1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

103 372 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 913,47 KB

Nội dung

Là một huyện thuần nông, người dân chủ yếu sống bằng nghềnông, làm ruộng làm việc đổ mồ hôi nước mắt mới kiếm ra đồng tiền đủ nuôi sống giađình trong khi đó quỹ đất nông nghiệp có hạn, d

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN THANH CHƯƠNG,

TỈNH NGHỆ AN

TRẦN THỊ THÂN

Huế, tháng 5 năm 2013

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN



-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN THANH CHƯƠNG,

TỈNH NGHỆ AN

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Lớp: K43B KTNN

Niên khóa: 2009 – 2013

Huế, tháng 5 năm 2013

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh tế - Huế cũng như trong quá trình thực tập và viết đề tài khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của tập thể, cá nhân, các thầy cô giáo trong trường.

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong 4 năm học vừa qua.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo: Thạc sỹ Phan Thị

Nữ, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và viết khóa luận.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các chú, bác, anh, chị ở phòng LĐ - TBXH huyện Thanh Chương, cùng toàn thể các hộ gia đình trong huyện đã cung cấp cho tôi thông tin, số liệu cần thiết phục vụ quá trình nghiên cứu, tạo điều kiện cho tôi được điều tra phỏng vấn thực tế tại địa phương.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận.

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU vii

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Cơ sở lí luận 5

1.1.1 Những lí luận chung về lao động, việc làm và thu nhập 5

1.1.1.1 Lao động, nguồn lao động 5

1.1.1.2 Việc làm 9

1.1.1.3 Thu nhập 14

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động, việc làm và thu nhập của lao động nông thôn 15

1.1.2.1 Nhóm nhân tố tự nhiên 15

1.1.2.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 16

1.1.3 Tình hình lao động, việc làm của lao động nông thôn nước ta 20

1.1.3.1 Dân số và lao động nông thôn Việt Nam 20

1.1.3.2 Thực trạng việc làm của lao động nông thôn 22

1.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá lao động, việc làm, thu nhập của lao động nông thôn 25 1.1.4.1 Tỷ lệ thất nghiệp 25

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

1.1.4.2 Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc 25

1.1.4.3 Năng suất lao động 25

1.1.4.4 Thu nhập bình quân của một lao động 27

1.2 Cơ sở thực tiễn 27

1.2.1 Kinh nghiệm GQVL cho người lao động ở Đài Loan 27

1.2.2 Kinh nghiệm GQVL cho người lao động nông thôn của tỉnh Long An 28

1.2.3 Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về vấn đề giải quyết việc làm 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN THANH CHƯƠNG , TỈNH NGHỆ AN 31

2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 31

2.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Thanh Chương 31

2.1.1.1 Vị trí địa lí, địa hình 31

2.1.1.2 Khí hậu và thời tiết 32

2.1.1.3 Tài nguyên 32

2.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Thanh Chương 34

2.1.2.1 Dân số và lao động của huyện 34

2.1.2.2 Tình hình đất đai 38

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật của huyện 39

2.1.2.4 Tình hình kinh tế của huyện 40

2.1.2.5 Đặc điểm văn hóa của huyện 42

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội huyện Thanh Chương – Nghệ An 43

2.2 Thực trạng lao động, việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An 45

2.2.1 Thực trạng lao động ở huyện Thanh Chương - Nghệ An 45

2.2.1.1 Quy mô của lực lượng lao động 45

2.2.1.2 Cơ cấu lực lượng lao động 46

2.2.2 Thực trạng lao động, việc làm, thu nhập của các hộ điều tra ở huyện Thanh Chương - Nghệ An 47

2.2.2.1 Tình hình chung của hộ điều tra 47

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

2.2.2.2 Thực trạng lao động của các hộ điều tra 52

2.2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian của người lao động 53

2.2.2.4 Tình hình thu nhập của lao động nông thôn được điều tra 55

2.2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động 58

2.2.2.5.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian làm việc của người lao động 58

2.2.2.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động 66

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM VÀ NÂNG CAO THU NHẬP NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN 74

3.1 Phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ 74

3.1.1 Phương hướng 74

3.1.2 Mục tiêu GQVL và nâng cao thu nhập cho người lao động huyện Thanh Chương 75

3.1.3 Nhiệm vụ 76

3.2 Một số giải pháp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn huyện Thanh Chương 76

3.2.1 Nhóm giải pháp tăng nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn 76

3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động 79

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

I.KẾT LUẬN 81

II KIẾN NGHỊ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

LĐ – TBXH Lao động thương binh xã hội

CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dânTTCN Tiểu thủ công nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Dân số và lao động nông thôn Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011 21

Bảng 2: Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 23

Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của huyện Thanh Chương năm 2012 34

Bảng 4: Lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 36

Bảng 5: Tình hình đất đai của huyện Thanh Chương năm 2012 38

Bảng 6: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Chương qua 3 năm 2010 - 2012 40

Bảng 7: Quy mô lực lượng lao động của huyện năm 2010 – 2012 45

Bảng 8: Tình hình đất đai của các hộ điều tra 48

Bảng 9: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của hộ điều tra 49

Bảng 10: Tình hình trang bị tư liệu sinh hoạt của hộ (tính bình quân cho 1 hộ) 51

Bảng 11: Tình hình lao động của hộ điều tra 53

Bảng 12: Tình hình sử dụng thời gian của người lao động 54

Bảng 13: Cơ cấu thu nhập của lao động được điều tra 55

Bảng 14: Phân tổ thu nhập của lao động được điều tra 57

Bảng 15: Ảnh hưởng của độ tuổi đến thời gian làm việc của lao động 59

Bảng 16: Ảnh hưởng của diện tích canh tác đến thời gian làm việc của lao động 62

Bảng 17: Ảnh hưởng của trình độ văn hóa và chuyên môn đến thời gian làm việc của lao động 65

Bảng 18: Ảnh hưởng của độ tuổi đến thu nhập của lao động 67

Bảng 19: Ảnh hưởng của trình độ văn hóa và chuyên môn đến thu nhập của lao động được điều tra 70

Bảng 20: Ảnh hưởng của vốn đầu tư đến thu nhập của lao động 72

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Trong thời gian thực tập tại phòng Lao động – TBXH huyện Thanh Chương, tôi

đã chọn đề tài: “Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn huyện

Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”.

- Mục tiêu nghiên cứu

+ Phân tích, đánh giá thực trạng lao động, việc làm và thu nhập của lao động nôngthôn huyện Thanh Chương giai đoạn 2010 – 2012

+ Đề xuất định hướng và đưa ra một số giải pháp nhằm tạo việc làm và nâng caothu nhập cho người lao động nông thôn huyện Thanh Chương trong thời gian tới

- Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu

+ Các báo cáo của UBND huyện Thanh Chương

+ Các bảng biểu tổng hợp, các tài liệu từ phòng Lao động Thương binh và Xã hộihuyện Thanh Chương

+ Kết quả điều tra thực tế về lao động, việc làm và thu nhập của các hộ dân trênđịa bàn huyện

+ Các tài liệu liên quan khác như: Sách báo, tạp chí, luận văn,

- Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp thu thập số liệu

+ Phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên

+ Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu

+ Phương pháp phân tích kinh tế

+ Phương pháp chuyên gia

+ Phương pháp so sánh

+ Phương pháp hệ thống

- Kết quả nghiên cứu đạt được

+ Từ những kết quả phân tích trên chúng ta đã cơ bản thấy được quy mô và cơ cấulực lượng lao động nông thôn trên địa bàn huyện

+ Đánh giá được tình hình sử dụng thời gian làm việc và thu nhập của lao độngtrên địa bàn huyện

+ Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố bên trongđến việc huy động ngày công lao động và thu nhập của lao động trên địa bàn huyện

+ Trên cơ sở đó đưa ra được một số giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm góp phầntạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

1 sào = 500 m2

1 ha = 10.000m2

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời, nông thôn hiện đangchiếm hơn 70% lao động xã hội, đây là một nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là

nơi cung cấp và hậu thuẫn đắc lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp Tuy nhiên

đất nước ta còn phải đối mặt với những thử thách to lớn trong quá trình phát triển Mộttrong những thách thức đó là tỷ lệ thất nghiệp cao, nhu cầu về việc làm đang tạo nênsức ép to lớn đối với nền kinh tế và đặc biệt là hầu hết các thị trường lao động vẫn chỉtập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và ở

ba vùng kinh tế trọng điểm Ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, thị trường lao độnglại chưa phát triển dẫn đến thực trạng là nơi thừa, nơi thiếu lao động và chúng ta có thểthấy được rằng, cung lao động nông thôn dồi dào nhưng chất lượng chưa cao cả về vănhóa, kỹ năng chuyên môn cũng như hiểu biết về pháp luật, kỹ năng sống

Phát triển nông thôn bền vững theo hướng CNH-HĐH là chủ trương lớn củanước ta nhằm nhấn mạnh đến việc sử dụng các nguồn nhân lực một cách có hiệu quả

để thúc đẩy nông thôn phát triển Do vậy các chính sách phát triển nông thôn cần đượcxây dựng và thực hiện dựa trên sự kết hợp hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế, pháttriển xã hội và bảo vệ môi trường Những năm gần đây công tác dạy nghề đã có nhiềutiến triển, nhiều lao động đã ý thức được việc học nghề và số người tham gia các khóađào tạo tăng rõ rệt Hiện nay số lao động có việc làm không ngừng tăng, số người thấtnghiệp và thiếu việc làm giảm đi, có sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu và chấtlượng lao động Nhiều địa phương đã khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổchức đoàn thể dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm phát triển các ngành nghềtruyền thống, giảm bớt áp lực về việc làm, vừa đảm bảo tăng thu nhập cho người laođộng, vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống nông thôn, phát triển nôngthôn bền vững

Tuy nhiên, có một thực tế đó là lao động nông thôn nước ta chủ yếu tập trungtrong ngành nông nghiệp, có đặc điểm là năng suất lao động thấp, quỹ đất canh tác nhỏ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

lẻ, manh mún lại ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, CNH Kết quả mất đất,người dân thiếu việc làm nên họ phải đi xuất khẩu lao động, đi làm thuê với nhữngviệc làm không ổn định Trước tình hình đó đòi hỏi các cấp chính quyền phải có những

giải pháp cụ thể thiết thực để giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người lao động.

Tỉnh Nghệ An nói chung, huyện Thanh Chương nói riêng có điều kiện tự nhiênkhắc nghiệt: Lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra, chịu ảnh hưởng lớn của “Gió phơnTây Nam”, có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thấp nên vấn đề về lao động thiếuviệc làm còn khá cao Là một huyện thuần nông, người dân chủ yếu sống bằng nghềnông, làm ruộng làm việc đổ mồ hôi nước mắt mới kiếm ra đồng tiền đủ nuôi sống giađình trong khi đó quỹ đất nông nghiệp có hạn, dân số ngày càng tăng, điều kiện tựnhiên không thuận lợi, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, chất lượng lao động còn thấp,năng suất lao động chưa cao do cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch cònchậm, các nguồn lực về vốn, thông tin, khoa học kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầuphát triển, việc sử dụng các quỹ đất chưa tương xứng Những yếu tố đó đã làm cho thunhập bình quân đầu người trong huyện còn thấp, đời sống vật chất của họ còn gặpnhiều khó khăn

Trong bối cảnh đó việc tìm hiểu về thực trạng lao động, việc làm và thu nhậpcủa lao động nông thôn để từ đó có giải pháp giúp người lao động nông thôn ở ThanhChương tăng thu nhập là hết sức cần thiết Vì vậy trong quá trình thực tập tại phòngLao động – Thương binh và Xã hội tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” làm khóa luận

tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

+ Nghiên cứu nhằm hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về lao động,việc làm, thu nhập cho người lao động

+ Phân tích, đánh giá thực trạng lao động, việc làm và thu nhập của người laođộng nông thôn huyện Thanh Chương giai đoạn 2010 – 2012

+ Từ đó đề xuất định hướng và đưa ra những giải pháp nhằm tạo việc làm vànâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn huyện trong thời gian tới

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là người lao động, tình hình việc làm và thunhập của người lao động nông thôn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

90 hộ điều tra

4 Phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp thu thập số liệu:

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Các số liệu sơ cấp được thu thập từ điềutra phỏng vấn 90 hộ ở địa bàn nghiên cứu bằng cách xây dựng các phiếu điều tra căn

cứ vào nội dung nghiên cứu theo phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập ở phòng LĐ–TBXH, tạiUBND của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và các tài liệu có sẵn từ tài liệuchuyên ngành, sách tham khảo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, trênmạng internet, …

• Phương pháp điều tra

- Chọn điểm điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra 3 xã đại diện cho huyệnThanh Chương, tỉnh Nghệ An để tiến hành điều tra

- Chọn mẫu điều tra: chúng tôi tiến hành điều tra 90 hộ ở huyện Thanh Chương,tỉnh Nghệ An bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp lại với khoảng cáchcho trước

• Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu

Được tiến hành trên phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

• Phương pháp phân tích kinh tế

Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống các bảng biểu để phân tíchđánh giá tình hình chung qua các năm và tình hình sử dụng lao động, việc làm và thunhập của huyện trong những năm qua

• Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của những người dân trong huyện, được sự chỉ dẫn củagiảng viên, cơ quan thực tập, cán bộ địa phương

• Phương pháp so sánh

Cùng một chỉ tiêu nhưng trong thời gian khác nhau vì vậy cần phải so sánh sốliệu giữa các năm và các nhóm lao động khác nhau để từ đó rút ra nhận xét cũng nhưđánh giá được tính hiệu quả của việc thực hiện đó

• Phương pháp hệ thống

Nhằm hệ thống hóa các vấn đề của đề tài nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Những lí luận chung về lao động, việc làm và thu nhập

1.1.1.1 Lao động, nguồn lao động

Khái niệm

Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất, lao độnggiữ vai trò quan trọng làm môi giới cho sự trao đổi Tuy nhiên:

Theo Max “Lao động là quá trình diễn ra giữa con người và giới tự nhiên, là

quá trình trong đó bằng hoạt động của mình con người làm trung gian và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.

Trong giáo trình Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp của PGS.TS Phùng Thị

Hồng Hà đã định nghĩa: “Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông

qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cho nhu cầu của mình và cho xã hội”.

Trong Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định

“Lao động là hoạt động có mục đích của con người, là hoạt động diễn ra giữa con

người và giới tự nhiên”.

Trong quá trình tác động vào giới tự nhiên con người phải sử dụng công cụ,thiết bị để tác động nhằm biến đổi tự nhiên thành những vật thể nhằm đáp ứng nhu cầucủa mình Khi nói đến lao động không thể không nói đến sức lao động Sức lao động

là toàn bộ thể chất và tinh thần của con người tồn tại trong một cơ thể, trong một ngườiđang sống và được con người đó đem ra sử dụng mỗi khi sản xuất một giá trị sử dụngnào đó Lao động chính là việc sử dụng sức lao động, quá trình lao động đồng thời làquá trình sử dụng sức lao động

Như vậy, “lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm

làm thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người” (Giáo

trình kinh tế chính trị Max- Lênin NXB Chính trị quốc gia)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Từ góc độ kinh tế học, “người lao động là những người trực tiếp cung cấp sức

lao động – một yếu tố sản xuất mang tính người và cũng là một dạng dịch vụ/ hàng hóa cơ bản của nền kinh tế”.

 Đặc điểm của nguồn lao động

- Nguồn lao động trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạtđộng sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động Về

số lượng bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ

15 đến 55 tuổi và những người trên và dưới độ tuổi nói trên tham gia hoạt động sảnxuất nông nghiệp)

- Như vậy, về lượng nguồn lao động trong nông nghiệp khác ở chỗ nó khôngchỉ gồm những người trong độ tuổi lao động mà còn bao gồm những người trên và cảdưới tuổi quy định có khả năng và thực tế tham gia lao động Về chất lượng gồm cảthể lực và trí lực của người lao động, cụ thể là trình độ sức khoẻ, trình độ nhận thức,trình độ chính trị, trình độ văn hoá, nghiệp vụ và tay nghề lao động

- Nguồn nhân lực trong nông nghiệp có những đặc điểm riêng so với cácnghành sản xuất vật chất khác nhau, trước hết mang tính thời vụ cao là nét đặc trưngđiển hình tuyệt đối không thể xoá bỏ, nó làm phức tạp thêm quá trình sử dụng các yếu

tố nguồn lực trong nông nghiệp Là thứ lao động tất yếu, xu hướng có tính quy luật làkhông ngừng thu hẹp về số lượng và được chuyển một bộ phận sang các ngành khác,trước hết là công nghiệp với các lao động trẻ, khoẻ có trình độ văn hoá, kỹ thuật Vìthế những lao động ở lại trong khu vực nông nghiệp thường là những người có độ tuổitrung bình cao và tỉ lệ này có xu hướng tăng lên

- Lao động nông nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao và rất khó tự động hoá, cơ giớihoá Lao động nông nghiệp tiếp xúc với cơ thể sống, đặc biệt là với gia súc cơ thể sống

có hệ thần kinh Vì vậy những hành vi trong sản xuất nông nghiệp không phải linhhoạt, chính xác, khéo léo mà còn phải cảm nhận tinh tế trước đối tượng Ví dụ nhưtrong công việc vắt sữa bò không những đòi hỏi phải nặng nhẹ đúng kỹ thuật mà cònphải biết được phản ứng của động vật trước ngoại cảnh thậm chí phải cảm nhận đượcphản xạ tâm lý của nó

Vai trò của nguồn lao động nông thôn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

Lao động là một trong ba nhân tố quan trọng hàng đầu của bất cứ một quá trìnhsản xuất nào, vai trò của nguồn lao động nói chung và của nguồn lao động nông thônnói riêng là rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước Đặc biệt tronggiai đoạn nước ta đang thực hiện CNH – HĐH đất nước và CNH – HĐH nông nghiệp,nông thôn được chú trọng đặc biệt Vì vậy, lao động nông thôn có vai trò rất to lớn, nóđược thể hiện:

- Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình phát triển các ngành trong

nền kinh tế quốc dân

Trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, nguồn lao động trong nông nghiệpchiếm tỉ trọng cao và số lượng lớn trong tổng số lao động xã hội Song cùng với sựphát triển của CNH, nguồn LĐ trong nông nghiệp vận động theo xu hướng giảmxuống Quá trình đó diễn ra theo 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu: Diễn ra khi đất nước bắt đầu CNH, nông nghiệp chuyển sangsản xuất hàng hóa, năng suất lao động nông nghiệp được giải phóng trở nên dư thừa vàđược các ngành khác thu hút, sử dụng vào hoạt động sản xuất – dịch vụ Nhưng do tốc

độ tăng tự nhiên của lao động trong khu vực công nghiệp còn lớn hơn tốc độ thu hútlao động dư thừa từ nông nghiệp, do đó thời kỳ này tỷ trọng lao động nông nghiệp mớigiảm tương đối, số lượng lao động tuyệt đối còn tăng lên Giai đoạn này dài hay ngắn

là tùy thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế của đất nước quyết định Chúng ta

có thể nhìn thấy hiện tượng này ở Việt Nam hiện nay đó là nhiều nông dân bỏ làmruộng đi làm các việc phi nông nghiệp khác hoặc đi làm thuê với thu nhập cao hơn làlàm nông nghiệp

+ Giai đoạn thứ hai: Nền kinh tế đã phát triển ở trình độ cao, năng suất lao độngnông nghiệp tăng nhanh và năng suất lao động xã hội đạt trình độ cao Số lao động dôi

ra do nông nghiệp giải phóng đã được ngành khác thu hút hết Vì thế giai đoạn này sốlượng lao động ở nông thôn giảm cả tương đối và tuyệt đối Chúng ta đang trong quátrình CNH - HĐH và chủ trương CNH – HĐH nông thôn hi vọng sẽ nâng cao đượcnăng suất lao động ở nông thôn Từ đó sẽ từng bước rút bớt lao động nông nghiệp đểtham gia vào các ngành sản xuất khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

- Nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất lương thực, thực phẩm

Nước ta là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời, dân số sống chủ yếubằng nghề nông Nông nghiệp là một ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu cho con người.Lương thực, thực phẩm là nhu cầu cơ bản nhất của con người Cơm ăn đứng trước áomặc Có thể không cần đến dầu mỏ, vàng, bạc, điện mà con người vẫn có thể tồn tại,nhưng không thể thiếu thức ăn Vì vậy mà, nguồn lao động nông thôn tham gia vào sảnxuất nông nghiệp là rất đông đảo Cùng với sự đi lên của nền kinh tế và sự gia tăng vềdân số thì nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng gia tăng

Nền kinh tế phát triển gắn với sự phát triển của quá trình đô thị hóa, thu nhậpcủa người dân tăng lên đòi hỏi khối lượng lương thực, thực phẩm ngày càng lớn vàyêu cầu về chất lượng cũng ngày càng cao Để có thể đáp ứng đủ về số lượng và yêucầu về chất lượng thì nguồn lao động nông thôn phải được nâng cao về trình độ taynghề và kinh nghiệm sản xuất Như chúng ta đã biết vào những năm 1980 của thế kỷtrước hàng năm chúng ta phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực và trong nhữngnăm đó bình quân lương thực đầu người của chúng ta chỉ đạt 268,2 kg/người/năm.Nhưng do đó chất lượng lao động nông thôn ngày càng được nâng cao trong nhữngnăm sau đó, đặc biệt trong những năm gần đây như: số lượng, trình độ tay nghề, họcvấn của người lao động ngày càng được nâng cao nên năng suất và sản lượng lươngthực tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng Không những cung cấp lương thực,thực phẩm ổn định cho nhu cầu trong nước mà hằng năm chúng ta đã xuất khẩu nôngsản, thu được ngoại tệ đáng kể cho đất nước trong thời gian qua đã tạo điều kiện vậtchất cho quá trình CNH – HĐH đất nước Để việc cung cấp lương thực, thực phẩm ổnđịnh và chất lượng không ngừng được nâng cao thì nguồn lao động nông thôn đóngvai trò hết sức quan trọng

- Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Nông – Lâm – Thủy sản.

Công nghiệp chế biến, nông, lâm, thủy sản với các yếu tố đầu vào là các sảnphẩm mà người lao động nông thôn làm ra Trong thời kỳ CNH – HĐH thì pháttriển công nghiệp chế biến là rất quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của sảnphẩm nông nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

- Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn

Nếu như ở khu vực thành thị sức mua tăng mạnh, sự tăng dân số cơ học cao,mức thu nhập và chi tiêu tăng mạnh thì tổng sức mua ở khu vực nông thôn lại rất lớn do:

Dân số tại khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng rất cao chiếm trên 70% dân số,theo số liệu của tổng cục thống kê, tính đến năm 2008, dân số cả nước là 86,2 triệungười, trong đó dân số nông thôn chiếm gần 72% (khoảng 62 triệu người) Thu nhậpbình quân theo đầu người tại khu vực nông thôn ngày càng có xu hướng tăng mạnh vìthế nó trở thành thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm của các ngành phi nông nghiệp

niệm cụ thể mà mới thể hiện nó trong mối quan hệ với lao động Ông viết: "Sự tăng

lên của bộ phận khả biến của tư bản, và do đó sự tăng thêm số công nhân đã có việc làm, bao giờ cũng gắn liền với những biến động mạnh mẽ và với việc sản xuất ra số nhân khẩu thừa tạm thời" [26, tr 159].

Việc làm là một trong những vấn đề cơ bản nhất của mọi quốc gia nhằm gópphần đảm bảo an toàn ổn định và phát triển xã hội Hội nghị thượng đỉnh Copenhagentháng 3 năm 1995 coi việc mở rộng việc làm là một trong những nội dung cơ bản nhấttrong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các nước trên thế giới đến năm 2010

Việc làm là một hình thức hoạt động kinh tế - xã hội Hoạt động đó khôngđơn thuần là sự kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất, mà nó cũng bao gồm cảnhững yếu tố xã hội

Việc làm thể hiện mối quan hệ của con người với những nơi làm việc cụ thể

mà ở đó lao động diễn ra, là điều kiện cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội vềlao động, là hoạt động lao động của con người Dưới góc độ kinh tế, việc làm thểhiện mối tương quan giữa các yếu tố con người và yếu tố vật chất hay giữa sức lao

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

động và tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất vật chất.

Có nhiều quan niệm khác nhau về việc làm, song xét cho cùng thực chất củaviệc làm là sự kết hợp sức lao động của con người với tư liệu sản xuất

Theo điều 13 của nước CHXHCN Việt Nam năm 1994 ghi: “Mọi hoạt động tạo

ra nguồn thu nhập không bị pháp luật nghiêm cấm được coi là việc làm”

Với khái niệm trên, các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm:

Làm những công việc được trả công dưới dạng tiền hoặc hiện vật

Những công việc tự làm để mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo ra thu nhậpcho gia đình mình nhưng không được trả công cho công việc đó

Quan niệm này sẽ làm cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo khảnăng to lớn để giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho người lao động

Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO), người có việc làm là ngườilàm trong các lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăncấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp mộtphần cho xã hội Như vậy, để có việc làm không chỉ vào cơ quan nhà nước, trong cácdoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, mà còn ngay tại gia đình do chính ngườilao động tạo ra để có thu nhập Nói chung, bất cứ nghề nào cần thiết cho xã hội manglại thu nhập cho người lao động và không bị pháp luật nghiêm cấm thì đó là việc làm

Nó không hạn chế mặt không gian, ở đây người lao động được tự do hoạt động liêndoanh, liên kết, tự do thuê mướn lao động, theo pháp luật và sự hướng dẫn của nhànước để tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội theo quan hệ cung cầutrên thị trường lao động

Tạo việc làm theo nghĩa rộng bao gồm những vấn đề liên quan đến việc pháttriển và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động Quá trình đó diễn ra từ giáo dục, đào tạo

và phổ cập nghề nghiệp, trang thiết bị cho người lao động về trình độ chuyên môn, taynghề đó có thể tạo ra và hưởng thụ những giá trị lao động mà mình tạo ra

Tạo việc làm theo nghĩa hẹp chủ yếu chuyển vào đối tượng thất nghiệp, chưa cóviệc làm hoặc thiếu việc làm nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động duy trì tỉ lệthất nghiệp ở mức thấp

- Người có việc làm:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Ở nước ta, đối tượng này bao gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên trongnhóm dân số hoạt động kinh tế đang làm việc để nhận tiền lương (tiền công), hoặcđang làm công việc dịch vụ cho bản thân, gia đình và các việc sản xuất kinh doanh của

Thực tiễn những năm qua cho thấy, với các chính sách về lao động và việc làmcủa Đảng và Nhà nước ta đã có tác động tích cực, tạo ra nhiều việc làm mới chongười lao động; vì vậy, đời sống của người lao động được cải thiện, nâng cao rõ rệt.Tuy nhiên, giải quyết việc làm cho người lao động vẫn nổi lên là một trong những vấn

đề bức xúc, đặc biệt là đối với những vùng, những địa phương đất chật, người đông,nhiều người lao động còn không có hoặc thiếu việc làm

• Phân loại việc làm

Từ khái niệm việc làm của nước ta có thể có nhiều cách phân loại việc làm theocác tiêu chí khác nhau:

- Căn cứ vào thời gian làm việc của người được coi là có việc làm thì có thểphân loại như sau:

+ Việc làm đầy đủ: Là sự thoả mãn về nhu cầu làm việc Hay nói cách khác

việc làm đầy đủ là trạng thái mà mỗi người có khả năng lao động, muốn làm việc thì

có thể tìm được việc làm trong thời gian ngắn Tuy nhiên, để đảm bảo được mức độviệc làm đầy đủ phải có một quá trình nhất định Quá trình đó ngắn hay dài phụ thuộcvào trình độ hoàn cảnh khác nhau của mỗi nước Một nước có điểm xuất phát càngthấp trong quá trình phát triển, vấn đề đảm bảo việc làm đầy đủ cho người lao độngcàng khó khăn, cấp bách

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

+ Việc làm không đầy đủ: Là tình trạng trong đó người lao động không sử dụnghết quỹ thời gian quy định và nhận được mức thu nhập thấp từ công việc khiến họ cónhu cầu làm thêm Thiếu việc làm có thể hiểu là trạng thái trung gian giữa việc làmđầy đủ và thất nghiệp Đây là hiện tượng thường thấy ở lao động nông thôn làm việcmùa vụ, lao động ở khu vực thành thị không chính thức, lao động ở các cở sở sản xuấtkinh doanh đang gặp khó khăn, lao động nhà nuớc dôi dư.

+Thất nghiệp: Là những người trong độ tuổi lao động, có sức lao động nhưng

chưa có việc làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm Tức là họ

bị tách rời sức lao động khỏi tư liệu sản xuất Thất nghiệp có nhiều loại:

Thất nghiệp tạm thời: là thất nghiệp phát sinh do người lao động muốn có thời

gian để tìm việc làm thích hợp với chuyên môn và sở thích của mình

Thất nghiệp theo mùa vụ: là thất nghiệp do cầu lao động giảm, thường vào

những thời kỳ nhất định trong năm

Thất nghiệp chu kỳ: là thất nghiệp gắn liền với sự suy giảm theo thời kỳ của

nền kinh tế

Thất nghiệp cơ cấu: là thất nghiệp xuất hiện khi không có sự đồng bộ giữa

kỹ năng, trình độ của người lao động với cơ hội việc làm do cầu lao động và sảnxuất thay đổi

Thất nghiệp do chuyển đổi: là một dạng của thất nghiệp cơ cấu, đây là loại

thất nghiệp do sự mất cân bằng trong một thời kỳ dài giữa cung và cầu lao động Nónảy sinh do có những điều chỉnh trong chính sách kinh tế, dẫn đến những thay đổitrong cơ cấu sản xuất, tiêu thụ trong toàn bộ nền kinh tế, làm cho một số ngành kinh

tế truyền thống bị suy thoái và làm nảy sinh một số ngành mới Những thay đổi nàylàm cho các kỹ năng, tay nghề cũ của người lao động trở nên không thích hợp vớinhững ngành nghề mới Họ buộc phải thôi việc hoặc phải mất một thời gian nhấtđịnh để đào tạo, huấn luyện lại tay nghề [15, tr 144]

- Phân loại việc làm theo vị trí lao động của người lao động

+ Việc làm chính: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thờigian nhất đòi hỏi yêu cầu của công việc cần có trình độ chuyên môn kỹ thuật

+ Việc làm phụ: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

gian nhất sau công việc chính

Thất nghiệp là một vấn đề xã hội rất nhạy cảm, là mối quan tâm lớn của tất cảcác quốc gia, khi mức thất nghiệp tăng quá mức cho phép tài nguyên sẽ bị lãng phí,thu nhập của người lao động giảm và rơi vào tình trạng nghèo đói; nền kinh tế suythoái, lạm phát cao dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội Do đó, tỉ lệ thất nghiệp làmột trong những chỉ tiêu trọng yếu để xem xét, đánh giá tình trạng của một nềnkinh tế, sự tiến bộ xã hội, là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào trênthế giới

• Vai trò của việc làm trong phát triển kinh tế - xã hội

Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối vớitừng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạtđộng kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọihoạt động của cá nhân và xã hội

Đối với từng cá nhân thì có việc làm cần phải có thu nhập để nuôi sống bảnthân mình, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân.Việc làm ngày nay gắn liền với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của mỗi cá nhân,nếu những người không có việc làm trong thời gian dài dẫn tới mất cơ hội trau dồi,nắm bắt và nâng cao trình độ kĩ năng nghề nghiệp, làm hao mòn và mất đi kiến thức,trình độ vốn có

Đối với kinh tế thì lao động là một trong các nguồn lực quan trọng, là đầu vàokhông thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là một nhân tố tạo nên tăng trưởngkinh tế và thu nhập quốc dân, nó luôn đảm bảo cho nền kinh tế có xu hướng phát triểnbền vững, ngược lại nó cũng duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng của người lao động

Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội,

vì vậy việc làm cũng trực tiếp tác động đến xã hội, cả tích cực và tiêu cực Khi mọi cánhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó được duy trì và phát triển ổn định, khôngtạo ra các tiêu cực, tệ nạn xã hội, nhân cách con người dần được hoàn thiện Ngượclại, nếu một nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm cho người lao động có thểdẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

cách con người Khi không có việc làm trong xã hội sẽ tạo ra sự ngăn cách giàu nghèo

là nguyên nhân nảy sinh ra các mâu thuẫn và nó ảnh hưởng đến tình hình chính trị

Vai trò việc làm đối với từng cá nhân, kinh tế, gia đình và xã hội là rất quantrọng, thế nên để đáp ứng được nhu cầu việc làm của toàn xã hội đòi hỏi nhà nướcphait có những chiến lược, kế hoạch cụ thể đáp ứng được nhu cầu này

• Sự cần thiết phải tạo việc làm cho lao động nông thôn

Tạo việc làm cho người lao động là vấn đề cấp bách của toàn xã hội, nó thểhiện vai trò của xã hội đối với người lao động, sự quan tâm của xã hội về đời sống vậtchất, tinh thần của người lao động và nó cũng là cầu nối trong mối quan hệ giữa xã hội

và con người Việc làm là nơi diễn ra các hoạt động của người lao động, những hoạtđộng này được công nhận qua những công việc mà họ đã làm và nó cũng là nơi để họthể hiện trình độ chuyên môn của mình

Về mặt xã hội tạo việc làm nhằm mục đích giúp con người nâng cao vai trò củamình trong quá trình phát triển kinh tế, giảm được tình trạng thất nghiệp trong xã hội.Không có việc làm là một trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội như:Trộm cắp, lừa đảo, nghiện hút giải quyết việc làm cho người lao động nhất là cácthanh niên

Về mặt kinh tế khi con người có việc làm sẽ thoả mãn được các nhu cầu thông quacác hoạt động lao động để thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần ổn định và nâng cao đờisống của người lao động Việc làm hiện nay gắn chặt với thu nhập Người lao động khôngmuốn làm ở những nơi có thu nhập thấp đó là một thực tế do nhu cầu đòi hỏi của xã hội.Bởi vậy tạo điều kiện có việc làm cho người lao động thôi chưa đủ mà còn tạo việc làmgắn với thu nhập cao mang lại sự ổn định cuộc sống cho người lao động

Giải quyết việc làm, tạo việc làm cho người lao động có ý nghĩa giúp họ thamgia vào qúa trình sản xuất xã hội cũng là yêu cầu của sự phát triển, là điều kiện cơ bảncho sự tồn tại và phát triển của con người

1.1.1.3 Thu nhập

Thu nhập là khoản tiền hay hiện vật trả công cho lao động khi người lao độnglàm một công việc nào đó Khoản này có thể được trả theo thời gian hoặc theo sảnphẩm mà người lao động đã hoàn thành Thu nhập luôn luôn gắn liền với việc làm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Không có việc làm thì không có thu nhập Có việc làm là có thể tạo ra thu nhập Thunhập gồm hai bộ phận hợp thành:

Thù lao cần thiết (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp mang tính chất tiềnlương) và phần có được từ thặng dư từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Tuy nhiên ở những phạm trù khác nhau, biểu hiện của thu nhập khác nhau cónhững đặc trưng riêng Vì vậy có những cách định nghĩa khác, chẳng hạn:

Tổng thu nhập của người lao động là một số tiền lao động nhận được từ cácnguồn thu và họ được quyền sử dụng cho bản thân và gia đình

Thu nhập cá nhân là tổng số thu nhập đạt được từ các nguồn thu khác nhau của

cá nhân trong thời gian nhất định, thu nhập cá nhân từ nhiều nguồn khác nhau đều từnguồn thu nhập quốc dân Thu nhập là sự phân phối và tái phân phối thu nhập quốcdân đến từng người, bất kể lao động có trong cơ quan đơn vị để làm ra sản phẩm vậtchất hay không

Thu nhập chủ yếu do các bộ phận sau cấu thành: Thu nhập từ lao động, từ kinhdoanh, từ các khoản thuế, thu nhập về lợi tức, thu nhập dạng phúc lợi và các dạng thunhập khác

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lao động, việc làm và thu nhập của lao động nông thôn

1.1.2.1 Nhóm nhân tố tự nhiên

Thứ nhất: Ruộng đất ở nông thôn.

Trong nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt, đất đai có vị trí rất quan trọng Đấtđai không chỉ là chỗ dựa, chỗ đứng của lao động như ở các nghành khác mà còn cungcấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của trồng trọt tạo điều kiện chongành chăn nuôi phát triển Do đó, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, quan trọngkhông thể thay thế được của sản xuất nông nghiệp Nếu con người biết sử dụng đất đaihơp lý và có hiệu quả thì sẽ làm tăng sức sản xuất của đất đai từ đó làm tăng năng suấtcủa cây trồng vật nuôi Đất đai được sử dụng một cách manh mún, phân tán khôngnhững gây khó khăn cho sản xuất nông nghệp mà còn ảnh hưởng tới việc làm của laođộng nông thôn Chính vì thế trong quá trình sử dụng phải biết quý trọng, sử dụng tiếtkiệm, hạn chế việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang sử dụng các mục đích khác, tìm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

mọi cách để làm cho đất ngày càng màu mỡ hơn, tạo ra nhiều sản phẩm trên một đơn

vị diện tích với chi phí thấp nhất trên một đơn vị sản phẩm

Thứ hai: Khí hậu thời tiết.

Nước ta là một nước nông nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tínhthời vụ và phụ thuộc rất lớn vào thời tiết khí hậu Chính vì vậy, ảnh hưởng rất lớn tớikết quả sản xuất của lao động nông thôn

Do điều kiện địa hình, địa mạo mà đặc điểm khí hậu, thời tiết của mỗi vùngkhông giống nhau, tạo nên một hệ thống cây trồng, vật nuôi đa dạng ở mỗi địa phươngkhác nhau Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới pha tính chất ôn đới, số giờ nắngtrong năm khá cao và nhiều đặc trưng khác rất thuận lợi cho việc trồng xen trồng gối,tăng vụ và thâm canh Nhờ những ưu thế đó, nhiều nơi đã thực hiện gieo trồng được babốn vụ trong năm, tăng nhu cầu sử dụng lao động

Bên cạnh những thuận lợi trên, nền nông nghiệp nước ta cũng gặp phải nhiềukhó khăn lớn như: Mưa nhiều và lượng mưa thường tập trung vào ba tháng trong năm,khí hậu ẩm ướt…ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp: lũ lụt, hạn hán, sâubệnh…Làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây trồng vật nuôi Vì thế, tổchức tạo việc làm cho lao động nông thôn ở mỗi vùng, mỗi địa phương cần phải căn

cứ vào yếu tố tự nhiên của địa phương mình sao cho hiệu quả nhất

Tuy tác động của điều kiện tự nhiên lên việc làm và thu nhập mang tính giántiếp, nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu, quy mô và chất luợng của việc làmtại các địa phương, đặc biệt là vùng nông thôn

1.1.2.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội

Thứ nhất: Dân số và lao động.

Dân số và sự phát triển xã hội là những yếu tố vận động theo những quy luậtkhác nhau trong quá trình tái sản xuất xã hội nhưng lại có quan hệ hữu cơ với nhau.Một trong những mối quan hệ quan trọng giữa dân số và lao động là vấn đề tăngtrưởng lao động và cơ hội tạo việc làm phù hợp

Tốc độ tăng dân số tự nhiên ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị nhưng đấtđai có hạn làm cho diện tích bình quân đầu người nói chung có xu hướng giảm xuống

Ở nhiều vùng nông thôn, nông dân đã cố gắng thay đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện tốt

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

việc luân canh tăng vụ, mở rộng diện tích gieo trồng nhân hệ số sử dụng ruộng đất lên2-3 lần/năm Tuy nhiên, thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp rất thấp và ngành nghềdịch vụ bắt đầu phát triển cũng làm cho đời sống của nông dân gặp khó khăn Do đóviệc làm ở nông thôn sẽ rất thiếu, vì vậy đã diễn ra hiện tượng di dân từ nông thôn rathành thị để kiếm việc làm Một vấn đề cấp thiết hiện nay là tạo ra nhiều việc làm cholao động ở khu vực nông thôn.

Thứ hai: Vốn đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

Vốn là nhân tố quan trọng để đầu tư mở rộng sản xuất Vốn được đầu tư vàosản xuất và dùng vào mục đích khác nhau như nhu cầu sinh sống trước mắt, hiện nayvốn đầu tư của các hộ nông dân được tập trung vào mở rộng sản xuất kinh doanh hànghóa theo mô hình trang trại với số vốn tương đối lớn Tiềm năng của nguồn vốn này làrất to lớn vì nó phụ thuộc vào thu nhập của hộ nông dân, khi năng lực sản xuất tăng,năng suất lao động tăng thì thu nhập của hộ nông dân cũng tăng lên Nếu vốn được sửdụng hiệu quả, hợp lí sẽ thu hút nhiều lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập chongười dân

Muốn có việc làm với năng suất lao động và thu nhập cao thì phải có kỹ thuật máymóc thiết bị công cụ lao động, công nghệ tiên tiến Việc sử dụng máy móc sẽ thay thếđược nhiều lao động thủ công giảm nhẹ cường độ làm việc Việc đầu tư máy móc thiết bịmột mặt làm tăng năng suất lao động nhưng mặt khác làm giảm khả năng thu hút laođộng Ở điều kiện nguồn lao động dồi dào, dư thừa, người ta chỉ nghĩ đến cơ khí hóa khi

đã tìm được các giải pháp khả ái giải quyết số lao động dư ra do máy móc thay thế

Thứ ba: Thị trường .

Thị trường là yếu tố quan trọng, quyết định đến mở rộng việc làm và tăng thunhập của người lao động ở khu vực nông thôn Tuy nhiên, thị trường sản phẩm nôngnghiệp nước ta còn phải đối đầu với không ít khó khăn và thách thức Khó khăn dochất lượng nông sản phẩm kém, trong khi đó công nghiệp bảo quản phát triển chậm sovới tốc độ tăng trưởng của sản xuất, trồng quá nhiều nông sản mà sức mua của thịtrường có hạn nên dẫn đến dư thừa sản phẩm Khó khăn nữa là kiến thức và thông tinthị trường nước ta thấp Nông dân nhiều vùng không xuất phát từ thị trường, điều này

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu, sản phẩm tiêu thụ khó khăn với giá rẻ Vì vậy,

để ổn định thu nhập và việc làm cho người dân vai trò nhà nước là cực kỳ quan trọngtrong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, phát triển công nghiệp chế biến

và đặc biệt là định hướng cho nông dân phát triển nông sản hàng hóa nhằm tạo ranhiều việc làm giảm bớt lao động nông thôn

Thứ tư: Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn.

Chính sách nông nghiệp nông thôn là tổng thể các biện pháp kinh tế phi kinh tếcủa nhà nước có liên quan đến nông nghiệp nông thôn nhằm tác động vào nông nghiệpnông thôn theo những mục tiêu nhất định trong một thời hạn nhất định

Ở Việt Nam từ những năm 1980 trở lại đây Đảng và nhà nước áp dụng hàngloạt chính sách nông nghiệp nông thôn: Chính sách giao quyền sử dụng đất ổn định vàlâu dài đến hộ nông dân đã tạo ra sự yên tâm phấn khởi, khuyến khích người nông dânđầu tư lâu dài vào sản xuất Quyền tự chủ tính sáng tạo của nông dân được phát huy

Các chính sách cho vay vốn đến các hộ nông dân vay vốn theo dự án, vay vốntính chất thông qua hội đồng nông dân, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên đã tạo điều kiện

mở rộng nghành nghề tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.Nhờ đó đời sống nhân dân nhiều hộ đã đi lên, tỷ lệ hộ nghèo đã và đang giảm

Các chính sách đầu tư với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” đãhuy động nguồn vốn của trung ương và địa phương nhất là nguồn vốn trong nhân dânvào xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn hệ thống điện, các công trình thủylợi tưới tiêu, vì thế năng suất cây trồng vật nuôi được nâng cao

Như vậy, chính sách nông nghiệp đóng vai trò quan trọng và là yếu tố bao trùmtác động mạnh mẽ, bảo đảm sự thành công của chiến lược phát triển kinh tế xã hộinông thôn

Thứ năm: Giá cả nông sản.

Giá cả nông sản là nhân tố quyết định đến thu nhập của lao động nông nghiệpkhi khối lượng sản xuất như nhau Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa,đồng thời biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế cung - cầu, tích lũy và tiêu dùngtrong nước và nước ngoài…Giá cả là quan hệ lợi ích kinh tế, là tiêu chuẩn để doanhnghiệp lựa chọn các mặt hàng kinh doanh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Giá của các mặt hàng nông sản thường dao động trong ngắn hạn, thường tuân theomột chu kỳ mùa vụ rõ ràng Đó là nguồn cung chỉ tập trung vào một thời điểm nhất địnhtrong năm Vào vụ thu hoạch, nguồn cung trên thị trường nhiều khiến giá giảm xuống, khi

vụ thu hoạch kết thúc, nguồn cung ít dần và giá lại tăng lên Tính chất mùa vụ và tínhvùng của sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng cực lớn đến cung nông sản làm cho giá cả củachúng thường bấp bênh Vì vậy, nhà nước cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thônnhư đường sá giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở chế biến nông sản tại chỗ sẽgóp phần ổn định giá cả hàng hóa ,ổn định thu nhập cho người nông dân

Thứ sáu: Chất lượng lao động nông thôn

Lao động nông nghiệp nước ta chiếm số lượng lớn hơn rất nhiều so với số laođộng trong các ngành khác nhưng chất lượng thì lại rất thấp Hơn nữa, đặc điểm củasản xuất nông nghiệp là thường xuyên tiếp xúc với các cơ thể sống do đó đòi hỏi đàotạo nâng cao chất lượng lao động, từng bước trang bị kiến thức và kỹ năng nghềnghiệp cho lao động nông thôn nhằm tạo ra nguồn lao động đáp ứng nhu cầu phát triểnnền kinh tế theo hướng CNH, HĐH gắn đào tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập

và cải thiện đời sống của nhân dân, huy động tối đa nguồn nhân lực thúc đẩy sự nghiệpCNH, HĐH và phát triển kinh tế - xã hội là hết sức cần thiết trong nông nghiệp nôngthôn Thực tiễn cho thấy lao động nông thôn nước ta phần lớn có trình độ canh tác thấp

và lạc hậu nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất gây ra những ảnh hưởng xấuđến kết quả sản xuất nông nghiệp Vấn đề đặt ra cho nhà nước và các cấp chính quyền

là làm thế nào để cải thiện và nâng cao chất lượng lao động

Thứ bảy: Cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn lạc hậu, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra rất chậm.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động là một xu hướng tất yếu của quá trìnhphát triển nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa, tăng giá trị sản sản xuất các sản phẩm hàng hóa trên cơ sở phát huy thếmạnh của mỗi địa phương, vùng, miền Đây là chủ trương, định hướng chính sách củaĐảng và Nhà nước trong quá trình đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn,nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

Nền kinh tế nông thôn Việt Nam hầu như chỉ mang tính tự cung tự cấp, kinh tếhàng hoá phát triển khó khăn vì thế người lao động chỉ có thể tìm được việc làm ởngành trồng trọt hoặc chăn nuôi Tính chất tự cấp tự túc của các nền kinh tế tại các địaphương này không tạo cho người làm nông nghiệp có thu nhập cao và cũng không thểtạo ra các cơ sở kinh tế quy mô lớn vì thế xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ góp phầnphân công lại lao động phù hợp hơn và sử dụng nguồn lao động nông nghiệp hợp lý hơn.

1.1.3 Tình hình lao động, việc làm của lao động nông thôn nước ta

1.1.3.1 Dân số và lao động nông thôn Việt Nam

Số lượng, tốc độ gia tăng và cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn tới nguồn laođộng và vấn đề giải quyết việc làm của mỗi quốc gia Dân số, lao động và việc làm lànhững vấn đề có liên quan mật thiết với nhau

Theo số liệu điều tra mới đây nhất của Viện chính sách và chiến lược phát triểnnông nghiệp nông thôn (Ipsard), mỗi năm tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệpgiảm 1,5% Đặc biệt, tốc độ giảm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đang có xuhướng nhanh hơn trong những năm gần đây khi cơ hội việc làm trong lĩnh vực phinông nghiệp phát triển mạnh Theo Tổng cục Thống kê: Lực lượng lao động từ 15 tuổitrở lên năm 2011 của cả nước là 51,39 triệu người, tăng 1.97% so với năm 2010 Lựclượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12% Tỷ trọng laođộng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,7% năm 2010 xuống 48,0%năm 2011; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,7% lên 22,4%; khu vực dịch

vụ duy trì ở mức 29,6%

Đối với các nước phát triển số lượng lao động nông thôn chiếm số lượng rất ít

vì do nền công nghiệp hiện đại, các ngành kinh tế quốc dân ngày càng mở rộng đòi hỏinhiều lao động nên lao động nông nghiệp nông thôn phải chuyển sang để bổ sung chocác ngành đó Đối với nước ta thì ngược lại: Lao động nông nghiệp nông thôn lạichiếm số lượng lớn hơn rất nhiều so với số lao động trong các ngành khác Sở dĩ cóđiều này là do xuất phát là một nước nông nghiệp chưa thực hiện xong quá trình côngnghiệp hóa đất nước, người dân đa số vẫn sống chủ yếu bằng nghề nông Để thấy đượcđiều này chúng ta quan sát bảng số 1:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Bảng 1: Dân số và lao động nông thôn Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011

Năm Chỉ tiêu

Thứ nhất, đó là nguyên nhân kinh tế: Hầu hết các nhà kinh tế học, các nhà xã hộihọc đều nhất trí cho rằng hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị có thể được giảithích chủ yếu bằng nguyên nhân kinh tế Những nhân tố này bao gồm không chỉ bởi lựcđẩy quen thuộc từ nơi xuất cư như: thiếu đất canh tác, thiếu việc làm, thu nhập thấp… màcòn bởi lực hút từ những nơi nhập cư: cơ hội việc làm có tính ổn định, thu nhập cao hơn

so với nơi ở cũ… Các nghiên cứu đều cho thấy: tiền lương, thu nhập, việc làm, mức độthất nghiệp… đều ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định di cư của người dân

Thứ hai, là nguyên nhân phi kinh tế, như: vấn đề chất lượng cuộc sống, nhữngngười di dân muốn có cuộc sống tốt hơn thông qua cuộc sống ở thành thị, nơi có ánhđèn rực rỡ của thành phố, nơi đó có các phương tiện giao thông, phương tiện thông tinđại chúng… được hiện đại hóa, nơi có hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ phát triển; vấn

đề về phong tục tập quán và các nhân tố xã hội khác cũng tác động sâu sắc tới quátrình di dân từ nông thôn ra thành thị

Những năm gần đây chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách nhằm thúc đẩyquá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và đã được những thành tựu to lớn, cơ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

sở hạ tầng cũng được nâng cấp, nhiều ngành kinh tế quốc dân được phát triển đòi hỏinhu cầu lao động với số lượng lớn Thêm vào đó nền kinh tế phát triển kéo theo sựphát triển của khoa học kỹ thuật, chúng được áp dụng ngày càng nhiều vào trong nôngnghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động dẫn đến hiện tượng dư thừa lao động trongnông nghiệp buộc họ phải chuyển sang các ngành kinh tế khác Với những lý do chínhtrên đã làm cho số lao động trong nông nghiệp trong những năm qua có xu hướnggiảm dần về cả mặt tương đối lẫn tuyệt đối.

1.1.3.2 Thực trạng việc làm của lao động nông thôn

Trong những năm đổi mới vừa qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh

tế to lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp Mặc dù đạt được những thành tựutrên, song do sức ép về dân số, vấn đề lao động và việc làm vẫn là vấn đề hết sức bứcxúc vì do tốc độ gia tăng dân số trước đây quá nhanh nên số người bước vào độ tuổilao động ngày càng tăng, tốc độ giải quyết việc làm không thể nào tăng kịp với tốc độtăng của nguồn lao động

Tốc độ gia tăng dân số cũng tác động lên việc làm và thu nhập một cách rõ rệt.Khi tỷ lệ tăng dân số cao, một mặt đòi hỏi tăng thêm thu nhập để nuôi dạy số trẻ emđược sinh ra, mặt khác cha mẹ chúng phải đầu tư thời gian để trông nom, chăm sóc,giảm khả năng tìm việc làm để tăng thu nhập dẫn đến những mâu thuẫn giữa yêu cầu

về thu nhập và khả năng đáp ứng nhu cầu đó Mặt khác, chỉ sau một số năm các côngdân này đã đến tuổi lao động, bổ sung thêm vào nguồn nhân lực, làm cho nguồn nhânlực thêm dồi dào, phong phú và tất yếu kèm theo đó là yêu cầu cao hơn, sức ép lớnhơn cho vấn đề giải quyết việc làm So với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cónguồn lao động rất dồi dào và sung sức với 46,7 triệu lao động, trong khi hàng năm bổsung thêm hơn 1 triệu người đến tuổi lao động

Thời gian vừa qua, việc làm nông thôn phụ thuộc chủ yếu vào đất canh tác Vớidân số và nguồn nhân lực ngày càng tăng ở nông thôn, làm cho quỹ đất của Việt Namtính bình quân đầu người vốn đã thấp nay còn thấp hơn, khó khăn nhiều hơn cho việctạo việc làm ở nông thôn Bên cạnh đó quá trình đô thị hóa được đẩy nhanh thì quỹ đấtcanh tác bị thu hẹp lại, nhiều lao động bị mất đất hoặc thiếu đất sẽ phải chuyển hướng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

tìm việc làm mới hoặc chuyển nghề Rõ ràng, việc không sử dụng đất đai tốt cũng làyếu tố làm cho lao động khu vực nông thôn thiếu việc làm.

Dựa vào bảng số liệu 2 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm giaiđoạn 2009 – 2012 nước ta có xu hướng giảm dần Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thànhthị luôn cao hơn khu vực nông thôn và ngược lại tình trạng thiếu việc làm ở khu vựcnông thôn thường cao hơn khu vực thành thị

Bảng 2: Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2009 – 2012

Đơn vị tính: %

2012, cứ 1000 người đang làm việc ở khu vực nông thôn thì có khoảng 33 người thiếuviệc làm, tỷ lệ thiếu việc làm này diễn ra theo xu hướng cao ở những tháng đầu năm vàthấp hơn ở những tháng cuối năm; nguyên nhân của hiện tượng này là do các cơ sở sảnxuất thường giãn việc vào đầu năm và đẩy mạnh sản xuất trở lại vào cuối năm

Thời gian nông nhàn của lao động nông thôn thấp: Lao động nông hộ chỉ tậptrung vào thời điểm xuống giống và thu hoạch nên thời gian còn lại thì nông hộ không

có việc làm hoặc rất ít việc Ngoài ra, các hoạt động dịch vụ và thương mại khác hầunhư không phát triển vì thế nhu cầu sử dụng lao động rất thấp nên có hiện tượng di cư

từ nông thôn ra thành thị để có cơ hội tìm việc làm tốt hơn và tăng thu nhập

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

Những năm gần đây công tác dạy nghề đã có nhiều tiến triển, nhiều lao động đã

ý thức được việc học nghề và số người tham gia các khóa đào tạo tăng rõ rệt Quy môđào tạo dạy nghề trong những năm qua tăng nhanh, chỉ tiêu đào tạo bình quân hàngnăm tăng 20% Nhiều địa phương đã khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chứcđoàn thể dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là lứa tuổi thanh niên nhằm phát triểnnghề truyền thống

CNH nông thôn là chủ trương xây dựng nông thôn Việt Nam phát triển bềnvững và thu hẹp khoảng cách khác biệt giữa thành thị và nông thôn Vì vậy mục tiêuchủ yếu về giải quyết việc làm cho người lao động nước ta giai đoạn 1010-1020 làhình thành một lực lượng lao động xã hội đông đảo cơ cấu và chất lượng phù hợp vớinền kinh tế thị trường Muốn vậy phải thực hiện được hai mục tiêu cụ thể sau:

- Xây dựng đội ngũ lao động có chất lượng cao, nắm vững khoa học công nghệhiện đại hóa đất nước, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực

- Thực hiện toàn dụng lao động, phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thịdưới 4%, tăng tỷ lệ sử dụng có hiệu quả thời gian lao động ở nông thôn lên 85%, tạotrên 74 triệu chỗ làm việc mới cho người lao động Điều đó cần phát huy tối đa cácvùng, lĩnh vực và ngành nghề mới, lựa chọn và áp dụng công nghệ thích hợp, sử dụngnhiều lao động để nhiều người có việc làm, bao gồm cả phụ nữ, người vị thanh niên,người nghèo, người tàn tật Thông qua giải quyết việc làm mà góp phần đảm bảo chocác gia đình có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trungbình của người dân nơi cư trú, giảm số hộ nghèo xuống khoảng 6% năm 2015

Để đạt được mục tiêu trên đây, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã vàđang thực hiện nhiều giải pháp có tính khả thi, trong đó việc quan trọng hàng đầu làtập trung nghiên cứu, hoạch định chiến lược về cung cầu lao động, nâng cao năng lực

dự báo, phân tích về lao động, việc làm đồng thời chú trọng tăng nguồn lực đầu tư chogiải quyết việc làm trong nước và xuất khẩu lao động, đặc biệt chú trọng đối tượngnghèo; tăng cường đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động trong nước vàthị trường lao động nước ngoài, chú trọng đến yếu tố ngoại ngữ, văn hoá, phong tục,tập quán, pháp luật của nước sở tại cho lao động Việt Nam khi xuất khẩu lao động;tăng cường công tác quản lý nhà nước, xử lý tốt mối quan hệ giữa nước ta với các

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

nước tiếp nhận lao động, bảo vệ quyền lợi người lao động xuất khẩu; có chính sách hỗtrợ đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở 61 huyện nghèo nhất cả nước.

1.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá lao động, việc làm, thu nhập của lao động nông thôn

Th: Tổng số lao động thất nghiệp (người)

Tlđ: Lực lượng lao động nông thôn

1.1.4.2 Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc

Tỷ suất sử dụng thời gian làm việc của lao động trong năm là tỷ số giữa sốngày lao động bình quân của một lao động đã sử dụng vào sản xuất so với tổng sốngày người lao động có thể làm việc được trong năm ( tính bình quân cho một laođộng nông thôn)

Tỷ suất sử dụng thời gian lao động được tính theo công thức sau :

Tq = X 100

Trong đó :

Tq: Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động nông thôn trong năm (%)

Nlv: Tố ngày lao động bình quân của một lao động trong năm ( ngày)

Tng: Số ngày làm việc có thể huy động trong năm của một lao động nông thôn (ngày).Quỹ thời gian làm việc của lao động nông thôn trong năm là số ngày trung bìnhmột lao động có thể dùng để sản xuất kinh doanh hoặc ngành nghề dịch vụ trong năm.Chỉ tiêu này nói lên trình độ sử dụng lao động theo ngày, qua đó ta thấy được tỷ lệ quỹthời gian chưa sử dụng hết cần phải huy động trong năm

1.1.4.3 Năng suất lao động

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Năng suất lao động trong nông nghiệp là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trình độ

sử dụng lao động trong lĩnh vực này, gia tăng năng suất lao động là điều kiện cho phépthực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp, nông thôn

Theo Mác: “Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích và

nó được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” Năng suất lao

động nguồn lao động chính là biểu hiện tổng thể các năng suất lao động của cá nhânngười lao động Nhưng khi năng suất lao động nguồn lao động tăng thì năng suát laođộng cá nhân tăng, còn khi năng suất lao động cá nhân tăng thì năng suất lao độngnguồn lao động chưa chắc đã tăng do sự trì trệ, không hiệu quả của một số lao độngtrong quá trình sản xuất

Năng suất lao động cá nhân (W) biểu hiện bằng một số chỉ tiêu sau:

- Năng suất lao động tính bằng hiện vật: Là khối lượng sản lượng hiện vật đượcsản xuất ra trong một thời gian nhất định được tính như sau:

W = Q/PTrong đó:

W: Năng suất lao động cá nhânQ: Tổng số sản lượng được sản xuất ra và được nghiệm thu bằng hiện vậtP: Tổng số công nhân

- Năng suất lao động tính bằng giá trị: Là lượng giá trị (quy ra tiền) của tất cảcác sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian

W = Q/TTrong đó:

W: Năng suất lao động cá nhân đo bằng giá trịQ: Tổng sản lượng

T: Tổng số lao động

- Năng suất lao động tính bằng thời gian lao động (lượng lao động): Được đobằng lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

L = T/QTrong đó:

L: Lực lượng lao động của một sản phẩm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

T: Tổng thời gian lao động đã hao phíQ: Số lượng sản phẩm sản xuất ra và được nghiệm thu

1.1.4.4 Thu nhập bình quân của một lao động

Hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp nước ta, hộ gia đình được coi là đơn vịkinh tế tự chủ Thu nhập của hộ là toàn bộ các khoản thu nhập bằng tiền, giá trị hiệnvật (kể cả các khoản phúc lợi xuất hiện không mất tiền) mà người lao động cũng nhưgia đình nhận được trong thời gian nhất định

Thu nhập bình quân của một hộ (lao động)/năm được tính theo công thức:

Thu nhập = Thu từ tiền công tiền lương + thu từ sản xuất nông, lâm, ngư + thu

từ sản xuất kinh doanh ngành nghề, dịch vụ + các khoản thu khác

Trong đó:

Thu từ tiền công tiền lương:

- Tiền lương, tiền công (không kể bảo hiểm xã hội)

- Phụ cấp làm thêm giờ, nghỉ trưa, ăn giữa ca, phụ cấp

- Phụ cấp độc hại

- Thưởng và các khoản khác

- Các khoản trợ cấp

Thu từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:

Thu nhập từ sản xuất nông, lâm, ngư = Tổng thu từ nông, lâm, ngư – chi phí sản xuấtChi phí sản xuất nông, lâm, ngư = Chi phí vật chất + chi phí dịch vụ + cáckhoản chi khác + các khoản đã nộp

Thu từ sản xuất kinh doanh ngành nghề, dịch vụ:

Thu từ sản xuất kinh doanh ngành nghề dịch vụ = Tổng thu các hoạt động sản xuấtkinh doanh ngành nghề, dịch vụ - chi phí sản xuất kinh doanh các ngành nghề, dịch vụ

Các khoản thu khác được tính vào thu nhập của hộ:

- Giá trị hiện vật của người ngoài biếu, cho, mừng

- Lương hưu, trợ cấp mất sức, trợ cấp mất việc một lần

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Kinh nghiệm GQVL cho người lao động ở Đài Loan

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

Đài Loan là một nước có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, mật độ dân số cao,diện tích canh tác bình quân đầu người vào loại thấp nhất thế giới Kinh nghiệm giảiquyết việc làm ở Đài Loan có 2 điểm đáng chú ý:

Thứ nhất, Cải cách ruộng đất và phát triển mạnh các trang trại nông nghiệp, đa

dạng hoá sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hoá nông thôn

Thứ hai, Phát triển các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn.

Năm 1953, Đài Loan có 679000 trang trại, quy mô mỗi trang trại là 1,29 ha.Năm 1991 có 823356 trang trại với quy mô bình quân là 1,08 ha Nông nghiệp ĐàiLoan phát triển mạnh mẽ theo hướng đa dạng hoá và có hiệu quả kinh tế cao, các trangtrại đã đẩy mạnh phát triển ngành phi nông nghiệp Đến năm 1994, số trang trại sảnxuất thuần nông chỉ còn 9% tổng số trang trại của cả nước Các hoạt động phi nôngnghiệp phát triển mạnh mẽ, từ năm 1950 đến 1970 đã có 800000 lao động chuyển từ nôngnghiệp sang các ngành phi nông nghiệp Điều đó có ý nghĩa to lớn trong giải quyết việc làmcho người lao động

Một vấn đề hết sức quan trọng đối với việc giải quyết việc làm cho người laođộng nông thôn ở Đài Loan là việc xây dựng các xí ngghiệp vừa và nhỏ mang tính giatộc Đài Loan đã phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn phần nhiều là sựkết hợp giữa các thành viên trong gia đình và trong gia tộc, vì thế nên có tính hỗ trợ cao

1.2.2 Kinh nghiệm GQVL cho người lao động nông thôn của tỉnh Long An

Theo Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyếnkhích phát triển công nghiệp nông thôn, đây là sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND,UBND nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn tăng thu nhập, giảm nghèogóp phần đẩy nhanh tiến độ đưa dân vào trong các cụm, tuyến dân cư Trung tâmKhuyến công (TTKC) Long An trong thời gian qua là cầu nối giữa doanh nghiệp vàngười lao động nông thôn Căn cứ vào nhu cầu đào tạo nghề của các huyện, thị trongnăm 2007, TTKC đã ký hợp đồng thoả thuận hỗ trợ dạy nghề với các doanh nghiệpsản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm TTKC

sẽ phối hợp với Phòng kinh tế, các tổ chức đoàn thể mở các lớp dạy nghề đan lục bình,bảo trì máy nông nghiệp ở các huyện Thủ Thừa, Thị xã Tân An, Châu Thành, MộcHóa, Tân Thạnh, Đức Huệ Doanh nghiệp sẽ hỗ trợ kỹ thuật trong khâu đào tạo, TTKC

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

lo kinh phí dạy nghề và sẽ hỗ trợ cho học viên chi phí đào tạo nghề Trước mắt, TTKCđào tạo nghề gắn với sản xuất, khi đào tạo xong người lao động sẽ có việc làm ngay,sản phẩm làm ra được doanh nghiệp tiêu thụ.

Dân số toàn tỉnh năm 2007 là 1456440 người trong đó số dân nông thôn chiếm

1194282 người (chiếm 82%); số lao động hoạt động kinh tế là 767544 người (lao độngkhu vực nông thôn là 629386 người chiếm tỷ lệ 82%); tỷ lệ thất nghiệp bình quân hàngnăm là 4,8% Bình quân số lao động nông nhàn của mổi huyện là 8500 người/ nămtrong giai đoạn từ 2006-2010

Để khắc phục tình trạng lao động gia tăng ở nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp,Đảng đã đề ra chủ trương phải chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng giảmdần tỷ trọng thuần nông, tăng dần tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ, tạonhiều việc làm tại chỗ để thu hẹp và tiến tới xóa bỏ đói nghèo, tăng thu nhập, nâng cao đờisống nông dân, xây dựng nông thôn mới, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp và nôngthôn Để giải quyết vấn đề này, tỉnh ủy Long An đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TUngày 03/4/2007 về phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo,trong đó vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vấn đề cấp bách cần phải tiếnhành, thực hiện đựơc việc này sẽ tạo điều kiện cho lao động trong nông thôn tự tạo việclàm, đồng thời các ngành nghề và lao động phi nông nghiệp ở nông thôn phát triển

1.2.3 Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về vấn đề giải quyết việc làm

Giải quyết việc làm cho người lao động vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, vừamang tính cấp bách, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành,các tổ chức chính trị, xã hội và của chính người lao động Nhà nước, các cấp có tráchnhiệm xây dựng chương trình giải quyết việc làm hàng năm và từng thời kỳ, đề ra cácchỉ tiêu tạo việc làm, các giải pháp thực hiện, có hệ thống các chính sách ưu đãikhuyến khích có liên quan đến tạo nhiều chỗ việc làm mới thu hút lực lượng lao động

và có trách nhiệm đối với lao động

Từ quan điểm giải quyết việc làm là trách nhiệm của nhà nước và chỉ làm việctrong hai thành phần kinh tế cơ bản: Quốc doanh và Hợp tác xã trong thời kỳ kế hoạchhóa tập trung, thì nay quan điểm của Đảng và Nhà nước ta có nhận thức hoàn toànmới: “Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động Mọi công dân đều được tự dohành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật, phát triển dịch vụ việc làm” (Vănkiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII).

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng đã đề ra mục tiêu giải quyết việc làm:

“Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các vùng sử dụngđất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở CN, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới.Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỉ trọng làm nôngnghiệp, tăng tỉ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ Tạo điều kiện để lao độngnông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả ở nước ngoài, đầu tưmạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa,biên giới hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”

Lao động và việc làm vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề xã hội nhân văn vàchính trị Văn kiện đại hội X của Đảng đã nêu rõ: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyếtđịnh để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xãhội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân…”

Những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều giải pháp và chính sách đồng

bộ nhằm phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm Nhà nước có địnhhướng rõ ràng chính sách phát triển nguồn nhân lực Sự phát triển nhanh và bền vữngphải bao trùm mọi mặt đời sống xã hội trong đó kinh tế là trung tâm, tăng trưởng kinh

tế phải gắn với thực tiến công bằng và tiến bộ xã hội CNH – HĐH nông nghiệp vànông thôn là một trọng điểm trong thập kỷ tới, phát triển nền nông nghiệp hàng hóakhai thác phát triển lợi thế về điều kiện sinh thái phù hợp với nu cầu thị trường tạo sựchuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng quỹ sử dụng thời gianlao động và nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn Phát huy trí tuệ conngười,phát triển nguồn nhân lực, đuổi kịp trình độ tiên tiến của cả nước và khu vực,đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH và sự nghiệp đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 15/01/2017, 21:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Max-Lênin(2006 ), “Giáo trình Kinh tế chính trị”, NXB - Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế chính trị
Nhà XB: NXB - Chính trị quốc gia
2. Quốc hội(2006), “Bộ Luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, NXB - Chính trị quốc gia hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bộ Luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam”
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB - Chính trị quốc gia hà Nội
Năm: 2006
3. Sở LĐTB & XH tỉnh Nghệ An(2009), “Tài liệu nghiệp vụ Lao động – Thương binh và xã hội”, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiệp vụ Lao động – Thươngbinh và xã hội
Tác giả: Sở LĐTB & XH tỉnh Nghệ An
Năm: 2009
4. PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp, trường Đại học Kinh tế huế Khác
5. TS.Mai Thanh Cúc, TS.Quyền Đình Hà (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, NXB – Đại học nông nghiệp Hà Nội Khác
6. Cố GSTS.Nguyễn Thế Nhã, PGS.TS Vũ Đình Thắng (2004), giáo trình kinh tế nông nghiệp, trường Đại học Kinh tế quốc dân Khác
7. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Thanh Chương giai đoạn 2010 – 2020 Khác
8. Đề án phát triển kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 và có tính đến năm 2020 Khác
9. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, UBND huyện Thanh Chương Khác
10. Các báo cáo tổng hợp của UBND huyện Thanh Chương Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w