1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án toán lớp 5 tuần 24

16 553 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 396,5 KB

Nội dung

giáo án toán lớp 5 tuần 24giáo án toán lớp 5 tuần 24giáo án toán lớp 5 tuần 24giáo án toán lớp 5 tuần 24giáo án toán lớp 5 tuần 24giáo án toán lớp 5 tuần 24giáo án toán lớp 5 tuần 24giáo án toán lớp 5 tuần 24giáo án toán lớp 5 tuần 24giáo án toán lớp 5 tuần 24giáo án toán lớp 5 tuần 24

Trang 1

TUẦN 24

Thứ ba ngày 28 tháng 02 năm 2017

Ngày soạn :25/ 02 /2017 Ngày giảng:28/02/2017

Buổi chiều:

Tiết 1 – Luyện toán: LUYỆN TẬP CHUNG

I Mục tiêu :

- Biết tính tỉ số % của 1 số, ứng dụng vào giải toán

- Biết tính thể tích hình lập phương, trong mối quan hệ với thể tích của một lập phương khác

II Các hoạt động dạy học:

1 Kiểm tra bài cũ:

Học sinh lên bảng làm bài tập 3 ở SGK

2 Bài mới:

Bài 1: GV cho HS tự tính nhẩm 15 % của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung.

a HS nêu yêu cầu BT rồi tự làm bài theo gợi ý SGK, chẳng hạn:

17,5 % = 10 % + 5 % + 2, 5 %

10 % của 240 là 24,

5% của 240 là 12,

2,5 % của 240 là 6

Vậy 17,5 % của 240 là 42

b.Cho HS tự làm bài rồi chữa bài

Bài 2: HS tự nêu BT rồi làm và chữa bài

Giải

Tỉ số thể tích của HLP lớn và HLP bé là

2

3

, vậy tỉ số % của HLP lớn và HLP bé là:

3: 2 = 1,5 = 150 % Thể tích HLP lớn là:

64 x

2

3

= 96 ( cm 3 )

Đáp số: 96 cm3

Bài 3: HS nêu bài toán, quan sát hình vẽ, phân tích hình vẽ SGK rồi trả lời

từng câu hỏi của bài toán

a Coi hình đã cho gồm 3 HLP, mỗi hình đều xếp bởi 8 HLP nhỏ có cạnh 1 cm như vậy hình vẽ SGK có tất cả : 8 x 3= 24 hình lập phương nhỏ

b Hs làm bài rồi chữa bài

3 Củng cố - dặn dò:

- Làm bài tập còn lại vào vở BT ở nhà

- Bài sau: Chuẩn bị các vật có dạng hình trụ và hình cầu

Trang 2

Tiết 2 – Mỹ Thuật: TẬP VẼ MẪU CÓ HAI VẬT MẪU

I Mục tiêu:

- Học sinh biết quan sát, so sánh và nhận xét đúng tỉ lệ, độ đậm nhạt, đặc điểm của mẫu

- Học sinh biết tạo bố cục hợp lý, vẽ được hình gần đúng tỉ lệ

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của độ đậm nhạt ở mẫu vẽ và yêu quý mọi vật xung quanh

II Chuẩn bị:

- Mẫu vẽ có hai vật mẫu ( ấm pha trà, cái bát)

- Hình gợi ý cách vẽ

- Một số bài của HS lớp trước

III Các hoạt động dạy học:

1 Kiểm tra:

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

2 Bài mới

*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét

-GV bày mẫu Gợi ý các em chọn hướng nhìn đẹp của mẫu để vẽ và nhận xét về:

+ Vị trí của các vật mẫu

+ Hình dáng, màu sắc của ấm pha trà và cái bát

+ Đặc điểm các bộ phận của mẫu ( nắp, quai, thân, vũi, )

+ So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của từng vật mẫu giữa hai vật mẫu với nhau

+ Nêu nhận xét về độ đậm nhạt của mẫu ( phần nào của mẫu được chiếu sáng nhất, phần nào đậm nhất, phần nào đậm vừa?)

GV tóm tắt và hệ thống những ý chính

*Hoạt động 2: Cách vẽ

- GV có thể cho HS xem hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ trực tiếp trên bảng để HS quan sát, nhận ra cách vẽ

- Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu cho cân đối với khổ giấy

- Vẽ đường trục của ấm, lọ,

- So sánh tỉ lệ bộ phận của từng vật mẫu và đánh dấu các vị trí

- Vẽ phác bằng các nét thẳng để tạo hình dáng chung của mẫu

- Quan sát mẫu, kiểm tra lại hình; vẽ nét chi tiết và hoàn chỉnh hình vẽ

- GV có thể vẽ lên bảng cách vẽ hình một vài vật mẫu cho HS tham khảo

- Diễn tả đậm nhạt, cần tiến hành như sau: HDSGV trang 101

*Hoạt động 3: Thực hành

GV dựa vào thực tế bài vẽ của HS để góp ý bổ sung và điều chỉnh những thiếu sót như:

+ Bố cục hình trong tờ giấy

+ So sánh các tỉ lệ và vẽ hình

+ Tìm các độ đậm nhạt và vẽ đậm nhạt

GV nhắc nhở HS vẽ bài chưa đẹp

*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá

Trang 3

GV cùng HS lựa chọn một số bài ( có bài tốt và chưa tốt) và gợi ý HS nhận xét, xếp loại về:

+ Bố cục

+ Cách vẽ hình

+ Vẽ đậm nhạt,

GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những HS vẽ bài tốt Nhắc nhở và động viên những em chưa hoàn thành được bài

2 Củng cố, dặn dò

Sưu tầm tranh ảnh, những câu chuyện, bài hát về Bác Hồ để chuẩn bị cho bài sau

Tiết 3- LTVC: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ AN NINH

I Mục tiêu:

- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ về trật tự, an ninh

- Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu hỏi

II Chuẩn bị:

Phiếu học tập làm bài tâp 3

III Các hoạt động dạy học:

1 Kiểm tra bài cũ:

HS làm lại các bài tập 1của tiết trước

2 Bài mới :

*Giới thiệu bài : Mở rộng vốn từ: Trật tự an ninh

Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập - nêu yêu cầu Cả lớp theo dõi trong SGK

- HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi bạn bên cạnh

- HS tự làm bài; GV nhận xét kết luận lời giải đúng

An ninh là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội

Bài 4: HS đọc nôi dung bài, cả lớp theo dõi SGK

- Cả lớp đọc thầm lại bản hướng dẫn

- Làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn

- GV nhắc cả lớp ghi vắn tắt các từ ngữ

- HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả

- Cả lớp và GV nhận xét, loại bỏ những từ ngữ không thích hợp, bổ sung những từ ngữ bị bỏ sót, hoàn chỉnh bảng kết quả

3 Củng cố , dặn dò :

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS ôn bài chuẩn bị bài sau

Trang 4

Thứ tư ngày 01 tháng 03 năm 2017

Ngày soạn :26/ 02 /2017 Ngày giảng:01/03/2017

Tiết 1-Tập đọc HỘP THƯ MẬT

I Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc,

góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

II.Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

- Ảnh Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ

III Các hoạt động dạy học:

1 Kiểm tra bài cũ:

Hs đọc lại bài Luật tục xưa của người Ê-đê + TLCH về nội dung bài đọc.

2 Bài mới :

*Giới thiệu bài: GV giới thiệu về những người hoạt động thầm lặng trong lòng địch nói riêng đã góp phần công sức to lớn vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Bài học hôm nay sẽ cho các em biết một phần công việc thầm lặng mà vĩ đại của họ

*Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :

a.Luyện đọc :

- Một, hai HS khá , giỏi tiếp nối nhau đọc toàn bài

- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK

- GV viết lên bảng các từ ngữ HS dễ đọc sai

- GV đọc mẫu, HS đọc lại, cả lớp nhẩm dọc theo

- Từng tốp tiếp nối nhau đọc các đoạn văn trong bài

- Chia bài thành 4 đoạn:

Đ1: Từ đầu đếp đáp lại

Đ2: Từ anh dừng xe đến ba bước chân

Đ3: Từ Hải Long tới ngồi đến chỗ cũ

Đ4: Phần còn lại

- HS luyện đọc theo cặp

- HS đọc toàn bài

b.Tìm hiểu bài :

- GV tổ chức cho các nhóm HS đọc, trao đổi về nội dung bài theo hệ thống câu hỏi SGK

- Đại diện nhóm trình bày kết quả Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng

Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì ? (Tìm hộp thư mật để lấy báo cáo và gửi báo cáo)

Em hiểu hộp thư mật dùng để làm gì ? (Để chuyển những tin tức bí mật, quan trọng)

Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo như thế nào ? (Đặt hộp thư ở nơi dể tìm mà lại ít bị chú ý nhất - nơi một cột cây số ven đường )

Trang 5

Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắc gửi chú Hai Long điều

gì ? (Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến thăng )

GV kết luận: Những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch bao giờ cũng là những người rất gan góc, bình tĩnh, thông minh, đồng thời cũng là những người thiết tha yêu Tổ quốc, yêu đồng đội, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chung

Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú hai Long Vì sao chú làm như vậy?

(chú dừng xe không ai có thể nghi ngờ )

Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ?(có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ

Tổ quốc vì cung cấp chocho ta những tin tức bí mật về kẻ địch để chủ động chống trả .)

c Đọc diễn cảm

- HS nối tiếp nhau đọc bài thơ

- GV hướng dẫn để HS tìm đúng giọng đọc trong bài

- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn thơ tiêu biểu theo trình tự đã hướng dẫn

- Nội dung bài : Ca ngợi anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất

sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

3 Củng cố , dặn dò :

- Nhắc lại ý nghĩa của bài đọc

- GV nhận xét tiết học

- Dặn học sinh về nhà tìm đọc thêm những truyện ca ngợi các chiến sĩ an ninh, tình báo

_

Tiết 2-Toán: GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ, HÌNH CẦU (Đọc thêm)

LUYỆN TẬP CHUNG

I Mục tiêu:

- Giúp HS ôn tập, rèn kỹ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn

II Các hoạt động dạy học:

1 Bài mới:

*Giới thiệu bài: Luyện tập chung

Bài 1: HS đọc đề, quan sát hình vẽ rồi tự giải

Diện tích tam giác ABD là

4 x 3 : 2 = 6 cm2

Diện tích tam giác BDC là:

5 x 3 :2 = 7,5 cm2

Tỷ số % của diện tích Tam giác

ABD và BDC là:

6:7,5 = 0,8 = 80%

Bài 2: HS đọc đề, quan sát hình vẽ SGK, thảo luận nhóm 2 rồi giải vào vở.

A B

D H C

Trang 6

- GV chấm 1 số em.

Giải

Bán kính hình tròn là: 5 : 2 = 2,5(cm)

Diện tích hình tròn là: 2,5 x 2,5 x 3,14 = 19, 625 (cm2)

Diện tích tam giác vuông ABC là : 3 x 4 : 2 = 6 (cm 2 )

Diện tích hình tròn tô màu là: 19, 625 – 6 = 13, 625 (cm 2 )

Đáp số: 13,625 cm2

3 Củng cố, dặn dò :

- HS nêu cách tính diện tích hình thang, hình tam giác

- Về nhà làm lại các bài làm còn sai, bài sau: Luyện tập chung

_

Tiết 3 -TLV: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT

I Mục tiêu:

- Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật: Cấu tạo của bài văn tả đồ vật (3 phần), trình

tự miêu tả, phép tu từ so sánh và nhân hoá được sử dụng khi miêu tả đồ vật

- Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc

II Các hoạt động dạy học:

1 Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra đoạn văn đã viết lại của một số HS

2 Bài mới :

* Giới thiệu bài : Ôn tập về tả đồ vật

Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài trong SGK

- GV giới thiệu tấm ảnh một chiếc áo quân phục

- GV: bài văn miêu tả cái áo sơ mi của một bạn nhỏ được may lại từ chiếc áo quân phục của người cha đã hi sinh Ngày trước cách đây vài chục năm, đất nước còn rất nghèo, HS đến trường chưa mặc đồng phục như hiện nay, nhiều bạn mặc áo quần sửa lại từ áo quần cũ của bố mẹ hoặc anh chị

- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài

- Làm việc cá nhân

- GV nhắc HS chú ý nói rõ bài văn mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp

- HS phát biểu ý kiến Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng

Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài

- GV hỏi HS đã chọn đồ vật để quan sát ở nhà theo lời dặn của GV

- Chú ý quan sát kĩ đồ vật, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả

- HS suy nghĩ; một vài HS nói tên đồ vật các em chọn miêu tả

- HS suy nghĩ, viết đoạn văn

- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết

- Cả lớp và Gv nhận xét, chấm điểm

3 Củng cố , dặn dò :

GV nhận xét tiết học

Trang 7

Tiết 4-Khoa học: AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ

KHI SỬ DỤNG ĐIỆN.

I Mục tiêu:

Học sinh biết:Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật, tránh gây hỏng

đồ điện, đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà

- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện

II Chuẩn bị:

- Hình ảnh trang 98, 99

- Ô tô đồ chơi, đèn pin cầu giao điện

- Phiếu học tập theo nhóm

III Các hoạt động dạy học:

1 Kiểm tra bài cũ:

- Em nêu ví dụ về vật liệu cách và dẫn điện ?

2 Bài mới:

- Giới thiệu bài: Điện thật có ích nhưng có phải lúc nào nó cũng tốt không?

Nó có phải là nguồn năng lượng vô tận không? Chúng ta sẽ biết qua bài này

*Hoạt động 1: Thảo luận.

- HS hoạt động nhóm, sử dụng tranh ảnh, SGK thảo luận các tình huống có thể gây giật điện Từ đó liên hệ với bản thân các biện pháp phòng tránh bị điện giật

- GV gắn các hình ảnh minh hoạ và yêu cầu mỗi nhóm lên trình bày 1 tình huống đồng thời nêu biện pháp phòng tránh

- GV nêu 1 số câu hỏi gợi mở như sau:

+ Thấy dây điện bị đứt ta nên làm gì ?

+ Thấy người bị điện giật nên làm gì ?

- Kết luận: Hai HS đọc mục “ Bạn cần biết “ , đó là những lời khuyên đúng về đảm bảo an toàn khi sử dụng điện

*Hoạt động 2: Thực hành

- HS hoạt động cá nhân, đọc thông tin SGK trang 99, trả lời câu hỏi cuối thông tin đó

- GV giải thích thêm: + 12 v: Đọc là 12 vôn, vôn là đơn vị đo độ mạnh của dòng điện

- Lưu ý: Hở cầu chì, người ta dùng dây chì nối 2 cực của bộ phận này Khi dòng điện mạnh làm dây chì bị chảy, phải mở cầu giao điện tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa ngay rồi thay cầu chì mới

*Kết luận: Như vậy, nhờ cầu chì mà mạch điện sẽ được báo trước những nguy

cơ có thể bị hỏng Nhờ công tơ điện mà biết gia đình nào sử dụng điện bao nhiêu

để tính tiền chi trả Vì vậy chúng ta phải tiết kiệm điện

3 Củng cố, dặn dò:

- HS chú ý sử dụng các thiết bị điện cho an toàn ở nhà, lớp học

- Sử dụng điện tiết kiệm, tránh lãng phí

- Bài sau: Ôn tập chương II

Trang 8

Thứ tư ngày 01 tháng 03 năm 2017

Ngày soạn :26/ 02 /2017 Ngày giảng:01/03/2017

Buổi chiều:

Tiết 1 – Luyện toán: LUYỆN TẬP CHUNG

I Mục tiêu:

- Giúp HS ôn tập, rèn kỹ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn

II Các hoạt động dạy học:

1 Kiểm tra bài cũ:

Tìm một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu

2 Bài mới:

*Giới thiệu bài: Luyện tập chung

Bài 1: HS đọc đề, quan sát hình vẽ rồi tự giải

Diện tích tam giác ABD là

4 x 3 : 2 = 6 cm2

Diện tích tam giác BDC là:

5 x 3 :2 = 7,5 cm2

Tỷ số % của diện tích Tam giác

ABD và BDC là:

6:7,5 = 0,8 = 80%

Bài 2: HS đọc đề, quan sát hình vẽ SGK, thảo luận nhóm 2 rồi giải vào vở.

- GV chấm 1 số em

3 Củng cố, dặn dò :

- HS nêu cách tính diện tích hình thang, hình tam giác

- Về nhà làm lại các bài làm còn sai, bài sau: Luyện tập chung

Tiết 2 – TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT

I Mục tiêu:

- Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật: Cấu tạo của bài văn tả đồ vật (3 phần), trình

tự miêu tả, phép tu từ so sánh và nhân hoá được sử dụng khi miêu tả đồ vật

- Viết được đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc

II Các hoạt động dạy học:

1 Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra đoạn văn đã viết lại của một số HS

2 Bài mới :

* Giới thiệu bài : Ôn tập về tả đồ vật

Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài trong SGK

- GV giới thiệu tấm ảnh một chiếc áo quân phục

Trang 9

- GV: bài văn miêu tả cái áo sơ mi của một bạn nhỏ được may lại từ chiếc áo quân phục của người cha đã hi sinh Ngày trước cách đây vài chục năm, đất nước còn rất nghèo, HS đến trường chưa mặc đồng phục như hiện nay, nhiều bạn mặc áo quần sửa lại từ áo quần cũ của bố mẹ hoặc anh chị

- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài

- Làm việc cá nhân

- GV nhắc HS chú ý nói rõ bài văn mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp

- HS phát biểu ý kiến Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng

Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài

- GV hỏi HS đã chọn đồ vật để quan sát ở nhà theo lời dặn của GV

- Chú ý quan sát kĩ đồ vật, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả

- HS suy nghĩ; một vài HS nói tên đồ vật các em chọn miêu tả

- HS suy nghĩ, viết đoạn văn

- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết

- Cả lớp và Gv nhận xét, chấm điểm

3 Củng cố , dặn dò :

GV nhận xét tiết học

Tiết 3-Âm nhạc: MÀU XANH QUÊ HƯƠNG

I Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu và lời ca, biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

- Cảm nhận được những hình ảnh đẹp trong bài hát

II Chuẩn bị:

- GV hát chuẩn xác bài hát

- HS: Sách GK âm nhạc lớp 5

III Các hoạt động dạy học:

1 Phần mở đầu:

- GV giới thiệu nội dung tiết học

2 Phần hoạt động

Nội dung: Học hát bài: Màu xanh quê hương

Hoạt động 1: Học hát

- GV giới thiệu bài; GV hát mẫu; HS đọc lời ca

- GV dạy hát từng câu

Hoạt động 2: Hát kết hợp các hoạt động

- Hát kết hợp gõ theo phách, theo nhịp

- Hát kết hợp vận động tại chỗ

3 Phần kết thúc.

- GVcho HS hát lại bài hát

- Dặn HS ôn bài đã học và chuẩn bị bài học sau

Trang 10

Thứ năm ngày 02 tháng 03 năm 2017

Ngày soạn :27/ 02 /2017 Ngày giảng:02/03/2017

Buổi chiều:

Tiết 1 – Luyện toán: LUYỆN TẬP CHUNG

I Mục tiêu:

- Giúp HS ôn tập, rèn kỹ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn

II Các hoạt động dạy học:

1 Kiểm tra bài cũ:

Tìm một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu

2 Bài mới:

*Giới thiệu bài: Luyện tập chung

Bài 1: HS đọc đề, quan sát hình vẽ rồi tự giải

Diện tích tam giác ABD là: 4 x 3 : 2 = 6 cm2

Diện tích tam giác BDC là: 5 x 3 :2 = 7,5 cm2

Tỷ số % của diện tích Tam giác

ABD và BDC là: 6:7,5 = 0,8 = 80%

Bài 2: HS đọc đề, quan sát hình vẽ SGK, thảo luận nhóm 2 rồi giải vào vở.

- GV chấm 1 số em.Giải

Bán kính hình tròn là: 5 : 2 = 2,5(cm)

Diện tích hình tròn là: 2,5 x 2,5 x 3,14 = 19, 625 (cm2)

Diện tích tam giác vuông ABC là : 3 x 4 : 2 = 6 (cm 2 )

Diện tích hình tròn tô màu là: 19, 625 – 6 = 13, 625 (cm 2 )

Đáp số: 13,625 cm2

3 Củng cố, dặn dò :

- HS nêu cách tính diện tích hình thang, hình tam giác

- Về nhà làm lại các bài làm còn sai, bài sau: Luyện tập chung

Tiết 2 –LT&CÂU: LUYỆN TẬP VỀ CÂU GHÉP

I Yêu cầu:

- HS hiểu thế nào là câu ghép

- Nêu được ví dụ về câu ghép

II Các hoạt động dạy học:

1 Kiểm tra bài cũ :

- HS nhắc khái niệm câu ghép

2 Bài mới :

* Giới thiệu bài : Luyện tập về câu ghép

* Nêu ví dụ về câu ghép:

Ngày đăng: 11/05/2017, 10:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w