Chủ nghĩa MácLênin là một hệ thống các quan điểm lý luận và phương pháp khoa học được kết tinh và là đỉnh cao thành tựu trí tuệ của loài người, của tinh hoa văn hoá mà nhân loại đã sáng tạo ra. Mác Ăngghen cũng như Lênin đã kế thừa có chọn lọc những thành tựu khoa học, những giá trị tư tưởng và văn hoá, những tiền đề kinh tế, chính trị xã hội mà nhân loại đã đạt được, bằng thiên tài của trí tuệ cộng với sự lao động nghiêm túc, vượt qua mọi trở ngại, khó khăn, những cám dỗ của vật chất và vòng cương toả hà khắc của chế độ chính trị đương thời, các ông đã để lại cho nhân loại một di sản vô cùng quý báu, một cơ sở lý luận khoa học để giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Trang 1VÀO TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
================================
Chủ nghĩa Mác-Lênin là một hệ thống các quan điểm lý luận và phương pháp khoa học được kết tinh và là đỉnh cao thành tựu trí tuệ của loài người, của tinh hoa văn hoá mà nhân loại đã sáng tạo ra Mác - Ăngghen cũng như Lênin đã kế thừa có chọn lọc những thành tựu khoa học, những giá trị tư tưởng và văn hoá, những tiền đề kinh tế, chính trị xã hội mà nhân loại đã đạt được, bằng thiên tài của trí tuệ cộng với sự lao động nghiêm túc, vượt qua mọi trở ngại, khó khăn, những cám dỗ của vật chất và vòng cương toả hà khắc của chế độ chính trị đương thời, các ông đã để lại cho nhân loại một di sản vô cùng quý báu, một cơ sở lý luận khoa học để giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người
Chủ nghĩa Mác-Lê nin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu, chỉ rõ con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị nô dịch
và bóc lột, thoát khỏi đói nghèo và tha hoá về nhiều mặt Đồng thời học thuyết đó chỉ ra lực lượng cách mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng và phát triển xã hội là giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đem lại niềm tin vào khả năng và sức mạnh của chính mình
Học thuyết đó cũng chỉ ra quy luật của sự giải phóng và phát triển xã hội Đó là quy luật về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về sự chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế
xã hội khác không phải diễn ra một cách tự phát mà phải thông qua cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt Từ đó, Mác - Ăngghen và Lênin đã trực tiếp nghiên cứu sự vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tìm ra quy luật về sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản, cũng như sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội như một tất yếu thông qua cuộc cách mạng xã hội
Trang 2Bản chất khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin còn thể hiện ở chỗ: Đó là học thuyết mở, không cứng nhắc, bất biến mà đòi hỏi luôn được bổ sung, tự đổi mới, tự phát triển trong dòng phát triển trí tuệ của nhân loại Mác - Ăngghen cũng như Lênin đã nhiều lần khẳng định học thuyết của các ông không phải là cái đã xong xuôi, bất biến, không phải là giáo điều mà chỉ là kim chỉ nam cho hành động Nó gắn liền với sự phát triển của phong trào cách mạng, với thực tiễn vận động của lịch sử, hay nói cách khác học thuyết đó chỉ đưa ra cơ sở và phương pháp luận cho suy nghĩ và hành động
Đó hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa giáo điều xơ cứng
Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết của sự phát triển, bao hàm cả sự phát triển của chính học thuyết đó với tinh thần phê phán và tự phê phán Bởi
có nhiều vấn đề mà các ông chưa cóthời gian nghiên cứu làm sáng tỏ hoặc do hạn chế của lịch sử, nên những luận điểm của các ông cần phải điều chỉnh cho sát với thực tiễn, các ông cũng đòi hỏi những người cách mạng đời sau bổ sung và phát triển làm cho học thuyết đó ngày càng hoàn thiện và gắn liền với thực tiễn Đó cũng chính là linh hồn sống của chủ nghĩa Mác-Lênin, thể hiện bản chất khoa học và cách mạng của nó
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của dân tộc Việt Nam Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với lịch sử vẻ vang của cách mạng Việt Nam Bằng thiên tài trí tuệ và bản lĩnh cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công hệ quan điểm cách mạng toàn diện, hệ thống và sáng tạo để truyền bá vào Việt Nam, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về tinh thần đoàn kết chiến đấu, về đạo đức cách mạng: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng Sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là tài sản tinh thần vô giá của các thế hệ người Việt Nam, luôn tỏa sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam tiến lên giành
Trang 3những thắng lợi vẻ vang và đang vững bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, xã hội công bằng, văn minh
Hệ thống tư tưởng của Người trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội được hình thành và kiểm nghiệm của lịch sử đã minh chứng một cách sinh động Người là nhà hoạt động thực tiễn, nhà lý luận tiên phong về giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH Có được hệ thống tư tưởng, cùng những giá trị thực tiễn ấy là quá trình bôn ba hơn ba mươi năm ra đi qua các châu lục nhằm tìm con đường cứu dân, cứu nước
Hơn một thế kỷ đã trôi qua nhưng những giá trị lý luận và thực tiễn về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản, theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đã giành được nhiều thành công lớn, có được điều đó ngoài bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin , Chủ tịch Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng Người đã vận dụng tài tình và có những sáng tạo độc đáo làm cho chủ nghĩa Mác phát huy cao độ tính đúng đắn của nó, điều đó là hoàn toàn phù hợp với những gì Mác, Anghen và Lênin đã nói và phù hợp với thực tiễn cách mạng và hoàn cảnh lịch sử của dân tộc ta
Những nét nổi bật của hoàn cảnh lịch sử và thực tiễn thời đại Hồ Chí Minh đặt ra đó là dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn, truyền thống đó đã được xây dựng qua hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời muộn, đất nước bị đô hộ, nửa thuộc địa, nửa phong kiến, các phong trào cứu nước theo con đường dân chủ tư sản đều thất bại, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc Tất cả đã yêu cầu và đòi hỏi chủ tịch Hồ Chí Minh phải vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện hoàn cảnh nước ta cho phù hợp Như người đã từng khẳng định ngay từ năm 1924: "Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương
Trang 4Đông Đó chính là nhiệm vụ mà các Xôviết đảm nhiệm (ban thuộc địa của chúng tôi vừa nhận được thư mời chúng tôi tham gia công tác này)" Chính vì lẽ
đó ngay từ khi tiếp xúc với chủ nghĩa Mác, truyền bá con đường cứu nước vô sản vào Việt Nam và trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng vận dụng sáng tạo những lý luận của Mác, Anghen và Lênin, sự vận dụng sáng tạo đó được thể hiện trên một số điểm cơ bản như sau:
Về quy luật hình thành đảng cộng sản:Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân Nếu chỉ bản thân phong trào công nhân thì không thể dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản, điều mà Lênin đã từng chỉ ra: "Lịch sử tất cả các nước chứng thực rằng, chỉ do lực lượng của độc bản thân mình thôi thì giai cấp công nhân chỉ có thể đi đến ý thức công liên chủ nghĩa”(6) Trong điều kiện Việt Nam và các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh cho rằng, tính chất Đảng Cộng sản không chỉ ở thành phần xuất thân từ công nhân hết thảy, mà là ý thức tư tưởng chính trị và theo đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin Trong hoàn cảnh một nước thuộc địa lạc hậu, Việt Nam chưa có đủ những tiền đề cơ bản cho một Đảng Cộng sản ra đời như ở Nga và một số nước khác Hồ Chí Minh đã sáng tạo trong việc kết hợp nhân tố dân tộc
và nhân tố giai cấp để thành lập Đảng Cộng sản Nhân tố dân tộc là chủ nghĩa yêu nước, nhân tố giai cấp là chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân Trong điều kiện giai cấp công nhân Việt Nam chưa phát triển về số lượng, để
tổ chức thành lập Đảng Cộng sản, Người coi trọng việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam Theo Người, một đảng chân chính không thể là tổ chức biệt lập, đóng kín, mà phải gắn bó mật thiết, hữu cơ với dân tộc và giai cấp, phải tiêu biểu cho cuộc đấu tranh của dân tộc và giai cấp, phải là hạt nhân lãnh đạo và đoàn kết dân tộc
và giai cấp, phải đại biểu cho giai cấp dân tộc Quan điểm đó được Người thể hiện rõ trong tác phẩm Đường cách mệnh, và trước đó, năm 1924 Người đã khẳng định: "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước"(7)
Trang 5Bằng việc tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, gồm những người thanh niên yêu nước có học vấn, Người đã truyền bá chủ nghĩa Mác -Lênin trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam Hai phong trào này hấp thụ mạnh mẽ chủ nghĩa Mác - Lênin tạo nên sự thay đổi
về chất, trở thành hành động cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong dân tộc Việt Nam Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam lúc đó Trên thực tế, tổ chức này đã làm nhiệm vụ chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Phương thức truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam là sáng tạo của Hồ Chí Minh trên đường thành lập Đảng Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam Phong trào yêu nước ở Việt Nam được Hồ Chí Minh nhận thức, đưa vào là một nhân
tố cấu thành Đảng Cộng sản Việt Nam Phong trào công nhân dù có tiên tiến, nhưng nếu không gắn bó mật thiết với phong trào yêu nước, không trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước thì không đứng vững được trong lòng dân tộc, không đưa được sự nghiệp giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh thấy rõ, trong thời đại mới, phong trào yêu nước ở Việt Nam có khả năng hấp thụ chủ nghĩa Mác - Lênin Bởi, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen cũng đã chỉ ra rằng, giai cấp vô sản dù sinh sống trong từng quốc gia, dân tộc khác nhau, nhưng về bản chất có tính quốc tế, kẻ thù của cách mạng mỗi nước xét cho cùng, về bản chất cũng là một lực lượng quốc tế Nhưng cách mạng lại diễn
ra tại địa bàn quốc gia, dân tộc, nên trước hết giai cấp vô sản phải tự quyết định về vận mệnh của dân tộc mình, "trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc"(8) Do
đó, đối tượng để Hồ Chí Minh truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là giai cấp công nhân, mà còn là những người yêu nước trong dân tộc Việt Nam
Thời kỳ 1927 - 1929 là thời kỳ chuyển biến của cách mạng Việt Nam Phong trào công nhân Việt Nam chuyển mạnh từ tự phát đến tự giác, phong
Trang 6trào yêu nước phát triển với chất lượng mới Thực tế đó chứng tỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh thông qua Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã thật sự thâm nhập vào toàn bộ phong trào công nhân và phong trào yêu nước, tạo nên làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ mạnh mẽ, tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Trải qua quá trình chuẩn bị chu đáo về chính trị, tư tưởng và tổ chức,
Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930 Sau này, Người đã tổng kết thành một luận điểm quan trọng: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Kết hợp nhân tố dân tộc và nhân tố giai cấp trong thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là sáng tạo nổi bật của Hồ Chí Minh Nét sáng tạo nữa trong việc đặt tên Đảng và chủ trương giải quyết vấn
đề Đảng trong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương, trong khi Quốc tế Cộng sản
có chỉ thị thành lập một Đảng Cộng sản chung cho ba dân tộc Đông Dương Trong thảo luận tại Hội nghị thành lập Đảng, Hồ Chí Minh giải thích: "Cái từ Đông Dương rất rộng và theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề dân tộc là vấn đề rất nghiêm túc, người ta không thể bắt buộc các dân tộc khác gia nhập Đảng, làm như thế là trái với nguyên lý của chủ nghĩa Lênin Còn cái từ An Nam thì hẹp, mà nước ta có ba miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam
Kỳ Do đó, từ Việt Nam hợp với cả ba miền và cũng không trái với nguyên lý của chủ nghĩa Lênin về vấn đề dân tộc"(14), nên Hội nghị nhất trí với cách giải thích của Người và đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam Chủ trương đó của Người tuân thủ những nguyên lý xây dựng đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác
- Lênin, có tính đến yếu tố dân tộc, nhằm thức tỉnh ý thức dân tộc, khơi dậy sức mạnh của ba dân tộc Đông Dương, đồng thời tạo ra sự tin cậy về chính trị
để đoàn kết, giúp đỡ nhau một cách tự nguyện, bình đẳng và có hiệu quả Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở một nước thuộc địa đã được thực tế cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới trong thế kỷ XX kiểm chứng là đúng đắn và khoa học Đây là sự cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận Mác - Lênin
Trang 7Thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận
về cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác-Lênin vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam
C.Mác nghiên cứu CNTB trong điều kiện tự do cạnh tranh cho rằng: Cách mạng vô sản sẽ nổ ra và giành thắng lợi ở những nước tư bản phát triển Kế thừa
và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác trong thời đại CNTB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I.Lênin khẳng định: Cách mạng vô sản có thể nổ ra
và thắng lợi ở một số nước, thậm chí là một nước riêng lẻ của chủ nghĩa đế quốc (một mắt xích trong sợi dây chuyền) Thời V.I.Lênin, cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản và ông cho rằng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc cần phải liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở các thuộc địa Trên góc độ của người thuộc địa, dân tộc
bị áp bức, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản
Tuy nhiên, cuộc cách mạng vô sản ở đây không phải chỉ là cuộc đấu tranh giai cấp mà là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân một phạm trù của cách mạng vô sản Bởi vì mâu thuẫn chủ yếu của Việt Nam lúc bấy giờ là mâu thuẩn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tiễn của cách mạng Việt Nam Đây chính là sự vận dụng một cách tài tình, sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cách mạng Việt Nam
Bai là, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận về cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc đề ra đường lối của cách mạng Việt Nam
Ngay trong Cương lĩnh 1930 do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo đã khẳng định: Làm tư sản dân quyền, cách mạng và thổ địa cách mạng rồi đi tới
xã hội cộng sản Điều đó có nghĩa là sau khi làm xong tư sản dân quyền cách mạng đánh đổ thực dân Pháp xâm lược đem lại độc lập dân tộc Làm thổ địa cách mạng là đánh đổ bọn phong kiến, địa chủ đem lại ruộng đất cho dân cày
Trang 8(sau này cả hai cuộc cách mạng cùng tiến hành song song ấy chúng ta gọi đó
là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) là đi lên CNXH tức là đi vào giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Đây là điều hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận về cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc đề ra đường lối của cách mạng Việt Nam
Ba là, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng liên minh công - nông của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn tình hình của cách mạng Việt Nam
Sau khi Công xã Pari thất bại mà nguyên nhân chính là chưa thực hiện tốt liên minh công - nông, C.Mác từng khẳng định: Cách mạng vô sản là bài đồng ca của hai giai cấp công nhân và nông dân Nếu không có bài đồng ca này thì bài đơn ca ở các quốc gia nông dân sẽ là bài ai điếu Do vậy, trong các cuộc đấu tranh này, giai cấp công nhân luôn đơn độc và các cuộc cách mạng
vô sản này đã trở thành "bài ca ai điếu" Điều đó đã lý giải một cách khoa học
về vị trí và tầm quan trọng của vấn đề liên minh công - nông trong cuộc cách mạng vô sản
Ngay cả trong chuyên chính vô sản, V.I.Lênin khẳng định: "Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao động, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức, v.v.)” Trong một nước nông nghiệp đại đa số dân cư là nông dân thì vấn đề giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân là điều tất yếu V.I.Lênin đặc biệt lưu ý khối liên minh công, nông trong các giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội: "Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước" Qua khối liên minh này, lực lượng đông đảo nhất trong xã hội là nông dân, công nhân được tập hợp về mục tiêu chung
là xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích của toàn thể dân tộc Đây là điều kiện
Trang 9để giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo, đó chính là tính tất yếu về mặt chính trị - xã hội, là yếu tố tiên quyết
Vận dụng tư tưởng trên của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin, trong tác phẩm Đường Kách Mệnh (viết năm 1927) cũng như việc soạn thảo Cương lĩnh năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều khẳng định: Công - nông là gốc của cách mạng, trí thức, học trò là bầu bạn của cách mạng
Đối với mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam dù trong đấu tranh giành độc lập dân tộc hay trong xây dựng và bảo vệ CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì liên minh công - nông - trí thức là nhân tố đóng vai trò quyết định Điều đó đã chứng minh một cách hùng hồn rằng: Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng liên minh công - nông của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn tình hình của cách mạng Việt Nam Bốn là, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận về thời cơ và tình thế cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin vào tình hình cách mạng Việt Nam
Nếu như chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định về tình thế cách mạng:
Giai cấp thống trị không còn thống trị như trước nữa
Giai cấp bị trị không còn chịu sự thống trị như trước nữa
Tầng lớp trung gian đã đứng về phía giai cấp bị trị
Thì tình thế và thời cơ cách mạng Việt Nam tháng Tám năm 1945 đã được Người vận dụng một cách sáng tạo
Nhật đầu hàng đồng minh ngày 15 tháng 8 năm 1945 Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào, tán thành quyết định tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương, lập Uỷ ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ngay sau Đại hội Quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước: “Giờ quyết định vận mệnh dân tộc ta đã đến Toàn quốc đồng bào hãy đứng lên đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”
Trang 10Năm là, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo quan điểm về vai trò quần chúng nhân dân của chủ nghĩa Mác-Lênin vào tình hình cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam mà trọng tâm chính là khối đại đoàn kết dân tộc
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, quần chúng nhân dân là những người sáng tạo nên lịch sử Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất vật chất, sản xuất các giá trị tinh thần, là lực lượng hùng hậu của các cuộc cách mạng xã hội
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ tự do cạnh tranh, C.Mác khẳng định: Cách mạng là ngày hội của quần chúng nhân dân, những người
bị áp bức, bất công, bị bóc lột
Phát triển toàn diện chủ nghĩa Mác trong điều kiện CNTB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I.Lênin từng chỉ rõ: Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động
Nghiên cứu về tình hình thực tế lúc bấy giờ, V.I.Lênin viết: Cách mạng
là ngày hội của những người bị áp bức và bị bóc lột Không lúc nào quần chúng nhân dân có thể tỏ ra là người sáng tạo trật tự xã hội mới tích cực như trong thời kỳ cách mạng Trong những thời kỳ như thế… thì nhân dân có thể làm được những kỳ công Nhờ sức mạnh của quần chúng nhân mà thời kỳ cách mạng có một tính sáng tạo lịch sử rộng lớn hơn, phong phú hơn, tự giác hơn, có kế hoạch hơn, có hệ thống hơn, dũng cảm hơn và rõ ràng hơn
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò quần chúng nhân dân vào tình hình cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam Người khẳng định: Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo Nhưng quần chúng không chỉ sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, quần chúng còn là những người sáng tác nữa
Bằng thực tiễn của ba cuộc tổng diễn tập trong 15 năm mà đỉnh cao là cách mạng Tháng Tám năm 1945 với cuộc tổng khởi nghĩa giành chính