1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TƯ TƯỞNG MÁC – LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG ĐÓ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

24 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 169 KB

Nội dung

Tư tưởng về nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, bởi nó không thuần túy là những lý thuyếtkhoa học mà gắn bó chặt chẽ với quan điể

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHẢO SÁT VĐỀ BÁO CHÍ VỚI TRẺ EM

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp: Cao học QLXH K17

Hà Nội – 2/2012

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản ViệtNam Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH đất nước, đổi mới, hội nhập kinh

tế quốc tế ngày càng sâu rộng trong điều kiện toàn cầu hóa, việc xây dựngNhà nước pháp quyền đặt ra nhiều vấn đề cần có sự vận dụng sáng tạo quanđiểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước

Tư tưởng về nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống

lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, bởi nó không thuần túy là những lý thuyếtkhoa học mà gắn bó chặt chẽ với quan điểm chính trị; nó không đơn giản lànhững suy tư tinh thần mà gắn liền với những hoạt động thực tiễn sinh độngcủa các ông Những tư tưởng ấy chứa đựng nhiều giá trị có ý nghĩa lý luận vàthực tiễn sâu sắc Chính vì vậy, tìm hiểu những tư tưởng của Mác - Lênin vềnhà nước và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với điều kiệnhoàn cảnh Việt Nam hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là khichúng ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân và vì nhân dân

Nhận thấy việc nghiên cứu, làm sáng tỏ những giá trị to lớn của tưtưởng Mác – Lênin về nhà nước và vận dụng vào xây dựng Nhà nước phápquyền XHCN Việt Nam hiện nay là vấn đề đặc biệt quan trọng và cấp bách,

người viết đã lựa chọn nội dung nghiên cứu với tên gọi: “Tư tưởng Mác –

Lênin về nhà nước và ý nghĩa của tư tưởng đó trong thời đại ngày nay”.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời đại ngày nay, nhà nước có tác động vô cùng to lớn đến

sự phát triển kinh tế, của đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của con người.Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang tiến hành sự nghiệp xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vấn đề nhà nước lại càng có ý

Trang 3

nghĩa hơn bao giờ hết Vấn đề nhà nước luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứucủa các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý ở Việt Nam Tính đến nay cónhiều công trình, bài viết nghiên cứu về nhà nước được công bố như sau:

- Luận văn Thạc sĩ Trương Thị Thu Hà “Thực chất và ý nghĩa quanđiểm của Ph.Ăngghen về nhà nước trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình,của chế độ tư hữu và của nhà nước” đã phân tích nguồn gốc, bản chất của nhànước và làm sáng tỏ những giá trị của nhà nước trong giai đoạn hiện nay

- Bài viết “Một số quan điểm về nguồn gốc nhà nước” của TS.

Nguyễn Thị Hồi, đã đi vào phân tích một số quan điểm về nguồn gốc nhànước và đưa ra những nhận định, đánh giá của mình;

- Bài viết “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóá, hiện đại hóa đất nước” của

Nguyễn Văn Yểu, đã nêu lên những tư tưởng về nhà nước của Mác – Lênin

và vận dụng vào xây dựng nhà nước ở Việt Nam

- Bài viết “Vận dụng tư tưởng “Nhà nước tiêu vong” của

Ph.Ăngghen trong điều kiện Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Ngô Đình Xây

đã nêu lên cách tiếp cận của Ph.Ăngghen về nhà nước tiêu vong và rút ranhững điều kiện để cho nhà nước tiêu vong

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin về vấn đề nhà nước và ý nghĩa của tư tưởng đó trong thời đạingày nay

Để có thể hoàn thành mục tiêu trên, tác giả xác định cần thực hiệnnhững nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây:

Một là, tìm hiểu những nội dung cơ bản trong tư tưởng của chủ nghĩaMác - Lênin về nhà nước

Hai là, làm sáng tỏ những giá trị, ý nghĩa của tư tưởng đó trong thời đạingày nay và vận dụng vào xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Trang 4

4 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng củaMác - Lênin về vấn đề nhà nước (một tư tưởng có vị trí đặc biệt quan trọngtrong hệ thống lí luận của Mác - Lênin)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận là hệ thống những quan điểm cơ bản củachủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhà nước

Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, đề tài sử dụng nhiều phươngpháp nghiên cứu khác nhau như: phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử… trongquá trình giải quyết các vấn đề nêu ra

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận

có kết cấu gồm 2 chương và 5 tiết

Trang 5

NỘI DUNG Chương 1: Tư tưởng Mác - Lênin về nhà nước

1.1 Các học thuyết phi Mác xít về nhà nước

Nhà nước là một hiện tượng cơ bản, phức tạp của mọi xã hội có giaicấp, là tác nhân biến đổi của xã hội và phát triển kinh tế Chính vì lẽ đó ngay

từ thời kì cổ đại, trung đại đã có nhiều nhà tư tưởng tiếp cận và đưa ra những

lý giải khác nhau về nguồn gốc, bản chất nhà nước

Các nhà tư tưởng của thuyết thần học cho rằng Thượng đế là người sắp đặt

trật tự xã hội Nhà nước cũng vậy, đều do Thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tựchung Vì thế, họ quan niệm nhà nước là lực lượng siêu nhiên, quyền lực nhànước là vĩnh cửu Sự phục tùng quyền lực nhà nước là cần thiết và tất yếu

Thuyết gia trưởng cho rằng, nhà nước là kết quả của sự phát triển lịch

sử gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người, vì vậy nhànước có trong mọi xã hội và quyền lực nhà nước về cơ bản giống như quyềncủa người đứng đầu gia đình

Thuyết khế ước xã hội thì cho rằng, sự ra đời của nhà nước là sản phẩm

của một khế ước (hợp đồng) giữa những người sống trong trạng thái tự nhiênkhông có nhà nước Theo những nhà tư tưởng của thuyết này thì nhân dân cóthể lật đổ nhà nước và những người đại diện, nếu như họ vi phạm hợp đồng(khế ước) Thuyết khế ước xã hội có tính cách mạng và giá trị lịch sử nhấtđịnh Nó trở thành cơ sở cho thuyết dân chủ cách mạng và cơ sở tư tưởng chocách mạng tư sản, lật đổ ách thống trị phong kiến

Ngoài ra còn tồn tại một số quan điểm khác về nguồn gốc nhà nước Chẳng

hạn, thuyết bạo lực cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực

của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng “nghĩ ra”một hệ thống cơ quan đặc biệt (nhà nước) để nô dịch kẻ chiến bại Hoặc các

học giả của thuyết tâm lý cho rằng, nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý

Trang 6

của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ…

Vì vậy, nhà nước là tổ chức của những siêu nhân có sứ mạng lãnh đạo xã hội

Những học thuyết và quan điểm trên do nhiều nguyên nhân chủ quan,khách quan và hạn chế lịch sử nên chưa giải thích đúng nguồn gốc, bản chấtcủa nhà nước Theo họ, nhà nước không thuộc giai cấp nào, nhà nước của tất

cả mọi người và xã hội văn minh mãi mãi cần có nhà nước

1.2 Tư tưởng của chủ nghĩa Mác về nhà nước

1.2.1 Nguồn gốc nhà nước

Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác đã kế thừa có chọn lọc nhữnghạt nhân hợp lý của các nhà tư tưởng trước đó, lần đầu tiên đã giải thích đúngđắn nguồn gốc xuất hiện nhà nước Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử đã chứng minh nhà nước không phải là hiện tượng vĩnh cửu,bất biến Nhà nước là phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển, tiêuvong Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một giaiđoạn nhất định và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tạicủa nó mất đi Trong xã hội nguyên thủy, do kinh tế còn thấp kém, chưa cóđiều kiện khách quan để dẫn đến sự phân hóa giai cấp nên nhà nước chưa xuấthiện Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là những tộc trưởng do nhân dân bầu ra;việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện bằng các quy tắc chungkhông cần đến các công cụ cưỡng bức đặc biệt

Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự ra đời của chế độ tưhữu Đó là cơ sở kinh tế khách quan dẫn đến sự phân chia xã hội thành cácgiai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được xuấthiện Để các giai cấp không tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội thìmột cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời Đó là nhà nước do giai cấp nămquyền thống trị về kinh tế lập ra Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nướcchiếm hữu nô lệ, sau đó là nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản

Trang 7

Theo quan điểm của Lênin, nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhànước là mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được; và ngược lại, sự tồn tại củanhà nước chứng tỏ những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được.

1.2.2 Bản chất nhà nước

Bản chất nhà nước là vấn đề quan trọng của các khoa học xã hội và nóluôn là nội dung của cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt nhất Các tư tưởng cổđại và tư sản cố tình làm rắc rối thêm vấn đề nhà nước nhằm che giấu bảnchất giai cấp của nhà nước, không coi nhà nước là công cụ thống trị của mộtgiai cấp, hoặc cùng lăm cũng chỉ coi nhà nước là cơ quan điều hòa lợi ích giaicấp Chỉ có học thuyết Mác – Lênin về nhà nước mới giải thích được mộtcách đúng đắn về bản chất và ý nghĩa của nhà nước

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, “Nhà nước là sản phẩm vàbiểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được” Vì vậy,nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao giờ cũng thểhiện bản chất giai cấp sâu sắc Cho nên nhà nước trước hết là bộ máy cưỡngchế đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất duy trì

sự thống trị giai cấp

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, sự thống trị của giai cấp này đối vớigiai cấp khác đều được thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng.Muốn duy trì được sự thống trị này, giai cấp thống trị phải nắm giữ cả ba loạiquyền lực là quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế, quyền lực tư tưởng Trong đó,quyền lực kinh tế giữ vai trò quyết định, là cơ sở để đảm bảo cho sự thống trị giaicấp Nhưng bản thân quyền lực kinh tế không thể duy trì được quan hệ bóc lột Vìvậy, cần phải có nhà nước, một bộ máy cưỡng chế đặc biệt để củng cố quyền lựccủa giai cấp thống trị về kinh tế và để trấn áp sự phản kháng của các giai cấp bịbóc lột Nhờ có nhà nước giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấp thống trị

về chính trị Nói cách khác, giai cấp thống trị đó trở thành chủ thể của quyền lựckinh tế và quyền lực chính trị Quyền lực chính trị “là bạo lực có tổ chức của mộtgiai cấp để trấn sáp giai cấp khác”, nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp

Trang 8

thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối địch Với ý nghĩa đó, nhà nướcchính là một tổ chức đặc biệt về quyền lực chính trị Thông qua nhà nước, ý chícủa giai cấp thống trị được thể hiện một cách tập trung nhất và hợp pháp hóathành ý chí nhà nước Ý chí nhà nước có sức mạnh bắt buộc các giai cấp khácphải tuân theo một trật tự do giai cấp thống trị đặt ra, phải phục vụ cho lợi ích củagiai cấp thống trị.

Để thực hiện sự chuyên chính giai cấp không thể chỉ đơn thuần dựa vàobạo lực và cưỡng chế mà còn cần đến sự tác động tư tưởng nữa Giai cấp thống trị

đã thông qua nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tưtưởng thống trị trong xã hội, bắt các giai cấp khác phải lệ thuộc mình về mặt tưtưởng Song nhà nước không chỉ có tính giai cấp mà còn có tính xã hội bởi lẽ nhànước được sinh ra không chỉ do nhu cầu thống trị giai cấp mà còn do nhu cầu tổchức và quản lý xã hội Một nhà nước sẽ không tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích củagiai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích, nguyện vọng và ý chí của các giaitầng khác trong xã hội Bên cạnh đó, nhà nước phải đảm bảo các giá trị xã hội đãđạt được, bảo đảm xã hội trật tự, ổn định và phát triển, thực hiện chức năng nàyhay chức năng khác phù hợp với yêu cầu của xã hội Điều đó nói lên rằng nhànước là một hiện tượng phức tạp và đa dạng, nó vừa mang bản chất giai cấp lạivừa mang bản chất xã hội

1.2.3 Dấu hiệu đặc điểm của nhà nước

So với các tổ chức của xã hội thị tộc – bộ lạc và với các tổ chức chínhtrị - xã hội khác mà giai cấp thống trị thiết lập và sử dụng để quản lý xã hội,thì nhà nước cú một số đặc điểm riêng sau đây:

Thứ nhất, nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt không

còn hòa nhập với dân cư nữa Để thực hiện quyền lực và để quản lý xã hội,nhà nước có một lớp người chỉ chuyên hoặc hầu như chỉ chuyên làm nhiệm

vụ quản lý và cưỡng chế Họ tham gia vào bộ máy nhà nước để hình thànhnên một hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở

Trang 9

Thứ hai, nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ các đơn vị hành

chính và thực hiện sự quản lý đối với dân cư theo các đơn vị ấy chứ không tậphợp dân cư theo mụch đích chính kiến huyết thống, nghề nghiệp hoặc giớitính Nhà nước thực thi quyền lực chính trị trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ Mỗinhà nước có lãnh thổ riêng, trên lãnh thổ ấy lại phân thành các đơn vị hànhchính nhỏ như tỉnh, huyện…

Thứ ba, nhà nước có chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia mang

nội dung chính trị, pháp lý, nó thể hiện quyền độc lập, tự quyết định nhữngvấn đề đối nội, đối ngoại của mình, không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài

Thứ tư, nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc

đối với mọi công dân Nhà nước là một tổ chức duy nhất trong xã hội đượcquyền ban hành pháp luật Tất cả các quy định của nhà nước đối với mọi côngdân được thể hiện trong pháp luật do nhà nước ban hành Và cũng chính nhànước bảo đảm cho pháp luật được thực thi trong cuộc sống

Thứ năm, nhà nước quy định và thực hiện thu các loại thuế dưới hình

thức bắt buộc Bộ máy nhà nước bao gồm một lớp người đặc biệt tách ra khỏisản xuất làm công tác quản lý sẽ không thể tồn tại nếu không có nguồn nuôidưỡng Đồng thời việc xây dựng và duy trì các cơ sở vật chất kĩ thuật cho bộmáy nhà nước cũng rất cần thiết Thiếu thuế thì bộ máy nhà nước không thểtồn tại được Chỉ có nhà nước mới có quyền đặt thuế và thu thuế

Từ những phân tích ở trên về nguồn gốc, bản chất và những dấu hiệu

của nhà nước, có thể đi đến một định nghĩa chung về nhà nước như sau: nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội nhằm duy trì, phát triển trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.

Trang 10

1.3 Sự phát triển của tư tưởng V.I.Lênin về nhà nước - nhà nước chuyên chính vô sản

Những đóng góp to lớn của V.I.Lê-nin đối với lý luận về nhà nước khôngchỉ ở việc làm sáng tỏ những quan điểm căn bản của C.Mác và Ph.Ăng-ghen vềnhà nước, đem lại vũ khí lý luận sắc bén cho cuộc đấu tranh của giai cấp côngnhân, giành lấy, tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, cũng như đấu tranhchống lại mọi âm mưu hòng xuyên tạc, bẻ cong và nhằm bác bỏ lý luận mác-xít

về nhà nước; mà còn thể hiện ở việc đi sâu, phát triển lý luận mác-xít về nhànước trên một số phương diện, phù hợp với trình độ phát triển mới của thực tiễn.Nghiên cứu quan điểm của V.I.Lê-nin về nhà nước đặc biệt quan trọng đối vớiviệc xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, bởi lẽ nhữngquan điểm ấy đã được hiện thực hóa, trở thành một thực thể sống động trongthực tiễn đời sống

Nhất quán với tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, V.I.Lê-nin tiếp tục

khẳng định rằng, nhà nước là một hiện tượng lịch sử, sự tồn tại và tiêu vong của

nó là tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể; “nhà nước chỉ là một tổ chức thống

trị của một giai cấp” và “bất cứ nhà nước nào cũng là một bộ máy để một giai

đa số, thì mới có thể thực hiện việc điều khiển công việc quốc gia thực sự theođúng nguyện vọng của đa số Nhưng nếu quyền lực chính trị nằm trong tay mộtgiai cấp có quyền lợi khác với quyền lợi của đa số, thì việc điều khiển công việc

Trang 11

quốc gia theo nguyện vọng của đa số không khỏi trở thành một sự lừa gạt, hoặcđưa đến chỗ đàn áp đa số ấy” Ông giải thích:“Quyền chính trị là gì, nếu khôngphải là cách diễn đạt, là việc ghi nhận so sánh lực lượng?” Đây chính là sự pháttriển quan điểm: quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổchức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác của C.Mác và Ph.Ăng-ghen.

Về bản chất giai cấp của nhà nước, V.I.Lê-nin khẳng định: “Nhà nước là

sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.

Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn

giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện Và ngược lại: sự tồn

tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòađược”

Nếu như xã hội đã từng tồn tại không cần có nhà nước, thì cùng với sựphát triển của sản xuất, xã hội loài người sớm muộn cũng sẽ đạt tới trình độ loại

bỏ nhà nước V.I.Lê-nin viết: “Mục đích cuối cùng mà chúng ta theo đuổi, là thủtiêu nhà nước, nghĩa là thủ tiêu mọi bạo lực có tổ chức và có hệ thống, mọi bạolực, nói chung, đối với con người Chúng ta không mong có một chế độ xã hội

mà trong đó nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số sẽ không được tuân theo.Nhưng khi hướng đến chủ nghĩa xã hội, chúng ta tin chắc rằng chủ nghĩa xã hội

sẽ chuyển thành chủ nghĩa cộng sản, và do đó, nói chung sẽ không còn cần thiết

phải dựng bạo lực đối với con người, không cần thiết phải buộc người này phục tùng người khác, bộ phận dân cư này phục tùng bộ phận dân cư khác, vì người ta

sẽ quen tuân theo những điều kiện thông thường của đời sống tập thể, mà không cần có bạo lực và không cần có phục tùng” Nghĩa là, khi đó nhà nước sẽ tự tiêu

vong

Tuy nhiên, để nhà nước có thể tự tiêu vong, cần có nhiều điều kiện, trong

đó, quan trọng nhất là, nhà nước phải trải qua một hình thức tồn tại đặc biệt củanó: Nhà nước chuyên chính vô sản Nhưng để có được nhà nước chuyên chính

vô sản, tất yếu phải dùng đến bạo lực cách mạng V.I.Lê-nin chỉ rõ: “Không cócách mạng bạo lực thì không thể thay nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản

Trang 12

được Việc thủ tiêu nhà nước vô sản, nghĩa là việc thủ tiêu mọi nhà nước, chỉ cóthể thực hiện được bằng con đường “tiêu vong” thôi” Bạo lực cách mạng làphương thức duy nhất để một giai cấp mới, tiến bộ giành lấy quyền lực chính trị.Điều đó đúng đối với giai cấp vô sản và hơn thế, với giai cấp vô sản, bạo lựccách mạng còn phải thực hiện một nhiệm vụ quan trọng nữa, đó là đập tan bộmáy nhà nước cũ trước khi bắt tay xây dựng nhà nước kiểu mới

Tính chất đặc biệt của nhà nước chuyên chính vô sản với tư cách hìnhthức chuyển tiếp trước khi đạt đến trạng thái tự tiêu vong của nhà nước được

V.I.Lê-nin làm rõ trong việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tính chuyên chính và tính dân chủ của nhà nước.

Trước hết, V.I.Lê-nin khẳng định, “trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, sự trấn áp vẫn còn tất yếu, nhưng nó đã là sự trấn áp

của đa số bị bóc lột đối với thiểu số bóc lột Cơ quan đặc biệt, bộ máy trấn áp

đặc biệt là “nhà nước” vẫn còn cần thiết, nhưng nó đã là nhà nước quá độ, mà

không còn là nhà nước theo đúng nghĩa của nó nữa” và nhà nước vô sản phải làmột công cụ, một phương tiện; đồng thời, là một biểu hiện tập trung trình độ dânchủ của nhân dân lao động Dân chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa chính là nhândân tham gia vào mọi công việc của nhà nước Người viết: “Điều cần thiết

không phải chỉ là cơ quan đại biểu theo kiểu chế độ dân chủ, mà là toàn bộ việc

quản lý nhà nước từ dưới lên phải do bản thân quần chúng tổ chức, quần chúngthực sự tham gia vào từng bước của cuộc sống và đóng vai trị tích cực trong việcquản lý”

V.I.Lê-nin cho rằng, nếu tính giai cấp là bản chất của mọi nhà nước, thìdân chủ hay chuyên chính cũng chỉ là hai mặt của bản chất đó mà thôi “Bất cứmột nhà nước nào cũng đều có nghĩa là dựng bạo lực; nhưng toàn bộ sự khácnhau là ở chỗ dựng bạo lực đối với những người bị bóc lột hay đối với kẻ đi bóclột, ở chỗ có dựng bạo lực đối với giai cấp những người lao động và nhữngngười bị bóc lột không” Đối với V.I.Lê-nin: “Chuyên chính cách mạng của giai

Ngày đăng: 24/04/2015, 13:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Chính trị [2011]: Chính trị học nâng cao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính trị học nâng cao
1. V.I.Lênin [1929]: Bàn về Nhà nước, Báo Sự thật, số 15/1929 Khác
3. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Chính trị học [2008]: Chính trị học đại cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
4. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Nhà nước và pháp luật [2008]: Thể chế chính trị, Hà Nội Khác
5. Dương Thị Hưởng (chủ biên) [2003]: Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
6. Dương Văn Thi [2010]: Tư tưởng của Lênin về Nhà nước với sự vận dụng của Đảng ta vào xây dựng và bảo vệ Nhà nước pháp quyền XHCN, Báo Bắc Ninh, ngày 22/04/2010 Khác
7. Đặng Xuân Kỳ (chủ biên) [2003], Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
8. Đảng Cộng sản Việt Nam [2011]: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.9. Một số website Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w