1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quá trình du nhập và phát triển của pháp môn tịnh độ ở việt nam tt

26 611 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 318,33 KB

Nội dung

Mặc dù trên phương diện lịch sử và tôn giáo đã c rất nhiều công tr nh nghiên cứu về Pháp môn ịnh Độ nhưng chủ yếu là về các đặc đi m, giáo lý, phương pháp tu tập cũng như vai trò,… của c

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

K

VƯƠNG ĐẶNG THẢO VÂN

QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số : 60.22.03.13

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Phản biện 1: PGS TS Trần Đức Cường

Phản biện 2: PGS TS Nguyễn Đình Lê

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội

hồi 16 giờ, ngày 21 tháng 3 năm 2017

C th t m hi u luận văn tại:

hư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

ư tưởng ịnh Độ xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ Sau khi các bộ kinh c nội dung chuy n tải tư tưởng ịnh Độ được dịch và lưu hành

ở rung Quốc được các nhà tu hành đạo Phật và nhân dân đ n nhận nồng nhiệt Mặc dù tư tưởng ịnh Độ, những giáo lý ịnh Độ h nh thành ở Ấn Độ, nhưng khi được truyền vào rung Quốc th tư tưởng ịnh Độ và giáo lý ịnh Độ mới được các nhà tu hành quan tâm và phát tri n thành một tông phái, gọi là ịnh Độ tông ịnh Độ tông lấy

ba bộ kinh làm nền tảng là kinh Vô lượng thọ, kinh Quán vô lượng thọ, kinh A di đà Ba bộ kinh này đã đề cập trực tiếp nguồn gốc tư tưởng, giáo lý và phương pháp tu tập ịnh Độ

heo các nhà nghiên cứu th tư tưởng ịnh Độ đã truyền nhập vào Việt Nam khá sớm, khoảng từ thế kỷ thứ V và phát tri n mạnh

mẽ cho đến tận ngày nay Sau khi truyền nhập vào Việt Nam, tư tưởng ịnh độ ở nước dẫu c quá trình du nhập và phát tri n lâu dài nhưng lại không tự thân phát tri n thành một tông phái, không c vị trí độc lập, tách biệt với các môn phái khác như hiền ông hay Mật ông mà chỉ là một “Pháp môn” ùy thuộc vào các giai đoạn lịch sử

mà Pháp môn ịnh Độ phát tri n song song với hiền ông hay Mật ông iêu bi u là xu hướng hiền - ịnh song tu hầu như xuyên suốt trong lịch sử phát tri n của Phật giáo ở Việt Nam

Mặc dù trên phương diện lịch sử và tôn giáo đã c rất nhiều công tr nh nghiên cứu về Pháp môn ịnh Độ nhưng chủ yếu là về các đặc đi m, giáo lý, phương pháp tu tập cũng như vai trò,… của của Pháp môn này Còn trên phương diện lịch sử lại chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều rên cơ sở tiếp thu, kế thừa kết quả nghiên cứu của các thế hệ nghiên cứu đi trước, đồng thời áp dụng phương pháp tiếp cận sử học kết hợp với các phương pháp nghiên cứu liên ngành

Trang 4

khác, chúng tôi chọn đề tài “Quá trình du nhập và phát triển của

Pháp môn Tịnh Độ ở Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ,

chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

ừ trước cho đến nay, Pháp môn ịnh Độ ở Việt Nam đã được nghiên cứu trên nhiều b nh diện:

Về nguồn gốc tư tưởng: Pháp môn Tịnh Độ lấy ba bộ kinh làm

nền tảng là kinh Vô lượng thọ, kinh Quán vô lượng thọ, kinh A di đà

Ba bộ kinh này đã đề cập trực tiếp đến nguồn gốc tư tưởng, giáo lý

và phương pháp tu tập Tịnh Độ

Về sự hình thành và phát tri n của tư tưởng Tịnh Độ Trong các công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo thế giới đã đề cập đến

sự hình thành và phát tri n của tư tưởng Tịnh Độ, đáng chú ý là cuốn

Lược sử Phật giáo do Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải (Nxb Tổng

hợp thành phố Hồ Chí Minh); cuốn Lịch sử Phật giáo do Nguyễn

Tuệ Chân biên dịch (Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh); cuốn

Lịch sử Phật giáo Trung Quốc do Pháp sư hánh Nghiêm viết, bản

dịch của hích âm rí (Nxb Phương Đông

Trong các công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam, chúng tôi đặc biệt quan tâm các bộ lịch sử Phật giáo trong thời

gian gần đây như: Lịch sử Phật giáo Việt Nam do Nguyễn ài hư chủ biên (Nxb Khoa học Xã hội, 1988); Lịch sử đạo Phật Việt Nam

của PGS Nguyễn Duy Hinh (Nxb Tôn giáo và Nxb Từ đi n Bách

Khoa); Lịch sử Phật giáo Việt Nam của GS Lê Mạnh Thát (Nxb Thuận Hóa Huế 1999); Việt Nam Phật giáo sử lược của hượng tọa

Mật Th (Nxb Tôn giáo, 2004) Hay các công trình chuyên khảo

như: Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Triết học Phật giáo Việt Nam của

PGS Nguyễn Duy Hinh (Nxb Khoa học Xã hội; Nxb Văn h a

Thông tin và Viện Văn h a), Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh của

GS Lê Mạnh Thát (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh)…

Trang 5

Hơn nữa, các bộ sử Việt Nam khi đề cập đến các giai đoạn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam đã ít nhiều đề cập đến tư tưởng ịnh Độ và bi u hiện của n Như trong một số công tr nh nghiên

cứu về lịch sử Việt Nam như bộ Đại Việt sử ký toàn thư, Việt Nam sử

lược của rần rọng Kim, Việt sử lược do rần Quốc Vượng dịch…

Và gần đây nhất là bộ Lịch sử Việt Nam (15 tập) - bộ Lịch sử Việt Nam đồ sộ nhất cho đến nay được NXB Khoa học xã hội xuất bản năm 2013, 2014

Về luận văn, luận án, đã c công trình nghiên cứu về Pháp tu

Tịnh độ và tượng Phật A di đà trong các ngôi chùa Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ của Đinh Viết Lực; và công trình Tịnh Độ tông và biểu hiện của nó trong Phật giáo Việt Nam hiện nay của Nguyễn Văn

Quý Ngoài ra, còn có một số luận văn, luận án nghiên cứu về Phật giáo như Luận án Tiến sĩ sử học về Thiền phái Trúc Lâm thời Trần của Thích hanh Đạt, Luận án Tiến sĩ sử học về sự ra đời và phát tri n Đạo Cao Đài ở Việt Nam của Nguyễn Thanh Xuân Cả hai luận án tiến sĩ

đ đã được bảo vệ thành công tại cơ sở đào tạo Viện Sử học

Bên cạnh đ , còn có rất nhiều những công trình nghiên cứu về

sự ảnh hưởng của Pháp môn Tịnh Độ trong việc hình thành một số tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đáng chú ý là

các công tr nh như Tư tưởng Phật giáo Việt Nam của PGS Nguyễn Duy Hinh (Nxb Khoa học Xã hội, 1999), Phật giáo Nam bộ từ thế kỷ

XVIII đến năm 1975 của Trần Hồng Liên (Nxb Thành phố Hồ Chí

Minh), Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài do GS Đặng Nghiêm Vạn chủ

biên, (Nxb Khoa học Xã hội, 1995) Cùng một số công trình khác như

Đặc điểm và vai trò của Phật giáo thế kỷ XX của TS Nguyễn Quốc

Tuấn (Nxb Từ đi n Bách khoa), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở

miền Bắc Việt Nam (1924 – 1954) của Lê âm Đắc (Nxb Chính trị

Quốc gia) đã cho chúng tôi những đi m nhìn tham chiếu về Pháp môn Tịnh Độ ở miền Bắc…

Trang 6

Như vậy, Phật giáo nói chung và Pháp môn Tịnh Độ nói riêng

đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và có nhiều công trình có giá trị đã được công bố và xuất bản Đối với Tịnh Độ, ở Trung Quốc hay Nhật Bản đã h nh thành và phát tri n thành một tông phái, nhưng ở Việt Nam tư tưởng Tịnh Độ không phát tri n thành một “tông phái” mà chỉ phát tri n thành một

“Pháp môn” Tại sao lại như vậy? Và Tịnh Độ du nhập vào nước ta thời kỳ nào, quá trình phát tri n ra sao Khảo sát các công tr nh cơ bản nêu trên, chưa c công tr nh nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về những vấn đề mà chúng tôi nêu trên Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những thành tựu mà thế hệ người nghiên cứu đi trước đã đạt được và áp dụng những phương pháp nghiên cứu cùng các hướng tiếp cận đa chiều, chúng tôi hy vọng c được kết quả nghiên cứu tốt nhất và đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài làm rõ hơn quá trình du nhập và phát tri n của Pháp môn Tịnh Độ ở Việt Nam nhằm hi u rõ hơn về Pháp mônTịnh Độ và tác động của Pháp môn Tịnh Độ đến đời sống kinh tế cũng như văn hóa xã hội của nhân dân Việt Nam từ khi truyền nhập cho đến năm

2011 với sự kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-2011)

Đề tài có nhiệm vụ làm rõ quá trình du nhập và phát tri n của Pháp môn Tịnh Độ vào Việt Nam từ khi truyền nhập đến năm 2011

và phân tích những tác động ảnh hưởng của Pháp môn này đến đời sống kinh tế văn h a xã hội của nhân dân Việt Nam

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Pháp môn Tịnh Độ ở Việt Nam

Phạm vi nội dung:

- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu Pháp môn

Trang 7

Tịnh Độ ở Việt Nam Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, thông qua

đề cập đến tư tưởng Tịnh Độ ở một số nước khác đ có th so sánh, đối chiếu với Pháp môn Tịnh Độ ở Việt Nam nhằm làm rõ hơn về một số nội dung cơ bản và những bi u hiện của nó trong Phật giáo Việt Nam hiện nay

- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu từ khi Pháp môn Tịnh

Độ được du nhập vào Việt Nam cho đến năm 2011 với Đại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-2011)

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời quán triệt quan đi m đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước về Tôn giáo nói chung, về Phật giáo nói riêng

Đ tiến hành nghiên cứu đề tài này luận văn sử dụng phương pháp cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Bên cạnh đ chúng tôi còn kết hợp sử dụng các phương pháp liên ngành như phương pháp Tôn giáo học, Xã hội học, phương pháp đối chiếu

so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp…đ đánh giá một cách khách quan khoa học đối với các vấn đề nghiên cứu, nhằm đảm bảo tính chính xác khoa học của đề tài và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa lý luận của luận văn: Luận văn g p phần làm rõ quá trình du nhập và phát tri n của Pháp môn Tịnh Độ ở Việt Nam từ khi bắt đầu du nhập đến năm 2011 cũng như những tác động của Pháp môn Tịnh Độ đến đời sống xã hội Việt Nam

Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Luận văn lược sử lại quá trình

du nhập và phát tri n của Pháp môn Tịnh Độ ở Việt Nam Đồng thời làm sáng tỏ thực trạng của Pháp môn Tịnh Độ ở nước ta trước đây và hiện nay Từ những căn cứ khoa học, luận văn nhằm th hiện rõ quá

Trang 8

trình du nhập và phát tri n của Pháp môn Tịnh Độ qua các giai đoạn

lịch sử Từ đ , luận văn c th được sử dụng làm tài liệu tham khảo

trong việc tìm hi u, nghiên cứu về Pháp môn Tịnh Độ

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham,

khảo luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Quá tr nh du nhập và sự phát tri n của Pháp môn

Tịnh Độ ở Việt Nam từ thế V thế kỷ XVI

Chương 2: Sự hưng khởi của Pháp môn Tịnh Độ ở Việt Nam

từ thế kỷ XVII đến năm 1981

Chương 3: Pháp môn Tịnh Độ ở Việt Nam sau khi thành lập

Giáo hội Phật giáo và sự tác động đến đời sống xã hội Việt Nam

Trang 9

Chương 1 QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ Ở VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ V ĐẾN THẾ KỶ XVI

1.1 Khái quát về Pháp môn Tịnh Độ

1.1.1 Cơ sở hình thành Pháp môn Tịnh Độ

Đạo Phật ra đời tại Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ V trước Công nguyên do Thái tử Tất Đạt Đa sáng lập Giáo lý cơ bản nhất trong Đạo Phật là Tứ diệu đế, Bát chính đạo và Thập nhị nhân duyên Tất cả đều dựa trên thuyết Duyên khởi mà phân tích những hiện tượng “sinh, trụ, di, diệt” nhân sinh Đạo Phật phát tri n đến thế kỷ III trước Công nguyên, đến dưới thời vương triều vua A Dục đã trở thành quốc giáo và đồng thời phát tri n ra ngoài phạm vi Ấn Độ Sau khi được truyền vào Trung Quốc và Nhật Bản, Pháp môn Tịnh Độ phát tri n mạnh mẽ thành một tông phái, gọi là Tông Tịnh Độ (hay Tịnh Độ Tông) Còn ở Việt Nam, tư tưởng Tịnh Độ không phát tri n

thành một “tông” mà chỉ phát tri n thành Pháp môn Tịnh Độ

Ở Việt Nam, nhìn chung, Pháp môn Tịnh Độ là một hình thức

tu tập của đạo Phật, nó khác với các tông phái khác một phần ở phương pháp tu tập giản đơn, thích hợp với hầu hết các tầng lớp trong xã hội Đồng thời, n đã đáp ứng được nhu cầu của mọi người, mọi giai tầng trong xã hội, không phân biệt người giàu người nghèo, bậc thượng căn hay hạ căn về một đời sống an vui vĩnh cửu trong thế giới Cực lạc do chính Phật A Di Đà làm chủ

1.1.2 Giáo lý cơ bản của Pháp môn Tịnh Độ

Phương pháp tu tập Tịnh Độ lấy ba bộ kinh tạng, còn gọi là

Tịnh độ tam kinh gồm Phật thuyết A di đà kinh; Phật thuyết Vô lượng thọ kinh và Phật thuyết Quán Vô lượng thọ kinh cùng Vãng sinh Tịnh

độ luận của Thế Thân làm lý luận Đây là ba bộ kinh và một bộ luận

tán thán thệ nguyện của Phật A di đà, miêu tả sự trang nghiêm của

Trang 10

thế giới Cực lạc và phương pháp tu hành đ có th được vãng sinh về thế giới đ

Về thế giới Cực lạc (hay Tịnh Độ) là cõi hoàn toàn trong sạch, tràn ngập an vui và trái ngược với những gì gọi là uế độ rong Đại thừa, mỗi cõi Tịnh độ thuộc về một đức Phật, vì có vô số chư Phật nên

có vô số cõi Tịnh độ Muốn được vãng sinh về cõi Tịnh độ nào thì người tu hành nguyện cầu đức Phật ở cõi đ cứu độ

Về điều kiện tu tập: Muốn tu tập đ được vãng sinh về cõi Tây phương cực lạc, Pháp môn Tịnh độ đòi hỏi người tu hành phải chuẩn

bị ba yếu tố là Tín, Nguyện và Hạnh Ngoài ba m n ư lương nêu trên, người tu hành theo Pháp môn Tịnh độ còn phải lưu ý tu tập 10 hành động thiện gọi là Thập thiện, c nghĩa là mười việc thiện thực hiện qua Thân, Khẩu, Ý

1.2 Quá trình du nhập và sự phát triển của Pháp môn Tịnh Độ ở Việt Nam trước thế kỷ X

1.2.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam trước thế kỷ X

Việt Nam nằm giữa đường giao lưu của hai nước lớn, giữa hai nền văn minh cổ xưa nhất của châu Á là Ấn Độ và rung Quốc rong điều kiện như vậy, Việt Nam c nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu gặp gỡ các nền văn minh trong khu vực Đối với Phật giáo, trong việc giao lưu, tiếp xúc với Ấn Độ th Việt Nam c điều kiện thuận lợi hơn so với rung Quốc, do vậy c th Phật giáo ở Ấn

Độ đã du nhập vào Việt Nam sớm hơn rung Quốc, và sau đ tiếp thu ảnh hưởng của Phật giáo rung Quốc Với giai đoạn đầu, chúng

ta chỉ c th tạm xác nhận đường đi của Phật giáo Đại thừa theo các nhà sư Ấn Độ từ đường bi n trực tiếp truyền vào Việt Nam tạo nên một trung tâm Phật giáo ở Luy Lâu

Sử liệu cổ của rung Hoa c ghi chép việc trên lãnh thổ thuộc nhà Hậu Hán từng tồn tại ba trung tâm Phật giáo là Luy Lâu, Lạc Dương và Bành hành uy nhiên lại không ghi nhận rõ ràng sự h nh

Trang 11

thành của hai trung tâm Lạc Dương và Bành hành, chỉ c Luy Lâu thuộc Giao Chỉ là được xác định rõ ràng và sớm nhất, và là bàn đạp cho việc h nh thành hai trung tâm kia Nhiều nhà nghiên cứu Phật học cho rằng rung tâm Phật giáo Luy Lâu h nh thành sớm hơn hai trung tâm Bành hành và Lạc Dương hậm chí, c người còn cho rằng Phật giáo từ Luy Lâu truyền sang Bành hành rồi từ Bành hành truyền sang Lạc Dương

1.2.2 Pháp môn Tịnh Độ ở Việt Nam từ khi truyền nhập đến thế kỷ X

Vào thời Sỹ Nhiếp cầm quyền khoảng năm 187-226, đạo Phật đã

c chỗ đứng khá vững chắc tại Luy Lâu rong suốt thế kỷ thứ IV, không c tư liệu nào n i đến t nh h nh Phật giáo ở nước ta Và phải đến

thế kỷ V, với sự c mặt của kinh Vô lượng thọ do sư Đàm Hoằng, một vị

cao tăng rung Quốc tu hành ịnh độ đến iên Sơn mới minh chứng

cho sự tu học và truyền bá Pháp môn ịnh độ ở Việt Nam

ừ sau thế kỷ thứ V đến khoảng nửa đầu thế kỷ thứ IX th hiện không c tư liệu nào đ lại đề cập đến ịnh độ ở Việt Nam Qua

nguồn tư liệu được chép trong Thiền uyển tập anh chúng ta thấy thời

kỳ này đang “h nh thành thượng tầng Việt - rung của Phật giáo Việt Nam…” Do đ , phải đến năm 826, Vô Ngôn hông (759 -826), học trò của Bách rượng Hoài Hải đến Kiến Sơ tu tập trong 6 năm, trong bài kệ n i cho đệ tử Cảm hành ( -860) trước khi tịch mới c đề cập đến ịnh độ

Đến cuối thời kỳ Bắc thuộc, Phật giáo đã là trở thành một hiện tượng xã hội Lúc này ở Phật tử, ý thức dân tộc và ý thức đạo gắn b với nhau, tạo thành một trong những tiền đề cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của dân tộc vào thế kỷ X Đồng thời tạo cơ sở cho Phật giáo phát tri n mạnh mẽ và c vai trò quan trọng khi nhà nước giành được độc lập

Trang 12

1.3 Quá trình phát triển của Pháp môn Tịnh Độ ở Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI

1.3.1 Pháp môn Tịnh Độ thời Đinh - Tiền Lê

Triều đ nh Đinh - Tiền Lê chọn Phật giáo là tư tưởng chính trị chính thống là hợp với lòng người, hợp với thời đại Phật giáo đã cung cấp cho nhà Đinh và iền Lê tư tưởng trị nước (tư tưởng từ bi, bác ái, khoan dung) và cung cấp thuyết trị vì thiên hạ cho bậc quân vương Đạo Phật được truyền bá rộng rãi Các nhà sư thường là người có học, giỏi chữ Hán, được nhà nước và nhân dân quý trọng

Và với sự đề cao sự cứu vớt của các vị Bồ tát, đặc biệt là Bồ tát Quan Thế Âm nên tư tưởng Tịnh Độ vẫn được bảo lưu trong sự dung hoà với Thiền tông, và đặc biệt là Mật tông trong giai đoạn này

Những sử liệu về sự phát tri n của Phật giáo nước ta thời kỳ này chủ yếu liên quan đến Thiền tông, Thiền tông kết hợp với tín ngưỡng bản địa, với Đạo giáo Ngoài ra, đáp ứng nhu cầu thực tế của dân chúng nên Phật giáo cũng mang nhiều yếu tố Mật tông Phật giáo phát tri n, Pháp môn Tịnh Độ cũng được duy trì hòa hợp dung thông với Thiền tông mà cụ th là các thiền sư thuộc các thiền phái Tỳ Ni

Đà Lưu Chi và thiền phái Vô Ngôn Thông vẫn thực hành Pháp môn

niệm Phật, trì tụng kinh A Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ nhưng Pháp

môn Tịnh Độ vẫn chưa h nh thành một tông riêng biệt

1.3.2 Pháp môn Tịnh Độ thời Lý - Trần

Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, đây là thời kỳ nước ta hưng thịnh với hai triều đại Lý - Trần Và đây cũng là thời kỳ Phật giáo phát tri n nhất, gắn bó sâu sắc với các vương triều Phật giáo thời kỳ này rất phát tri n và được coi trọng Đặc đi m của Phật giáo nước ta dưới thời Lý - Trần là Thiền - Tịnh song tu, nhưng hiền trội hơn Tịnh, Phật học cũng v thế mà nổi bật

Pháp môn Tịnh Độ thời Lý (1009 - 1225)

Trang 13

Những sử liệu được ghi chép c liên quan đến tư tưởng Tịnh

Độ cho thấy đây là thời kỳ tín ngưỡng Tịnh Độ được triều đ nh, nhân dân đề cao Có th khẳng định rằng, vào thời Lý và cũng từ thời Lý,

tư tưởng và phương pháp tu tập Tịnh Độ đã đ lại dấu ấn và thực sự

có một vị trí quan trọng trong đời sống tu hành của tín đồ đạo Phật cũng như trong đời sống văn h a tâm linh của nhân dân Việt Nam thời bấy giờ

Pháp môn Tịnh Độ thời Trần (1225 - 1400)

Dưới thời Trần, về chính sách chính trị, các vị vua đã xây dựng

và củng cố bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn so với nhà Lý Các mặt kinh tế, xã hội, giáo dục và nghệ thuật cũng hoàn chỉnh hơn và cho thấy Nho giáo, Đạo giáo đã c ảnh hưởng rõ rệt tới triều đại, tạo

ra cục diện “ am giáo đồng nguyên” - sự cân bằng ảnh hưởng của Phật giáo - Nho giáo - Đạo giáo

Phật giáo dưới thời Trần rất phát tri n và được coi trọng Vào thời gian đầu nhà Trần khi Phật giáo còn thịnh Các nhà vua đều sùng đạo đã cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng đ phụng thờ khắp nơi Tuy Phật giáo thịnh hành và được các vua quan tin theo nhưng v công cuộc xây dựng nhà nước theo mô h nh Hán Đường của Trung Quốc, việc tiếp xúc thường xuyên với văn minh Trung Hoa và việc chống ngoại xâm đã không cho phép Phật giáo phát tri n thành quốc giáo Đ là về Phật giáo thời Trần nói chung, còn về Pháp môn Tịnh

Độ, như đã n i ở trên, từ thời Lý, Pháp môn Tịnh độ đã phát tri n mạnh mẽ Tuy nhiên, các quan niệm bàn luận về A Di Đà và ịnh độ

th mãi đến thế kỷ XIII mới được vua Trần Thái Tông (1218-1277)

đề cập một cách chính thức

Thời Trần, qua những nghiên cứu về Khóa Hư Lục của Trần

Thái Tông, có th thấy rằng tư tưởng về niệm Phật thời kỳ này đã chín muồi đến mức dường như Pháp môn Niệm Phật đã hoàn giống như như một tông phái của Việt Nam song song với Thiền pháp

Ngày đăng: 11/05/2017, 12:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w