Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh cũng gặp không ít khó khăn như: địa bàn dân cư trải rộng, còn nhiều xã vùng sâu, vùng xa đi lại khó k
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐỖ TRUNG KIÊN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2017
Trang 2ĐỖ TRUNG KIÊN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN
NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Văn Thuần
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐỖ TRUNG KIÊN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Văn Thuần
HÀ NỘI - 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học cùng các thầy cô giáo đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản nhất trong quá trình học tập
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
PGS.TS Phạm Văn Thuần đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức và cá nhân Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này
Xin gửi tới phòng Dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang, Cục Thống kê tỉnh và các cơ quan có liên quan lời cảm
ơn chân thành vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như các tài liệu nghiên cứu quan trọng, cần thiết liên quan đến đề tài nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài nghiên cứu là lĩnh vực mới mẻ, luận văn của tôi chắc hẳn không tránh được những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn này hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Đỗ Trung Kiên
Trang 4DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 5MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Danh mục chữ cái viết tắt ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu về vấn đề 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản 8
1.2.1 Khái niệm quản lý 8
1.2.2 Quản lý đào tạo nghề 13
1.2.3 Lao động nông thôn 13
1.2.4 Đào tạo nghề nghiệp 13
1.2.5 Đào tạo nghề cho LĐNT 14
1.3 Đặc điểm hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT trong giai đoạn hiện nay 14 1.3.1 Đặc điểm LĐNT 14
1.3.2 Những yêu cầu hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay 16
1.3.3 Nội dung hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT 17
1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT 22
1.4 Nội dung quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT 27
1.4.1 Quản lý hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề 27
1.4.2 Quản lý hoạt động lập kế hoạch và thiết kế đào tạo 29
1.4.3 Quản lý việc triển khai hoạt động đào tạo 32
1.4.4 Quản lý việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT 33
Trang 6CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 36
2.1 Khái quát về tỉnh Tuyên Quang 36
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 36
2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 38
2.1.3 Khái quát về các cơ sở đào tạo cho LĐNT 43
2.2 Thực trạng hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 45
2.2.1 Giới thiệu khảo sát 45
2.2.2 Thực trạng mục tiêu đào tạo 46
2.2.3 Thực trạng quy mô đào tạo cơ sở khảo sát 47
2.2.4 Thực trạng nội dung và hình thức đào tạo 48
2.2.5 Thực trạng các điều kiện phục vụ đào tạo 49
2.2.6 Thực trạng chất lượng LĐNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 49
2.3 Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay 51
2.3.1 Thực trạng về hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề 53
2.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo 57
2.3.3 Thực trạng quản lý việc triển khai đào tạo 62
2.3.4 Thực trạng quản lý việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo nghề cho LĐNT 67
2.4 Đánh giá chung việc quản lý đào tạo nghề cho LĐNT trong giai đoạn hiện nay 68
2.4.1 Những điểm mạnh 68
2.4.2 Những tồn tại, yếu kém 69
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém 71
Tiểu kết chương 2 74
Trang 7CHƯƠNG 3 : BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI TỈNH TUYÊN QUANG TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 75
3.1 Định hướng đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay 75
3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 75 3.1.2 Định hướng đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay 77
3.1.3 Định hướng quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn 77
3.2 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 78
3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 78
3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 78
3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 79
3.3 Một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay 79
3.3.1 Tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp tư vấn học nghề cho LĐNT phù hợp với định hướng phát triển của vùng miền, địa phương 79
3.3.2 Tổ chức dự báo, lập kế hoạch và thiết kế chương trình đào tạo tạo nghề cho LĐNT đáp ứng nhu cầu xã hội và địa phương 81
3.3.3 Tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo phù hợp với LĐNT 88
3.3.4 Định kỳ tổ chức đánh giá kết quả đào tạo nghề cho LĐNT 89
3.3.5 Đổi mới và hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư, huy động nguồn vốn dạy nghề cho lao động nông thôn 90
3.3.6 Mối quan hệ giữa các biện pháp 93
3.4 Khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 94
3.4.1 Mục đích khảo sát 94
3.4.2 Nội dung khảo sát 94
3.4.3 Phương pháp khảo sát 94
Trang 8Tiểu kết chương 3 99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 100
1 Kết luận 100
2 Khuyến nghị 100
TÀI LIỆU KHAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 105
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Dân số, diện tích và mật độ dân số phân theo các huyện, thành phố tỉnh Tuyên Quang 40 Bảng 2.2 Tổng hợp cơ sở tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn 43 Bảng 2.3 Quy mô đào tạo và các ngành nghề đào tạo của các Trung tâm 47 Bảng 2.4 Số liệu lao động qua đào tạo theo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 50
Bảng 2.5 Đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang 52 Bảng 2.6 Diện tích sử dụng của các cơ sở dạy nghề 58 Bảng 2.7 Thực trạng đội ngũ cán bộ CNV và giáo viên dạy nghề của các cơ
sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh 60
Bảng 2.8 KẾT QUẢ THỰC HIỆN HỖ TRỢ DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TRONG 5 NĂM (2011 - 2015) 63 Bảng 3.1 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 76 Bảng 3.2 Mục tiêu dạy nghề cho LĐNT tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-202077 Bảng 3.3: Khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp 95 Bảng 3.4: Khảo sát tính khả thi của các biện pháp 97 Bảng 3.5: Mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh 98
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mô hình về quản lý 10
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ về các chức năng quản lý 11 Biểu đồ 2.1 Dân số, diện tích và mật độ dân số phân theo các huyện, thành phố tỉnh Tuyên Quang 40 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu lao động qua đào tạo tỉnh Tuyên Quang 51
Biểu đồ 2.3 Đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 52 Biểu đồ 3.1: Mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh 98
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Nguồn lao động là một trong các nguồn lực quan trọng và có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nguồn lao động phải đáp ứng đủ về số lượng
và đảm bảo về chất lượng Với đặc điểm về sự biến động của nguồn lao động, thường xuyên có bộ phận có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm lao động Vì vậy, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động là việc làm thường xuyên và đóng vai trò hết sức quan trọng Đặc biệt là những người lao động trong nguồn LĐNT
Nông thôn Việt Nam có nguồn lao động dồi dào về số lượng và thấp về chất lượng, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ trọng rất thấp Vì vậy, phát triển nguồn lao động là một trong những giải pháp có tính chiến lược trong quá trình chuyển nông nghiệp, nông thôn sang sản xuất hàng hóa theo hướng CNH, HĐH Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cho LĐNT, đào tạo nói chung, đào tạo nghề nói riêng vừa là vấn đề có tính cấp bách, vừa có tính cơ bản và lâu dài
Để giải quyết vấn đề LĐNT, Đảng và Nhà nước đã có các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo việc làm cho người lao động, đảm bảo đời sống cho người LĐNT với phương châm “ly nông bất ly hương” Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã bàn chuyên đề về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” Sau 05 năm (2010-2015) đã có trên 2,7 triệu LĐNT được học nghề người, đạt 91,5% kế hoạch giai đoạn; trên 59 ngàn hộ nghèo được tham gia học nghề
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, diện tích đất tự nhiên là 5.868 km2; toàn tỉnh có 6 huyện và 1 thành phố với 141 xã, phường, thị trấn
Trang 12Dân số toàn tỉnh năm 2015 là 760.392 người Số người trong độ tuổi lao động 485.549 người, chiếm 63,8% dân số Lao động của tỉnh chủ yếu là làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp, lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng
và dịch vụ còn chiếm tỷ trọng thấp (ngành công nghiệp, xây dựng chiếm
14,02%; ngành thương mại, dịch vụ chiếm 26,68) Cơ cấu lao động trong
ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 59,30% Đây là lực lượng lao động động
có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh
Sau 05 năm thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 27,1% năm 2011 lên 35,8% năm
2015 Đa số LĐNT sau khi ho ̣c ngh ề đã áp dụng kiến thức đã học vào phát triển kinh tế, góp phần nâng cao năng suất lao đô ̣ng , tiết kiê ̣m được chi phí sản xuất; số người có thu nhâ ̣p khá tăng , có nhiều hộ biết vận dụng kiến thức được học vào phát triển kinh tế hộ gia đình, bước đầu thúc đẩy chuyển di ̣ch
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao đô ̣ng trong nông thôn, góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh cũng gặp không ít khó khăn như: địa bàn dân cư trải rộng, còn nhiều xã vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn; Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý ở một số cơ sở dạy nghề về kinh nghiệm, năng lực quản lý nhà nước hạn chế; đội ngũ giáo viên còn thiếu, một bộ phận giáo viên có trình độ chuyên môn chưa cao, còn yếu về chuyên môn cũng như năng lực sư phạm Trung tâm dạy nghề các huyện chưa đủ giáo viên cơ hữu, phần lớn là giáo viên hợp đồng ngắn hạn Cán bộ chuyên trách quản lý về dạy nghề tại các phòng, ban chưa đủ năng lực; một số cơ sở đào tạo chưa đáp ứng về thiết bị dạy nghề, một số LĐNT tham gia học nghề theo phong trào mà không theo nhu cầu công việc của bản thân Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn
Trang 13đề tài: “Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận để phân tích thực trạng quản lý đào tạo nghề cho LĐNT, luận văn có mục đích đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay
3 Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT tại
tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT
Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2015
Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT trong giai đoạn hiện nay
5 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay như thế nào ?
Cần có những biện pháp quản lý nào để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT tại tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay ?
6 Giả thuyết nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay còn có những bất cập, có những nội dung chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của LĐNT Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý đồng bộ cho cả hệ thống dạy nghề phù hợp với nhu cầu xã hội và đặc thù của vùng miền thì sẽ nâng cao được hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT trong giai đoạn hiện nay
Trang 147 Phạm vi nghiên cứu
7.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quản
lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT của tỉnh Tuyên Quang tại các Trung tâm dạy nghề
7.2 Giới hạn phạm vi khảo sát: Đề tài tiến hành nghiên cứu, khảo sát
đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang từ năm 2011 đến năm 2015 tại các Trung tâm dạy nghề của tỉnh
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu có liên quan về cơ cấu lao động và quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT
8.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1 Phương pháp quan sát: Hoạt động của các lớp đào tạo nghề cho
LĐNT
8.2.2 Phương pháp điều tra Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi đối với
học viên và cán bộ quản lý để đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT
8.2.3 Phương pháp tọa đàm: Trao đổi, trò truyện với cán bộ quản lý và
giảng viên và học viên về thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT
8.2.4 Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Quản lý hoạt
động đào tạo nghề cho LĐNT nhằm đúc rút những bài học kinh nghiệm
8.3.5 Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia đánh giá những
biện pháp đề xuất quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT
8.3 Phương pháp bổ trợ:
Đề tài sử dụng các công thức thống kê để xử lý số liệu đã thu thập được từ các phương pháp khác nhau
Trang 159 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài
10 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 Chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề
cho lao động nông thôn
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2015
Chương 3: Biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo
nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1 Tổng quan nghiên cứu về vấn đề
Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX ở nước ta, những vấn đề về đào tạo nghề, quản lý quá trình đào tạo nghề từ trước đến nay, là một đề tài có tính thời sự, luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Lúc đó, một số các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tâm lý học lao động đã chủ động nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về sự hình thành nghề và công tác dạy nghề với các giáo trình, đề tài như: Tác giả Nguyễn Minh
Đường với “Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trên bước đường phát triển và
hội nhập quốc tế; Tác giả Đặng Danh Anh với “Vấn đề và hướng đi cho giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam "; Tác giả Nguyễn Văn Hộ với “Hoạt động hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường Trung học phổ thông”, Tác
giả Nguyễn Bá Dương với giáo trình “ Tâm lý học cho người lãnh đạo” Đặc
biệt, hiện nay một số nhà nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường với các giáo trình như: Tác giả Đặng Quốc Bảo,
Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lộc với giáo trình “Đổi mới quản lý và nâng cao chất
lượng giáo dục: Dành cho hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục”; Tác giả
Nguyễn Thi Mỹ Lộc với “Đại cương về khoa học quản lý”[16] và “Văn hóa
tổ chức và tổ chức biết học hỏi” [17]; Tác giả Trần Khánh Đức với “Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực”[10]; Tác giả Đặng
Bá Lãm với giáo trình “Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI -
Chiến lược phát triển”[19],“Quản lý nhà nước về giáo dục - Lý luận và thực tiễn ”[20];
Năm 2002 có bài viết “Đánh giá một cách khách quan nhất công tác đào tạo nghề đã đạt được những thành công nhất định” của Bộ trưởng Bộ LĐTB
và XH; Tác giả Nguyễn Minh Đường, với „Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo” (1996); “ Giáo dục nghề nghiệp- những vấn đề và giải pháp” (2005)
Trang 17của tác giả Nguyễn Viết Sự; “Định hướng nghề nghiệp và việc làm” (2004) của Tổng cục Dạy nghề Các đề tài đã đề cập đến chất lượng tay nghề, chất lượng công tác đào tạo nghề trong những năm qua và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong thời gian tới nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Năm 2002, tác giả Phạm Đức Thành và tác giả Lê Doãn Khải đã xuất
bản cuốn: “Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở vùng Bắc Bộ nước ta” [48,55-62] Công trình khoa học
trên đã hệ thống hoá cơ sở khoa học của quá trình cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; Đã đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn
Tác giả Nguyễn Xuân Bảo, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, có những nghiên cứu về đào tạo nghề và đưa ra những kết quả, những hạn chế của đào tạo nghề Đặc biệt trong nghiên cứu tác giả đã chỉ ra các nguyên nhân với sự nhấn mạnh về: Hệ thống đào tạo giáo viên nghề chưa đạt yêu cầu, với sự hạn chế về chất lượng đào tạo của giáo viên dạy nghề là năng lực chuyên môn, kỹ năng giảng dạy thực hành còn yếu, kiến thức và kỹ năng sư phạm còn hạn chế, cùng với chương trình đào tạo còn lạc hậu Tác giả Nguyễn Xuân Bảo đã chỉ ra những bất hợp lý về cấu trúc Chương trình khung và tác động của nó đến đội ngũ sinh viên được đào tạo và đội ngũ này sau trở thành các cán bộ đào tạo của các cơ sở dạy nghề
Bên cạnh các công trình nghiên cứu tổng quát về vấn đè đào tạo nghề,
về quản lý đào tạo nghề đã được các nhà nghiên cứu, các Bộ ngành liên quan đề cập đến, trong những năm gần đây đã có một số luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục cũng đã đề cập đến các biện pháp quản lý nhăm nâng cao chất lượng đào tạo nghề như: Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Hằng thực hiện luận án Tiến sỹ với đề tài “Quản lý đào tạo nghề ở các
Trang 18trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội”, đề cập về quản lý đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội của trường dạy nghề ở nước ta
Tác giả Phan Thị Kim Thu thực hiện luận văn thạc sỹ với đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động liên kết giữa các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội”, đề cập đến mối liên kết giữa cơ
sở dạy nghề và doanh nghiệp
Tác giả Nguyễn Thành Hưng thực hiện luận văn thạc sỹ với đề tài
“Biện pháp quản lý đào tạo nghề nhà hàng – Khách sạn tại trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo, đề cập công tác quản lý đào tạo nghề nói chung và quản lý đào tạo nghề nhà hàng – Khách sạn nói riêng
Những nghiên cứu này đã ít nhiều khái quá hoá và làm rõ được những vấn đề lý luận và đề xuất những biện pháp quản lí góp phần nâng cao hiệu quả quản lí quá trình đào tạo nghề nói chung và hoạt động dạy nghề nói riêng
Trong phạm vi nghiên cứu này tác giả muốn tiếp tục đề cập đến vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay, để có thể phân tích sâu hơn những cái được và những cái còn tồn tại trong công tác quản lý đào tạo, nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm quản lý
Quản lý là một hoạt động đặc biệt, là yếu tố không thể thiểu được trong đời sống xã hội, gắn liền với quá trình phát triền, đặc biệt trong xã hội hiện nay thì quản lý có vai trò rất lớn Sự phân công, hợp tác trong lao động giúp đạt năng suất cao trong công việc, điều này đòi hỏi phải có sự chi huy Phối hợp, điều hành, kiểm tra tức là phải có người đứng đầu Hoạt động quản lý được này sinh từ nhu cầu đó
Trang 19Theo C.Mác, quản lý xã hội là chức năng được sinh ra từ tính chất xã hội hoá lao động Nó có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã
hội đều thông qua hoạt động của con người và thông qua quản lý (con người
điều khiển con người) Ông coi quản lý là một đặc điểm vốn có, bất biển về
mặt lịch sử của đời sống xã hội, theo ông: "Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân Sự chi đạo đó phải là những chức năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ thể sản xuất đó Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng" [35, tr.29-30]
Như vậy, hoạt động quản lý là tất yếu tồn tại ở mọi loại hình tổ chức, mọi xã hội Khái niệm quản lý đã được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau:
Theo Harol Koontz: "Quản lý là hoạt động thiết yếu đàm bảo sự nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức" [36, tr.31]
Theo F.w.Taylor (1856 -1915), người được coi là "cha đẻ của thuyết quản lý khoa học” đã nêu lên tư tưởng cốt lõi trong quản lý là: "Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hoá và phải quản lý chặt chẽ” Theo ông: ”Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái
đó thể nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”
Ở Việt Nam cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý:
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý là quá trình tác động gây ảnh
hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung”
Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã viết: “Quản lý là
quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [4, tr.9]
Theo từ điển Tiếng Việt: "Quản lý là tổ chức và điều hành các hoạt
Trang 20Tuy có rất nhiều quan điểm khác nhau của các nhà khoa học về “quản lý”,
nhưng suy cho cùng bản chất của quản lý chính là hoạt động nhằm tạo ra sự đoàn kết, nỗ lực chung của tất cả các thành viên trong tổ chức nhằm huy động tất
cả các nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực… để đạt được mục tiêu chung của tổ chức và đảm bảo mục tiêu riêng của từng cá nhân một cách hài hòa
Có thể nhận thấy những khái niệm nêu trên tuy nhấn mạnh mặt này hay mặt khác, dù tiếp cận ở góc độ nào, lĩnh vực nào đi chăng nữa; ở cấp vĩ mô hay vi mô đều có điểm chung thống nhất là coi quản lý là hoạt động có tổ chức, có chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý; giữa chúng có mối quan hệ với nhau thông qua những tác động quản
lý Do vậy, có thể biểu thị sơ đồ khái niệm quản lý qua mô hình sau như sau:
Sơ đồ 1.1 Mô hình về quản lý
Qua sơ đồ khái niệm quản lý, tiếp cận theo quan điểm hệ thống thì "quản lý" là một quá trình bao gồm các thành tố cấu trúc như: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, khách thể quản lý, mục tiêu quản lý v.v Nếu tiếp cận theo
quan điểm hoạt động thì "quản lý" là hoạt động có ý thức của chủ thể quản lý
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì:
Chủ thể quản lý
Công cụ quản lý
Đối tượng quản lý
Mục tiêu quản lý
Quyết định
Xác lập
Thực hiện
Trang 21Quản lý = quản + lý (quản: giữ; Lý: chỉnh sửa)
Quản lý = Ổn định và phát triển
Quản lý = Tập quyền và tán quyền
Quản lý = Nắm và buông
Quản lý = Học thuật và nghệ thuật [5, tr.11 ]
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là tác động có định hướng,
có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người
bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [17, tr.9]
Từ việc phân tích các khái niệm và quan điểm tiếp cận khác nhau về
quản lý, tác già hiểu: Quản lý là hoạt động có ý thức của chủ thể quản lý nhằm
điều khiển tác động lên đối tượng, khách thể quản lý để đạt được mục tiêu của quản lý
Toàn bộ hoạt động quản lý đều được thực hiện thông qua các chức năng của nó, như: chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra, đánh giá Nếu không xác định được chức năng quản lý thì chủ thể quản lý không thể điều hành được hệ thống quản lý Chức năng quản lý có thể cụ thể hóa bằng sơ đồ dưới đây:
Lập kế hoạch
Chỉ đạo
Trang 22Hoạt động quản lý có 4 chức năng cơ bản là: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
- Lập kế hoạch là việc xác định các mục tiêu và mục đích mà tổ chức phải hoàn thành trong tương lai và quyết định về cách thức để đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đó
- Tổ chức là sự kết hợp hoạt động của những bộ phận sao cho chúng liên kết với nhau trong một cơ cấu chặt chẽ, hợp lý tạo thành một hệ thống thống nhất như một cơ thể sống Đó là sự liên kết những cá nhân, những quá trình, những hoạt động trong hệ thống, thông qua đó để thực hiện các mục tiêu chung của hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc quản lý Bằng cách thiết lập một tổ chức hoạt động hữu hiệu, các nhà quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực, nhân lực
- Chỉ đạo là quá trình chủ thể quản lý sử dụng quyền lực quản lý của mình để điều hành, tác động đến hành vi của các cá nhân, bộ phận trong hệ thống một cách có chủ đích để họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu đạt được các mục tiêu chung của tổ chức
- Kiểm tra là căn cứ vào kế hoạch và mục tiêu đã định để xem xét, đo lường và đánh giá việc thực hiện nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục Đồng thời, kiểm tra cũng nhằm tìm kiếm các cơ hội, các nguồn lực có thể khai thác để thúc đấy hoạt động của tổ chức Trong hoạt động quản lý, chức năng kiểm tra có vai trò hết sức quan trọng, thông qua chức năng kiểm tra một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động, nếu kết quả hoạt động không đạt được đúng với mục tiêu, người quản lý sẽ tiến hành những biện pháp điều chỉnh, sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết Vì vậy, để đánh giá được hiệu quả quản lý, người lãnh đạo cần phải thực hiện chức năng kiểm tra
Bốn chức năng của hoạt động quản lý có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chu trình quản lý Chu trình quản lý bao gồm bốn giai đoạn với sự tham gia của hai yếu tố vô cùng quan trọng đó là thông tin và
Trang 23quyết định Trong đó thông tin có vai trò là huyết mạch của hoạt động quản lý đồng thời cũng là tiền đề của một quá trình quản lý tiếp theo
Quản lý trở thành nhân tố của sự phát triền xã hội Quản lý trở thành một hoạt động phổ biển, diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến con người Quản lý có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hàm sự phát triển của
xã hội tùy theo trình độ quản lý cao hay thấp
1.2.2 Quản lý đào tạo nghề
Dựa trên các khái niệm về quản lý, tác giả cho rằng: Quản lý đào tạo nghề là việc sử dụng nguồn lực có mục đích của các cơ quan quản lý nhà nước
về đào tạo nghề thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra và đánh giá nhằm trang bị cho nhân lực được đào tạo những kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp, tính năng động và sáng tạo để họ trở trở thành người có năng lực theo mục tiêu đào tạo có phẩm chất đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội
Quản lý là tổ chức, điều khiển và theo dõi việc thực hiện - Đào tạo là làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định Vậy, quản lý đào tạo là tổ chức, điều khiển và theo dõi quá trình đào tạo người học
1.2.3 Lao động nông thôn
Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ thì LĐNT là người trong độ tuổi lao động, có nghề phù hợp với khu vực nông thôn, gồm có:
- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã
- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc gia đình có đất nông nghiệp mới bị thu hồi
Như vậy, LĐNT là những người đang sống và làm việc tại các phường,
xã, đã và đang làm các nghề liên quan đến nông thôn, nông nghiệp
1.2.4 Đào tạo nghề nghiệp
Theo Điều 3, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, đào tạo nghề
Trang 24nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp"
Đào tạo nghề nghiệp bao gồm quá trình truyền bá kiến thức lý thuyết và
kỹ năng thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp và quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình
độ nghề nghiệp nhất định
Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho
người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn; bao gồm: đào tạo
nghề mới, đào tạo bổ sung, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao tay nghề
1.2.5 Đào tạo nghề cho LĐNT
- Qua phân tích 2 khái niệm về đào tạo nghề nghiệp và LĐNT ở trên, chúng ta có thể hiểu đào tạo nghề cho LĐNT là hoạt động trang bị cho LĐNT những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết để họ có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm và làm tốt công việc sau khi hoàn thành
các khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp, cụ thể là:
- Đào tạo lại nghề cập nhật kiến thức mới, bổ sung kiến thức còn thiếu,
đã lạc hậu, hay bổ túc tay nghề, để tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao động tăng lên, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hiệu quả thu nhập tăng
- Đào tạo nghề mới cho nhân dân khu đang tiến hành công nghiệp hóa
để họ vào làm việc tại các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp hoặc dịch vụ thương mại…
1.3 Đặc điểm hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT trong giai đoạn hiện nay
1.3.1 Đặc điểm LĐNT
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có đặc điểm khác với đặc điểm của các ngành khác Vì vậy, LĐNT cũng có những đặc điểm khác với lao động ở các ngành kinh tế khác, biểu hiện ở các mặt sau:
- LĐNT mang tính thời vụ