+ Luận văn chỉ ra, thời gian tới cần phân cấp quản lý đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn một cách mạnh mẽ theo hướng giao cho doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựn
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Hùng
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Trần Đăng Điều
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phân tích Định lượng – Khoa Kinh tế và PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tiếp đến, tôi xin chân thành cảm ơn các phòng; ban chức năng, các tổ chức đoàn thể xã hội cùng toàn thể các hộ dân tại xã Lục Sơn, xã Vô Tranh, thị trấn Đồi Ngô và thị trấn Lục Nam huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè – những người luôn động viên khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Do thời gian và kiến thức có hạn, đề tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Trần Đăng Điều
Trang 4iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ cái viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục đồ thị, sơ đồ, hộp ix
Trích yếu luận văn x
Thesis abstract xii
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
Phần 2 Tổng quan tài liệu 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Quan điểm về quản lý cung cấp nước sinh hoạt 6
2.1.3 Vai trò, vị trí của quản lý cung cấp nước sinh hoạt 6
2.1.4 Yêu cầu và đối tượng của quản lý cung cấp nước sinh hoạt 7
2.1.5 Nội dung đánh giá các mô hình cung cấp nước sinh hoạt 8
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt nông thôn 9
2.2 Cơ sở thực tiễn 11
2.2.1 Một số mô hình quản lý nước sinh hoạt ở một nước trên thế giới 11
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý nước sinh hoạt nông thôn ở một số địa phương Việt Nam 15
2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho quản lý cung cấp nước sinh hoạt ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 20
Trang 5Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 22
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 22
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23
3.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 28
3.2 Phương pháp nghiên cứu 29
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 29
3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin 31
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 31
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 33
4.1 Thực trạng cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam 33
4.1.1 Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước sinh hoạt nông thôn của tỉnh Bắc Giang 33
4.1.2 Tình hình cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam 36
4.1.3 Khái quát các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Lục Nam 40
4.2 Đánh giá các mô hình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Lục Nam 53
4.2.1 Mô hình cung cấp nước do UBND xã quản lý 53
4.2.2 Mô hình cung cấp nước do doanh nghiệp tư nhân quản lý 60
4.2.3 Mô hình cung cấp nước do doanh nghiệp nhà nước quản lý 65
4.2.4 Đánh giá chung về các mô hình cung cấp nước SHNT trên địa bàn huyện 69
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam 75
4.3.1 Các yếu tố về kinh tế - xã hội 75
4.3.2 Cơ chế và chính sách của Nhà nước 84
4.3.3 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý 87
4.3.4 Chất lượng đầu tư xây dựng công trình 88
4.3.5 Các yếu tố khác 88
4.4 Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt của huyện 89
4.4.1 Định hướng và căn cứ đề xuất giải pháp 89
Trang 64.4.2 Giải pháp hoàn thiện các mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn của
huyện Lục Nam 94
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 103
5.1 Kết luận 103
5.2 Kiến nghị 104
Tài liệu tham khảo 106
Phụ lục 108
Trang 7DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CN - TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NS & VSMTNT Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn PTNT Phát triển nông thôn
SXKD Sản xuất kinh doanh
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả cấp nước sinh hoạt theo vùng tính đến năm 2014 16 Bảng 3.1 Thu thập thông tin sơ cấp 30 Bảng 3.2 Phân bổ số lượng mẫu được lựa chọn nghiên cứu theo mô hình 30 Bảng 4.1 Hiện trạng công trình cung cấp nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tính tới
năm 2014 34 Bảng 4.2 Hoạt động của các công trình cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện
Lục Nam tính tới đầu năm 2015 37 Bảng 4.3 Tình hình nguồn vốn đầu tư vào các công trình cung cấp nước trên địa
bàn huyện 39 Bảng 4.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng các công trình cấp nước tập trung tại 4 điểm
nghiên cứu 49 Bảng 4.5 Đơn giá sử dụng nước phân theo mô hình quản lý NSHNT 50 Bảng 4.6 Một số thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra 52 Bảng 4.7 Hạch toán thu chi tài chính của công trình cấp nước thôn Vân Non, xã
Lục Sơn 55 Bảng 4.8 Đánh giá của người dân về kết quả cung cấp nước đối với công trình do
UBND xã quản lý 58 Bảng 4.9 Hạch toán thu chi tài chính của công trình cấp nước TT Lục Nam 62 Bảng 4.10 Đánh giá của người dân về kết quả cung cấp đối với công trình do
DNTN quản lý 64 Bảng 4.11 Hạch toán thu chi tài chính của công trình cung cấp nước TT Đồi Ngô 66 Bảng 4.12 Đánh giá của người dân về kết quả cung cấp nước đối với công trình do
DNNN quản lý 68 Bảng 4.13 Đánh giá chung về các mô hình cung cấp nước SHNT 69 Bảng 4.14 Tổng hợp kết quả đánh giá các nội dung về các mô hình quản lý
NSHNT của cán bộ và người dân (Thang điểm: 10) 70 Bảng 4.15 Sự hài lòng của người dân đối với các mô hình cung cấp nước sinh hoạt 73
Bảng 4.16 Sự đóng góp xây dựng của người dân vào các công trình cấp nước
SHNT trên địa bàn huyện Lục Nam 76 Bảng 4.17 Khả năng chi trả tiền sử dụng nước SHNT của người dân 77
Trang 9viii
Bảng 4.18 Ảnh hưởng của trình độ học vấn của chủ hộ đến sự hiểu biết về nước sạch
và nước hợp vệ sinh 79 Bảng 4.19 Ảnh hưởng của trình độ học vấn chủ hộ đến quan tâm sử dụng nước sạch,
nước hợp vệ sinh vào sinh hoạt hàng ngày 80 Bảng 4.20 Ảnh hưởng của nguồn gốc dân tộc là chủ hộ đến sự quan tâm sử dụng
nước sạch, nước hợp vệ sinh vào sinh hoạt hàng ngày 81 Bảng 4.21 Ảnh hưởng của giới tính đến sự quan tâm sử dụng nước sạch, nước hợp
vệ sinh vào sinh hoạt hàng ngày 82 Bảng 4.22 Tỷ lệ số hộ tham gia các lớp tập huấn về NSH & VSMTNT 83 Bảng 4.23 Đánh giá của người dân và chính quyền xã về quản lý nước SHNT trên
địa bàn 85 Bảng 4.24 Trình độ văn hóa của cán bộ quản lý 87
Trang 10DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HỘP
Đồ thị:
Đồ thị 4.1 So sánh thu và chi của công trình cung cấp nước thôn Vân Non xã
Lục Sơn 56
Đồ thị 4.2 So sánh tình hình thu và chi của công trình cung cấp nước TT 63
Đồ thị 4.3 So sánh thu và chi của công trình cung cấp nước Thị trấn Đồi Ngô trong 3 năm 2013 – 2015 67
Sơ đồ: Sơ đồ 4.1 Hệ thống bộ máy tổ chức của mô hình UBND xã 40
Sơ đồ 4.2 Cơ chế quản lý nước SHNN của mô hình DNNN quản lý 42
Sơ đồ 4.3 Cơ chế quản lý nước SHNT của mô hình DNTN quản lý 44
Sơ đồ 4.4 Mô hình đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp quản lý vận hành 102
Hộp: Hộp 4.1 Ý kiến phản ảnh của người dân về tình hình thu phí sử dụng nước 48
Hộp 4.2 Ý kiến của DNTN về đơn giá nước sinh hoạt 51
Hộp 4.3 Ý kiến của người dân về hiện trạng thu và sử dụng tiền thu 57
Hộp 4.4 Suy nghĩ tiêu cực của người dân sử dụng nước 60
Hộp 4.5 Ý kiến của cán bộ, nhân viên BQL về các công trình cung cấp nước 74
Hộp 4.6 Ý kiến về sự đóng góp của người dân đối với công trình bị hư hỏng 78
Hộp 4.7 Ý kiến của cán bộ xã về công tác quản lý 86
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên tác giả: Trần Đăng Điều
Tên luận văn: ”Đánh giá các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt
trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
1 Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nước sinh hoạt nông thôn và
mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt;
- Đánh giá thực trạng các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang;
- Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu thống kê để mô tả hiện trạng
các mô hình cấp nước trên địa bàn và các nhân tố ảnh hưởng đến công trình cấp nước
Phương pháp so sánh và phân tổ: Từ việc phân tổ thống kê các mô hình quản
lý nước sinh hoạt, tác giả tiến hành so sánh các mô hình với nhau về tình hình hoạt động, mức độ đáp ứng cung cấp nước, chất lượng nước Trên cơ sở đó xác định hạn chế giữa các mô hình để từ đó lựa chọn và xây dựng mô hình quản lý phù hợp với các khu vực cụ thể trong huyện
+ Yếu tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả của các mô hình cáp nước đó là:
Mức đóng góp của các hộ khi xây dựng công trình và quá trình vận hành, bảo dưỡng, trình độ của chủ hộ, khả năng chi trả tiền nước sử dụng của các hộ các yếu tố về pháp chế và các điều kiện kinh tế xã hội khác Trong đó thì trình độ nhận thức và khả năng
Trang 12chi trả tiền nước của các hộ chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các công trình cấp nước, cùng với đó mức tiền công cho cán bộ vận hành, quản lý công trình thấp là nguyên nhân chính là cho công tác quản lý, vận hành các công trình cấp nước chưa tốt trong thời gian qua
+ Mô hình Uỷ ban nhân xã quản lý cần điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, nên lồng ghép, học hỏi mô hình quản lý của khối DN để chất lượng nước phục vụ người dân được đảm bảo hơn Các giải pháp cụ thể được đưa ra như giải pháp về xây dựng cơ chế quản lý các mô hình, về lựa chọn các mô hình và các hình thức cấp nước cho phù hợp với điều kiện từng vùng trong huyện, giải pháp về áp dụng mô hình quản lý, giải pháp về vốn, giải pháp về quản lý tài chính, giải pháp về chính sách giá bán nước, công tác xã hội hóa trong xây dựng và quản lý, giải pháp về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, công tác tuyên truyền…
+ Luận văn chỉ ra, thời gian tới cần phân cấp quản lý đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn một cách mạnh mẽ theo hướng giao cho doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng công trình; có kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý đối với các công trình hiện đang giao cho Ủy ban nhân dân xã quản lý, tốt nhất là chuyển giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý có sự tham gia của người dân trong việc giám sát và duy tu, bảo dưỡng; chú trọng vận động người dân cùng tham gia đóng góp xây dựng, quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình
Như vậy, trong 3 mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn hiện nay cho thấy mô hình do doanh nghiệp nhà nước quản lý đang thể hiện sự hiệu quả hơn
so với 2 mô hình còn lại; do đó cần có các hình thức chuyển đổi, nâng cấp phù hợp với điều kiện cũng như nhu cầu thực tế hiện nay của người dân
Trang 13THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Dang Dieu
Thesis title: "The Assessment of management model on providing domestic water in Luc Nam district, Bac Giang province"
Major: Economic management Code: 60.34.04.10
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1 Research Objectives
- To systematize the theoretical basis and practical for rural domestic water
and management model on water supply
- The assessment of the status of the management model on providing
domestic water in Luc Nam district, Bac Giang province
- The analysis of factors affecting the activities of the management model on
providing domestic water in Luc Nam district, Bac Giang province
- To propose the orientation and solution and complete management models
on providing domestic water in Luc Nam district, Bac Giang province
2 Materials and Methods
Descriptive statistical methods: Using the statistical indicators to describe the current state of water supply model in the local area and the factors affecting water supply projects
Comparison and disaggregation methods: From the activities of the statistical disaggregation of domestic water management models, the authors conducted a comparison of the models with each other on the operations/ activities, the level of response water supply, quality water On that basis determine the restrictions between models from which to choose and build suitable management models to specific areas in the district
3 Main findings and conclusions
Currently the district has all 14 water supply projects (of which 12 projects are managed as CPC model, 02 projects as enterprise management models), each management model has its own different management characteristics, different quality
of service; the total of 14 works in which have 02 been decommissioned and 08 still operating but sustainability is not high; The remaining 04 works were classified as sustainable activities
Trang 14xiii
The factors affecting the results and effectiveness of supply model as following: The contribution of households when the works being constructed and the process of operation, maintenance, the knowledge of the households, the ability to be paid the bill
of using water by the households the elements of the legal and the other economic conditions In particularly, the knowledge of the households and the ability to
socio-be paid the bill of using water by the households are the main reason which lead to inefficient operation of water supply facilities, along with low expenses for operating staff, project management are the main cause for the management and operation of water supply facilities are not good in recent years
Models are managed by the commune People's Committee need to be adjusted
to suitable with the actual conditions at present, should be integrated and learning enterprise management models so that the water quality to serve for people should be better The specific solutions are offered as the solutions for building model management mechanisms , the select of models and the forms of water supply to suit with the conditions of each area in the district, the solution for applying management model, the measures of capital and the solutions for financial management, the solution for water price policies, socialization activities in the construction and management, the solutions to apply scientific and technical progress, investment and synchronize technical infrastructure, propaganda activities
The thesis points out , it is neccesary to decentralize the management of investment in the construction of the rural water supply projects strongly next time, towards delivery to the enterprise as an Project owner of investing and constructing; have the plan to convert management model for projects currently assigned and conducted by the commune People's Committee to manage, it is better transferred into the management of state enterprises with the participation of local people in monitoring and maintenance, maintenance; focus on mobilizing citizens to contribute along the construction, management, operation, maintenance, maintenance works
Thus, in the three management models on providing domestic water in the province now shows that the models are managed by the state enterprises are more effectively than the remaining two models; therefore it should have the form of transformation and upgrading in line with the conditions as well as the currently actual needs of the people
Trang 15PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước là nhu cầu thiết yếu của sự sống, đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người và có liên quan tới tất cả các ngành, các lĩnh vực cũng như mọi mặt, mọi vấn đề của đời sống xã hội Nước sinh hoạt là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn
đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu Nước sinh hoạt ở các vùng nông thôn là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm Trong những năm qua, vị trí, vai trò, ý nghĩa và các mục tiêu của công tác này đã liên tục được đề cập đến trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, như: Nghị quyết Trung ương IX, X, XI, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, Chiến lược quốc gia Nước sạch và Vệ sinh nông thôn đến năm 2020
Mặc dù trong những năm qua Chính phủ đã dành nguồn vốn rất lớn (vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, Chương trình 134, vốn ODA, vốn viện trợ ) để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn, miền núi nhưng công tác quản lý các công trình này còn thiếu đồng bộ ẩn, chứa nhiều bất cập và hạn chế, giảm tác dụng và hiệu quả của các chương trình, dự án nước sinh hoạt nông thôn Chính phủ và các bộ đã ban hành các cơ chế chính sách, các văn bản hướng dẫn trong công tác quản lý, khai thác và vận hành các công trình cấp nước sạch nông thôn như: Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư
và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn; Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung nhưng đến nay nhiều địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn mô hình cung cấp nước sinh hoạt phù hợp với điều kiện đặc thù của mình
Không nằm ngoài tình hình chung trên, huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý và xây dựng
mô hình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn Nhiều công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn được đầu tư xây dựng với nguồn vốn hàng tỷ đồng nhưng hiệu quả sử dụng còn chưa cao Có những công trình sau khi xây dựng,
Trang 16bàn giao đưa vào sử dụng xong lại thiếu nước hoặc không có nước; có công trình giai đoạn đầu hoạt động rất có hiệu quả song trong quá trình quản lý còn nhiều bất cập, cộng với sự thiếu ý thức trong sử dụng và bảo vệ công trình dẫn đến xuống cấp, không thể sử dụng được Cùng với đó mặc dù UBND huyện cũng đã áp dụng nhiều mô hình cung cấp nước sinh hoạt như mô hình cung cấp nước sinh hoạt do Ủy ban nhân dân xã quản lý, Doanh nghiệp tư nhân quản lý và mô hình Doanh nghiệp nhà nước quản lý nhưng hiệu quả đạt được của các mô hình vẫn chưa cao và cần phải hoàn thiện
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để mở rộng sự tham gia của người dân được hưởng lợi và khu vực được hưởng lợi từ các chương trình đầu tư về nước sạch nông thôn; trên cơ sở xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các mô hình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn và đánh giá hiện trạng các mô hình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn để đưa ra các giải pháp hoàn thiện các mô hình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang Xuất phát từ các tồn tại đã nêu ra ở trên tác giả thực hiện đề tài
“Đánh giá các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trang 171.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở mục tiêu của đề tài, tác giả đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau:
1 Nội dung, hình thức và đặc điểm của các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang?
2 Trên thế giới và Việt Nam có những mô hình nào để sử dụng hợp lý nguồn nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, ưu nhược điểm của từng mô hình?
3 Kết quả cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong những năm qua?
4 Những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng đến các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam?
5 Để sử dụng hợp lý nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Lục Nam cần lựa chọn mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt nào là phù hợp, cần phải
áp dụng các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nào để nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về cung cấp nước sinh hoạt, các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt có hiệu quả trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
- Nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn, các nguyên tắc, nội dung, phương thức hoạt động của các mô hình quản lý nước sinh hoạt ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
* Phạm vi không gian
- Nghiên cứu trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
* Phạm vi về thời gian
- Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến 2015;
- Dữ liệu sơ cấp được tiến hành thu thập từ tháng 10/ 2015 đến tháng 01/ 2016;
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển các mô hình cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trên đại bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang tới năm 2020
Trang 18PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm nước sinh hoạt
- Nước sinh hoạt: Là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người
- Nước hợp vệ sinh: Là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau khi xử lý
thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: Không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để
ăn uống sau khi đun sôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2012)
- Nước sạch: Là nước hợp vệ sinh và đạt giới hạn cho phép tất cả các chỉ
tiêu theo quy định tại QCVN 02:2009/BYT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng sinh hoạt, ban hành kèm theo thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế
2.1.1.2 Trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn
- Theo Trần Hiếu Nhuệ (2005), trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn là công trình hạ tầng cung cấp nước, có hệ thống phân phối nước sạch (mạng lưới đường ống, trạm xử lý nước, bể chứa, trạm bơm…) đến khách hàng dùng nước khu vực nông thôn nhằm phục vụ nhu cầu nước để sinh hoạt
- Trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn hoạt động bền vững: Là công trình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn phải thỏa mãn các tiêu chí: Công trình cấp nước cho ít nhất 70% số hộ dân trong cộng đồng; chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân về: số lượng, chất lượng và thời gian cấp nước; Những vấn đề
kỹ thuật của hệ thống được giải quyết kịp thời; Tài chính lành mạnh; không gây tác động xấu về mặt xã hội lên cộng đồng dân cư; thường xuyên được các cơ quan chức năng hỗ trợ về kỹ thuật, đào tạo (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2012)
2.1.1.3 Quản lý trạm cấp nước sinh hoạt
- Quản lý (tiếng Anh là Management): Thuật ngữ quản lý được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở những cách tiếp cận khác nhau Theo tác giả Vũ Cao Đàm "tiếp cận trong quản lý là đường lối xem xét hệ thống quản lý, là cách thức thâm nhập vào hệ thống quản lý, là cơ sở để xử lý các vấn đề nảy sinh trong quản lý còn tiếp cận trong quản lý là đường lối xem
Trang 19xét hệ thống quản lý, là các thức thâm nhập vào hệ thống quản lý, là cơ sở để
xử lý các vấn đề nảy sinh trong quản lý"
- Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý Đặc biệt là kể từ thế kỷ
21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú Các tác giả đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, ví dụ như:
+ W.Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: Muốn người khác làm việc
gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm" "Quản lý là một nghệ thuật, biết rõ chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất" (Tống Văn Dũng, 2014)
+ Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát ấy" (Tống Văn Dũng, 2014)
+ Theo Phạm Thanh Nghị (2000) cho rằng, quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người
bị quản lý) trong một nhóm tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức
Như vậy, quản lý là một chức năng riêng biệt nảy sinh ra từ bản thân, bản chất của quá trình xã hội, của lao động thuộc về nó Bản chất của quản lý là một quá trình điều khiển mọi quá trình xã hội khác Giữa chủ thể quản lý và khách thể bị quản lý diễn ra một mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và chính nhờ mối quan hệ đó mà hệ thống vận động đến mục tiêu Tổ hợp những tác động từ chủ thể đến khách thể làm cho hệ vận hành đến mục tiêu và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác Đó là quản lý, tập hợp các tác động quản lý làm nảy sinh ra các mối quan hệ quản lý
2.1.1.4 Mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt nông thôn
- Theo Bùi Thiên Sơn (2012), mô hình được hiểu:
+ Nghĩa hẹp là mẫu, khuôn, tiêu chuẩn theo đó mà chế tạo ra sản phẩm hàng loạt; là thiết bị, cơ cấu tái hiện hay bắt chước cấu tạo và hoạt động của cơ cấu khác (của nguyên mẫu hay cái được mô hình hóa) vì mục đích khoa học và sản xuất
Trang 20+ Nghĩa rộng là hình ảnh (hình tượng, sơ đồ, sự mô tả ) ước lệ của một khách thể (hay một hệ thống các khách thể, các quá trình hoặc hiện tượng) Khái niệm mô hình được sử dụng rộng rãi trong triết học, ngôn ngữ học, kinh tế học
- Trong kinh tế học, mô hình được hiểu là hình ảnh mang tính chất quy ước của đối tượng nghiên cứu, diễn tả các mối quan hệ đặc trưng giữa các yếu tố của một hệ thống thực tế trong tự nhiên, xã hội
- Theo Dương Văn Hiểu (2001), mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng nghiên cứu, được diễn đạt hết sức ngắn gọn, phản ánh được những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối tượng nghiên cứu
Như vậy mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn là hình mẫu về công tác quản lý trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn thể hiện đặc trưng cơ bản về công tác quản lý trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn Nội dung và các yếu tố cấu thành quản lý trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn phụ thuộc chủ yếu vào chủ thể quản lý
2.1.2 Vai trò, vị trí của quản lý cung cấp nước sinh hoạt
Theo Dương Anh Chung (2011) về vai trò, vị trí của quản lý cung cấp nước sinh hoạt được trình bày như sau:
Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt và xác định là một bộ phận trong chính sách phát triển nông thôn; xem việc đảm bảo cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường là tiêu chí để phát triển nông thôn văn minh, hiện đại, là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, của các ngành các cấp và chính quyền địa phương Công trình cấp nước còn được xác định là một trong 8 loại công trình cần xây dựng ở các vùng nông thôn và là một trong 6 loại hạ tầng cơ bản nhất
để đánh giá điều kiện thoát nghèo ở các xã khó khăn (điện, đường, trường học, trạm xá, nước sạch và chợ) Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã tham gia từ rất sớm và ký hàng loạt cam kết và tuyên bố quốc tế về xoá đói giảm nghèo và cải thiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường như: Chương trình nước uống
và vệ sinh môi trường thế giới, Tuyên bố Dudlin, Mục tiêu thiên niên kỷ Chính vì lẽ đó, việc quản lý nước sinh hoạt nông thôn được xác định có những vai trò, vị trí quan trọng sau:
- Vai trò đối với kinh tế: Các công trình cấp nước sinh hoạt hiện nay nếu được cải tiến và nhân rộng sẽ đem lại lợi ích to lớn, nâng cao điều kiện sống cho
Trang 21- Vai trò đối với môi trường: Chống cạn kiệt, chống ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm và nước mặt tại các hồ, đầm, sông, suối
2.1.3 Yêu cầu và đối tượng của quản lý cung cấp nước sinh hoạt
2.1.3.1 Các yêu cầu quản lý cung cấp nước sinh hoạt nông thôn
Theo Dương Anh Chung (2011), các yêu cầu quản lý cung cấp nước sinh hoạt được trình bày như sau:
- Nâng cao nhận thức của người dân: Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dân sống ở nông thôn về việc sử dụng nước sinh hoạt nông thôn Đây là cơ sở hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá Hiện nay, phần lớn dân cư nông thôn còn thiếu hiểu biết về nước sinh hoạt, bệnh tật và sức khoẻ; về môi trường sống xung quanh mình cần phải được cải thiện và có thể cải thiện được Kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực cho thấy nếu người nông dân nhận thức rõ được vấn đề thì với sự trợ giúp của Chính phủ, họ có thể vươn lên khắc phục khó khăn, cải thiện được môi trường sống cho mình tốt hơn Vì vậy, các hoạt động thông tin giáo dục và truyền thông có tầm quan trọng lớn đối với thành công của chiến lược phát triển
- Cải tiến tổ chức, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và phát triển nguồn nhân lực: Tổ chức phải thực hiện theo một số nguyên tắc chung, phân công trách nhiệm của từng cấp quản lý từ trung ương tới cấp thấp nhất thích hợp gắn liền với các tổ chức cộng đồng Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước Phát triển nguồn nhân lực nhằm: Cung cấp đủ và sắp xếp cho hợp lý cán bộ nhân viên trong lĩnh vực cho phù hợp với nghề nghiệp và nhiệm vụ; bồi dưỡng cho cán bộ trung ương và địa phương về chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, các kiến thức và kỹ năng về lập chương trình, kế hoạch, điều phối, quản lý theo cách tiếp cận dựa trên nhu cầu đối với cấp nước sinh hoạt nông thôn; huấn luyện nhân viên chịu trách nhiệm thực thi ở các cấp huyện, xã để thực hiện tốt vai trò mới của mình
Trang 22- Đổi mới cơ chế tài chính, huy động nhiều nguồn vốn để phát triển cấp nước sinh hoạt nông thôn Cơ chế tài chính phát huy nội lực dựa trên nguyên tắc người sử dụng phải đóng góp phần lớn chi phí xây dựng công trình và toàn bộ chi phí vận hành, duy tu bảo dưỡng và quản lý Cấp nước sinh hoạt nông thôn phục
vụ cho việc nâng cao sức khoẻ, giảm thiểu các bệnh tật do thiếu nước sạch và kém vệ sinh gây ra, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho mọi gia đình Đó là sự nghiệp của toàn dân, vì vậy cần xã hội hoá công tác này, huy động mọi nguồn vốn trong nước, phát huy nội lực, đồng thời thu hút vốn nước ngoài cho cấp nước sinh hoạt nông thôn
- Nghiên cứu phát triển và áp dụng công nghệ thích hợp, đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực cấp nước sinh hoạt nông thôn Giới thiệu các công nghệ khác nhau cho người sử dụng giúp cho họ có kiến thức cần thiết
để quyết định lựa chọn loại công nghệ phù hợp
2.1.3.2 Đối tượng của quản lý nước sinh hoạt nông thôn
Theo Dương Anh Chung (2011), đối tượng của quản lý nước sinh hoạt nông thôn được trình bày như sau:
Hiểu biết tường tận về các nguồn nước và tăng cường công tác quản lý nguồn nước, coi nước là loại tài nguyên quý hiếm Hiện nay đã có nhiều thông tin về các nguồn nước ở các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp & PTNT, Xây dựng, Ban chỉ đạo Quốc gia về nước sạch và VSMT và các tỉnh Những thông tin này cần được hệ thống hoá, giúp cho việc quản lý nguồn nước được thống nhất và chặt chẽ ở TW cũng như cấp cơ sở Luật Tài nguyên nước quy định rõ nước sử dụng cho sinh hoạt cần được ưu tiên hơn nước sử dụng cho các mục đích khác và điều này phải được đưa vào quy chế quản lý và sử dụng các nguồn nước
Cấp nước cho sinh hoạt nông thôn chỉ là một bộ phận sử dụng nước với khối lượng nhỏ nhưng lại rất quan trọng vì đòi hỏi chất lượng cao Bởi vậy cần chú trọng chống ô nhiễm nguồn nước, cần thiết lập hệ thống theo dõi nguồn nước,
sử dụng các số liệu được thu thập từ quá trình thực hiện chương trình Nước sạch
và Vệ sinh môi trường Như vậy phải có kế hoạch điều tra, quản lý và bảo vệ nguồn nước
2.1.4 Nội dung về đánh giá các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt
Việc đánh giá các mô hình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn là rất quan trọng Từ kết quả đánh giá này giúp cho chính quyền địa phương quyết định và
Trang 23+ Đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp nước: Chất lượng nước cấp có
đảm bảo hợp vệ sinh theo Quy chuẩn 02 của Bộ Y tế không, thời gian cấp nước
là bao nhiêu (giờ/ngày), áp lực và lưu lượng nước có đảm bảo theo yêu cầu của nhân dân không, công tác sửa chữa các sự cố có kịp thời không, thái độ phục vụ của CBCNV có tốt không
+ Đánh giá cơ chế quản lý tài chính: Đánh giá xem giá nước đã được tính đúng tính đủ chưa, tình hình thất thoát, thất thu bao nhiêu % Chi phí cho vận hành và bảo dưỡng hàng năm là bao nhiêu Mô hình có đem lại hiệu quả kinh tế không, đã đủ bù đắp các chi phí chưa
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của các mô hình quản lý cung cấp nước sinh hoạt nông thôn
Theo Tống Văn Dũng (2014), sự hình thành và tồn tại của mỗi mô hình quản lý được đặt trong một môi trường bị tác động bởi các nhóm nhân tố: văn hoá - xã hội, kinh tế, môi trường tự nhiên, đặc điểm kỹ thuật công nghệ và chính sách của Nhà nước Các nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hình thức quản lý thông qua mối quan hệ tương tác với nhau và sự tác động của các bên hữu quan khác như: Cơ quan Chính phủ, nhà tài trợ, tổ chức phi chính phủ,
cơ quan truyền thông và DNTN… Cụ thể các nhân tố tác động bao gồm:
2.1.5.1 Yếu tố kinh tế - Xã hội
- Kinh tế: Người sử dụng chi trả đủ; Người sử dụng chấp nhận giá nước;
Thu đủ bù chi; Tiếp cận dễ dàng hệ thống tín dụng; Có cơ chế tín dụng phù hợp; Nước sạch là hàng hoá, có giá trị kinh tế và xã hội… Mức sống của các địa bàn dân cư càng cao thì nhu cầu về nước sạch, cũng như nước hợp vệ sinh càng lớn Các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, các công trình cấp nước được xây dựng lên nhưng rất khó để duy trì, phát triển, bởi lẽ các nguồn thu để duy trì công trình rất hạn chế Các địa phương có điều kiện kinh tế họ sẵn sàng chi trả để được
sử dụng các dịch vụ tốt; do đó vấn đề kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh
Trang 24- Văn hoá - xã hội: Trình độ dân trí chung; Hành vi vệ sinh sức khoẻ;
Mức độ tham gia của cộng đồng; Tính tự chủ, năng động; Bình đẳng giới; Các nhân tố văn hoá xã hội; Trình độ sử dụng kỹ thuật; Thái độ sẵn sàng chi trả; Khả năng chi trả thực tế… các yếu tố xã hội ảnh hưởng sâu sắc tới vấn đề về nước sạch, nước hợp vệ sinh Khi các hộ dân có ý thức về vấn đề dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh thì các vấn đề về giải pháp liên quan mới nhanh được đưa ra và giải quyết; Ý thức, tính chủ động của các hộ dân càng cao thì các vấn đề về hạn chế trong cuộc song càng nhanh được giải quyết, nếu họ không có ý thức hoặc không muốn sử dụng nước từ các công trình cấp nước sinh hoạt thì các tổ chức, ban ngành địa phương có triển khai thì cũng không thể đạt hiệu quả
2.1.5.2 Yếu tố về cơ chế và chính sách của Nhà nước
Chính sách dân chủ cơ sở; Môi trường pháp lý hỗ trợ; Mô hình đối tác công
- tư (PPP) được khuyến khích phát triển; Mối quan hệ với cộng đồng; Tin tưởng vào các hình thức được áp dụng; Kỹ năng truyền thông và đối thoại…
Các chính sách về đầu tư, thu hút đầu tư … ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển tăng cả về số lượng cũng như chất lượng của công trình cung cấp nước sinh hoạt
2.1.5.3 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý: Các cán bộ, CNV
quản lý có trình độ học vấn cao, được đào tạo chuyên sâu sẽ có điều kiện để phát huy các công trình cung cấp nước sinh hoạt hơn so với các cán bộ ít được đào tạo Các công trình có cán bộ có chuyên môn tốt sẽ vận hành cũng như quản lý tốt, khắc phục các tình huống sự cố cũng đơn giản hơn, chuyên nghiệp hơn Do
đó vấn đề chuyên môn của cán bộ quản lý, vận hành các công trình cần đặc biệt phải quan tâm
2.1.5.4 Chất lượng đầu tư, xây dựng công trình
Công nghệ chi phí thấp được lựa chọn; Định mức đầu tư của chính phủ
và nhà tài trợ; Yêu cầu trình độ vận hành; Mức độ dịch vụ cung cấp; Có sẵn phụ kiện; Yêu cầu tính đồng bộ phức tạp của công nghệ; Chi phí vận hành, bảo dưỡng
Chỉ khi chất lượng các công trinh được đảm bảo thì mới mang lại được lợi ích cao đối với người dân trên địa bàn; yếu tố chất lượn công trình xây dựng là tiêu chí quan trọng để định hướng và phát triển các công trình đó
Trang 25Các nhân tố trên sẽ tác động lên sự hình thành và phát triển của những quy
trình quản lý cơ bản trong phát triển ngành, dẫn đến những thành công làm thay đổi diện mạo cấp nước nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức hỗ trợ
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Một số mô hình quản lý nước sinh hoạt ở một nước trên thế giới
2.2.1.1 Kinh nghiệm cung cấp nước sinh hoạt của Trung Quốc
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001-2005) của mình, Chính phủ Trung Quốc đã dành ra 10,5 tỷ nhân dân tệ trong số 11,5 tỷ nhân dân tệ thu được
từ việc bán trái phiếu để giải quyết vấn đề nước sạch cho 67,22 triệu người dân nông thôn Số tiền đầu tư vào việc cấp nước sạch cho 218 triệu người dân sống ở khu vực nông thôn đã tăng lên tới 105,3 tỷ nhân dân tệ trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006-2010), trong đó ngân sách nhà nước cấp là 59 tỷ nhân dân tệ, 43,9
tỷ nhân dân tệ được lấy từ ngân sách địa phương, 2,4 tỷ nhân dân tệ còn lại được huy động từ các nguồn vốn xã hội Dự kiến, Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư mạnh tay hơn nữa vào các dự án nước sạch với tổng vốn lên tới 170 tỷ nhân dân tệ (chủ yếu lấy từ ngân sách Nhà nước) trong giai đoạn 2011-2015 nhằm giải quyết cho 298 triệu người dân sống ở khu vực nông thôn Bên cạnh đó, ngày 31/01/2011, Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản và Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành Văn kiện số 1, trong đó, Chính phủ tập trung vào công tác phát triển, bảo vệ nguồn nước sạch cung cấp cho khu vực nông thôn Chính phủ Trung Quốc sẽ đầu tư 4 nghìn tỷ nhân dân tệ trong vòng 10 năm (kể từ năm 2011) cho các dự án bảo tồn nguồn nước sạch ở nông thôn, đồng thời khuyến khích sự tham gia của tất cả các đối tượng từ người dân cho đến các tổ chức xã hội và các nhà đầu tư tư nhân (Nguyễn Phương Ly, 2012)
Trang 26Xác định trách nhiệm tham gia của các cấp chính quyền, các ngành
từ trung ương đến địa phương
Theo Nguyễn Phương Ly (2012):
- Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở Trung Quốc được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX sau khóa họp lần thứ 35 của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) phát động thập kỷ nước sạch Chìa khóa thành công của Trung Quốc trong việc cấp nước sạch cho khu vực nông thôn chính là việc xác định trách nhiệm tham gia của các cấp chính quyền, các ngành từ Trung ương đến địa phương:
- Ủy ban chiến dịch y tế quốc gia là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện chương trình cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn ở Trung Quốc Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, cơ quan này đã phối hợp với nhiều bộ, ngành
từ cấp trung ương đến địa phương tham gia vào việc quy hoạch, xây dựng và quản
lý các công trình cấp nước sạch cho khu vực nông thôn như: Bộ Y tế, Bộ Xây dựng,
Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài nguyên nước, Cục bảo vệ môi trường Nhà nước…
- Ủy ban Cải cách và Phát triển chịu trách nhiệm phê chuẩn các quy hoạch quốc gia trong đó có quy hoạch về đảm bảo nước sạch ở khu vực nông thôn;
- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến cấp ngân sách, cấp vốn và quản lý các khoản vay nước ngoài liên quan đến vấn đề cấp nước sạch ở khu vực nông thôn;
- Bộ Hợp tác Kinh tế và Ngoại thương chịu trách nhiệm quản lý các dự
án tài trợ song phương cũng như đa phương;
- Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý hạ tầng cấp nước ở cả khu vực thành thị và nông thôn;
- Bộ Nông nghiệp có trách nhiệm trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, đồng thời hỗ trợ cho việc xây dựng các hệ thống cấp nước sạch cho khu vực nông thôn;
- Bộ Tài nguyên nước chịu trách nhiệm quản lý các chương trình phát triển nguồn nước, quản lý hệ thống cấp nước sạch ở những vùng nông thôn thiếu nước trầm trọng;
- Ủy ban Bảo vệ môi trường quốc gia chịu trách nhiệm tăng cường bảo
vệ nguồn nước cũng như chất lượng nước;
Trang 27- Bộ Y tế chịu trách nhiệm dự thảo các kế hoạch, chương trình trung và dài hạn, hướng dẫn thực hiện giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng nước, chủ trì các cuộc hội thảo liên quan đến cấp nước sạch nông thôn;
- Ủy ban Chiến dịch y tế địa phương chịu trách nhiệm tổ chức, điều phối
hệ thống cấp nước sạch nông thôn dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Chiến dịch y tế trung ương và chính quyền địa phương;
- Các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương giám sát việc thực hiện các dự án cấp nước sạch nông thôn đồng thời đảm bảo thực hiện tốt các chỉ thị và kế hoạch do Chính phủ và Ủy ban chiến dịch y tế quốc gia đề ra;
Hợp tác công tư
Theo Nguyễn Phương Ly (2012) về vấn đề hợp tác công tư:
- Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong công tác cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn, một trong những yếu tố tạo nên sự thành công đó là mô hình hợp tác công –
tư giữa Nhà nước, Chính phủ với các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân Trong
mô hình nói trên, Nhà nước hoặc Chính phủ sẽ hỗ trợ về cơ sở hạ tầng (cấp đất
để xây dựng nhà xưởng…); đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế, giá đầu vào (ưu đãi giá điện…); đảm bảo nguồn thu cho các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân tham gia vào quá trình cấp nước sạch ở khu vực nông thôn Các tổ chức, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm xây dựng, giám sát, duy trì hệ thống cấp nước sạch Hình thức hợp tác công tư được sử dụng phổ biến là BOT (xây dựng – hoạt động
và chuyển giao)
- Cho đến nay, mặc dù vẫn còn ít nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực cấp nước sạch ở khu vực nông thôn nhưng đây được coi là điểm khởi đầu và có tác động tích cực tới sự phát triển của lĩnh vực này
Quản lý chất lượng nước
Trung Quốc đã thiết lập hệ thống phân loại chất lượng nước dựa trên mục đích sử dụng, mục tiêu bảo tồn và Tiêu chuẩn chất lượng môi trường GB3838-2002, cụ thể là:
- Mức I: nguồn nước dự trữ và bảo tồn;
- Mức II: nguồn nước được sử dụng trong sinh hoạt (loại A); nuôi các loại thủy sản quý hiếm;
Trang 28- Mức III: nguồn nước được sử dụng trong sinh hoạt (loại B); nuôi các loại thủy sản thông thường;
- Mức IV: nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp;
- Mức V: nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp;
- Mức VI: nguồn nước ô nhiễm (không thể sử dụng được)
Dựa trên những mức phân loại nói trên, các cơ quan giám sát chất lượng nước cấp quốc gia cũng như địa phương thường xuyên thực hiện việc giám sát tại các lưu vực sông ở các khu vực bị ô nhiễm nặng như lưu vực sông ở phía Bắc và Tây Bắc Trung Quốc
Bên cạnh đó, để bảo vệ nguồn nước, Chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra một loạt chính sách như: ban hành hệ thống thuế ô nhiễm; Luật chống ô nhiễm nguồn nước (ban hành năm 1984) sửa đổi bổ sung năm 1996
(Nguyễn Phương Ly, 2012)
2.2.1.2 Kinh nghiệm quản lý cung cấp nước sinh hoạt của Paraguay
Theo Nguyễn Thế Hùng (2007) về kinh nghiệm quản lý cung cấp nước sinh hoạt của Paraguay:
Dự án cấp nước sinh hoạt tập trung ở nông thôn trị giá 12,5 triệu USD do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ, dự án này có mục tiêu là khuyến khích sự cam kết của cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng vào
dự án để giúp đỡ cho việc đạt được tính bền vững lâu dài, trong việc cấp nước sinh hoạt nông thôn, và một số điều luật đã được Nhà nước thông qua
về việc thiết lập những quy định có tính hợp pháp giữa cơ quan cấp nước và cộng động Trong đó tập trung quyền hạn vào cơ quan thực thi là Sở Vệ Sinh môi trường quốc gia (SENASA), một đơn vị trực thuộc của Bộ Y tế Dự án cung cấp năng lực cho lĩnh vực đó như tài chính, hệ thống thông tin, tổ chức cộng đồng, thuế, các tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng Tuy nhiên, nhờ việc gắn với phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng và có thời gian
để phát triển về cơ cấu tài chính của SENASA thay cho việc đưa một tổ chức bên ngoài vào để thực hiện các mục tiêu xây dựng ban đầu, dự án đã giúp tạo
ra cấu trúc thể chế chung mạnh hơn và làm tăng khả năng đạt được tính bền vững lâu dài của việc cấp nước sinh hoạt nông thôn
Trang 29Nhà cung cấp nước có trách nhiệm giải quyết các khúc mắc trong các tiểu dự án giữa SENASA và từng cộng đồng Trước khi SENASA ký hợp đồng với Junta (cơ quan thực thi dự án về xây dựng hệ thống cấp nước) cộng đồng phải hoàn thành các bước gắn kết với nhau về các mặt luật pháp sau đây:
- Thành lập Junta: Cộng đồng phải tuân theo các hướng dẫn của dự án
về thành lập Uỷ ban về nước và vệ sinh (Junta), được chính phủ Paraguay công nhận là một thực thể hợp pháp
- Có thiết kế, kế hoạch thực hiện dự án: Cộng đồng và SENASA phải thương thuyết và ký một hợp đồng về dự án, hợp đồng này bao gồm mô tả chi tiết về từng giai đoạn của dự án về khối lượng và chi phí của nó (hợp đồng cũng liệt kê tất cả các kế hoạch và hồ sơ của dự án)
- Sự đóng góp của người sử dụng: Cơ quan Junta phải thoả thuận để trả tiền mặt 5% và đây là điều kiện để bắt đầu xây dựng Cung cấp tiền mặt, lao động, thiết bị, vật liệu, đất đai, hoặc tổ hợp của những cái đó, tương đương với 10% chi phí của dự án; và vay tiền của SENASA Trong vòng 10 năm phải trả tiền với lãi xuất của thị trường
- Hợp đồng giao kèo về thu phí cấp nước: Mỗi Junta phải đưa ra các bảng giá cho dịch vụ về nước ở mức đủ để thu được lợi nhuận bù đắp chi phí vận hành và bảo dưỡng, lãi xuất vay của SENASA, những sửa chữa và thay thế chủ yếu (với số lượng được SENASA và Junta thoả thuận)
Trong thực tế thì dự án đã thu được kết quả ngoài mong đợi: Cộng đồng
đã đóng góp 21% tổng chi phí xây dựng (vượt 6% so với dự tính ban đầu) và dự
án đã phục vụ vượt quá so với ước tính ban đầu là 20.000 người Việc vận hành
và bảo dưỡng được đáp ứng, đa số các hệ thống cung cấp đủ các dịch vụ Các Junta hoạt động tích cực, quản lý tốt các hệ thống, đáp ứng được hầu hết các cam kết về tài chính và ít có trục trặc trong việc thu phí cấp nước và đã tạo ra lợi nhuận đáng kể (Nguyễn Thế Hùng, 2007)
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý nước sinh hoạt nông thôn ở một số địa phương Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn ở Việt Nam
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014): Số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tính đến cuối năm 2013 đạt trên 53 triệu người, tương đương 82,5% số dân nông thôn (trong đó tỷ lệ sử dụng nước đạt QC 02/2009/BYT là 38,7%), đạt 100% kế hoạch đề ra
Trang 30Bảng 2.1 Kết quả cấp nước sinh hoạt theo vùng tính đến năm 2014
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014)
- Vùng tỷ lệ dân sử dụng nước hợp vệ sinh cao: Đông Nam Bộ: 94%, Đồng bằng Sông Hồng: 87%, Duyên Hải Miền Trung: 86%
- Vùng tỷ lệ dân sử dụng nước hợp vệ sinh thấp: Bắc Trung Bộ: 73%; Tây Nguyên: 77%
Các địa phương triển khai xây dựng: 540 công trình cấp nước và vệ sinh trong trường học, 368 trạm y tế, 721 công trình cấp nước tập trung, trong đó 217 công trình hoàn thành, 143 công trình chuyển tiếp, 86 công trình nâng cấp, sửa chữa, 154 công trình khởi công mới, 121 công trình chuẩn bị đầu tư Đặc biệt có
23 tỉnh, thành phố không khởi công mới, đó là: Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Đăk Nông, Kon Tum, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014)
Ngoài ra, theo Bộ Nông nghiệp và PTNN (2014) cho biết:
Kết quả trong những năm gần đây, một số tiến bộ khoa học - công nghệ cấp nước phù hợp với điều kiện địa hình, khí tượng, thuỷ văn của địa phương đã được áp dụng Trong cấp nước nhỏ lẻ đã cải tiến và áp dụng công nghệ, kỹ thuật
xử lý nước như dàn mưa và bể lọc cát để xử lý sắt và ô nhiễm Asen từ các giếng
Trang 31khoan sử dụng nước ngầm tầng nông Nhiều thiết bị đồng bộ bằng nhiều loại vật liệu phù hợp để xử lý nước được giới thiệu và áp dụng trên cả nước Một số công trình cấp nước tập trung đã áp dụng công nghệ lọc tự động không van, xử lý hoá
học (xử lý sắt, mangan, asen, xử lý độ cứng ), hệ thống bơm biến tần, hệ thống
tin học trong quản lý vận hành Công nghệ hồ treo được cải tiến có quy mô và chất lượng khá hơn góp phần giải quyết khan hiếm nguồn nước ở vùng cao núi
đá trong mùa khô Khi xảy ra thiên tai, lũ lụt các địa phương đã sử dụng cloraminB và Aqua tab, túi PUR để xử lý nước phục vụ ăn uống
Một số mô hình và cơ chế quản lý vận hành, bảo dưỡng công trình cấp nước tập trung và vệ sinh công cộng phù hợp, bước đầu có hiệu quả đã xuất hiện ở nhiều địa phương như mô hình sự nghiệp có thu, mô hình doanh nghiệp công tư phối hợp dựa vào kết quả đầu ra, mô hình tư nhân đấu thầu quản lý hệ thống cấp nước
Nhiều đơn vị cấp nước đã tổ chức hạch toán, tính đúng, tính đủ các chi phí, xây dựng giá thành nước trên cơ sở Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Thông tư liên tịch số 95/TTLT-BTC-BXD-BNN, trình cấp thẩm quyền phê duyệt giá bán cho người sử dụng Nhiều tỉnh đã ban hành khung giá nước tại địa phương với mức giá tính đúng, tính đủ chi phí vận hành bảo dưỡng hợp lý, thu một phần khấu hao cơ bản Khung giá nước này đã tạo điều kiện chủ động cho hoạt động tài chính, thúc đẩy sự sáng tạo và hấp dẫn các đơn vị cấp nước
Tuy nhiên, còn nhiều mô hình, cơ chế quản lý khai thác các công trình cấp nước tập trung ở nhiều nơi chưa hiệu quả và thiếu bền vững Phương thức hoạt động cơ bản vẫn mang tính phục vụ, chưa chuyển được sang phương thức dịch vụ, thị trường hàng hóa Việc lựa chọn mô hình quản lý ở nhiều nơi chưa phù hợp, còn tồn tại nhiều mô hình quản lý thiếu tính chuyên nghiệp, như mô hình UBND xã, cộng đồng, tổ hợp tác quản lý Năng lực cán bộ, công nhân quản
lý vận hành còn yếu Nhiều địa phương chưa ban hành quy chế quản lý vận hành, bảo dưỡng công trình cấp nước tập trung
Cơ chế quản lý, nhất là cơ chế tài chính chưa phù hợp, nên chưa đảm bảo hoạt động bền vững của công trình Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát chất lượng nước chưa được quan tâm đầy đủ
Trách nhiệm của người dân trong quản lý, sử dụng, bảo vệ và giám sát công trình cấp nước chưa cao Nhiều nơi đã có công trình cấp nước tập trung với
Trang 32cấp nước và vệ sinh
2.2.2.2 Kinh nghiệm quản lý nước sinh hoạt ở huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
Theo Tùng Vân (2015) về kinh nghiệm quản lý cung cấp nước sinh hoạt của địa bàn huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn như sau:
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình cấp nước sinh hoạt ở các thôn bản cho người dân, hầu hết các công trình được bàn giao cho các xã quản lý và vận hành, do không có sự giám sát và điều hành chặt chẽ nên nhiều công trình không phát huy hiệu quả
Với mục tiêu nâng tỷ lệ hộ dân ở vùng nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống Những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt ở các địa phương
Huyện Ba Bể, đến nay đã có hơn 100 công trình cấp nước tập trung lớn, nhỏ được đầu tư từ các nguồn vốn: Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình 134
Riêng Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn, tính đến năm 2014 đã đầu tư xây dựng được 17 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, mỗi công trình có công suất phục vụ trên 100 hộ sử dụng, 35 công trình có công suất phục vụ dưới 100 hộ và 39 công trình không xác định công suất được thực hiện ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện Ba Bể
Trong số các công trình đã được đầu tư từ nhiều năm qua, có hàng trăm công trình cấp nước sinh hoạt liên thôn bản cấp nước cho hàng trăm hộ dân đã xuống cấp trầm trọng, thậm chí, nhiều công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã phải “đắp chiếu” do công tác quản lý điều hành trong
sử dụng không chặt chẽ hoặc do khâu khảo sát ban đầu
Đầu tư ngân sách nhưng không ràng buộc cơ chế quản lý, vì vậy, các địa phương lúng túng khi đề ra các quy định quản lý Ví dụ như: Xã Hà Hiệu có 7
Trang 33công trình được xây dựng thời điểm 2003-2005 thì hầu hết đều kém hiệu quả do
ít nước và bị xuống cấp mặc dù theo địa phương các công trình này đều có ban hành quy chế quản lý sử dụng; xã Hoàng Trĩ có 5 công trình đầu tư xây dựng năm 2002-2007 đều hoạt động kém hiệu quả và một số hiện nay không còn hoạt động; xã Đồng Phúc 10 công trình đầu tư năm 2005-2008 thì có 7 công trình kém hiệu quả, 3 công trình không còn hoạt động; xã Phúc Lộc được đầu tư xây dựng 18 công trình nước sinh hoạt tự chảy phần lớn đều kém hiệu quả và một số không còn hoạt động; xã Khang Ninh có 10 công trình được xây dựng từ năm 1997-2012 thì có 5 công trình không còn hoạt động, số còn lại kém hiệu quả…
Theo đánh giá của lãnh đạo các địa phương, nguyên nhân dẫn đến việc quản lý sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung sau đầu tư kém hiệu quả gồm cả khách quan lẫn chủ quan Các công trình phần lớn hỏng hệ thống ống dẫn nước, một phần do đầu tư xây dựng đã lâu năm, phần do ý thức người dân quản lý sử dụng kém và do trong quá trình khảo sát không kỹ nên xây dựng xong
đã phải “đắp chiếu” vì không có nguồn nước, bỏ không lâu ngày không có người quản lý, bảo vệ dẫn đến van, ống han rỉ, gia súc đi lại gây hỏng
Trên thực tế, công trình nào địa phương thành lập ban quản lý, vận hành
và có quy chế hoạt động rõ ràng, dành một phần kinh phí thu được hằng năm để duy tu, bảo dưỡng công trình và cử người có chuyên môn vận hành thì công trình
đó phát huy tác dụng tốt Ví dụ như ở xã Quảng Khê, có 6 công trình được xây dựng từ năm 2006-2012, từng công trình được xã giao cho thôn quản lý, tiếp đó, từng thôn tổ chức họp dân bầu ra tổ quản lý, do vậy, đến nay các công trình cấp nước ở các thôn trên địa bàn xã vẫn phát huy hiệu quả; xã Thượng Giáo có 8 công trình thì 7 công trình hiện nay bà con các thôn vẫn sử dụng thường xuyên… Tuy nhiên, những địa phương quản lý sử dụng tốt các công trình cấp nước tập trung đạt hiệu quả là rất ít
Trong năm 2015, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh đã đầu tư xây dựng công trình nước sạch cho xã Chu Hương Công trình này gồm 2 nguồn cấp nước hệ thống tự chảy, cấp nước đến tận hộ gia đình cho 8 thôn với gần 250 hộ dân được hưởng lợi đã được
bàn giao, đưa vào sử dụng
Trang 34Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn cũng sẽ thường xuyên phối hợp với cơ quan chuyên môn xét nghiệm, kiểm tra và giám sát về chất lượng nước cho bà con, do đó, công tác duy tu bảo dưỡng được thực hiện thường xuyên, máy móc thiết bị được bảo dưỡng định kỳ; có định mức chi phí sản xuất và bảo dưỡng hệ thống đường ống…
Với sự phối hợp giữa các bên, việc quản lý sử dụng các công trình cấp nước sạch tập trung sau đầu tư trở nên bền vững hơn
2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho quản lý cung cấp nước sinh hoạt ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
- Thành lập ban quản lý để vận hành và có quy chế hoạt động rõ ràng, dành một phần kinh phí thu được hằng năm để duy tu, bảo dưỡng công trình và
cử người có chuyên môn vận hành
- Tăng cường sự phối hợp giữa trung tâm cấp nước sinh hoạt với địa phương, hướng dẫn cách quản lý sử dụng vận hành công trình cấp nước sinh hoạt
- Trung tâm cấp nước sinh hoạt cần thường xuyên phối hợp với cơ quan chuyên môn xét nghiệm, kiểm tra và giám sát về chất lượng nước, để công tác duy
tu bảo dưỡng được thực hiện thường xuyên, máy móc thiết bị được bảo dưỡng định kỳ; có định mức chi phí sản xuất và bảo dưỡng hệ thống đường ống…
- Xây dựng kế hoạch và các chương trình hành động thúc đẩy việc cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn Công tác lập kế hoạch và các chương trình hành động theo từng giai đoạn và gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc được coi là một trong những nước thành công trong quá trình thực hiện mục tiêu cung cấp nước sạch ở khu vực nông thôn Mỗi giai đoạn thực hiện đều có mục tiêu và phương án khác nhau, tùy thuộc vào tình hình kinh tế - xã
Trang 35hội Kinh nghiệm của Trung Quốc đã chỉ rõ đi đôi với việc xây dựng các chương trình hành động phải đảm bảo nguồn tài chính bền vững nhằm thực hiện hoàn chỉnh các kế hoạch đã đề ra Nguồn tài chính được huy động từ nhiều nguồn như ngân sách nhà nước, từ các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, sự đóng góp của nhân dân…
- Phân cấp, xác định rõ trách nhiệm tham gia của các cấp chính quyền và các ngành từ trung ương đến địa phương Hiện nay, việc phân cấp trách nhiệm trong vấn đề cung cấp nước sạch ở khu vực nông thôn vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, nhiều lúc trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền còn chồng chéo dẫn đến hiệu quả không như mong đợi Việc phân trách nhiệm rõ ràng tới từng bộ, ngành của Trung Quốc, trong đó Chính phủ và Nhà nước chỉ đạo trực tiếp và các bộ, ngành, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương thực hiện những nhiệm vụ, trách nhiệm được giao là kinh nghiệm đáng để chúng ta học tập và áp dụng
Hợp tác công – tư, cùng với việc tăng dân số, công nghiệp hóa- hiện đại hóa ngày càng cao, nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân ở khu vực nông thôn sẽ tăng đáng kể Do đó, nguồn lực của Nhà nước
sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu với khoảng thiếu hụt lớn giữa khả năng đầu tư của Nhà nước và nhu cầu thực tế sử dụng nước Kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc cho thấy, để hoàn thành tốt mục tiêu cấp nước sạch cho khu vực nông thôn trong khi nguồn lực của Nhà nước có hạn thì việc áp dụng mô hình Hợp tác công
- tư là vô cùng hiệu quả
Trang 36PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Theo UBND huyện Lục Nam (2014), cho biết về điều kiện tự nhiên của huyện như sau:
Sông Lục Nam chia huyện thành 2 khu vực: phía Tả sông có 12 xã và thị trấn Lục Nam cũ, cơ bản là vùng núi, diện tích là 321,1km2 Phía Hữu sông có 15
xã và thị trấn Đồi ngô, bao gồm 03 vùng: miền núi, trung du và vùng chiêm trũng, diện tích 264,3 km2
b Đặc điểm địa hình, khí hậu và tài nguyên
* Địa hình
Lục Nam có 3 dãy núi tạo thành 3 vòng cung từ Đông Bắc đến Đông Nam: Phía Đông Bắc có dãy núi Bảo Đài gồm nhiều đồi núi thấp, đỉnh cao nhất là 28m Phía Đông có vòng cung Yên Tử, đỉnh cao nhất là 779 m Phía Đông Nam có dãy Huyền Đinh gồm nhiều triền núi hình lượn sóng, đỉnh cao nhất là 615m Đặc điểm trên tạo cho huyện địa hình lòng chảo, nghiêng dần về Tây Nam và địa hình được phân làm 3 vùng khác nhau: vùng núi, vùng trung du và vùng chiêm trũng
*Tài nguyên đất
Tính tới năm 2014, huyện Lục Nam có diện tích 585,4 km2 chiếm 15,3%
diện tích trong tỉnh Bắc Giang Diện tích đất nông nghiệp 18.720 ha, đất lâm nghiệp
có 27.000 ha còn lại là đất phi nông nghiệp
* Tài nguyên nước
- Sông ngòi: Huyện Lục Nam có sông Lục Nam chảy qua, điểm khởi đầu vào huyện tại xã Trường Giang đến điểm ra cuối tại xã Đan Hội dài 38Km, biên
độ dao động mực nước giữa mùa khô và mùa mưa khoảng trên dưới 7m
Trang 37+ Hệ thống suối chảy qua các xã Đông Phú, Tam Dị đổ ra sông Lục Nam
tại xã Tiên Hưng
+ Hệ thống suối chảy qua các xã Bảo Đài, Chu Điện rồi đổ ra sông Lục
Nam tại xã Yên Sơn
Toàn huyện có 90 hồ đập lớn nhỏ với 211 km kênh mương các cấp
* Tình hình khí tượng thuỷ văn
Cũng như tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoẳng 23,90C Hàng năm chịu
ảnh hưởng trực tiếp từ 2 ÷ 3 cơn bão, kéo theo mưa, lượng mưa trung bình nhiều
năm từ 1300mm ÷ 1500mm, chủ yếu tập trung vào tháng 7, 8, 9 Mùa khô
thường từ tháng 12 đến tháng năm sau Độ ẩm tương đối trung bình trong năm là
84%, cao nhất là 88%, thấp nhất đạt 80%
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo huyện Ủy Lục Nam (2015), tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội
của huyện:
3.1.2.1 Tình hình kinh tế
a Nông, lâm nghiệp
Đến 2015, tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt trên 95.000 tấn; giá trị
sản xuất trên đất nông nghiệp đạt 76,4 triệu đồng/ha/năm; chú trọng đưa giống lúa
lai và lúa chất lượng vào sản xuất với diện tích trên 5000 ha Xây dựng 05 cánh
đồng mẫu lớn tại các xã Bảo Sơn, Bảo Đài, Tam Dị, Đông Phú, Đông Hưng; thực
hiện dồn điền, đổi thửa trên 300 ha tại các xã Bảo Đài, Bắc Lũng, Vũ Xá Các chỉ
tiêu về cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả đều đạt và vượt
mục tiêu đề ra Toàn huyện đang tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, làm tốt
công tác khoanh nuôi, bảo vệ, trồng mới 6.015 ha, nâng độ che phủ rừng đạt 51%
Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng ổn định, tổng đàn trâu, bò và gia
cầm hàng năm đều đạt mục tiêu đề ra Toàn huyện có 1.820 ha nuôi trồng thủy
sản, sản lượng ước đạt 4.000 tấn
Trang 38b Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Năm 2015, huyện đẩy mạnh thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp - TTCN trên cơ sở thực hiện tốt chính sách phát triển công nghiệp của
TW và của tỉnh, gắn với đào tạo nghề cho người lao động; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vào khảo sát, đầu tư; tiến hành điều chỉnh quy hoạch các cụm và điểm công nghiệp - TTCN trên địa bàn huyện cho phù hợp với thực tiễn
Giá trị sản xuất CN- TTCN tăng trưởng bình quân hàng năm đạt
19,9%/năm Có 126 doanh nghiệp được thành lập mới, nâng tổng số doanh
nghiệp trên địa bàn lên 226 doanh nghiệp, 2.583 hộ kinh doanh cá thể Thu hút
25 dự án đầu tư với số vốn trên 2.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động trên địa bàn Một số lĩnh vực SXKD có hiệu quả, thu hút nhiều lao động
và có thu nhập ổn định như may mặc, sản xuất nhựa, sản xuất vật liệu xây dựng
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT, thường xuyên tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn và hội thảo về các giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất cao
c Thương mại, dịch vụ và tài chính
Tổng giá trị thương mại, dịch vụ đến năm 2015 đạt trên 1.800 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 20% Dịch vụ vận tải, viễn thông phát triển nhanh Chất lượng dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng có nhiều tiến bộ, các ngân hàng trên địa bàn đã tích cực huy động các nguồn vốn để đầu tư cho vay, phát triển sản xuất, giảm nghèo
Quan tâm quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại, phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn, cải tạo 05 chợ với kinh phí trên 40 tỷ đồng; công tác xúc tiến thương mại được tăng cường, thường xuyên quảng bá, giới thiệu sản phẩm đối với các loại sản phẩm là thế mạnh của địa phương
Thu ngân sách hàng năm vượt kế hoạch, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện trong 5 năm đạt 568,307 tỷ đồng, bình quân tăng 1,5%/năm Năm 2015,
Trang 39d Hạ tầng kinh tế- xã hội
Năm 2015, huyện tích cực phát huy nội lực và tranh thủ các nguồn vốn đầu
tư của cấp trên, nguồn xã hội hoá để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, thực hiện cơ chế hỗ trợ từ nguồn ngân sách huyện cho các chương trình trọng tâm, với tổng số vốn đầu tư khoảng 2.600 tỷ đồng
Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng Đã đầu tư cải tạo, nâng cấp trên 20km quốc lộ, tỉnh lộ qua địa bàn, trên 20km đường huyện và 130km đường xã, thôn; triển khai giải phóng mặt bằng trên 40km đường tỉnh 293 Tỷ lệ kiên cố hóa giao thông nông thôn đạt 40,8% Cứng hóa 75km kênh mương, cải tạo, nâng cấp 09 hồ đập, 16 trạm bơm đảm bảo tưới, tiêu 90% diện
tích đất canh tác; các công trình quốc phòng, an ninh, thông tin, truyền thông; giáo
dục, y tế, văn hóa tiếp tục được tăng cường, nhất là khu vực nông thôn, các xã miền núi Xây dựng mới 01 nhà làm việc của các cơ quan huyện và 09 trụ sở làm việc xã, thị trấn; 88 công trình, 50km đường dây trung thế, 160km đường dây hạ thế, đảm bảo tốt việc cấp điện cho các cụm công nghiệp, các hộ kinh doanh và phục vụ dân sinh
Công tác quản lý tài nguyên, môi trường được tăng cường; đề án tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở cơ sở đã cơ bản khắc phục tình trạng giao, bán đất trái thẩm quyền Đã thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 Công tác quản lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhiều cố gắng, đã cấp mới được 9.432 giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất với diện tích 3.620,29 ha, nâng tổng số diện tích đất được cấp giấy chứng nhận lên 98% so với số hộ sử dụng đất Đã xử lý cơ bản được các tồn tại trong giao đất qua các thời kỳ theo Quyết định 191/QĐ-UBND của UBND tỉnh Công tác quản lý nhà nước về môi trường có chuyển biến, ý thức bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành và nhân dân được nâng lên Đã thực hiện việc
Trang 40thẩm định, đánh giá tác động của môi trường, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trước khi cấp phép đầu tư, đồng thời tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản
e Tiềm năng du lịch của địa phương
Công tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng được đẩy mạnh Chương trình phát triển Du lịch được quan tâm triển khai thực hiện, bước đầu chú ý khai thác các loại hình du lịch đặc trưng và các sản phẩm du lịch phù hợp như hát văn, quan họ Khôi phục, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, phát triển nuôi trồng các cây con đặc sản như Ba kích, mật ong, hạt dẻ
Cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Suối Mỡ tiếp tục được đầu tư và đang trở thành điểm nhấn trong tuyến du lịch tây Yên Tử của du khách trong và ngoài tỉnh Lượng du khách hàng năm tăng bình quân 11% Năm 2015 đón trên 100
ngàn lượt du khách, doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng
3.1.2.2 Lĩnh vực văn hóa - xã hội
a Giáo dục và đào tạo
Năm 2015, toàn huyện hiện có 106 trường từ mầm non đến THPT và 27 Trung tâm học tập cộng đồng Chất lượng dạy và học được nâng lên hàng năm góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Tỷ lệ
đỗ tốt nghiệp bậc THPT các năm đều đạt trên 90% Trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia, Lục Nam đứng trong nhóm các huyện có thứ hạng cao Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức 2, phổ cập THCS Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học hàng năm được tăng cường, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 94,4%; 76 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 77,6% Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được mở rộng Phong trào khuyến học, khuyến tài, gia đình, dòng họ hiếu học được phát triển rộng khắp, giáo dục nghề nghiệp được quan tâm
b Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân; công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, trẻ em
Hệ thống cơ sở y tế được quan tâm đầu tư, mở rộng, nâng cấp, từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân Việc khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách được