Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những rủi ro trong chăn nuôi bò sữa tạicác hộ nông dân xã Mộc Bắc, sự tham gia của nam giới và nữ giới đối với quản lý những rủi r
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC ĐỒ THỊ viii
DANH MỤC CÁC HỘP ix
DANH MỤC VIẾT TẮT x
TÓM TẮT KHÓA LUẬN xi
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Lý luận về giới và vai trò của giới 5
2.1.2 Lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro 11
2.1.3 Nội dung về vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa tại các hộ nông dân 21
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa 23
2.2 Cơ sở thực tiễn 26
2.2.1 Thực tiễn về vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi trên thế giới 26
Trang 22.2.2 Thực tiễn về vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi ở
Việt Nam 29
2.2.3 Bài học kinh nghiệm 31
PHẦN III 33
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 33
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 36
3.2 Phương pháp nghiên cứu 42
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 42
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 43
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 44
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 45
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 45
PHẦN IV KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
4.1 Tình hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Mộc Bắc 48
4.1.1 Biến động đàn bò sữa 48
4.1.2 Tình hình quản lý rủi ro của xã 50
4.2 Thực trạng rủi ro và vai trò của giới trong quản lý rủi ro tại các hộ nông dân 53
4.2.1 Thông tin chung về các hộ điều tra 53
4.2.2 Thực trạng chăn nuôi tại các hộ nông dân 54
4.2.3 Vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam 66
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa 77
4.3.1 Trình độ học vấn 77
4.3.2 Kinh nghiệm chăn nuôi 80
Trang 34.3.3 Tham gia tập huấn 81
4.3.4 Các yếu tố khác 82
4.4 Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa 86
4.4.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới 86
4.4.2 Nâng cao kiến thức chuyên môn về chăn nuôi bò sữa cho cả hai giới, lồng ghép giới vào các hoạt động khuyến nông về chăn nuôi bò sữa của địa phương 87
4.4.3 Thúc đẩy sự tham gia hoạt động của phụ nữ trong các tổ chức cộng đồng 88
4.4.4 Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực cho nữ giới 89
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90
5.1 Kết luận 90
5.2 Khuyến nghị 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 95
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Mộc Bắc giai đoạn 2012 –
2014 35
Bảng 3.2 Tình hình sản xuất - kinh doanh của xã giai đoạn 2012 – 2014 .37
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của xã 39
Bảng 3.4 Tình hình dân số và lao động của xã giai đoạn 2012 – 2014 41
Bảng 3.5 Phương pháp thu thập thông tin 44
Bảng 4.1 Tình hình biến động đàn bò của xã qua các năm 48
Bảng 4.2 Thực trạng rủi ro diễn ra trên địa bàn xã trong năm qua 51
Bảng 4.3 Đặc điểm của các hộ điều tra 54
Bảng 4.4 Chuồng trại và phương thức chăn nuôi bò sữa tại các hộ 55
Bảng 4.5 Những rủi ro chính xuất hiện tại các hộ điều tra 57
Bảng 4.6 Rủi ro về con giống 59
Bảng 4.7 Rủi ro về dịch bệnh 60
Bảng 4.8 Rủi ro về thức ăn chăn nuôi 61
Bảng 4.9 Nguyên nhân rủi ro về kỹ thuật 62
Bảng 4.10 Tình trạng vốn của các hộ chăn nuôi bò trên địa bàn xã 63
Bảng 4.11 Rủi ro về thị trường 64
Bảng 4.12 Ứng xử của hộ khi gặp phải rủi ro 66
Bảng 4.13 Sự phân công ra quyết định trong chăn nuôi bò sữa 67
Bảng 4.14 Sự phân công công việc trong chăn nuôi bò sữa tại các hộ gia đình 69
Bảng 4.15 Vai trò của giới đối với quản lý rủi ro con giống 71
Bảng 4.16 Vai trò của giới đối với quản lý rủi ro dịch bệnh 72
Bảng 4.17 Vai trò của giới đối với quản lý rủi ro kỹ thuật 73
Bảng 4.18 Vai trò của giới đối với quản lý rủi ro tài chính 75
Bảng 4.19 Vai trò của giới đối với quản lý rủi ro thị trường 76
Trang 5Bảng 4.20 Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến vai trò quản lý rủi rocủa giới trong chăn nuôi bò sữa 78Bảng 4.21 Ảnh hưởng của kinh nghiệm chăn nuôi đến vai trò của giớitrong quản lý rủi ro 80Bảng 4.22 Ảnh hưởng của việc tham gia tập huấn đến vai trò quản lý rủi rotrong chăn nuôi bò sữa của giới 81Bảng 4.23 Giới với tiếp cận các kênh thông tin về thị trường, kỹ thuật,khoa học công nghệ 84
Trang 6DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1 Cơ cấu kinh tế xã Mộc Bắc năm 2014 36
Đồ thị 4.1 Cơ cấu đàn bò sữa tại xã Mộc Bắc đến tháng 6-2015 49
Trang 7DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp ý kiến 1: Ý kiến của hộ về ảnh hưởng của trình độ học vấn đến vai trò của giới trong quản lý rủi ro chăn nuôi bò sữa 79Hộp ý kiến 2: Ý kiến của hộ về khả năng tiếp cận vốn của giới 83Hộp ý kiến 3: Ý kiến của hộ về ảnh hưởng của văn hóa, phong tục tập quán ở địa phương đến vai trò của giới trong quản lý rủi ro chăn nuôi bò sữa 85Hộp ý kiến 4: Ý kiến của hộ về ảnh hưởng của yếu tố chủ quan đến vai trò của giới trong quản lý rủi ro chăn nuôi bò sữa 86
Trang 8DANH MỤC VIẾT TẮT
- SXNN Sản xuất nông nghiệp
Trang 9TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng của ngành nông nghiệp, là hoạtđộng kinh tế chủ yếu của đa số hộ gia đình ở nông thôn Ở xã Mộc Bắc cũngvậy, bò sữa là vật nuôi đem lại nguồn thu nhập cao cho các hộ gia đình nhưngchăn nuôi bò sữa đòi hỏi người dân có trình độ kỹ thuật cao trong khi các hộdân ở đây chủ yếu chăn nuôi bằng kinh nghiệm là chính điều này làm chochăn nuôi bò sữa tiềm ẩn nhiều rủi ro Chăn nuôi bò sữa ở hộ gia đình có sựtham gia của cả vợ và chồng, để công tác quản lý rủi ro đạt hiệu quả cao nhất
và đạt được bình đẳng giới trong các hoạt động kinh tế nói chung và quản lýrủi ro ở nông hộ nói riêng, cần thiết phải nghiên cứu vai trò của giới trongquản lý rủi ro
Đề tài: “Vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa tại các hộ nông dân xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”
Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của giới đối với quản
lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa tại các hộ nông dân
Phân tích vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữatại các hộ nông dân xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của giới đối với quản lý rủi
ro trong chăn nuôi bò sữa tại các hộ nông dân
Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của giới đối với quản lý rủi
ro trong chăn nuôi bò sữa
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những rủi ro trong chăn nuôi bò sữa tạicác hộ nông dân xã Mộc Bắc, sự tham gia của nam giới và nữ giới đối với quản
lý những rủi ro đó và các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của giới đối với quản lýrủi ro trong chăn nuôi bò sữa
Trang 10Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào vai trò của giới trong quản lý rủi ro congiống, dịch bệnh, kỹ thuật, tài chính, thị trường tại các hộ chăn nuôi bò sữatrên địa bàn xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Để thuận tiện choviệc điều tra và xử lý số liệu, nghiên cứu giả định trong các hộ chăn nuôi bò sữangười vợ và chồng nắm giữ vai trò chính trong chăn nuôi và quản lý rủi ro, cáccon trai, con gái của hộ nắm vai trò không đáng kể Số liệu thứ cấp được thuthập từ năm 2012 – 2014, nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7/2015 đến tháng12/2015
Để đạt được mục tiêu của đề tài tôi đã tiến hành thu thập các thông tin sơcấp và thứ cấp Thông tin thứ cấp được thu thập từ các sách, báo, tạp chí,website, báo cáo của UBND xã Mộc Bắc, thông tin sơ cấp được thu thập bằngphương pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ phụ trách quản lý chăn nuôi bò sữa của
xã, điều tra chọn mẫu 60 hộ chăn nuôi bò sữa trong đó có 40 hộ quy mô nhỏchăn nuôi dưới 10 con, 20 hộ quy mô lớn chăn nuôi từ 10 con trở lên bằng mẫuphiếu điều tra soạn thảo sẵn theo nội dung khảo sát, có sự chỉnh sửa, bổ sungcho phù hợp với thực tế địa phương Số liệu thu thập được tổng hợp, phân loại,
xử lý bằng phần mềm Microsoft Excell và sử dụng phương pháp thống kê mô
tả, phương pháp so sánh để phân tích, mô tả thông tin, đưa ra các nhận xét vàđưa ra kết luận Kết quả nghiên cứu của đề tài như sau:
(1) Chăn nuôi bò sữa của xã Mộc Bắc đang ngày càng phát triển, số hộchăn nuôi bò sữa và số con bò mỗi hộ nuôi tăng nhanh qua các năm, năm 2012
số hộ chăn nuôi bò sữa là 34 hộ với 140 con, đến tháng 6/2015 con số đó là 84
hộ với 636 con bò tăng 50 hộ với 496 con bò, trong giai đoạn này đàn bò tăngmạnh nhất trong giai đoạn 2013 – 2014, đây là giai đoạn xã đã hoàn thành quyhoạch vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, cùng với các chính sách khuyếnkhích người dân phát triển chăn nuôi bò sữa của địa phương đã tạo điều kiệnthuận lợi cho nhiều hộ tham gia chăn nuôi cũng như mở rộng quy mô nuôi
Trong năm vừa qua trên địa bàn xã xuất hiện khá nhiều rủi ro, chủ yếu là
Trang 11rủi ro về dịch bệnh, thị trường, thức ăn, tuy nhiên với sự quản lý chặt chẽ củachính quyền địa phương và kinh nghiệm chăn nuôi nhiều năm của người dânnhững rủi ro này luôn được kiểm soát chặt chẽ.
(2) Chuồng trại chăn nuôi của các hộ đa số đã được kiên cố hóa, phươngthức chăn nuôi có sự chuyển đổi từ chăn nuôi tận dụng sang bán công nghiệp vàcông nghiệp Những rủi ro chính xuất hiện ở các hộ điều tra là rủi ro về congiống (31,7%) dịch bệnh (70%), thức ăn (35%), kỹ thuật (25%), tài chính(41,7%), thị trường (100%) Đây là những rủi ro thường gặp trong chăn nuôi nóichung và chăn nuôi bò sữa nói riêng
(3) Nam giới là người đóng vai trò chính trong quản lý rủi ro chăn nuôi
bò sữa của hộ, vai trò của nữ giới được biết đến chủ yếu là tham gia các côngviệc chăm sóc, nuôi dưỡng hàng ngày và cùng bàn bạc với chồng trong cácquyết định quản lý rủi ro Tỷ lệ nam giới đóng vai trò chính trong quản lý rủi
ro con giống là 76,7% cao hơn nữ giới 61,7%, dịch bệnh 68,3% gấp hơn 2,7lần nữ giới , kỹ thuật 70% gấp hơn 3,8 lần nữ giới, tài chính 68,3% cao hơn
nữ giới 43,3%, thị trường 65% gấp hơn 2,4 lần so với nữ giới
(4) Các yếu tố chính ảnh hưởng đến vai trò của giới trong quản lý rủi rochăn nuôi bò sữa là trình độ học vấn, kinh nghiệm chăn nuôi, sự tham gia vàocác lớp tập huấn Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: khả năng tiếp cận vốn,khả năng tiếp cận thông tin, văn hóa, phong tục tập quán và yếu tố chủ quan
(5) Các giải pháp đề xuất tập trung vào công tác tuyên truyền nâng caonhận thức về bình đẳng giới, năng cao kiến thức chuyên môn cho cả hai giớitrong đó quan tâm nhiều hơn đến nữ giới, nâng cao vị thế, tiếng nói, sự tự tincho nữ giới và tăng cường khả năng tiếp cận nguồn lực cho nữ giới
Cuối cùng đề tài đưa ra những kết luận và kiến nghị với Nhà nước, chínhquyền địa phương, các tổ chức đoàn thể về công tác chỉ đạo và công tác tuyêntruyền nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng giới nói chung và nâng cao vai trò củagiới trong quản lý rủi ro chăn nuôi nói riêng
Trang 12PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông thôn luôn là vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia, kể
cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao Nó là một trong hai ngànhsản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế, là khu vực sản xuất chủ yếu đảmbảo việc làm và đời sống cho xã hội.Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâuđời trong phát triển nông nghiệp, tỷ lệ lao động trong nhóm ngành nông - lâm
nghiệp và thuỷ sản ở mức 47,5% (Tổng cục thống kê,2014) Được sự hỗ trợ
tích cực của các Bộ, ngành, địa phương và sự nỗ lực của cộng đồng doanhnghiệp, lực lượng nông dân cả nước, kết quả phát triển toàn ngành nôngnghiệp đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, trở thành cứu cánh trong thời kìnền kinh tế khó khăn như hiện nay
Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng của ngành nông nghiệp, đóng vaitrò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, tậndụng những lợi thế về khí hậu, đất đai, lực lượng lao động dồi dào giàu kinhnghiệm sản xuất, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng ởnước ta đang từng bước phát triển và khẳng định vị thế của mình, theo báocáo kinh tế - xã hội năm 2014 của tổng cục thống kê tổng đàn bò sữa cả nước
là 227,6 nghìn con, tăng 22,1% so với năm 2013 và có xu hướng tiếp tục tăng
Nhận biết được thế mạnh này Đảng và Nhà nước đã đưa nhiều chínhsách hỗ trợ để phát triển chăn nuôi bò sữa như chính sách về vốn, con giống,thú ý,…, khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng tập trung, quy
mô lớn, cách xa khu dân cư, có sự liên kết chặt chẽ giữa hộ chăn nuôi, ngânhàng, doanh nghiệp, chính quyền các cấp và liên kết giữa hộ chăn nuôi bò sữavới các hộ trồng cỏ nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động trong nôngnghiệp, tăng giá trị sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân
Trang 13Đi kèm với những thuận lợi đó còn rất nhiều những khó khăn tháchthức mà ngành phải đối mặt Chăn nuôi chịu nhiều tác động của điều kiện tựnhiên, khí hậu cũng như giá cả thị trường đó là những rủi ro cản trở sự pháttriển của ngành chăn nuôi Rủi ro trong chăn nuôi rất khó lường trước, nguyênnhân rủi ro chủ yếu là do dịch bệnh, biến động giá cả thị trường, thiếu nguồnthức ăn chăn nuôi, người dân thiếu kiến thức, kỹ năng phòng tránh rủi ro, …Rủi ro gây ra những thiệt hại lớn về vốn, giảm thu nhập, lợi nhuận, ngưng trệsản xuất và đối tượng chịu thiệt hại trực tiếp ở đây chính là hộ nông dân.
Đa số chăn nuôi ở nước ta còn nhỏ lẻ, theo quy mô hộ gia đình có sựtham gia của cả gia đình Phụ nữ được coi là phái yếu, bên cạnh việc tham giasản xuất họ còn phải gánh vác công việc nội trợ, chăm sóc con cái nên họthường đảm nhận những công việc đơn giản hơn như các khâu cho ăn và vệsinh chuồng trại, chăn thả, bán sản phẩm trong khi người chồng thường đảmnhận việc chọn giống, quyết định quy mô nuôi, xây dựng chuồng trại hay việcmua sắm vật tư chăn nuôi,… sự phân công lao động như vậy cho thấy việcquản lý rủi ro của hộ do cả vợ và chồng đảm nhận Do đó, việc nghiên cứu,đánh giá đúng vai trò của nam và nữ trong quản lý rủi ro là rất cần thiết, gópphần để đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro
Mộc Bắc là xã thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, nằm ven đê sôngHồng là vùng có vị trí địa lý và tài nguyên thích hợp cho phát triển chăn nuôi
bò sữa quy mô lớn Chăn nuôi bò sữa ở xã đã xuất hiện từ năm 2002 nhưnggần đây mới phát triển Ngày 26/4/2014 Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã ban
hành Quyết định số 409/QĐ-UBND về “Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Nam năm 2014 – 2015” và đã được phê duyệt, trong đó nêu rõ lấy xã
Mộc Bắc huyện Duy Tiên làm trung tâm phát triển bò sữa của tỉnh, khuyếnkhích nông hộ mở rộng quy mô nuôi theo hình thức tập trung, quy mô lớn,nằm ngoài khu dân cư Việc khuyến khích này đem lại cho người dân nhiềuthuận lợi nhưng cũng tạo ra không ít thách thức, rủi ro rình rập, đòi hỏi hộphải có khả năng làm chủ, quản lý rủi ro để có thể gặt hái được thành công
Trang 14Hộ chăn nuôi phản ứng với rủi ro theo nhiều cách khác nhau như:chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi khác, sản xuất cầm chừng hay là thu hẹpquy mô… Tuy nhiên, điều này dẫn đến việc chăn nuôi kém hiệu quả, ngườidân lo sợ rủi ro không dám đầu tư Cái mà hộ cần là cách đối mặt với rủi ro,khắc phục đến mức thấp nhất thiệt hại từ rủi ro để đem lại hiệu quả cao trongchăn nuôi.
Do vậy, đề tài “Vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi
bò sữa tại các hộ nông dân xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam” được
chọn nghiên cứu nhằm tìm hiểu vai trò của giới và các yếu tố ảnh hưởng đếnvai trò của giới trong quản lý rủi ro chăn nuôi bò sữa từ đó đề xuất giải phápnhằm nâng cao vai trò của giới trong công tác quản lý rủi ro chăn nuôi bò sữacủa hộ, góp phần đạt được mục tiêu bình đẳng giới
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã Mộc Bắc và nhữngrủi ro mà các hộ chăn nuôi bò sữa đang gặp phải, vai trò của giới và các yếu tốảnh hưởng đến vai trò của giới trong việc quản lý rủi ro, từ đó đề xuất một sốgiải pháp nâng cao vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữatại các hộ nông dân xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của giới đối với quản lý rủi
ro trong chăn nuôi bò sữa
Trang 151.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng điều tra
- Hộ gia đình có cả vợ và chồng cùng tham gia chăn nuôi bò sữa trong
xã Mộc Bắc là đối tượng điều tra chính của đề tài
- Cán bộ quản lý, phụ trách bò sữa tại xã
Đối tượng nghiên cứu
- Các rủi ro trong chăn nuôi bò sữa tại các hộ nông dân trong xã và sựtham gia của nam giới và nữ giới trong quản lý rủi ro những đó
- Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trongchăn nuôi bò sữa tại các hộ nông dân trong xã
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung
Nghiên cứu tập trung vào vai trò của vợ và chồng đối với quản lýnhững rủi ro chính như: rủi ro con giống, dịch bệnh, kỹ thuật, tài chính, thịtrường tại các hộ chăn nuôi bò sữa và các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của họđối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa
Để thuận tiện cho việc điều tra và xử lý số liệu, nghiên cứu giả định trongcác hộ chăn nuôi bò sữa người vợ và chồng nắm giữ vai trò chính trong chănnuôi và quản lý rủi ro, các con trai, con gái của hộ nắm vai trò không đáng kể
Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2012 đến năm 2014, số liệu sơ cấpthu thập năm 2015, thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 7/ 2015 đếntháng 12 /2015
Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Trang 16PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về giới và vai trò của giới
a Khái niệm về giới
Giới và giới tính là hai thuật ngữ đã trở nên quen thuộc Tuy nhiên,trong thực tế nhiều người vẫn nhầm lẫn và tranh cãi về ý nghĩa của hai kháiniệm này hoặc cho rằng cả hai không có gì khác biệt hoặc chỉ muốn nói đếnhai nhóm người: phụ nữ và nam giới
Khái niệm về giới lần đầu tiên xuất hiện ở nước Anh vào những năm 60
và ở nước ta vào những năm 80 của thế kỉ 20 (UNDP, 1997)
Giới là các mối quan hệ và tương quan về vai trò, trách nhiệm, quyềnlợi mà xã hội định cho nam và nữ, bao gồm việc phân công lao động, các kiểuphân chia nguồn lợi ích, khả năng tiếp cận đến các nguồn lực
Giới là sự khác biệt giữa nam và nữ về góc độ xã hội, các đặc điểmkhác nhau do xã hội quyết định, các mối quan hệ giữa nam và nữ do xã hộixác lập nên Các vai trò của giới được xác định bởi các đặc tính xã hội, vănhóa và kinh tế, được nhận thức bởi các thành viên trong xã hội đó Do đó vai
trò của giới có sự biến động và thay đổi theo không gian và thời gian (Trần Thị Quế, 1999 và Nancy J.Hafkin, 2002).
Theo SEAGEP (2001)
Giới là sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam giới và phụ nữ như vaitrò, thái độ, hành vi ứng xử và các giá trị Vai trò giới được biết đến thông quaquá trình học tập và khác nhau theo từng nền văn hóa và thời gian, do vậygiới có thể thay đổi được
Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữkhông thể thay đổi được Chỉ có một số khác biệt nhỏ về vai trò của nam và
nữ về mặt sinh học và sinh lý trên cơ sở giới tính
Trang 17Như vậy:
Giới tính chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ góc độ sinh học
Sự khác biệt này liên quan đến tới quá trình tái sản xuất con người và ditruyền nòi giống
Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội vàcác kì vọng liên quan đến nam và nữ
b Đặc trưng cơ bản của giới
- Do dạy và học mà có: Từ khi trẻ sinh ra đã được dạy dỗ để làm con
trai hay con gái theo chuẩn mực, khuôn mẫu trong xã hội Cùng với thời gian,trẻ bước đầu có nhận biết thì tự chúng bắt đầu bắt chước hoặc học làm con gáihay làm con trai
- Đa dạng: Những khác biệt trong quan niệm xã hội giữa nam giới và
nữ giới liên quan đến nhiều mặt trong cuộc sống như công việc, vị thế, mứcthù lao, tính cách…
- Luôn thay đổi: Những quan niệm xã hội về phụ nữ và nam giới bị tác
động của nhiều yếu tố văn hóa, kinh tế, chính trị Những yếu tố này thay đổithì một số quan niệm về giới cũng thay đổi
- Có thể thay đổi được: Khác với giới tính không thể thay đổi được,
giới có thể thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội và sự thay đổi trongnhận thức và chuẩn mực xã hội
c Sự khác nhau giữa giới và giới tính
Khác với vấn đề giới tính vốn chỉ đề cập tới sự khác biệt sinh học giữanam giới và phụ nữ, khái niệm giới đề cập đến những khác biệt về mặt xã hội
do các nhóm xã hội con người tạo ra Những quan niệm về giới luôn nảy sinh
từ tính chất của các quan hệ xã hội và của những hình thái tổ chức xã hội khác
nhau (Nguyễn Đức Truyến và Nguyễn Thị Nguyệt Minh, 2000).
Tuy nhiên, trong thực tế người ta thường lấy sự khác biệt về giới tính
để giải thích sự khác biệt về giới
Trang 18nhiệm và hành vi mong đợi ở
nam và nữ trong một văn hóa
hoặc xã hội cụ thể
Văn hóa – những yếu tố của
giới khác nhau giữa các nền văn
hóa và bên trong các nền văn
ta sinh ra
Phổ biến – những đặc tính vềtình dục giống nhau trên toànthế giới – nam giới có dươngvật và phụ nữ có âm đạo ở tất cảcác nước
Bạn được sinh ra với giới tínhcủa bạn – điều này không thểthay đổi
(Nguồn: Peter Chown, 2008)
Nam giới được coi là phái mạnh, trụ cột của gia đình Với tính cáchmạnh mẽ, quyết đoán, năng động,… nam giới thích hợp với những công việcnặng nhọc, tham gia vào cộng đồng nhiều hơn nữ giới, trong khi nữ giới đượccoi là phái yếu, với bản tính dịu dàng, mềm yếu, tỷ mỉ,… thiên chức của phụ nữ
là làm mẹ, chăm sóc gia đình, dạy dỗ con cái, họ thích hợp với những công việcnội trợ và ít tham gia vào cộng đồng hơn là nam giới
Sự khác biệt về giới được thể hiện ở các khía cạnh:
Vai trò: Cả nam giới và phụ nữ đóng nhiều vai trò trong xã hội và các
vai trò này là khác nhau theo giới Các vai trò giới là tập hợp các hành vi ứng
xử mà xã hội mong đợi ở phụ nữ và nam giới liên quan đến những đặc điểm
và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ trongmột xã hội hay một nền văn hóa cụ thể nào đó Đó cũng là các mối quan hệgiữa phụ nữ và nam giới: ai nên làm gì, ai là người ra quyết định, khả năng
tiếp cận nguồn lực và các lợi ích (Trần Mai Hương và cộng sự, 2004).
Trang 19Phụ nữ thường thực hiện một lúc nhiều vai trò trong khi nam giớithường tập trung chủ yếu vào vai trò sản xuất.
Phụ nữ thường làm phần lớn các công việc tái sản xuất, họ cũng làmnhiều loại công việc cộng đồng Nam giới thường là người lãnh đạo và raquyết định, phụ nữ thường là người thừa hành
Phụ nữ và nam giới ngay cả khi làm cùng một việc thì vẫn có thể thựchiện theo các cách khác nhau
Sự phân công lao động: Sự phân công lao động theo giới đề cập đến
công việc khác nhau của nam giới và phụ nữ trong gia đình, trong sản xuất vàtrong cộng đồng Công việc của phụ nữ thường được trả lương thấp và bị coithường, trong khi nam giới được giao công việc có tầm quan trọng về mặt xã
hội tương đối cao hơn (Nguyễn Thị Nghĩa và Bùi Thị An, 2002).
Sức khỏe: Phụ nữ phải cáng đáng gánh nặng công việc nhiều hơn nam
giới, ít có thời gian nghỉ ngơi dẫn đến hậu quả là họ thường phải làm việc quásức, điều này có nhiều tác động lên sức khỏe và thể chất, mặt khác còn do yếu
tố di truyền bẩm sinh và vấn đề chăm sóc sức khỏe khác nhau giữa các giới
Tâm sinh lý: Nam giới có tâm lý cứng cỏi, mạnh mẽ, hành động dựa
vào lý trí… trong khi phụ nữ thì dịu dàng, tình cảm…
Quan niệm xã hội: Khi sinh ra, con người không mang những đặc
tính giới Những đặc tính giới chỉ được hình thành trong quá trình hoạt động ởgia đình và ngoài xã hội
d Vai trò của giới
Vai trò giới là những công việc và hoạt động cụ thể mà phụ nữ và namgiới thực tế đang làm Thông thường đây cũng là những công việc mà xã hộitrông chờ ở mỗi cá nhân với tư cách là đàn ông hay đàn bà
Phụ nữ và nam giới đóng vai trò khác nhau trong ba mặt:
Vai trò sản xuất: là các hoạt động làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch
vụ để tiêu dùng và trao đổi thương mại Đây là những hoạt động tạo ra thu
Trang 20nhập, được trả công Cả phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia vào các hoạtđộng sản xuất, tuy nhiên do những định kiến trong xã hội nên mức độ thamgia của họ không như nhau và giá trị công việc họ làm cũng không được nhìnnhận như nhau Xã hội coi trọng và đánh giá cao vai trò này Vai trò sản xuấtcủa giới trong nông nghiệp liên quan đến việc ra quyết định sản xuất - kinhdoanh (sản xuất sản phẩm và dịch vụ gì và bao nhiêu, dùng công nghệ gì vànhư thế nào?), quá trình sản xuất kinh doanh ai điều hành và như thế nào?)quản lý rủi ro và tận dụng cơ hội kinh doanh (ai quyết định điều gì và quyếtđịnh như thế nào khi xảy ra rủi ro hay có cơ hội), quá trình sản xuất thành quảkinh doanh.
Vai trò tái sản xuất: là các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy
dỗ giúp tái sản xuất dân số và sức lao động bao gồm sinh con, các công việcchăm sóc gia đình, nuôi dạy và chăm sóc trẻ con, nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ,chăm sóc sức khoẻ gia đình… Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộcsống con người, đảm bảo sự phát triển bền vững của dân số và lực lượng laođộng; tiêu tốn nhiều thời gian nhưng không tạo ra thu nhập, vì vậy mà ít khiđược coi là “công việc thực sự”, được làm miễn phí, không được các nhà kinh
tế đưa vào các con tính Xã hội không coi trọng và đánh giá cao vai trò này.Hầu hết phụ nữ và trẻ gái đóng vai trò và trách nhiệm chính trong các côngviệc tái sản xuất
Vai trò cộng đồng: bao gồm một tổ hợp các sự kiện xã hội và dịch
vụ: ví dụ như thăm hỏi động viên gia đình bị nạn trong thảm họa, thiên tai;nấu cơm hoặc bố trí nhà tạm trú cho những gia đình bị mất nhà ở; huy độngcộng đồng đòng góp lương thực, thực phẩm cứu trợ người bị nạn… Côngviệc cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn hoá tinhthần của cộng đồng
Trang 21e Nhu cầu giới, bình đẳng giới và công bằng giới
* Nhu cầu giới (còn gọi là nhu cầu thực tế): là những nhu cầu xuất phát
từ công việc và hoạt động hiện tại của phụ nữ và nam giới Nếu những nhucầu này được đáp ứng thì sẽ giúp cho họ làm tốt vai trò sẵn có của mình
Nhu cầu giới thực tế là những nhu cầu được hình thành từ những điềukiện cụ thể mà phụ nữ trải qua Chúng nảy sinh từ những vị trí của họ trongphân công lao động theo giới, cùng với lợi ích giới thực tế của họ là sự tồn tạicủa con người Khác với nhu cầu chiến lược, chúng được chính phụ nữ đưa ra
từ vị trí của họ chứ không phải qua can thiệp từ bên ngoài Vì vậy nhu cầugiới thực tế thường là sự hưởng ứng đối với sự cần thiết được nhận thức ngay
do phụ nữ xác định trong hoàn cảnh cụ thể
* Lợi ích giới (còn gọi là nhu cầu chiến lược): là những nhu cầu của
phụ nữ và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị xã hội của họ Nhữnglợi ích này khi được đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theohướng bình đẳng
* Bình đẳng giới được hiểu là nam giới và nữ giới có cùng vị thế bình
đẳng trong xã hội, cùng hưởng những điều kiện bình đẳng để phát huy hết khảnăng của mình, cùng có cơ hội như nhau để tham gia, đóng góp và hưởng lợi
từ công cuộc phát triển
Bình đẳng giới mang lại lợi ích cho cả nam và nữ Nó khác với nhữngquan tâm chỉ của phụ nữ, hay những quan tâm cho riêng phụ nữ Bình đẳnggiới thể hiện ở chỗ trao quyền và tạo đà phát triển cho cả nam và nữ Traoquyền không có nghĩa là rút quyền của người này trao cho người kia mà làphát huy quyền của mỗi người, phát huy quyền tập thể, phát huy sức mạnhtinh thần và sự tự tin của mỗi cá nhân
* Công bằng giới là nói về cách ứng xử công bằng, là những hành động
và các quy định nhằm điều chỉnh bất bình đẳng để khắc phục những bất lợi để
Trang 22phụ nữ được làm việc trong những điều kiện bình đẳng với nam giới Côngbằng giới là cách thức, là công cụ để đạt được bình đẳng giới.
2.1.2 Lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro
2.1.2.1 Rủi ro
a Các quan niệm khác nhau về rủi ro
Theo tác giả Allan Willett trong sách “The Economic theory of risk andinsurance”- Philadelphia University of Pensylvania press, USA 1951: “Rủi ro
là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi”
Trường phái truyền thống cho rằng: rủi ro được xem là sự không maymắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm Nó được xem là điều không lành, điềukhông tốt, bất ngờ xảy đến Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợinhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến
Khác với trường phái truyền thống, trường phái hiện đại quan niệm: rủi
ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừamang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho conngười nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội Nếu tích cựcnghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạnchế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp chotương lai
Đoàn Thị Hồng Vân (2002) cho rằng rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát
hư hại đó là yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn hoặc điều không chắcchắn… hay là sự tổn thất về tài sản, lợi nhuận thực tế so với dự kiến
Các quan điểm trên dù ít nhiều khác nhau song đều đề cập đến cùng haivấn đề:
- Sự không chắc chắn, yếu tố bất trắc
- Một khả năng xấu: một biến cố không mong đợi
Rủi ro phụ thuộc vào ngữ cảnh, nếu con người không có khái niệmhoặc không liên quan đến thì họ không có rủi ro Ví dụ trời mưa sẽ là rủi ro
Trang 23với người đi đường nhưng người ở trong phòng đóng kín cửa, không bị ảnhhưởng thì không có rủi ro Rủi ro bao gồm 3 yếu tố: xác suất xảy ra, khả năngảnh hưởng đến đối tượng và thời lượng ảnh hưởng.
Trong thực tế người ta thường nhầm lẫn giữa rủi ro và sự không chắcchắn Sự không chắc chắn là tình trạng các biến cố có khả năng xảy ra và xácxuất của nó không biết trước
Phân biệt rủi ro và sự không chắc chắn: P H Callkin và cộng sự củaông (1983) nói rằng F H Knight (1921) đã phân biệt giữa rủi ro (risk) và sựkhông chắc chắn (Uncertainty) Theo Knight, rủi ro tồn tại khi người sản xuấtbiết vùng kết quả (Outcome) có khả năng xảy ra và xác suất của vùng kết quảđối với quyết định của anh ta Ngược lại sự không chắc chắn xảy ra khi cáckết quả hoặc sự kiện (event) xảy ra và xác suất của chúng không biết được
b Đặc điểm của rủi ro
Rủi ro thường xuất hiện phổ biến trong các hoạt động kinh tế Nhữngbiến động bất lợi về sản xuất, kinh doanh như lãi suất tăng, thu nhập giảm…
Khó dự đoán được thời gian xảy ra và thiệt hại mà rủi ro gây ra
Rủi ro rất đa dạng và khó lường trước
Có thể đo lường được tần xuất xảy ra rủi ro trong một đơn vị thời gianCon người có thể nhận thức và phòng tránh được rủi ro, giảm thiểuthiệt hại từ rủi ro nếu có biện pháp phòng trừ, khắc phục tốt
c Nguyên nhân của rủi ro
Nguyên nhân khách quan:
Rủi ro bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau do thiên nhiên gây ranhư: lũ lụt, hạn hán, động đất, dịch bệnh…
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ một mặt làm tăngnăng suất chất lượng sản phẩm, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo chocuộc sống con người phát triển thuận lợi nhưng mặt khác luôn tồn tại mặt tráicủa nó, đó là việc áp dụng công nghệ không phù hợp điều kiện hoàn cảnh…
Trang 24Rủi ro do môi trường kinh tế, chính trị, xã hội gây nên Rủi ro loại này
có thế gây nên thiệt hại ở phạm vi rất rộng và thường ảnh hưởng tới mọithành viên trong xã hội chẳng hạn như: khủng hoảng kinh tế, biến động cungcầu lớn, chiến tranh, trộm cắp…
Nguyên nhân chủ quan:
Do lỗi bất cẩn của con người, hoặc do lỗi của người thứ ba
Bất kể nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con ngườinhững khó khăn trong cuộc sống như mất hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiềutài sản, làm ngưng trệ quá trình sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng đời sốngkinh tế xã hội
c Phân loại rủi ro
Có nhiều cách khác nhau để phân loại rủi ro Tuy nhiên, trong nôngnghiệp rủi ro thường được chia thành những loại sau:
Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính
Xét về tính chất hậu quả của rủi ro có thể chia rủi ro thành hai loại:Rủi ro tài chính: có thể tính toán và xác định được hậu quả bằng tiền.Rủi ro phi tài chính: không thể tính toán và xác định hậu quả bằng tiền.Theo Hardaker (1997), Bộ Nông nghiệp Mỹ (1999), World Bank(2002), Rasaswami (2003) Rủi ro trong nông nghiệp được chia thành nhữngloại sau:
Trang 25 Rủi ro trong sản xuất: Xuất phát từ những bất lợi không thể lường
trước được như thời tiết, thiên tai, dịch bệnh,…
Rủi ro về thị trường: Những biến động bất lợi khó lường trước về giá
cả thị trường đầu vào và đầu ra trong sản xuất nông nghiệp
Rủi ro về kỹ thuật: Là những rủi ro xuất phát từ việc áp dụng các kỹ
thuật mới nhưng không đem lại hiệu quả
Rủi ro về con người: những sự việc không mong muốn xảy ra với
con người như bệnh tật, tai nạn lao động làm ảnh hưởng đến năng suất laođộng
Rủi ro về thể chế chính sách: Những quy định của nhà nước, chính
quyền địa phương không phù hợp dẫn đến những rủi ro trong sản xuất
Rủi ro trong tài chính và tín dụng: Là những rủi ro gây ảnh hưởng
đến mặt tài chính của doanh nghiệp như khả năng trả nợ và thanh toán vì một
lý do nào đó như lãi vay tăng, thu nhập giảm…
2.1.2.2 Đặc điểm của chăn nuôi bò sữa và những rủi ro gặp phải trong
chăn nuôi bò sữa
a Chăn nuôi bò sữa
Nhắc tới chăn nuôi bò sữa, mọi người sẽ nghĩ ngay đến nghề chăn nuôiđòi hỏi phải có vốn đầu tư cao và yêu cầu về kỹ thuật là tương đối phức tạp.Cũng như một số động vật khác, bò sữa cần một lượng dinh dưỡng để duy trìcuộc sống (hô hấp, hoạt động tim mạch, vận động, ) ngoài ra, bò sữa cần mộtlượng dinh dưỡng rất lớn cho tăng trọng, nuôi thai và sản xuất sữa Chúng tahãy thử hình dung: hàm lượng vật chất khô (các chất đạm, đường, mỡ,khoáng ) trong sữa trung bình là 12% (tức là trong 1kg sữa có chứa 120g vậtchất khô) Như vậy, một con bò sữa (giả sử nặng 400kg) có sản lượng sữatrung bình 4000 kg/chu kỳ thì trong thời gian một chu kỳ nó tạo ra một lượng vậtchất khô 480kg, nghĩa là lớn hơn rất nhiều so với khối lượng cơ thể bản thân nó.Điều đó muốn nói lên rằng, việc cung cấp thức ăn đầy đủ, với chất lượng tốt cho
Trang 26bò sữa quan trọng biết chừng nào Chúng ta không thể có nhiều sữa, sữa chấtlượng tốt khi chỉ cho bò ăn rơm lúa hoặc các thức ăn kém phẩm chất.
Thức ăn của bò sữa rất đa dạng, các loại phế phụ phẩm nông nghiệp,công nghiệp chế biến cũng là nguồn thức ăn rất có giá trị nuôi bò sữa Việctận dụng các nguồn thức ăn này kết hợp với việc áp dụng các biện pháp kỹthuật để xử lý, bảo quản cho phép chúng ta hạ giá thành sản phẩm và nângcao hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa một cách đáng kể
Một vấn đề quan trọng khác là làm sao để bò đẻ càng nhiều càng tốt, tốtnhất là năm một Chỉ khi bò chửa, đẻ ta mới có sữa, có bê con Như vậy,ngoài các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh, vấn đềđặt ra là phải phát hiện động dục kịp thời, phối tinh với chất lượng tốt, đúng
kỹ thuật, đúng thời điểm, để làm sao bò cái sớm có chửa lại sau khi đẻ, tức làrút ngắn khoảng cách lứa đẻ Muốn vậy, không nên coi phát hiện động dục làmột công việc tuỳ tiện, ngẫu nhiên mà là công việc có chương trình, có kếhoạch Để nâng cao hiệu quả, cần có quyển sổ theo dõi động dục và các diễnbiến quá trình sinh sản của từng con bò cái: ngày đẻ, đẻ như thế nào (đẻ dễhay khó), ngày động dục, ngày phối, phối loại tinh gì, ai phối…
Cuối cùng Vắt sữa là một công việc nặng nhọc, bò sữa cho ra nhiều sữakhi nó ở trong trạng thái thoải mái, bò sữa cũng có “tình cảm” với người nuôi
nó Chính vì vậy, ngoài việc cần tuân thủ các quy định kỹ thuật vắt sữa nhưđúng giờ giấc, vệ sinh vắt sữa, cố định nơi vắt sữa, người vắt sữa chủ nuôihoặc những người hàng ngày trực tiếp chăm sóc, cho bò ăn nên đảm nhiệmcông việc vắt sữa
Những nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa:
Giống và cá thể: Giống là yếu tố cơ bản, không có giống tốt thì nhất
định không có sản lượng sữa cao Các giống bò địa phương hiện nay do chưacải tạo nên sản lượng sữa thấp Trong cùng một giống cùng điều kiện nuôidưỡng, sản lượng sữa cũng không giống nhau, có con cao con thấp do quá
Trang 27trình sinh trưởng, phát dục, kết cấu về giải phẫu, tổ chức các cơ quan khácnhau, đặc biệt là tuyến vú.
Thức ăn: Trong khi tiết sữa nếu thiếu thức ăn, bò sữa sẽ huy động
nguồn dinh dưỡng trong cơ thể trong quá trình tạo sữa, nhưng không đượclâu, cơ thể sẽ gầy sút và ảnh hưởng đến thời gian sử dụng sau này Nếu lượngthức ăn dư thừa bò sẽ béo lên
Chăm sóc quản lý: Chăm sóc quản lý không những ảnh hưởng đến sản
lượng sữa mà còn ảnh hưởng đến bệnh tật, tỷ lệ sinh sản, tính tình… tất cảđều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản lượng sữa
Kỳ cho sữa: Trong một kỳ cho sữa thường tháng thứ 2 có sản lượng sữa
cao nhất sau đó sản lượng sữa giảm dần Trong một đời con bò sữa lượng sữađạt cao nhất lúc 4 – 8 năm tuổi
Ngoài ra còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa như: kỹ thuậtvắt sữa, tuổi đẻ lứa đầu, tháng có thai, tầm vóc của bò sữa, động dục, tỷ lệ đẻ,sẩy thai, ảnh hưởng do dùng thuốc…
Chăn nuôi bò sữa đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao cũng như vốn đầu tư lớnnhưng cũng là một nghề góp phần tạo công ăn việc làm, đem lại thu nhập caocho nhiều hộ dân
b Những rủi ro thường gặp trong chăn nuôi bò sữa
Rủi ro phải nhắc đến đầu tiên trong chăn nuôi bò sữa đó là rủi ro về congiống Để mua được một con giống đẹp, tốt người chăn nuôi phải bỏ ra từ 70– 85 triệu đồng, nhưng do nguồn cung giống chưa ổn định, hộ chăn nuôi chưa
có kinh nghiệm chọn giống nên ban đầu mua con giống nhiều hộ gặp phải rủi
ro, điển hình như bò bị yếu chân sau, bò không đủ tiêu chuẩn nuôi lấy sữa,mắc bệnh… Những con bò này buộc phải bán thịt, như vậy rủi ro về congiống không đạt yêu cầu gây ra thiệt hại rất lớn về tài chính đối với ngườichăn nuôi
Trang 28Tiếp theo là rủi ro về nguồn thức ăn cho bò Bò sữa muốn cho nhiềusữa cần có một lượng lớn thức ăn (đa phần là thức ăn xanh) để duy trì cơ thể
và sản xuất sữa, các hộ chăn nuôi bò sữa phải trồng cỏ để cho bò ăn, tuy nhiênvào mùa khô hạn nguồn thức ăn xanh thường thiếu trầm trọng, người chăn nuôiphải bổ sung thêm cỏ tự nhiên và các nguồn thức ăn khác nhưng vẫn còn thiếu,việc thiếu thức ăn sẽ làm bò gầy yếu, tiết sữa kém, chất lượng sữa không đạttiêu chuẩn, ảnh hưởng đến việc thu mua sữa đầu ra và thu nhập của hộ
Dịch bệnh là loại rủi ro đặc trưng trong chăn nuôi nói chung và chănnuôi bò sữa nói riêng Bò sữa là động vật “nhạy cảm” và “khó tính” nếu nhưkhông được chăm sóc cẩn thận thì bò rất dễ mắc bệnh, các bệnh điển hìnhthường xuất hiện đó là viêm vú do vệ sinh vú khi vắt sữa không tốt, bệnh nàygây ra thiệt hại rất lớn đối với chất lượng sữa, nếu bệnh nặng bò mẹ cần xemxét loại thải, ngoài ra còn bệnh lở mồm long móng, cảm nóng khi nhiệt độmôi trường nuôi quá cao, bệnh do ký sinh trùng, chướng hơi dạ cỏ…
Chăn nuôi bò sữa đòi hỏi người nuôi phải có trình độ kỹ thuật cao,nhưng khi nuôi ở các hộ nông dân đa số các hộ nuôi dựa vào kinh nghiệmchăn nuôi truyền thống, chưa qua đào tạo bài bản, do đó mà tỷ lệ rủi ro về kỹthuật có khả năng xảy ra tương đối cao Rủi ro kỹ thuật xảy ra khi bà con chănnuôi không nắm được những kỹ thuật như kỹ thuật chăm sóc, vệ sinh chuồngtrại, cho ăn, phòng trừ bệnh, vắt sữa hoặc áp dụng những kỹ thuật mới nhưngkhông phù hợp với điều kiện chăn nuôi của hộ… dẫn đến xảy ra những rủi rokhác như bò mắc bệnh
Hộ chăn nuôi đầu tư vào sản xuất bằng vốn đi vay, các nguồn vay cóthểtừ các ngân hàng, quỹ tín dụng chính thống và phi chính thống, hoặc vaynặng lãi, Rủi ro về tài chính thể hiện thông qua việc hộ không có đủ khả năng
để trả vốn và lãi vay, hay hộ không vay được vốn để đầu tư sản xuất nguyênnhân của rủi ro này có thể do hộ đầu tư sản xuất thất bại, không có thu nhậphoặc rất ít
Trang 29Bảo quản sữa tươi cũng là một khâu quan trọng dễ gặp phải rủi ro vìsữa dễ bị nhiễm khuẩn, đa số hộ chăn nuôi sau khi thu sữa sẽ xuất ngay chođơn vị thu mua, tuy nhiên rủi ro về bảo quản xảy ra ngay ở khâu vắt sữa dothùng chứa sữa không đảm bảo vệ sinh, không đủ tiêu chuẩn để chứa sữa vậnchuyển đến nơi thu mua dẫn đến sữa sau khi kiểm tra không đạt tiêu chuẩn,không được thu mua hoặc bị hạ giá thu mua Rủi ro trong bảo quản sữa là mộtphần của rủi ro kỹ thuật.
Một rủi ro nữa không thể không nhắc tới đó là rủi ro về thị trường.Trong sản xuất kinh doanh tất yếu phải liên quan đến thị trường đầu vào vàthị trường đầu ra, rủi ro thị trường tác động trực tiếp tới người chăn nuôi quagiá, người chăn nuôi muốn có thu nhập thì phải bán được sữa, tuy nhiên thịtrường đầu ra của sữa tươi khá bấp bênh một phần thiếu doanh nghiệp thumua, phần khác do sữa của bà con không đạt tiêu chuẩn, nhiễm khuẩn, hàmlượng mỡ sữa thấp… nên không được thu mua hoặc mua với giá rất rẻ, chưa
kể giá đầu tư đầu vào cao dẫn đến việc chăn nuôi chẳng những không có lãi
những cơ hội để thành công (Đoàn Thị Hồng Vân, 2013).
Theo Ron Ashkenas (2011) “Quản lý rủi ro là quá trình dự đoán, sắpxếp thứ tự ưu tiên và làm giảm thiểu ảnh hưởng xấu của những sự kiện có thểxảy ra trong tương lại Nói cách khác quản lý rủi ro là một hình thức chủ độnglên kế hoạch dự phòng, hoặc là để hoàn toàn tránh được tình huống xấu có thểđem lại Nó là một quá trình xem xét đánh giá toàn diện các hoạt động củadoanh nghiệp để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động xấu đến các
Trang 30mặt hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp ứng phó,phòng ngừa phù hợp tương ứng với từng nguy cơ”.
Việc xác định và đưa ra các giải pháp quản lý rủi ro là tâm điểm củahoạt động quản lý rủi ro Nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích tìm ra quyluật của những nguy cơ, bất trắc và thiệt hại xảy ra trong lĩnh vực nôngnghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng Việc nghiên cứu rủi ro đượcphát triển trên tất cả các lĩnh vực: thị trường, tài chính, quản lý, bảo hiểm…
Như vậy, quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa là việc nhận định đượcnhững rủi ro có thể xảy ra trong quá trình chăn nuôi, đưa ra các quyết địnhđầu tư, quyết định phòng tránh, ứng phó, khắc phục những tổn thất khi rủi roxảy ra
b Vai trò của quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa
Ta thấy rủi ro luôn luôn tiềm ẩn và có thể xảy ra bất kì lúc nào trongquá trình chăn nuôi Do vậy quản lý rủi ro là một phần quan trọng của chănnuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng, quản lý nó không chỉ là mốiquan tâm của nhà nước, cộng đồng mà còn của toàn thể những người chănnuôi Quản lý rủi ro nhằm để người chăn nuôi có thể:
Nhận dạng rủi ro và chủ động phòng ngừa
Thực hiện mục tiêu sản xuất thông qua việc lựa chọn chiến lược ít rủi ro
Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư
Đối với người chăn nuôi bò sữa, việc quản lý rủi ro tốt sẽ giúp hộ lườngtrước được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình chăn nuôi, mức độ thiệthại mà rủi ro gây lên từ đó có những giải pháp ứng phó kịp thời nhằm hạn chếđến mức thấp nhất thiệt hại từ rủi ro
Đối với cộng đồng, quản lý rủi ro tốt sẽ tránh được tình trạng lây landịch bệnh từ vùng này qua vùng khác, đồng thời giúp ổn định giá cả sản phẩmtrên thị trường, nhận thức của cộng đồng được nâng cao, nền kinh tế pháttriển ổn định, bền vững
Trang 31c Nội dung về quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa
Quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa bao gồm những nội dung sau:
Nhận dạng rủi ro: Xác định các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình
chăn nuôi bò sữa, nắm được các đặc điểm của rủi ro, ví dụ: rủi ro do thiên tai,
lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, thời tiết, hay kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc chưađúng Đây là cơ sở quan trọng để đo lường, đánh giá tác động của rủi ro đểđưa ra các giải pháp khắc phục
Phân tích đánh giá: phân tích các rủi ro hộ đang gặp phải, đánh giá
mức độ thiệt hại cũng như xác suất xảy ra rủi ro nhằm có các giải pháp để phòngngừa, loại bỏ hoặc hạn chế giảm thiệt hại Trên cơ sở đó đo lường rủi ro, đánhgiá khả năng tổn thất của rủi ro hay cơ hội theo tần số và biên độ rủi ro
Kiểm soát và tài trợ rủi ro: Sau khi đã nhận diện và phân tích, đánh
giá được rủi ro là việc làm thế nào để kiểm soát, phòng ngừa rủi ro? Đó lànhững hoạt động có liên quan đến việc quyết định né tránh, ngăn chặn, giảmnhẹ sự nghiêm trọng của những tổn thất
Né tránh là biện pháp đưa ra các quyết định để chủ động né tránh trướckhi xảy ra rủi ro và loại bỏ rủi ro của chúng
Ngăn ngừa rủi ro: là giải pháp mà nhà quản lý rủi ro xác định trướcnhững khả năng xảy ra rủi ro, chấp nhận rủi ro, đồng thời chuẩn bị hoàn thànhcác kế hoạch chăn nuôi phù hợp
Tài trợ rủi ro: là hoạt động cung cấp những phương tiện đền bù tổn thấtxảy ra
Quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa gồm 2 nguyên tắc:
Phòng ngừa rủi ro: Dự tính trước được khả năng xuất hiện rủi ro trong
tương lai và xác định được những biện pháp để giảm thiểu tối đa hậu quả dorủi ro gây ra hoặc tránh gặp phải rủi ro đó Ví dụ: Thời tiết nắng nóng kéo dài,nhiệt độ trong ngày cao làm tăng nguy cơ bò sữa mắc bệnh cảm nóng, ngườichăn nuôi nhận biết được những ảnh hưởng xấu này để có biện pháp che
Trang 32nắng, làm mát chuồng trại, chăn thả vào thời điểm hợp lý, cung cấp đủ nướccho bò… để tránh gặp phải rủi ro.
Khắc phục rủi ro: Khi rủi ro đã xảy ra rồi thì cần có biện pháp để khắc
phục kịp thời những hậu quả mà rủi ro gây ra
2.1.3 Nội dung về vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa tại các hộ nông dân
Trong nông thôn, gia đình bao gồm vợ, chồng và các con Một hộ giađình có thể có hai hoặc ba, bốn thế hệ sống chung dưới một mái nhà Sự đanxen nhiều thế hệ trong một hộ tạo ra sự phức tạp và khác biệt lớn về giớitrong các hoạt động quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa Hộ có tư cách làmột tế bào kinh tế xã hội, trong đó người quản lý nguồn lực và quyền ra quyếtđịnh chăn nuôi là chủ hộ, tuy nhiên trong thực tế việc ra các quyết định củachủ hộ có sự ảnh hưởng bởi các ý kiến của các thành viên khác trong gia đình.Trong chăn nuôi bò sữa ở hộ gia đình cả nam giới và nữ giới đều tham gialàm các công việc khác nhau và mức độ, thời gian tham gia cũng khác nhau,những công việc này rất đa dạng như xây dựng chuồng trại, chọn giống, trồng
cỏ làm thức ăn cho bò, cho ăn, phòng ngừa bệnh dịch, chăm sóc bò, vắt sữa,bán sữa… Với quan niệm nam giới là phái mạnh, là trụ cột trong gia đình nênnhững công việc nặng nhọc trong chăn nuôi bò sữa thường do nam giới gánhvác nhiều hơn, nữ giới thì đảm nhận những công việc nhẹ nhàng, tỷ mỉ, cẩnthận, tuy nhiên vẫn có sự đan xen giúp đỡ lẫn nhau giữa hai giới Rủi ro trongchăn nuôi có thể xảy ra ở tất cả các khâu quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, việcphân công lao động khác nhau giữa hai giới như vậy dẫn đến sự khác nhautrong vai trò của giới đối với quản lý rủi ro chăn nuôi bò sữa
Vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa được thểhiện thông qua sự phân chia công việc trong chăn nuôi và việc phân công racác quyết định của hai giới trong quá trình quản lý rủi ro như: quyết định vềđầu tư chăn nuôi, quyết định nguồn vốn đầu tư, quyết định về phòng tránh rủi
Trang 33ro có thể xảy ra trong chăn nuôi, quyết định về cách khắc phục khi có rủi roxảy ra…
Vai trò của giới trong quản lý rủi ro con giống
Giới trong quản lý rủi ro con giống là các quyết định của vợ, chồng vềviệc lựa chọn tham khảo thông tin về con giống, mua con giống loại nào tốt,mua ở đâu thì chất lượng đảm bảo, nhận biết con giống đạt tiêu chuẩn, dự tínhnhững thiệt hại nếu mua phải con giống xấu… Vì đầu tư mua một con bògiống tốt hộ phải bỏ ra rất nhiều tiền của, thiệt hại khi mua phải con giốngkhông đảm bảo là rất lớn nên việc ra các quyết định về con giống của hộthường do nam giới hoặc cả hai giới cùng tham gia quyết định, ít khi nữ giới
tự mình quyết định đầu tư
Vai trò của giới trong quản lý rủi ro về dịch bệnh
Dịch bệnh là rủi ro thường xuyên xuất hiện trong chăn nuôi nói chung
và chăn nuôi bò sữa nói riêng, Rủi ro dịch bệnh tuy biến động khó lườngnhưng người chăn nuôi cũng có thể chủ động phòng tránh cũng như khắcphục kịp thời dựa vào kiến thức, kinh nghiệm Vai trò của giới trong quản lýrủi ro này là việc ai là người quyết định các vấn đề liên quan như: chủ độngphòng bệnh cho vật nuôi, nhận dạng dấu hiệu khi bò bệnh, dự tính thiệt hại dobệnh gây ra, xác định cách thức chữa bệnh là tự mua thuốc về chữa hay mờicán bộ thú y giúp đỡ…
Vai trò của giới trong quản lý rủi ro kỹ thuật
Giới trong quản lý rủi ro kỹ thuật thể hiện ở chỗ, vợ hay chồng sẽ làngười tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa do các đơn vị tổ chức,
và ai sẽ là người quyết định có áp dụng kỹ thuật mới vào chăn nuôi của giađình mình… Việc ai là người được tham gia tập huấn có ảnh hưởng rất lớn tớivai trò của giới trong quản lý rủi ro kỹ thuật
Trang 34 Vai trò của giới trong quản lý rủi ro tài chính
Trong quá trình ra quyết định sử dụng tài chính trong chăn nuôi bò sữa,hầu hết có sự thống nhất của cả vợ và chồng do số tiền rất lớn, đối với việcđứng tên vay vốn thường do chủ hộ, đa số là người chồng hoặc cả hai đứngtên Vai trò của giới trong quản lý rủi ro tài chính bao gồm các quyết định củahai giới về việc có vay vốn đầu tư hay không, vay ở đâu, vay bao nhiêu, sửdụng vốn đó vào chăn nuôi bò sữa như thế nào ?
Vai trò của giới trong quản lý rủi ro thị trường
Rủi ro về thị trường luôn là rủi ro khó đoán và khách quan hơn, việcquản lý rủi ro thị trường cũng khó khăn hơn đối với các hộ chăn nuôi Hộchăn nuôi không thể tác động trực tiếp đến giá cả thị trường do vậy các hoạtđộng chủ yếu là việc điều chỉnh quy mô nuôi hợp lý, ký kết hợp đồng với đơn
vị thu mua, tham khảo thông tin về giá cả thị trường để không bị ép giá và cóphương án đầu tư hợp lý…, vai trò của giới trong quản lý rủi ro thị trườngcũng xoay quanh các quyết định này
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi bò sữa
Trang 35khả năng “nhạy bén” với rủi ro của họ thấp hơn, thường là người đưa ranhững quyết định quan trọng ở mức thấp hơn Trong thực tế, do trình độ họcvấn của nữ giới thường thấp hơn nam giới nên họ bị hạn chế về học hỏi kỹthuật chuyên môn và sự hiểu biết dẫn đến không ít khó khăn trong việc nắmbắt kiến thức, tìm nguồn vốn, tìm kiếm thị trường, khó khăn trong việc ápdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất do vậy hiệu quả công việc vànăng suất lao động của họ thấp, khả năng ra quyết định quản lý rủi ro cũngkém hơn.
b Tham gia tập huấn về chăn nuôi bò sữa
Tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa quyết định việcđược tiếp cận với kiến thức chuyên môn, khoa học công nghệ của giới, những
hộ chăn nuôi bò sữa ở nông thôn trình độ học vấn còn thấp và kiến thứcchuyên môn của họ có được chủ yếu do tham dự các lớp tập huấn ở địa phương
tổ chức, việc tham khảo sách, báo, TV và các phương tiện truyền thông khác cònhạn chế Mặt khác, chỉ khi có trình độ chuyên môn mới có thể quản lý rủi ro tốtnhất, do đó trong chăn nuôi hộ gia đình, ai là người có kiến thức chuyên môn, ai
là người được đào tạo tập huấn thường sẽ là người ra các quyết định về quản lýrủi ro Tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi bò sữa, nắm vững về các đặcđiểm của bò sữa và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng sẽ giúp cho giới nhận dạngđược rủi ro, dự tính được thiệt hại, quản lý rủi ro tốt hơn
c Kinh nghiệm chăn nuôi
Vốn hiểu biết, kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm là tài sản lớncủa người chăn nuôi, chăn nuôi ở quy mô hộ gia đình có sự tham gia của cảhai vợ chồng như vậy mỗi khi gặp phải rủi ro thì cả hai đều phải đối mặt tìmcách giải quyết và những lần như vậy kinh nghiệm được tích lũy cho cả hai.Ban đầu có thể chỉ chồng hoặc vợ là người quyết định chính trong quản lý rủi
ro nhưng sau này khi đã có kinh nghiệm từ những rủi ro đã trải qua thì vai trònày được chuyển dần cho người còn lại
Trang 36d Khả năng tiếp cận với thông tin thị trường, kỹ thuật, khoa học công nghệ
Ở nông thôn, các phương tiện thông tin sách báo, nghe nhìn, internet…đối với người dân còn rất hạn chế do vậy mà việc tiếp cận các nguồn thông tinthị trường, thông tin kỹ thuật và khoa học công nghệ của họ còn thấp đặc biệt
là nữ giới, ngoài việc tham gia vào công việc chăn nuôi của hộ, nữ giới còndành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình, làm việc nội trợ, ít có thời giannghỉ ngơi, xem tin tức, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm trong chăn nuôi vì thế
mà khả năng chuyên môn, kỹ thuật của nữ giới thường kém hơn nam giớiđiều này dẫn đến vai trò đưa ra các quyết định quản lý rủi ro của họ cũng thấphơn Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vai trò của giới trong quản lýrủi ro của hộ chăn nuôi
f Văn hóa, phong tục tập quán
Văn hóa, phong tục tập quán là yếu tố ảnh hưởng đến sự phân công laođộng giữa các giới trong hộ và cũng là yếu tố ảnh hưởng đến vai trò ra quyếtđịnh của giới trong quản lý rủi ro Hiện nay ở Việt Nam còn mang tư tưởngtrọng nam khinh nữ, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, phụ nữ chân yếu tay mềmchỉ làm được những công việc nhẹ nhàng, quyết định những việc nhỏ Nam giới
Trang 37mạnh mẽ, là trụ cột của ra đình có quyền ra những quyết định quản lý quan trọnghơn như việc đầu tư trang thiết bị, xây dựng chuồng trại, vay vốn…
g Yếu tố chủ quan
Một yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của giới trong quản lý rủi ro chănnuôi bò sữa không thể không đề cập đó là yếu tố chủ quan do chính bản thângiới Xuất phát từ quan điểm lệch lạc về giới, nữ giới tự ti vào bản thân chorằng mình không có khả năng quản lý được việc này, việc kia, cái này phải dođàn ông quyết định… ngay cả khi nhận biết được quyết định của mình làđúng họ cũng không dám quyết định Nam giới cũng vậy, chủ nghĩa cá nhâncủa họ cao hơn phụ nữ, họ cho rằng mình có hiểu biết, là chủ gia đình nên cóquyền quyết định những công việc quan trọng mà phụ nữ thì không thể Điềunày ảnh hưởng đến vai trò của giới trong các hoạt động sản xuất của hộ nóichung và chăn nuôi bò sữa nói riêng, làm gia tăng khoảng cách về giới và hạnchế sự phát triển của phụ nữ
Trang 38lực cho phụ nữ, tăng cường khả năng phát triển của phụ nữ mà trước đây họ
bị kìm hãm, để cả nam giới và nữ giới được hưởng lợi ích công bằng hơn
Vai trò đặc trưng của phụ nữ trong hệ thống sản xuất chăn nuôi khácnhau giữa các vùng, sự phân chia quyền quản lý gia súc giữa đàn ông và phụ
nữ có liên quan đến các yếu tố xã hội, văn hóa và kinh tế Phụ nữ đóng mộtphần quan trọng trong chăn nuôi quản lý, chế biến và tiếp thị, làm các côngviệc chăm sóc, thu lượm thức ăn Họ cũng tham gia khâu vắt sữa và bán sữa,mặc dù không phải tất cả phụ nữ kiểm soát việc bán sữa và các sản phẩm củagia đình mình (IFAD)
Theo IFAD: Nâng cao vai trò giới trong chăn nuôi là xác định và hiểu
rõ những nhu cầu sinh kế khác nhau, ưu tiên, quyền lợi và khó khăn củangười đàn ông và phụ nữ Xác định và hỗ trợ vai trò của phụ nữ, tăng cườngquyền ra quyết định và khả năng của họ, giúp thúc đẩy trao quyền kinh tế vànâng cao vai trò của phụ nữ
Một nghiên cứu của Siwi Gayatri and Sriroso Satmoko, khoa chăn nuôiĐại học Diponegoro, Semarang, Indonesia về vai trò của giới trong quản lýchăn nuôi bò sữa ở tỉnh Java, In- đô- nê- xi- a chỉ ra rằng phụ nữ tham gia vàonhiều hoạt động chăn nuôi bò sữa, trong số 96 phụ nữ được hỏi có 56 %người tham gia vào khâu chọn giống chăn nuôi, 50% tham gia vào kiểm soátdịch bệnh, và 100% tham gia quản lý vắt sữa, hầu như một nửa số người đượchỏi (44,4%) thiếu kiến thức về sinh sản của bò; 42,2 % nữ giới không biết làmthế nào để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh trên bò sữa (bệnh viêm vú) Cảnam giới và phụ nữ đều tham gia hoạt động bán sản phẩm sữa Các kết quảcủa nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có 61% nữ giới trả lời đã tiếp cận với dịch
vụ khuyến nông về chăn nuôi bò sữa và 48% phụ nữ được tiếp cận với cácdịch vụ tín dụng Đàn ông được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ như mở rộng
và các khoản tín dụng vì cấu trúc phụ hệ - những người đàn ông được đứng
Trang 39đầu các gia đình Mặc dù, phụ nữ và nam giới có thể ngồi và có kế hoạchcùng nhau, nhưng việc đó đã không xảy ra Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ rarằng phụ nữ tiếp cận trong bán hàng và kiểm soát thu nhập của gia đình từviệc bán các sản phẩm sữa Kết quả này cho thấy phụ nữ là người trực tiếptham gia vào quá trình chăn nuôi nhưng vai trò của họ chỉ được biết đến quacác công việc chăn nuôi còn việc ra quyết định sản xuất, đầu tư, quản lý làcủa người chồng Mặt khác, khả năng tiếp cận của họ với nguồn vốn và cácdịch vụ khuyến nông còn hạn chế, điều này làm cản trở khả năng ra quyếtđịnh cũng như vai trò của họ trong sản xuất của hộ gia đình.
Phụ nữ chiếm một tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động Cùng với sự pháttriển của nhân loại trên mọi lĩnh vực là những thay đổi không ngừng của phụ
nữ trên nhiều phương diện Phụ nữ phải dành thời gian cho công việc nhiềuhơn nam giới, ngoài việc cùng tham gia vào sản xuất của hộ phụ nữ còn dànhphần lớn thời gian để dạy dỗ con cái, chăm sóc gia đình, nội trợ tuy vậynhưng những công việc mà họ làm vẫn vị coi ở vị trí thấp, ít có tiếng nói vàthu nhập thấp hơn nam giới Với địa vị như vậy sự tham gia vào các quyếtđịnh quản lý rủi ro trong sản xuất của nữ giới ít hơn nam giới và có xu hướngdựa vào nam giới nhiều
Bên cạnh đó, nam giới được coi là người gánh vác những công việcnặng nhọc, đưa ra những quyết định quan trọng trong gia đình, là người manglại thu nhập chính và là trụ cột trong gia đình, là người kiểm soát các nguồnlực và thu nhập của hộ Với những đặc điểm đó nam giới đứng trên vị trí caohơn, nắm quyền đưa ra các quyết định quan trọng, cấp thiết trong quản lý rủi
ro Ở nhiều nơi bất bình đẳng giới còn gay gắt, phụ nữ gần như là không cóquyền quyết định bất cứ công việc gì trong gia đình, chủ yếu họ chỉ được làmcông việc nội trợ, chăm sóc con cái
Phát biểu tại một hội thảo đào tạo về “Phân tích giới trong các can thiệpchăn nuôi và quản lý” kết thúc vào ngày 04/12/2014, Phiri nói, nếu phụ nữ có
Trang 40cùng truy cập đến nguồn lực sản xuất như nam giới, họ có thể làm tăng năngsuất ở các trang trại của họ lên 20 – 30%
Theo Francesca Distefano chuyên gia giới và phát triển của FAO: “Mặc
dù phụ nữ nông thôn có những đóng góp quan trọng đối với nông nghiệp vàchăn nuôi, nhưng họ phải đối mặt với những thách thức lớn hơn so với namgiới trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dịch vụ khuyếnnông, các cơ hội tiếp cận thị trường và các dịch vụ tài chính cũng như trongviệc thực hiện quyền ra quyết định của họ” Việc tiếp cận với thông tin thịtrường, kỹ thuật, khoa học công nghệ và các nguồn lực trong sản xuất của nữgiới thấp hơn so với nam giới, cùng với những quan niệm sai lệch về giới làmcho vai trò của nữ giới trong các hoạt động phát triển kinh tế hộ nói chung vànăng lực quản lý trong chăn nuôi bị kìm hãm, điều này gây ra thiệt hại chonăng suất, hiệu quả lao động và tiến độ sản xuất
Mặt khác, phụ nữ là những người rất cẩn thận, tỷ mỉ, nhanh nhạy, thamgia trực tiếp vào các hoạt động, khâu sản xuất của hộ, vậy nếu như nữ giới cóđược sự tiếp cận với các nguồn lực như nam giới, được coi trọng như namgiới, liệu năng suất lao động của họ có tăng?, khả năng quản lý rủi ro của họ
có cao hơn nam giới? Câu trả lời là có, một nghiên cứu của Ngân hàng thếgiới (WB) cũng chỉ rõ, nếu phụ nữ có trình độ giáo dục được như nam giới,được tiếp cận với các thông tin và công nghệ mới thì năng suất nông nghiệp
có thể tăng thêm 22% Điều này cho thấy triển vọng để lồng ghép vai trò của
cả hai giới vào sản xuất cũng như quản lý rủi ro đạt hiệu quả cao
2.2.2 Thực tiễn về vai trò của giới đối với quản lý rủi ro trong chăn nuôi ở Việt Nam
Ở Việt Nam, phụ nữ đóng một vai trò cốt yếu Họ không chỉ góp phầntạo nên một nửa dân số mà còn giữ những vị trí quan trọng trong gia đình,trong khu vực kinh tế nông thôn và thành thị cũng như trong xã hội nóichung, mặc dù phụ nữ đóng đảm nhận hầu hết các công việc nội trợ, chăm sóc