1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào các trường THPT thành phố vĩnh long

115 389 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 513,39 KB

Nội dung

2.Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng của công tác phối hợpgiữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội xâm nhậpvào các trư

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, xã hội Việt Namchịu ảnh hưởng của cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực Cơ chế thị trường đã làmcho đời sống kinh tế xã hội ngày càng tăng trưởng, nhưng kéo theo đó là nhiều tệnạn cũng tăng lên như nghiện ngập, cờ bạc, lô đề, trộm cướp, gian dối, lừa đảo,mại dâm… Các tệ nạn này như một bệnh dịch lan truyền cả vào chốn học đường

và một số học sinh đã trở thành nạn nhân của nó Các tệ nạn mà học sinh thườngmắc phải là nói tục, chửi thề, hành xử có tính chất bạo lực, nghiện game, hútthuốc lá, nghiện ma túy, gian lận trong học tập, thậm chí cả cờ bạc

Trong các trường THCS tại thành phố Vĩnh Long, số học sinh vi phạm các

tệ nạn nói trên có chiều hướng gia tăng Điều đáng lo ngại là hiện tượng nói tụcchửi thề khá phổ biến trong học sinh, cả nam lẫn nữ Nhiều bạn có thói xấu khóbỏ: hễ mở miệng là phải chửi thề rồi nói gì mới nói, coi đó là chuyện bìnhthường, bất chấp phản ứng của mọi người xung quanh Có khi còn cho đó là dấuhiệu, là đặc điểm của “dân chơi sành điệu” Các bạn ấy thích “sáng tạo” ra những

từ mới, cách phát âm mới không theo một chuẩn mực nào, cho dù nó chướng taiđến đâu cũng mặc

Tệ nạn gian dối trong học tập và thi cử hiện nay đã đến mức báo động Sốhọc sinh trung thực và có tính tự trọng trở thành “quý hiếm” và thường phải chịubất công vì kẻ lười nhác, học dốt mà kết quả học tập, thi cử chẳng kém gì mình,

có khi còn cao hơn nhờ những trò gian dối như mở tài liệu hay quay cóp…

Tác hại của phim ảnh, sách truyện, băng đĩa… có nội dung không lànhmạnh đối với lứa tuổi học trò cũng rất đáng sợ Nếu thường xuyên đọc mục “Kí

sự pháp đình” trên báo Tuổi trẻ hay theo dõi báo Pháp luật, chúng ta sẽ thấy cónhững học sinh phải đứng trước vành móng ngựa, bị kết án tù vì đánh bạn, thậmchí giết chết bạn vì những nguyên nhân chẳng đáng kể như: hỏi mượn một cái gì

đó mà bạn không cho, đòi chép bài kiểm tra mà bạn không đưa cho chép, thậm

Trang 2

chí có khi chỉ vì một cái nhìn Câu trả lời lạnh tanh của một phạm nhân là họcsinh đã đánh bạn đến chết trước Tòa: “Thích thì đánh” là dấu hiệu cảnh báo nạnbạo lực trong học đường cần phải được ngăn chặn và loại trừ tận gốc.

Học sinh THCS là lứa tuổi tò mò, hiếu động, thích khám phá, tìm hiểunhưng chưa phân biệt nổi đúng sai nên dễ dàng trở thành đối tượng tấn công củacác tệ nạn xã hội Ban đầu, tệ nạn xã hội đến với tuổi thanh, thiếu niên một cáchrất tình cờ Học sinh thường bắt chước những điều mắt thấy tai nghe ngoài đờihay nhìn thấy trên phim ảnh, sách báo mà không phân tích, nhận xét đó là tốt hay

là xấu Thấy các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ sành điệu,thế là bắt chước Bạn bè xấu rủ rê hút thử, hít thử “cho biết cảm giác lạ”, mộtlần, hai lần… thế là thích, là thèm, thiếu không chịu được, rồi nghiện lúc nàokhông hay

Tệ nạn xã hội gây ra những tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình và xãhội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, nhân cách, tình cảm, kinh tế, sức khỏe…Đây là nguy cơ trước mắt và lâu dài không chỉ của một cá nhân mà là của cả dântộc và đất nước.Khi một ai đã nhiễm phải một tệ nạn nào đó thì rất khó từ bỏhoặc muốn dứt bỏ nó thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.Nóitục, chửi thề làm mất danh dự của cá nhân, chứng tỏ mình là người thiếu giáodục, vô văn hóa Gian lận trong học hành thi cử dần dần làm thoái hóa nhâncách, không còn tính tự trọng, tự lập, tạo cho mình thói lười nhác, ỷ lại, đối phó,lừa mình,…và tất yếu trở thành kẻ bất tài, vô dụng Chơi lô đề, cờ bạc là tự hủyhoại cuộc đời vì ông bà xưa đã đúc kết: Cờ bạc là bác thằng bần, cửa nhà bán hếttra chân vào cùm Hết tiền thì đi vay, đi mượn, dối trá, lừa đảo… để rồi mắc vàovòng tù tội.Nghiện hút thuốc lá, hê-rô-in vừa tốn tiền bạc vừa hại sức khỏe, vừa

dễ mắc các căn bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng xấu tới giống nòi

Chúng ta cần phải có những biện pháp tích cực để ngăn chặn, đẩy lùi vàtiến tới chấm dứt các tệ nạn xã hội trong xã hội nói chung, học đường nóiriêng.Trước hết nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội, thường

Trang 3

xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh trong việc phòngchống tệ nạn.Sau đó là có các hình thức hoạt động vui chơi bổ ích, lành mạnh đểcuốn hút và đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần phong phú của học sinh.Bêncạnh đó, mỗi học sinh phải biết cách giữ mình trước sự cám dỗ ghê gớm của các

tệ nạn, chọn bạn tốt để chơi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

Nếu tất cả học sinh chúng ta cùng đồng thanh nhất trí nói “Không” với các

tệ nạn thì chắc chắn môi trường học tập sẽ trong sáng và bản thân mỗi người sẽgiữ gìn được nhân phẩm cao quý của mình, vững bước tiến tới tương lai trên conđường đúng đắn mà mình đã chọn

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, là một giáo viên, chúng tôi nhận thấyviệc góp phần vào công tác giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhậpvào trường học nói chung, các trường THCS nói riêng ở thành phố Vĩnh Long làmột nhiệm vụ hết sức quan trọng của người làm công tác giáo dục Đó là lý dotại sao chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này

2.Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng của công tác phối hợpgiữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội xâm nhậpvào các trường THCS vào các trường THCS thành phố Vĩnh Long, đề tài đề xuấtmột số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục phòngchống tệ nạn xã hội xâm nhập vào các trường THCS thành phố Vĩnh Long

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Sự phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục phòng chống tệnạn xã hội xâm nhập vào các trường THCS thành phố Vĩnh Long

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dụcphòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào các trường THCS thành phố VĩnhLong

4 Giả thuyết khoa học

Trang 4

Việc phối hợp giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào cáctrường THCS thành phố Vĩnh Long còn có những hạn chế Nếu thực hiệnđược những biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dụcphòng chống các tệ nạn xã hội thông qua việc tuyên truyền; giáo dục có sự liên kếtgiữa nhà trường, gia đình và xã hội; xem giáo dục là quốc sách hàng đầu sẽ đẩy lùiđược các tệ nạn xã hội xâm nhập vào các trường THCS thành phố Vĩnh Long.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng tronggiáo dục phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường ở các trường THCS:Trường THCS Lê Quí Đôn, THCS Nguyễn Trường Tộ và THCS Nguyễn Trãi

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường và cộngđồng trong giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội ở các trường THCS thànhphố Vĩnh Long

5.3 Đề xuất một số biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dụcphòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào các trường THCS thành phố Vĩnh Long

6 Phạm vi nghiên cứu

-Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Trường THCS Lê Quí Đôn, THCS NguyễnTrường Tộ và THCS Nguyễn Trãi thuộc thành phố Vĩnh Long

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014-2016

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các biện phápphối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục phòng chống các tệ nạn xãhội xâm nhập vào các trường THCS Thành phố Vĩnh Long (Chủ yếu là các tệ nạn

ma túy, cờ bạc, trộm cắp, đánh nhau, hút thuốc lá, quan hệ nam nữ tuổi vị thànhniên, chơi điện tử)

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những tri thức lí luận liênquan đến vấn đề nghiên cứu thông qua đọc các văn bản, tài liệu

Nghiên cứu hồ sơ, các số liệu cụ thể, các tổng kết đánh giá, các kết quả thuđược qua các chương trình hành động của lực lượng công an, của các ban ngành liênquan, tình hình vi phạm các tệ nạn xã hội của học sinh (Tài liệu do Bộ công an, Bộ

Trang 5

giáo dục công bố) Qua đó thấy được những điều đã đạt được và chưa đạt được của

xã hội trong công tác đấu tranh phòng chống các tệ nạn nói chung cũng như trongtrường học nói riêng

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát

Quan sát thực trạng hoạt động học tập, vui chơi, giao lưu của học sinhTHCS ở các trường Lê Quí Đôn, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Trãi trên địa bànThành phố Vĩnh Long để thấy rõ nguyên nhân mắc các TNXH, quan sát các đốitượng học sinh có nghi vấn, quan sát công tác phối hợp giữa nhà trường với cộngđồng trong giáo dục phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào các trườngTHCS nêu trên trong những năm học 2014-2015 và 2015-2016

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp này dùng để hỗ trợ cho kết quả nghiên cứu được chính xáchơn Phỏng vấn chuyên viên phòng giáo dục phụ trách công tác ngoại khóa vàthể chất, Hiệu trưởng, Tổng phụ trách đội ở các trường THCS nói trên, các cán

bộ đoàn thể ở một số phường thuộc địa bàn Thành phố Vĩnh Long

7.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Sử dụng bảng hỏi với hệ thống câu hỏi đối với học sinh, hỏi những hiểu biết về TNXH.Sử dụng bảng hỏi đối với giáo viên và hiệu trưởng về các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục phòng chống các TNXH xâm nhập vào nhà trường THCS

7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Qua thực tế giáo dục học sinh về việc phòng chống các TNXH xâm nhậpvào các trường THCS trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long, trên cơ sở đó chúng tôitổng kết kinh nghiệm về việc phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáodục phòng chống các TNXH xâm nhập vào nhà trường THCS nói chung và đặcbiệt cho các trường THCS Lê Quí Đôn, Nguyễn Trường Tộ và Trường THCSNguyễn Trãi

7.2.5 Phương pháp chuyên gia

Trang 6

Tham khảo ý kiến của các đồng chí cán bộ đoàn thể, chuyên viên phòngGD&ĐT, cán bộ quản lý ở các trường trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long.

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Phương pháp này được sử dụng để xử lý số liệu thu được từ phương phápphỏng vấn và điều tra

8 Cấu trúc luận văn

Luận văn có cấu trúc gồm các phần:

Mở đầu

Chương 1: Cơ sở lí luận về việc phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong

giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào các trường THCS

Chương 2: Thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong

giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào các trường THCS Thành phốVĩnh Long

Chương 3: Biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục

phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào các trường THCS thành phố Vĩnh Long

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

XÂM NHẬP VÀO CÁC TRƯỜNG THCS

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề

Tệ nạn xã hội (TNXH) là một căn bệnh xã hội làm cản trở bước tiến của loàingười Trong mỗi giai đoạn lịch sử, ở mỗi quốc gia, TNXH đã gây ảnh hưởng xấuđến đời sống xã hội Đặc biệt vào những thập niên cuối thế kỷ XX và những nămđầu thế kỷ XXI, khi nền kinh tế thị trường phát triển, cùng với xu hướng hội nhậpkinh tế quốc tế và khu vực thì tệ nạn xã hội càng có cơ hội phát sinh, phát triển vàgây tác hại không nhỏ về kinh tế, chính trị, an ninh, sức khoẻ đạo đức, lối sống,thuần phong mỹ tục của các quốc gia trong đó có Việt Nam

Vì lẽ đó, vấn đề phòng chống TNXH đã trở thành mối quan tâm của cácquốc gia, tổ chức trên thế giới Liên hiệp quốc, tổ chức cảnh sát quốc tế( INTERPOL ) và các tổ chức quốc tế khác đã tổ chức nhiều hội nghị quốc tế,nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học và xuất bản nhiều ấn phẩm, công trìnhnghiên cứu liên quan vấn đề phòng chống TNXH

Không nằm ngoài tình hình chung của thế giới, trong những năm qua, ViệtNam đã có nhiều công trình nghiên cứu về TNXH của các cơ quan quản lý nhànước, các nhà nghiên cứu của Bộ Công an, Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội,Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia…đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về phòng, chống NXH và tội phạm với nhiều nội dung, gốc độ vàkhía cạnh khác nhau về TNXH Điển hình là các đề tài của các tổ chức và tác giảsau đây:

Trang 8

- Đề tài KX 0414 của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an nghiên cứu thực trạng,nguyên nhân và giải pháp phòng chống TNXH và tội phạm năm 2000;

- TNXH và các giải pháp đấu tranh phòng chống (Phạm Văn Đức- năm 1993);

- Tệ nạn xã hội ở Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (Lê Thế Tiệm và đồng nghiệp- năm 1994);

- Mại dâm và phòng chống mại dâm ( Bùi Toản - Tạp chí Công an Nhân dân

số 5- năm 1996 );

- Phòng chống tệ nạn cờ bạc, số đề trong tình trạng hiện nay (Nguyễn Xuân Yêm - Tạp chí Công an Nhân dân số 6 – năm 1996);

- Phòng chống ma tuý trong nhà trường ( Vũ Ngọc Bừng, 1994 );

- Tăng cường đấu tranh phòng chống TNXH bằng pháp luật trong giai đoạn hiện nay ( Luận án Tiến sĩ Luật học, Phan Đình Khánh bảo vệ năm 2001 tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh );

- Quản lý giáo dục học sinh phòng chống ma túy tại các trường THCS huyện Kiến Xương, Tỉnh Thái Bình (Luận văn Thạc sĩ, Mai Thành Khởi bảo vệ tại trường Đại học Quốc gia- năm 2012)

- Hiểm hoạ ma tuý và cuộc chiến mới (GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, TS Trần Văn Luyện, Nguyễn Thị Kim Liên, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội- năm

2003)

- Các tài liệu, băng hình, bài viết, trong các hội nghị, hội thảo đăng trên tạp chí của ngành Công an, Toà án, Kiểm sát, Viện nghiên cứu Nhà nướcvà Pháp luật thuộc Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Uỷ ban Quốc gia phòngchống AIDS; Vụ Công tác Học sinh, Sinh viên Bộ GD & ĐT; Các bài giảng trong một số Học viện, nhà trường

Các công trình nghiên cứu, các bài viết, các tài liệu trên đã tập trung đi sâunghiên cứu những vấn đề xoay quanh TNXH, đặc biệt quan tâm tới nguyên nhândẫn đến TNXH, thực trạng TNXH ở nước ta hiện nay, những tác hại về mọi mặtcủa TNXH đối với bản thân người mắc nói riêng và cả xã hội nói chung Trên cơ

Trang 9

sở đó, các tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn phòng ngừa, hạn chế

sự xâm nhập, phát sinh, phát triển các TNXH Những nghiên cứu này đã đónggóp không nhỏ trong việc trang bị những hiểu biết, những kiến thức cơ bản vềTNXH, góp phần tuyên truyền, giáo dục nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanhthiếu niên, HS phòng chống TNXH

Hiện nay TNXH đang xuất hiện len lỏi vào các lĩnh vực, các môitrường, các đối tượng, của xã hội và GD cũng không nằm ngoài thực trạng ấy.Tuy nhiên các công trình kể trên hầu hết đi sâu nghiên cứu những vấn đề chung

về TNXH, rất ít công trình dành riêng cho công tác phòng chống TNXH xâmnhập vào đời sống học đường, nhất là đề cập đến thực trạng TNXH xâm nhậpvào nhà trường Tại thành phố Vĩnh Long,trong những năm gần đây bên cạnh cáiđược là tốc độ đô thị hoá nhanh thì thực trạng TNXH cũng đang ở mứcbáo động.Đặc biệt là tình trạng TNXH xâm nhập vào các trường THCS thànhphố Vĩnh Long và có nguy cơ xâm nhập vào các trường ngày càng cao Mộtphần nguyên nhân của thực trạng trên là do đội ngũ làm công tác giáo dục họcsinh ở các trường THCS thành phố Vĩnh Long chưa có cơ sở lí luận cũng nhưchưa đầu tư một cách đúng mức cho công tác giáo dục học sinh phòng chống cácTNXH xâm nhập vào nhà trường Đề tài của tôi là sự tiếp nối những nghiên cứu

về sự phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục phòng chốngTNXH xâm nhập vào các trường THCS nhằm góp phần đưa ra những biện pháphữu hiệu nhất trong công tác phòngchống TNXH xâm nhập vào các trườngTHCS của thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

2 Giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội

2.1 Khái niệm giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội

2.1.1 Khái niệm về giáo dục

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặcbiệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử-xã hội củathế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh

Trang 10

hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xãhội loài người không ngừng tiến lên”.

Hoạt động giáo dục là quá trình tác động để hình thành nhân cách cho thế

hệ trẻ theo mục đích xã hội, quá trình này thực hiện qua các con đường: dạy học,các hoạt động, qua sinh hoạt tập thể và tự tu dưỡng

Giáo dục bao gồm dạy học và giáo dục theo nghĩa hẹp

Giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giaolưu cho học sinh, nhằm giúp họ nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và thái độ đúng,hình thành những thói quen, hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩnmực xã hội

Hiện nay, trên thế giới đang phải đối mặc với những vấn đề lớn của thờiđại như: hòa bình, dân số, môi trường, tệ nạn xã hội, chất lượng cuộc sống, Đểgiáo dục thế hệ trẻ thành những con người mới có khả năng và bản lĩnh thíchứng cao với những biến động của xã hội hiện đại, giáo dục trong nhà trường hiệnnay đã được bổ sung những nội dung mới cho phù hợp, cần thiết như: Giáo dụcmôi trường, giáo dục dân số, giới tính, phòng chống ma túy, bạo lực học đường,giáo dục giá trị và giáo dục quốc tế

Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, giáo dục phòng chống TNXH là một trong những nội dung không thể thiếu được nhằm mục đích định hướng và phát triển hoàn thiện nhân cách toàn diện cho học sinh

2.1.2 Khái niệm về tệ nạn xã hội

Theo từ điển bách khoa Công an Nhân dân Việt Nam: “Tệ nạn xã hội là mộthiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, biểu hiện bằng những hành vi sailệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đờisống cộng đồng”

Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệchchuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội có tính phổ biến thể hiện qua các phạm vi

có tính nguyên tắc về lối sống, truyền thống, văn hóa, đạo đức, trái với thuầnphong mỹ tục, và những quy tắc được thể chế hóa bằng pháp luật như:Thói hư,

Trang 11

tật xấu; Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu; Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín đồngbóng, bói toán gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đời sống kinh tế vănhóa và đạo đức xã hội.

Xem xét khái niệm trên ta thấy, hành vi TNXH có những đặc điểm sau:

- Hành vi sai lệch theo hướng tiêu cực so với những chuẩn mực xã hội vềpháp luật, đạo dức, lối sống, phong tục, tập quán đang được xã hội tôn trọng vàtuân theo

- Hành vi sai lệch có tính phổ biến, lặp lại nhiều lần, không phải là một hiệntượng đơn lẻ, cá biệt, có xu hướng phát triển, lây lan nhanh chóng trong xã hội

- Hành vi sai lệch thường có nhiều chủ thể, nhiều đối tượng tham gia ở cáclĩnh vực của đời sống ( kinh doanh, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, )

- Hành vi thuộc TNXH gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng vàtác động xấu đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ( kinh tế, chính trị, tư tưởngtình cảm, lối sống, đạo đức, an ninh trật tự, an toàn xã hội, )

2.1.3 Khái niệm giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội

Giáo dục phòng chống TNXH là giáo dục cho con người hiểu và có ý thứctrong việc đấu tranh loại trừ TNXH ra khỏi đời sống xã hội đồng thời đòi hỏiphải có sự tham gia của các cấp, các ngành, của toàn thể xã hội Trong đó, lựclượng cơ sở có một vai trò, vị trí rất quan trọng Đây là lực lượng chủ công, nòngcốt tuyên truyền, hướng dẫn quần chúng nhân dân và trực tiếp thực hiện các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các biện pháp theo chức năng, nhiệm

vụ của mình để phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn

Giáo dục phòng, chống TNXH là việc các cơ quan của Nhà nước, các tổchức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyênnhân, điều kiện của tình trạng mắc nhiễm TNXH nhằm ngăn chặn, hạn chế vàlàm giảm từng bước, tiến tới loại trừ TNXH ra khỏi đời sống xã hội

Giáo dục phòng chống TNXH là phương hướng chính là tư tưởng chỉ đạotrong công tác đấu tranh phòng, chống TNXH, ngăn chặn không để TNXH xảy

Trang 12

ra; thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ xã hội mới, không để người dân bị mắcphải những TNXH và bị xử lý bằng pháp luật.

Việc giáo dục phòng chống TNXH mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc,làm tốt công tác phòng chống TNXH giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự antoàn xã hội, bảo vệ tài sản của xã hội, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, phẩm giácủa mọi người dân

Làm tốt công tác giáo dục phòng chống TNXH cũng mang ý nghĩa kinh tếsâu sắc, tiết kiệm ngân sách Nhà nước, sức lao động của các nhân viên Nhànước, của công dân trong các hoạt động điều tra tuy tố xét xử, cũng như trongviệc giải quyết các vấn đề có liên quan đến TNXH

2.2 Một số thành tố cơ bản của quá trình giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội

2.2.1 Mục đích giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội

Giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội là để mọi người hiểu và ngăn ngừachặn đứng không để cho tệ nạn xã hội phát sinh, phát triển, lan rộng trên địa bàn,từng bước xoá bỏ dần những nguyên nhân điều kiện của tệ nạn xã hội, góp phầnxây dựng đời sống văn hoá lành mạnh, bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc.Mặc khác phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh những hành vi hoạt đông tệnạn xã hội góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội

2.2.2 Nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội

Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là quá trình Nhà nước cùng cácngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội và mọi công dân ( trong đó lựclượng công an là nòng cốt) tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện,ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội

Nghiêm cấm mọi hình thức hoạt động tệ nạn xã hội, xử lý thích đángnhững tên hoạt động chuyên nghiệp, hoạt động có ổ nhóm, những tên cầm đầuhoặc tổ chức lôi kéo người khác đi vào con đường tệ nạn xã hội Chủ độngphòng ngừa ngăn chặn không để tệ nạn xã hội lây lan phát triển gây tác hại đến

Trang 13

đời sống nhân dân và trật tự, an toàn xã hội Giáo dục cải tạo những người mắc

tệ nạn xã hội làm cho trở thành công dân có ích cho xã hội

Trong quá trình đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, Nhà nước ta luônchú trọng đến việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật và đã ban hành nhiềuvăn bản pháp luật để điều chỉnh công tác này như: tội chứa mại dâm: tội môi giớimại dâm; tội mua dâm người chưa thành niên; tội đánh bạc; tội tổ chức đánh bạchoặc gá bạc; các tội phạm về ma tuý

Để làm tốt công tác giáo dục phòng chống TNXH chúng ta cần thực hiện tốtcông tác tuyên truyền, giáo dục và xem đó là nhiệm vụ thường xuyên Đảm bảo

có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với địa phương và gia đình học sinh Phát huy hiệu quả vai trò, tấm gương đạo đức của CBGVNV và sự chủ động, tích cực của HS trong công tác phòng chống tệ nạn ma túy trong nhà trường và cộng đồng Hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phong phú, có sự đổi mới Nội dung tuyên truyền phải đảm bảo sâu rộng, phù hợp với địa bàn, đối tượng, lứa

tuổi và gắn với nội dung thực hiện cuộc vận động: “Xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch”.

Nội dung tuyên truyền chủ yếu gồm:

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh về phòng chống các TNXH

+ Các văn bản quy phạm pháp luật về phòngchống TNXH và các quy định khác có liên quan

+ Các khái niệm cơ bản về TNXH, tình hình phát triển, lây lan và tác hại của TNXH

+ Giáo dục học sinh có lối sống lành mạnh, kỹ năng ứng xử, ý thức trách nhiệm và hành động kiên quyết không tham gia vào các TNXH

+ Ý thức tự giác khai báo về những TNXH nhen nhóm trong nhà

trườnghoặc các phần tử xấu bên ngoài nhà trường có ý định lôi kéo học sinh

Trang 14

+ Ý thức trách nhiệm của CBGVNV và HS trong việc chống TNXH ngăn chặn TNXH xâm nhập vào nhà trường, gia đình và xã hội.

2.2.3 Phương pháp và hình thức giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội

Xây dựng kế hoạch và thường xuyên quan tâm quán triệt cho CB.CNV vàquần chúng nhân dân chấp hành đúng mọi chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách pháp luật Nhà nước Mọi hoạt động giáo dục và đào tạo của các nhàtrường trên địa bàn thành phố thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước;

Phương pháp và hình thức giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội được tiếnhành theo hai hướng cơ bản sau:

+ Hướng thứ nhất: Phát hiện, khắc phục, hạn chế và đi đến thủ tiêu các hiệntượng xã hội tiêu cực là những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến TNXH Đây làhướng mang tính cơ bản, chiến lược và lâu dài

+ Hướng thứ hai: Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại của TNXH.Đây cũng là một hướng quan trọng không thể xem nhẹ, bởi trong thực tế nhữngnguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển TNXH vẫn tồn tại, hoạt độngphòng chống TNXH còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nên TNXH vẫn xẩy ra.Hướng này đòi hỏi các cơ quan chức năng phối hợp kịp thời phát hiện, điều tra, đề

ra biện pháp khắc phục những TNXH

Phòng chống TNXH mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối kết hợpchặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân

Mục đích của công tác phòng chống TNXH là khắc phục, thủ tiêu cácnguyên nhân, điều kiện của TNXH nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm giảm từngbước tiến tới loại trừ TNXH này ra khỏi đời sống xã hội

Có kế hoạch cụ thể và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, các

tổ chức đoàn thể trong việc triển khai thực hiện chương trình phòng chống cácTNXH; có nhiều biện pháp phòng ngừa phát hiện và ngăn chặn kịp thời nhữngtác động tiêu cực trong việc sử dụng Internet, trò chơi điện tử, các tổ chức đánhbạc hoặc gá bạc, ghi đề hoặc các hoạt động xấu và không lành mạnh trong địa

Trang 15

bàn Kịp thời kiến nghị với công an xã và chính quyền địa phương có biện phápkiểm tra, giám sát, xử lý những biểu hiện phức tạp về các TNXH, gây tác độngxấu đến quần chúng nhân dân, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh,nghiêm cấm tuyệt đối việc tham gia các trò chơi games bạo lực, hoạt động đánhbài trong và ngoài giờ học;

Thường xuyên đẩy mạnh, tăng cường công tác giáo dục định hướng nắmbắt về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống cho toàn thể CB CNV vàquần chúng nhân dân, nâng cao tinh thần cảnh giác cho CB CNV và quần chúngnhân dân đối với âm mưu và các hoạt động chống phá Việt Nam của các thế lựcthù địch, từ đó nâng cao nhận thức đúng đắn về các chủ trương đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật Nhà nước Coi đây là nhiệm vụ quan trọng trongviệc giáo dục phòng chống TNXH trên địa bàn

Chỉ đạo thường xuyên, nhắc nhở, động viên các đoàn thể, các tổ chứcchính trị, xã hội trong địa bàn nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp, đấu tranh cóhiệu quả trong phòng chống các TNXH Đẩy mạnh hoạt động phòng chống cácTNXH, tạo điều kiện tốt nhất cho việc tổ chức các hoạt động lành mạnh như:Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong địa bàn…

Tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân ủng hộ và chăm sóc nhữngngười đã từng phạm tội và gia đình của họ, đồng thời tạo điều kiện cho mọingười dân tham gia vào các hoạt động phòng chống TNXH góp phần làm giảm

kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đã từng mắc lỗi;Treo băng rôn, panô,khẩu hiệu về phòng chống TNXH tại các phường trong địa bàn Thành phố VĩnhLong và các trường để tạo ra phong trào quần chúng sâu rộng, sự đồng tâm hợplực của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia vào công cuộc phòngchống TNXH ở nước ta nói chung và “Phong trào toàn dân tham gia phòng,chống TNXH tại cộng đồng dân cư” nói riêng;

Hàng năm có tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng

Trang 16

có sự định hướng cho công tác phòng chống TNXH trong thời gian tới Khenthưởng, biểu dương các tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác phòngchống các TNXH.

3 Giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào các trường THCS

3.1 Các loại TNXH có thể xâm nhập vào nhà trường

3.1.1 Ma túy

Theo từ điển Tiếng Việt: “Ma túy là tên gọi chung các chất có tác dụng gây trạngthái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen sẽ thành nghiện.”

Năm 1982, Tổ chức y tế thế giới ( TWO ) định nghĩa: “ Ma túy theo nghĩa rộng

là mọi thực thể hóa học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả nhữngcái được đòi hỏi để duy trì một sức khỏe bình thường, việc sử dụng những cái đó

sẽ làm biến đổi chức năng sinh học.”

Tại điều 2 Luật phòng chống ma túy được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 nước tathông qua ngày 9 tháng 2 năm 2000 quy định:

1 Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong cácdanh mục do Chính phủ ban hành

2 Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, để gây tình trạngnghiện đối với người sử dụng

3 Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu

sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.Theo tác giả Nguyễn Vũ Trung thì: “ Ma túy là một số chất tự nhiên hoặcchất tổng hợp ( hóa học ), khi đưa váo cơ thể người dưới bất cứ hình thức nào sẽgây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảogiác.”

Từ những định nghĩa trên ta có thể tóm lược như sau: Ma túy là các chất

tự nhiên hoặc nhân tạo khi đưa vào cơ thể người, nó tác dụng và làm thay đổisức khỏe, trạng thái, ý thức, tâm lý đối với người sử dụng Nếu lạm dụng việc sửdụng ma túy sẽ làm cho người đó lệ thuộc và gây ra những tổn hại đối với người

sử dụng và cộng đồng

3.1.2 Cờ bạc

Trang 17

Theo từ điển Tiếng Việt- NXB Khoa học Xã hội 1994 thì cờ bạc là tròchơi ăn thua bằng tiền.

Hành vi “cờ bạc” được hiểu là bất kỳ hình thức nào được ăn thua bằng tiềnmặt hoặc dùng hiện vật để gán nợ, hiện vật có thể là tài sản, hàng hóa như: vàng,bạc, đất đai, nhà cửa, xe cộ,…Các hình thức đánh bạc có thể là: đánh bài ba cây,

tổ tôm, sóc đĩa, bi da, cá cược ăn tiền qua bóng đá, chọi gà,… Tại điều 10 củaHiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định những biện pháp cấp bách bài trừmột số TNXH nghiêm trọng đã chỉ ra các hành vi đánh bạc bao gồm:

1 Đánh bạc dưới mọi hình thức: sóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tu lơ khơ, ba cây,

3.1.3 Trò chơi điện tử

Trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện tử, thườnggọi là “game”.Ngày nay trò chơi điện tử được đầu tư hết sức phong phú, đadạng Một loại trò chơi điện tử thật sự tạo nên một cơn “địa chấn” trong giới họcsinh mà ta không thể không nói đến là “game online” (trò chơi trực tuyến) bởihình ảnh đồ họa 3D sắc nét, người chơi có thể trực tiếp thi thố tài năng với nhauthông qua điều khiển các nhân vật ảo, vừa chơi game, vừa chat, có thể chuyểnnhượng các món đồ trong game (đồ ảo) Chính bởi tính đa dạng của trò chơi điện

tử mà nó lôi cuốn hấp dẫn mọi lứa tuổi, đặc biệt là thanh niên, học sinh

Những tác hại của trò chơi điện tử:

Trang 18

- Tốn thời gian: Để tiêu diệt một quái vật hay vượt qua một cửa ải trong tròchơi, người chơi phải mất một vài tiếng đồng hồ, nên nhiều học sinh đã bỏ học,trốn tiết, thậm chí bỏ nhà, quên cả ăn ngủ, sao nhãng học hành.

- Tốn tiền bạc: Với giá trung bình là 3000đ/1 giờ, nếu một ngày chơi nămtiếng thì một năm sẽ tiêu hết 5.400.000đ nghĩa là một tháng cũng mất sắp xỉ450.000đ

- Ảnh hưởng tới sức khỏe và trí óc: Chơi game liên tục khiến đầu óc mệtmỏi, bỏ ăn, quên ngủ, khiến cơ thể rã rời, đờ đẫn Đã có không ít trường hợp vìquá mê game mà đột quỵ, suy nhược cơ thể,…

- Chơi game ảnh hưởng tới nhân cách con người và các mối quan hệ xã hội:Nội dung các game bạo lực là cảnh các nhân vật tàn sát, tiêu diệt đồng loại, kíchđộng hận thù Vào 17/5/2010 “Sát thủ” Nguyễn Đức Nghĩa sinh viên trường Đạihọc Ngoại thương Hà Nội quê ở Kiên An, Hải Phòng đã giết bạn gái một cách dãman, hắn trả lời là học trên phim và game online Ngày 12/462013 Toàn án Nhândân Thành Phố Cần Thơ đã tuyên phạt bị cáo Phạm Văn Trọng(sinh 1993, sinhviên Ngành Khoa học cây trồng, thuộc Khoa Nông nghiệp và Khoa học ứngdụng, Đại học Cần Thơ mức án 7 năm tù về tội “giết người” để được tham giaHội chơi game trên mạng Đó là những bằng chứng về ảnh hưởng của chơigame

Như vậy, có thể nói rằng trò chơi điện tử, Internet, công nghệ thông tin hiệnđại của nhân loại đã bị biến tướng trở thành một TNXH trong học sinh, sinh viênvào con đường tội lỗi, thất học

3.1.4 Trộm cắp

Là hành động lấy của cải vật chất của người khác hoặc của công một cáchlén lút khi vắng người Đây là một tệ nạn có từ xa xưa ở khắp nơi trên thế giớivới những kẻ lười biếng, không chịu lao động nhưng lại muốn sống sung sướng,giàu có nhanh chóng Trộm cắp là bạn đồng hành của ma túy, cờ bạc, số đề, tròchơi điện tử

3.1.5 Bạo lực học đường

Trang 19

Trước đây bạo lực học đường chỉ xảy ra bình thường với các hình thứcđơn giản như các hành động chửi bới hay xúc phạm lăng mạ, xỉ nhục hoặc chàđạp nhân phẩm,làm tổn thương về mặt tinh thần con người bằng những lời nói.Hoặc một hình thức khác là đánh đập tra tấn trực tiếp lên thân thể khiến sức khỏe

bị tổn hại, và việc bạo lực chỉ xảy ra qua các hành động đấm đá hoặc gậy gộc.Nhưng hiện nay hình thức bạo lực học đường lại táo bạo hơn nhiều với nhữnghung khí như dao kéo khiến khả năng thương tích lớn hơn gây ra xây xát, chảymáu, tinh thần hoảng loạn, chấn động tâm lý…Ngoài ra thì nữ sinh cũng có hìnhthức bạo lực vô cùng chà đạp nhân phẩm đó chính là lột áo, quay clip để xỉnhục Đây cũng chính là một hồi chuông cảnh báo cho nên giáo dục trong nướchiện nay Cần có những biện pháp giáo dục tốt hơn đối với các em học sinh

3.2 Khái niệm giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường

Ngày nay khi công nghệ thông tin có bước phát triển nhảy vọt, nền kinh tếthị trường phát triển mạnh kéo theo nhiều tệ nạn của xã hội hiện đại và chúngđang có nguy cơ xâm nhập ngày càng nhiều vào các nhà trường gây tâm lý lolắng cho những người làm công tác giáo dục, đội ngũ giáo viên và các bậc phụhuynh

Thực tế cho thấy những năm gần đây, các tệ nạn xã hội đã xâm nhập họcđường, các đối tượng xấu tìm mọi cách để lôi kéo học sinh, đã có những trườnghợp học sinh sử dụng ma túy, chơi điện tử, hút thuốc lá, bạo lực học đường( đánh nhau ), cờ bạc, trộm cắp, quan hệ nam nữ tuổi vị thành niên…… Nhằmgiảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các loại tệ nạn xã hội đến học sinh,ngành Giáo dục đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập họcđường

Trong nhà trường, việc giáo dục phòng, chống TNXH xâm nhập nhà trường

là nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh vềtác hại của TNXH đối với bản thân, gia đình và xã hội, để cán bộ, giáo viên,

Trang 20

trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng chống ma túy, kiên quyết không để

ma túy có cơ hội xâm nhập vào trường học

Giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào các trường THCS làgiáo dục đến học sinh hiểu và phòng chống những hành vi vi phạm pháp luật,những hành vi sai lệch so với những chuẩn mực xã hội xảy ra trong trườnghọc Là chương trình giáo dục tác động vào nhận thức, thái độ, hành vi của mọingười, đặc biệt là học sinh lứa tuổi THCS nhằm giúp người học có những hiểubiết về các tệ nạn xã hội, về tác hại, nguyên nhân, về cách phòng ngừa Trên cơ

sở đó có những hoạt động tích cực góp phần ngăn chặn các TNXH, đảm bảo sứckhỏe, nhân cách, đạo đức và sự phát triển, an toàn của mỗi người, mỗi gia đình

và toàn nhân loại

3.3 Các thành tố cơ bản của quá trình giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường

3.3.1 Mục đích giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường

Công tác phòng chống TNXH cho học sinh là một trong những công tácgiáo dục pháp luật nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Lực lượngtham gia công tác giáo dục trong nhà trường không ai khác chính là các cấp quản

lý giáo dục , những người làm công tác giáo dục và các tổ chức đoàn thể,chính trị

xã hội trong nhà trường

Giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào các trường THCS làxây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện Tăng cường cácbiện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống TNXH,thực hiện các buổi sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của họcsinh trong việc “nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội”; phát huy vai tròcủa học sinh trong việc ngăn chặn TNXH và hành vi bạo lực xảy ra đối với bảnthân, bạn bè để có biện pháp xử lý kịp this; nhất là tệ nạn ma túy, cờ bạc, trộmcướp, gian dối,lừa đảo, … trong học sinh, kiên quyết không để các TNXH trên

Trang 21

xâm nhập vào trường học Việc phòng, chống TNXH có ý nghĩa lớn với cánhân, nhà trường, gia đình và xã hội

* Với cá nhân: Công tác phòng, chống TNXH sẽ giúp cho mỗi người có

nhận thức đầy đủ, đúng đắn về những tác hại của TNXH đối với chính mình

và xã hội Từ đó cá nhân sẽ có thái độ, hành vi tránh xa các tệ nạn xã hội Làmột tuyên truyền viên tích cực trong công tác phòng chống TNXH, góp phầnxây dựng xã hội an toàn, tốt đẹp

* Với nhà trường: Thực hiện tốt công tác phòng chống TNXH sẽ đảm

bảo cho học sinh một môi trường học tập, rèn luyện trong sang, lành mạnh,góp phần quan trọng phát triển toàn diện nhân cách người học sinh - chủ nhântương lai của đất nước

* Với gia đình: Làm tốt công tác phòng chống TNXH sẽ góp phần làm

cho mọi gia đình hạnh phúc hơn, kinh tế ổn định hơn và ngày càng phát triểnhơn

* Với xã hội: Thực hiện tốt công tác phòng chống TNXH sẽ góp phần

xây dựng một xã hội ổn định trật tự, tâp trung sức lực, trí tuệ, vật chất chocông cuộc phát triển đất nước

Với những ý nghĩ lớn lao và tích cực như vậy, công tác phòng chốngTNXH không chỉ là trách nhiệm của một vài cá nhân, gia đình hay cơ quanchức năng, nó đòi hỏi mọi người, mọi gia đình,mọi ngành mọi cấp cùng thamgia Trong đó ngành giáo dục đóng một vai trò trọng yếu

3.3.2 Nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường

Giáo dục dục phòng chống TNXH trong trường THCS là những công việccủa toàn thể giáo viên, nhân viên, học sinh, CMHS và các lực lượng xã hội trong

và ngoài nhà trường phải làm nhằm phòng chống sự xâm nhập của TNXH vàonhà trường, góp phần thực hiện hiệu quả các nội dung giáo dục trong nhà trườngnhằm hình thành và phát triển toàn diện học sinh theo mục tiêu giáo dục của nhà

Trang 22

Việc giáo dục học sinh phòng chống các TNXH trong nhà trường bao gồmcác hoạt động sau:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng chống TNXH có những đặc trưngriêng biệt theo từng tháng, học kỳ và năm học Việc xây dựng kế hoạch hoạtđộng cần theo hướng từ tổ chuyên môn đến nhà trường

- Tổ chức thực hiện kế hoạch theo từng lớp (GVCN), khối (Trưởng khối +GVCN), Trường (Tổng PTĐ, Bí thư Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP); Cần xâydựng hệ thống trong nhà trường để phòng chống TNXH trong đó giáo viênchủ nhiệm lớp là nòng cốt, các hoạt động của đoàn thanh niên trong trường rấtquan trọng Nhà trường và các nhà giáo dục vừa cương quyết đấu tranh vớiTNXH vừa giáo dục có lý, có tình để học sinh “tâm phục, khẩu phục” mà tựgiác thực hiện phòng chống TNXH Mỗi học kỳ có tổ chức vài hoạt động ngoạikhóa,…Mặc khác, viêc thực hiện kế hoạch phải có sự phối hợp giữa các lựclượng giáo dục trong và ngoài nhà trường Trong quá trình thực hiện công tácgiáo dục phòng chống TNXH phải đặc biệt chú ý đến những học sinh có dấuhiệu vi phạm TNXH, học sinh chậm tiến, học sinh xuất thân từ gia đình có hoàncảnh éo le

- Nội dung giáo dục phòng chống TNXH cũng bao gồm cả việc trang bị cơ

sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục học sinh phòng chống TNXH xâmnhập vào nhà trường Huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), từ giáoviên, các lực lượng xã hội (các nhà hảo tâm), Hội CMHS tham gia đóng gópkinh phí, tạo quỹ cho hoạt động phòng chống TNXH xâm nhập vào trường học

Nội dung của công tác này phải được đưa vào kế hoạch của nhà trườngtrong nội & ngoại khoá, chương trình công tác của các tổ chức đoàn thể chínhtrị, xã hội trong trường Đây là công tác mà mọi thành viên trong Hội đồng sưphạm và các thành viên trong trường cùng tham gia Công tác phòng chống

Trang 23

TNXH luôn lấy phòng là chính, giáo dục để học sinh tránh xa TNXH, răn đe

Nâng cao nhận thức cho GV và HS về tác hại của TNXH và sự cần thiết

của công tác phòng chống TNXH xâm nhập vào trường học.Để thực hiện hiệu

quả công tác này thì việc đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm là việc nâng caonhận thức cho GV và HS về tác hại của TNXH và sự cần thiết của công tácphòng chống TNXH xâm nhập vào trường học.Có nhận thức đầy đủ thì bản thânmỗi giáo viên và học sinh mới thật sự hưởng ứng tham gia công tác này Nộidung biện pháp là cung cấp kiến thức, các thông tin về TNXH như: Các loại tệnạn, tình hình vi phạm, biểu hiện, tác hại, nguyên nhân, cách phòng chống, khắcphục,… Trên cơ sở được cung cấp các kiến thức và thông tin, giáo viên và học

Trang 24

sinh sẽ được nâng cao hiểu biết, nhận rõ tác hại của TNXH và nâng cao đượcnhận thức về trách nhiệm, ý thức bản thân vào việc phòng chống TNXH Từ đótham gia một cách tự nguyện các hoạt động nhằm phòng chống các TNXH xâmnhập vào nhà trường.

Thực hiện giáo dục phòng chống TNXH qua công tác giảng dạy: Ngay

từ đầu năm học, Ban giám hiệu nên tổ chức quán triệt kế hoạch và các văn bảnliên quan đến công tác phòng chống TNXH đến tất cả các thành viên trong hộiđồng sư phạm, học sinh và phụ huynh học sinh Tổ chức tuyên truyền tác hại

và cách phòng chống TNXH, tuần sinh hoạt công dân đầu năm học, phongtrào xây dựng “Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanhlịch”, các cuộc tìm hiểu về tác hại của ma túy, nói không với vi phạm bạo lựchọc đường…Thông qua các bài giảng trong chương trình có liên quan đếnphòng chống TNXH xâm nhập vào nhà trường, các thầy cô giáo dạy các bộmôn Giáo dục công dân, Sinh học lồng ghép phổ biến nội dung luật phòngchống TNXH Cũng qua những bài học này, HS được phân tích để thấy ngườimắc TNXH vừa là nạn nhân và có thể là tội phạm Giáo viên dạy bộ môn Giáodục công dân cần tham gia tích hợp giáo dục pháp luật vào bộ môn , tạo điềukiện cho việc tuyên truyền về tác hại của ma túy, việc nghiện game và cácTNXH khác, giúp các em học sinh có hiểu biết về các TNXH, có biện phápphòng chống TNXH, hiểu được quy định của luật pháp về việc xử lý cácTNXH Để hưởng ứng phong trào nói không với TNXH, những băng rôn,khẩu hiệu, áp phích, tranh ảnh và góc truyền thông phòng chống TNXH khôngchỉ có ý nghĩa phản ánh một phong trào mà còn góp phần thể hiện tiếng nóicủa nhà trường, các em HS trong quyết tâm bài trừ TNXH Tóm lại nhữngthông tin về pháp luật, về TNXH và cách phòng chống TNXH phải đượcchuyển đến được từng HS một cách có chủ đô ông tích cực

Trang 25

Thực hiện giáo dục phòng chống TNXH qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Lấy xây để chống, nhiều hoạt động bổ ích, phù hợp với học sinh đã

được tổ chức Các hoạt động văn nghệ, TDTT hấp dẫn đối với các em vàchính các em đã làm cho những hoạt động này hấp dẫn hơn Tinh thần tuổi trẻnhư vậy cũng có thể thấy ở các giải đấu TDTT có chất lượng chuyên môn nhưgiải bóng đá mini học sinh THCS, giải cầu lông nam, nữ, thi các trò chơi dângian, Sinh hoạt tập thể, công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp được chỉ đạotheo tinh thần đổi mới, tiến hành thường xuyên với những hình thức phongphú Các chương trình giao lưu văn hoá, với nhiều câu hỏi có phần thưởng doĐTNCS Hồ Chí Minh kết hợp với Nhóm Giáo viên Giáo dục công dân tổ chức

đã trở thành diễn đàn cho các em trao đổi, thể hiện nhận thức và hiểu biết vềcác vấn đề thời sự, xã hội về phòng chống TNXH…Mời các nhân chứng sống

về nói chuyện với học sinh toàn trường trong buổi sinh hoạt thứ hai đầu tuần

về 2 cuốn sách “Mãi mãi tuổi hai mươi” và “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” đemlại cho học sinh những bài học về sự hy sinh của cha anh trong cuộc khángchiến chống Mỹ cứu nước Để xây dựng một ngôi trường sư phạm không chỉthi đua dạy tốt, học tốt mà còn tích cực giáo dục học sinh phòng chống TNXH

vì sự an toàn, lành mạnh của bản thân và mọi người Hoạt động giáo dục này

đã có tác động rất lớn đến kết quả giáo dục toàn diện học sinh trong các nhàtrường Thành công của nhà trường trong công tác phòng chống TNXH là kếtquả của sự đồng bộ trong việc lập kế hoạch, chỉ đạo, phối hợp, sáng tạo trongtriển khai thực hiện, công tác phòng chống TNXH

Thực hiện giáo dục phòng chống TNXH nhờ định hướng tiếp cận thông tin của học sinh: Đó là điều nên làm đối với mỗi nhà trường, gia đình và cả xã

hội khi mà ở đâu các em học sinh cũng có thể vào mạng vào các trang Webđen, cũng có thể chỉ gửi một tin nhắn lấy được các hình ảnh hở hang, đầy bạo

Trang 26

lực, vào chat Web cam buổi tối có rất nhiều người sẵn sàng “khoe hàng”…,vào bất kỳ một quán cài đặt phần mềm điện thoại di động nào cũng có thể càiđặt các video đồi truỵ…thì thấy rằng học sinh của chúng ta phải được sự giáodục của gia đình, nhà trường thế nào thì mới không sa vào các tệ nạn xã hội.Bởi vậy mỗi chúng ta cần định hướng cho các em cách tiếp cận các thông tinnhư: Cùng với gia đình quản lý dưới nhiều hình thức khi con em mình vàomạng tìm kiếm thông tin, Định hướng cho các em chỉ vào các trang Web lànhmạnh, phục vụ cho việc học Nên để các em đọc các tờ báo thuộc lứa tuổi các

em như: Hoa học trò, Văn học nhà trường, Toán học tuổi trẻ…Tạo điều kiện

để các em tham gia học tiếng Anh trực tuyến, thi học sinh giỏi “Tin học trẻkhông chuyên”, để các em thấy rằng vào mạng có quá nhiều cái còn đángquan tâm hơn những cái mà cả xã hội lên án

Thực hiện giáo dục phòng chống TNXH do đầu tư xây dựng đội ngũ làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh: “Muốn xây một ngôi nhà đẹp cần

phải có những kỹ sư tốt, muốn có một môi trường sư phạm tốt cần có nhữngthầy cô tài, đức” Một trong những nhiệm vụ được Đảng uỷ, Ban giám hiệuđặt ra là phải xây dựng đội ngũ CB.GV.CNV trong nhà trường có đức và cótài, vững vàng trong mọi hoàn cảnh Chúng ta đừng hiểu rằng TNXH là mối

đe doạ không chỉ đối với học sinh, mà hãy nhìn thẳng vào thực tế TNXH còn

“nhăm nhe” ảnh hưởng đến cả đội ngũ làm công tác giáo dục trong nhà trườngrất lớn Chỉ một chút xao lòng, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xãhội chúng ta sẽ mất đi những người thầy giáo giỏi, đó là điều mà chúng ta aicũng nhận thấy nhưng ít dám nói, hoặc có nhiều người chủ quan cho rằngTNXH thật khó đến với giáo viên, nhưng điều đó đâu có nghĩa là nó khôngrình rập gần ngay sát chúng ta Vẫn còn đó các thầy giáo đánh bài ăn tiền (rấtnhiều trường học có hiện tượng này), các thầy giáo đi thi hộ, thầy giáo tốngtiền, tình học sinh (báo chí đã đăng), lừa bạn để lấy tiền khi tuyển giáo viên,

Trang 27

học sinh vào trường,…là những điều làm cho Đảng ủy, Ban giám hiệu nhàtrường đáng phải suy nghĩ và đưa ra các biện pháp để xây dựng đội ngũ cán

bộ làm công tác giáo dục đức dục: Quan tâm, động viên kịp thời đến cán bộgiáo viên về mặt vật chất cũng như tình thần, tăng lương trước thời hạn,thưởng để CB.GV.CNV gắn bó, yêu nghề, yêu trường hơn Định hướngCB.GV.CNV tham gia đầy đủ các Đoàn thể của nhà trường như Công đoàn,Chi đoàn GV qua đó tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các thành viên Tuyêntruyền Pháp luật trong các buổi họp Hội đồng nhằm nâng cao sự hiểu biết củaCB.GV.CNV Kết nạp một số Đảng viên trẻ, có năng lực, có chí phấn đấu Tổchức tốt các hoạt động tập thể như thể thao (tham gia giải thể thao cán bộ-giáoviên do Công đoàn Ngành giáo dục Thành Phố tổ chức), các cuộc thi nấu ăn,cắm hoa nhân ngày 8/3, thi văn nghệ, bóng đá chào mừng ngày nhà giáo ViệtNam 20/11…Qua đó cán bộ-giáo viên hiểu nhau hơn, giúp đỡ nhau trong đờisống cũng như trong chuyên môn

4 Phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào các trường THCS

4.1 Khái niệm về việc phối hợp giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường

Là sự cộng tác cùng thực hiện nhiệm vụ giáo dục phòng chống tệ nạn xãhội xâm nhập vào học đường giữa nhà trường và các tổ chức chính trị, đoàn thể

ở địa phương nhằm giúp cho học sinh hiểu biết và tránh xa TNXH

Trong công tác phối hợp cần có sự đồng thuận ở hai phía nhà trường vàcộng đồng gắn với từng nhiệm vụ cụ thể trong việc thực hiện giáo dục phòngchống TNXH xâm nhập vào nhà trường Quá trình thực hiện phải có kiểm tra,giám sát, đôn đốc của các cấp quản lý đồng thời có sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm

để việc phối hợp đạt kết quả cao nhất có thể

4.2 Mục đích việc phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường

Trang 28

Phối hợp với Đoàn phường tạo lực lượng nòng cốt trong công tác tuyêntruyền giáo dục học sinh; xây dựng các phong trào, tổ chức các hoạt động xã hội,tuyên truyền phòng chống TNXH trong nhà trường, đảm bảo an ninh trật tự vàlàm trong sạch môi trường trong và ngoài trường học.

Tăng cường mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình nhằm tăngcường quản lý học sinh, ngăn ngừa các TNXH và kịp thời xử lý khi có vụ việcxảy ra liên quan đến học sinh

4.3 Nội dung phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường

Thực hiện tích hợp nội dung giáo dục, tuyên truyền phòng chống ma tuýtrong một số môn học chính khoá theo chương trình quy định như môn: GDCD,Sinh học, Địa lý và trong “Tuần lễ giáo dục công dân đầu năm học”, trong giờchào cờ đầu tuần

Giáo dục, tuyên truyền thông qua hoạt động ngoại khoá như: Thực hiện trongchương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với học sinh phổ thông; Tổ chức cáchoạt động văn nghệ, giao lưu; các cuộc thi tìm hiểu dưới dạng bài viết hoặc sânkhấu hoá, vẽ tranh, sáng tác, biểu diễn tiểu phẩm với đề tài về phòng, chốngTNXH; Tổ chức quán triệt trực tiếp, tuyên truyền trực quan hoặc thông qua các

ấn phẩm, phương tiện thông tin; Tổ chức giáo dục, tuyên truyền thông qua hoạtđộng của các tổ chức, đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn TNCS HCM, Hội LHTN

VN, Đội TNTP HCM, Ban đại diện CMHS, Hội Khuyến học

Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, tổ chức sơ kết, tổngkết đánh giá kết quả và báo cáo chi tiết về Phòng GD & ĐT Thành phố VĩnhLong Chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương, huy độngsức mạnh tổng hợp của toàn dân trong công tác đấu tranh phòng chống TNXH Đưa nội dung quy định về phòng, chống TNXH vào tiêu chí đánh giá thiđua, đánh giá hạnh kiểm, rèn luyện của người học Có hình thức biểu dương,khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích và xử lý nghiêm các viphạm trong công tác phòng chống TNXH trong nhà trường

Trang 29

Chủ động xây dựng các bộ tài liệu, các ấn phẩm, tờ rơi, pa nô, áp phích,khẩu hiệu, sách mỏng, đĩa CD phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục tại đơnvị.

Tổ chức khám sức khoẻ định kì cho học sinh, kiểm tra, xét nghiệm sửdụng ma tuý ngẫu nhiên và xét nghiệm đột xuất khi cần thiết đối với học sinh cóbiểu hiện nghi vấn sử dụng trái phép chất ma tuý

Tổ chức cho học sinh ký cam kết không liên quan đến các tệ nạn xã hội và

có xác nhận phối hợp quản lý của gia đình học sinh theo từng năm học

Lập hồ sơ theo dõi các trường hợp có liên quan đến TNXH, phân công các

tổ chức, cá nhân theo dõi, giúp đỡ người học có biểu hiện nghi vấn liên quan đếnTNXH để có hình thức phối hợp xử lí kịp thời

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện để học sinh và

CB, GV, CNV trong nhà trường tham gia thường xuyên các hoạt động văn hoá,thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần, tránh xa các tệ nạn xã hội

4.4 Phương pháp và hình thức phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường

Phương pháp là cách thức tổ chức học tập và làm việc theo chiều hướng tích cực

Trong giáo dục phòng chống TNXH xâm nhập vào các trường THCS cầnphải có sự phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng nhằm thắt chặt mối quan hệgiữa nhà trường, gia đình và chính quyền đoàn thể địa phương trong việc giáodục và phòng, chống TNXH xâm nhập nhà trường, không để các đối tượng xấungoài xã hội lôi kéo, dụ dỗ HS

Thực hiện giáo dục phòng chống TNXH thông qua mô hình Nhà Gia đình-Xã hội:Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một điều vô cùngquan trọng, và nhà trường đã cố gắng thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáodục với mô hình “Nhà trường- Gia đình- Xã hội” trong việc phòng chống cácTNXH như:Thông qua trang mạng Vietschool mỗi tuần đều có tự nhận xét củahọc sinh, của Ban thi đua lớp, của giáo viên chủ nhiệm, qua đó gia đình và

Trang 30

trường-nhà trường nắm bắt được thông tin về học sinh ở trường cũng như ở trường-nhà thậtchặt chẽ- Nhà trường cử ban nề nếp phối hợp chặt chẽ với công an trên địabàn chuyên phụ trách quản lý các tụ điểm game, quán trà sữa, các hiệu tạp hóabuôn bán các mặt hàng Trung Quốc mang tính độc hại cho người sử dụng Cửcác đồng chí trong tổ bảo vệ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về an ninh củađịa phương

Để góp phần ngăn chặn tình trạng TNXH xâm nhập học đường cần phải

có sự kết hợp giữa ba môi trường: nhà trường, gia đình và xã hội

Nhà trường tăng cường phối hợp thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật

tự trong nhà trường Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể và các cơquan liên quan ở địa phương để triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa

và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh vướng phải các TNXH Thực hiện

ký kết quy chế phối hợp với công an các cấp trong giữ gìn an ninh, trật tự trong,ngoài nhà trường, ngăn chặn TNXH xâm nhập vào nhà trường, ngăn chặn bạolực học đường Có kế hoạch phối hợp với Công an Thành phố và các ngành cóliên quan để tổ chức hội thảo về phòng chống TNXH và bạo lực học đường trongtrường học

Gia đình là cái nôi đầu tiên, là cơ sở gắn bó suốt đời của mỗi người Ngoàithời gian ở trên lớp các em chủ yếu sinh hoạt ở gia đình, do vậy cha mẹ và ngườithân là những người gần gũi, sát sao nhất những thay đổi tâm tư, suy nghĩ, hànhđộng, các mối quan hệ,… Qua đó, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh, hướng dẫn, phântích, định hướng, giúp các em đi đúng quỹ đạo.Chính vì thế một trong nhữngbiện pháp tối ưu mà những người làm công tác giáo dục cần quan tâm là sự kếthợp thường xuyên, chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để giáo dục học sinhphòng chống các TNXH.Mối quan hệ hữu cơ này có thể thực hiện dưới hìnhthức trao đổi thông tin qua sổ liên lạc, phiếu đánh giá, điện thoại hoặc gặp gỡtrực tiếp Nội dung trao đổi là kết quả học tập, những ưu, nhược điểm, nhữngbiểu hiện bất thường, những mối quan hệ mới của học sinh

Trang 31

Tiềm năng giáo dục của lực lượng xã hội như chính quyền, các cơ quanchức năng, các tổ chức đoàn thể xã hội (y tế, thể thao, Hội người cao tuổi, HộiPhụ nữ, Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc…), các đơn vị sản xuất, quân đội,công an, các cơ quan thông tin tuyên truyền,… là hết sức to lớn, được thể hiệntrên các lĩnh vục tư tưởng, chính trị, đạo đức, văn hóa- nghệ thuật… dưới hìnhthức kết nghĩa với nhà trường hoặc đỡ đầu nhà trường về xây dựng CSVC kỹthuật, giúp học sinh tham quan, học tập, giao lưu, tiếp xúc với người thật, việcthật, những gương sáng quanh ta Nếu nhà trường kết hợp tốt với các tổ chức xãhội sẽ tạo môi trường trong sáng lành mạnh, giúp học sinh hăng hái tham gia cáchoạt động vui chơi, học tập lành mạnh mà quên đi, tránh xa được các TNXH.

5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào các trường THCS

5.1 Các yếu tố chủ quan

- Giáo viên:Trong môi trường giáo dục trường học, lực lượng làm công

tác giáo dục chính không ai khác chính là giáo viên Là thầy cô giáo, ai cũngmong muốn giáo dục trẻ nên người, với các biện pháp đa dạng và phong phú;song các biện pháp cần bảo đảm tính sư phạm, không vi phạm nhân cách trẻ Tuynhiên vẫn còn một số giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của côngtác giáo dục phòng chống TNXH nên ý thức trách nhiệm của mình đối với việcnày còn thờ ơ, cho rằng đây là việc của Hiệu trưởng, Đoàn thanh niên hoặc các

tổ chức xã hội khác; Việc giảng dạy còn tập trung vào việc truyền thụ kiến thứcmôn học, thời gian giao tiếp giữa giáo viên và học sinh ngoài giờ học còn hạnchế, chưa đủ điều kiện để tác động đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.Trong việc giáo dục học sinh cá biệt, một số giáo viên chưa có sự hợp tác vớicác bộ phận trong nhà trường, thiếu sự gắn kết với PHHS nên đôi khi xử lý tìnhhuống một cách bột phát, hiệu quả chưa cao và chưa tạo được sự đồng thuận từnhiều phía nhà trường, gia đình và xã hội

Trang 32

- Bản thân học sinh: Thực trạng hiện nay, một số học sinh xuống cấp về

đạo đức, thích ăn chơi, đua đòi, sống buông thả Do sự chuyển biến về tâm lý ởlứa tuổi dậy thì, cùng với những kích thích xấu từ thế giới bên ngoài, thiếu sựquan tâm của gia đình khiến nhiều học sinh chưa xác định được mục đích, lýtưởng phấn đấu, chạy theo những cám vỗ đời thường Một số khác còn đua đòi,muốn chứng minh bản thân với bạn bè, sự nhạy cảm với những gì được gọi làkhác biệt, không ngại đua đòi bằng cách thể hiện bản thân mình cho “hợp thờiđại”, “đổi mới tư duy” Trong giai đoạn này sự phát triển cùa trẻ thiếu toàn diện,thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử của bản thân và sự non nớt trong

kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến thái độ sai trong nhận thức

và hành động Các em chưa định hình được lý tưởng sống cho bản thân nên rất

dễ sa đọa

- Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục của nhà trường

Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh còn hạn chế, chưa tạo được sự lôicuốn chủ động, chưa tạo nên xúc cảm sâu sắc cho học sinh; Chương trình giáodục đạo đức học sinh còn mang tính lý thuyết thiếu thực tiễn, việc giáo dục đạođức, lối sống bằng nêu những tấm gương tốt của những người xung quanh, củathầy, cô giáo và trong xã hội chưa được nhiều

Các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường còn thiếu các chương trình cụthể, thiết thực, chưa thực sự có sự định hướng chiều sâu cho học sinh có ý thứcpháp luật, có khả năng nhận thức về hành vi nào là hành vi đúng trong cáctrường hợp cụ thể, hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật

Việc phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để quản lý họcsinh, đảm bảo môi trường an ninh cho học tập cũng như rèn luyện chưa đượcchặt chẽ; Việc giáo dục kỹ năng sống chưa thực sự đi vào chiều sâu và thiếunhiều các điều kiện cần thiết để triển khai; Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh

đã có bước đầu nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Trang 33

5.2 Các yếu tố khách quan

- Điều kiện môi trường xã hội làyếu tố xã hội quan trọng có ảnh hưởngđến nhận thức về chuẩn mực đạo đức và hình thành thế giới quan và nhân sinhquan của học sinh Cùng với sự phát triển của xã hội, sự hội nhập nhiều mặt củađất nước mà mặt trái của sự hội nhập đó là hệ tư tưởng không lành mạnh, sự dunhập của lối sống thực dụng, sa đọa từ các nước phương Tây, sự xuống cấp củađạo đức xã hội; Trách nhiệm phối hợp quản lý, giáo dục và tuyên truyền của xãhội, nhà trường và gia đình chưa cao; Nhận thức pháp luật của một số cá nhâncòn hạn chế, khả năng nhận thức, phòng vệ và tự vệ của nạn nhân còn non nớttrong khi trình độ KHCN phát triển nhanh, đặc biệt là tin học thì chưa có cơ chếquản lý phù hợp, vì vậy những văn hóa phẩm đồi trụy, phản động, kích động,tình dục,kiếm hiệp, bạo lực thông qua internet đã len lỏi vào cuộc sống của một

số ít bộ phận học sinh

- Các phương tiện truyền thông hiện đại như facebook, zalo, các trang web

khác,…ở đâu các em cũng có thể vào mạng, vào các trang web đen, cũng có thểgửi tin nhắn, lấy được những hình ảnh hở hang, các clip đầy bạo lực, nhữngphim ảnh liên quan đến TNXH,…ảnh hưởng rất nhanh đến các em, dẫn đếnnhững hành vi bắt chướcmột cách lệch lạc rồi sa ngã và bị lôi kéo vào các TNXH

mà không hề hay biết.Sự việc này đã tạo ra khó khăn không nhỏ trong việc giảiquyết bạo lực và giáo dục đạo đức hoc sinh

- Trong thời buổi kinh tế thị trường, đa số các gia đình PHHS đều vì cơm

áo, gạo, tiền nên phải vất vả lo kinh tế của họ Lúc này đây, bạn bè chính là niềmvui, là mọi chia sẻ của các em học sinh Tuy nhiên phần lớn các em đều chưa ýthức và nhận xét được đâu là thành phần xấu, đâu là bạn tốt Mặt khác, với lứatuổi ăn chưa no, lo chưa tới này khi gặp phải vấn đề khó khăn, rút mắc họ cũngkhông đủ sức để che chở, giúp đỡ lẫn nhau Vì lẽ đó, việc sa ngả, bị cám vỗ thamgia các TNXH từ những kẻ xấu là đều không thể tránh khỏi

Trang 34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 chúng tôi đã tập trung phân tích và hệ thống hóa những nội dung cơbản của các khái niệm:TNXH, phòng chống TNXH xâm nhập vào các trườngTHCS ,sự phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục và phòngchống TNXH xâm nhập vào các trường THCS, qua đó có thể rút ra khái niệmnhư sau:

Môi trường giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng, vốn được coi làtrong sáng, lành mạnh nhưng trong bối cảnh hiện nay đang có nguy cơ bị TNXHxâm nhập, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục nhân cách học sinh Việcphối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục phòng chống TNXHxâm nhập vào các trường THCS vừa là khoa học vừa là nghệ thuật đòi hỏi ngườilàm công tác giáo dục phải nắm vững những vấn đề cơ bản trong phối hợp giữanhà trường với cộng đồng trong giáo dục phòng chống TNXH xâm nhập vào các

Trang 35

trường THCS Bên cạnh đó còn phải được trang bị những kiến thức lý luận vềTNXH, tác hại, nguyên nhân TNXH xâm nhập vào nhà trường, trên cơ sở đóxác định mục tiêu xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với cộng đồngtrong giáo dục phòng chống TNXH xâm nhập vào các trường THCS một cáchsáng tạo, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm đạt đượcmục tiêu giáo dục một cách hiệu quả nhất

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG

VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC HÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI XÂM NHẬP VÀO CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ VĨNH LONG 2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1 Mục đích khảo sát

Nhằm thu thâ ôp và đánh giá thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường

và cộng đồng trong giáo dục phòng chống TNXH xâm nhập vào các trườngTHCS Thành Phố Vĩnh Long

2.1.2 Nô ôi dung khảo sát

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phối hợp giữa nhà trường

và cộng đồng trong giáo dục phòng chống TNXH xâm nhập vào các trườngTHCS Thành Phố Vĩnh Long

2.1.3 Đối tượng khảo sát

Trang 36

Cán bô ô quản lí chính quyền, quản lí giáo dục, giáo viên, học sinh, cácđoàn thể chính trị xã hô ôi, cha mẹ học sinh…

2.1.4 Địa bàn khảo sát

Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sôngHậu và ở trung tâm khu vực ĐBSCL Có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý vàkhí hậu nên tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn Trong nhiều năm qua, cơ sở hạtầng đã được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp với nhiều công trình hữu ích, gópphần không nhỏ trong việc thay đổi diện mạo cảnh quan và nâng cao đời sốngtinh thần và vật chất của cư dân tỉnh nhà Trên con đường phát triển, để sớm trởthành một tỉnh khá, giàu, thế mạnh đặc trung của Vĩnh Long sẽ được khai thácmột các có hiệu quả, đó là:

- Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở khu vực trung tâm đồng bằng sông CửuLong Hệ thống giao thông đối ngoại khá thuận lợi, kể cả đường bộ, đường thủy

và đường hàng không (có quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80; 2 sông lớn là sông Tiền vàsông Hậu được nối liền bởi sông Mang Thít; gần cảng và sân bay Cần Thơ ),gần thành phố Cần Thơ - trung tâm phát triển của vùng đồng bằng sông CửuLong

- Đất có chất lượng cao, độ phì khá lớn, nguồn nước ngọt quanh năm, hệthống sông rạch dày, thuận tiện cho việc canh tác nông nghiệp, đặc biệt là trồngtrọt Vĩnh Long hiện là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất

cả nước, đặc biệt nằm trong vùng tứ giác phát triển cây ăn trái lớn nhất Đồngbằng sông Cửu Long, có tiềm năng phát triển các lúa, màu, cây ăn quả lớn, phục

vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Vĩnh Long là tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển du lịch (du lịch sinhthái, du lịch lịch sử văn hóa, hội nghị, hội thảo, thương mại

- Lao động dồi dào và có trình độ, đặc biệt lao động nông nghiệp có nhiềukinh nghiệm, khả năng nâng cao tỷ lệ qua đào tạo lớn Có truyền thống và tiềmnăng về đào tạo với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên

Trang 37

nghiệp, dạy nghề lớn, cơ sở vật chất và kỹ thuật tốt Nhân dân Vĩnh Long có truyềnthống cách mạng, luôn luôn đi đầu trong đấu tranh chống ngoại xâm trước kia vàtrong phát triển kinh tế hiện nay.

Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long

Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và Thành phốVĩnh Long với 109 xã, phường, thị trấn (94 xã, 5 thị trấn và 10 phường) Dân sốtỉnh Vĩnh Long trên 1 triệu người, trong đó dân số nông thôn chiếm trên 80%nhưng bình quân đất canh tác thấp Dân số trong độ tuổi lao động là 627.600người, chiếm 60,2% dân số toàn tỉnh Tỷ lệ này khá cao so với bình quân chungcủa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước Đây vừa là tiềm năng, songcũng là sức ép lớn về tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội khác trên địabàn Hiện nay, cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng bền vững,trong đó tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ

Về nguồn nhân lực.

- Dân số tỉnh Vĩnh Long trên 1 triệu người, trong đó dân số nông thônchiếm trên 80% nhưng bình quân đất canh tác thấp Đây là nguồn lao động chohoạt động sơ chế, gia công trong thời điểm nông nhàn và các công đoạn khôngđòi hỏi tay nghề cao, lao động theo kiểu ly nông mà không ly hương

- Dân số trong độ tuổi lao động là 627.600 người, chiếm 60,2% dân sốtoàn tỉnh Tỷ lệ này khá cao so với bình quân chung của vùng Đồng bằng sôngCửu Long và cả nước Đây vừa là tiềm năng, song cũng là sức ép lớn về tạo việclàm và giải quyết các vấn đề xã hội khác trên địa bàn Tuy nhiên, tỷ lệ lao động

từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng dân số đã đạt 59,1%, chỉ còn 1,1%lao động chưa làm việc

- Mạng lưới đào tạo được mở rộng, đến nay toàn tỉnh đã có 03 trường đạihọc, 05 trường cao đẳng, 02 trường trung học chuyên nghiệp Trong đó, mạnglưới dạy nghề có 02 trường cao đẳng nghề là Trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Long

và Cao đẳng Nghề số 9 cùng với nhiều cơ sở đào tạo nghề của tỉnh và huyện, thị,

Trang 38

thành phố có khả năng đào tạo được số lượng khá lớn học sinh, sinh viên chotỉnh và các tỉnh trong vùng.

- Hiện nay tỉnh đang thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực, năm

2015 tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh đã đạt 55% và mục tiêu đếnnăm 2020 đạt khoảng 75% Đây là nguồn lực hết sức cần thiết cho công nghiệphoá - hiện đại hoá trong những năm tới

Về văn hoá - thể dục thể thao: Toàn tỉnh hiện có 1 trung tâm văn hóa, 1

trung tâm TDTT và 1 thư viện cấp tỉnh; 8 trung tâm, nhà văn hóa, 8 đơn vị nghệthuật và 8 thư viện cấp huyện Đã hoàn thành xây dựng một số công trình văn hoátrọng điểm như khu tưởng niệm cố Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng, khu tưởng niệm

cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khu lưu niệm cố GS.VS Trần Đại Nghĩa, công viêntượng đài Vũng Liêm, Khu căn cứ Cách mạng Cái Ngang, Bảo tàng tỉnh, côngviên tượng đài Chiến thắng Mậu Thân, Nam Kỳ khởi nghĩa và một số công trìnhvăn hoá Vĩnh Long cũng là khu đô thị giàu tiềm năng du lịch, văn hóa, giải trí,

ẩm thực, thể thao Đó còn là mảnh đất truyền thống văn hóa với nhiều loại hìnhnghệ thuật: thơ ca, nhạc họa, đàn ca tài tử,… Cùng với tiềm năng về văn hóa , dulịch, Vĩnh Long còn là nơi có nhiều cơ sở Giáo dục-Đào tạo tập trung như: Đạihọc Sư phạm Kỹ thuật 4, Đại học Dân Lập Cửu Long, Đại Học Xây dựng MiềnTây, Trường Cao Đẳng Sư phạm, Trường Trung học Y tế,… Những cơ sở giáodục này đã góp phần tạo nên không khí học tập sôi nổi trong thế hệ trẻ ThànhPhố Vĩnh Long

Tình hình kinh tế - văn hóa- xã hội như trên của Thành Phố Vĩnh Long đãảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục và đào tạo của Thành Phố VĩnhLong Tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo sự xuất hiện của nhiều dịch vụ, nhiềuthành phần xã hội mà tiềm ẩn là TNXH Khi gặp người dân địa phương đang thấtnghiệp , thanh thiếu niên hư thì các TNXH càng dễ phát sinh, lây lan như một

Trang 39

dịch bệnh khắp các tổ dân phố, thôn xóm, khu dân cư gây ảnh hưởng không nhỏtới các em học sinh.

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, trong nhữngnăm qua đời sống văn hoá-xã hội được nâng lên một bước, nhân tố con ngườiđược chăm lo thường xuyên với những chương trình, dự án như: xoá đói, giảmnghèo, xoá nhà tạm , được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả quan trọng,hàng nghìn lượt hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn để phát triển sản xuất, hỗ trợ cảithiện nhà ở, được hưởng chế độ khám chữa bệnh theo quy định của Chính phủ,

từ đó đã động viên và tạo điều kiện để các hộ tự vươn lên thoát nghèo, tỷ lệ hộ

nghèo đã giảm từ 19% năm 2010 xuống còn 14% năm 2015 (theo chuẩn nghèo

đa chiều) Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện Các hoạt

động văn hoá được đẩy mạnh theo hướng tích cực, cơ sở hạ tầng từng bước đượccải thiện

Về giáo dục: Quy mô trường, lớp mầm non, phổ thông được sắp xếp ổn

định và phát triển theo nhu cầu từng địa phương Các trường học xây dựng môitrường sư phạm xanh, sạch, đẹp tạo vẻ mĩ quan ở từng đơn vị, xây dựng văn hóatrường học gần gũi và thân thiện Hiện nay toàn Thành Phố Vĩnh Long có 54trường mầm non, phổ thông và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên Cụ thể:Mầm non có 21 đơn vị gồm 20 trường (14 trường công lập- 06 trường tư thục)

và 1 Nhà trẻ; Cấp Tiểu học: 19 Trường (18 trường công lập); Cấp Trung học cơsở: 8 Trường công lập và Trung học phổ thông: 5 trường công lập (4 trườngTHPT và 1 trường THCS-THPT) Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thành Phố:1

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, chương trìnhkiên cố hoá trường, lớp học được đẩy mạnh; đảm bảo được xây mới, vững chắc,đảm bảo đủ phòng học, ánh sáng, bàn ghế đầy đủ,đảm bảo tiêu chuẩn học sinhcác cấp học, có bảng chống lóa, máy chiếu đa năng, phòng vi tính nối mạng

Trang 40

Internet, Hàng năm các đồ dùng và phương tiện dạy học đều được trang bị bổsung phục vụ tốt công tác dạy và học.

Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị trường học nghiêm túc thực hiệnviệc kiểm định chất lượng giáo dục Các trường học đã tích cực tự đánh giá cáctiêu chí và xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp cải tiến chất lượng; 100% cáctrường đã áp dụng phần mềm vào thực hiện kiểm định chất lượng Kết quả đãhoàn thành tự đánh giá : 43/48 đơn vị, tỷ lệ 89,6%; đánh giá ngoài 21 đơn vị, tỷ

lệ 43,75%; trong đó: không đạt 00, đạt cấp độ 1: 15, đạt cấp độ 2: 00, đạt cấp độ3: 6 ( Bậc học Mầm non: 14/21 trường đã đánh giá ngoài, tỷ lệ 15,8%, THCS :4/8 trường đã đánh giá ngoài, tỷ lệ 50%)

Về hệ thống các loại trường học ở Thành phố Vĩnh Long: Việc xuất hiệncác khu đô thị mới, các trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, giải trí…cùngvới các thành phần xã hội khác tập trung làm ăn, sinh sống dẫn tới dân số cơ họccủa Thành Phố Vĩnh Long tăng mạnh cũng xuất hiện những nhân tố mới Để đápứng nhu cầu giáo dục phổ thông, bên cạnh các loại hình trường công lập đóngtrên các Phường, Xã đã xuất hiện nhiều loại hình giáo dục như: bán công, dânlập với các trường như: Trung học phổ thông bán công Vĩnh Long, Trung tâmgiáo dục thường xuyên, trường bổ túc văn hóa tại chức,…Như vập về cơ bản hệthống các trường lớp đã đáp ứng nhu cầu đến trường của học sinh trong toànThành phố kể cả học sinh trong diện tạm trú các địa bàn khác học tại các trườngngoài công lập

Về chất lượng giáo dục: Hàng năm các cấp học, bậc học đều giữ vững vànâng cao ở các cấp học Tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành chương trình đạt100%, tỷ lệ học sinh THCS tốt nghiệp đạt 100% Trong các kỳ thi HSG,GVDG,Thành phố Vĩnh Long liên tục là đơn vị dẫn đầu toàn Tỉnh, được nhận cờ vàBằng khen của UBND Tỉnh Nhiều trường có truyền thống trong công tác bồidưỡng học sinh giỏi và chất lượng văn hóa và đạo đức tốt tạo nên thương hiệu là

Ngày đăng: 30/05/2017, 21:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ GD và ĐT (1999), các văn bản chỉ đạo GD phòng chống ma túy trong trường học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: các văn bản chỉ đạo GD phòng chống ma túy trong"trường học
Tác giả: Bộ GD và ĐT
Năm: 1999
2. Bộ GD và ĐT – Ban dân số kế hoạch hóa gia đình (1998), Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và đời sống gia đình, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục giới tính,"sức khỏe sinh sản và đời sống gia đình
Tác giả: Bộ GD và ĐT – Ban dân số kế hoạch hóa gia đình
Năm: 1998
3. Bộ GD và ĐT (2000), Điều lệ trường trung học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường trung học
Tác giả: Bộ GD và ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự"nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2000
22. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2001), Luật phòng chống ma túy, NXB Chính trị quo671c gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật phòng chống ma túy
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: NXBChính trị quo671c gia
Năm: 2001
23. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niện cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý GD-ĐT TƯ I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niện cơ bản về lý luận quản lý giáo"dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989
24. Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long (2010),Tài liệu Phòng chống HIV/ AIDS 25. Trần Quốc Thành (2003), Khoa học quản lý đại cương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Phòng chống HIV/ AIDS"25. Trần Quốc Thành (2003)," Khoa học quản lý đại cương
Tác giả: Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long (2010),Tài liệu Phòng chống HIV/ AIDS 25. Trần Quốc Thành
Năm: 2003
26. Nguyễn Vũ Trung (1999), Sổ tay phòng chống ma túy (2001), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay phòng chống ma túy
Tác giả: Nguyễn Vũ Trung (1999), Sổ tay phòng chống ma túy
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
27. Từ điển Việt Nam thông dụng (1998), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Việt Nam thông dụng
Tác giả: Từ điển Việt Nam thông dụng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
31. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Trần Quốc Thành (1997), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Trần Quốc Thành (1997), "Tâm lý học đại"cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Trần Quốc Thành
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
32. Viện ngôn ngữ học – Trung tâm từ điển ngôn ngữ học Hà Nội (1992), Từ điển Tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện ngôn ngữ học – Trung tâm từ điển ngôn ngữ học Hà Nội (1992), "Từ điển
Tác giả: Viện ngôn ngữ học – Trung tâm từ điển ngôn ngữ học Hà Nội
Năm: 1992
33. Viện khoa học xã hội – Thông tin khoa học chuyên đề (1997), Tệ nạn xã hội- căn nguyên, biểu hiện, phương thức khắc phục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện khoa học xã hội – Thông tin khoa học chuyên đề (1997)," Tệ nạn xã hội-"căn nguyên, biểu hiện, phương thức khắc phục
Tác giả: Viện khoa học xã hội – Thông tin khoa học chuyên đề
Năm: 1997
34. Vụ công tác lập pháp (2005), Những nội dung mới của Laut65 Giáo dục năm 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vụ công tác lập pháp (2005), "Những nội dung mới của Laut65 Giáo dục năm"2005
Tác giả: Vụ công tác lập pháp
Nhà XB: NXB Tư pháp
Năm: 2005
35. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Viết Vượng (2000), "Giáo dục học
Tác giả: Phạm Viết Vượng
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 2000
36. Nguyễn Xuân Yêm, Trần Văn Luyện (2000), Hiểm họa ma túy và cuộc chiến đấu mới, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Xuân Yêm, Trần Văn Luyện (2000), "Hiểm họa ma túy và cuộc chiến"đấu mới
Tác giả: Nguyễn Xuân Yêm, Trần Văn Luyện
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2000
37. Nguyễn Xuân Yêm (2003), Phòng chống tệ nạn ma túy trong nhà trường, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Xuân Yêm (2003)," Phòng chống tệ nạn ma túy trong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Xuân Yêm
Nhà XB: NXBCông an nhân dân
Năm: 2003
28. Từ điển bách khoa công an nhân dân (2000), NXB Công an nhân dân, Hà Nội Khác
30. Từ điển Tiếng Việt (1994), NXB Khoa học xã hội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w