Phát huy vai trò của các Hiệp hội trong hợp tác th−ơng mại và phát triển thị tr−ờng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ chương trình " thu hoạch sớm" trong khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (Trang 78 - 79)

2. Giải pháp vĩ mô nhằm khai thác tối đa lợi ích th−ơng mại của Việt Nam từ Ch−ơng trình Thu hoạch sớm.

2.3. Phát huy vai trò của các Hiệp hội trong hợp tác th−ơng mại và phát triển thị tr−ờng.

triển thị tr−ờng.

Trong điều kiện các doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc phần lớn là các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và các hộ gia đình nông dân, thì việc chủ động đổi mới ph−ơng thức kinh doanh từ khâu sản xuất theo định h−ớng thị tr−ờng, nâng cấp hệ thống bảo quản, tiếp thị và quảng bá th−ơng hiệu, nắm rõ

l−ợng, cơ chế cho phép, thủ tục thanh toán, bảo hiểm, thậm chí tiếp cận những thông tin chính sách mới cũng rất khó khăn. Bởi vậy, cần có các mối liên kết, hợp tác dài hạn giữa nông dân với các hiệp hội, sự phối hợp của chính quyền địa ph−ơng và sự tham gia sâu hơn của các doanh nghiệp lớn. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể chủ động phối hợp với các hiệp hội, chính quyền địa ph−ơng, trung −ơng nhằm kịp thời phản ánh những khúc mắc trong cơ chế nhập khẩu của phía đối tác để tìm cách th−ơng thảo cùng tháo gỡ, tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của n−ớc ta.

Tuy nhiên, hiện chúng ta ch−a tổ chức đ−ợc các hiệp hội ngành hàng và th−ơng hội đủ mạnh. Do vậy, nhà n−ớc cần có chính sách khuyến khích, đẩy mạnh việc tổ chức Hiệp hội ngành hàng và th−ơng hội đủ mạnh để thúc đẩy liên kết xuất khẩu. Cần có các chiến l−ợc, tạo ra môi tr−ờng pháp lý để tập hợp, liên kết các doanh nghiệp theo từng ngành hàng vào các th−ơng hội, hình thành các chuỗi ngành hàng mạnh để xuất khẩu sang Trung Quốc. Muốn các hiệp hội hoạt động có hiệu quả, Nhà n−ớc cần giao nhiều quyền hơn cho Hiệp hội thì tiếng nói, vai trò của Hiệp hội đối với doanh nghiệp mới có sức nặng.

Mặt khác, các Hiệp hội ngành hàng và th−ơng hội cần chủ động tạo ra sự gắn kết chung giữa các doanh nghiệp, khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam đoàn kết để cùng nhau làm ăn nh−: Tổ chức các ch−ơng trình quảng bá th−ơng hiệu hàng Việt Nam chất l−ợng cao, chia sẻ những kinh nghiệm về nghiên cứu thị tr−ờng, xuất khẩu, chi phí tiếp thị... Các hiệp hội cần tuyên truyền, kêu gọi các doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ hơn, các doanh nghiệp Việt Nam phải là một cộng đồng chung, một tập thể vững chắc. Nh− thế, các doanh nghiệp mới có thể cùng nhau tiến vào và đứng vững trên thị tr−ờng Trung Quốc, cũng nh− cạnh tranh đ−ợc với đối thủ chính của Việt Nam trên thị tr−ờng Trung Quốc hiện nay (nh− Thái Lan, Singapore, Malaysia...).

Các cơ quan chức năng cũng cần hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp trong ngành hàng giữa hai n−ớc thiết lập các mối quan hệ, cộng tác chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ chương trình " thu hoạch sớm" trong khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (Trang 78 - 79)