1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN một số nội DUNG cơ bản về NHỮNG BỆNH KHÁC TRONG tác PHẨM sửa đổi lối làm VIỆC của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH

12 645 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 70,5 KB

Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài và vĩ đại của Đảng, của dân tộc ta. Cả cuộc đời, Người hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng, vì độc lập tự do, vì hạnh phúc của nhân dân. Người không chỉ là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, mà còn để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta những tác phẩm có giá trị to lớn, những lời dạy, lời nói bất hủ về đạo đức. Trong đó có tư tưởng đạo đức của người về “những bệnh khác” được bàn đến trong tác phẩm “sửa đổi lề lối làm việc”.

Trang 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài và vĩ đại của Đảng, của dân

tộc ta Cả cuộc đời, Người hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng, vì độc lập tự

do, vì hạnh phúc của nhân dân Người không chỉ là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, mà còn để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta những tác phẩm có giá trị to lớn, những lời dạy, lời nói bất hủ về đạo đức Trong đó

có tư tưởng đạo đức của người về “những bệnh khác” được bàn đến trong tác phẩm “sửa đổi lề lối làm việc”

Tác phẩm “sửa đổi lề lối làm việc” được Bác viết vào tháng 10 năm

1947 và ký tên XYZ, đây là thời điểm nhân dân ta đang ra sức chống thực dân Pháp xâm lược Trên thế giới, cuộc đại chiến thứ 2 kết thúc, chủ nghĩa phát xít đã bị đánh bại, nhiều nước xã hội chủ nghĩa lần lượt ra đời ở khắp các châu lục, tạo ra “quả đối trọng ngang bằng” với chủ nghĩa đế quốc, ghi dấu ấn sâu sắc vào thế kỷ XX Những sự kiện đó đặt ra yêu cầu đòi hỏi cán bộ, đảng viên ở nước ta cũng như các nước trên thế giới phải thấy rõ tính tất yếu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời tích cực nghiên cứu, tìm tòi, giải đáp các vấn đề về lý luận và thực tiễn đang nảy sinh

Ở nước ta, sau khi cách mạng tháng tám thành công (1945), Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông nam á Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà -nhà nước của dân, do dân và vì dân đã ra đời, yêu cầu rất lớn đặt ra lúc này là phải có một đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự gương mẫu về mọi mặt, đặc biệt là về đạo đức, tác phong công tác Trong khi đó, đại bộ phận cán bộ, đảng viên của ta đều xuất thân từ tầng lớp và giai cấp nông dân, do có lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc mà tham gia vào cách mạng, nên phần lớn họ chưa được đào tạo cơ bản, trình độ, phương pháp, tác phong làm việc còn nhiều

Trang 2

hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu mới, một bộ phận còn chịu ảnh hưởng nặng nề của những thói hư tật xấu, những thói quen cũ, nên ít nhiều đã gây trở ngại cho quá trình thực hiện sứ mệnh của Đảng và Nhà nước ta Do đó, cần phải nâng cao đạo đức cách mạng, sửa đổi lại lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên, tạo điều kiện để họ thực sự trở thành những người tiên phong, có đủ phẩm chất và trình độ lãnh đạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cấp thiết lúc bấy giờ là vừa kháng chiến vừa kiến quốc

Bằng nhãn quan chính trị và trình độ uyên bác của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm “nhìn thấy” những “căn bệnh” vừa tồn tại dai dẳng từ chế

độ xã hội cũ, vừa được nảy sinh ở chế độ xã hội mới trong hành ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, nhiều “bệnh tật” của một Đảng cầm quyền đang xuất hiện (như bệnh ông quan cách mạng) đòi hỏi phải sửa chữa kịp thời Để khắc phục những hạn chế ấy và định hướng cho các cán bộ, đảng viên của Đảng trong tu dưỡng đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ, tác phong, phương pháp làm việc Người đã viết tác phẩm này

Tác phẩm “sửa đổi lề lối làm việc” của Hồ Chí Minh được xuất bản lần thứ nhất vào tháng 1 năm 1948, lần thứ 7 năm 1959, hiện nay đã được in trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2002; từ trang 229 đến trang 316

Tác phẩm này được kết cấu thành 6 phần (6 chương) với rất nhiều nội dung như: Vấn đề về phê bình và sửa chữa, mấy điều kinh nghiệm, tư cách và đạo đức cách mạng, vấn đề cán bộ, cách lãnh đạo và chống thói ba hoa Trong các nội dung ấy, tư tưởng của Người về đạo đức được thể hiện rất sâu sắc, với rất nhiều góc cạnh khác nhau, như: Về tư cách của đảng chân chính cách mạng, phận sự của đảng viên và cán bộ, đạo đức cách mạng, giữ kỷ luật, những bệnh khác.v.v

Trang 3

“Những bệnh khác” là một nội dung vừa có giá trị về thực tiễn, vừa

có giá trị về lý luận; vừa có tính cấp thiết lúc bấy giờ, vừa có tính cấp thiết hiện nay

Trước hết, Người nói về bệnh “hữu danh, vô thực” Nếu như ở Khổng

Tử, mỗi người đều có cái danh nhất định và theo ông con người luôn phải làm sao cho đúng, cho xứng với cái danh ấy (quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử); thì ở đây, Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở việc “kêu gọi”, không nói đến cái danh một cách chung chung, không dừng lại ở việc coi cái danh chỉ là

“địa vị” của con người trong xã hội, mà cái danh trong tư tưởng của Người luôn gắn liền, luôn “song hành” cùng với cái thực Đã có danh, muốn có danh hay nếu gọi là danh thì đều phải xuất phát từ trực tiếp trên cơ sở cái thực của nó; để làm một bản báo cáo thành tích cho hay, để muốn người khác ngưỡng

mộ, biết đến thì phải từ những công việc thực tế, từ chính chất lượng và hiệu quả của những công việc thực tế ấy mà tạo thành cái danh cho con người nói chung, cho mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng ta nói riêng Người yêu cầu làm việc phải có tính thiết thực, phải vì lợi ích của đoàn thể, của nhân dân, phải chân chính, vừa có tình vừa có lý, phải có trên có dưới, phải từ cái gốc của công việc, không được làm qua loa đại khái, làm cho xong chuyện không quan tâm gì đến kết quả, hiệu quả hay hậu quả do việc mình làm mà có Không đạt được các yêu cầu ấy, theo Người đó là chỉ có danh mà không có thực (hữu danh, vô thực), chúng ta cần phải lên án và loại trừ nó ra khỏi đời sống xã hội của chúng ta Người viết: “Làm việc không thiết thực, không tự chỗ gốc, chỗ chính, không từ dưới làm lên Làm cho có chuyện, làm lấy rồi”1

“Hữu danh, vô thực” không chỉ là làm việc không thiết thực, mà còn là

“làm được ít suýt ra nhiều”, hoặc như dân gian hay có câu “làm thì láo báo cao thì hay” Rõ ràng, theo Người mọi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên chú

1 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 256.

Trang 4

trọng đến những công việc thực tế, phải có sự thành thật, khách quan với kết quả hay hậu quả do hoạt động của mình tạo ra; phải dám làm, dám chịu và dám nhận khuyết điểm, không được “tô son, đánh phấn” để “sản xuất” ra những bản báo cáo “thật oai”, “thật kêu”, “nhưng đến khi xem xét kỹ lưỡng lại thì “rỗng tuyếch”, chưa làm được gì cả hoặc có làm nhưng chưa được là mấy Những lề lối làm việc kiểu này theo Hồ Chí Minh “cũng là một căn bệnh rất nguy hiểm” cần phải “điều trị” kịp thời và dứt điểm Sau khi nêu ra ví dụ về việc cán bộ, đảng viên tổ chức cho nhân dân thực hiện một chủ trương, nghị quyết của Đảng

ở nhiều địa phương không đến nơi đến chốn, nhưng báo cáo lên cấp trên đều là tốt cả, Người đã kết luận: “Thế là không làm tròn nhiệm vụ của mình Thế là dối trá với Đảng, có tội với Đảng Làm việc không thiết thực, báo cáo không thật thà”2 Nên, “cán bộ là gốc của mọi công việc”, ở đâu người cán bộ thực sự chăm

lo cho công việc thì ở đó hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và ngược lại

Thứ hai là bệnh “kéo bè kéo cánh” Theo Hồ Chí Minh, đây cũng “là

một bệnh rất nguy hiểm nữa”3 Bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào sự đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau đều rất cần thiết Trong một tổ chức, hơn nữa lại là một

tổ chức đảng thì càng cần phải duy trì tình doàn kết ấy, vì đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp to lớn để vượt qua mọi trở ngại, hoàn thành tốt nhiệm vụ

Đã không ít lần Người nhấn mạnh “đoàn kết đoàn kết, đại đoàn kết; thành công thành công, đại thành công” Tinh thần đoàn kết tốt sẽ không cho các cá nhân kéo bè kéo phái, nếu trong tổ chức có hiện tượng bè phái, chia rẽ cục bộ

sẽ tạo ra mâu thuẫn nội bộ, những người nào thuộc phe cánh mình thì luôn tìm mọi cách để nâng đỡ, cất nhắc, bổ nhiệm, cho dù người đó có thể non yếu

cả về phẩm chất, trình độ và năng lực; còn những người dù vừa có tài, vừa có đức nhưng không ở trong “phe” mình thì cũng không bao giờ được lưu tâm đến, thậm chí còn bị bôi xấu, dèm pha, “dìm xuống” không thể vươn lên

2 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 257.

3 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 257.

Trang 5

được Hồ Chí Minh đã viết: “Từ bè phái mà đi đến chia rẽ Ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người

đó xuống”4

Từ việc chia rẽ bè phái đó, làm cho các tổ chức yếu dần, nhiều nhân tài

bị thui chột, bị đẩy ra khỏi nơi mà lẽ ra ở đó họ sẽ phát huy rất tốt khả năng của mình, nơi mà họ có thể cống hiến rất nhiều cho đoàn thể, cho nhân dân; làm cho các thành viên trong một tổ chức luôn nghi ngờ, ly kỵ lẫn nhau, không chăm lo cho công việc chung, mà chỉ lo việc “theo dõi” để tìm cơ hội

“bới lông, tìm vết”, nhằm vào một vài khuyết điểm nhỏ mà “tấn công”, vùi dập họ, gây hại rất lớn cho Đảng Người viết: “Bệnh này rất tai hại cho Đảng

Nó làm hại đến sự thống nhất Nó làm Đảng bớt mất nhân tài và không thực hành được đầy đủ chính sách của mình Nó làm mất sự thân ái, đoàn kết giữa đồng chí Nó gây ra những mối nghi ngờ”5

Thứ ba, là “bệnh cận thị”, ở đây Hồ Chí Minh vừa sử dụng phương

pháp tượng hình, vừa sử dụng phương pháp châm biếm để chỉ những người

“không trông xa thấy rộng”, chỉ nhìn thấy cái lợi nhỏ nhen cá nhân và trước mắt, những cái lợi ích to lớn cho đoàn thể, cho nhân dân thì “không nhìn thấy” Người chỉ rõ hạng người này, rằng: “Những vấn đề to tát thì không nghĩ đến mà chỉ chăm chú những việc tỉ mỉ”6 Những việc tỉ mỉ mà Bác muốn nói không phải đơn thuần là những công việc tỉ mỉ thể hiện tính cẩn thận của người cán bộ, mà “việc tỉ mỉ” được bác nêu lên còn bao hàm cả ý nghĩa “tư lợi”, chỉ lo chăm chút cho bản thân, không quan tâm đến lợi ích của đoàn thể, của nhân dân Nói cách khác, đó là những người vừa yếu về

4 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 257

5 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 257

6 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 257

Trang 6

tài vừa kém về đức, họ chỉ là những “con sâu, con mọt” ở trong những tổ chức ấy Người đã lấy ví dụ, có những người “việc tăng gia sản xuất, việc tiếp tế bộ đội thì không lo đến, mà chỉ lo thế nào để lợi dụng cơm cháy và nước gạo trong các bộ đội”7

Thứ tư là bệnh “cá nhân”, trong nội dung này Người đã nêu lên 6 biểu

hiện của căn bệnh cá nhân Mỗi biểu hiện ấy Người đề cập ở một góc cạnh khác nhau của kiểu “cá nhân chủ nghĩa”, tự do cá nhân, ý thức tổ chức kỷ luật kém, không tôn trọng tập thể, không coi trọng hiệu quả công việc, không chịu học hỏi để nâng cao trình độ mọi mặt, nâng cao năng lực, tác phong, phương pháp công tác, muốn sao làm vậy, biểu hiện một con người “ỳ trệ” không có chí tiến thủ Nói về những con người này Bác viết: “Không theo nguyên tắc sinh hoạt của Đảng Muốn sao làm vậy Muốn làm xong việc, ai có ưu điểm cũng không chịu học theo…Không phục tùng mệnh lệnh, không tuân theo kỷ luật Cứ làm theo ý mình”8 Bệnh cá nhân còn được biểu hiện ở việc thấy cái hay, cái đẹp, cái đúng cũng không học tập, không tỏ thái độ ủng hộ; thấy cái xấu, cái sai cũng không có ý kiến hay đấu tranh phê phán, nhắc nhở, “thậm chí nghe những lời phản cách mạng cũng không báo cáo cho cấp trên biết Ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kệ”9, sống theo kiểu “mũ ni che tai”, còn nếu có phê bình ai, hoặc đấu tranh phê phán thì “không phải vì Đảng, không phải vì tiến bộ, không phải vì công việc, mà chỉ công kích cá nhân, cãi bướng, trả thù, tiểu khí”10 Trong cuộc sống cũng như trong công tác họ xa rời quần chúng, không quan tâm đến dân chúng, thấy những việc có hại cho dân chúng cũng không ngăn cản, tự coi mình là những người đứng trên dân chúng, đứng ngoài dân chúng, họ không phải là người “đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, không phải là “công bộc” chăm lo cho cuộc sống của nhân dân, mà họ là

7 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 257

8 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 257

9 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 257

10 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 258

Trang 7

những “ông quan” của dân, Bác viết: “Gặp dân chúng thì không điều tra, không hỏi han, không tuyên truyền, không giải thích Xem như dân chúng không có quan hệ gì với mình Thấy những việc có hại đến dân chúng cũng mặc kệ, không khuyên răn, không ngăn cản, không giải thích”11 Trong công việc thì họ tự cho mình là người giàu kinh nghiệm, là người “cách mạng già”,

là người “cách mạng cũ”, có đủ khả năng làm được mọi việc, nhưng thực tế thì khi gặp những công việc to lớn họ không đủ sức làm Đã vậy, ngay cả những công việc nhỏ họ cũng không chịu làm, hoặc nếu có làm thì hiệu quả cũng không cao, Như Bác đã nhận xét: “Làm việc không có kế hoạch, gặp sao làm vậy, làm lấy lệ, làm không có ngăn nắp, làm không đến nơi đến chốn”, “việc to làm không nổi, việc nhỏ không chịu làm Làm việc thì lờ

mờ, học hành thì biếng nhác”12 Bên cạnh đó, mặc dù biết mình có khuyết điểm cũng không chịu sửa chữa, khắc phục, nếu bị người khác phê bình thì nảy sinh tư tưởng tư thù cá nhân Tất cả những tật bệnh này đều làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, làm cho các chủ trương, chính sách của đảng, của Nhà nước không được thực hiện, hoặc có thực hiện nhưng không hiệu quả Trước tình hình đó Bác yêu cầu: “Một người cách mạng bao giờ cũng phải trung thành, hăng hái, xem lợi ích của Đảng và dân tộc quý hơn tính mệnh của mình Bao giờ cũng quang minh chính trực, ham cách sinh hoạt tập thể, luôn luôn săn sóc dân chúng, giữ gìn kỷ luật, kiên quyết chống lại "bệnh cá nhân"”13

Thứ năm là “bệnh lười biếng”, đây là một thứ bệnh mà người cán bộ

không chịu nghiên cứu mệnh lệnh hoặc chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, không nắm được những công việc cần phải thực hiện, không biết được yêu cầu của cấp trên là nhiệm vụ nào cần làm trước, nhiệm vụ nào cần làm sau; nhận chỉ

11 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 258

12 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 258.

13 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 258

Trang 8

thị, nhận công việc về rồi cứ để đấy, không quán triệt, chẳng triển khai, nếu

có thì làm một cách miễn cưỡng, không đến nơi đến chốn Do vậy, theo Bác

“Kết quả nhỏ là: nghị quyết đầy túi áo, thông cáo đầy túi quần”, “Kết quả nặng là: phá hoại tổ chức của Đảng, giảm bớt kỷ luật của Đảng, bỏ mất thời

cơ tốt, lúc nên làm thì không làm, khi làm thì trễ rồi”14 Trên cơ sở đó, Bác cũng đã vạch ra nhiều cách thức để chữa trị bệnh lười biếng, trong đó có cả vai trò trách nhiệm của các tổ chức Đảng, của từng cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân Một cách chữa được Bác có nhấn mạnh là “Cấp dưới cần phải báo cáo Cấp trên cần phải kiểm soát”15 Rõ ràng, sau khi đã có nghị quyết lãnh đạo thì phải triển khai thực hiện, muốn biết các cấp, các tổ chức thực hiện như thế nào, muốn xem nghị quyết ấy có phù hợp không, muốn có kính nghiệm để tiếp tục lãnh đạo ngày càng tốt hơn, đòi hỏi Đảng phải có công tác kiểm tra, kiểm soát nắm chắc tình hình, điều chỉnh kịp thời

Tư tưởng này của Người được chúng ta quán triệt và đưa vào thành một nguyên tắc, một yêu cầu, một nội dung trong phương pháp lãnh đạo của Đảng

ta hiện nay là “có lãnh đạo thì phải có kiểm tra, nếu đảng không tiến hành kiểm tra thì coi như không lãnh đạo”

Thứ sáu là “bệnh tị nạnh” Mọi người luôn có quyền đòi hỏi và luôn

được bình đẳng, đó là một nguyện vọng chính đáng hễ bất cứ ai sinh ra đều được hưởng quyền ấy Nhưng trong các chế độ xã hội tồn tại giai cấp đối kháng người lao động không thể có được quyền ấy, họ chỉ là những người làm thuê cho các ông chủ, chịu mọi sự lao khổ, bất hạnh dưới sự cai trị, bóc lột của các ông chủ; thậm tệ hơn, họ chỉ được coi là những “công cụ lao động biét nói” Nay chúng ta đang tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa, việc tạo ra sự bình đẳng càng phải được coi trong hơn Nhưng bình đẳng không có nghĩa là cái gì cũng phải cào bằng, phải chia đều, nếu ai cho rằng như thế tức

14 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 259

15 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 260

Trang 9

là họ chưa hiểu thực chất của bình đẳng Song, cũng không loại trừ có người hiểu mà vẫn cố tình đòi hỏi, yêu cầu phải “bình đẳng” nhằm vun vén cho lợi ích bản thân, không quan tâm đến người khác, sống thiếu tình người Ngay cả những người vì công việc chung, vì tính chất, nhiệm vụ phải sử dụng đến các phương tiện để đảm bảo hiệu quả công việc, cũng có người tị nạnh, so bì và đòi hỏi mình cũng phải được như thế Hoặc có việc chỉ cần một người cũng làm được, nhưng họ không làm, cứ phải chờ đợi người này người khác vì sợ nếu làm thì thiệt cho bản thân Bác đã lấy ví dụ: “Cấp trên vì công việc phải cưỡi ngựa, đi xe Cấp dưới cũng muốn cưỡi ngựa, đi xe… Phụ cấp cho thương binh cũng muốn nhất luật, không kể thương nặng hay nhẹ Làm việc

gì, thì muốn già, trẻ, mạnh, yếu đều làm bằng nhau Có việc, một người làm cũng được, nhưng cũng chờ có đủ mọi người mới chịu làm”16 Để giúp cho họ hiểu về bình đẳng, theo Người chúng ta phải giải thích cho họ, làm cho họ hiểu đúng bản chất của bình đẳng Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên phải là người gương mẫu, tiên phong trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực, sẵn sàng chịu cam cộng khổ, không được so bì, tị nạnh thiệt hơn Người viết: “…đồng cam cộng khổ là một điều rất hay, rất tốt Nhất là trong lúc cái gì cũng còn túng thiếu, và mỗi đảng viên, mỗi cán bộ cần phải làm kiểu mẫu trong sự cần lao, tiết kiệm”17 Trong các cách chữa của căn bệnh này, Người còn nêu lên và làm rõ tác dụng của việc phê bình, dám đấu tranh thẳng thắn với những khuyết điểm, cho dù đó là ai, là tổ chức nào; thông qua phê bình mà tiến bộ chứ không phải lợi dụng phê bình “để công kích, để nói xấu, để chửi rủa” và Người nhấn mạnh: “Sợ phê bình, tức là "quan liêu hoá", tức là tự mãn tự túc, tức là "mèo khen mèo dài đuôi"”18, nếu ai và tổ chức nào cũng sợ phê bình thì chẳng những không thể tiến bộ được, mà còn rất dễ bị suy thoái và tan rã, sẽ

16 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 260

17 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 260

18 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 261.

Trang 10

làm cho Đảng yếu dần và mất dần vai trò tiên phong, vai trò lãnh đạo của Đảng

Thứ bẩy là “bệnh xu nịnh, a dua” Xu nịnh cấp trên là một căn bệnh đã

có từ lâu trong lịch sử, thường thì người ta “sử dụng căn bệnh” này để lấy lòng cấp trên, hoặc lấy lòng người mà họ có thể lợi dụng để mang lại lợi ích cho họ Xu nịnh là một căn bệnh chuyên nói những điều tốt khi có mặt người

ấy ở đó, còn khi vắng mặt họ sẵn sàng nói xấu, chê bai Nói về căn bệnh này

Hồ Chí Minh có viết: “…có những người trước mặt thì ai cũng tốt, sau lưng thì ai cũng xấu Thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi Theo gió bẻ buồm, không có khí khái”19

Tóm lại, trong điều kiện hoạt động của một Đảng cầm quyền, trong bối cảnh giao thời giữa hai chế độ xã hội, sự nảy sinh các “căn bệnh” làm ảnh hưởng đến uy tín, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là điều không thể tránh khỏi Nhưng vấn đề cơ bản là ở chỗ nhận thức được tác hại của các căn bệnh đó, có ý chí quyết tâm, dũng cảm đấu tranh loại bỏ nó ra khỏi các tổ chức, các đoàn thể cũng như ra khỏi đời sống xã hội của chúng ta Chỉ có như vậy mới làm trong sạch tổ chức Đảng, trong sạch bộ máy chính quyền nhà nước ở các cấp

Trên đây chỉ mới là bẩy căn “bệnh khác” ngoài các căn bệnh đã được

Hồ Chí Minh bàn đến trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”, tất cả những căn bệnh này chúng ta phải thường xuyên đấu tranh loại bỏ nó

Ngày nay, đất nước ta đã thanh bình, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang chung sức một lòng bảo vệ Tổ quốc và dựng xây chủ nghĩa xã hội Những biểu hiện của các căn bệnh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra cách đây 60 năm vẫn còn tồn tại, có căn bệnh đã bị “biến tướng”, có căn bệnh “lại

19 Hồ Chí Minh to n t àn t ập, Tập 5, Nxb CTQG, H 2002, tr 261

Ngày đăng: 10/05/2017, 21:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w