, Lào, Ma-lay-xi-a, My-an-ma, Xin-ga-po, và Thái Lan.

Hàng hóa của các doanh nghiệp và các khu chế xuất tại Việt Nam, để đ−ợc h−ởng mức thuế suất −u đãi của EHP khi bán vào thị tr−ờng nội địa phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Nằm trong Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam tham gia EHP ban hành kèm theo Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 của Chính phủ, có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN - Trung Quốc.

Theo h−ớng dẫn của bộ Tài chính, đối với hàng hoá nhập khẩu từ các n−ớc ASEAN, Trung Quốc và hàng hoá của doanh nghiệp chế xuất tại Việt

Nam bán vào thị tr−ờng nội địa, nhà nhập khẩu đ−ợc quyền lựa chọn mức thuế suất thấp nhất trong các ch−ơng trình −u đãi thuế quan mà Việt Nam tham gia tại thời điểm nhập khẩu nh−: EHP, MFN, AFTA…

Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động buôn bán với Trung Quốc, trong đó có những văn bản quy định riêng về trao đổi hàng hoá qua biên giới, cho phép một số tỉnh có chung đ−ờng biên giới với Trung Quốc đ−ợc thực hiện một số chính sách −u đãi tại khu kinh tế cửa khẩu, bãi bỏ thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Bên cạnh đó là các chính sách khuyến khích xúc tiến xuất khẩu nh− chế độ th−ởng xuất khẩu, hỗ trợ kinh phí xúc tiến xuất khẩu, cho phép các đại diện n−ớc ngoài h−ởng hoa hồng môi giới xuất khẩu, doanh nghiệp vay vốn sản xuất hàng xuất khẩu đ−ợc h−ởng mức lãi suất

−u đãi. Cùng với việc ban hành các văn bản pháp quy cho thực hiện EHP, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi trong xã hội, đặc biệt là trong giới doanh nghiệp về Ch−ơng trình Thu hoạch sớm, đồng thời cũng có kế hoạch tăng c−ờng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong n−ớc, tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cải cách, đặc biệt là trong lĩnh vực luật pháp, cơ chế điều hành, quản lý về việc tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc.

Nhiều hoạt động xúc tiến th−ơng mại trực tiếp nh− chủ động đàm phán ký kết các Hiệp định th−ơng mại đa ph−ơng và song ph−ơng và đạt đ−ợc nhiều kết quả khả quan trong các thoả thuận về kinh tế quốc tế, kịp thời đàm phán tháo gỡ những ách tắc và khó khăn về thị tr−ờng giữa hai n−ớc, hỗ trợ các doanh nghiệp đi khảo sát thị tr−ờng và tham gia hội chợ th−ơng mại ở n−ớc bạn đã đ−ợc triển khai.

Việt Nam cũng tăng thêm các chi nhánh ngân hàng tại các cửa khẩu và áp dụng một số cơ chế thông thoáng nhằm thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp hai n−ớc thanh toán qua ngân hàng đối với mậu dịch biên giới.

Với những nỗ lực trên, hoạt động buôn bán và trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam với Trung Quốc đã diễn ra sôi động, liên tục với tất cả các ph−ơng thức buôn bán chính ngạch, buôn bán tiểu ngạch, chuyển khẩu, vận tải quá cảnh, tạm nhập tái xuất…l−ợng hàng trao đổi giữa hai n−ớc ngày càng nhiều, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều không ngừng tăng lên, trong đó, tỷ trọng buôn bán chính ngạch đang có xu h−ớng tăng dần, làm giảm đáng kể tình trạng tranh chấp th−ơng mại, lừa đảo trong buôn bán qua biên giới.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2004 kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đạt 7190 triệu USD, chiếm 12,5% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong đó Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt 2735 triệu USD, tăng 87% so với năm 2003; Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 4355 triệu USD, tăng 37% so với năm 2003, thu hẹp khoảng cách nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc (năm 2003 Việt Nam nhập siêu 1722 triệu USD; năm 2004 là 1620 triệu USD).

Đặc biệt từ 1/1/2004, Ch−ơng trình Thu hoạch sớm giữa Việt Nam - Trung Quốc bắt đầu đ−ợc triển khai, trong các mặt hàng trao đổi giữa hai n−ớc, nhóm hàng nông, thủy sản nằm trong danh mục đ−ợc cắt giảm thuế, đây là cơ hội để hai bên có thể tăng kim ngạch xuất nhập khẩu đối với nhóm mặt hàng này. Nh−ng trên thực tế, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tình hình buôn bán, trao đổi nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2004 có xu h−ớng giảm so với năm những tr−ớc.

Tình hình xuất khẩu:

Đối với nhóm hàng rau quả: Theo đánh giá của các nhà kinh tế, rau quả đ−ợc coi là nhóm hàng có thế mạnh của Việt Nam trong Ch−ơng trình Thu hoạch sớm. Với điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu thích hợp trồng các loại cây rau quả nhiệt đới, sản phẩm rau quả của Việt Nam đến nay rất đa dạng và phong phú, sản phẩm quả nhiệt đới gồm: nhãn, vải, chôm chôm, xoài, thanh long, mãng cầu, dứa, chuối, mận…Sản xuất rau quả của Việt Nam những năm qua đã có những b−ớc tiến đáng kể về qui mô cũng nh− cơ cấu sản phẩm.

Ngoài ra còn có sản phẩm rau ôn đới nh−: bắp cải, su hào, súp lơ, khoai tây, cà chua, d−a chuột, d−a hấu…Các sản phẩm rau quả của Việt Nam đã có mặt ở nhiều n−ớc trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị tr−ờng tiêu thụ mặt hàng rau quả lớn của Việt Nam.

Năm 2001- 2002: kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc đạt trên 100 triệu USD (năm 2001:142 triệu USD; năm 2002: 121 triệu USD), chiếm từ 8-10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc; chiếm 43-60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả n−ớc. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm một nửa so với năm 2002 (67 triệu USD), chiếm 3,84% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, chiếm 44% trong kim ngạch kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Đến năm 2004, kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm 1/3 so

khẩu sang Trung Quốc và chỉ chiếm có 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả n−ớc. Ngoài ra, một số mặt hàng nông sản nằm trong Ch−ơng trình Thu hoạch sớm nh− cà phê, chè, hạt điều, hạt tiêu... t−ơng đối ổn định và xu h−ớng tăng trong năm 2005.

Đối với nhóm hàng thủy sản: Đây cũng là mặt hàng đ−ợc coi là có thế mạnh của Việt Nam trên thị tr−ờng Trung Quốc. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam vào Trung Quốc là: bạch tuộc đông lạnh, cá đông lạnh, cá khô, mực đông lạnh, mực khô, tôm đông lạnh…

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 240 triệu USD, chiếm 16,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc; chiếm 13,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả n−ớc. Những năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu thủy sản có giảm sút so với những năm tr−ớc. Năm 2002 đạt 195 triệu USD, giảm 19% so với năm 2001 và chiếm 13,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc sụt giảm mạnh, giảm 61% so với năm 2002, đạt 77,8 triệu USD. Đến năm 2004, là năm đầu tiên thực hiện Ch−ơng trình Thu hoạch sớm giữa Việt Nam - Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 48 triệu USD, giảm 30 triệu USD so với năm 2003, và chiếm tỷ trọng quá thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc (từ 16,9% năm 2001 xuống còn 1,8% năm 2004).

Trong quan hệ th−ơng mại giữa hai n−ớc Việt Nam - Trung Quốc, sự đóng góp của các tỉnh có chung đ−ờng biên giới với Trung Quốc là rất lớn, đó là cửa khẩu Móng Cái, cửa khẩu Lạng Sơn, cửa khẩu Lào Cai... Tại cửa khẩu Móng Cái hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá với Trung Quốc sôi động, kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu này t−ơng đối ổn định và diễn ra d−ới nhiều hình thức kinh doanh nh−: Xuất nhập khẩu chính ngạch, xuất nhập khẩu tiểu ngạch, tạm nhập tái xuất, kho ngoại qua, hàng chuyển khẩu, hoa hồng dịch vụ…trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu chính ngạch chiếm tỷ trọng lớn. Tính từ năm 2001 đến nay, tại cửa khẩu Móng Cái, ta luôn xuất siêu sang thị tr−ờng Trung Quốc.

Hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu phần lớn là mặt hàng than, cao su, hàng thủy sản, và các loại hàng hoá khác nh− quả t−ơi, nông lâm sản, dầu thực

vật…Trong các mặt hàng nói trên, mặt hàng than đá và cao su chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu này.

Đối với mặt hàng nằm trong Ch−ơng trình Thu hoạch sớm, nh− nhóm hàng thủy sản: giai đoạn 2000-2002 kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc lớn thứ 2 sau than, nh−ng từ năm 2003 đến nay kim ngạch xuất khẩu thủy sản tại cửa khẩu này không ổn định và có xu h−ớng giảm, năm 2000 đạt 12 triệu USD, năm 2003 đạt 15 triệu USD và năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này chỉ đạt 7,58 triệu USD. Tại cửa khẩu Móng Cái, mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị tr−ờng Trung Quốc chủ yếu là loại cá song hoa, tôm he, tôm đông lạnh với giá khá cao, còn lại là thủy hải sản đông xô, giá trị thấp. Tuy nhiên, tại cửa khẩu này, Việt Nam mới đáp ứng đ−ợc 50% nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc (1.500 tấn/ tuần)4.

Với mặt hàng rau quả: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc qua cửa khẩu này ch−a cao, hoạt động buôn bán, trao đổi hàng rau quả giữa hai n−ớc tại cửa khẩu này mới chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của c−

dân hai bên biên giới. Theo báo cáo của Sở Th−ơng mại tỉnh Quảng Ninh, từ năm 2004 đến nay hoạt động buôn bán, trao đổi mặt hàng rau quả tại cửa khẩu Móng Cái có xu h−ớng giảm so với năm tr−ớc.

Tại các cửa khẩu biên giới của Tỉnh Lạng Sơn: Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá với Trung Quốc diễn ra sôi động với khối l−ợng lớn. Kim ngạch xuất nhập khẩu của các cửa khẩu biên giới của tỉnh Lạng Sơn không ngừng tăng lên, đóng góp lớn vào việc gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai n−ớc. Tuy nhiên, khác với cửa khẩu Móng Cái, hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch (biên mậu) giữa hai n−ớc qua các cửa khẩu này chiếm tỷ trọng cao, mặc dù đã có sự tăng dần về xuất nhập khẩu chính ngạch so với những năm tr−ớc. Theo báo cáo gần đây nhất của Sở Th−ơng mại tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam đang xuất siêu sang thị tr−ờng Trung Quốc qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn. Đối với nhóm hàng nằm trong Ch−ơng trình Thu hoạch sớm, mặt hàng rau quả đ−ợc buôn bán, trao đổi qua các cửa khẩu này là rất lớn. Tuy nhiên, số l−ợng hàng hoá rau, củ, quả trao đổi qua các cửa khẩu này phần lớn là theo đ−ờng tiểu ngạch, vì vậy rất khó thống kê đ−ợc số l−ợng cụ thể. Số l−ợng mặt hàng rau quả xuất khẩu theo đ−ờng chính ngạch chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả qua các cửa khẩu này. Theo báo cáo 8 tháng năm 2004, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch mặt hàng rau quả qua cửa khẩu

của tỉnh Lạng Sơn đạt 7.199.930 USD, trong đó, chủ yếu là nhãn quả t−ơi, thanh long t−ơi, quýt t−ơi, chôm chôm quả t−ơi, cam quả t−ơi, chuối quả xanh, gừng củ t−ơi, hành củ khô, hạt điều, chè, cà phê…

Tình hình nhập khẩu:

Mặc dù nguồn cung nội địa khá dồi dào nh−ng Việt Nam vẫn nhập khẩu một số mặt hàng nông, thủy sản, đặc biệt là các loại rau, củ, quả ôn đới của Trung Quốc. Nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu h−ớng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất l−ợng và chủng loại rau quả của ng−ời tiêu dùng. Trung Quốc là n−ớc xuất khẩu nhiều rau quả nhất sang Việt Nam, chủ yếu là các loại quả t−ơi nh− táo, lê, quýt, nho, d−a vàng, đào, lựu; một số rau củ nh− khoai tây, cà rốt, bắp cải…và các loại giống cây trồng.

Bắt đầu từ năm 2004, thực hiện Ch−ơng trình Thu hoạch sớm, hầu hết mặt hàng nông sản của Trung Quốc khi nhập vào Việt Nam đ−ợc giảm 50% thuế so với tr−ớc đó. Cụ thể thuế suất phổ thông đối với hàng trái cây nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam tr−ớc đây là 60% thì nay đã giảm còn 30%. Đây là cơ hội cho nhiều mặt hàng nông sản của Trung Quốc đ−ợc nhập khẩu vào Việt Nam. Theo báo cáo 8 tháng đầu năm 2004, Việt Nam đã nhập khẩu mặt hàng rau, củ và quả của Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn theo đ−ờng chính ngạch là 105.012.560 USD. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam năm 2004, nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc chiếm 64% trong kim ngạch nhập khẩu rau quả của cả n−ớc.

Về mặt hàng thủy sản: Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu thủy sản từ hơn 40 n−ớc khác nhau, nh−ng chủ yếu từ các n−ớc châu á (chiếm khoảng 80%). Trong đó, có 4 n−ớc xuất khẩu lớn nhất vào Việt Nam là ấn Độ (26-30%); Trung Quốc (18-21%); Hồng Kông (9-10%); Nhật Bản (8-11%); ASEAN (16- 17%). Nh− vậy, Trung Quốc đứng thứ hai ở châu á xuất khẩu thủy sản vào Việt Nam, các sản phẩm thủy sản chủ yếu của Trung Quốc xuất sang Việt Nam là cá t−ơi, cá đông lạnh, cá hộp, tôm, ốc….(Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Việt Nam từ Trung Quốc: Năm 2002 là 18.955 nghìn USD, chiếm 20,6 %; Năm 2003 là 18.819 nghìn USD, chiếm 18,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của cả n−ớc).

Chín tháng đầu năm 2005, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc đã đạt 6,2 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2004. Trong đó kim ngạch các nhóm hàng nằm trong EHP có xu h−ớng tăng: Kim ngạch xuất khẩu rau quả cả n−ớc đạt 196 triệu USD, tăng 43,3% so cùng kỳ năm 2004

(chủ yếu đ−ợc xuất khẩu sang Trung Quốc), nh−ng kim ngạch xuất khẩu rau quả theo đ−ờng chính ngạch chiếm tỷ trọng nhỏ, chiếm xấp xỉ 30 triệu USD, tăng 44% so cùng kỳ năm 2004. Ngoài ra, một số mặt hàng nông sản đã tăng lên về l−ợng và kim ngạch nh−: Lạc nhân, cao su, gạo, điều... Theo Hiệp hội cây điều Việt Nam cho biết, năm 2004 kim ngạch xuất khẩu điều sang Trung Quốc đạt 70 triệu USD, tăng 34,6% so với năm 2003; năm 2005 có đến 95% sản l−ợng điều đã đ−ợc xuất khẩu vào các thị tr−ờng trọng điểm nh− Hoa Kỳ, Austria và xuất khẩu gần nh− độc quyền vào thị tr−ờng Trung Quốc.

Cơ cấu trao đổi hàng hoá giữa hai n−ớc trong thời gian qua mang tính bổ sung và hỗ trợ nhau. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc những mặt

Một phần của tài liệu Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ chương trình " thu hoạch sớm" trong khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)