MỞ ĐẦU Trong đời sống xã hội, giáo dục đào tạo có vai trò rất quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại, là nền tảng trong sự nghiệp phát triển quốc gia. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, nó được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển đất nước, góp phần đưa đất nước hội nhập với các nước phát triển. Trong thời gian qua, giáo dục nước ta đã có những bước phát triển mới, đạt được một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên nền giáo dục đào tạo nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn và tồn tại, nhiều thời cơ và cũng nhiều thách thức đang chờ đón. Câu hỏi được đặt ra: Vậy khó khăn và tồn tại nào? Có những thời cơ và thách thức ra sao? Trước vấn đề đó thì quan điểm chỉ đạo nào được đưa ra, mục tiêu phát triển giáo dục nào được hướng tới và những giải pháp nào được đề ra để khắc phục những khó khăn, tồn tại, tận dụng thời cơ và thành công trước những thách thức đó? Nhằm làm sáng tỏ, hiểu sâu sắc hơn, nắm vững hơn về vấn đề trên và cùng với sự tâm huyết của bản thân về lĩnh vực giáo dục đào tạo nước nhà hiện nay nên bản thân chọn đề tài “ Quản lỷ Nhà nước về giáo dục đào tạo” làm tiểu luận kết thúc môn “Quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực trọng yểu
Trang 1MỞ ĐẦU Trong đời sống xã hội, giáo dục - đào tạo có vai trò rất quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại, là nền tảng trong sự nghiệp phát triển quốc gia Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, nó được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển đất nước, góp phần đưa đất nước hội nhập với các nước phát triển
Trong thời gian qua, giáo dục nước ta đã có những bước phát triển mới, đạt được một số thành tựu đáng kể Tuy nhiên nền giáo dục - đào tạo nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn và tồn tại, nhiều thời cơ và cũng nhiều thách thức đang chờ đón Câu hỏi được đặt ra: Vậy khó khăn và tồn tại nào? Có những thời cơ và thách thức ra sao? Trước vấn đề đó thì quan điểm chỉ đạo nào được đưa ra, mục tiêu phát triển giáo dục nào được hướng tới và những giải pháp nào được đề ra để khắc phục những khó khăn, tồn tại, tận dụng thời
cơ và thành công trước những thách thức đó?
Nhằm làm sáng tỏ, hiểu sâu sắc hơn, nắm vững hơn về vấn đề trên và cùng với sự tâm huyết của bản thân về lĩnh vực giáo dục - đào tạo nước nhà
hiện nay nên bản thân chọn đề tài “ Quản lỷ Nhà nước về giáo dục - đào tạo” làm tiểu luận kết thúc môn “Quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực trọng yểu
Trang 2B NỘI BUNG
ĩ MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
1.Một số khái niêm;
1.1 Khải niệm, giáo dục- đào tạo
Giáo dục - đào tạo là hoạt động cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng nhằm hình thành những năng lực và phẩm chất cho người học theo những tiêu chuẩn nhất định của bậc học, ngành học ĩ
1.2 Khái niệm quản lý giáo dục- đào tạo
Quản lý giáo dục- đào tạo là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục- đào tạo đạt tới kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất
1.3 Khái niệm quản lỷ nhà nước về Giảo dục- đào tạo
Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là:
+ Sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục - đào tạo
+ Do các cơ quan quản lí có trách nhiệm về giáo dục của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo qui định của Nhà nước
+ Nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, duy trì kĩ cương, thoả mãn nhu cầu giáo dục - đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà nước
Quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo là việc Nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục và đào tạo
trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà nước
2 Vai trỏ của giáo dục- đào tạo và quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo
2 Vai trò của giáo dục — đào tạo
Là động lực quan trọng để phát triển xã hội: Bởi không có tri thức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính bản thân mình, con người sẽ luôn lệ thuộc, bất lực trưởc những thế lực và sức mạnh cản trở sự phát triển của dân tộc, đất nước mình Giáo dục - đào tạo
Trang 3còn góp phần tạo ra giá trị xã hội mới Nguồn lực phát triến kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất
Góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia , dân tộc: Điều này thể hiện ở việc xâv dựng đội ngũ lao động có trĩnh độ cao làm giàu cửa cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh ehính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc” xâm lăng văn hóa” trong quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa
Là nhân tố quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, dân tộc: Giáo dục — đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế của mỗi quốc gia; phát huy năng lực nội sinh” đi tắt, đón đầu” rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, góp phần quan trọng phát triển khoa học - công nghệ là yếu
tố quyết định cua kinh tế tri thức
2 2 /Vai trò của quản ỉỷ nhà nước về giáo dục — đào tạo
Quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo có những vai trò quan trọng Nó đóng vai trò định hướng nền giáo dục - đào tạo nước nhà phát triển phù hợp xu thế khách quan và “ đi tắt đón đầu” văn minh nhân loại Ngoài ra quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất, trong đó tập trung phát triển nhân tố con người
3 Nội dung chủ yêu của quản lý nhà nước vê giáo dục - đào tạo
3.1 Ra các quyết định về lĩnh vực giáo dục - đào tạo
Xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chính sách phát triển giáo dục - đào tạo;
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục - đào tạo; ban hành điều lệ' nhà trường; ban hành quy định về tố chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác để làm căn cứ cho việc quản lý qiaó dục - đào tạo được đồng bộ, thống nhất;
Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành
Trang 4sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng có những yêu cầu cụ thê.
Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục bao gồm đanh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và danh hiệu tiến
sĩ danh dự
3'.2 Tổ chức thực hiện các quyết định trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo
Tố chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dạc
- đào tạo và các văn bản qui phạm phát luật trong ỉĩnh vực giáo dục - đào tạo;
Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
Tổ chức, quản ỉý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục;
Tổ chức, quản lý công tác quan hệ quốc tế về giáo dục;
3.3 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quyết định về giáo dục - đào tạo Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục
1 Nguyên tắc quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo
1.1 Nguyên tắc kết hợp quản ỉỷ theo ngành và quản lý theo lãnh thổ: Mọi cơ
sở giáo dục đều: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo theo sự chỉ đạo ngành dọc, đóng trên một địa bàn cụ thể
Vì vậy phải tuân thủ sự quản lý của ngành và quản lý hành chính của địa phương theọ quy định phân cấp của nhà nước Mọi hoạt động quản lý không thể tách rời sự chỉ đạo theo ngành dọc và theo lãnh thổ ỉà một nguyên tắc quan trọng trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý về ẹiáo dục - đào tạo nói riêng
1.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản ỉỷ nhà nước về giáo dục và đào tạo
Là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động chính trị - xã hội ở nước ta Là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
+ Ở góc độ vĩ mô, nguyên tắc yêu cầu: Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống
Trang 5giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung quy chế thi cử và hệ thống văn bằng (Điều 14, Luật giáo dục) Phân cấp rõ ràng về quản lý giáo dục cho địa phương Tạo điều kiện để cơ sở phát huy chủ động và sáng tạo
+ Đối với cơ sở: Phải tuân thủ hành lang pháp ỉý về giáo dục - đào tạo, phát huy quyền làm chủ của tập thể sư phạm, đề cao trách nhiệm cá nhân, chế độ thủ trưởng
Nắm vững tư tưởng Dân chủ hoá giáo dục, dân chủ hoá nhà trường và các văn bản pháp luật, pháp quy để đảm bảo quyền và nghĩa vụ đối với mọi đối tượng tham gia hoạt động giáo dục
Quận lý nhà nước ở các cấp độ khác nhau được cụ thể hóa nội dung không hoàn toàn giống nhau:
Đổi với Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan thay mặt Chính phủ thực hiện quyền
quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo: Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển ngành Xây dựng cơ chế chính sách và quy chế quản lý nội dung và chất lượng giáo dục
và đào tạo, Tổ chức thanh tra, kiểm tra và thẩm định giáo dục
Đổi với cấp địa phương (tỉnh, huyện, cơ quan chuyên môn là sở, phòng giáo dục
và đào tạo): Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương và chỉ đạo thực hiện Quản ỉv chuyên môn nghiệp vụ các trường theo sự phân cấp và quản lý nhà nước về các hoạt động giáo dục ở địa phương Thực hiện kiểm tra, thanh tra giáo dục ở địa phương
Đổi với cơ sở giáo dục và đào tạo: Tô chức thực hiện chủ trương, chính sách giáo
dục thông qua việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục và bảo đảm các quy ché chuyên môn Quản lý đội ngũ sư phạm, cơ sở vật chất, tài chính theo các quy định chung, thực hiện kiếm tra nội bộ bảo đảm trật tự an ninh trong nhà trường Điều hành các hoạt động của nhà trường theo Điều lệ nhà trường đã được ban hành và giám sát sự tuân thủ điều lệ đó
THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
Ỡ NƯỚC TA f 1 PNhững thành tựu
Mạng lưới cơ sở giáo dục phát triên rộng khăp trong toàn quôc, đã mở rộng cơ
Trang 6hội học tập cho mọi người, bước đầu xây dựng xã hội học tập
Tỷ lệ HS trong độ tuổi đi học tăng nhanh( 2001- 2010): Trong đó, mẫu giáo 5 tuổi tăng từ 72% lên 98%, tiểu học tăng từ 94% lên 97 %,trung học cơ sở tăng từ 70% lên 85%, trang học phổ thông tăng từ 33% lên 50%, quy mô đào tạo nghề tăng 3,08 lần, trung học chuyên nghiệp tăng 2,69 lần; cao đẳng và đại học tăng 2,32 lần, tỷ lệ lao động
đã qua đào tạo đạt 43%, bước đầu đáp ứng thị trường lao động
Đã xóa được các xã trắng về Giáo dục Mầm non, trường tiểu học có ở tất cả các
xã, trường THCS đã có ở tất cả các xã hoặc liên xã, trường THPT có ở tất cả các huyện Các tỉnh, huyện có đồng bào dân tộc thiểu số đã có trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú Mạng lưới GDTX phát triển mạnh Cơ sở đào tạo nghề, THCN được thành lập ở hầu hết địa bàn đông dân cư, các vúng , các đô thị, kể cả những vùng khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng song Cửu Long
Công tác xóa mù chữ được duy trì, từng bước phát triển, cả nước đã hoàn thành mục tiêu phổ cập GDTH năm 2000 Phổ cập giáo dục THCS năm 2010, GDMN cho trẻ
5 tuổi và phổ cập GDTH đúng độ tuổi, một số địa phương đang thực hiện phổ cập giáo dục trung học
Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo có tiến bộ, trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức của học sinh, sinh viên bước đầu được nâng cao một bước Phát triển giáo dục - đào tạo đã chuyển hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xâ hội, khoa học và công nghệ, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động
Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục đã được cải thiện hơn, đặc biệt là
Trang 7người dân tộc thiểu số, các COĨ1 em gia đình nghèo, trẻ em gái và các đối tượng
bị thiệt thòi được quan tâm
Công tác quản lý giáo dục: Có bước chuyển biến tích cực khắc phục các tiêu cực trong ngành, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và án bộ quản lý giáo dục, đổi mới cơ chế tài chính của ngành giáo dục, tăng cường phân cấp quản lý giáo dục, quyền tự chủ và trách nhiệm, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin- truyền thông, hình thành giám sát xã hội đối với chất lượng giáo dục - đào tạo, xây dựng hệ thống quản ly chất lượng từ Trung ương đến địa phương và các cơ sở giáo dục, đẩy mạnh cải cách hành chính, mở rộng môi trường giáo dục thân thiện, khuyến khích học sinh, sinh viên tích cực, chủ động, đổi mới và tăng cường giáo dục truyền thống và văn hóa dân tộc
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nhà nước tăng nhanh về số lượng, nâng dần
về chất lượng, từng bước khắc phục một phần bất hợp lý về cơ cấu
Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng nhanh: 15% ( 2001) tăng lên 20% ( 2007) tổng chi ngân sách nhà nước từ năm 2007 và giữ ổn định 20% từ đó đến nay
Công tác xã hội hóa giáo dục đã đạt được những kết quả quan trọng
Các nguồn đầu tư cho giáo dục ngày càng được kiếm soát chặt chẽ và tăng dần hiệu quả sử dụng
Cơ sở vật chất nhà trường được cải thiện: Tỷ lệ phòng học kiên cố tăng từ 52% (2006) lên 71% (2010) Nhà công vụ cho giáo viên và kí túc xá cho học sinh, sinh viên
đã được ưu tiên đầu tư xây dựng và tăng dần
Tóm lại, những thành tựu của giáo dục nước ta đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát
Trang 8triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện cho đất nước tham
gia vào quá trình hội nhập quốc tế.
f'N.
2 Mhững khó khăn và tồn tại
Quan điểm “ giáo dục là quốc sách hàng đầu”Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển chưa thực sự thấm nhuần và thể hiện trong thực tế, một số địa phương chưa quán triệt đầy đủ đường lối của Đảng về giáo dục và chưa quan tâm đúng mức trong việc chỉ đạo và tổ chức chiến lược
Tư duy về giáo dục còn chậm đổi mới Bệnh thành tích vẫn còn chi phối trong dạy học và thi cử
Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề đào tạo, giữa các vùng miền chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội
Số lượng các cơ sở đào tạo, quy mô tăng nhưng các điều kiện đảm bảo chất ■ lượng chưa tương xứng
Chất lượng giáo dục: Còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời
kỳ mới và so với trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng; năng lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, có biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống trong một bộ phận học sinh, sinh viên
Quản ỉý giáo dục: Nhiều bất cập, bao cấp, ôm đồm, sự vụ, chồng chéo, phân tán; trách nhiệm và quyền hạn quản lý chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lý về nhân sự và tài chính Hệ thống pháp luật và chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ, chậm sửa đổi, bổ sung Sự phối hợp giữa ngành giáo dục và các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ Chính sách huy động và phân bổ
nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa hợp lý; hiệu quả sử dụng chưa cao Đầu tư của Nhà nước cho giáo dục chưa tập trung cao cho những mục tiêu ưu tiên; phần chi cho hoạt động chuyên môn còn thấp Quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở aiáo dục
Trang 9chưa được quy định đầy đủ, sát thực
Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới: Đội ngũ thừa, thiếu cục bộ, không đồng bộ về cơ cấu' chuyên môn Tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học trong giáo dục đại học còn thấp Một
bộ phận nhỏ nhà giáo và cán bộ quản lý nhà nước có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, vi phạm đạo đức và lối sống Năng lực của một bộ phận nhà giáo và cán
bộ quản lý nhà nước còn thấp Các chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý nhà nước (đặc biệt: là lương và phụ cấp) chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được các yêu cầu đối mới giáo dục
Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới: Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, Phương pháp của một bộ phận giáo viên chưa đổi mới, chưa phù hợp với đặc thù khác nhau của các loại hình cơ sở giáo dục, vùng miền và các đối tượng người học; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; có chú trọng giáo dục kỹ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên nhưng chưa mang lại hiệu qua vao
Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường còn thiếu và lạc hậu
Nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp các yêu cầu phát triển giáo dục
Chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học trong các trường đại học còn thấp; chưa gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất
3 Bối cảnh và thời cơ, thách thức đối vói giáo dục nước ta giai đoạn
2011-GIáo dục nước ta trong thập kỷ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế trí thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo
Trang 10dục trên thế giới.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã khẳng định phấn đấu đến năm 2Ọ20 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau Chiến lược cũng đã xác định rõ một trong ba đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ Sự phát triến của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo dục
2.2.' Thời cơ và thách thức ' 2.'2.1 Thời cơ
Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm vừa qua và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 với yêu cầu tái cơ cấu nền kinh
tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, cùng với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực trong thời kỳ dân số vàng là tiền đề cơ bản để ngành giáo dục cùng các bộ, ngành, địa phương phát triển giáo dục
Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học
Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thể mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục
\ 2.2.2o Thách thức