Kế thừa tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước tarất coi trọng công tác cán bộ, luôn quan tâm xây dựng, phát triển và nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ, trong các cơ quan
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5
6 Kết cấu của luận văn 8
CHƯƠNG 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ TRONG TÁC PHẨM “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC” 9
1.1 HỒ CHÍ MINH VỚI TÁC PHẨM “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC” 9
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời và mục đích của tác phẩm 9
1.1.2 Kết cấu của tác phẩm 11
1.2 TƯ TƯỞNG VỀ CÁN BỘ TRONG TÁC PHẨM 12
1.2.1 Quan niệm về chuẩn mực đạo đức của cán bộ trong tác phẩm 14
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện cán bộ 17
1.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng cán bộ 20
1.2.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về lựa chọn cán bộ 22
1.2.5 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉ đạo, nâng cao, kiểm tra, cải tạo và giúp đỡ cán bộ 23
1.2.6 Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cần phải biết các nguyên tắc trong chính sách cán bộ: Hiểu biết cán bộ, khéo dùng cán bộ, cất nhắc cán bộ, thương yêu cán bộ, phê bình cán bộ 24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 30
Trang 52.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁN BỘ, CÔNG TÁC CÁN BỘ Ở NƯỚC TATRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 31
2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cán bộ ở nước ta hiện nay.31
2.1.2 Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay 37
2.2 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘINGŨ CÁN BỘ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍMINH 50
2.2.1 Quá trình hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường đòi hỏi ngày càngcao đối với phẩm chất đạo đức và năng lực người cán bộ với sự xuống cấpđạo đức của cán bộ nước ta hiện nay 50
2.2.2 Các nguyên tắc trong xây dựng đội ngũ cán bộ mặc dù được đềcao nhưng thực tiễn lại diễn ra rất nhiều bất cập 55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 59
CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 60
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀCÁN BỘ TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY 60
3.1.1 Kiên định lập trường, nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình xây dựngđội ngũ cán bộ 60
3.1.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài để đáp ứng yêu cầu củaquá trình hội nhập và kinh tế thị trường 64
3.1.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ để phục vụ cho nền hành chính trongsạch vững mạnh là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và nhân dân 68
Trang 6TA HIỆN NAY 71
3.2.1 Xây dựng đội ngũ cán bộ phải gắn liền cuộc đấu tranh phòng
chống suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, để nâng cao đạo đứccách mạng 71
3.2.2 Đổi mới và tăng cường phương thức lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác cán bộ 75
3.2.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, “vừa hồng vừachuyên” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay76
3.2.4 Tiếp tục đổi mới đồng bộ các khâu của công tác cán bộ: Đổi mới
quan điểm, phương pháp, quy trình đánh giá cán bộ 78
3.2.5 Xây dựng đội ngũ cán bộ gắn liền với nâng cao ý thức tự giác, tinhthần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ 80
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 82
KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản s o)
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản s o) BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 VÀ PHẢN BIỆN 2 (Bản s o)
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN (Bản chính)
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tín ấp t ết ủ đề tà
Coi trọng và thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên
đủ đức, đủ tài là nhiệm vụ thường xuyên và nét nổi bật trong công tác cán bộcủa Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn luôn chútrọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên để có đủ sứcmạnh hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của Đảng Tư tưởng Hồ Chí Minh vềcán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng ViệtNam, Người xác định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [38, tr 269], và
“Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”[38, tr.240]
Kế thừa tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước tarất coi trọng công tác cán bộ, luôn quan tâm xây dựng, phát triển và nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ, trong các cơ quan, tổ chức; coi cán bộ có vị trí chủthể của sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo; đó là lực lượng thenchốt bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp cách mạng Vấn đề xây dựng
và phát triển đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã được khẳng định
rõ trong nhiều Văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tạiĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định đối với nước ta,cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước vừa có trình độ chuyênmôn và kỹ năng nghề nghiệp cao vừa giác ngộ về chính trị, có tinh thần tráchnhiệm, tận tụy, công tâm, vừa có đạo đức liêm khiết khi thi hành công vụ.Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII nêurõ: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng” Văn kiện Đạihội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) khẳng định: Hoàn thiện
Trang 8chế độ công vụ, quy chế cán bộ, công chức, coi trọng cả năng lực và đạo đức;bảo đảm tính nghiêm túc, trung thực trong thi tuyển cán bộ, công chức Đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản
lý, về đường lối, chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhànước Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức năng, tiêu chuẩn.Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, kịp thời thay thếnhững cán bộ, công chức yếu kém và thoái hóa, biến chất Tăng cường cán bộcho cơ sở Có chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với cán bộ
xã, phường, thị trấn
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) chỉ rõ:
"Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức thực
sự là công bộc của nhân dân", và đưa ra giải pháp: "Đổi mới chính sách cán
bộ và công tác quản lý cán bộ, xây dựng chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch,đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực gắn với chế độ hưởngthụ thỏa đáng và công bằng" Đặc biệt Bộ Chính trị khóa IX đã có Nghị quyết
số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến 2020; trong đó cóchỉ ra “xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức, cán bộ và hoạt động củacác cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của cải cáchhành chính nhà nước” và “ban hành luật về công chức, công vụ; xác định rõ
cơ quan, công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép Xâydựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho từng loại cán bộ, công chức và hệthống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức”
Những văn kiện đó của Đảng là cơ sở chính trị để Nhà nước thể chế hóathành chính sách, pháp luật cụ thể, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật cán bộ, công chức Để thực hiện các nghị quyết đó củaĐảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật
Trang 9cán bộ, công chức năm 2008 cùng hệ thống các văn bản quan trọng hướngdẫn thi hành, Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày 17-9-2001 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nướcgiai đoạn 2001 đến 2010 Những văn bản này tạo tiền đề lý luận và thực tiễncho việc hình thành đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch vững mạnh, vừahồng, vừa chuyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Mặc dù vậy, trước những biến đổi nhanh chóng của thực tiễn công cuộcđổi mới toàn diện đất nước cùng với quá trình hội nhập quốc tế; với quá trìnhxây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; với việc đẩynhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã ảnh hưởng sâusắc đến vấn đề cán bộ Hạn chế đó được Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIIchỉ ra, đó là: Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thểhiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưathực sự sâu sát thực tế, cơ sở.Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạođức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi,
có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí,tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào
số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước Thực tiễn đó đòi hỏi phải
nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề cán bộ, tìm hiểu thực trạng và
nguyên nhân; từ đó đề ra phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có trình độ năng lực, bảo đủđức đủ tài, thực sự là công bộc của nhân dân, đáp ứng yêu cầu của quá trìnhđổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác phẩm “Sử đổ lố làm v ệ ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời cách
đây 70 năm nhưng vẫn còn giữ nguyên giá trị và tính thời sự Những điều
Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập và nhấn mạnh phải “sửa đổi” trong “Sử đổ lố
làm v ệ ” vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đặc biệt,
Trang 10những vấn đề lớn của công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ mà Ngườinêu ra trong tác phẩm đã được Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI
và khóa XII của Đảng kế thừa, bổ sung và phát triển nhằm xây dựng đội ngũcán bộ trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu quá trình đổi mới toàn diệnxây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
Vì những lý do trên, tác giả chọn nội dung “Tư tưởng về cán bộ trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học, chuyên
ngành Triết học tại Đại học Kinh tế Đà Nẵng
2 Mụ t êu và n ệm vụ ủ luận văn
Làm rõ những tư tưởng về cán bộ trong tác phẩm “Sử đổ lố làm v ệ ”
của Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất các phương hướng và giải pháp vận dụng
tư tưởng của Người vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay
Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Phân tích hoàn cảnh ra đời và mục đích và kết cấu của tác phẩm; tư
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những tư tưởng cơ bản về
cán bộ trong tác phẩm “Sử đổ lố làm v ệ ” của Hồ Chí Minh và sự vận dụng
vào xây dựng đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát và xử lý số liệu từ năm 2010 đến nay
4 P ương p áp ng ên ứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa biện chứng duy vật
Trang 11và chủ nghĩa duy vật lịch sử; ngoài ra luận văn còn sử dụng kết hợp một sốphương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp kết hợp logich và lịch sử;phương pháp phân tích và tổng hợp.
5 Tổng qu n tà l ệu ng ên ứu
Xung quanh tác phẩm “Sử đổ lố làm v ệ ” và tư tưởng Hồ Chí Minh về
cán bộ đã có một số công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Có
những công trình đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ nội dung tác phẩm “Sử đổ lố làm v ệ ” Có những công trình đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ nội dung tư
tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, đồng thời cũng có công trình chỉ đi vào nghiên cứu một khía cạnh trong công tác cán bộ dưới dạng chuyên đề, luận văn thạc sỹ, các bài đăng trên các báo, tạp chí, sách, kỷ yếu hội thảo khoa học Đó là những nguồn tư liệu quý báu giúp tôi kế thừa trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện đề tài của mình, trong đó bao gồm:
Thứ nhất, hướng nghiên cứu về quan niệm và vai trò của đội ngũ cán
bộ: tiêu biểu là đề tài "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"
do các tác giả Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên), Nhàxuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Trong tác phẩm trên cơ sở cácquan điểm lý luận và tổng kết thực tiễn, các tác giả đã phân tích, lý giải, hệthống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, từ đó đưa ra những kiếnnghị về phương hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ này cả vềchất lượng, số lượng và cơ cấu cho phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhìn chung, các vấn đề về lýluận về quan niệm và vai trò của cán bộ mang tính lịch sử trong tác phẩm vẫngiữ nguyên giá trị Tuy nhiên, thực tiễn đất nước, thời đại và thực trạng côngtác cán bộ hiện nay đòi hỏi cần phải bổ sung và hoàn thiện
Trang 12Tác phẩm "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ" của tác
giả Bùi Đình Phong, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002 Trong tác phẩm, tác giảBùi Đình Phong đã đề cập các vấn đề cơ bản và có tính hệ thống theo chủ đềcủa tác phẩm Trước hết, là kết quả nghiên cứu về Quá trình hình thành tưtưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ qua ba thời kỳ: trước năm
1945, 1945 - 1954, 1955 - 1969 Hai là, sách đã kiến giải những vấn đề cơ bảntrong tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của cán bộ trong sự nghiệp cáchmạng và yêu cầu của Hồ Chí Minh đối với người cán bộ cách mạng Ba là tácgiả đã đề cập và phân tích sáu nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh
về công tác cán bộ Trên cơ sở những vấn đề trên, tác giả đề cập vấn đề thứ tư
là vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, trướcnhững biến đổi nhanh chóng của thời đại và quá trình đổi mới toàn diện đấtnước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay thì tác phẩm khôngtránh khỏi những hạn chế mang tính lịch sử
Thứ hai, hướng nghiên cứu về công tác xây dựng cán bộ: tiêu biểu là
các đề tài, tác phẩm như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ đề tài khoa học
cấp nhà nước KX.02, do GS Đặng Xuân Kỳ làm chủ nhiệm Đề tài được triểnkhai nghiên cứu trong 5 năm (1991 - 1995) và đã kiến giải khá toàn diệnnhững vấn đề cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán
bộ Đề tài cũng đề cập nhiều vấn đề có tính phương pháp luận để xem xét vàxây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ ChíMinh
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” của
các tác giả Phạm Ngọc Anh và Bùi Đình Phong đồng chủ biên, Nxb Lý luậnchính trị (2005) Tác phẩm này trình bày tập trung quan điểm của Hồ ChíMinh về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong tiến trình cách mạng Việt
Trang 13Nam Nội dung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh và sự vận dụng tưtưởng đó trong công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng ở nước ta hiện nay.Trong tác phẩm, vấn đề cán bộ và công tác cán bộ cũng được bàn đến nhưngchỉ tiếp cận một phần ở phương diện xây dựng, chỉnh đốn Đảng
“Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay” do các tác giả Hoàng Trang và Phạm Ngọc Anh (đồng
chủ biên) Nxb Chính trị quốc gia (2008).Trong đó, các tác giả đã trình bày ba
vấn đề cơ bản Một là, cơ sở hình thành và vị trí tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh Hai là, nội dung tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh Ba là, giáo dục đội
ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong điều kiệnhiện nay Tuy nhiên, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ và giải pháp đặt ra chủyếu chú trọng khía cạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức mà chưa xétđến các nhân tố ảnh hưởng khác
Ngoài ra còn Nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học có đề cập đến
vấn đề này như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo và huấn luyện cán bộ của PGS,TS Dương Ngọc Xuân, Tạp chí Xây dựng Đảng số 7, 2003; Tác phẩm
“Sửa đổi lối làm việc” với xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay của tác giả Hoàng Quốc Đạt, Tạp chí Cộng sản số 89, 2005; Vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về công tác cán bộ trong tình hình hiện nay của Trần Thế
Quảng, Tạp chí Kiểm tra tháng 7 năm 2005; Các bài đăng ở các tạp chíthể hiện những nội dung nghiên cứu hẹp trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cán
bộ và công tác cán bộ để đi tới phương hướng vận dụng cụ thể hơn trong xâydựng đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay
Những công trình đi trước là những nguồn tư liệu và gợi mở quý giúptác giả tiếp thu có chọn lọc để phục vụ cho luận văn của mình, nhiều bài viếtđăng trên các tạp chí khoa học hoặc nhiều công trình, luận văn, luận án khác
có đề cập ít nhiều tới vấn đề này Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một
Trang 14công trình nào đi sâu gắn kết tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ trong tác
phẩm “Sử đổ lố làm v ệ ” với việc vận dụng xây dựng đội ngũ cán bộ ở nước
ta hiện nay
6 Kết ấu ủ luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn này gồm 3 chương, 6 tiết
Chương 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ với việc xây
dựng đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 15CHƯƠNG 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ TRONG
TÁC PHẨM “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC”
1.1 HỒ CHÍ MINH VỚI TÁC PHẨM “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC” 1.1.1 Hoàn ản r đờ và mụ đí ủ tá p ẩm
Cách đây gần 70 năm, tại chiến khu Việt Bắc, giữa lúc công tác cáchmạng đang bận trăm công ngàn việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành thời gian
và tâm huyết rất lớn viết xong cuốn sách mang tựa đề: “Sử đổ lố làm v ệ ” và
đầu năm 1948 tác phẩm quý giá này lần đầu tiên được nhà xuất bản Sự thật,nay là nhà xuất bản Chính trị quốc gia in ấn và phát hành rộng rãi trong toàn
quốc với bút danh XYZ Tác phẩm “Sử đổ lố làm v ệ ” được ra đời trong
hoàn cảnh đất nước: Sau thành công của Cách mạng tháng Tám, chính quyềncách mạng đã về tay nhân dân do Đảng lãnh đạo Sau hơn hai năm cầm quyềndưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minhcách mạng Việt Nam đã phát huy những thuận lợi, đưa đất nước vượt ra khỏi
tình trạng ngàn cân treo sợi tóc với những thành tựu bước đầu có ý nghĩa to
lớn: Củng cố và xây dựng chính quyền, phát triển lực lượng cách mạng, đẩylùi được giặc đói, giặt dốt; phân hóa, loại bỏ được một số kẻ thù, phát độngtoàn quốc kháng chiến, chuyển Trung ương, Chính phủ và bộ đội chủ lực vềchiến khu Việt Bắc an toàn… Nhưng một số căn bệnh của đảng cầm quyền
đã nảy sinh và phát triển trong đội ngũ cán bộ, đảng viên lúc bấy giờ
Song bên cạnh những thuận lợi trên, thì cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp mà nhân dân cả nước đang tiến hành, bước vào giai đoạn trường kỳđầy khó khăn, gian khổ nhất mà trước mắt phải đánh bại kế hoạch chiến lượctấn công Việt Bắc của thực dân Pháp với trên 12.000 tên của cả bốn quân binhchủng hiện đại bộ binh, pháo binh, không quân, thuỷ quân… với âm mưu:
Trang 16tiêu diệt đầu não và phá tan căn cứ địa của cuộc kháng chiến Sau Cách mạngTháng Tám, do nước ta là nước thuộc địa và phong kiến lâu đời, nên đã cómột bộ phận cán bộ, đảng viên tự mãn thành tích, sao nhãng rèn luyện đạođức cách mạng, dẫn đến thoái hóa biến chất, tạo nguy cơ cho cách mạng.
Trong “Thư gửi các đồng chí Bắc bộ” năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
chỉ rõ những khuyết điểm đó là: Địa phương chủ nghĩa; óc bè phái; óc quânphiệt quan liêu; óc hẹp hòi; ham chuộng hình thức; làm việc lối bàn giấy; vô
kỷ luật, kỷ luật không nghiêm; ích kỷ, hủ hóa Người khẳng định:
Trong lúc dân tộc đang ở ngã tư đường, chết hay sống, mất haycòn, mỗi đồng chí và toàn cả đoàn thể phải đem tất cả tinh thần vàlực lượng ra để đưa toàn dân quay về một hướng, nhằm vào mộtmục đích đánh đuổi thực dân Pháp làm cho nước thống nhất và độclập Vì vậy mỗi một đồng chí và tất cả Đoàn thể phải: sáng suốt,khôn khéo, cẩn thận, kiên quyết, siêng năng, nhất trí (…) Trong lúcnày tư tưởng và hành động của mỗi một đồng chí rất có quan hệđến toàn quốc Nếu một người sơ suất, một việc sơ suất là có thểhỏng việc to, sai một ly đi một dặm [38, tr 71]
Mặt khác, khi rà soát lại đội ngũ cán bộ Chính phủ do dân ta bầu, thôngqua Tổng tuyển cử 1946, đã có một bộ phận trình độ và năng lực chưa đápứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới của cách mạng Đó là những nguyên nhân
cơ bản để Người viết “Sử đổ lố làm v ệ ” nhằm nâng cao đạo đức cách mạng,
trình độ và năng lực lãnh đạo cách mạng cho đội ngũ cán bộ nhà nước ta Nhà nước của dân, do dân và vì dân
-Để thiết lập cơ sở pháp lý cho nhà nước kiểu mới của nhân dân , Chủtịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh về Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội lập hiến,thông qua Hiến pháp, khẳng định quyền làm chủ đất nước và các quyền tự
do, dân chủ khác của nhân dân Đồng thời, Người cũng bắt tay ngay vào việc
Trang 17chấn chỉnh bộ máy chính quyền các cấp, làm cho nó thể hiện được bản chấttốt đẹp của chế độ xã hội mới Trong Thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh,huyện và làng, Người nhắc nhở rằng:
Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều làcông bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân , chứ khôngphải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị củaPháp, Nhật [37, tr 56]
Hồ Chí Minh đã thẳng thắn vạch ra những lầm lỗi rất nặng nề trong một
số cán bộ, đó là các căn bệnh như trái phép, cậy thế, hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo Cuối cùng, Người đã tỏ thái độ rất nghiêm khắc: Ai đã phạm những lầm lỗi trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếu không tự sửa chữa thì
Chính phủ sẽ không khoan dung Tác phẩm “Sử đổ lố làm v ệ ” ra đời tháng
10 năm 1947, là sự nghiêm khắc chỉ ra và phê phán những sai lầm, khuyếtđiểm của một số cán bộ, đảng viên có hại cho sự nghiệp kháng chiến Đâycũng là tác phẩm mà Người đặc biệt chú trọng công tác giáo dục cán bộ, đảngviên về tư cách đạo đức cách mạng, về phương pháp, cách thức vận độngquần chúng, nhất là về tinh thần tự phê bình và phê bình
1.1.2 Kết ấu ủ tá p ẩm
Tác phẩm có sáu phần được đánh dấu từ I đến VI bao gồm :
I P ê bìn và sử ữ : Hồ Chí Minh chỉ rõ, Đảng ta lãnh đạo nhân dân đấu
tranh giành độc lập, thống nhất đã có kết quả vẻ vang Nhưng trong điều kiệnmới, Đảng đã trở thành một đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn dân kháng chiến,thì như Người nhấn mạnh, phải “Sửa đổi lối làm việc của Đảng” Cán bộ,đảng viên cần kiên quyết khắc phục ba loại khuyết điểm chính, mới xuất hiệnkhi thực hiện vai trò lãnh đạo quần chúng nhân dân Phương thức cơ bản đểsửa chữa những khuyết điểm này là phải thông qua học tập, phê bình
Trang 18II Mấy đ ều n ng ệm: Hồ Chí Minh nêu lên sáu kinh nghiệm từ thực tế
hoạt động, công tác để cán bộ, đảng viên làm tốt công việc của mình Nhữngkinh nghiệm này đều gắn với yêu cầu khắc phục các khuyết điểm đã được chỉ
ra ở phần trên
III Tư á và đạo đứ á mạng: Hồ Chí Minh nêu rõ những lý tưởng, mục
tiêu và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Đảng ta; trách nhiệm của người đảngviên, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên; phân tích các khuyết điểm,thói tật, căn bệnh cụ thể mà họ thường mắc phải và cách khắc phục chúng
IV Vấn đề án bộ: Hồ Chí Minh phân tích sâu sắc 5 nội dung cơ bản
trong vấn đề chung về công tác cán bộ; chỉ ra phương hướng, biện pháp màĐảng, Chính phủ cần thực hiện để sử dụng và phát huy tốt vai, trò tác dụngcủa đội ngũ cán bộ
V Cá lãn đạo: Hồ Chí Minh chỉ ra phương pháp, cách thức để cán bộ,
đảng viên thực hiện tốt vai trò phụ trách (quản lý) công việc và lãnh đạo đốivới quần chúng nhân dân
VI C ống t ó b o : Hồ Chí Minh coi đây là một trong ba khuyết điểm
chính ở đội ngũ cán bộ, đảng viên, gây tác hại không nhỏ đối với công việc;đây là khuyết điểm về cách nói, cách viết của họ khi tiếp xúc, quan hệ vớiquần chúng nhân dân
1.2 TƯ TƯỞNG VỀ CÁN BỘ TRONG TÁC PHẨM
Theo Luật Cán bộ, công chức Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theoNghị quyết số 51/2001/QH10 định nghĩa:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổnhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan củaĐảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở
Trang 19trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọichung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sauđây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước [57].
Tư tưởng về cán bộ và công tác cán bộ là một trong những bộ phận quantrọng cấu thành hệ thống tư tưởng chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh Sinhthời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng vai trò của đội ngũ cán bộ,luôn đặt công tác cán bộ lên vị trí hàng đầu trong các công tác của Đảng vàNhà nước Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ có giá trị lýluận và thực tiễn to lớn bởi trong đó đã kết tinh tinh hoa của triết học chính trịphương Đông và phương Tây, của triết học chính trị Mác – Lênin, đặc biệt là
sự đúc kết từ chính quá trình Người phát hiện, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán
bộ trong thực tiễn cách mạng Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và đánh giá rất cao vai trò của cán
bộ Trong bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa, Người viết:
Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyền không tốt,không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt.Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoànthể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũngkhông thể thực hiện được [38, tr 54]
Tác phẩm “Sử đổ lố làm v ệ ” của Hồ Chí Minh không dành riêng viết
về cán bộ, mà trong tác phẩm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ yếu bàn đến
việc sửa đổi, mà cụ thể là những đòi hỏi rất khắt khe về phẩm chất, đạo đức
đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên Chính trên cơ sở đó, từ nhận thức sâu sắcvai trò, vị trí và tầm quan trọng của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng Người
đã dành một phần rất lớn nội dung trong tác phẩm bàn đến “Vấn đề cán bộ” Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” vấn đề cán bộ bao gồm 6 nội dung cơ
bản:
Trang 201.2.1 Qu n n ệm về uẩn mự đạo đứ ủ án bộ trong tá p ẩm
Trong tư tưởng truyền thống phương Đông có rất nhiều yếu tố để đánhgiá con người, trong đó, yếu tố đạo đức luôn là vấn đề trung tâm và đặt lênhàng đầu khi đánh giá, xem xét một cá nhân Là một con người sinh ra tronggia đình Nho học, thấm nhuần truyền thống phương Đông, Hồ Chí Minh đặcbiệt quan tâm đến vấn đề đạo đức Trong suốt cuộc đời hoạt động từ bài giảng
đầu tiên trong tác phẩm Đường Ká mện đến bản Di chúc cuối cùng, Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức,coi đạo đức là “cái gốc” của người cán bộ cách mạng
Tầm quan trọng của đạo đức đối với cuộc sống, trong mối quan hệ xã hộibao giờ cũng được Người đặt ở vị trí hàng đầu Ngay từ khi Đảng ta chưa rađời, không phải ngẫu nhiên những bài giảng đầu tiên của Người cho thế hệthanh niên yêu nước đầu tiên ở nước ta theo con đường cách mạng vô sản lànhững bài giảng về tư cách của người cách mạng Trong trang đầu cuốnĐường Kách mệnh - Người đã nêu lên 23 yêu cầu về tư cách của một ngườicách mạng trong ứng xử với mình, với người, với đời, với việc Đó là nhữngchuẩn mực:
Tự mình phải: Cần kiệm Hòa mà không tư Cả quyết sửa lỗimình Cẩn thận mà không nhút nhát Hay hỏi, Nhẫn nại (chịu khó).Hay nghiên cứu, xem xét Vị công vong tư Không hiếu danh,không kiêu ngạo Nói thì phải làm Giữ chủ nghĩa cho vững Hysinh Ít lòng ham muốn về vật chất Bí mật Đối với người phải:Với từng người thì khoan thứ Với đoàn thể thì nghiêm Có lòngbày vẽ cho người Trực mà không táo bạo Hay xem xét người.Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng Quyết đoán Dũngcảm Phục tùng đoàn thể [36, tr 260]
Trang 21Theo Hồ Chí Minh đạo đức là gốc của người cách mạng Người cáchmạng phải có đạo đức cách mạng công việc mới chạy, có đạo đức cách mạngthì người cán bộ mới được dân tin, dân phục, dân yêu, từ đó thì người cán bộmới có thể lãnh đạo được dân chúng làm cách mạng Hồ Chí Minh chỉ ra đốivới người cán bộ, đảng viên không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi mấycũng không thể lãnh đạo được dân chúng Người coi đạo đức cách mạng làgốc, là nền tảng vững chắc, là lý tưởng sống của người cách mạng Nó làđộng cơ bên trong, tạo ra sự thôi thúc to lớn để người cách mạng thực hiện,
nó tăng thêm sức mạnh bền bỉ giúp người cách mạng có đủ sức mạnh để suốtđời hy sinh phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của đảng Đạo đức cách mạngcòn là nền tảng cho những năng lực, tài năng của người cán bộ, đảng viênphục vụ lợi ích cho cách mạng, cho Tổ quốc, cho nhân dân
Trong tác phẩm “Sử đổ lố làm v ệ ”, Người khẳng định đối với người
cán bộ cách mạng phẩm chất đạo đức cao nhất
Phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước hết Vì lợi ích củaĐảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc Vô luận lúc nào, vôluận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước,
lợi ích của cá nhân lại sau [38, tr 251].
Người chỉ ra rằng, muốn trở thành người cán bộ tốt, người cách mạngchân chính không có gì là khó cả Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra.Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗchí công vô tư Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít,
mà những tính tốt như sau, ngày càng thêm
Trong tác phẩm "Sử đổ lố làm v ệ ", chuẩn mực đạo đức của người cán
bộ, đảng viên chân chính được Hồ Chí Minh khái quát vào năm phẩm chất
cốt lõi là: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm Nhân là yêu thương con người, hết
lòng giúp đỡ đồng chí đồng bào; kiên quyết chống lại những người, những
Trang 22việc có hại đến Đảng, đến nhân dân; sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người,hưởng hạnh phúc sau thiên hạ; không ham làm giàu, không e cực khổ, không
sợ oai quyền Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy,
không có việc gì phải giấu Đảng Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi íchriêng nào khác mà phải lo toan Lúc Đảng giao cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều
ra sức làm cẩn thận, thấy việc phải thì làm, thấy việc không phải thì nói.Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng phải đúngđắn Như vậy, nghĩa là một phẩm chất cơ bản của người cách mạng Hiểunghĩa và làm theo nghĩa, người cách mạng sẽ có phương châm sống và hành
động đúng đắn vì lợi ích chung của Đảng, của Tổ quốc Trí là không bị mù
quáng, đầu óc trong sạch, sáng suốt, dễ hiểu lý luận, dễ tìm phương hướng.Biết xem người, biết xét việc Biết làm việc có lợi, tránh việc có hại choĐảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian Trí là hiểubiết, nhưng những hiểu biết ấy phải gắn với nhiệm vụ cách mạng, phải giúp
cho người cách mạng hoàn thành nhiệm vụ, bổn phận của mình Dũng là
dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm Thấy khuyết điểm có gan sửachữa Cực khổ khó khăn có gan chịu đựng Có gan chống lại vinh hoa phú quíkhông chính đáng Nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổquốc Không bao giờ rụt rè, nhút nhát Như vậy, người cách mạng phải códũng, không có dũng thì không làm được cách mạng Dũng giúp người cáchmạng vượt qua khó khăn thử thách, giám hy sinh bản thân mình vì cáchmạng Tuy nhiên, dũng phải đi đôi với trí thông minh, chứ chỉ có dũng thôi thìkhông thể thành công, bởi vũ dũng vô mưu thì chỉ có thất bại mà không có
thành công Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung
sướng, không ham người tâng bốc mình, là quang minh chính đại, không hủhoá
Trang 23Người coi nhân, nghĩa, trí, dung, liêm là những phẩm chất đạo đức cơbản nhất của người cán bộ cách mạng, đồng thời là chuẩn mực cơ bản xâydựng nền đạo đức của xã hội mới Những cán bộ, đảng viên có đầy đủ đứctính nêu trên sẽ đứng vững trước mọi thử thách, hơn nữa yêu cầu họ phải thểhiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đối với người, với việc và vớichính mình.
Người từng nói:
Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cáchmạng chân chính, không có gì là khó cả Điều đó hoàn toàn do lòngmình mà ra Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bàothì mình sẽ tiến đến chỗ chí công, vô tư Mình đã chí công, vô tưthì khuyết điểm sẽ càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày càngthêm Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có năm điều: Nhân, nghĩa, trí,dũng, liêm [38, tr 251]
1.2.2 Tư tưởng Hồ C í M n về uấn luyện án bộ
Xuất phát từ quan điểm cán bộ cách mạng là những người đem chínhsách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành.Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Chính phủ rõ, để đặtchính sách cho đúng Từ công việc đó, Người khẳng định, cán bộ là cái "gốc"của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt haykém Theo Hồ Chí Minh muốn có cán bộ tốt thì Đảng phải làm tốt công táchuấn luyện cán bộ, “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [38, tr.269] Theo Người, huấn luyện cán bộ phải toàn diện, đồng thời phải chuyênsâu và có phương pháp khoa học
Trong tác phẩm “Sử đổ lố làm v ệ ”, Hồ Chí Minh kiên quyết phê bình
những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém trong công tác huấn luyện cán bộ,Người chỉ ra:
Trang 24Đã có nơi mở lớp huấn luyện, thế rất tốt Song những lớp ấy cònnhiều khuyết điểm Thí dụ: huấn luyện cho cán bộ trong các cơquan hành chính mà không đụng đến công việc hành chính Còndạy chính trị thì mênh mông mà không thiết thực, học rồi khôngdùng được [38, tr 269].
Cán bộ có cán bộ đảng, cán bộ nhà nước, cán bộ đoàn thể, cán bộ ởTrung ương, địa phương và cơ sở Huấn luyện cán bộ cũng phải có nộidung, kế hoạch phù hợp với từng loại cán bộ trong những lĩnh vực cụ thể Tuynhiên “Huấn luyện lý luận cho những cán bộ cao cấp, đến nay hoặc chưa làm,hoặc làm không đúng, lý luận và thực tế không ăn khớp với nhau, dạy theocách học thuộc lòng” [38, tr 269-270] mà một trong những nguyên nhân cơbản của hạn chế, khuyết điểm trên do “Phần đông cán bộ là công nhân vànông dân, văn hoá rất kém Đảng chưa tìm đủ cách để nâng cao trình độ vănhoá của họ” [38, tr 269]
Giải pháp để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trên trong vấn đề
cán bộ chính là huấn luyện cán bộ Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng huấn
luyện, đào tạo, bồi dưỡng là khâu có ý nghĩa quyết định đến chất lượng cán
bộ, vì vậy phải làm thiết thực Học để làm việc, nội dung huấn luyện phải rất
cụ thể tránh tình trạng học không thiết thực, học rồi không sử dụng được.Nguyên tắc huấn luyện là phải chú ý đến kinh nghiệm, thực tế, lý luận phải điđôi với thực tế Việc huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ gồm những nội dung huấnluyện về nghề nghiệp, huấn luyện về chính trị, huấn luyện về văn hóa, huấnluyện về lý luận
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ huấn luyện nghề nghiệp cho cán bộ là khâu
đầu tiên Bởi, cho dù cán bộ ở bất kỳ chuyên môn nào, đảm nhiệm ngànhnghề nào cũng phải học cho thành thạo công việc ở môn ấy; đồng thời, phảinghiên cứu những chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ; học
Trang 25tập những kinh nghiệm thành công và thất bại; học tập lịch sử truyền thốngcách mạng và sự phát triển trong từng thời kỳ Theo Hồ Chí Minh trong
huấn luyện cần học tập năm môn: Điều tra, nghiên cứu, kinh nghiệm, lịch sử, khoa học.
Xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh đất nước, từ yêu cầu kháng chiến kiếnquốc nên bên cạnh yêu cầu huấn luyện nghề nghiệp, người cán bộ cách mạng
còn cần phải được huấn luyện chính trị, huấn luyện lý luận và huấn luyện văn hóa Khi bồi dưỡng, huấn luyện về chính trị phải chú trọng hai vấn đề, đó là:
thời sự và chính sách, đây là vấn đề rất quan trọng tuy nhiên tùy theo mỗimôn, tùy từng đối tượng cán bộ mà tập trung bồi dưỡng nhiều hay ít, không
dàn trải, lan man Đối với huấn luyện văn hóa, Hồ Chí Minh nêu lên những
yêu cầu và cách huấn luyện có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc không chỉ trong bốicảnh lúc đó mà có giá trị đến tận hôm nay Người chỉ rõ, huấn luyện văn hóa
là một nhiệm vụ rất trọng yếu đối với công tác cán bộ, nhất là trong hoàn cảnhcách mạng nước ta bấy giờ Cách thức huấn luyện phải có tổ chức, có ngườiphụ trách, từ thấp đến cao: “Phải theo trình độ văn hoá cao hay thấp mà đặt
lớp, chứ không theo cấp bậc cán bộ cao hay thấp” [38, tr 271] Trong huấn luyện lý luận, Hồ Chí Minh phê bình cách huấn luyện lý luận kiểu kinh viện,
khô khan, xa rời thực tiễn, kiểu nhồi nhét mà đối với việc thực tế, tuyêntruyền, vận động, tổ chức, kinh nghiệm chỉ nói qua loa mà thôi, thế là lý luậnsuông, hoặc chỉ thực hành mà không có lý luận thì cũng như người có một
mắt sáng, một mắt mù Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đó là sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tế Trong lúc học lý luận phải nghiêncứu công việc thực tế, biết khéo léo vận dụng kinh nghiệm vào hoàn cảnhthực tiễn, theo Bác, thế mới là lý luận thiết thực, lý luận có ích
Về cách học tập của cán bộ, theo Hồ Chí Minh: “Học tập thì theo nguyêntắc: kinh nghiệm và thực tế phải đi cùng nhau” [38, tr 272] Trong học tập
Trang 26phải “Lấy tự học làm cốt”, phải sắp xếp kế hoạch hợp lý; “phải tuyệt đốichống bệnh chủ quan, bệnh hẹp hòi, bệnh ba hoa” [38, tr 273] Đồng thời, đểhuấn luyện cán bộ có hiệu quả, đối với các cấp lãnh đạo, quản lý cần phải chú
ý quan tâm và đầu tư kinh phí, nhân lực vật lực, không nên bủn xỉn về các khoản chi tiêu trong việc huấn luyện
1.2.3 Tư tưởng Hồ C í M n về sử ụng án bộ
“Sử đổ lố làm v ệ ” là một tác phẩm thể hiện khá toàn diện những tư
tưởng cốt lõi của Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, “nuôi dạycán bộ”, lựa chọn cán bộ, dùng cán bộ Theo Người, việc “nuôi dạy cán bộ”
là công việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đòi hỏi toàn Đảng, từng cấp ủyđảng phải đặc biệt quan tâm, chăm lo chu đáo đến công tác này, Hồ Chí Minhxác định: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém Vìvậy, Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những câycối quý báu” [38, tr 273], đó là một vấn đề rất trọng yếu, rất cấp bách
Giải quyết vấn đề đó, Đảng phải làm thế nào? Trong tác phẩm Hồ ChíMinh nêu lên sáu giải pháp có ý nghĩa to lớn để xây dựng đội ngũ cán bộ:
Thứ nhất, phải biết rõ cán bộ.
Người chỉ ra khuyết điểm lớn trong công tác cán bộ là “Từ trước đếnnay, Đảng ta chưa thực hành cách thường xem xét cán bộ” [38, tr 274] Xemxét cán bộ để biết rõ cán bộ, phát hiện những nhân tài mới đồng thời là cáchthức phát hiện và loại bỏ những người hủ hoá trong đội ngũ
Thứ hai, phải cất nhắc cán bộ một cách cho đúng.
Biết rõ cán bộ là cơ sở để cất nhắc cán bộ - đó là một nhiệm vụ cần kíptrong công tác cán bộ Tuy nhiên, công tác này đòi hỏi sự thận trọng, đòi hỏi:
Cần phải xét rõ người đó có gần gũi quần chúng, có được quầnchúng tin cậy và mến phục không Lại phải xem người ấy xứng vớiviệc gì Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũngkhông được việc” [38 ,tr 274]
Trang 27Người nhắc nhở, nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem nhữngngười chỉ biết nói mà không biết làm, vào những địa vị lãnh đạo, như thế rất
có hại cho sự nghiệp cách mạng
Thứ ba, phải khéo dùng cán bộ.
Xuất phát từ triết lý “Dụng nhân như dụng mộc”, đã là người thì ai cũng
có cái dở, cũng có cái hay; không có ai cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay Dùngcán bộ muốn thành công cũng vậy, phải biết khéo dùng người, tùy tài mà sửdụng, Người viết: “Thường chúng ta không biết tuỳ tài mà dùng người Thídụ: thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao Thành thử haingười đều lúng túng Nếu biết tuỳ tài mà dùng người, thì hai người đều thànhcông” [38, tr 274]
Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ yêu cầu phải phân phối cán bộ cho
đúng – nghĩa là phải dùng người đúng chỗ, đúng việc.
Theo Hồ Chí Minh sắp xếp đúng phẩm chất và năng lực cho cán bộ làviệc làm cần thiết nhưng đầy khó khăn Người đã khẳng định, mọi công việcđều bắt đầu từ cán bộ, thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay xấu
Thứ năm, phải giúp cán bộ cho đúng.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong công tác cán bộ, phải luôn luôn dùnglòng thân ái mà giúp đỡ, lãnh đạo cán bộ Giúp cán bộ nghĩa là giúp sửa chữanhững chỗ sai lầm, đồng thời phải biết tán dương, khen ngợi họ lúc họ làmđược việc
Thứ sáu, phải giữ gìn cán bộ.
Từ yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng bấy giờ đối với đội ngũ cán bộ cầngiữ bí mật, nên phương châm sử dụng cán bộ được Hồ Chí Minh nêu ra: “Tạinhững nơi phải công tác bí mật khi cần thì phải phái cán bộ mới thế cho cán
bộ cũ, và phái cán bộ cũ đi nơi khác” [38, tr 275]
Trang 281.2.4 Tư tưởng Hồ C í M n về lự ọn án bộ
Lựa chọn cán bộ là nhiệm vụ cách mạng trọng yếu trong công tác cán bộcủa Đảng Làm sao chọn được những cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tínthật sự Cần loại bỏ những cán bộ coi địa vị lãnh đạo là chỗ mưu cầu danh lợi.Những người đó thường chạy chọt, luồn lách bằng mọi cách đạt cho đượcđịa vị mặc dù tư cách của họ không xứng với chức danh đó Có người tỏ rahăng hái, sốt sắng, tích cực chưa hẳn đã có động cơ đúng và tốt Người cóđức, có tài thường không phô trương ồn ào Chọn cán bộ cần xem xét họ ởtrạng thái động chứ không phải chỉ ở trạng thái tĩnh Đánh giá họ qua nhữngtình huống gay cấn, khi gặp khó khăn, phức tạp chứ không chỉ lúc thuận lợi.Tiêu chuẩn xác định lựa chọn cán bộ theo Hồ Chí Minh, đó phải là nhữngngười rất trung thành và hăng hái trong công việc, luôn luôn quan hệ mậtthiết với dân chúng, có thể phụ trách giải quyết các vấn đề trong những hoàncảnh khó khăn, luôn giữ đúng kỷ luật Có như thế, thì nhân dân mới tin cậycán bộ và nhận cán bộ đó là người lãnh đạo của họ Phẩm chất của người cán
bộ đảm nhận vai trò lãnh đạo theo Hồ Chí Minh là người “Khi thất bại khônghoang mang, khi thắng lợi không kiêu ngạo Khi thi hành các nghị quyết kiênquyết, gan góc không sợ khó khăn” [38, tr 275] Song song với việc lựa chọn
đúng cán bộ, để cán bộ hoàn thành nhiệm vụ còn cần phải dạy bảo lý luận cho
cán bộ Người viết: “Chỉ thực hành mà không có lý luận cũng như có mộtmắt sáng, một mắt mù” [38, tr 276]
Xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kế cận, chiến lược làviệc làm thường xuyên của Đảng Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng ViệtNam, Hồ Chí Minh luôn đề cập đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ một cáchđồng bộ, có sự lựa chọn phù hợp với từng ngành, từng địa phương Chiến lượcxây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ
Trang 29cán bộ trẻ được Người quan tâm Chính vì vậy, trong Di chúc để lại cho toànĐảng, toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn Đảng và Nhà nước “Chăm
lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”
1.2.5 Tư tưởng Hồ C í M n về ỉ đạo, nâng o, ểm tr , ả tạo và g úp đỡ
án bộ
Hồ Chí Minh đưa ra một quan niệm có giá trị to lớn, đội ngũ cán bộkhông chỉ bó hẹp trong đội ngũ đảng viên của Đảng, trái lại còn bao hàmnhững người ưu tú xuất hiện trong phong trào của quần chúng Vậy nên,Đảng cần phải có quan điểm quần chúng đúng đắn, phải lựa chọn được nhữngquần chúng ưu tú xuất hiện trong phong trào quần chúng để bổ sung vào độingũ cán bộ của Đảng Theo Hồ Chí Minh:
Phong trào giải phóng sôi nổi, nảy nở ra rất nhiều nhân tài ngoàiĐảng Chúng ta không được bỏ rơi họ, xa cách họ Chúng ta phảithật thà đoàn kết với họ, nâng đỡ họ Phải thân thiết với họ gần gũi
họ, đem tài năng của họ giúp ích vào công cuộc kháng chiến cứunước [38, tr 276]
Trong tác phẩm, Người đề ra năm cách cần quán triệt trong xây dựng đội
ngũ cán bộ: Cách thứ nhất là chỉ đạo - thả ra cho họ làm, thử cho họ phụ
trách, dù sai lầm chút ít cũng không sợ Nhưng phải luôn luôn tùy hoàn cảnh
mà bày vẽ cho họ về phương hướng công tác, cách thức công tác để phát
triển năng lực và sáng kiến Cách thứ hai là luôn bồi dưỡng cán bộ, nâng cao
tư tưởng, trình độ lý luận và cách làm việc cho họ Cách thứ ba là thường
xuyên kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển
ưu điểm Cách thứ tư là khi họ sai lầm thì dùng cách thuyết phục giúp họ sửa chữa, cải tạo Cách thứ năm là giúp đỡ họ điều kiện sinh sống đầy đủ mà làm
việc Tuỳ theo hoàn cảnh mà giúp họ giải quyết vấn đề gia đình Những điều
đó rất quan hệ với tinh thần của cán bộ, và sự thân ái đoàn kết trong Đảng
Trang 30Năm cách xây dựng đội ngũ cán bộ trong tác phẩm cho thấy, Hồ ChíMinh chú ý tới các điều kiện để cán bộ có khả năng phát huy năng lực củamình Phải chú ý các hình thức và cách thức kiểm tra cán bộ trong điều kiện
đã có, làm cho họ ý thức hơn quyền và nghĩa vụ của mình
án bộ
án bộ,
án bộ
ần p éo
ả b ết á ùng án bộ,
Trong tác phẩm, Hồ Chí Minh chỉ ra mấy điểm lớn trong chính sách cán
bộ Đó là chính sách đoàn kết mọi lực lượng cán bộ, phát huy mọi tiềm năngcán bộ Trong đó, sĩ, công, nông, thương, binh đều có Chính sách cán bộ cầnthực hiện những nội dung lớn sau:
Biết cán bộ tức là đánh giá đúng phẩm chất và năng lực của cán bộ.
Công tác đánh giá cán bộ có vai trò rất quan trọng, đánh giá đúng cán bộ làcăn cứ để sử dụng cán bộ có hiệu quả Đánh giá cán bộ còn là căn cứ chocông tác đào tạo, huấn luyện cán bộ, đánh giá đúng cán bộ không chỉ nhằmphát hiện cái hay, cái tốt của họ để khuyến khích, phát huy, mà còn nhằm thấycái xấu, cái dở của họ để tìm cách giúp đỡ, khắc phục Hồ Chí Minh nói:
“Người ở đời, ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt,khéo sửa chữa chỗ xấu của họ” [38, tr.279] Để đánh giá đúng cán bộ, Hồ ChíMinh yêu cầu phải có quan điểm biện chứng Quan điểm biện chứng khẳngđịnh mọi sự vật, hiện tượng đều không ngừng biến đổi và phát triển Cán bộcũng như vậy,
Có người khi trước theo cách mạng mà nay phản cách mạng Cóngười khi trước không cách mạng mà nay lại tham gia cách mạng.Thậm chí có người nay đang theo cách mạng, nhưng sau này cóthể phản cách mạng [38 , tr 278]
Trang 31Bởi “quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôngiống nhau” [38, tr.278], vì thế, khi xem xét, đánh giá cán bộ, quyết khôngnên chấp nhất mà phải có cái nhìn toàn diện Việc đánh giá cán bộ không thểchỉ căn cứ vào những biểu hiện bên ngoài của họ, mà phải đi sâu tìm hiểu bảnchất của họ, không thể chỉ dựa vào một việc làm của họ, mà phải tìm hiểu tất
cả các công việc mà họ thực hiện; không thể chỉ xem xét cán bộ trong mộtthời điểm, mà phải thấy rõ lịch sử của họ Có cái nhìn toàn diện như vậy, tamới có thể đánh giá cán bộ một cách đúng đắn, biện chứng, khách quan
Hồ Chí Minh sớm thấy rõ, có không ít căn bệnh đã xuất hiện khi tiếnhành đánh giá cán bộ, chẳng hạn bệnh ưa người ta nịnh mình, bệnh đem mộtcái khuôn khổ chật hẹp, nhất định mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau.Đây đều là những căn bệnh xuất hiện trong những người làm công tác cán bộ,
vì thế, để công tác đánh giá cán bộ được đúng đắn và khách quan, trước hếtnhững người làm công tác cán bộ phải thường xuyên tự đánh giá lại mình, tựbiết sự phải trái của mình, từ đó tìm cách khắc phục những sai lầm, khuyếtđiểm của chính mình Mình càng trong sang, “càng ít khuyết điểm thì cáchxem xét cán bộ càng đúng” [38, tr 278] Biết mình là khó, song không biếtmình thì không thể biết người, “tri kỉ” để “tri nhân” là một quan điểm cơ bảntrong triết học chính trị, văn hóa chính trị phương Đông truyền thống, đã kếttinh trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ trong thời đại mới
Dùng cán bộ tức là dùng người, nghĩa là sử dụng cán bộ Yêu cầu của
dùng cán bộ rất đơn giản là “tùy tài mà dùng người” – giao cho cán bộ nhữngcông việc phù hợp với năng lực của họ Biết tùy tài mà dùng người thì sẽ pháthuy được tài, do đó mà công việc thành công Biết tùy tài mà dùng ngườikhông những tránh lãng phí người tài, mà còn có tác dụng tích cực, làm chongười tài ngày càng nhiều thêm, bởi dung người đúng năng lực, sở trường sẽphát huy được cái hay của mỗi người, do đó mà cái dở ngày càng bị đẩy lùi,
Trang 32tài năng của cán bộ ngày càng được rèn luyện, phát triển Hồ Chí Minh viết:
“Năng lực của người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, mà một phầnlớn do công tác, do tập luyện mà có Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa tài to.Lãnh đạo không khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ” [38, tr 280]
Yêu cầu của dùng cán bộ tuy rất đơn giản, song thực tế có không íttrường hợp việc sử dụng cán bộ bị chi phối bởi những căn bệnh như hamdung người bà con, thân quen, ham dung người nịnh hót, v.v Những cănbệnh ấy không chỉ gây hại cho Đảng, Nhà nước, mà còn gây hại cho chínhnhững người không có năng lực mà lại được sử dụng, bởi khi được dungtúng, cái xấu trong họ sẽ càng có điều kiện phát triển, làm cho cái tốt trong họkhó có điều kiện phát huy
Hồ Chí Minh yêu cầu những người làm công tác cán bộ phải có lòng “độlượng vĩ đại” thì mới có thể đánh giá và sử dụng cán bộ một cách chí công vôtư; phải có “tinh thần rộng rãi” thì mới có thể sử dụng những người mìnhkhông ưa; phải có “tính chịu khó dạy bảo” thì mới có thể nâng đỡ nhữngđồng chí còn kém, giúp cho họ tiến bộ; phải “sáng suốt” thì mới khỏi bị bọn
xu nịnh, cơ hội bao vây mà cách xa cán bộ tốt; phải có “thái độ vui vẻ, thânmật” thì các đồng chí mới vui lòng gần gũi mình; phải xác định rõ mục đíchcủa sử dụng cán bộ là “để thực hành đầy đủ chính sách của Đảng và Chínhphủ” [38, tr 279]
Đã „tùy tài mà dùng người” còn phải tạo điều kiện để cán bộ phát huy năng lực của họ Để có được điều đó, Hồ Chí Minh cho rằng, trước hết phải
tạo môi trường dân chủ để “cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến” [38, tr.280] Người lãnh đạo không được tự cao tự đại, mà phải nghe, phải hỏi ýkiến cấp dưới Môi trường dân chủ sẽ tạo nên động lực tích cực thúc đẩy cán
bộ có sáng kiến và hăng hái làm việc Bên cạnh đó, phải mạnh dạn trao quyền,giao việc cho cán bộ Trước khi giao việc cho cán bộ, cần hướng dẫn tỉ
Trang 33mỹ những vấn đề cơ bản, rồi tạo điều kiện để cán bộ tích cực, chủ động thựchiện công việc Khi đã trao quyền, giao việc, phải có niềm tin đối với cán bộ.Tin tưởng và giao việc vừa là một cách đào tạo cán bộ, vừa là cách tạo độnglực hành động cho cán bộ.
Về “cất nhắc cán bộ”, Hồ Chí Minh cho rằng, việc “Cất nhắc cán bộ,
phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái Nhưthế, công việc nhất định chạy” [38, tr 281] Như vậy, việc cất nhắc cán bộphải xuất phát từ hiệu quả công tác thực tế của cán bộ, và phải có tác dụngkhuyến khích các cán bộ khác vươn lên
Hồ Chí Minh lưu ý phải có cách cất nhắc cán bộ cho đúng Người viết:
“Cất nhắc cán bộ, không nên làm như “giã gạo”: Trước khi cất nhắc thìkhông xem xét kỹ Khi đã cất nhắc thì không giúp đỡ Khi cán bộ mắc sai lầmthì hạ cấp, chờ lúc họ làm khá, lại cất nhắc lên, “một cán bộ bị nhắc lên thảxuống ba lần như thế là hỏng cả đời” [38, tr 282] Theo Hồ Chí Minh cáchcất nhắc cán bộ cũng như cách đánh giá hiệu quả công tác của cán bộ có tácđộng trực tiếp đến “lòng tự tin, tự trọng” của cán bộ Đối với mỗi người, lòng
tự tin, tự trọng có vai trò rất quan trọng Vì thế, người lãnh đạo phải biết “tôntrọng”, “vun trồng” lòng tự tin, tự trọng của cán bộ Trong công tác cất nhắccán bộ, thái độ đó thể hiện ở việc đánh giá đúng cán bộ, giao công việc phùhợp với phẩm chất và năng lực cán bộ, thường xuyên quan tâm, động viên,giúp đỡ và kịp thời nhắc nhở, uốn nắn sai lầm và khuyết điểm của cán bộ.Không nên để đến khi sai lầm và khuyết điểm đã trở nên nặng nề mới đem ra
“chỉnh” một lần, như thế là “đập” cán bộ Cán bộ bị “đập”, mất đi sự tự tin,thì người hăng hái cũng hóa thành nản chí, từ nản chí mà trở nên vô dụng
Về “Yêu thương cán bộ”, Hồ Chí Minh nêu quan điểm: Đảng “phải
thương yêu cán bộ” Đây là quan điểm thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong tưtưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, tính nhân văn ấy được hình thành từ
Trang 34chính thực tế tiến hành công tác cán bộ trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng.Người chỉ rõ:
Không phải vài ba tháng, hoặc vài ba năm, mà đào tạo được một ngườicán bộ tốt Nhưng cần phải công tác, tranh đấu, huấn luyện lâu năm mớiđược Trái lại, trong lúc tranh đấu, rất dễ mất một người cán bộ [38, tr 282].Nhưng yêu thương cán bộ không phải là vỗ về, nuông chiều, bỏ mặc.Theo Hồ Chí Minh, thương yêu cán bộ là giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm
Là giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn sinh hoạt, ngày thường thì điềukiện dễ chịu, khi đau ốm được chăm sóc, gia đình họ khỏi khốnquẫn Thương yêu cán bộ còn là luôn luôn chú ý đến công tác của họ Hễ thấy
có khuyết điểm thì giúp họ sửa chữa ngay Hễ thấy ưu điểm thì động viên,khuyến khích họ
“Phê bình cán bộ” tức là thái độ ứng xử đối với cán bộ khi họ có sai
lầm, khuyết điểm Đối với vấn đề phê bình cán bộ, quan điểm của Hồ ChíMinh xác định: “Người đời ai cũng có khuyết điểm Có làm việc thì có sailầm” [38, tr 283] Chính vì thế, người cán bộ không có gì phải sợ sai lầm vàkhuyết điểm Vấn đề là ở chỗ họ có nhận ra và cố gắng sửa chữa sai lầm,khuyết điểm không, và người lãnh đạo có tìm ra cách giúp cán bộ sửa chữasai lầm, khuyết điểm không
Đối với những cán bộ có sai lầm, khuyết điểm, Hồ Chí Minh so sánh họvới những người có bệnh trong mình, muốn khỏi bệnh thì phải có dũng cảmnói ra bệnh của mình với bác sỹ và cố gắng chữa bệnh cho kỳ hết Một ngườicán bộ chân chính cách mạng không phải là người không bao giờ có sai lầm,khuyết điểm, mà là những người có khả năng nhận thức được sai lầm, khuyếtđiểm của mình, tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục sửa chữa những sailầm, khuyết điểm ấy Vì vậy, đối với cán bộ mắc sai lầm, phải tìm cách để họ
Trang 35tự nhận rõ sai lầm đó, làm cho họ vui lòng tự nguyện sửa đổi Tuyệt đối tránhthái độ qui chụp, công kích.
Tuy nhiên, vì sai lầm cũng có nhiều loại, nhiều mức độ khác nhau, chonên Hồ Chí Minh cho rằng, phải sử dụng một cách hợp lý các giải pháp, kếthợp thuyết phục, cảm hóa, dạy bảo và cách xử phạt: “Hoàn toàn không dùng
xử phạt là không đúng Mà chút gì cũng dùng đến xử phạt cũng không đúng”[38, tr 284]
Cách đối với cán bộ có khéo, có đúng thì mới thực hiện được nguyên tắcvấn đề cán bộ quyết định mọi công việc Vì vậy, phê bình cho đúng, chẳngnhững không làm giảm uy tín của cán bộ, của Đảng trong nhân dân, mà cònlàm cho sự lãnh đạo mạnh mẽ hơn, thiết thực hơn, do đó mà uy tín và ảnhhưởng của cán bộ, của Đảng ngày càng tăng thêm
Trang 36TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Ra đời từ đầu những năm kháng chiến nhưng những tư tưởng của Hồ
Chí Minh về cán bộ, công tác cán bộ trong tác phẩm “Sử đổ lố làm v ệ ” có
giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng lớn lao Trong suốt 70 năm qua, tư tưởngcủa Người trong tác phẩm vẫn luôn là những nguyên tắc chỉ đạo đối với côngtác cán bộ của Đảng Nhờ vậy mà trong mọi điều kiền, hoàn cảnh, mọi thời kỳcách mạng, Đảng ta vẫn xây dựng được đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài để đảmđương sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc Đến nay, tư tưởng của
Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ vẫn mang đầy đủ tính lý luận, tínhkhoa học và tính thời sự sâu sắc, vẫn là những chỉ dẫn hết sức quan trọng đểĐảng ta triển khai trong công tác cán bộ; góp phần đấu tranh gạt bỏ nhữngtiêu cực trong việc tạo nguồn, quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bố trí, sử dụngđội ngũ cán bộ của Đảng hiện nay
Trang 37CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT
RA
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁN BỘ, CÔNG TÁC CÁN BỘ Ở NƯỚC
TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cán bộ ở nước ta hiện nay
- Tác động của kinh tế thị trường
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nộidung lớn trong đường lối đổi mới của Đảng ta Qua các nhiệm kỳ đại hội, từđại hội VI (1986) đến đại hội XII (2016), trải qua hơn 30 năm quan điểm củaĐảng ta về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không ngừngđược phát triển, ngày càng hoàn thiện
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta chủ trươngxây dựng là một kiểu tổ chức nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội vận hành theo các quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế thịtrường, các quy luật của thời kỳ quá độ; đồng thời có sự quản lý, điều tiết củaNhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Đại hội XII đã cóbước phát triển mới rất rõ nét, xác định đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam lànền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tếthị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phùhợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Đó là nền kinh tếthị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Namlãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh [24, tr 25]
Trang 38Nền kinh tế thị trường với cơ chế thị trường khách quan đã mở ra khảnăng giải phóng mọi năng lực tiềm tàng của con người, thúc đẩy văn hóa đạođức, phải gạt bỏ đi những cái cũ kỹ, lạc hậu, cổ vũ cho những gì mới mẻ, hợpquy luật Sự phá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp chính là sự đánh thứccác chuẩn mực cá nhân và xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho những chuẩnmực đạo đức mới Tư duy năng động đã được phát huy, mọi cá nhân bằngtính tự giác, năng động, tích cực, sáng tạo đã tạo nên một xu thế mới Cơ chếthị trường khuyến khích các cá nhân phấn đấu, khẳng định và tạo lập cơ chếđãi ngộ xứng đáng với sự cống hiến Nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, là cơ sở hiện thực xã hội có tác động rất lớn đến sự phát triểnnhân cách người cán bộ, đảng viên, với những biểu hiện tích cực như: tínhquyết đoán, năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng có những mặttrái dễ làm cho con người sa ngã, đánh mất các giá trị của bản thân Hiện nay,
dư luận xã hội đang rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, đến vấn đề suy thoáiđạo đức đang diễn ra trong xã hội, đặc biệt là trong một bộ phận không nhỏcán bộ, công chức Các vụ án tiêu cực có liên quan đến suy thoái đạo đức cán
bộ làm ảnh hưởng không nhỏ đến cái nhìn của xã hội về đạo đức người cán
Trang 39Nguyên nhân khách quan tác động mặt trái kinh tế thị trường tới pháttriển nhân cách người cán bộ, đảng viên, trước hết, đối với nước ta, quá trìnhthực hiện đổi mới đất nước nói chung và việc thực hiện đổi mới kinh tế nóiriêng, đặc biệt là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa – một mô hình mới chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Chúng ta phảivừa làm, vừa rút kinh nghiệm, thậm chí có những “trả giá” do chưa lường hếtđược những tác động của mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế; chưa
có sự chuẩn bị tốt về lập trường, tư tưởng và cả cách thức tiếp cận mới chocán bộ, đảng viên; thiếu những cơ chế, chính sách đồng bộ, khoa học để cóthể chủ động ngăn ngừa những tiêu cực có thể xảy ra Trong khi đó, các thếlực thù địch không từ bỏ âm mưu và hoạt động thúc đẩy “tự diễn biến”, “tựchuyển hóa”, tăng cường hoạt động chống phá cách mạng nhằm làm suy yếuvai trò lãnh đạo của Đảng ta
Nguyên nhân chủ quan, do một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viênthiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổnphận trước Đảng, trước nhân dân Thực hiện các nguyên tắc tập trung dânchủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi bị buông lỏng, hình thức Việcnghiên cứu, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật thích ứng với quátrình vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưakịp thời Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ, đảng viên còn nể nang, cục bộ;không kiên quyết thay thế người vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém.Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cònhình thức; một số nơi có tình trạng cán bộ, đảng viên tốt không được bảo vệ,nêu gương; người vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống không bị lên án và xử
lý nghiêm minh, kịp thời
- Tác động của hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội
Trang 40của lao động và quan hệ giữa con người Sự ra đời và phát triển của kinh tếthị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập Hội nhậpdiễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theotiến trình từ thấp đến cao Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giớihiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốcgia Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốcgia để phát triển.
Thực tiễn qua hơn 30 năm đổi mới cho thấy, phần lớn cán bộ, công chức,viên chức nước ta đã được rèn luyện, thử thách qua quá trình đấu tranh giảiphóng dân tộc, và xây dựng đất nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trungthành với sự nghiệp cách mạng Kiến thức, trình độ và năng lực hoạt độngthực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bước trưởng thành
về mọi mặt, đã góp phần quan trọng vào sự thành công của công cuộc đổi mớiđất nước trong giai đoạn vừa qua Đặc biệt để chuẩn bị đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá vàhội nhập quốc tế, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm việcđào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.Bên cạnh đó, công tác xây dựng, bồi dưỡng cán bộ trong điều kiện hộinhập quốc tế còn nhiều hạn chế, khuyết điểm chưa theo kịp với quá trình hộinhập Những thách thức từ mặt trái của hội nhập quốc tế đang tác động vàomọi mặt của đời sống, trong đó có các tổ chức đảng, vào đội ngũ cán bộ, côngchức Tác động đó, đã gây nhiều trở ngại cho công tác đào tạo, bồi dưỡng vàxây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay, làm ảnh hưởng tới hiệu quả và năng lựcđội ngũ cán bộ Kết quả dẫn tới một số tổ chức đảng, một bộ phận cán bộ,đảng viên thoái hóa, biến chất, quan liêu, tham nhũng, phai nhạt lý tưởng vàbản chất cách mạng, làm tổn hại đến uy tín của Đảng và mối liên hệ mật thiếtcủa Đảng với nhân dân Những khuyết điểm và yếu kém mắc phải trong lãnh