Tuy nhiên kết quả thu được lại hầu hết không như mong muốn vì sản phẩm của trẻ thường rất rợp khuôn theo khuôn mẫu của cô, chúng tôi có tìm hểu và kết luận lại rằng: Các cô cũng biết để
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
~~~~~
NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
SỬ DỤNG VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG
SÁNG TẠO CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG
XẾP DÁN TRANH
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Người hướng dẫn: PGS TS.Lê Thanh Thủy
Đắl lắk, 2017
Trang 2Mặc dù đã có nhiều cố gắng song còn hạn chế nhiều về năng lực, điều kiện nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong nhận được các ý kiến đống góp của quý thầy cô và các bạn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 4NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.3 Những yếu tố hình thành trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ em 19 1.4 Một số vấn đề về hoạt động xếp dán tranh của trẻ mầm non 24 1.4.1 Đặc điểm khả năng xếp dán tranh của trẻ mầm non 24
1.5 Hoạt động xếp dán tranh và sự phát triển tưởng tượng sáng tạo của trẻ
Trang 51.5.1 Sự hình thành và phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo
1.5.2 Những điều kiện phát triển tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động
1.6 Vật liệu thiên nhiên đối với việc phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của
trẻ trong hoạt xếp dán tranh
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN PHÁT
TRIỂN TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CHO TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG XẾP
DÁN TRANH
2.5.4 Phương pháp sử lý số liệu bằng thống kê toán học 42 2.6 Tiêu chí và thang đánh giá tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động
Trang 62.6.2 Tính đa dạng trong sản phẩm TH và ý tưởng của trẻ tạo nên từ VLTN 43
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP SỬ
DỤNG VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG
SÁNG TẠO CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG XẾP DÁN
3.1 Một số yêu cầu lựa chọn vật liệu thiên nhiên cho hoạt động xếp dán tranh 60 3.1.1 Yêu cầu của việc sử dụng vật liệu thiên nhiên trong hoạt động xếp dán
3.1.2 Các loại vật liệu thiên nhiên được lựa chọn cho hoạt động xếp dán tranh
nhằm phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi 62 3.2 Đề xuất các biện pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên phát triển trí tưởng
tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động xếp dán tranh 63 3.2.1 Cơ sở định hướng việc đề xuất các biện pháp sử dụng vật liệu thiên
nhiên phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động xếp
3.2.3 Các biện pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên phát triển trí tưởng tượng
sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động xếp dán tranh 66
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Giờ hoạt động tạo hình của trẻ ở trường mầm non đã được dự
Bảng 2.2 Số lượng tranh xếp dán của trẻ được phân tích
Bảng 2.3: Mục đích của giáo viên khi tổ chức hoạt động xếp dán cho trẻ 5-6 tuổi
Bảng 2.4: Tầm quan trọng phát triển trí tưởng tượng của trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐTH Bảng 2.5: Hình thức giáo viên tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động XDT
Bảng 2.6 Các biện pháp giáo viên sử dụng để phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ
Bảng 2.7 Biện pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ
Bảng 2.8 Ý kiến của giáo viên về những khó khăn thường gặp khi tổ chức cho trẻ hoạt động xếp dán tranh
Bảng 2.9 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng củaviệc sử dụng vật liệu thiên nhiên nhằm phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ
Bảng 2.10 Kết quả đánh giá khả năng tưởng tượng trong tranh xếp dán của trẻ
Bảng 3.1 Chương trình thực nghiệm ở nhóm trẻ thực nghiệm
Bảng 3.2 Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp dán Hoa hồng” tính theo tiêu chí
Bảng 3.3: Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp dán Hoa hồng” tính theo mức độ
Bảng 3.4 : Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp dán vườn cây ăn quả” tính theo tiêu chí
Bảng 3.5: Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp dán vườn cây ăn quả” tính theo mức độ
Bảng 3.6 : Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp dán Hoa mùa xuân” (Theo đề tài tự chọn) tính theo tiêu chí
Trang 9Bảng 3.7: Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp dán Hoa mùa xuân” (Theo đề tài tự chọn) tính theo mức độ
Bảng 3.8 So sánh mức độ tưởng tượng của hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm (theo tiêu chí)
Bảng 3.9 Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp dán đàn cá” tính theo tiêu chí
Bảng 3.10 Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp dán đàn cá” tính theo mức độ
Bảng 3.11.Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Làm thiệp 8/3 tặng người thân” tính theo tiêu chí
Bảng 3.12 Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Làm thiệp 8/3 tặng người thân” tính theo mức độ
Bảng 3.13 Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp dán theo ý thích” chủ đề thực vật (tính theo tiêu chí)
Bảng 3.14 Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp dán Hoa mùa xuân” (Theo đề tài tự chọn) tính theo mức độ
Bảng 3.15 Kết quả phát triển trí tưởng tượng của trẻ trong quá trình hình thành (theo tiêu chí)
Bảng 3.16 Kết quả phát triển trí tưởng tượng của trẻ ở nhóm thực nghiệm qua 3 bài tập (Theo mức độ)
Bảng 3.17 Kết quả tưởng tượng sáng tạo của trẻ ở hai nhóm qua bài xếp dán “Tạo hình các con vật bằng vật liệu thiên nhiên” theo các tiêu chí
Bảng 3.18 Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Tạo hình các con vật bằng vật liệu thiên nhiên” tính theo mức độ
Bảng 3.19 Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp dán thuyền và biển” tính theo tiêu chí
Trang 10Bảng 3.20 Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp dán thuyền và biển” tính theo mức độ
Bảng 3.21 Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp dán các con côn trùng bằng vật liệu thiên nhiên” tính theo tiêu chí
Bảng 3.22 Thống kê mức độ tưởng tượng của cả hai nhóm ĐC và TN trong bài “Xếp dán các con côn trùng bằng vật liệu thiên nhiên” tính theo mức độ
Bảng 3.23 So sánh mức độ tưởng tượng của hai nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm
(theo tiêu chí)
Trang 11Biểu đồ 3.1.4 So sánh sự tưởng tượng của trẻ qua ba bài tập (Tính theo tiêu chí)
Biểu đồ 3.1.5 Phát triển trí tưởng tượng của trẻ ở nhóm TN qua ba bài tập quá trình hình thành
Biểu đồ 3.1.6 So sáng sự tưởng tượng của trẻ ở hai nhóm qua bài “Tạo hình các con vật bằng vật liệu thiên nhiên” theo mức độ
Biểu đồ 3.1.7 sự phát triển tưởng tượng của hai nhóm qua bài tập “Xếp dán côn trùng bằng vật liệu thiên nhiên” theo mức độ
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một thời đại của khoa học kỹ thuật phát triển mức độ cao, đòi hỏi phải có những con người phát triển toàn diện, được trang bị đầy đủ kiến thức kỹ năng, năng động sáng tạo, có khả năng làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân Nghành giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt
Giáo dục nghệ thuật là một trong những nhiệm vụ đi đầu để phát triển những con người mới là phương tiện để giáo dục thẫm mỹ Giáo dục thẫm mỹ có nhiệm vụ hình thành và phát triển khả năng cảm thụ thẫm mỹ, thị hiếu thẫm mỹ và lý tưởng thẫm mỹ, khả năng sáng tạo ra cái đẹp góp phần hình thành con người mới
Bậc học mầm non chính là bậc học xác định và hình thành nhân cách vì vậy trong luật giáo dục ở điều 19 có nêu: “ Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển
về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1”
Giáo dục thẫm mỹ ở bậc học này giữ vai trò quan trọng thông qua các hoạt động vui chơi, âm nhạc, tạo hình nhân cách của trẻ được hình thành và bộc lộ Trong các hoạt động đó thì hoạt động tạo hình chiếm ưu thế bởi hoạt động tạo hình gồm hai hoạt động: Hoạt động bên trong và hoạt động bên ngoài Hoạt động bên ngoài gồm các thao tác của hoạt động tay, các kỹ năng sử dụng dụng cụ, vật liệu Hoạt động bên trong là tưởng tượng sáng tạo, suy nghĩ về cách làm, cách tạo ra sản phẩm Như vậy thông qua hoạt động này góp phần hình thành ở trẻ những phẫm chất của mới, con người lao động có
kỹ năng, kỹ xảo, hứng thú say mê làm việc có mục đích, kiên trì bền bỉ sáng tạo ra sản phẩm mới độc đáo
Hoạt động tạo hình ở trường mầm non gồm có: Vẽ, nặn, xé, cát dán, xếp dán tranh…trong đó hoạt động đòi hỏi trẻ phát huy sự tưởng tượng sáng tạo đóng góp phần quan trọng là hoạt động xếp dán tranh ở hoạt động này đòi hỏi ở trẻ phát huy tính tích cực những biểu tượng vốn hiểu biết của mình Chính vì vậy mà tranh xếp dán của trẻ
Trang 13phản ánh những kinh nghiệm và nhận biết của trẻ về thế giới xung quanh
Việc hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình ở trường mầm non đã thu được khá nhiều kết quả thể hiện qua các cuộc thi như “ Bé khéo tay” trò chơi “sáng tạo” Tuy nhiên kết quả thu được lại hầu hết không như mong muốn vì sản phẩm của trẻ thường rất rợp khuôn theo khuôn mẫu của cô, chúng tôi có tìm hểu và kết luận lại rằng: Các cô cũng biết để trẻ sáng tạo có trí tuệ tưởng tượng tốt nên để trẻ tự do thể hiện và không có thời gian để thực hiện những ý tưởng như mong muốn nhưng nhiều khi các cô đưa ra những yêu cầu quá cao và muốn trẻ phải thực hiện tốt để đi theo phong trào thành tích biến trẻ thành những người lớn thu nhỏ tạo cho trẻ khi học hay làm việc trong giờ học như một cái máy và hết sức căng thẳng vượt quá khả năng của trẻ, do trong năm học chương trình hoạt động nhiều giáo viên căng thẳng nên không có thời gian để tổ chức cho trẻ hoạt động theo cách tổ chức như mong muốn vậy làm thế nào để phát huy khả năng trẻ
có thể tượng tượng sáng tạo tự do làm theo cách nghĩ của trẻ mà vận làm cho trẻ thoải mái không gây áp lực chúng tôi đã tìm hiểu và muốn cho trẻ trẻ trực tiếp trải nghiệm trực tiếp cho trẻ tham gia hoạt động bằng những vật liệu thiên nhiên, vật liệu dễ kiếm tìm thì rất hiếm và để kích thích trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ khi thực hiện cùng
cô làm những đồ dùng đồ chơi mà trẻ thích xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết
định chọn đề tài: “Sử dụng vật liệu thiên nhiên nhằm phát triển trí tưởng tượng
sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động xếp dán tranh” với đề tài này chúng tôi hy
vọng được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tìm ra một số hình thức phù hợp để sử dụng những vật liệu thiên nhiên nhằm phát triển khả tưởng tượng sáng tạo cho trẻ trong trường mầm non trong xu hướng đổi mới hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một số biện pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên để phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ qua hoạt động xếp dán tranh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Trang 143.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo trong hoạt động tạo hình
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên nhằm phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động xếp dán tranh
4 Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên áp dụng các biện pháp sử dụng vật liệu thiên như: Tăng cường cho trẻ quan sát thiên nhiên, dùng trò chơi tạo hình giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh để tạo cảm xúc trẻ, hình thành ở trẻ lòng say mê – sự ham thích đối với việc khám phá; vận dụng những kinh nghiệm, vốn biểu tượng tạo hình đã có để tạo nên cái mới thì sẽ nâng cao hiệu quả phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tưởng tượng sáng tạo và mối quan hệ giữa tưởng tượng sáng tạo với hoạt động xếp dán tranh
5.2 Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức hoạt động tạo hình, sử dụng vật liệu thiên nhiên trên tiết học xếp dán tranh nhằm phát triển trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi
5.3 Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp sử sụng vật liệu thiên nhiên nhằm triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động xếp dán tranh
6 Phạm vi nghiên cứu
Trang 15Do giới hạn về thời gian và các điều kiện nên chúng tôi chỉ nghiên cứu:
6.1 Nghiên cứu thực trạng của việc sử dụng vật liệu thiên nhiên trên chủ đề: Động vật, thực vật, an toàn giao thông trên 50 trẻ tại một trường Mầm non: Trường thực hành
sư phạm Mầm non thuộc TP Buôn Ma Thuột
6.2 Hình thức mà tôi sử dụng vật liệu thiên nhiên: hoạt động trên tiết học cụ thể là các tiết học xếp dán tranh
6.3 Nghiên cứu thực nghiệm: được tiến hành trên 50 trẻ tại trường thực hành Hoa Hồng, trực thuộc Trường TCSPMN Đắk Lắk
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tổng hợp, phân tích hệ thống hóa một số tài liệu tạo cở sở lý luận cho nghiên cứu thực tiễn
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra
Trao đổi trò chuyện sử dụng phiếu điều tra đối với với giáo viên mầm non nhằm tìm hiểu về nhận thức và kinh nghiệm sư phạm của giáo viên khi tổ chức một giờ xếp dán tranh, xác định nguyên nhân và giải pháp cho thực trạng ấy những kinh nghiệm có
liên quan đến đề tài
7.2.2 Phương pháp quan sát
Quan sát những giờ hoạt động tạo hình xếp dán tranh hay các buổi trẻ tự do khám phá ở trường thực hành sư phạm mầm non thực hành
7.2.3 Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
Sản phẩm hoạt động sư phạm: Giáo án, kế hoạch, sản phẩm mẫu của giáo viên;
Tìm hiểu sản phẩm tạo hình của trẻ ( tranh xếp dán bằng vật liệu thiên nhiên )
Trang 167.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp này để kiệm nghiệm hiệu quả giáo dục những biện pháp
đã đề ra trong đề tài Thực nghiệm gồm 3 bước:
Bước 1: Thực nghiệm khảo sát
Bước 2: Thực nghiệm hình thành
Bước 3: Thực nghiệm kiểm chứng
7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê
Sử dụng toán thống kê nhằm mục đích xử lý số liệu cho khách quan
8 Cấu trúc của luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng việc sử dụng vật liệu thiên nhiên phát triển tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động xếp dán tranh
Chương 3: Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp sử dụng vật liệu thiên nhiên phát triển tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động xếp dán tranh
KẾT LUẬN CHUNG
Kết luận chung, kiến nghị sư phạm
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 17CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giữa thế kỹ XIX các nhà xã hội học đã có những đóng góp to lớn đầu tiên vào việc gải quyết vấn đề sáng tạo Họ khẳng định bản chất của tính tích cực sáng tạo là hoạt động tưởng tượng , nhờ hoạt động tưởng tượng mà kích thích khả năng sáng tạo
Đầu thế kỷ XX nhà Tâm lý học người Pháp T.Ribot ông cho rằng nên nghiên cứu tưởng tượng trong một thể thống nhất của hai yếu tố cảm xúc và trí tuệ T.Ribot đánh giá rất cao vai trò của tưởng tượng trong cuộc sống, ông khẳng định tuyệt đại đa
số phát minh trước khi đi vào hiện thực đều đi qua các giai đoạn tưởng tượng Ông cũng đưa ra một biểu đồ mô tả một cách tượng trưng đặc điểm phát triển biểu tượng ở các lứa tuổi khác nhau Khi so sánh trí tưởng tượng của trẻ em và người lớn, ông cho rằng trí tưởng tượng của trẻ em ngang hàng với trí tưởng tượng của người lớn về tính chất thực tại của các yếu tố, mà từ đó trí tưởng tượng được xây dựng nên Cơ sở cảm xúc thật sự của trí tưởng tượng ở trẻ em cũng biểu hiện mạnh mẽ như ở người lớn
Theo Vưgotxki: “Trí tưởng tượng là cơ sở của bất cứ hoạt động sáng tạo nào, biểu hiện hoàn toàn như nhau trong mọi phương diện của đời sống văn hóa, nó làm cho mọi sáng tạo nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật có khả năng thực hiện” Khi nghiên
cứu về tưởng tượng sáng tạo ở trẻ, ông đã chỉ ra vai trò của hứng thú đối với việc hình thành, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ em trong hoạt động tạo hình Và ông đặc
biệt nhấn mạnh đến nguyên tắc tự do trong hoạt động nghệ thuật
Vưgotxki: Lý thuyết về vùng phát triển gần: Ông khẳng định về sự phát triển của trẻ em, phát triển khả năng sáng tạo không thể tách rời mối quan hệ với thế giới xung quanh, xã hội Trẻ có thể tự kiến tạo nên hiểu biết của mình một cách rất chủ động, tích cực, sáng tạo ở trên mức bình thường mang tính đại trà Mọi sự phát triển, trong đó phát triển khả năng sáng tạo của trẻ em phải được thực hiện thông qua chính các hoạt động Sự sáng tạo đó không thể tự mình tách ra mà cần có sự tương tác, phối hợp và cùng nhau chia sẻ ông cũng đưa ra quan niệm: “Chúng ta gọi hoạt động sáng tạo là bất
Trang 18cứ hoạt động nào của con người ta tạo ra được một cái gì mới, kể rằng cái được tạo ra
ấy là một vật của thế giới bên ngoài hay một cấu tạo nào đó của trí tuệ hoặc tình cảm chỉ sống và biểu lộ trong bản thân con người” [22; tr25-27]
Nhà Tâm lý học E.P.Torrance đã soạn thảo ra một số Test về tưởng tượng và tưởng tượng sáng tạo rất có giá trị và được sử dụng đến ngày nay Test tưởng tượng và tưởng tượng sáng tạo của Torrance được dùng cho nhiều độ tuổi khác nhau từ trẻ mầm non đến người trưởng thành Đánh giá dựa trên 4 tiêu chí: tính linh hoạt, tính nhanh nhạy, tính độc đáo, tính tỉ mỉ Các nhà tâm lý học hành vi đánh giá cao vai trò của ảnh hưởng bên ngoài đối với sự phát triển của trẻ, song vẫn còn những hạn chế khi xem kết quả của hoạt động tưởng tượng sáng tạo là phản ứng thụ động của trẻ với những kích thích từ bên ngoài môi trường Các nhà tâm lý học cấu trúc có những đánh giá đúng đắn về vai trò của tri giác, tuy nhiên còn hạn chế khi lý giải hoạt động tưởng tượng sáng tạo bằng quy luật “bừng sáng” của cấu trúc tiền định trong não Tính tích cực hoạt động của con người bị đưa vào hàng thứ yếu trong khi tính sinh vật lại được đưa lên giữ vai trò quyết định Những nghiên cứu của N.P.Xaculina đã chỉ ra vai trò của quan sát trong tạo hình và tìm ra phương pháp hướng dẫn quan sát trong mối liên hệ với hoạt động tạo hình Theo tác giả này, việc làm giàu kinh nghiệm cho trẻ là nguồn gốc quan trọng đối với sự phát triển tưởng tượng của trẻ
Cùng với các nước trên thế giới Việt nam cũng là nước luôn quan tâm và nghiên cứu về phát triển trí tưởng tượng sáng tạo như:
Phan Việt Hoa chuyên viên nghiên cứu hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non cũng nhận định: “Trong trường mẫu giáo hoạt động tạo hình là hoạt động nghệ thuật… nhằm giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp xung quanh, có một số kỹ năng tạo sản phẩm từ đó phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo, yêu mến và có mong muốn tạo ra cái đẹp [26; tr15]
Lê Thanh Thủy khi nghiên cứu ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng, sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã khẳng định vai trò của tri giác đối với
Trang 19sự phát triển trí tượng tượng sáng tạo của trẻ và tìm kiếm con đường tác động, nâng cao khả năng tri giác của trẻ để hình thành và phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo trong hoạt động vẽ.[18;16]
Như vậy vấn đề phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ trong hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động xếp dán nói riêng là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết Muốn trẻ bộc lộ hết khả năng sáng tạo thì các nhà giáo dục phải biết phối hợp giữa môi trường và lựa chọn các biện pháp phù hợp Đó là một trong những nhiệm vụ
đề tài mà tôi lựa chọn Thông qua đề tài này chúng tôi mong muốn đóng góp một phần rất nhỏ vào sự nghiệp đào tạo thế hệ tương lai của đất nước, góp phần phát triển nguồn nhận lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.2 Tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động tạo hình
1.2.1 Khái niệm tưởng tượng
Các nhà tâm lý học đã đưa ra những quan điểm khác nhau về tưởng tượng Chẳng hạn, nhà tâm lý học Sigmund Freud cho rằng tưởng tượng chính là việc thực hiện cái mong muốn, là sửa chữa cái hiện thực đang không làm thỏa mãn mình, không phải những người may mắn mà những người thiếu thốn, không thỏa mãn mới tưởng tượng
P.Aruđich cho rằng: “Tưởng tượng là một hoạt động có ý thức, trong quá trình tưởng tượng con người xây dựng những biểu tượng mới mà trước đây chưa bao giờ có, bằng cách dựa vào những hình ảnh qua cuộc sống đã được giữ lại trong ký ức của người ta và được cải tạo biến đổi thành một biểu tượng mới” Ruđich xem tưởng tượng là một quá trình nhận thức trong đó có sự xây dựng những biểu tượng mới trên
cơ sở chế biến lại những biểu tượng đã có [10; tr12]
Một quan điểm khác về tưởng tượng “Tưởng tượng là sự hoạt động của nhận thức mà trong quá trình nhận thức ấy con người tạo ra những biểu tượng, tình huống trong ý nghĩ, tư tưởng, đồng thời dựa vào những biểu tượng còn giữ lại trong ký ức từ kinh nghiệm cảm giác trước kia và có đổi mới, biến đổi các thứ ấy” Với quan điểm
Trang 20này, tưởng tượng là kết quả của quá trình cảm giác, quá trình tri giác trước đây nhưng
có sự cải biến
Nhìn từ bản chất xã hội, M.Gorki cũng khái quát: “Trong cuộc đấu tranh đểsống, bản năng sinh tồn phát triển trong con người hai sức sáng tạo mãnh liệt: nhận thức và tưởng tượng Nhận thức là khả năng quan sát, so sánh, nghiên cứu những hiện tượng thiên nhiên và những sự kiện trong sinh hoạt xã hội, nói gọn hơn: nhận thhức là tư duy Xét về bản chất, tưởng tượng cũng là tư duy về vũ trụ, nhưng phần lớn tư duy bằng hình tượng, đó là một “tư duy nghệ thuật” M.Gorki đã nhìn nhận tưởng tượng là nơi ký thác tâm sự, ước mơ cuộc đời phong phú và đẹp đẽ hơn [10; tr13]
Theo Từ điển Giáo dục học của tác giả Đậu Mạnh Trường, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa: “Tưởng tượng là quá trình tâm lý phức tạp thể hiện ở sự tạo ra những ý nghĩ và hình ảnh không có trước mặt hoặc chưa hề có trên cơ sở các kinh nghiệm từng trải” Tưởng tượng vẫn phản ánh hiện thực khách quan mặc dù cái đó có
vẻ như đã thoát khỏi những gì cho ta trực tiếp cảm nhận để phóng tầm suy nghĩ vào tương lai thành những ý đồ tạo ra những tình huống sinh hoạt mới, những phát minh khoa học, những sáng chế kĩ thuật hoặc những hình tượng nghệ thuật mới Quá trình tưởng tượng thể hiện bằng việc phân tách các hình ảnh, các quan hệ của sự vật
có trước, rồi lại tiến hành chắp nối, lắp ghép chúng lại thành một kiểu khác để thành một liên tưởng mới
Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì: “Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái mới những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có” Đây là định
nghĩa được nhiều nhà Tâm lý học ở Việt Nam thừa nhận, chúng tôi đồng ý với quan điểm này
* Phân loại tưởng tượng
- Tưởng tượng tiêu cực: là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình hành vi không
Trang 21được thực hiện, tưởng tượng chỉ để mà tưởng tượng, để thay thế cho hoạt động,… Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra có chủ định, nhưng không gắn liền với ý chí thể hiện hình ảnh tưởng tượng trong cuộc sống Người ta còn gọi sự tưởng tượng này là mơ mộng Đây là hiện tượng thường có ở con người Song, nếu nó trở thành chủ yếu thì lại là một sự lệch lạc của phát triển nhân cách
Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra không chủ định Điều này chủ yếu xảy ra khi
ý thức, hệ thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu, khi con người ở tình trạng không hoạt động, ngủ chiêm bao, trong trạng thái xúc động hay rối loạn bệnh lí của ý thức (ảo giác, hoang tưởng)
- Tưởng tượng tích cực: là loại tưởng tượng tạo những hình ảnh đáp ứng nhu cầu, kích thích tính thực tế của con người Tưởng tượng tích cực gồm hai loại: tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo
+ Tưởng tượng tái tạo là quá trình sáng tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân người tưởng tượng, dựa trên sự mô tả của người khác, của sách vở, của tài liệu + Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng hình ảnh mới chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân, cũng như kinh nghiệm xã hội Tính chất mới mẻ, độc đáo và có giá trị là đặc điểm nổi bật của loại tưởng tượng này Đây là mặt không thểthiếu được của mọi hoạt động sáng tạo (trong nghiên cứu khoa học, trong hoạt động nghệ thuật,…)
- Ước mơ và lý tưởng: Đây là những loại tưởng tượng hướng về tương lai, biểu hiện những mong muốn, ước ao của con người
Căn cứ vào sự tham gia của ý thức, vào sự chuẩn bị về mục đích, kế hoạch phương pháp…cho sự tưởng tượng, ta có thể chia sự tưởng tượng thành tưởng tượng không chủ định và loại tưởng tượng có chủ định.[31; tr76]
- Tưởng tượng không chủ định: Là loại tưởng tượng mà những hình ảnh xuất hiện trong óc ta không tuân theo một mục đích đặt ra từ trước, kế hoạch định trước, cá nhân không có bất kỳ một sự chuẩn bị cụ thể nào Sự tưởng tượng xẩy ra ngay khi tri
Trang 22giác sự vật, hiện tượng đóng vai trò kích thích trí tưởng tượng cá nhân
Loại này có hai mức độ:
+ Tưởng tượng không có sự tham gia của ý thức (khi mơ)
+ Tưởng tượng có sự tham gia ít nhiều của ý thức ở giai đoạn đầu, sau đó mờ đi (Ngắm mây, ngắm cảnh sau đó tưởng tượng ra các loại hình thù)
Tưởng tượng có chủ định cũng có hai mức:
+ Tưởng tượng tái tạo: Là quá trình tạo phản ánh trong óc những hình ảnh, hiện tượng mới đối với cá nhân người tưởng tượng và dựa trên cơ sở sự mô tả của người khác, của tài liệu, sách vở, với bản kinh nghiệm đã có của xã hội loài người, của người khác về các mặt như văn, sử, nghệ thuật, chiến đấu
+ Tưởng tượng sáng tạo: Đây là mức tưởng tượng cao hơn, phức tạp hơn, xây dựng những biểu tượng mới chưa có trong hiện thực Nó là quá trình xây dựng hình ảnh mới một cách độc lập Những hình ảnh này là mới đối với cả cá nhân và xã hội được hiện thực hóa trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị Đồng thời, chúng được (hoặc có khả năng) hiện thực hóa trong các sản phẩm vật chất độc đáo và
có giá trị, mang dấu ấn riêng của từng cá nhân [22; tr46]
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ Biểu tượng của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng
Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những biểu tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính thu lượm, cung cấp Tưởng tượng là một quá trình tâm lý có nguồn gốc từ xã hội, được hình thành, phát triển trong lao động, do đó tưởng tượng chỉ có ở con người.[38; tr76]
Quá trình tưởng tượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Tưởng tượng phụ thuộc vào nhu cầu hứng thú của con người khi hoạt động con người muốn đạt đến một đối tượng nào đó làm thỏa mãn nhu cầu, buộc con người
Trang 23hình dung ra đối tượng đó, nhu cầu càng mạnh thì sự hình dung ra đối tượng càng rõ, nếu có hứng thú với hoạt động thì nó càng kích thích trí tưởng tượng phát triển
Nhưng không phải chỉ khi nhu cầu và hứng thú được thỏa mãn trí tưởng tượng mới hoạt động, mà tưởng tượng còn hình dung ra những cái đáng sợ, đáng ghét Ngay cả trong trường hợp đó tưởng tượng cũng phụ thuộc vào nhu cầu và hứng thú Khi sợ hãi người ta tưởng tượng ra cái mà mình muốn thoát khỏi Với nhà văn hình dung ra nhân vật phản diện mà nhà văn muốn phê phán trong tác phẩm của mình.[31; tr78]
- Kinh nghiệm sống và vốn tri thức càng phong phú, càng sâu rộng là điều kiện cần thiết để trí tưởng tượng phát triển tới mức độ cao Vốn sống nghèo nàn, tri thức nông cạn làm trí tưởng tượng hoạt động kém hiệu quả Điều này thể hiện rất rõ rang không phải chỉ trong hoạt động sáng tạo của người lớn mà ngay trong cả hoạt động vui chơi của trẻ em.[31; tr78]
- Trí tưởng tượng gắn bó chặt chẽ với đời sống tình cảm của con người Tính chất xúc cảm của nghệ thuật được thể hiện rõ rệt trong sáng tác nghệ thuật Những nhân vật đáng yêu của nhà văn, những bức tranh đẹp của họa sĩ, những giai điệu đẹp của nhạc sĩ…được sáng tạo ra với những tình cảm sâu sắc và thân thiết đối với con người và cuộc sống Không có những tình cảm đó mọi sáng tác của họ đều nhạt nhẽo,
vô vị Như vậy tình cảm đã ảnh hưởng một cách sâu sắc đối với trí tưởng tượng [31; tr78]
Đối với trẻ em trí tưởng tượng càng gắn bó chặt chẽ với tình cảm hơn Những điều trẻ tưởng tượng ra bao giờ cũng đậm màu sắc xúc cảm “Nhân cách hóa” cũng là cách nhìn của trẻ thơ đối với sự vật trong thế giới xung quanh
1.2.2 Khái niệm sáng tạo
Sáng tạo là một phần không thể thiếu trong cấu trúc tâm lý, nó được coi là một dạng hoạt động đặc biệt, là biểu hiện cao nhất trong đời sống tâm hồn con người Sức
Trang 24sáng tạo và trình độ sáng tạo của con người quy định trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội
Hiện tượng sáng tạo được thể hiện trong mọi lĩnh vực như: trong khoa học, trong lao động sản xuất, học tập Ở lứa tuổi nhỏ nhất vai trò của sáng tạo được gọi là nền tảng cho sự phát triển biểu hiện của tính sáng tạo đã xuất hiện trong nhiều hoạt động của trẻ như: vui chơi, tạo hình, âm nhạc…
Vậy sáng tạo là gì? Làm thế nào để phát triển sự sáng tạo từ những bậc học nhỏ nhất để coi đó là nền tảng của sự phát triển từng cá nhân sau này?
Theo quan điểm thông thường thì sáng tạo là lĩnh vực của một số ít người, những thiên tài, những tài năng đã sáng tác ra những tác phẩm vĩ đại, phát minh ra những cái mới hoặc cách làm mới Theo Freud “Sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện hình, là sự tiếp tục và thay thế trò chơi trẻ con cũ” Với Freud trò chơi và tưởng tượng
là hai hình thức biểu hiện của vô thức, nền tảng của sáng tạo là nguyện vọng không được thỏa mãn Quan điểm trên hoàn toàn sai lầm bởi bởi các nhà duy tâm lí giải bản chất của sáng tạo phụ thuộc vào thế giới tâm linh, vào bản năng của con người mà không thấy được tính tích cực của con người trong quá trình sống để tạo ra sản phẩm sáng tạo.[12; tr9]
Theo quan điểm của Đan Mạch thì “sáng tạo là tạo ra hay sản xuất ra” Họ cho rằng: “Bạn sáng tạo khi bạn tạo ra cái gì mới, sản sinh ý tưởng mới, chức năng mới cho
ý tưởng cũ” Đối với L.X.Vưgôtxki hoạt động sáng tạo được coi là hoạt động cao nhất của con người, và cơ sở vật chất của sáng tạo chính là bộ não “Bộ não không những là một cơ quan giữ lại và tái hiện kinh nghiệm cũ của chúng ta, nó còn phối hợp một cách sáng tạo và xây dựng nên những tình thế mới và những hành vi mới bằng những yếu tố của kinh nghiệm cũ đó.” Hoạt động sáng tạo được ông nhìn nhận như sau: “Sự sáng tạo thật ra không chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm vĩ đại, mà ở khắp nơi nào con người tưởng tượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra cái gì mới, cho dù cái mới ấy nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa so với những sáng tạo của các thiên tài…”, “Tuyệt đại đa số
Trang 25những phát minh là do những người vô danh làm ra, như thế một quan điểm khoa học
về vấn đề này buộc ta phải xem xét lại sáng tạo là một quy luật hơn là một ngoại lệ”
Tất nhiên những biểu hiện cao nhất của sáng tạo cho đến nay vẫn là một số ít của thiên tài chọn lọc trong nhân loại, trong đời sống hằng ngày xung quanh chúng ta, sáng tạo là một điều cần thiết của sự tồn tại Và tất cả những gì vượt qua ngoài khuôn khổ
cũ, dù chỉ một mét mới thì nguồn gốc phát minh của nó đều do quá trình sáng tạo của con người [12; tr10]
Theo ông, “Sáng tạo là hoạt động tạo ra cái mới không biết nhưng kết quả tạo
ra đó có ý nghĩa hiện thực cụ thể”, là sự vật cụ thể ở thế giới bên ngoài hay có ý nghĩa
về tư duy, tình cảm, là cấu tạo nào đó của trí tuệ hay tình cảm Định nghĩa này đã cho thấy tiềm năng rộng lớn của con người chúng ta Theo tác giả Chu Quang Tiềm, đại học Bắc Kinh, trong cuốn sách “Tâm lý học văn nghệ” đã định nghĩa sáng tạo là: “Căn
cứ vào những ý tưởng đã có sẵn làm tài liệu rồi cắt xén gạt bỏ chọn lọc tổng hợp thành một hình tượng mới”.[12; tr10] Trong từ điển Tiếng Việt: “Sáng tạo là tìm ra cái mới, giải quyết cái mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có” Như vậy, nói đến sáng tạo là nói đến việc làm ra cái chưa ai làm hoặc là việc tìm tòi làm cho tốt hơn mà không bị gò bó.[12; tr11]
Trong từ điển bách khoa toàn thư Brokgaus và Ephon (Nga), có viết “Sáng tạo là
sự tạo ra cái mới”, như vậy sáng tạo luôn gắn liền với cái mới, vượt ra ngoài những kinh nghiệm cũ Trong “Sổ tay Tâm lý học”, tác giả Trần Hiệp và Đỗ Long cho rằng:
“Sáng tạo là một hoạt động tạo lập, phát hiện những giá trị vật chất và tinh thần Sáng tạo đòi hỏi cá nhân phải phát huy năng lực, phải có động cơ, tri thức, kỹ năng và với điều kiện như vậy mới tạo nên sản phẩm mới, độc đáo, sâu sắc”.[12; tr11]
M.Willson – nhà tâm lí học người Mỹ thì định nghĩa: “Sáng tạo là quá trình mà kết quả là tạo ra những kết hợp mới, cần thiết từ các ý tưởng, dạng năng lượng, các đơn
vị thông tin, các khách thể hay tập hợp của các yếu tố khác nhau” Theo tác giả Nguyễn Huy Tú, trong Đề cương bài giảng Tâm lý học sáng tạo thì: “Sáng tạo thể hiện khi con
Trang 26người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề Quá trình này là tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập đã tạo ra được những ý tưởng mới, độc đáo, hợp lí trên bình diện cá nhân hay xã hội Ở đó người sáng tạo gạt bỏ các giải pháp truyền thống để đưa ra những giải pháp mới, độc đáo và thích hợp cho vấn đề đặt ra”.[12; tr11]
Tóm lại, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về sáng tạo nhưng có điểm chung là sáng tạo là một quá trình tạo ra hay hướng đến cái mới Trên
cơ sở phân tích một số quan niệm trên chúng ta có thể đồng ý với kết luận:
“Sáng tạo là quá trình tư duy độc lập, con người đã phối hợp, biến đổi và xây dựng nên
những cái mới trên bình diện cá nhân hay xã hội từ những kinh nghiệm có sẵn của mình” Sáng tạo của trẻ mẫu giáo được hiểu là quá trình trẻ tạo ra những sản phẩm mới, cách làm mới từ những kinh nghiệm sẵn có của trẻ với thế giới xung quanh và ít nhất có ý nghĩa đối với bản thân đứa trẻ Đối với trẻ mẫu giáo, sự sáng tạo được thể hiện trong mọi hoạt động: vui chơi, học tập,…Trong hoạt động học tập, sự sáng tạo có thể được thể hiện thông qua các sản phẩm Trong hoạt động tạo hình thì sản phẩm là những bức tranh, những sản phẩm nặn,…Sáng tạo có vai trò quan trọng đến đời sống của con người, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo, nó góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ
1.2.3 Tưởng tượng sáng tạo
Tưởng tượng sáng tạo là một hình thức hoạt động tâm lý đặc biệt giúp cho con người hình dung trong óc những cái trước kia chưa từng tri giác, sáng tạo ra những hiện tượng vật thể và hiện tượng trước kia con người chưa hề gặp, sản sinh ra quan niệm về những cái sẽ sáng tạo Tưởng tượng sáng tạo là sự sáng tạo ra cái mới dưới hình thức biểu tượng
Tưởng tượng sáng tạo là một loại hoạt động chuyên biệt của con người, được nảy sinh và phát triển trong quá trình lao động, chúng được thực hiện hóa trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị Trước khi làm một việc gì, con người luôn
Trang 27nghĩ mình làm gì và làm như thế nào? Bàn về vấn đề này, Mác đã viết: “Công việc của con nhện cũng giống như việc làm của người thợ dệt, xét kiến trúc của một tổ ong thì việc làm của một con ong khiến cho nhiều người làm nghề kiến trúc phải hổ thẹn Nhưng một kiến trúc sư vụng về nhất vẫn hơn hẳn những con ong khéo nhất là vì đối với kiến trúc sư thì trước khi định xây tổ ong, tổ ong đã được cấu tạo trong đầu óc ông ta rồi Kết quả thu được khi kết thúc quá trình lao động đã tồn tại trong quan niệm của người lao động ngay từ khi quá trình lao động mới bắt đầu, nghĩa là kết quả đó tồn tại một cách lý tính”
Tưởng tượng sáng tạo ở con người được phát triển trong quá trình lao động của
họ, lao động không chỉ là mảnh đất sản sinh ra hoạt động tưởng tượng mà còn là phương tiện thường xuyên để phát triển và hoàn chỉnh nó Mác đã viết: “Con người không những nhận thức thế giới mà còn là cải tạo thế giới Chính lao động đã dạy con người cải tạo thế giới
Lao động đòi hỏi con người phải thấy trước kết quả của mình Nó dạy con người phải nhìn về tương lai, phải ước mơ để dệt cho mình những mục tiêu xa xôi, cao đẹp… kết quả mà cuối cùng lao động đạt được, trí tưởng tượng của người lao động đã quan niệm ra trước rồi”
Ngay trong các trò chơi của trẻ do chính chúng nghĩ ra, chúng ta thấy được những cái được tái hiện chính là những cái do trẻ “tai nghe mắt thấy” ở xung quanh Ngay cả khi sáng tạo ra những hình tượng thuần túy huyễn tưởng thì trong đó cũng bao gồm những cái rút ra từ hiện thực khách quan, đều là sự phản ánh hiện thực khách quan Mặc dù hiện tượng nói đến trong các câu chuyện thần thoại, dân gian… bởi vậy khi kiểm tra các sản phẩm của tưởng tượng sáng tạo phải dựa vào hiện thực khách quan
Mối liên hệ không thể tách rời được giữa tưởng tượng sáng tạo với hiện thực khách quan đã quyết định sự phụ thuộc của tưởng tượng vào những kích thích về hiện thực Kích thích dùng để sáng tạo những cái mới càng rộng bao nhiêu, kinh nghiệm
Trang 28thực tiễn càng phong phú bấy nhiêu, khả năng sáng tạo ra cái mới và ứng dụng những cái mới đó vào thực tiễn càng lớn bấy nhiêu
Do vậy tưởng tượng sáng tạo liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính Nó sử dụng biểu tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính thu lượm và cung cấp
Một mặt mọi tưởng tượng sáng tạo đòi hỏi lặp lại hình ảnh của các sự vật và hiện tượng nào đó đã biết trước đây Mặt khác trong quá trình tưởng tượng sáng tạo thường xuyên có yếu tố sáng tạo Chẳng hạn khi nghe câu chuyện cổ tích, trẻ tạo lại hiện tượng những nhân vật trong truyện nhưng thường bổ sung những điều đã nghe trước đây vào tưởng tượng của mình, ghép cho các nhân vật những nét mới, tạo
ra các cảnh và sự kiện mới Ngoài ra tưởng tượng sáng tạo có một hình thức đặc biệt
là ước mơ
* Yếu tố tiền đề và cơ sở hình thành trí tưởng tượng sáng tạo
Những yếu tố cơ bản tạo nên tiền đề cho trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ
Quan điểm sáng tạo của Đan Mạch có nói đến những yếu tố ức chế hay phát huy óc tưởng tượng sáng tạo như sau:
- Yếu tố ức chế óc sáng tạo: Phê bình tiêu cực, quản lý mục tiêu quá hẹp, cạnh tranh quá cao (sự so sánh với người khác), quá áp lực thời gian, đòi hỏi/ tham vọng quá cao, sợ thất bại, nghi ngờ
- Yếu tố phát huy óc sáng tạo: Những ý tưởng sáng tạo được công nhận tạo động lực cho các nhân sáng tạo nỗ lực hơn trong quá trình sáng tạo, cơ hội thử nghiệm, hợp tác, áp lực thời gian, yêu cầu cao, tự do thất bại, tin tưởngChúng ta trở nên tưởng tượng sáng tạo hơn khi có thể nhìn nhận mọi vật ở góc độ mới Eistein, người tin rằng điều then chốt đối với học tập là tư duy linh hoạt, từng nói: “Để nêu lên những câu hỏi mới, vấn đề mới, để nhìn nhận lại vấn đề cũ từ một góc mới, đòi hỏi phải có trí tưởng tượng sáng tạo, và tạo được những bước tiến thật sự” Theo Piaget, “hiểu là sáng chế” Chúng ta biến kiến thức thành của mình “bằng cách tái dựng nó thông qua hoạt động sáng tạo của trí óc” Còn Oliver Wendell Holmes
Trang 29thì nói: “Trí óc một khi đã được kéo dãn ra bởi một ý tưởng mới sẽ không bao giờ lấy lại kích cỡ ban đầu của nó nữa”.[33; tr97]
- Linh cảm: là một yếu tố quan trọng, linh cảm không chỉ làm nảy sinh ý tưởng mà còn tạo cho người nghệ sỹ những bước đột phá, bừng sáng trong hoạt động nghệ thuật Linh cảm trong sáng tạo nghệ thuật không phải là yếu tố quyết định, mà kết quả của sự bừng sáng mang lại giá trị xã hội phải dựa trên cơ sở nền tảng kiến thức, vốn hiểu biết, dựa trên sự tích cực mới có được, chính vì vậy linh cảm không được coi là quan trọng nhất Linh cảm và trực giác cũng là những yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sáng tạo Nó không phải là yếu tố cơ bản tạo tiền
đề cho hoạt động sáng tạo, nhưng nó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sáng tạo Đó là sự tích lũy các kinh nghiệm bằng sự lao động
- Tình cảm nghệ thuật rất cần cho sáng tạo nghệ thuật, đây là một quá trình tâm
lý mang nét riêng rất rõ ràng Trong sáng tạo nghệ thuật, tình cảm nghệ thuật được hình thành dựa trên xúc cảm sẽ liên kết với nhu cầu nhận thức, khả năng nhận thức Tình cảm nghệ thuật quyết định rất lớn đến hiệu quả sáng tác nghệ thuật
Trong sáng tác nghệ thuật có 4 yếu tố là tri giác, cảm xúc, tư duy và tưởng tượng Động cơ sáng tạo: Gốc của động cơ là nhu cầu Đứa trẻ không thể sáng tạo nếu không có nhu cầu Nhu cầu là nội tại, xuất phát từ bên trong, nó là cái chủ thể thấy rất cần, đang còn thiếu, cần thỏa mãn Nhu cầu xuất phát từ lòng hiếu kỳ và sự bất toại Hai yếu tố này có thể nhiều, ít tùy từng cá thể Thường những người nổi tiếng luôn luôn có hai đức tính này “Chưa có một người nổi tiếng nào mà thiếu hai yếu tố này Cũng chưa có một kẻ tầm thường nào lại có đủ hai yếu tố này.” Nếu chỉ có hiếu
kỳ thì chủ thể chỉ có ở mức độ ganh tỵ chứ chưa tạo ra được những hoạt động có ích Tóm lại, Hoạt động sáng tạo có tiền đề từ lao động, hoạt động vô thức và từ cảm hứng Các thành phần này luôn luôn đi với nhau, tạo ra sự thống nhất để chủ thể dễ dàng tiến hành hoạt động sáng tạo
Quá trình lao động giúp chủ thể tích lũy kinh nghiệm, những sự kiện giúp cho
Trang 30hoạt động vô thức Hoạt động vô thức làm nảy sinh cảm hứng Lao động là một hoạt động có ý thức nhưng dần dần khi con người có niềm say mê cao độ, lao động sẽ trở thành hoạt động vô thức, tạo nên nguồn cảm hứng sáng tạo Trong sáng tạo nghệ thuật cảm hứng có vai trò quan trọng Mối quan hệ giữa ba yếu tố này làm cho quá trình sáng tạo, đặc biệt là sáng tạo nghệ thuật trở nên dễ dàng cho chủ thể
1.3 Những yếu tố hình thành trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ em
* Những yếu tố cơ bản tạo nên tiền đề cho trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ
Quan điểm sáng tạo của Đan Mạch có nói đến những yếu tố ức chế hay phát huy
óc tưởng tượng sáng tạo như sau:
- Yếu tố ức chế óc sáng tạo: Phê bình tiêu cực, quản lý mục tiêu quá hẹp, cạnh tranh quá cao (sự so sánh với người khác), quá áp lực thời gian, đòi hỏi tham vọng quá cao, sợ thất bại, nghi ngờ
- Yếu tố phát huy óc sáng tạo: Những ý tưởng sáng tạo được công nhận tạo động lực cho các nhân sáng tạo nỗ lực hơn trong quá trình sáng tạo, cơ hội thử nghiệm, hợp tác, áp lực thời gian, yêu cầu cao, tự do thất bại, tin tưởng Chúng ta trở nên tưởng tượng sáng tạo hơn khi có thể nhìn nhận mọi vật ở góc độ mới
Eistein, người tin rằng điều then chốt đối với học tập là tư duy linh hoạt, từng nói: “Để nêu lên những câu hỏi mới, vấn đề mới, để nhìn nhận lại vấn đề cũ từ một góc mới, đòi hỏi phải có trí tưởng tượng sáng tạo, và tạo được những bước tiến thật sự”
Theo Piaget, “hiểu là sáng chế” Chúng ta biến kiến thức thành của mình “bằng cách tái dựng nó thông qua hoạt động sáng tạo của trí óc” Còn Oliver Wendell Holmes thì nói: “Trí óc một khi đã được kéo dãn ra bởi một ý tưởng mới sẽ không bao giờ lấy lại kích cỡ ban đầu của nó nữa”.[22; tr97]
- Linh cảm: là một yếu tố quan trọng, linh cảm không chỉ làm nảy sinh ý tưởng
mà còn tạo cho người nghệ sỹ những bước đột phá, bừng sáng trong hoạt động nghệ thuật Linh cảm trong sáng tạo nghệ thuật không phải là yếu tố quyết định, mà kết quả của sự bừng sáng mang lại giá trị xã hội phải dựa trên cơ sở nền tảng kiến thức, vốn
Trang 31hiểu biết, dựa trên sự tích cực mới có được Chính vì vậy linh cảm không được coi là quan trọng nhất Linh cảm và trực giác cũng là những yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sáng tạo Nó không phải là yếu tố cơ bản tạo tiền đề cho hoạt động sáng tạo, nhưng nó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sáng tạo Đó là sự tích lũy các kinh nghiệm bằng sự lao động
- Tình cảm nghệ thuật rất cần cho sáng tạo nghệ thuật, đây là một quá trình tâm
lý mang nét riêng rất rõ ràng Trong sáng tạo nghệ thuật, tình cảm nghệ thuật được hình thành dựa trên xúc cảm sẽ liên kết với nhu cầu nhận thức, khả năng nhận thức Tình cảm nghệ thuật quyết định rất lớn đến hiệu quả sáng tác nghệ thuật Trong sáng tác nghệ thuật có 4 yếu tố là: tri giác, cảm xúc, tư duy và tưởng tượng
- Sự nhạy cảm của chủ thể với vấn đề là yếu tố đầu tiên, là tiền đề cho sự sáng
tạo Sự nhạy cảm là trạng thái bên trong của chủ thể, nó đồng thời kích thích những hoạt động bên trong để giải quyết các vấn đề bên ngoài Những người nhạy cảm dễ thích nghi với hoàn cảnh và dễ dàng nhận ra những điều các cá nhân khác không biết
- Động cơ sáng tạo: Gốc của động cơ là nhu cầu Đứa trẻ không thể sáng tạo nếu
không có nhu cầu Nhu cầu là nội tại, xuất phát từ bên trong, nó là cái chủ thể thấy rất cần, đang còn thiếu, cần thỏa mãn Nhu cầu xuất phát từ lòng hiếu kỳ và sự bất toại
Tóm lại, hoạt động sáng tạo có tiền đề từ lao động, hoạt động vô thức và từ cảm hứng Các thành phần này luôn luôn đi với nhau, tạo ra sự thống nhất để chủ thể dễ dàng tiến hành hoạt động sáng tạo Quá trình lao động giúp chủ thể tích lũy kinh nghiệm, những sự kiện giúp cho hoạt động vô thức Hoạt động vô thức làm nảy sinh cảm hứng Lao động là một hoạt động có ý thức nhưng dần dần khi con người có niềm say mê cao độ, lao động sẽ trở thành hoạt động vô thức, tạo nên nguồn cảm hứng sáng tạo Trong sáng tạo nghệ thuật cảm hứng có vai trò quan trọng Mối quan hệ giữa ba yếu tố này làm cho quá trình sáng tạo, đặc biệt là sáng tạo nghệ thuật trở nên dễ dàng cho chủ thể Trong hoạt động sáng tạo con người không nên quá tỉnh táo Vậy khi tổ chức giờ tạo hình tùy thích nên tạo cho trẻ có cảm hứng Giáo viên chúng ta cần xem
Trang 32lại tỉ lệ phần trăm các trẻ đã có cảm hứng như thế nào trên cơ sở đó để đánh giá chất lượng tạo hình mầm non đến đâu
* Quá trình hình thành trí tưởng tượng sáng tạo
Tưởng tượng sáng tạo là một quá trình phối hợp của nhiều thành phần tâm lý khác nhau Ở mỗi giai đoạn của quá trình đó có những thành phần đóng vai trò cơ bản Theo PGS.TS Lê Thanh Thủy thì quá trình hoạt động tưởng tượng sáng tạo bao gồm 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn nhận thức vấn đề: Đây là giai đoạn chuẩn bị, tích lũy rất có ý thức
Lúc này người ta vận dụng những kinh nghiệm cũ, sắp xếp chúng một cách logic theo một mục đích của việc giải quyết vấn đề Nếu trong hoạt động, chủ thể nghèo nàn về vốn kinh nghiệm nhận thức, nghèo về xúc cảm và hứng thú thì sẽ kéo theo sự nghèo nàn về sức tưởng tượng, và tất nhiên giai đoạn tưởng tượng sẽ gặp nhiều khó khăn.[21; tr18-19]
- Giai đoạn phát sinh: Đây là giai đoạn có sự nung nấu, thai nghén vấn đề Ở
giai đoạn này có sự hoạt động khá tích cực của vô thức, bởi vậy linh cảm/ trực giác có
ý nghĩa quan trọng Linh cảm hoạt động dựa trên sự tích lũy vốn kinh nghiêm đã có Không phải tất cả các linh cảm đều đúng đắn, vì vậy phải có sự kiểm tra những linh cảm Trong giai đoạn này hoạt động có ý thức được phối hợp với hoạt động vô thức
- Giai đoạn phát minh: Đây là giai đoạn phát hiện (tìm ra) cách giải quyết vấn đề
thường bằng trực quan, được giải tỏa căng thẳng Giai đoạn này có sự chuyển hóa vô thức sang ý thức, quá trình này được thể hiện rõ nét bằng việc giải phóng trạng thái căng thẳng của chủ thể hoạt động Giai đoạn này được coi là đỉnh điểm của hoạt động tưởng tượng sáng tạo Trực giác sáng tạo thường được dựa trên nhiều thao tác tư duy, chính các thao tác của tư duy dẫn tới kết quả cần tìm
- Giai đoạn thực hiện kiểm tra: Giai đoạn này kiểm tra, xác minh sẽ là yếu tố
thúc đẩy cho sự phát triển hoạt động tiếp theo vì ở giai đoạn này diễn ra việc đánh giá
và tự đánh giá Lúc này người ta có thể đặt tình huống cụ thể hóa hình thức biểu hiện
Trang 33của sáng tạo và ngăn chặn được những sai sót hoặc bất lợi Trong quyển “Giáo dục phát triển năng lực sáng tạo” cũng cho rằng quá trình tưởng tượng sáng tạo trải qua 4
giai đoạn: [14; tr23-24]
- Giai đoạn chuẩn bị - Sản sinh ý tưởng mới: Ý tưởng mới được nảy sinh từ các
nguồn thông tin khác nhau: từ chuyển giao công nghệ, cách thức thực hiện, đưa sản phẩm từ một bối cảnh khác vào bối cảnh của tổ chức, lắng nghe nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm các viễn cảnh của tương lai, thu thập phân tích thông tin Internet…
- Giai đoạn ấp ủ - Tư duy về ý tưởng hay cơ hội:Khi ý tưởng nảy sinh thì các
nhân người tưởng tượng sáng tạo sẽ ấ ủ ý tưởng đó Trong giai đoạn này, ý tưởng đó sẽ
có phần thay đổi để hoàn thiện hơn Khi có cơ hội, ý tưởng đó sẽ được bộc lộ và thể hiện
- Giai đoạn phát triển ý tưởng – Khám phá những vấn đề mới, cách làm mới 30
thông qua sự trao đổi tự do và cởi mở trong công ty, trong nhóm làm việc dựa trên cơ cấu tổ chức linh hoạt, bình đẳng và có nhiều quyền tự chủ Quyền tự chủ của một tổ chức được xác định bởi các kỹ năng của các cá nhân và năng lực của các thành viên trong tổ chức
- Giai đoạn thực hiện ý tưởng mới – Phát minh: Chọn những ý tưởng mà tổ chức
có khả năng thực hiện dựa trên năng lực con người và nguồn lực của tổ chức Tập hợp những người có kỹ năng và kiến thức thực hiện ý tưởng mới, đầu tư công nghệ, kỹ thuật mới… để biến ý tưởng thành sản phẩm hay dịch vụ mới
Dưới góc độ hoạt động, có thể xem mỗi hành động tưởng tượng là một quá trình
nhằm giải quyết một nhiệm vụ nào đó nảy sinh từ quá trình nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn Hành động tưởng tượng sáng tạo thường trải qua các giai đoạn sau:
- Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề: Hoàn cảnh có vấn đề là hoàn cảnh chứa đựng những mâu thuẫn, những vấn đề mới đòi hỏi con người phải khám phá, giải quyết Tuy nhiên chỉ có những hoàn cảnh có tính chất bất định, không xác định rõ ràng, không đủ điều kiện để tư duy thì trí tưởng tượng của con người mới hoạt động Khi hoàn cảnh có
Trang 34vấn đề được xác định, nó sẽ quyết định toàn bộ tiến trình hoạt động của tưởng tượng Đây là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn quan trọng nhất, định hướng cho hoạt động nhưng những thành phần đó thường xuyên được đan lồng vào nhau Như vậy, cách phân chia các giai đoạn của quá trình tưởng tượng sáng tạo cũng chỉ là tương đối
* Cơ sở hình thành trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ
Tưởng tượng sáng tạo được coi là dạng hoạt động đặc biệt, là biểu hiện cao nhất trong đời sống tâm hồn con người Sức sáng tạo và trình độ sáng tạo của con người quy định trình độ phát triển của sản xuất xã hội
Lịch sử loài người là dòng chảy không ngừng của hoạt động sáng tạo Sáng tạo không phải là sự thể hiện mà dường như đó là quá trình tìm kiếm, phát hiện ra phương thức độc lập cá nhân để đối mặt với thế giới bên ngoài Đây chính là sự phối hợp, kết hợp giữa các kinh nghiệm cá nhân với các thông tin bên ngoài mà ở đó không có sự lựa chọn khác hơn là phải trở thành duy nhất, độc đáo
Bộ não không chỉ là cơ quan giữ lại và tái hiện kinh nghiệm sống của chúng ta
Nó còn là cơ quan phối hợp chỉnh lý một cách sáng tạo và xay lên những tình thế mới
và hành vi mới bằng những yếu tố của kinh nghiệm cũ đó
Chính hoạt động sáng tạo của con người đã làm cho con người trở thành một sinh vật hướng về tương lai của mình Hoạt động sáng tạo dựa trên năng lực phối hợp của bộ não chúng ta được khoa học tâm lý gọi là tưởng tượng
Do đó không có một ý nghĩa thực tế nghiêm chỉnh nào Nhưng thật ra, trí tưởng tượng là cơ sở của bất cứ hoạt động sáng tạo nào biểu diện hoàn toàn như nhau trong mọi phương diện của đời sống văn hóa Nó làm cho mọi sáng tạo nghệ thuật khoa học
và kỹ thuật có khả năng trở thành hiện thực
- Sự nhạy cảm của chủ thể đối với vấn đề Sự nhạy cảm là trạng thái bên trong giúp chủ thể dễ dàng tiếp nhận những vấn đề bên ngoài và biến những vấn đề bên ngoài và biến những vấn đề bên ngoài đó thành nhiệm vụ của chính bản thân mình, đồng thời kích thích những hoạt động bên trong giúp chủ thể giải quyết những vấn đề
Trang 35trong thực tiễn Sự nhạy cảm giúp chủ thể tiếp cận với hoàn cảnh có vấn đề nhanh chóng hơn, dễ dàng nhìn thấy những vấn đề mà người khác khó nhận ra Tính nhạy cảm cũng là cơ sở cho sự tích lũy mở rộng vốn tri thức cho tưởng tượng sáng tạo.[21; tr15]
- Động cơ sáng tạo cũng là một yếu tố quan trọng Đây chính là yếu tố thúc đẩy con người đến với hoạt động Gốc của động cơ chính là nhu cầu
Tư duy phân kỳ: Nói đến nền tảng của sáng tạo, người ta còn đề cập tới tư duy phân
kỳ Có hai phương thức tư duy:
Như vậy tưởng tượng là một thành phần của nhân cách Ở trẻ nhỏ thường tưởng tượng một cách không chủ định Do vậy, giáo dục trí tưởng tượng có chủ định, đặc biệt là tưởng tượng sáng tạo cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng
1.4 Một số vấn đề về hoạt động xếp dán tranh của trẻ mầm non
1.4.1 Đặc điểm khả năng xếp dán tranh của trẻ mầm non
Hoạt động xếp dán tranh có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ trên tất cả các mặt: Trí tuệ thể chất và thẫm mỹ Cũng là hoạt động tạo hình nhưng hoạt động xếp dán tranh lại có những điểm đặc biệt khác biệt so với những hoạt động khác Các hình mảng và mảng màu được cắt, xé sẳn, được sáp xếp trên một nền phẳng nhất định nên các hình mảng trong tranh xếp dán thường mang tính ước lệ, cô đọng hơn so với các hình mảng trong tranh vẽ do đó để thể hiện được hoạt động xếp dán tranh đòi hỏi mỗi đứa trẻ phải có khả năng nhất định, đó là:
- Khả năng lựa chon nội dung miêu tả
- Khả năng tạo hình ảnh nghệ thuật và sắp xếp hình lên nền phẳng
- Khả năng phối hợp và thể hiện màu sắc
- Khả năng cảm nhịp các bố cục trang trí
* Khả năng tạo hình ảnh nghệ thuật và sắp xếp hình lên nền phẳng
Trang 36Ở lứa tuổi nhỏ (2-4 tuổi) chưa có khả năng tạo ra các hình ảnh mang tính nghệ thuật trong các giờ xếp dán tranh Lứa tuổi này giáo viên mới chỉ chú ý đến việc rèn luyện cho trẻ có kỹ năng dán các hình trên nền phẳng và kỹ năng sắp đặt hình ảnh đơn giản trên mặt tranh ( thường là sắp xếp theo bố cục tự do)
Trẻ 4-5 tuổi đã có thể tạo ra các hình ảnh đơn giản như các hình, hình học, hoa lá bằng cách xé theo đường kim châm hay xé vụn giấy Lúc này, trẻ đã biết sắp xếp các hình ảnh trên nền phẳng theo một số dạng của bố cục trang trí dưới sự hướng dẫn của cô giáo
Đối với trẻ 5-6 tuổi, do các cơ tay của trẻ đã hoàn thiện hơn, vì thế nên trẻ đã có thể chủ động tạo ra các hình ảnh từ những mảnh giấy màu bằng cách xé vụn, xé thành từng mảnh giấy thích hợp Hơn nữa, lúc này trẻ cũng sử dụng được kéo nên đã có thể tạo ra các hình bằng cách cắt giấy rất ngộ nghĩnh
* Khả năng phối hợp và thể hiện màu sắc
- Khả năng phối hợp và thể hiện màu sắc của trẻ 5-6 tuổi trong xếp dán tranh là kết quả của quá trình từ lứa tuổi nhỏ Ở lứa tuổi nhỏ trẻ đã biết sử dụng màu sắc trong các sản phẩm tạo hình song chúng còn thể hiện màu rất lộn xộn, chưa có trật tự Đối với tranh đề tài hay tranh trang trí chúng đều tự do khi thể hiệ màu sắc, thường không theo một quy tắc nào
Ở lứa tuổi lớn hơn trẻ đã bắt đầu có ý thức sử dụng màu sắc trong tạo hình Đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi do tâm lý của trẻ đã hoàn thiện khả năng tư duy của chúng đã phát triển mạnh nên khả năng cảm nhận màu sắc của chúng cũng được bộc lộ rất rõ Trong tranh trang trí, trẻ đã có thể sử dụng màu sắc theo một trật tự nhất định (xen kẻ giữa các màu tạo ra nhịp trang trí)
Như vậy, nếu có những phương pháp, biện pháp tác động tích cực đến các hoạt động của trẻ thì có thể tạo điều kiện cho trẻ chủ động hơn tring việc sử dụng , phối hợp
và thể hiện màu sắc trong tranh trang trí
* Khả năng lựa chon nội dung miêu tả
Trang 37Đối với trẻ nhỏ (2-4 tuổi) thì dường như việc lựa chọ nội dung miêu tả cho “tác phẩm nghệ thuật” của mình dường như không thấy quan trọng chúng có thể làm bất cứ cái gì chúng muốn mà không để ý xem có giáo yêu cầu gì, trong hoạt động tạo hình trẻ chưa có khả năng lựa chọn cho mình nội dung để thể hiện ý tưởng tạo hình
Trẻ 4-5, 5-6 tuổi đã chủ động trong nội dung miêu tả chúng tích cực và say sưa thể hiệ ý tưởng tạo hình của mình theo đề tài tự chọn hay các giờ tạo hình trang trí: Ở lưa tuổi này những cảm xúc, tình cảm của trẻ phát triển mạnh hơn các lứa tuổi trước rất nhiều nên chúng dể dàng rung động trước những vẻ đẹp trong tự nhiên cũng như trong các tác phẩm nghệ thuật tạo hình
Trẻ 5-6 tuổi đã thực sự chủ động trong quá trình sáng tạo nghệ thuật Thông qua những giờ hợt động hình theo đề tài tự chọn và các giờ trang trí trẻ được thỏa sức thể hiện những ý tưởng ngộ nghĩnh của mình Lúc này do trẻ đã có nhiều khả năng tạo hình nhất định cần thiết cho HĐTH nên việc lựa chọn nội dung miêu tả cũng dể dàng hơn nhiều, trẻ cũng dể thể hiện được tâm tư, tình cảm của mình thông qua ngôn ngữ tạo hình
* Khả năng cảm nhịp các bố cục trang trí
Ở các lứa tuổi nhỏ tư duy không gian của trẻ chưa phát triển nên những nhịp điệu của bố cục trang trí dường như không có sự tác động lớn đối với trẻ mặc dù cảm xúc, tình cảm đã xuất hiện xong nó lại chưa phát triển mạnh mẽ nên trẻ chưa cảm nhận được hết vẻ đẹp trong các kiểu dạng sắp xếp các họa tiết của trang trí đến năm 5-6 tuổi
tư duy của trẻ đã hoàn thiện hơn trẻ đã có thể định hướng được trong không gian vì thế
mà trẻ đã có thể nhận ra các nhịp điệu được sắp xếp trong bố cục tranh trang trí Lúc này, những tình cảm , cảm cúc của trẻ cũng hoàn thiện và phát triển hơn nên trẻ có thể cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của màu sắc của họa tiết, của các kiểu dạng sắp xếp của họa tiết Hơn nữa nhờ sự phát triển của các yếu tố tâm lý cũng như những tình cảm, xúc cảm mà trẻ 5-6 tuổi không những cảm nhận được vẻ đẹp trong tranh trang trí mà chúng còn có thể tạo ra những bố cục trang trí sơ đẳng
Trang 38Như vậy, từ việc tìm hiểu khả năng của trẻ mầm non trong hoạt động xếp dán trang chúng ta có thể đi đến khẳng địng rằng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi không những có thể tái hiện lại vẻ đẹp của đối tượng sự vật trong thế giới xung quanh mà chúng còn có đủ khả năng sáng tạo thêm tạo ra những vẻ đẹp mới mang đậm màu sắc ngộ nghĩnh của trẻ thơ vì thế nên việc cho trẻ tìm hiểu khám phá và sáng tạo từ các vật liệu thiên nhiên thông qua ngôn ngữ tạo hình là điều mà các nhà giáo dục mà các nhà giáo dục quan tâm qua đó giúp trẻ có những hiểu biết về thiên nhiên cỏ cây hoa lá và thế giới xung quanh
1.4.2 Hình thức tổ chức hoạt động xếp dán tranh
Mục tiêu của GDMN nói chung hay giáo viên nói riêng là phát triển trẻ em một cách toàn diện và tổng thể Vì thế nhiệm vụ của giáo viên là phải hình thành cho trẻ ngay từ những năm đầu những năng lực chung, những cở sở ban đầu của nhân cách
Việc trẻ tiếp thu những vật liệu tự nhiên từ môi trường xung quanh qua hoạt động xếp dán tranh hay những hoạt động của trường mầm non sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát huy khả năng tưởng tượng sáng tạo của mình để tạo ra những sản phẩm độc đáo ngộ nghĩnh phù hợp với yêu cầu giáo dục
Giáo viên tổ chức cho trẻ tham gia tiết xếp dán tranh một cách thoải mái, vui vẻ nhiệt tình giáo viên có thể tổ chức hoạt động xếp dán tranh ở trên tiết học và ngoài tiết học
* Ở trên tiết học hay còn gọi là giờ hoạt động động chung là hình thức dạy học đóng vai trò chủ chốt , ở đó trẻ được tìm hiểu thế giới xung quanh một cách có hệ thống, có tổ chức Hoạt động xếp dán có thể tiến hành trên nhiều loại tiết học như:
- Ở tiết học XD: Ở các tiết đó, HĐXD là hoạt động chính, chiếm phần lớn thời gian Các nhiệm vụ của HĐXD là nhiệm vụ cơ bản, GV có thể chuẩn bị chu đáo đồ dùng xếp dán bằng các vật liệu tự nhiên 1 cách khoa học để khi trẻ xếp dán trẻ cảm thấy thích thú cảm nhân vẻ đẹp tự nhiên ngay trong tiết học của mình trẻ tự do lựa chọn vật liệu và thực hiện theo ý thích của mình bằng tư duy tượng sáng tạo
Trang 39- Ở các tiết học khác: Ở các tiết học này chúng ta có thể xen kẽ một số yếu tố của hoạt động xếp dán
* Hoạt động xếp dán tranh ngoài tiết học đây là hoạt động mang tính tự do mà trẻ có thể tham gia một cách tự nguyện, tự giác Các hoạt động này có thể diễn ra ở nhiều hoạt động khác nhau trong một ngày không theo một quy định chặt chẽ về giờ giấc
Giáo viên có thể đưa ra kế hoạch tổ chức hoat động xếp dán kết hợp với vui chơi
Giáo viên tổ chức hoạt động xếp dán theo nhóm : Xếp lá cây, sỏi, đá, xếp hột hạt
Cho trẻ chơi tự do ở góc tạo hình , trong giờ chơi tham quan hay ở gia đình Chơi xếp dán giấy, lá cây, hột hạt ở các góc trong lớp hay ở ngoài trời
* Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng nhiều hương pháp khác nhau để nhằm phát triển trí tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động xếp dán tranh
Dùng phương pháp trực quan: đây là phương pháp cơ bản trong hoạt động tạo hình nói chung và HĐXD nói riêng Đồng thời đây cũng là phương tiện quan trọng để trẻ nhận biết và thể hiện thế giới xung quanh Do đó giáo viên sử dụng phương pháp này tạo điều kiện giúp trẻ tích cực phát huy khả năng quan sát, phân biệt được những đặc điểm đặc trưng của riêng từng sự vật Giáo viên cho trẻ quan sát như: quan sát vật thât, quan sát mẫu đầu giờ học, xem tranh ảnh và tác phẩm nghệ thuật, xem cô làm mẫu và phân tích các tác phẩm xếp dán tranh của trẻ
Giáo viên sử dụng phương pháp dùng lời: Giáo viên sủ dụng lời nói, câu hỏi hay các tác phẩm văn học nhằm giúp trẻ nắm bắt được các kiến thức, kỹ năng dể dàng hơn Khi sử dụng các phương pháp này trong HĐXD sẽ giúp trẻ nãy sinh các xúc cảm, tình cảm miêu tả, kích thích được sự sáng tạo của trẻ trong HĐXDT
Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng phương pháp thực hành đây là phương pháp giúp trẻ sử dụng vật liệu – dụng cụ vào việc tạo hình thông qua các kỹ năng mà trẻ
Trang 40được lặp đi lặp lại nhiều lần Từ đó giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng trong HĐTH nói chung và HĐXD nói riêng như: Khả năng sắp xếp bố cục trong không gian trên mặt phẳng tranh, khả năng dựng hình, khả năng phối hợp màu sắc
Giáo viên có thể sử dụng một số biện pháp vui chơi nhằm phát huy tính tích cực của trẻ biện pháp này rất dể thu hút trẻ bởi yếu tố bất ngờ và giúp trẻ tập trung chú ý vào đối tượng khi quan sát hay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tạo hình
1.5 Hoạt động xếp dán tranh và sự phát triển tưởng tượng sáng tạo của trẻ em
1.5.1 Sự hình thành và phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động xếp dán tranh
Theo L.X.Vưgốtxki, A.V.Daparôgiét hoạt động trí tưởng tượng sáng tạo rất phức tạp và phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khác nhau
Yếu tố chủ quan: phụ thuộc vào kinh nghiệm, nhu cầu, hứng thú, năng lực thẻ hiện, trình độ kỹ thuật…
Yếu tố khách quan: môi trường xung quanh L.X.Vưgôtxki cũng khẳng định
“…trong việc phát triển sáng tác nghệ thuật của trẻ em, trong đó có cả nghệ thuật tạo
hình, cần phải tuân thủ nguyên tắc tự do…và để trẻ thể hiện được trí tưởng tượng
được những thói quen và kỹ năng nghệ thuật” [36,113]
Như vậy để hình thành và phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi trong hoạt động xếp dán
1.5.2 Những điều kiện phát triển tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt động xếp dán tranh
Điều kiện chủ quan
Trẻ cần có một vốn kinh nghiệm nhất định cần thiết về thế giới xung quanh và những hiểu biết cơ bản về kiến thức tạo hình
Các nhà khoa học L.X.Vưgôtxki, E.I.Ighachen, E.A.Phlorina, G.V.Labunxka, N.P.Xaculina khi nghiên cứu về sự sáng tạo của trẻ em đều khẳng định rằng “…những