một số tư tưởng chính trị cơ bản trong tác phẩm sửa đổi lối làm việc của HCM và ý nghĩa của nó trong công cuộc đổi mới hiện nay

18 1K 3
một số tư tưởng chính trị cơ bản trong tác phẩm sửa đổi lối làm việc của HCM và ý nghĩa của nó trong công cuộc đổi mới hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CƠ BẢN TRONG TÁC PHẨM "SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC" CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, lịch sử dân tộc đã sang trang, nước ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ củng cố độc lập dân tộc, nhưng lại vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ lại phải tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp. Để chiến thắng thực dân Pháp thì công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cách mạng trong điều kiện đó là vô cùng bức thiết; đặc biệt là trong điều kiện Đảng Cộng sản sau hơn một thập kỷ lãnh đạo cách mạng, đã trở thành Đảng cầm quyền. Xuất phát từ những yêu cầu mới của công tác xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền mà năm 1947 Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc". Tác phẩm ra đời đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức hoạt động cho hợp với thời kỳ kháng chiến, trong hoàn cảnh chế độ dân chủ nhân dân còn mới. Đảng mới cầm quyền, còn thiếu kinh nghiệm. Nhà nước non trẻ đang xây dùng trong hoàn cảnh kháng chiến. Nhiều khuyết điểm, hạn chế như: lãng phí, nạn quan liêu, tham ô, đã bắt đầu xuất hiện. Hồ Chí Minh nhận thấy nguy cơ và mầm họa của nó, nên viết tác phẩm này nhằm phòng ngừa và khắc phục từ đầu những căn bệnh đó. Tác phẩm ra đời nhằm chống lại thói hư, tật xấu của một số người - một số cán bộ, đảng viên có chức có quyền tha hóa, lợi dụng chức quyền mà mưu lợi cá nhân, ức hiếp dân, xa rời dân. Tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" có thể xem là tác phẩm nói về đổi mới sớm nhất khi Đảng ta trở thàn Đảng cầm quyền và lãnh đạo chính 1 quyền, tác phẩm đã đặt nền móng cho sự đổi mới của Việt Nam từ đó về sau này. I. MỘT SÈ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CƠ BẢN TRONG TÁC PHẨM "SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC" CỦA HỒ CHÍ MINH 1. Về Đảng cầm quyền và xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh Hồ Chí Minh nói: "Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng" (1) . Hồ Chí Minh khẳng định Đảng không phải tổ chức làm quan và làm giàu, nếu ai đó có động cơ chính trị hay xác định vào đảng để tiến thân, hay làm giàu cho gia đình và cá nhân là trái với đạo đức của người cách mạng và bản chất của đảng. Người vào đảng là gia nhập đội quân tiên phong của giai cấp công nhân, là sẵn sàng hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân. Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, các đảng viên và cán bộ của ta, không tiếc xương máu và sẵn sàng "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Biết bao đồng chí đã ngã xuống, không tính đếm, không đòi hỏi hy sinh vô tư, trong sáng. Nhưng khi cách mạng thắng lợi, Đảng có chính quyền động cơ vào Đảng khác, nhiều người vào Đảng để làm quan, để vun vén cá nhân và làm giàu bất chính. Trước khi vào Đảng họ có thể hứa, thề nhưng việc làm lại khác, thậm chí trước khi làm điều xấu người ta còn phải làm điều tốt. Vì thế Đảng cần có cơ chế kiểm tra, xem xét, sàng lọc để giữ vững phẩm chất của Đảng, nếu không Đảng bị biến chất và thoái hóa. Hồ Chí Minh coi tư cách đạo đức cách mạng là nền tảng, là cơ sở không thể thiếu của người chiến sĩ cách mạng, của người cán bộ, đảng viên. Người dạy: "Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" (2) . Sự nghiệp cách mạng rất vẻ ( 1) Hå ChÝ Minh, TuyÓn tËp, tËp 2, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, tr. 199. ( 2) Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, tËp 5, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1995, tr. 252 - 253. 2 vang, nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, bởi tính chất của cuộc cách mạng. Nó đòi hỏi ở người cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện mọi mặt. Bởi vì, "sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang" (1) . 2. Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ Theo Hồ Chí Minh "Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém" (2) . Đúng như vậy trong thực tế đã được khẳng định vÊn đề cơ bản nhất vẫn là con người, nhất là người cầm đầu. Trong doanh nghiệp được thể hiện rõ nhất, có giám đốc đã vực dậy một doanh nghiệp, có giám đốc phá sản doanh nghiệp nhanh chóng. Trong lĩnh vực xã hội thì khó đánh giá hơn nhưng thực tế vấn đề cán bộ đã được khẳng định, có người nói dân nghe, đi dân nhí ở dân thương, nhưng cũng có cán bộ thì dân khinh bỉ, coi thường. Do vậy cái tài cái đức là yếu tố gắn bó mật thiết với nhau, là các yêu cầu không thể thiếu được đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, cũng theo Hồ Chí Minh nếu có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Để có đức người cán bộ phải được giáo dục, phải luôn luôn rèn luyện, phải tu thân, tề gia. Có tu thân tề được gia thì mới trị được quốc và bình được thiên hạ. Đánh giá cái đức người cán bộ không phải chỉ xem xét hình thức bề ngoài, hay qua cử chỉ, tác phong. Cái "đức" là cái thầm kín của con người. "Đức" không đo đếm và lượng hóa dÔ dàng, mà phải qua thử thách, qua hoạt động thực tiễn mới đánh giá được con người, con người đó còn phải có đời tư trong sáng, sống tốt đời đẹp đạo. Cái tài thì phải qua học tập đào tạo, được đầu tư thỏa đáng, được rèn luyện công phu, cái tài và cái đức đi với nhau như hình với bóng. Do vậy, để có cán bộ tốt phải xét tuyển kỹ càng, đánh giá đúng mức và cũng cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp. ( 1) Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, tËp 9, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1996, tr. 283. ( 2) Hå ChÝ Minh, TuyÓn tËp, tËp 2, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, tr. 188 3 Đối với Hồ Chí Minh, chính trị là Dân: "Bao nhiêu lợi Ých đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân" (3) . Chính quyền từ Trung ương đến xã đều do dân tổ chức nên, nhân dân là cơ sở của chính quyền. Có dân chúng ủng hộ chính quyền thì sẽ vượt qua được mọi khó khăn thử thách. Nếu dân chúng không ủng hộ chính quyền sẽ thất bại. Do đó chính quyền phải lo cho dân và quan tâm đến dân. Mục đích của cách mạng là xây dựng chế độ dân chủ mới, để làm được việc đó trước hết phải có con người tức là xây dựng được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của hiện thực. Tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh là xây dựng một nền dân chủ mới ở Việt Nam là thật trong sáng và giản dị, nhưng nó lại hoàn toàn mới mẻ, đầy khó khăn, phức tạp. Nó đặt ra yêu cầu cao cả đó là đức hy sinh gương mẫu đối với người cán bộ, đảng viên trong các tổ chức đảng và chính quyền. Trước kia Dân là những kẻ bị trị, chịu sự chăn dắt của kẻ cai trị, Dân là phương tiện của kẻ cầm quyền, là người nuôi "bÐo" bọn cầm quyền. Ngược lại với trước đó, trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, Dân là mục đích phục vụ của cách mạng, là người đồng hành của cán bộ. Người cán bộ, đảng viên rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình là vì sự nghiệp chung của cách mạng, để phục vụ nhân dân, lo cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành. Dân được Êm no, hạnh phúc thì mình cũng thấy hạnh phúc. Như vậy, người cán bộ cách mạng, người đảng viên muốn thực hiện được những tư tưởng của Hồ Chí Minh đòi hỏi phải có phẩm chất đạo đức mới, đó là tư cách và đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh nhận rõ rằng, đạo đức là biểu hiện của mỗi cá nhân, là sự thể hiện của lương tâm con người, là điều kiện quan trọng góp phần tạo nên thành công hay thất bại của người cán bộ cách mạng, Hồ Chí Minh nói: ( 3) Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, tËp 5, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1995, tr. 698 4 "Một người cán bộ tốt, phải có đạo đức cách mạng, Quân sư giỏi song nếu không có đạo đức cách mạng thì khó thành công" (1) . Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ, đảng viên có tư cách đạo đức cách mạng thì bất luận trong hoàn cảnh nào cũng vững vàng, không dao động, không ngại gian khó hy sinh, biết yêu thương dân, trong trường hợp cần thiết có thể hy sinh quyền lợi của cá nhân mình, thậm chí hy sinh bản thân mình cho sự nghiệp chung "có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ, rụt rè, lùi bước. Vì lợi Ých của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc của loài người mà không ngần ngại hy sinh ", "có đạo đức cách mạng thì khi gặp thuận lợi và thành công cũng giữ vững tinh thần gian khổ, chất phát, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ", lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chữ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa" (1) . Hồ Chí Minh dạy mỗi người đảng viên phải hiểu rằng: lợi Ých của cá nhân nhất định phải phục tùng lợi Ých của Đảng. Lợi Ých của mỗi bộ phận phải phục tùng lợi Ých của tập thể. Lợi Ých tạm thời phải phục tùng lợi Ých lâu dài. Phải đặt lợi Ých của Đảng lên trên hết, vì lợi Ých của Đảng chính là lợi Ých của Tổ quốc, của dân tộc. Nếu có hy sinh cho Đảng cho Tổ quốc đó là điều vinh dự và để lại tiếng thơm cho đời, là tấm gương sáng cho muôn đời sau. Theo Hồ Chí Minh, người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở thành cán bộ cách mạng chân chính, không có gì khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chí công vô tư, mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng Ýt. Những tính tốt Êy gồm có 5 điểm: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. + Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí đồng bào, vô tư mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, ( 1) Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, tËp 4, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1995, tr. 102. ( 1) Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, tËp 9, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1996, tr. 284 - 285. 5 đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. + Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải dấu Đảng. Ngoài lợi Ých của Đảng, không có lợi Ých riêng phải lo toan. + Trí vì không có việc tư túi, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người. Biết xét việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian. + Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng. Có gan chống lại những vinh hoa, phó quý, không chính đáng. Nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mạng cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát. + Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Hồ Chí Minh nói: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" (1) . Những nội dung tư tưởng chính trị về tư cách và đạo đức cách mạng, của người cán bộ, đảng viên do Hồ Chí Minh đề xướng, thể hiện sự bao quát các mối quan hệ xã hội của mỗi người, từ quan hệ với mình, với công việc đến quan hệ với người, từ mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, đến mối quan hệ rộng lớn là Tổ quốc và nhân dân. Đó chính là sự phản ánh con đường biện chứng của quá trình rèn luyện cách mạng của mỗi người, từ tình cảm đến nhận thức trách nhiệm, tiến tới xây dựng ý chí cách mạng về ( 1) Hå ChÝ Minh, TuyÓn tËp, tËp 2, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, tr. 203. 6 hành động cách mạng. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm của người cán bộ, đảng viên thường hay mắc phải Hồ Chí Minh nói: "Trong Đảng ta còn có những người chưa học được, chưa làm được bốn chữ chí công vô tư cho nên mắc phải chứng chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cá nhân là thứ vi trùng rất độc, do đó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm" (2) . Con người sinh ra thì ai cũng có chủ nghĩa cá nhân, đó là bản tính của con người, nhưng có người mang nặng chủ nghĩa cá nhân, có người lại không, đó là vì do được giáo dục và tu dưỡng, rèn luyện. Người không tu dưỡng, rèn luyện buông thả thì mắc các chứng bệnh như tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, hẹp hòi, địa phương lãnh tụ Hồ Chí Minh còn đưa ra cách chữa trị khi mắc phải các bệnh đó. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người, tiêu chí để kiểm tra chất "Người", trình độ "người" tính "Người" của một con người. Con người không thể thiếu đạo đức cách mạng cũng như trời không thể thiếu bốn mùa, đất không thể thiếu bốn phương. Người viết: " Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, ChÝnh. Thiếu một mùa, thì không thành trời Thiếu một phương thì không thành đất Thiếu một đức thì không thành người" (1) . Đạo đức cho mọi người, đó là đạo đức công dân, đạo đức cho những người làm cách mạng. Đã là cán bộ cách mạng thì phải có đạo đức cách mạng, giữ được đạo đức cách mạng là người cán bộ chân chính. Bởi ( 2) Hå ChÝ Minh, TuyÓn tËp, tËp 2, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, tr. 206. ( 1) Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, S®d, tËp 5, tr. 631. 7 vì mọi việc thành hay bại, chủ yếu là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không, là người cán bộ cách mạng phải có tầm nhìn xa trông rộng, không thể nhìn về vật chất, chỉ nhìn vào hiện tại, chỉ lấy con mắt hẹp hòi mà xem xét, phải biết nhìn vào tương lai, có niềm tin chắc chắn vào tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc, chúng ta đem tinh thần để chiến thắng vật chất, văn minh chiến thắng bạo tàn, chính nghĩa thắng phi nghĩa đó là chân lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh không ngừng chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, xuất phát từ mục đích cao cả của cuộc cách mạng, của quá trình xây dựng chế độ mới đòi hỏi ở mỗi một người cán bộ chiến sĩ cách mạng, người cán bộ, đảng viên phải mang trong mình phẩm chất, đạo đức cách mạng. Điều này quyết định sự thành bại của cách mạng, sự tồn vong của chế độ và sự thành công trên con đường đi lên CNXH của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà ngay sau khi nhân dân ta giành được chính quyền, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh rất chú trọng tới việc giáo dục, nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Những lời dạy của Người qua các bài viết, bài nói và đặc biệt là sự thực hành của Người đã trở thành một hệ thống những luận điểm, những hình ảnh mang tính điển hình, hướng dẫn giáo dục sâu sắc và tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới: Đó là tư tưởng "trung với nước, hiếu với dân": Trung, hiếu là những khái niệm đạo đức trong xã hội phong kiến phương Đông. Trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, khắc phục, vượt qua những hạn chế của truyền thống đó, Hồ Chí Minh khẳng định phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên phải là: Trung với nước, hiếu với dân. Với khái niệm cũ, Người đưa vào đó một nội dung mới, cách 8 mạng, phản ánh đạo đức cao rộng hơn, không phải trung với vua và có hiếu với cha mẹ, mà là" Trung với nước, hiếu với dân". "Trung với nước" thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, xã hội, thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, con đường đi lên của đất nước, của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. "Hiếu với dân" theo Hồ Chí Minh là phải lấy dân làm gốc, phải thực hiện dân chủ, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi Ých đều vì dân. Chỉ có thực hiện được đầy đủ và đúng nghĩa "Trung với nước, hiếu với dân" thì người cán bộ, đảng viên mới được nhân dân tin yêu, cách mạng mới đủ điều kiện để đi đến thành công. Để tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức "Trung với nước, hiếu với dân", đòi hỏi ở sự phấn đấu hy sinh ở người cán bộ, đảng viên. Người cán bộ đảng viên trước hết phải lo cho dân, cho nước. Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng: "Muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân phải đặt quyền lợi của dân lên trên hết thảy, phải có một tinh thần chí công vô tư" (1) . Hồ Chí Minh nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Chính phủ. Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ thì nhân dân không có ai dẫn đường. Do đó nhân dân và Chính phủ phải đoàn kÕt thành một khối. Hồ Chí Minh nói: "Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta" (2) . Tư tưởng về tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Phẩm chất đạo đức này lấy bản thân mỗi người làm đối tượng điều chỉnh. Nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong công tác, sinh hoạt, Người giải thích cần, kiệm, liêm, chính như sau: • Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai, • Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, ( 1) Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, tËp 4, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1995, tr. 48 - 50. ( 2) Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, tËp 4, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1995, tr. 56, 57, 58. 9 • Liêm là trong sạch, không tham lam, tham tiền, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm. • Chính là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Đối với cán bộ, đảng viên cần, kiệm, liêm, chính là vô cùng cần thiết bởi vì: Cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, những người trong công sở đều có nhiều hoặc có quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Cần, kiệm, liêm, chính là thước đo văn minh, tiến bộ của một dân tộc. Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm, chính là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ. Vì vậy đối với người cán bộ, đảng viên phải có phẩm chất đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính. Nó vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của sự nghiệp xây dựng chế độ mới ở nước ta, là cái cần thiết cho mỗi một con người phấn đấu rèn luyện để: "Làm việc, làm người, làm cán bộ, phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân loại" chí công vô tư là luôn lo lắng về việc chung, lo cho dân, cho nước, Ýt nghĩ tới bản thân mình. Đó là sự hy sinh bản thân mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, làm công việc chung không bao giờ tính toán, so đo cái lợi cho bản thân, là "lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào". Đây chính là tư tưởng đạo đức XHCN. Nó hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa cá nhân mà chúng ta cần phải kiên quyết quét sạch, trong mỗi con người cán bộ, đảng viên để giữ gìn và nâng cao đạo đức cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về yêu thương con người: Hồ Chí Minh xác định tình yêu thương con người là một trong những tác phẩm đạo đức cao đẹp nhất, tình yêu thương đó là tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột. Tình yêu thương đó được thể hiện rõ ở Hồ Chí Minh bằng câu nói: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng 10 [...]... Minh mang y tớnh thc tin v lý lun trong i sng xó hi, trong xõy dng ng v chớnh quyn Nõng cao o c cỏch mng trong tỡnh hỡnh mi, ũi hi ng v nhõn dõn ta quỏn trit t tng o c H Chớ Minh, ra sc bi dng cỏc phm cht o c, vn dng cỏc nguyờn tc xõy dng o c m Ngi ó nờu ra T tng v o c cỏch mng ca H Chớ Minh cú ý ngha thi s trong giai on cỏch mng ca thi k i mi Xõy dng nn o c trong tỡnh hỡnh hin nay ũi hi chỳng ta phi bit... 60 nm Nú c coi l tỏc phm lý lun cú t tng i mi sm 1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ơng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr 67 - 68 ( 16 nht, nht l t tng v cụng tỏc xõy dng ng cm quyn trong sch v chng quan liờu, lóng phớ, tham ụ Trong thi k i mi hin nay nghiờn cu t tng chớnh tr ca H Chớ Minh chúng ta thy giỏ tr chõn lý ca nú, t tng ca H Chớ Minh... bt, khụng n nang, phi nờu c u im v khuyt im, u im thỡ phỏt huy, khuyt im thỡ khc phc, khụng dựng nhng li chua cay, mit th, cng khụng dựng phờ bỡnh "p" cỏn b ( 1) Hồ Chí Minh, "Sửa đổi lối làm việc" , Tuyển tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, tr 178 13 Phờ bỡnh phi lm cho ngi b phờ bỡnh vui v nhn ra sai lm sa cha Cũng theo H Chớ Minh bỏnh ngt thỡ ai cng mun n nhng nu "nhột" vo mm thỡ khụng ai n c, nh... mnh mụi trng xó hi, lm trong sch th ch ng v nh nc, lm cho o c tinh thn v mụi trng xó hi ( 2) Hồ Chí Minh, Tuyển tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, tr 179 14 khi b ụ nhim Ngy nay, s ụ nhim ny cng nng n v nguy him khụng kộm gỡ, thm chớ cũn gay gt v nan gii Tham nhng l hnh vi phn nhõn vn, trỏi o lý, mt hnh vi chng xó hi c xỏc nh l mt ti phm v phi c nghiờm tr bng phỏp lut Cho n nay, tham nhng vn tip tc... ta, thỡ cng nh giu gim tt bnh trong mỡnh, khụng dỏm ung thuc, bnh ngy cng nng thờm, nguy n tớnh mng" (2) Khuyt im cú nhiu th nhng cú bnh ch quan duy ý chớ, bnh hp hũi ích k, bnh ba hoa Cỏn b ca chỳng ta khụng ít ngi mc bnh ch quan, thng vn dng mt cỏch mỏy múc giỏo iu, nu l cỏ nhõn thỡ gõy tn hi n kinh t gia ỡnh, nu trong phm vi quc gia thỡ gõy tn hi cho dõn, cho t nc, ý chớ ch quan khụng tuõn th quy... (hnh phỏp) hnh ng vỡ dõn, mt nh nc v ch dõn ch thc s l ca dõn, da hn vo dõn v sc mnh ca phỏp quyn m cũn cn n sc mnh ph bin ca o c cỏch mng, trc ht l trong i ng cỏn b, ng viờn cụng chc II í NGHA CA TC PHM "SA I LI LM VIC" TRONG CễNG CUC I MI HIN NAY Trong mi giai on, mi thi k cỏch mng bao gi cng t ra nhng nhim v mi, vi nhng khú khn, th thỏch mi i ng cỏn b, ng viờn cng c tụi luyn, trng thnh thỡ ginh... i, ai cng cú ch tt, ch xu, vn l phi t bit mỡnh tt, xu th no, c bit l ch xu sa cha ( 1) Hồ Chí Minh, Tuyển tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 227 11 H Chớ Minh cũn dy phi khộo dựng cỏn b, xut phỏt t nhn thc cỏn b cng l con ngi, khụng phi thỏnh thn, cú tt, cú xu trong lũng ó lm vic dự ngi ti gii cng khú trỏnh khi khuyt im Vỡ vy khộo dựng cỏn b l phi khộo nõng cao ch tt, khộo sa cha ch... tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, tr 233 12 khụng xem xột k Khi ct nhc ri khụng giỳp h Khi h sai lm thỡ y xung, ch lỳc h lm khỏ, li ct nhc lờn Mt cỏn b b nhc lờn th xung ba ln nh th l hng c i Ai cng cú sai lm, nhng nu sai lm v khuyt im tr nờn to tỏt ri mi em ra "chnh" mt ln, th l "p" cỏn b, cỏn b b "p" mt lũng t tin, ngi hng hỏi cng húa thnh nn chớ, t nn chớ n vụ dng Cụng tỏc cỏn b ca ta hin nay lm cha... nguy c ca ng 3 V phờ bỡnh, t phờ bỡnh v sa cha khuyt iểm, sai lm trong cụng tỏc cỏn b Núi n con ngi l núi n con ngi sng v lm vic, theo H Chớ Minh, ó lm vic thỡ bao gi cng cú khuyt im, cú li lm, vn l cú khuyt im li lm thỡ quyt tõm tự phờ bỡnh v phờ bỡnh, sa cha Theo H Chớ Minh, ch hai loi ngi khụng cú khuyt im ú l ngi nm trong quan ti v nm trong bng m Khi cú sai lm thỡ phi tự phờ bỡnh v phờ bỡnh, phờ... mc, ai cng c hc hnh" Nu Ngi cỏn b, ng viờn khụng cú tỡnh yờu thng con ngi nh vy thỡ khụng th núi n cỏch mng, cng khụng th núi n CNXH v CNCS, tỡnh yờu thng con ngi cũn c th hin trong mi quan h bn bố, ng chớ, vi mi ngi bỡnh thng trong quan h hng ngy Nú ũi hi mi ngi phi luụn luụn cht ch, nghiờm khc vi mỡnh, rng rói, lng vi ngi khỏc Nú ũi hi thỏi tụn trng con ngi, phi bit cỏch nõng con ngi lờn, ch khụng . MỘT SỐ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CƠ BẢN TRONG TÁC PHẨM "SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC" CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY Sau Cách mạng tháng. sức mạnh phổ biến của đạo đức cách mạng, trước hết là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên công chức. II. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM "SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC" TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY Trong mỗi giai. đổi mới sớm nhất khi Đảng ta trở thàn Đảng cầm quyền và lãnh đạo chính 1 quyền, tác phẩm đã đặt nền móng cho sự đổi mới của Việt Nam từ đó về sau này. I. MỘT SÈ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CƠ BẢN TRONG TÁC

Ngày đăng: 30/04/2015, 09:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan