Cùng với sự thay đổi ấy, hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và công tác quản lý hành chính nhà nước của các cấp chính quyền nói riêng đã có nhiều biến chuyển tích cực, chức năng
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Đào Duy Tùng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các thầy cô giáo trong Học viện Nông ngiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan
người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới lãnh đạo UBND huyện Đông Anh, lãnh đạo UBND và bà con nông dân đơn vị thị trấn Đông Anh, các xã Cổ Loa, Mai Lâm, Xuân Canh đã giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Tôi xin giành tặng những lời tri ân, lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình tôi khi luôn động viên, ủng hộ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và tất cả bạn bè Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Đào Duy Tùng
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hộp viii
Trích yếu luận văn ix
Thesis abstract xi
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 4
Phần 2 Tổng quan tài liệu 5
2.1 Cơ sở lý luận về hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã 5
2.1.1 Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước 5
2.1.2 Khái niệm hiệu lực quản lý nhà nước 6
2.1.3 Khái niệm cấp xã và chính quyền cấp xã 8
2.1.4 Khái niệm cán bộ, công chức 9
2.1.5 Nội dung nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước chính quyền cấp xã 10
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã 17
2.1.7 Các tiêu chí đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã 26
2.2 Cơ sở thực tiễn nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã 27
2.2.1 Quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở ở một số nước trên thế giới 27
2.2.2 Quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã ở Việt Nam 28
2.2.3 Bài học kinh nghiệm 29
2.2.4 Những nghiên cứu liên quan đến đề tài 30
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 31
3.1 Cơ sở lý luận về hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã 31
Trang 53.1.1 Đặc điểm tự nhiên 31
3.1.2 Kinh tế - xã hội 35
3.1.3 Đánh giá chung 40
3.2 Phương pháp nghiên cứu 41
3.2.1 Phương pháp tiếp cận nội dung nghiên cứu 41
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu 41
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 41
3.2.4 Phương pháp phân tích 43
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 43
Phần 4 Kết quả và thảo luận 46
4.1 Thực trạng hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trên các lĩnh vực ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 46
4.1.1 Thực trạng hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã, thị trấn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong lĩnh vực quản lý kinh tế 46
4.1.2 Thực trạng hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã, thị trấn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong lĩnh vực quản lý đất đai 52
4.1.3 Thực trạng hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã, thị trấn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong lĩnh vực quản lý văn hoá - giáo dục - y tế 54
4.1.4 Thực trạng hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã, thị trấn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong công tác giải quyết việc làm và chính sách xã hội 57
4.1.5 Thực trạng hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã, thị trấn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong lĩnh vực quản lý an ninh trật tự 59
4.1.6 Thực trạng hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã, thị trấn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong lĩnh vực công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 62
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 63
4.2.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền các xã nghiên cứu trên địa bàn huyện Đông Anh 64
4.2.2 Năng lực của bộ máy tổ chức chính quyền cấp xã 72
4.2.3 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 86
4.2.4 Sự tham gia của các hệ thống chính trị 87
4.2.5 Vai trò của nhân dân trong việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước 89
Trang 64.3 Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính
quyền cấp xã 90
4.3.1 Định hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã 90
4.3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trong giai đoạn hiện nay 92
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 108
5.1 Kết luận 108
5.2 Kiến nghị 109
Tài liệu tham khảo 111
Phụ lục 113
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Đông Anh giai đoạn 2013 – 2015 34 Bảng 3.2 Tình hình lao động của huyện Đông Anh giai đoạn 2013 - 2015 36 Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Đông Anh năm 2015 38 Bảng 3.4 Kết quả sản xuất - kinh doanh của huyện Đông Anh giai đoạn
2013 – 2015 39 Bảng 4.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế của chính quyền các
xã, thị trấn giai đoạn 2013 - 2015 47 Bảng 4.2 Kết quả thu ngân sách cấp xã giai đoạn 2013 - 2015 49 Bảng 4.3 Kết quả chi ngân sách cấp xã giai đoạn 2013 - 2015 51 Bảng 4.4 Tình hình vi phạm đất đai trên địa bàn một số xã, thị trấn trên địa
bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2013 - 2015 52 Bảng 4.5 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một số xã, thị
trấn trên địa bàn huyện Đông Anh 54 Bảng 4.6 Kết quả thực hiện phong trào xây dựng phong trào Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa của một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2013 - 2015 55 Bảng 4.7 Tỷ lệ trẻ đến trường ở các cấp học một số xã, thị trấn trên địa bàn
huyện Đông Anh giai đoạn 2013 - 2015 56 Bảng 4.8 Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình của một số xã, thị trấn trên
địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2013 - 2015 57 Bảng 4.9 Tình hình lao động và giải quyết việc làm trên địa bàn một số xã, thị
trấn trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2013 - 2015 58 Bảng 4.10 Tình hình giảm tỷ lệ hộ nghèo tại một số xã, thị trấn trên địa bàn
huyện Đông Anh giai đoạn 2013 - 2015 58 Bảng 4.11 Tình hình công tác tiếp dân theo chế độ một cửa của một số xã thị
trấn trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2013 - 2015 60 Bảng 4.12 Tình hình an ninh trật tự tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện
Đông Anh giai đoạn 2013 – 2015 61 Bảng 4.13 Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của chính quyền một
số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2013 - 2015 62
Trang 8Bảng 4.14 Độ tuổi cán bộ, công chức chính quyền một số thị trấn và xã trên địa
bàn huyện Đông Anh 65 Bảng 4.15 Trình độ học vấn của cán bộ, công chức chính quyền một số thị trấn,
xã trên địa bàn huyện Đông Anh 67 Bảng 4.16 Trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị của cán bộ, công chức
chính quyền cấp xã năm 2015 70 Bảng 4.17 Mức độ hài lòng của quần chúng nhân dân đối với hoạt động quản
lý nhà nước của chính quyền cấp xã, thị trấn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 73 Bảng 4.18 Đánh giá của quần chúng nhân dân về những hạn chế trong hoạt
động quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã, thị trấn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 74 Bảng 4.19 Đánh giá của người dân về nguyên nhân của những hạn chế trong
hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã, thị trấn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 75 Bảng 4.20 Đánh giá của nhân dân về những nhiệm vụ quan trọng của chính
quyền cấp xã, thị trấn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 77 Bảng 4.21 Ý kiến của nhân dân về những điều kiện cần thiết đối với người cán
bộ, công chức cấp xã, thị trấn trên địa bàn 78 Bảng 4.22 Đánh giá của quần chúng nhân dân về hoạt động của đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 80 Bảng 4.23 Đánh giá của người dân về những biện pháp nâng cao chất lượng của
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 82 Bảng 4.24 Đánh giá của người dân về những biện pháp nâng cao hiệu lực quản
lý nhà nước của chính quyền cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 84
Trang 9DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Ý kiến của người dân về những kiến thức nào là cần thiết cho cán
bộ, công chức xã, thị trấn 79 Hộp 4.2 Ý kiến của người dân về tiêu chí để đánh giá chất lượng của đội ngũ
cán bộ, công chức chính quyền xã, thị trấn 79 Hộp 4.3 Ý kiến của người dân về hạn chế thường thấy ở đội ngũ cán bộ, công
chức xã, thị trấn 81 Hộp 4.4 Ý kiến của người dân về việc cần làm gì để nâng cao hiệu lực quản
lý nhà nước của chính quyền cấp xã, thị trấn hiện nay 82
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Quản lý hành chính nhà nước là một lĩnh vực công tác hết sức quan trọng và có tác động rất lớn đối với sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Cuộc sống và xã hội rất phong phú và không ngừng phát triển, do đó công tác quản
lý hành chính nhà nước cũng phải được thường xuyên cải tiến, nâng cao và hoàn thiện
để đáp ứng những yêu cầu của từng thời kì phát triển đất nước Cùng với sự thay đổi ấy, hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và công tác quản lý hành chính nhà nước của các cấp chính quyền nói riêng đã có nhiều biến chuyển tích cực, chức năng và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính từ Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương đến uỷ ban nhân dân các cấp đã có nhiều thay đổi tiến bộ, tập trung nhiều hơn vào quản lý nhà nước, đã từng bước đổi mới, thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của mọi tầng lớp nhân dân Trong quản lý hành chính nhà nước, quản lý hành chính cấp xã luôn đóng một vai trò quan trọng bởi chính quyền cấp xã là cấp chính quyền cơ sở thuộc cấp huyện là cấp chính quyền "gần dân" nhất, những công vụ được thực hiện hàng ngày mang tính sự vụ tức thời và yêu cầu phải giải quyết ngay Vì vậy, đây là cấp chính quyền được nhà nước quan tâm kiện toàn, đổi mới, nâng cao năng lực
để ngày một năng động, hoạt động với hiệu lực cao hơn
Đông Anh là một trong 5 huyện ngoại thành cũ của Hà Nội nằm ở phía Đông - Bắc thủ đô Hà Nội, được chuyển về thuộc Thành phố Hà Nội ngày 31 tháng 5 năm
1961 theo quyết định của Hội đồng Chính phủ Đông Anh có 01 thị trấn và 23 xã, huyện lỵ Đông Anh đặt tại thị trấn Đông Anh, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 22 km theo quốc lộ 3 Hệ thống sông Hồng và sông Đuống là ranh giới hành chính của huyện với nội thành, diện tích đất tự nhiên là 18.230 ha Đông Anh là huyện có diện tích lớn thứ hai của Hà Nội sau Sóc Sơn và có số dân đông nhất so với các huyện của Hà Nội (trên 35 vạn người)
Trong những năm gần đây, công tác quản lý hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh đã đạt được những kết quả khả quan Về lĩnh vực quản lý sản xuất nông nghiệp, thủy sản, chính quyền xã đã tập trung chỉ đạo quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tăng diện tích cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi diện tích cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi thuỷ sản, góp phần tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác Công tác quản lý thu chi ngân sách được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, luật ngân sách được thực hiện một cách nghiêm túc, công tác quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy, công khai hoá công tác thu, chi ngân sách được thực hiện một cách thường xuyên Đã quản lý tốt các công trình hạ tầng cơ sở trong địa bàn xã, thực hiện hoà giải
Trang 11có hiệu lực nhiều vụ tranh chấp và giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai Chú trọng, quan tâm đến công tác chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, phát động cuộc thi “Làng văn hoá xanh - sạch - đẹp” trên địa bàn các thôn, chú trọng nâng cao chất lượng thôn làng, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa
do đó kết quả hàng năm, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt khá cao
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh trong những năm qua còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục Một số nội dung về công tác quản lý trong hoạt động của chính quyền xã, tuy đã được thể chế hóa và thực hiện trên thực tế, nhưng do việc nhận thức chưa thống nhất, các thiết kế cụ thể của mô hình chính quyền xã chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, nên sau khi thể chế hóa đã không vận hành được Trong công tác quản lý của chính quyền địa phương nói chung, chính quyền xã nói riêng, chưa làm rõ được mối quan hệ giữa sự lãnh đạo/chỉ đạo của tổ chức Đảng với thực hành quản lý của chính quyền và sự giám sát, phản biện của hội đồng nhân dân và các tổ chức xã hội ở xã; chưa giải quyết được mối quan hệ giữa quyền, lợi ích, nghĩa vụ của các chủ thể phát triển kinh tế - xã hội và chủ thể quản lý phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã; nhất là giữa quản lý của chính quyền xã với việc bảo đảm truyền thống tự quản của các thôn làng Những nguyên nhân trên đã dẫn tới một số yếu kém trong quản lý hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh Công tác quản lý đất đai của chính quyền xã còn tồn tại một số hạn chế, vẫn còn hiện tượng xây dựng nhà trái phép diễn ra Công tác duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quan tâm chỉ đạo và thực hiện đồng bộ, các đơn vị điều tra đều đạt trên 90% chỉ tiêu đề ra, trong đó xã Mai Lâm đạt 108,33% chỉ tiêu kế hoạch
đề ra Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và các loại tội phạm, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng (2013: xảy ra 47 vụ, 86 đối tượng; 2014: xảy ra 75 vụ, 126 đối tượng; 2015: xảy ra 80 vụ, 138 đối tượng) Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo đã được chính quyền cấp xã quan tâm đúng mức, hạn chế tình trạng né tránh, đùn đẩy lên cấp trên, tỷ
lệ giải quyết đạt dưới trên 90% các vụ việc thuộc thẩm quyền
Từ những thực tiễn trên, luận văn đã đề xuất 6 nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố
Hà Nội đến năm 2020, cụ thể: Đổi mới công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trên các lĩnh vực; Thực hiện cải cách tổ chức bộ máy của UBND cấp xã; Hiện đại hoá nền hành chính nhà nước ở cấp xã; Hoàn thiện các quy định chi tiết, cụ thể của pháp luật đối với UBND cấp xã
Từ khóa: Quản lý nhà nước; Quản lý nhà nước cấp xã; Quản lý hành chính xã; Huyện Đông Anh
Trang 12THESIS ABSTRACT
State administrative management is a field of work is very important and has a huge impact on the political stability and economic and social development of a country And social life is very rich and constantly evolving, so the work of the state administration should be regularly improved, enhanced and perfected to meet the requirements of each époque land country Along with the changes taking place, the operation of the political system in general and the management of the state administration authorities in particular have made many positive changes, functions and activities of the agencies in the administrative system from the Government, the ministries central to the people's committees at all levels have been many changes progress, focus more on state management, has gradually innovation, effective implementation programs of economic development - national society, ensuring security and order, social security, improve and enhance the lives of all classes of people In public administration, communal administration has always played an important role by government authorities at commune level is the basis of the level of government district "close to people", those duties are carried daily current affairs nature and require immediate resolved immediately So this is the state authorities concerned to consolidate and innovate, improve capacity to increasingly dynamic operation with a higher force
Dong Anh is the 5th East suburban districts of Hanoi old located in the East - North capital of Hanoi, was transferred under the Hanoi May 31, 1961 by decision of the Council of Ministers East England has 01 towns and 23 communes, Dong Anh district is located in Dong Anh town, the center of Hanoi capital 22 km along Highway
3 In recent years, the management of communal administrative Dong Anh district has achieved positive results In the field of management of agricultural production, fisheries, the authorities have focused on directing the planning of agricultural production areas of goods, the application of scientific and technical advances in production; increasing the area of the new plant has high economic value, converted rice area to the low efficiency of aquaculture, contributing to increase the value of production per unit of cultivated area The management of budget revenues and expenditures is the Party committees, governments are interested in directing the state budget law is implemented in earnest, the work of grassroots democracy is promoted, publicized work revenues and expenditures are made on a regular basis Have good management of infrastructure projects in the commune, implement effective conciliation
of disputes and settlement of complaints and denunciations on land Focus, attention to the construction of the direction of movement of the entire people unite to build cultural
Trang 13life, launched the competition "cultural village green - clean - beautiful" in the area of the village, focusing on improving the quality of villages and population groups culture, family culture so annual results, the rate of family culture rather high
However, besides these results, the management of communal administrative Dong Anh district in recent years have several problems and limitations to overcome Some of the content on the management of the government's social activities, but has been institutionalized and implemented in practice, but because the perception is not uniform, the specific design of the model commune authorities incomplete and synchronization, so after institutionalization did not operate In the management of local government in general, the authorities in particular, have not clarified the relationship between the leadership / guidance of Party organizations with management practices of the administration and supervision, Reviewers of the people's councils and social organizations in the commune; unresolved relationship between the rights, benefits and obligations of the holders of economic development - the subject of social and economic development management - the society in the commune; especially between the government's social management to ensure the autonomy of the traditional village These factors have led to a number of weaknesses in the management of communal administrative Dong Anh district The management of communal land administration exists some limitations, still the phenomenon of illegal building took place Business profile approval certificates of land use rights are concerned and directed and performed synchronously, the units surveyed over 90% of the set target, which reached 108.33% Mai Lam commune only planned targets The situation of complaints and denunciations, disputes and other types of crime, social evils is increasing (2013: 47 cases occurred, 86 subjects; 2014: 75 cases occurred, the object 126; 2015: There out of
80 cases, 138 subjects) The settlement of complaints and denunciations were commune government adequate attention, avoiding limiting condition, push to higher levels, the rate of settlement was less than 90% of cases under their jurisdiction
From the practice, the thesis has proposed six specific solutions to improve the effectiveness of state management of the commune authorities in Dong Anh district, Hanoi 2020, namely: Innovation in recruitment, training, improve the quality of cadres, civil servants; Improve effectiveness of state management of the commune authorities
in the field; Reform of the organizational structure of the commune People's Committee; Modernization of state administration at the commune level; Finalization of detailed regulations, laws specific to the commune People's Committee
Keywords: State management; Communal state management; Commune administrative management; Dong Anh District
Trang 14PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xã là cấp cơ sở, có tầm quan trọng đặc biệt, là nơi tiếp nhận và trực tiếp truyền đạt, hướng dẫn triển khai, tổ chức thực hiện đến từng người dân mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của chủ trương, đường lối, chính sách đó Chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi” (Hồ Chí
Minh, 2000) Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền cơ sở thuộc cấp huyện là cấp chính quyền "gần dân" nhất, những công vụ được thực hiện hàng ngày mang tính sự vụ tức thời và yêu cầu phải giải quyết ngay Vì vậy, đây là cấp chính quyền được nhà nước quan tâm kiện toàn, đổi mới, nâng cao năng lực để ngày một năng động, hoạt động với hiệu lực cao hơn
Quản lý hành chính nhà nước là một lĩnh vực công tác hết sức quan trọng và
có tác động rất lớn đối với sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Cuộc sống và xã hội rất phong phú và không ngừng phát triển, do đó công tác quản lý hành chính nhà nước cũng phải được thường xuyên cải tiến, nâng cao và hoàn thiện để đáp ứng những yêu cầu của từng thời kì phát triển đất nước
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI (1986) nước ta đã có bước chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Bằng những cải cách mạnh mẽ về kinh tế, chúng ta đã vượt qua khủng hoảng, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa
xã hội và hội nhập vào sự phát triển của khu vực và quốc tế Cùng với sự thay đổi
ấy, hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và công tác quản lý hành chính nhà nước của các cấp chính quyền nói riêng đã có nhiều biến chuyển tích cực, chức năng
và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính từ Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương đến uỷ ban nhân dân các cấp đã có nhiều thay đổi tiến bộ, tập trung nhiều hơn vào quản lý nhà nước, đã từng bước đổi mới, thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn
xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của mọi tầng lớp nhân dân
Trang 15Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, hệ thống chính trị
và hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền các xã còn tồn tại nhiều bất cập Cho đến nay, nhiều vấn đề quan trọng đang đặt ra trong phương thức quản lý của chính quyền xã, như: thể chế quản lý một cách dân chủ và hiệu lực, hiệu quả phù hợp với đặc điểm vùng miền, tộc người và phát huy đúng mức được truyền thống
tự quản của thôn/làng; nội dung, cấu trúc, chức năng quản lý của chính quyền xã đối với phát triển xã hội; năng lực, kỹ năng thực hành, các phương thức, điều kiện, thủ tục, quy trình quản lý một cách dân chủ và hiệu quả; mối quan hệ giữa
cơ chế quản lý với ý thức dân chủ, văn hóa pháp luật, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, của chính quyền xã
Một số nội dung về công tác quản lý trong hoạt động của chính quyền xã, tuy đã được thể chế hóa và thực hiện trên thực tế, nhưng do việc nhận thức chưa thống nhất, các thiết kế cụ thể của mô hình chính quyền xã chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, nên sau khi thể chế hóa đã không vận hành được Trong công tác quản
lý của chính quyền địa phương nói chung, chính quyền xã nói riêng, chưa làm rõ được mối quan hệ giữa sự lãnh đạo/chỉ đạo của tổ chức Đảng với thực hành quản
lý của chính quyền và sự giám sát, phản biện của hội đồng nhân dân và các tổ chức xã hội ở xã; chưa giải quyết được mối quan hệ giữa quyền, lợi ích, nghĩa vụ của các chủ thể phát triển kinh tế - xã hội và chủ thể quản lý phát triển kinh tế -
xã hội trên địa bàn xã; nhất là giữa quản lý của chính quyền xã với việc bảo đảm truyền thống tự quản của các thôn/làng
Đông Anh là một trong 5 huyện ngoại thành cũ của Hà Nội nằm ở phía Đông - Bắc thủ đô Hà Nội, được chuyển về thuộc Thành phố Hà Nội ngày 31 tháng 5 năm 1961 theo quyết định của Hội đồng Chính phủ Đông Anh có 01 thị trấn và 23 xã, huyện lỵ Đông Anh đặt tại thị trấn Đông Anh, cách trung tâm Thủ
đô Hà Nội 22 km theo quốc lộ 3 Hệ thống sông Hồng và sông Đuống là ranh giới hành chính của huyện với nội thành, diện tích đất tự nhiên là 18.230 ha Đông Anh là huyện có diện tích lớn thứ hai của Hà Nội sau Sóc Sơn và có số dân đông nhất so với các huyện của Hà Nội (trên 35 vạn người)
Xét từ góc độ quản lý nhà nước các mặt kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng Đông Anh cũng nằm trong tình trạng chung của cả nước, tuy nhiên, với vị trí một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội thì những bất cập, yếu kém và hạn chế của chính quyền cấp xã là một trong những nguyên nhân, lực cản cho sự phát triển và bền
Trang 16vững của thủ đô Hà Nội nói chung và huyện Đông Anh nói riêng Xuất phát từ những thực tiễn trên, nhằm góp phần giải quyết và khắc phục những hạn chế yếu
kém của bộ máy chính quyền cơ sở, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Nâng
cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong thời giai qua, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã ở ở huyện
Đông Anh, thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2020
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã của địa phương
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015; để từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trong giai đoạn 2015 – 2020
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại 01 thị trấn
Đông Anh và 03 xã gồm Cổ Loa, Mai Lâm và Xuân Canh
Trang 17- Phạm vi về thời gian: Các dữ liệu, thông tin thứ cập được thu thập trong giai đoạn 2013 – 2015; những số liệu sơ cấp được điều tra trong năm 2015, giải pháp cho giai đoạn 2015 – 2020
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Chính quyền cấp xã có vai trò như thế nào trong quản lý Nhà nước?
- Nội dung quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã là gì?
- Hiệu lực của quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã được đánh giá như thế nào?
- Thực trạng về hiệu lực quản lý của chính quyền cấp xã huyện Đông Anh?
- Những yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã huyện Đông Anh?
- Những giải pháp nào nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã huyện Đông Anh?
Trang 18PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
2.1.1 Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước
2.1.1.1 Khái niệm quản lý
Từ khi xã hội loài người xuất hiện, nhu cầu tổ chức, điều hành xã hội cũng hình thành như một tất yếu lịch sử Trong lịch sử, trình độ, tính chất quản lý xã hội phát triển từ thấp đến cao theo sự phát triển của xã hội Xã hội được quản lý tốt bằng những cơ chế, biện pháp tiến bộ thì ổn định, không ngừng phát triển và ngược lại
Hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữ quản lý Có quan niệm cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị Có quan niệm khác lại cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy Các cách nói này nhìn chung không có gì khác nhau về nội dung mà chỉ khác về cách dùng thuật ngữ, khác về cách diễn giải Quản lý được hiểu theo hai góc độ: một là góc độ tổng hợp mang tính chính trị xã hội ; góc độ khác mang tính hành động thiết thực Hai quan niệm này đều có
cơ sở khoa học và thực tế Nhìn chung, quản lý thể hiện việc tổ chức, điều hành tập hợp người, công cụ, phương tiện, tài chính… trên cơ sở kết hợp các yếu tố đó với nhau nhằm đạt được mục tiêu định trước
Dưới góc độ xã hội học, quản lý là một khái niệm chỉ chức năng của các hệ thống có tính tổ chức, chức năng này có trong giới sinh học, trong đời sống xã hội và trong quản lý kĩ thuật Quản lý nói chung là chức năng nhằm bảo vệ và duy trì các cơ cấu xác định của một tổ chức, đồng thời duy trì chế độ hoạt động thực hiện một chương trình và một mục đích của hoạt động đã được ý thức hoá của một tập đoàn người, của một tổ chức xã hội hoặc của một cá nhân nào đó với tư cách là một chủ thể của hoạt động quản lý (Quốc hội, 2008)
2.1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước,
sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hoạt động của con người Quản lý nhà nước khác với dạng quản lý của các chủ thể khác ở chỗ các chủ thể này không dùng quyền lực pháp luật của nhà nước để điều chỉnh các quan
Trang 19hệ quản lý mà chỉ dùng phương thức giáo dục, vận động quần chúng Quản lý nhà nước cũng có nội dung như quản lý hành chính nhà nước vì hành chính nhà nước là một dạng hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động hành chính của các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo pháp luật Đó là Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương các cấp, không kể các tổ chức thuộc nhà nước nhưng không nằm trong cơ cấu quyền lực như các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp Quyền hành pháp có hai nội dung: một là lập quy, được thực hiện bằng việc ra văn bản pháp quy, quy phạm pháp luật để chấp hành luật, hai là quản lý hành chính tức là tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động kinh tế xã hội để đưa luật pháp vào đời sống (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008)
Hoạt động quản lý nhà nước là điều chỉnh các quá trình xã hội và hoạt động của con người bằng quyền lực của nhà nước Hoạt động đó được thể hiện bằng các quyết định của các cơ quan nhà nước dưới hình thức các văn bản pháp
lý Trong đó, các nguyên tắc, quy tắc, tiêu chuẩn, biện pháp được quy định chặt chẽ để không ngừng đáp ứng sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể quản lý, bảo đảm sự cân đối hài hoà về sự phát triển của quá trìnhh xã hội
Tóm lại, chúng ta có thể định nghĩa quản lý hành chính nhà nước như sau:
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa do các cơ quan trong hệ thống chính phủ từ Trung ương đến cơ sở tiến hành
2.1.2 Khái niệm hiệu lực quản lý nhà nước
Hiệu lực là một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực
tiễn, là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá chất lượng hoạt động quản lý kinh tế - xã hội Hiệu lực của nền hành chính nhà nước là sự thực hiện đúng, có kết quả chức năng quản lý của bộ máy hành chính để đạt được mục tiêu đề ra
Hiệu lực quản lý nhà nước là sự tác động của các cơ quan trong bộ máy
nhà nước đối với mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội để đảm bảo các nhu cầu thực
Trang 20tế của sự phát triển kinh tế và đời sống mạnh mẽ và đúng hướng, bảo đảm các yêu cầu phát triển văn hoá xã hội, khoa học kĩ thuật phục vụ công cộng, bảo đảm quốc phòng, trật tự an ninh, pháp luật, pháp chế, kỉ luật, kỉ cương xã hội trong từng thời kì nhất định Nếu không đáp ứng được các yêu cầu đó thì không thể nói
là hoạt động quản lý nhà nước có hiệu lực
Căn cứ để đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước là:
- Căn cứ thứ nhất: Kết quả việc thực hiện các mục tiêu, chương trình và nhiệm vụ của quản lý nhà nước thông qua các kế hoạch của nhà nước trong từng thời kì nhất định có tính đến việc chi phí để thực hiện kế hoạch đó
- Căn cứ thứ hai: Đánh giá việc tổ chức và hoạt động cụ thể của một cơ quan quản lý nhà nước thông qua các yếu tố sau:
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan
+ Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền
+ Năng lực, uy tín và phong cách của cán bộ, nhất là người lãnh đạo + Thời gian đầu tư để giải quyết các tình huống quản lý
+ Tính pháp chế, kỉ luật, kỉ cương nhà nước và trách nhiệm
+ Tính dân chủ, công bằng, đoàn kết nội bộ
+ Uy tín chính trị của cơ quan đối với xã hội thông qua việc sử dụng quyền lực nhà nước tác động lên các quá trình xã hội (Võ Công Khôi, 2013) Trong khuôn khổ của đề tài, khái niệm hiệu lực quản lý nhà nước được hiểu là thành quả hoạt động của chính quyền các cấp (cụ thể là cấp xã) trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và được đánh giá qua các căn cứ:
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
- Những số liệu cụ thể về tình hình công tác quản lý kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn
- Đánh giá của quần chúng nhân dân
Trang 212.1.3 Khái niệm cấp xã và chính quyền cấp xã
2.1.3.1 Khái niệm cấp xã
Khái niệm “Xã” là tổ chức của một cộng đồng người được giới hạn bởi những công việc nhất định, cùng sinh sống và và tồn tại trong địa giới tự nhiên hoặc do nhà nước quy định, ở đó có những quy ước, quy định và thiết chế riêng được mọi người trong xã thống nhất và cùng nhau thực hiện (Quốc hội, 2013) Hiến pháp 2013 quy định việc phân chia các đơn vị hành chính của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
- Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị hành chính tương đương
- Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã
- Thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện
- Huyện chia thành xã và thị trấn
- Thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành xã và phường
- Quận chia thành phường
2.1.3.2 Khái niệm chính quyền cấp xã
Theo tinh thần Hiến pháp 2013, các cơ quan hành chính nhà nước hợp thành một chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn, có quan hệ chặt chẽ với nhau, và quyết định tính thống nhất về nhiệm vụ, chức năng hoạt động quản lý nhà nước, chức năng chấp hành và điều chỉnh Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm:
- Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là chính phủ
- Cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc chính phủ (các bộ, uỷ ban nhà nước, các cơ quan thuộc chính phủ)
- Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Cũng theo Hiến pháp 2013, UBND được quy định là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, không chỉ chịu trách nhiệm chấp hành những nghị quyết của HĐND mà cả những nghị quyết, quyết định của cơ quan chính quyền cấp trên, thi hành pháp luật thống nhất của nhà nước UBND là cơ quan trong hệ thống thực hiện quyền hành pháp, hệ thống hành chính nhà nước thống nhất, là cơ quan hoạt
Trang 22động thường xuyên, thực hiện quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành công việc hàng ngày của nhà nước ở địa phương
Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp xã đã chỉ rõ: "Xã
là đơn vị hành chính cơ sở ở huyện; là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân Chính quyền cấp xã có chức năng chủ yếu là quản lý hành chính nhà nước, quản lý xã hội và chăm lo phục vụ đời sống dân cư” (Quốc hội, 2013)
2.1.4 Khái niệm cán bộ, công chức
Điều 4, Chương 1 Luật cán bộ, công chức năm 2008 có hiệu lực từ 01/01/2010 quy định:
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân
mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
- Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Quốc hội, 2008)
Trang 232.1.5 Nội dung nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước chính quyền cấp xã
Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã dành một mục lớn nói về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, trong đó nhấn mạnh một số vấn đề
“Thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường; hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển biến mạnh về cải cách hành chính; đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016)
Với tinh thần trên, nội dung nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước chính quyền cấp xã cần chú trọng những lĩnh vực cụ thể theo đúng nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền cấp xã như sau:
2.1.5.1 Quản lý nhà nước về kinh tế - tài chính
Theo Thông tư số 118/2000/TT-BTC, ngày 22 tháng 12 năm 2000 của Bộ Tài Chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở
xã, phường, thị trấn thì hoạt động tài chính ở xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi chung là xã) bao gồm ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác phát sinh trên địa bàn xã
Uỷ ban nhân dân xã tổ chức quản lý thống nhất ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã Quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã phải được thực hiện theo nguyên tắc tiết kiệm, dân chủ, công khai
Ngân sách xã là một bộ phận của ngân sách nhà nước do Uỷ ban nhân dân
xã xây dựng, quản lý; Hội đồng nhân dân xã quyết định, giám sát
Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu của ngân sách Nhà nước phân cấp cho xã sử dụng và các khoản huy động đóng góp của nhân dân trên nguyên tắc tự nguyện phù hợp với quy định của pháp luật để xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã để quản lý Thu ngân sách xã phân làm 3 loại: các khoản thu 100%, các khoản thu phân chia với ngân sách cấp trên và các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
Chi ngân sách xã bao gồm các khoản chi duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể cấp xã và các khoản chi về quản lý và phát triển kinh tế xã hộ ithuộc chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã Dự toán chi
Trang 24ngân sách xã được bố trí khoản dự phòng bằng 3 5% tổng số chi để đáp ứng các nhu cầu chi phát sinh đột xuất trong năm
Cân đối ngân sách xã phải bảo đảm nguyên tắc chi không vượt quá nguồn thu quy định Nghiêm cấm việc vay hoặc chiếm dụng vốn dưới mọi hình thức để cân đối ngân sách xã, trừ trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định
Hoạt động tài chính khác ở xã không đưa vào ngân sách xã bao gồm: các quỹ công chuyên dùng của xã; tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã; tài chính thôn bản (chủ yếu thu, chi từ các khoản đóng góp của dân trên nguyên tắc tự nguyện do thôn bản tự huy động) và một số hoạt động tài chính khác
Mọi khoản thu, chi ngân sách xã được thực hiện qua kho bạc nhà nước và được quản lý theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước Xã được mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước để gửi các khoản tiền không thuộc ngân sách xã, Kho bạc nhà nước không kiểm soát các khoản tiền này
Đối với các xã có khó khăn ở miền núi và vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện quản lý thu, chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương (dưới đây gọi chung là tỉnh) phải có phương án
cụ thể trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định cơ chế quản lý phù hợp và báo cáo Bộ Tài chính
Thu, chi ngân sách xã phải hạch toán kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước áp dụng đối với xã và chế độ kế toán ngân sách xã; các khoản thu, chi tài chínhkhác của xã phải hạch toán rành mạch theo từng loại hoạt động
Uỷ ban nhân dân xã tổ chức quản lý thống nhất các hoạt động tài chính có liênquan đến các loại tài sản công của xã, tài sản của nhà nước và tài sản vắng chủ (nếu xã được giao quản lý) theo chế độ quy định (Bộ Tài chính, 2000)
Như vậy, đối với chính quyền cấp xã thì việc tổ chức và quản lý kinh tế trên địa bàn là sử dụng quyền lực nhà nước để đảm bảo và khuyến khích các đơn
vị, các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh dịch vụ của tất cả các thành phần kinh tế phát triển đúng chính sách và pháp luật Chính quyền xã không can thiệp vào hoạt động kinh doanh, bảo đảm quyền tự chủ của các đơn vị sản xuất kinh doanh miễn là họ không làm trái pháp luật
Trang 252.1.5.2 Quản lý nhà nước về đất đai, địa giới hành chính
Luật đất đai 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi:
“Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là đại bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập,bảo
vệ được vốn đất đai như ngày nay” (Quốc hội, 1993)
Vì vậy, đất đai cần phải được quản lý chặt chẽ theo đúng quy hoạch, kế hoạch và phải được sử dụng có hiệu quả, có thể nói chính quyền cấp xã là nơi gần gũi và nắm bắt rõ nhất những biến động về đất đai tại địa phương
Những vấn đề về quản lý đất đai đang là một trong những điểm nóng của công tác quản lý kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay Do tốc độ đô thị hoá của tỉnh nhanh, những dự án mở rộng đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, phát triển các khu, cụm công nghiệp được triển khai đồng loạt ở nhiều nơi; trong khi đó, chế độ chính sách lại luôn thay đổi, nhiều điều lệ quy định trong các văn bản luật và dưới luật chưa đồng bộ nên công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền nói chung và cấp xã nói riêng đang là một lĩnh vực trọng tâm và bức xúc
Luật đất đai năm 2003 đã quy định nội dung quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã gồm những nội dung sau:
Quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương
Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương sau khi được UBND cấp có thẩm quyền quyết định hoặc xét duyệt
Tổ chức chỉ đạo, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn
Xác nhận hồ sơ để người đang sử dụng đất làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trang 26Tổ chức kiểm kê đất đai của địa phương
Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn Kịp thời xử lý các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ an toàn công trình
Phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải các tranh chấp đất đai
Chứng thực hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân
2.1.5.3 Quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế
Theo quy định tại Điều 114 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003 thì nội dung quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá gồm những nội dung cụ thể như sau:
Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng chống, các dịch bệnh;
Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử- văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;
Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;
Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật;
Quản lý bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, quy hoạch, quản lý nghĩa trang ở địa phương
Trang 272.1.5.4 Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm và thực hiện chính sách xã hội
Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội và giải quyết việc làm; coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta Tại Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI) chỉ rõ:
“Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển” (Đảng Cộng sản
Việt Nam, 2011) Mục tiêu cơ bản của chính sách xã hội là bảo đảm ổn định xã hội, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển, hướng tới sự công bằng, tiến
bộ xã hội, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và cuộc sống tốt đẹp, bình đẳng, hạnh phúc của nhân dân Chính sách xã hội bao trùm trên mọi mặt của đời sống con người, như: điều kiện lao động, sinh hoạt, giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe… và luôn gắn chặt, phụ thuộc rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế, bản chất chính trị - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc
Bên cạnh đó, việc làm là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá
sự phát triển kinh tế Phân tích động thái thay đổi của việc làm cho phép đánh giá tác động của chuyển đổi kinh tế và đề xuất các chính sách việc làm phù hợp tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, một quốc gia Giải quyết việc làm cho người lao động là biện pháp trung tâm của mọi quốc gia, nó cho phép không chỉ giải quyết được các vấn đề kinh tế mà cả các vấn đề xã hội
Đối với công tác giải quyết việc làm và chính sách xã hội, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã được thể hiện ở việc: Xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành dọc, tổ chức điều tra và nắm chắc lực lượng lao động trong xã, thực hiện các
dự án nhỏ giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn; quản lý, nắm chắc các hộ gia đình trong diện đối tượng chính sách, người có công, gia đình khó khăn,
hộ nghèo để giúp huyện và các ngành chức năng có biện pháp hỗ trợ kịp thời
2.1.5.5 Quản lý nhà nước về quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường Trong nước, các thế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá sự nghiệp cách mạng Điều đó đặt ra trọng trách không hề nhỏ
đối với công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh Chất lượng, hiệu quả
Trang 28quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với
sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, bảo đảm công cuộc bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh là quá trình nắm và điều hành bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch và các công cụ khác của Quốc hội và Nhà nước trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động xã hội, có quan hệ đến việc giữ gìn, bảo
vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, do hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ
sở tiến hành theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn của mỗi cơ quan Chủ thể quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh bao gồm tổng thể các cơ quan nhà nước, từ trung ương đến cơ sở Trong đó, nòng cốt là các cơ quan quản lý nhà nước Khách thể quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh bao gồm tổng thể các lĩnh vực, các hoạt động xây dựng nền an ninh và đấu tranh an ninh, tất cả các hoạt động xã hội có quan hệ đến việc giữ gìn, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của các cơ quan nhà nước, của toàn dân Toàn dân
và các đoàn thể quần chúng tích cực tham gia các hoạt động quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh dưới nhiều hình thức khác nhau theo cơ chế chung: Đảng lãnh đạo, Nhà nước điều hành, nhân dân làm chủ Lĩnh vực quốc phòng - an ninh
có những nét đặc thù riêng như: tính nghiêm túc, khẩn trương, tính thống nhất, tập trung, tính bí mật cao, tính biến động, phức tạp lớn, tính đối kháng quyết liệt, tính pháp lệnh cao Các đặc điểm trên đòi hỏi việc quản lý nhà nước phải hết sức khoa học, đồng bộ, cụ thể, chặt chẽ, nghiêm túc
Thực hiện công cuộc đổi mới, trong những năm qua, Đảng và Nhà Nước
đã có nhiều chủ chương, chính sách quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, diện mạo của các xã cũng từng bước được đổi thay Bên cạnh những thành tựu đó, công tác quản lý đất đai cùng với những bất cập trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất để phát triển công nghiệp;
sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã đưa đến những bất ổn nhất định ảnh hưởng đến an ninh trật tự, tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và các loại tội phạm, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng
Trang 292.1.5.6 Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền tự nhiên của con người trước những vấn đề bị vi phạm để tự bảo vệ mình Hay nói một cách khác, bản chất của quyền khiếu nại, tố cáo là quyền tự vệ hợp pháp trước những hành vi vi phạm để
tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích của xã hội Đó là quyền hiến định, quyền phản hồi, quyền dân chủ và hơn thế nữa, đó là quyền để bảo vệ quyền Chính vì vậy, khiếu nại, tố cáo là hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội
Từ khi có giai cấp, các giai cấp thống trị xã hội với những biện pháp, cách thức khác nhau để giải quyết hiện tượng này
Ở nước ta, từ trước đến nay, đều ghi nhận khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, trong đó Hiến pháp 1992 ghi nhận tại Điều 74:
“Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định…” Quy định này đã được Hiến pháp 2013 sửa đổi, bổ sung tại Điều 30, cụ thể là: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo Người bị thiệt hại
có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”
Là chính quyền cấp xã, hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với công dân, những thắc mắc, khiếu kiện của người dân đều được phản ánh với chính quyền xã sở tại Công tác tư pháp, giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền xã bao gồm: Các hoạt động giáo dục pháp luật cho nhân dân thông qua các cuộc họp thôn, các hoạt động đoàn thể quần chúng hoặc các trạm đài truyền thanh cơ sở; hoà giải các bất hoà trong các thôn; phối hợp với cơ quan hành pháp của nhà nước để thi hành án
ở cơ sở; tiếp nhận và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn theo thẩm quyền; xử phạt vi phạm hành chính theo pháp lệnh
Trang 302.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã
2.1.6.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -Lênin đã từng nêu cao vai trò của
người cán bộ Lênin chỉ rõ: "Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" (Lê nin, 1978)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến cán bộ, coi đây là "vấn đề
then chốt" Người khẳng định: "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng" (Đào Duy Tùng (2000)
Cán bộ có vị trí rất quan trọng là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Cán bộ là người đặt ra đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Đường lối, chính sách, pháp luật có đúng đắn, khoa học phần lớn phụ thuộc nhiều vào cán bộ, có chính sách rồi việc thi hành nó thế nào cũng lại phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ Nếu cán bộ giỏi, có năng lực, tận tâm với công việc thì chính sách được thi hành và đi vào cuộc sống Ngược lại, nếu không có cán
bộ tốt thì các chủ trương, chính sách có hay mấy cũng không thực hiện được Cán bộ có vị trí, vai trò quan trọng đối với cơ quan, tổ chức Cán bộ là thành viên, phần tử cấu thành tổ chức bộ máy Cán bộ có quan hệ mật thiết với tổ chức và quyết định mọi sự hoạt động của tổ chức Hiệu quả hoạt động trong tổ chức, bộ máy phụ thuộc vào cán bộ Cán bộ tốt sẽ làm cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng, cán bộ kém sẽ làm cho bộ máy tê liệt "Cán bộ là cái dây chuyền của
bộ máy Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn
bộ máy cũng tê liệt" (Đào Duy Tùng (2000)
Đối với công việc "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém" (Đào Duy Tùng (2000)
Đảng ta luôn coi trọng công tác cán bộ, đặc biệt là thời kỳ đẩy mạnh CNH -
HĐH đất nước, Đảng nhận định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng" (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1997)
Trang 31Như vậy, cán bộ công chức là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân,
là "nhân tố quyết định" đến sự thành bại của cách mạng, "là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng" Ngoài những vị trí, vai trò trên cán bộ công chức
chính quyền cấp xã còn có vị trí, vai trò thể hiện những phương diện sau đây:
- Cán bộ công chức chính quyền cấp xã vừa là người đại diện Nhà nước, vừa là người đại diện cộng đồng, vừa là người cùng làng, cùng họ, vừa là người dân, là người gần gũi dân, sát dân nhất cho nên họ là người trực tiếp nắm bắt tâm
tư, nguyện vọng tình cảm của dân để phản ánh lên các cấp chính quyền để các cấp chính quyền đặt ra chính sách đúng Thực tế cho thấy, ở đâu mà cán bộ công chức chính quyền cấp xã gần dân, hiểu dân, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của dân thì ở đó các cấp chính quyền sẽ đề ra chính sách đúng, ngược lại ở đâu mà cán bộ chính quyền cấp xã quan liêu, hách dịch, cửa quyền thì sẽ đề ra chính sách không phù hợp
- Cán bộ công chức chính quyền cấp xã là người trực tiếp tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho nhân dân và vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chính sách, pháp luật đó trong cuộc sống Là người tiên phong gương mẫu trong việc thực hiện chính sách pháp luật
và xây dựng gia đình văn hóa ở khu dân cư
- Cán bộ công chức chính quyền cấp xã là người trực tiếp giải quyết những yêu cầu, những thắc mắc về lợi ích chính đáng của nhân dân
- Cán bộ công chức chính quyền cấp xã là người am hiểu các phong tục tập quán, truyền thống dân tộc của địa phương, họ là người tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân ở cơ sở, là người phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư
Tóm lại, cán bộ công chức chính quyền cấp xã là người có vị trí, vai trò
quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện phát huy tính tự quản trong cộng đồng dân cư
2.1.6.2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước đối với chính quyền cấp xã
Điều 12 Hiến pháp Việt Nam ghi nhận: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”, như vậy, văn bản quy
phạm pháp luật có vai trò vô cùng to lớn trong việc quản lý xã hội (Quốc hội, 2013)
Trang 32Trong những năm qua, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cơ sở pháp lý cho việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển văn hóa, xã hội, tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đồng thời không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế Pháp luật đã trở thành công
cụ chủ yếu để quản lý nhà nước và xã hội Nguyên tắc pháp quyền từng bước được đề cao và phát huy hiệu quả trên thực tế (Quốc hội, 2013)
Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đáp ứng các đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước, còn bộ lộ nhiều yếu kém như hệ thống pháp luật nước ta còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, thiếu toàn diện
Các quy định điều chỉnh hoạt động của chính quyền xã còn chung chung thiếu cụ thể, nội dung vừa thừa lại vừa thiếu Phần lớn các văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã là tham khảo, áp dụng các quy định cho cấp
xã, chưa có sự phân định rõ ràng trong đặc trưng quản lý của cấp xã và phường
Xã, phường tuy cùng là cấp chính quyền cơ sở nhưng do địa bàn quản lý khác nhau với những đặc trưng rất riêng nên không thể áp dụng các quy định, điều
lệ giống nhau cho công tác quản lý Bên cạnh đó, các quy định về nhiệm vụ quản lý của cấp xã đòi hỏi rất cao nhưng điều kiện để thực thi nhiệm vụ lại rất có hạn, nhất
là về cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức
2.1.6.3 Năng lực của bộ máy tổ chức chính quyền cấp xã
Theo quy định của pháp luật hiện hành, bộ máy chính quyền Nhà nước ta được thiết lập ở bốn cấp hành chính – lãnh thổ là cấp trung ương; cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); cấp xã (xã, phường, thị trấn) Trong đó cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được coi là các cấp chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương, theo nghĩa chung nhất, là một thiết chế quyền lực Nhà nước được xây dựng trên một phạm vi lãnh thổ nhất định của quốc gia
Bộ máy chính quyền địa phương được thiết lập nhằm tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước ở địa phương, thực hiện chức năng cai quản (hay cai trị) ở một vùng lãnh thổ nhất định Việc thiết lập bộ máy chính quyền địa phương xuất phát
từ nhu cầu thực tế của quản lý Thứ nhất, trong thực tế cơ quan Nhà nước ở trung ương không thể trực tiếp quản lý toàn diện, trọn vẹn tất cả các công việc của Nhà
Trang 33nước trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia Vì vậy, cần có đại diện của mình tại địa phương, hoặc ủy quyền cho một cơ quan, tổ chức, ở địa phương thực hiện công việc của Nhà nước trên địa bàn lãnh thổ Thứ hai, mỗi địa phương có những đặc điểm riêng về vị trí địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thống, phong tục, tập quán, dân tộc… do đó trung ương không thể nắm, hiểu hết
và không thể thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu dân cư ở địa phương Để gần dân, thỏa mãn các nhu cầu của dân cư cũng như thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương, cần có người đại diện cho Nhà nước ở địa phương để giải quyết các công việc của Nhà nước và địa phương trong thể thống nhất
Chính quyền cấp xã trong thời kỳ, hoàn cảnh nào cũng được xây dựng và củng cố để có khả năng làm tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn, bảo đảm cho chính quyền nhà nước vững mạnh từ cấp cơ sở Tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã là cơ sở của hệ thống nền hành chính quốc gia làm cho bộ máy quản lý nhà nước thông suốt từ Trung ương tới cơ sở có hiệu lực và hiệu quả cao Chính quyền cấp xã là một bộ phận trong trong bộ máy chính quyền nhà nước, nó có tính liên tục và ổn định để thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, nhà nước Xuất phát từ vị trí, chức năng, nhiệm vụ quan trọng của chính quyền cấp xã, cho nên Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác xây dựng và kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở ngày càng gọn, nhẹ, tinh giản, hoạt động có hiệu lực, hiểu quả, bảo đảm thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước ở địa bàn dân cư Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5, ngày 21/6/1994 đã thông qua Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thay luật 1989 Luật mới quy định Hội đồng nhân dân cấp xã có từ 19-25 đại biểu, nhiệm kỳ hoạt động là 5 năm; không có Thường trực Hội đồng như cấp tỉnh
và huyện mà chỉ có Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân cấp xã từ 5-7 người, không được tổ chức các cơ quan chuyên môn Sau khi Hiến pháp 1992 được bổ sung, sửa đổi một số điều cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nhà nước trong giai đoạn mới, Quốc hội khóa 11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 đã ban hành luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Theo các văn bản trên, tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã được quy định cụ thể như sau; Hội đồng nhân dân xấp xã có số lượng đại biểu tối thiểu là
15 (xã dưới 1000 dân) và tối đa không quá 35; được tổ chức Thường trực Hội đồng nhân dân (gồm Chủ tịch và Phó chủ tịch); nhiệm vụ quyền hạn được quy định cụ thể
Trang 34phù hợp với từng địa bàn nông thôn, thành thị, hải đảo Ủy ban nhân dân cấp xã do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, có số lượng từ 3 - 5 thành viên, giúp Uy ban nhân dân cấp xã có các công chức xã (7 công chức hoạt động chuyên trách về các lĩnh vực: quân sự, công an, văn phòng- thống kê, địa chính- xây dựng, tư pháp- hộ tịch, tài chính- kế toán, văn hóa xã hội), ngoài ra còn có một số cán bộ không chuyên trách giúp việc (Quốc hội, 1992)
2.1.6.4 Sự tham gia của các hệ thống chính trị
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định, đó là hệ thống chính trị Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền
Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, Nhà nước và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp của giai cấp cầm quyền (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011)
Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
Ở nước ta, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể chân chính của quyền lực Bởi vậy, hệ thống chính trị ở nước ta là cơ chế, là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp khác của nhân dân được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân
Trang 35Trong những năm qua, hệ thống chính trị ở nước ta đã có những đổi mới đáng kể: Đảng đã được củng cố cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức; vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội ngày càng tăng; Nhà nước tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện theo hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân
và vì dân; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đem lại hiệu quả thiết thực; quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, tư tưởng được phát huy Bên cạnh đó, hệ thống chính trị ở nước ta còn bộc lộ nhiều nhược điểm như năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới Bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể chậm được sắp xếp lại cho tinh giản và nâng cao chất lượng, còn nhiều biểu hiện quan liêu, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân Công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, thay thế, trẻ hoá, chuẩn bị cán bộ kế cận còn lúng túng, chậm trễ Năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hoá về phẩm chất đạo đức, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở Đảng chưa cao
Hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay còn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng Tình trạng tham nhũng, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ của dân, vừa không giữ đúng kỷ cương, phép nước xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm trọng Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị chưa được xác định rành mạch, tránh nhiệm không rõ; nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp Đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với cán bộ
cơ sở còn chắp vá
2.1.6.5 Sự tham gia của nhân dân trong việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
Việc mở rộng hình thức tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước không chỉ đòi hỏi từ sự hội nhập mà quan trọng hơn là từ chính yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, dân chủ hóa đời sống xã hội và của bản thân Nhà nước Mở rộng sự tham gia mạnh mẽ của người dân vào các quá trình ra quyết định, các hoạt động quản lý nhà nước sẽ đóng góp quan trọng cho việc xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hiện nay
Trang 36Phát huy dân chủ, mở rộng sự tham gia của người dân vào công việc quản
lý nhà nước, nhằm bảo đảm cho Nhà nước giữ vững bản chất là nhà nước của dân, do dân và vì dân, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của các chính sách, pháp luật được ban hành đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh chú ý ngay sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám Hiến pháp năm 1946 khẳng
định " Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo" (Điều thứ 1) "Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa" (Điều thứ 6), " đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến thiết tùy theo tài năng và đức hạnh của mình" (Điều thứ 7) (Quốc hội, 1992)
Việc mở rộng sự tham gia của người dân vào công việc quản lý nhà nước, xây dựng các chính sách, pháp luật ở nước ta tiếp tục được đề cao Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: "Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân " (Điều 2) "Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân " (Điều 6), "Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý" (Điều
53) (Quốc hội, 1992)
Bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào công việc quản lý nhà nuớc đã được ghi trong Hiến pháp, những bộ luật: Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng, trong đó quy định cụ thể các điều kiện, hình thức, phương thức để nhân dân tham gia vào hoạt động quản
lý của Nhà nước như việc các đại biểu, các cơ quan nhà nước phải tiếp nhận và giải quyết các đề xuất, kiến nghị, khiếu nại của người dân, tiếp thu các ý kiến đóng góp vào các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, các chương trình,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Các luật về các tổ chức chính trị - xã hội như Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Luật Mặt trận Tổ quốc cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội tham gia công việc quản lý nhà nước
Trang 37Cùng với những quy định chung, trong sự phát huy dân chủ, Chính phủ đã
có Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện Dân chủ cơ sở, trong
đó quy định các việc chính quyền cơ sở phải công khai xin ý kiến của nhân dân và quy định cụ thể các công việc mà người dân có quyền quyết định tại địa phương Như vậy, các văn bản pháp lý hiện hành đã quy định khá cụ thể các hình thức, phương thức tham gia của nhân dân trong việc quản lý, xây dựng các chính sách, pháp luật của Nhà nước Người dân có thể tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật thông qua đại biểu trong các cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân), các tổ chức chính trị - xã hội mà mình tham gia hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng cũng có thể quyết định trực tiếp các vấn
đề ở tầm quốc gia khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý, hoặc trực tiếp quyết định các vấn đề ở cơ sở theo quy định của pháp luật Sự tham gia của nhân dân được thực hiện trong toàn bộ quá trình xây dựng chính sách: từ các đề xuất sáng kiến ban đầu, đến việc tiến hành triển khai xây dựng, quyết định và thi hành chính sách Tuy nhiên, tùy vào tính chất của những chính sách cụ thể mà người dân có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, ở mức độ khác nhau
Có thể nói, các phương thức, hình thức để người dân tham gia vào quá trình xây dựng luật pháp, chính sách, vào công việc quản lý của Nhà nước đã được quy định rất đa dạng, phong phú Nó cho phép người dân có thể biểu đạt được ý chí, nguyện vọng của mình với các cơ quan nhà nước trong việc hình thành nên các chính sách, pháp luật cũng như việc quyết định và thi hành pháp luật Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, sự tham gia của người dân vào quá trình này vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế
Đối với hình thức tham gia gián tiếp, sự tham gia của nhân dân vào việc quản lý nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào phương thức lựa chọn người đại diện
và vào phương thức hoạt động của các cơ quan đó Theo quy định hiện hành, mối quan hệ giữa người đại diện với nhân dân vẫn còn khoảng cách khá xa và lỏng lẻo Những người được bầu vẫn đại diện cho nhân dân một cách chung chung,
mà không phải là cho những cộng đồng lợi ích cụ thể, nên chưa có sự gắn bó giữa người được bầu với cử tri Nó thể hiện ở chỗ người được bầu không cần đi vận động, không cần hứa hẹn với cử tri vẫn được bầu và khi đã trúng họ không rõ những nguyện vọng mà người bầu ra họ là những gì Trong thời gian đảm nhiệm trọng trách đại biểu của dân, theo quy định, họ phải tiếp xúc cử tri trước và sau
Trang 38các kỳ họp để nắm bắt ý kiến của nhân dân, nhưng cơ chế bắt buộc họ phải tiếp nhận và trực tiếp xử lý những vấn đề cụ thể của người dân yêu cầu là không có Cách tiếp xúc hiện nay chủ yếu thực hiện theo phương thức "đại cử tri", nghĩa là tiếp xúc với các đại biểu của cử tri, nên người có ý kiến thật thì không được gặp, người đi đại diện thì có nhiều lý do để có thể không nói ra
Chính vì vậy, trong các kỳ họp, nhiều đại biểu của các cơ quan dân cử không có nội dung để phát biểu và cũng không phát biểu lần nào Mặc dù vậy, họ cũng không bị cử tri phản ứng, nếu nhiệm kỳ tiếp theo được giới thiệu họ vẫn có thể được bầu lại Việc thực hiện quyền lực nhà nước, thực hiện sự tham gia quản
lý của nhân dân bằng và thông qua các cơ quan đại biểu rõ ràng vẫn còn nhiều hạn chế Ngoài sự hạn chế từ những cơ chế quy định hiện hành, bản thân người dân, do trình độ nhận thức, nhất là trình độ pháp lý, cũng chưa thấy hết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với việc tham gia quản lý nhà nước, chưa làm hết sức mình khi tham gia quản lý nhà nước ở hình thức này Nó thể hiện ở sự bỏ phiếu lấy lệ, cho xong của nhiều người trong các lần bầu cử
Trong sự tham gia gián tiếp của nhân dân với hoạt động quản lý nhà nước còn có một hình thức nữa là tham gia thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các
tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp mà họ là thành viên Theo hình thức này, những nguyện vọng, ý kiến của người dân được các tổ chức đó tập hợp lại để chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xem xét, giải quyết Đã có một thời gian dài chỉ có các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động, các tổ chức xã hội và xã hội nghề nghiệp không phát triển Những ý kiến nguyện vọng của nhân dân chủ yếu thực hiện thông qua các tổ chức chính trị - xã hội Tuy nhiên, do nhiều lý do, các tổ chức này tổ chức và hoạt động như những cơ quan nhà nước,
xơ cứng, hành chính hóa cả về tổ chức và phương thức hoạt động, nên chức năng đại diện cho dân trước cơ quan nhà nước bị hạn chế Hiện nay, trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, các tổ chức chính trị - xã hội đã có những thay đổi trong tổ chức và phương thức hoạt động, gắn chặt hơn với quần chúng, với các đoàn viên, hội viên Đồng thời, trong
xã hội, những tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp cũng được phát triển mạnh Tình hình đó cho phép nhân dân có khả năng tham gia nhiều hơn trong hoạt động quản lý của nhà nước, từ việc phản biện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát sự thực hiện của các cơ quan nhà nước và của công chức, cũng như đề đạt nguyện vọng, ý kiến của mình cho các cơ quan nhà nước xem xét, thực hiện
Trang 39Bên cạnh hình thức gián tiếp, nhân dân còn tham gia trực tiếp vào các hoạt động quản lý nhà nước Theo Hiến pháp quy định, nhân dân có quyền quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước thông qua trưng cầu dân ý và trực tiếp quyết định nhiều vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở Tuy nhiên, đến nay vấn đề trưng cầu dân ý vẫn chưa được triển khai thực hiện Riêng đối với việc quyết định trực tiếp các vấn đề liên quan đến đời sống dân chủ ở cơ sở, mặc dù đã có Chỉ thị số 30 của Đảng và Nghị định số 29/1998/NĐ-CP của Chính phủ nhưng tình hình vẫn còn rất nhiều khó khăn Ngoài việc quyết định xây dựng các hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư, các hoạt động tham gia quyết định các vấn đề về quy hoạch sản xuất,
về sử dụng đất đai, về cán bộ địa phương vẫn đang vấp phải những trở ngại kể cả phía người dân cũng như từ cán bộ, chính quyền cơ sở Nhiều địa phương, cán bộ chính quyền cơ sở tập trung vào hoạt động xây dựng các hương ước, quy ước của dân, bắt dân chịu nhiều quy định hơn là việc thực hiện công khai, xin ý kiến nhân dân về các việc làm của chính quyền Về phía người dân, do trình độ, do những mối quan hệ thân thiết và do sự chưa nghiêm minh trong việc xử lý vi phạm của cán bộ nên họ cũng ít bày tỏ chính kiến của mình, trừ khi các vấn đề đã trở nên quá bức xúc Chính điều này đã không chỉ hạn chế quyền tham gia quản lý nhà nước của người dân, không huy động được sức mạnh của nhân dân trong việc quản lý, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà còn là căn nguyên của sự xuất hiện các vụ khiếu kiện kéo dài, những điểm nóng tại một số cơ sở (Quốc hội, 1992)
Ngoài những hình thức nêu trên, người dân có thể tham gia ý kiến vào các văn bản pháp luật khi được công bố hỏi ý kiến qua báo chí Tuy nhiên, hình thức này cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế Người dân ít có những ý kiến đóng góp với chính quyền và các cơ quan nhà nước trừ khi có những vấn đề bức xúc của bản thân Khi có các văn bản xin ý kiến tham gia đóng góp đăng trên các cơ quan báo chí cũng chỉ có số ít những người có ý kiến Việc kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan và công chức nhà nước; thực hiện khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước của người dân cũng còn hạn chế
2.1.7 Các tiêu chí đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã
Hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế được thể hiện ở những điểm như tốc
độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng giá trị sản xuất, tốc độ tăng năng suất cây trồng, giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác, thu nhập bình quân đầu người và kết quả thu, chi ngân sách xã
Trang 40Hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai được đánh giá qua thống kê về số
vụ vi phạm đất đai, tỷ lệ giải quyết số vụ vi phạm, số lượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hiệu lực quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế được đánh giá thông qua việc tổng hợp kết quả thực hiện phong trào xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của các xã, tỷ lệ trẻ đến trường ở các cấp học, kết quả công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình
Hiệu lực quản lý nhà nước về giải quyết việc làm, chính sách xã hội được thể hiện thông qua việc đánh giá kết quả giải quyết việc làm trên địa bàn các xã, aố ngày công lao động công ích của các xã và kết quả giảm hộ nghèo tại các xã
Hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh trật tự được thể hiện ở số lượng công dân đến trụ sở chính quyền khiếu kiện, số vụ phạm pháp hình sự và tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn
Hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được thể hiện qua việc đánh giá kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
2.2.1 Quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở ở một số nước trên thế giới
Quan niệm về chính quyền cơ sở của các nước trên thế giới đều giống nhau ở chỗ: coi cấp chính quyền cơ sở là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính nhà nước, là cấp chính quyền có tầm quan trọng đặc biệt, là cấp được ví như "chiếc cầu nối" giữa nhà nước, chính phủ với nhân dân Thông qua chính quyền cơ sở, chính phủ nắm được thực tế, nguyện vọng của nhân dân và khẳng định được uy tín trước nhân dân
Về tổ chức chính quyền cơ sở thì tuỳ hoàn cảnh, điều kiện mà có sự giống
và khác nhau giữa các nước
- Ở Pháp: Trong cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương, cấp xã là cấp cơ
sở, cấp thấp nhất trong hệ thống hành chính bốn cấp nhưng lại có vai trò cực kì quan trọng Mỗi xã đều có người đứng đầu gọi là xã trưởng, bên cạnh đó có hội đồng xã Tất cả đều đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Quận trưởng (giống như cấp huyện ở nước ta)