Thực hiện EHP của Malaysia

Một phần của tài liệu Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ chương trình " thu hoạch sớm" trong khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (Trang 47 - 48)

1. Khái quát việc thực hiện Ch−ơng trình Thu hoạch sớm của các n−ớc ASEAN và Trung Quốc.

1.3. Thực hiện EHP của Malaysia

Từ một quốc gia có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, ngày nay, Malaysia đã trở thành n−ớc có nền kinh tế phát triển mạnh ở khu vực. Đặc biệt, trong hai thập kỷ qua, Malaysia đã giành đ−ợc những thành tích đáng tự hào, đ−a đất n−ớc chuyển từ nền kinh tế thay thế nhập khẩu trên cơ sở nông nghiệp, thành n−ớc công nghiệp mới với nền tảng là các ngành sản xuất, công nghệ mới và công nghiệp nặng.

Trao đổi th−ơng mại trong khu vực ASEAN của Malaysia đã tăng lên đáng kể. Các ngành có nhiều dấu hiệu tăng tr−ởng khả quan là l−ơng thực, thiết bị, vận tải, máy móc, sản phẩm gỗ, đồ dân dụng và đặc biệt là các mặt hàng điện, điện tử dân dụng. Thị tr−ờng xuất khẩu lớn nhất của Malaysia là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á, tiếp đến là thị tr−ờng Mỹ và thị tr−ờng Trung Quốc.

Đối với nhóm mặt hàng nằm trong Ch−ơng trình Thu hoạch sớm, tiềm năng về sản xuất và xuất khẩu của Malaysia thấp hơn so với Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Indonesia…Các loại quả xuất khẩu chính của Malaysia là xoài, dứa, sầu riêng, chôm chôm…

Thực hiện Ch−ơng trình Thu hoạch sớm, Malaysia đã ký với Trung Quốc giảm thuế đối với 590 mặt hàng, kể cả các hàng nông sản ch−a qua chế biến cũng nh− dầu thực vật, sản phẩm ca cao, chất tẩy, trong có bao gồm cả 22 mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm. Nh−ng Malaysia không dành cho các n−ớc ASEAN khác mức thuế −u đãi theo EHP đối với 22 mặt hàng này mà chỉ áp dụng mức thuế −u đãi theo ch−ơng trình cắt giảm theo CEPT.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, quan hệ th−ơng mại giữa Trung Quốc và Malaysia có mức tăng tr−ởng t−ơng đối ổn định. Năm 2003 đạt 20.128 triệu USD, tăng 1,4 lần so với năm 2002, tăng gấp đôi so với năm 2001, trong đó Trung Quốc xuất khẩu đạt 6141 triệu USD, tăng 23,5% và nhập khẩu là 13987 triệu USD, tăng 50,5% so với năm 2002. Trong các n−ớc ASEAN, Malaysia đ−ợc coi là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc năm 2003. Nhóm hàng công nghiệp chế tạo chiếm 80% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

của hai n−ớc, trong đó các mặt hàng công nghiệp của Malaysia xuất sang Trung Quốc chiếm 63%-67%; Nhóm hàng nông sản sơ chế chiếm 20%. Các mặt hàng rau, hoa quả, cà phê, chè, thủy sản (cá các loại), Malaysia hiện đang nhập siêu từ thị tr−ờng Trung Quốc.

Nhìn chung, xét về hiệu quả của ch−ơng trình thu hoạch sớm giữa Trung Quốc với các n−ớc thành viên của ASEAN, thì Malaysia vẫn đ−ợc coi là n−ớc có khả năng thu lợi lớn, bởi vì theo dự báo mức tăng xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc tính theo mặt hàng do tác động của ACFTA thì Malaysia sẽ là n−ớc đứng thứ hai (sau Thái Lan) có kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản (đạt 145,65 triệu USD/ 690 triệu USD của toàn khối).

Một phần của tài liệu Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ chương trình " thu hoạch sớm" trong khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)