1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Việc làm cho người lao động nông thôn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

86 315 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 728,76 KB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu của đề tàiVấn đề việc làm nói chung và việc làm cho lao động nông thôn nói riêng từ trướcđến nay đã được nhiều người quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau và đã có rấ

Trang 1

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên từ phía thầy cô, gia đình và bạn bè Qua đây, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, các thầy cô trong khoa Kinh tế chính trị, đã tận tình giảng dạy truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quí báu cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn thầy giáo Lê Quang Diên, người đã tận tình hướng dẫn, góp ý kiến và truyền đạt kiến thức cho tôi hoàn thành tốt đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Lao động Thương binh và xã hội, phòng thống kê và một số phòng ban khác của UBND huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đã cung cấp số liệu và tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn và giúp đỡ tôi nghiên cứu để hoàn thành đề tài này đúng thời gian quy định.

Xin chân thành cảm ơn những tình cảm, sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của gia đình, nhất là sự biết ơn, tưởng nhớ sâu sắc tới người mẹ vừa quá cố của tôi, cùng với những tình cảm chân thành của bạn bè trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian tôi hoàn thành đề tài này.

Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài này không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Kính mong quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến đề tài tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn và đi sâu vào thực tế hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2012 Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Lương

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3

6 Đóng góp của đề tài 4

7 Ý nghĩa của đề tài 4

8 Kết cấu của đề tài 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 5

1.1 VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 5

1.1.1 Các khái niệm cơ bản 5

1.1.2 Lực lượng lao động và việc làm cho người lao động ở nông thôn 10

1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá việc làm, thu nhập của người lao động 14

1.1.4 Tính cấp thiết của việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 17

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 17

1.2.1 Tài nguyên đất đai 17

1.2.2 Dân số và chất lượng lao động 18 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

1.2.3 Vốn đầu tư 19

1.2.4 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn 19

1.2.5 Các quan điểm của Đảng và nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động 20

1.3 KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 21

1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 21

1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Bình 21

1.3.3 Kinh nghiệm của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa 22

1.3.4 Kinh nghiệm rút ra cho huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An 23

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 26

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT – XH HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN 26

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 26

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 31

2.2 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 37

2.2.1 Quy mô và cơ cấu của lực lượng lao động nông thôn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An 37

2.2.2 Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay 44

2.2.3 Đánh giá tổng quát về thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An thời gian qua 55

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN ANH SƠN, NGHỆ AN 59

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU 59

3.1.1 Phương hướng 59

3.1.2 Mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Anh Sơn, Nghệ An trong thời gian tới 60

3.2.2 Tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề 63 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

3.2.3 Phát triển dạy nghề trong nông thôn và tư vấn việc làm cho người lao động

nông thôn 64

3.2.4 Tiếp tục khuyến khích đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ trên toàn huyện 67

3.2.5 Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lao động – việc làm 68

3.2.6 Giải pháp huy động vốn, sử dụng vốn để tạo việc làm 68

3.2.7 Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động 69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

1 Kết luận 71

2 Kiến nghị 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CN – XD : Công nghiệp – Xây dựng

KT – XH : Kinh tế - xã hộiPhòng LĐ TB&XH : Phòng Lao động Thương binh và Xã hộiPhòng TN&MT : Phòng tài nguyên và môi trường

TN TH : Tốt nghiệp tiểu học

TN THCS : Tốt nghiệp trung học cơ sở

TN THPT : Tốt nghiệp trung học phổ thông

TN – VT : Thương nghiệp – vận tải

TT CN : Tiểu thủ công nghiệpUBND Huyện : Ủy ban nhân dân huyện

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện Anh Sơn 32

Bảng 2.2: Dân số và lao động huyện Anh Sơn, Nghệ An 35

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động nông thôn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An theo độ tuổi 38

Bảng 2.4: Cơ cấu lực lượng lao động nông thôn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An theo trình độ học vấn 40

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động nông thôn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An theo trình độ chuyên môn kĩ thuật 41

Bảng 2.6: Cơ cấu lao động nông thôn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An chia theo ngành kinh tế 43

Bảng 2.7: Lí do không có việc làm 45

Bảng 2.8: Phân bổ ngày công lao động của lao động nông thôn huyện Anh Sơn 47

Bảng 2.9: Thu nhập của lao động nông thôn huyện Anh Sơn, Nghệ An 48

Bảng 2.10: Lao động huyện Anh Sơn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài năm 2010 54

Bảng 3.1 Chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm của huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An 61

Bảng 3.2 Kế hoạch xuất khẩu lao động từ 2012 – 2015 62

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu lao động nông thôn Anh Sơn theo ngành kinh tế (năm 2011) 44

Biểu đồ 2.2: Tình trạng việc làm của lao động nông thôn huyện Anh Sơn 45 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc làm là hoạt động lao động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất

và những giá trị tinh thần cho xã hội Trong thời kì hiện nay, thời kì hội nhập thì vấn đề việclàm luôn là một trong những vấn đề thời sự được quan tâm hàng đầu trong các quyết sáchphát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững

Việt Nam là quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời, lao động nông nghiệphiện đang chiếm hơn 70% lao động xã hội và đây là một nguồn lực dồi dào, đầy tiềmnăng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thành công quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, hiện nay cũng có những thách thức lớn đặt

ra cho người lao động Việt Nam Đó là yêu cầu về chất lượng nguồn lao động Người laođộng không biết nghề, hoặc biết không đến nơi đến chốn thì rất khó tìm được việc làm.Mặt khác kinh nghiệm các nước cho thấy, khi hội nhập WTO, ngành dễ bị tổn thươngnhất là nông nghiệp, nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất đó là nông dân Chính vì vậy,quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn vẫn luôn là vấn đềmang tính cấp bách

Huyện Anh Sơn là một huyện miền núi thuộc miền Tây tỉnh Nghệ An, nằm trêntuyến đường quốc lộ 7 Huyện có địa bàn khá rộng và phức tạp, địa hình hiểm trở vớinhiều lèn đá Là một huyện đông dân, thu nhập chủ yếu của người dân là từ nôngnghiệp và lâm nghiệp Lực lượng lao động nông thôn ở huyện không có việc làmchiếm tỉ lệ cao, thường phải đi làm ăn xa, công việc không ổn định, theo mùa vụ vàthất thường Chất lượng lao động thấp, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm Điều nàygây ra nhiều khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Anh Sơn nóiriêng và của tỉnh Nghệ An nói chung Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho lao độngnông thôn nói riêng và lao động của toàn huyện nói chung đang là vấn đề cấp thiết đặt

ra cho huyện Anh Sơn

Từ thực trạng trên tôi chọn đề tài “ Việc làm cho người lao động nông thôn

huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp của mình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Vấn đề việc làm nói chung và việc làm cho lao động nông thôn nói riêng từ trướcđến nay đã được nhiều người quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau và đã có rất nhiềucông trình bài viết xung quanh vấn đề này, tiêu biểu như:

- Nguyễn Quốc Tế, Vấn đề phân bổ, sử dụng nguồn lao động theo vùng và hướng

giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, NXB Thống Kê, 2003.

- TS Nguyễn Hữu Dũng - TS Trần Hữu Trung, Chính sách giải quyết việc làm ở

Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.

- Đỗ Minh Cương, Dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay, Nông thôn mới, số 91,

2003

- Lê Văn Bảnh, Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Tạp chí Lao động

và xã hội, số 218, 2003

- T.S Nguyễn Xuân Khoát, Lao động, việc làm và phát triển kinh tế - xã hội nông

thôn Việt Nam, NXB Đại học Huế.

- Th.S Hà thị Hằng, Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất ở

nước ta hiện nay, tạp chí khoa học chính trị số 06, 2008.

Ngoài ra cũng có một số đề tài khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ viết về vấn

đề việc làm ở các huyện, tỉnh trong cả nước như huyện Lạc Sơn (Hòa Bình), huyện HàTrung (Thanh Hóa), huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), huyện Nghi Lộc (Nghệ An),tỉnh Kiên Giang, Hà Tĩnh Song cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào đisâu nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về vấn đề việc làm cho người lao động ở nôngthôn huyện Anh Sơn, Nghệ An

Kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước và gắn với hoàn cảnh hiệnnay, tôi tiếp tục nghiên cứu lĩnh vực này dưới góc độ việc làm cho người lao độngnông thôn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Mục đích nghiên cứu của đề tài

Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về việc làm và giải quyết việc làm; Tìmhiểu thực trạng về lao động, việc làm và thực tiễn giải quyết việc làm cho lao độngnông thôn ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An để từ đó đề xuất những giải pháp chủTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn huyện Anh Sơn tronggiai đoạn hiện nay.

- Nhiệm vụ

+ Làm rõ vấn đề việc làm của người lao động nông thôn, sự cần thiết phải giảiquyết việc làm cho lao động nông thôn trong thời kì CNH, HĐH; phân tích nhữngnhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn để làm cơ sở đưa ranhững giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Anh Sơn,tỉnh Nghệ An

+ Khảo sát thực tế, phân tích và đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho laođộng nông thôn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An từ 2007- 2011

+ Nêu những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết cóhiệu quả vấn đề việc làm cho người lao động ở nông thôn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ

An trong thời gian tới

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng của vấn

đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài :

+ Không gian: Huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

+ Thời gian: từ năm 2007 – 2011

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài được trình bày dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, phân tích vấn đềnghiên cứu một cách khoa học và khách quan

- Phương pháp thu thập thông tin:

+Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu báo cáo của phòng laođộng, thương binh và xã hội, phòng thống kê huyện

+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

 Chọn điểm diều tra: điều tra tại 3 xã trong huyện

 Chọn mẫu điều tra: phát phiếu điều tra ngẫu nhiên cho 90 lao động tại cácđiểm điều tra

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

7 Ý nghĩa của đề tài

Làm cơ sở lí luận và thực tiễn giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các cơquan, ban ngành của huyện Anh Sơn xây dựng phương hướng, chính sách và đưa ranhững giải pháp phù hợp để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Đồng thờikhóa luận còn làm tài liệu tham khảo, học tập, nghiên cứu bổ ích cho sinh viên vànhững người quan tâm nghiên cứu vấn đề này, nhất là sinh viên các ngành kinh tế vàkinh tế chính trị

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các bảng biểu, biểu đồ, tàiliệu tham khảo, phụ lục thì đề tài kết cấu làm 3 chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc làm và giải quyết việc làm cho laođộng nông thôn

- Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện AnhSơn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

- Chương 3: Phương hướng, mục tiêu và giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làmcho lao động nông thôn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI

QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.1 VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

Từ trước đến nay ở Việt Nam đã tiến hành rất nhiều cuộc điều tra về dân số, laođộng và việc làm Nhưng do chưa thống nhất khái niệm và chuẩn mức về lao độngviệc làm, chưa có hệ thống thống kê theo dõi chính xác được việc làm và đăng kí thấtnghiệp nên trong các tài liệu, các báo cáo đã đưa ra những con số rất khác nhau về tìnhtrạng việc làm và thất nghiệp Tiếp thu có chọn lọc các khái niệm của tổ chức Laođộng quốc tế, của Bộ luật lao động Việt Nam, và một số tài liệu liên quan đến vấn đềlao động, việc làm của Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra, sau đây là một số khái niệm

về lao động và việc làm được vận dụng vào việc nghiên cứu

1.1.1.1 Khái niệm việc làm

Ngày nay quan niệm về việc làm đã và đang được các công trình nghiên cứukhoa học cũng như các phương tiện thông tin đại chúng diễn đạt theo nhiều cách tiếpcận khác nhau

Theo đại từ điển Tiếng Việt thì: “Việc làm là công việc, nghề nghiệp thường

ngày để sinh sống” [9].

Theo Tiến sĩ khoa học Phạm Đức Chính thì: “Việc làm như một phạm trù kinh

tế, tồn tại ở tất cả mọi hình thức của xã hội, đó là một tập hợp những mối quan hệ kinh

tế giữa con người về việc đảm bảo chỗ làm việc và tham gia của họ vào hoạt động kinh tế” Cũng theo ông: “Việc làm cũng là một phạm trù thị trường nó xác định khi thuê một chỗ làm việc nhất định và chuyển người thất nghiệp thành người lao

động”[11].

Trên cơ sở vận dụng khái niệm việc làm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) vànghiên cứu điều kiện cụ thể của Việt Nam, Điều 13, Bộ luật Lao động nước Cộng HòaTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

XHCN Việt Nam năm 1994, được bổ sung sửa đổi năm 2002, 2006 và 2007 quy định:

“Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa

nhận là việc làm” [2].

Như vậy, hoạt động việc làm là một hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăncấm, tạo ra thu nhập hoặc lợi ích cho cá nhân, gia đình người lao động hoặc một cộngđồng nào đó Người có việc làm là người làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề,dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sốngbản thân và gia đình, đồng thời góp một phần cho xã hội (Hội nghị quốc tế lần thứ 13của tổ chức lao động quốc tế – ILO)

1.1.1.2 Khái niệm tạo việc làm

Tạo việc làm theo nghĩa rộng, bao gồm những vấn đề có liên quan đến việc pháttriển và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động Quá trình đó diễn ra từ giáo dục, đào tạo

và phổ cập nghề nghiệp, chuẩn bị cho người lao động bước vào cuộc đời lao động, đến

tự lao động và hưởng thụ xứng đáng với giá trị lao động của mình đã tạo ra

Tạo việc làm theo nghĩa hẹp chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, chưa cóviệc làm hoặc thiếu việc làm nhằm tạo việc làm cho người lao động

Như vậy, tạo việc làm cho người lao động là phát huy, sử dụng tiềm năng sẵn

có của từng đơn vị, từng địa phương và của người lao động nhằm tạo ra những côngviệc hợp lí, ổn định và đầy đủ, song những công việc đó phải đem lại thu nhập đảmbảo thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình, phù hợp vớiđặc điểm tâm, sinh lí và trình độ chuyên môn kĩ thuật của bản thân người lao động

1.1.1.3 Các dạng việc làm

- Việc làm đầy đủ

Trong điều kiện thị trường việc làm đầy đủ được hiểu là khả năng đối với từngthành viên có khả năng lao động của xã hội tham gia vào hoạt động lao động công ích.Việc làm đầy đủ là việc làm đảm bảo phù hợp chỗ làm việc trong nhân dân

- Việc làm phụ

Đó là việc làm thêm theo nhu cầu hoặc mong muốn của người lao động để kiếmthêm thu nhập tại một cơ sở khác hoặc là ngay tại nơi chính mình đang làm việc Việclàm phụ được xếp vào nhóm những công việc kiêm nhiệm cả ở những công sở khác vàTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

cả ở nơi người lao động đang làm việc; những công việc dịch vụ lúc nhàn rỗi; buônbán lặt vặt…

- Việc làm độc lập

Đó là công việc theo chủ động cá nhân, không thu nhận lao động làm thuê khisản xuất những hàng hóa tiêu dùng và các dịch vụ khác Đồng thời người lao động làmchủ những phương tiện sản xuất nhất định và tự tổ chức công việc của mình

- Việc làm tổng thể

Đó là việc làm trong tất cả các lĩnh vực hoạt động lao động, cả trong nền kinh tếcủa đất nước, cả trong các hệ thống giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp, trong dịch vụquốc phòng, kinh tế gia đình, trong các công sở, tôn giáo và trong cả các dạng hoạtđộng công ích xã hội khác

- Việc làm linh hoạt

Loại này tồn tại dưới nhiều dạng Hình thức phổ biến nhất là khi người lao độngthỏa thuận với lãnh đạo có thể lựa chọn thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, cảkhoảng thời gian làm việc và nghỉ trưa Đồng thời bắt buộc người lao động phải tuântheo chế độ ngày làm việc hoặc quỹ thời gian theo tuần (tháng) đã quy định

- Việc làm tạm thời

Đó là những công việc theo hợp đồng hoặc là công việc khoán Loại hình côngviệc này tương đối khá phổ biến ở các nước Phương Tây Việc làm tạm thời được sửdụng rộng rãi trong các ngành thương mại, dịch vụ và xây dựng

- Việc làm theo thời vụ

Đó là loại hình việc làm gắn với những công việc theo thời vụ trong nông nghiệp,xây dựng, khai thác rừng trong các khu nghỉ, trong các ngành mía đường, đánh bắt hảisản và nhiều ngành khác với công việc không đều đặn trong năm Với loại hình nàyphần thời gian còn lại đáng kể trong năm người lao động không có việc làm Loại hìnhviệc làm này rất phổ biến ở Việt Nam, có tới gần 70% lực lượng lao động trong ngành

nông nghiệp làm việc theo thời vụ với thời gian lao động từ 65 – 75% [7].

1.1.1.4 Khái niệm thất nghiệp và thiếu việc làm

- Thất nghiệp

Theo quan niệm của tổ chức Lao Động quốc tế - ILO: “Thất nghiệp là tình

trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

Theo bộ luật lao động của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2002 qui định:

“Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm”.

Như vậy, có thể hiểu thất nghiệp là tình trạng không có việc làm, không manglại thu nhập cho người lao động còn trong độ tuổi lao động đang muốn tham gia laođộng Một người được xem là có việc làm nếu người đó sử dụng hầu hết tuần trước đó

để làm công việc được trả lương Một người được xem là thất nghiệp nếu người đótạm thời nghỉ việc, đang tìm việc hoặc đang đợi ngày bắt đầu làm công việc mới.Người không thuộc hai diện trên, chẳng hạn là học sinh dài hạn, người nội trợ hoặc

nghỉ hưu không nằm trong lực lượng lao động.

Thất nghiệp có nhiều loại:

+ Thất nghiệp tạm thời: Đây là tình trạng người lao động tự nguyện bỏ việc,

đang trong thời gian tìm việc làm mới phù hợp với khả năng, sở thích của mình

+ Thất nghiệp cơ cấu: Đây là tình trạng phù hợp giữa ngành nghề chuyên môn

và nghiệp vụ của lao động với qui trình công nghệ sản xuất, với công cụ và phươngtiện lao động cũng như các phương pháp và đối tượng gia công dẫn đến mức cầu củamột loại lao động nào đó tăng lên trong khi mức cầu một loại lao động khác giảm đicùng với mức cung không được điều chỉnh nhanh chóng

+ Thất nghiệp chu kì: Là thất nghiệp gắn với sự suy giảm theo từng chu kì của

nền kinh tế Thông thường khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ thu hút nhiều lao độngnhưng khi nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng thì tỉ lệ người thất nghiệp sẽ gia tăng vớiquy mô lớn hơn trước

+ Thất nghiệp do thiếu cầu: Là thất nghiệp khi tổng cầu nền kinh tế giảm, kéo

theo giảm cầu về lao động mà tiền lương và giá cả chưa kịp điều chỉnh

+ Thất nghiệp theo mùa vụ: Là thất nghiệp do cầu lao động dao động, thường

thay đổi vào những thời kì nhất định trong năm

- Thiếu việc làm

Thiếu việc làm có những hình thức và nguyên nhân khác so với thất nghiệp.Thiếu việc làm hay còn gọi là bán thất nghiệp hay thất nghiệp trá hình, là hiện tượngngười lao động có việc làm ít hơn mức mà mình mong muốn Như vậy, người thiếuTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

việc làm là người không có đủ việc làm theo thời gian qui định trong tuần, trong thánghoặc là làm những công việc có thu nhập thấp, không đảm bảo cuộc sống nên có nhucầu làm việc thêm để có thêm thu nhập.

Thiếu việc làm là việc làm không tạo điều kiện cho người lao động sử dụng hếtthời gian lao động và mang lại thu nhập thấp cho người lao động dưới mức tối thiểu.Thiếu việc làm tồn tại dưới hai dạng:

+ Thứ nhất, thiếu việc làm vô hình tức là tình trạng làm việc đủ hoặc vượt chuẩn

quy định về số giờ làm việc nhưng có năng suất, thu nhập thấp và họ có nhu cầu kiếmthêm hoặc tìm việc khác

+ Thứ hai, thiếu việc làm hữu hình dùng để chỉ những người lao động có việc

làm nhưng số giờ làm việc ít hơn quy định chuẩn và họ có nhu cầu tìm việc làm thêm.Người thiếu việc làm gồm những người trong tuần lễ điều tra có tổng số giờ làmviệc, làm thêm nhỏ hơn số giờ quy định, hoặc dưới 40 giờ có nhu cầu làm thêm giờ(Trừ những người làm việc có số giờ làm việc dưới 8 giờ, có nhu cầu làm thêm màkhông tìm được việc làm)

Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn tỷ lệ thất nghiệp; trong

đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị Cụ thể: Theo tổng cục thống

kê, tỉ lệ thất nghiệp năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 2,88%, trong đó khu vựcthành thị là 4,43%, khu vực nông thôn là 2,27% So sánh với năm 2009, tỉ lệ thất nghiệpchung đã giảm 0,02%, thất nghiệp thành thị giảm 0,17% trong khi thất nghiệp nông thônlại tăng thêm 0,02% (năm 2009, các tỉ lệ tương ứng là 2,9%; 4,6%; 2,25%) Trong khi

đó tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 4,5%, trong đó khu vựcthành thị là 2,04%, khu vực nông thôn là 5,47% (năm 2009 các tỉ lệ tương ứng là

5,61%; 3,33%; và 6,51%) [18].

Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay, do tác động mạnh mẽ củaquá trình toàn cầu hóa kinh tế, ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức thì thất nghiệp vàthiếu việc làm là điều khó tránh khỏi Trước tình hình đó đã đặt ra một vấn đề nóngbỏng là phải giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm như thế nào? Để hạn chếtình trạng thất nghiệp thông qua chính sách việc làm, một mặt phải tạo ra những nơi làmmới, những công việc mới; mặt khác cần phải giúp người lao động tránh được nguy cơTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

thất nghiệp thông qua việc đào tạo và đào tạo lại…Bên cạnh đó nên có chính sách trợcấp cho người thất nghiệp.

1.1.2 Lực lượng lao động và việc làm cho người lao động ở nông thôn

1.1.2.1 Đặc điểm của lực lượng lao động ở nông thôn

Lực lượng lao động (theo định nghĩa của tổ chức Lao động Quốc tế - ILO) là bộphận dân số trong độ tuổi quy định (tùy thuộc vào từng nước) thực tế có thể tham gialao động và những người không có việc làm nhưng tích cực tìm việc làm

Khái niệm trên được nhiều nước trên thế giới áp dụng, nhưng điều khác chủ yếu

ở mỗi nước là ở độ tuổi quy định Ở Việt Nam, độ tuổi lao động tối thiểu là 15 tuổi, tối

đa là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ

Lực lượng lao động ở nông thôn là một bộ phận lao động chung của cả nước sinhsống và làm việc ở khu vực nông thôn Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận dân

số có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên có việc làm hay không có việc làm và đang tìm kiếmviệc làm Lực lượng lao động ở nông thôn có một số đặc điểm sau:

- Nguồn lao động ở nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và tăng nhanh

Việt Nam có nguồn lao động nông thôn rất dồi dào Cả nước có tới 80% dân số

và 70% lao động sống và làm việc tại nông thôn Hàng năm lao động cả nước tăng từ3,4 – 3,5%, trong đó nguồn lao động nông thôn đã tăng nửa triệu Lực lượng lao độngtrẻ này có ưu điểm là khỏe, có khả năng tiếp thu kiến thức nhanh, nắm bắt kĩ thuật tốt

Vì vậy nếu được bồi dưỡng trình độ chuyên môn kĩ thuật đầy đủ thì lực lượng này cókhả năng sử dụng các máy móc công nghệ tiên tiến, hiện đại Thị trường lao độngnông thôn ở Việt Nam ngày càng rộng lớn, tuy nhiên việc tăng nhanh về số lượng laođộng ở nông thôn đã gây ra những sức ép lớn về vấn đề tạo việc làm, dẫn đến nảy sinhnhững mâu thuẫn trong quá trình giải quyết việc làm

- Nguồn lao động ở nông thôn phân bổ không đều giữa các ngành, các vùng

Hiện nay cơ cấu lao động ở nông thôn nước ta còn tồn tại nhiều bất cập Phần lớnlao động nông nghiệp chỉ trồng trọt và chăn nuôi, còn các ngành nghề khác chiếm tỉtrọng rất ít Điều này cho thấy nước ta lực lượng lao động nông thôn phân bổ chưa hợp

lí, phần lớn còn tùy thuộc vào trạng thái tự nhiên, do đó chưa hình thành được cácvùng chuyên canh lớn, mặt khác, ở từng vùng lại có sự khác nhau về trình độ phátTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

triển lực lượng sản xuất và điều kiên KT – XH nên sự gia tăng về số lượng lao độngcũng không giống nhau Vấn đề này tạo ra khoảng cách ngày càng lớn về sự mất cânđối giữa lao động và tư liệu sản xuất Bên cạnh đó xảy ra tình trạng di dân ngày mộtđông từ nơi có điều kiện sản xuất không thuận lợi đến nơi có điều kiện sản xuất thuậnlợi hơn Quá trình này kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động.

- Nguồn lao động ở nông thôn còn thiếu việc làm, thu nhập thấp

Phần lớn lực lượng lao động ở nông thôn chủ yếu sản xuất trong lĩnh vực nôngnghiệp Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp nên tuy tỉ lệ thất nghiệp thấp những tìnhtrạng thiếu việc làm rất phổ biến Đa số lực lượng nông thôn là lao động giản đơn,công cụ lao động thô sơ, lạc hậu nên năng suất lao động thấp, cộng thêm việc làmkhông đầy đủ, ổn định dẫn đến thu nhập của người lao động thấp

- Chất lượng nguồn lao động ở nông thôn có nhiều đặc tính phù hợp với sự phát triển

nhưng cũng còn nhiều hạn chế như:

+ Chất lượng cuộc sống chưa cao, đời sống ở nông thôn dần được cải thiện

nhưng còn chậm

+ Trình độ văn hóa của người lao động ở nông thôn thấp.

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề của người lao động ở nông thôn

còn nhiều hạn chế [11].

1.1.2.2 Đặc điểm việc làm ở nông thôn

Đại bộ phận dân cư sinh sống ở nông thôn và chủ yếu làm việc trong lĩnh vựcnông nghiệp Nông thôn có nhiều loại việc làm, phản ánh tất cả lĩnh vực của đời sống

KT – XH ở nông thôn

Việc làm của người lao động ở nông thôn gắn liền với môi trường, điều kiện sinhsống và làm việc của người lao động Và chính môi trường, điều kiện đó đã ảnh hưởngđến việc làm của họ, thậm chí quyết định việc làm của họ Ở nông thôn các hoạt độngsản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ)thường bắt nguồn từ kinh tế hộ gia đình Các thành viên trong hộ gia đình có thể tựchuyển đổi, thay thế để thực hiện công việc của nhau, vì thế mà việc chú trọng thúcđẩy phát triển các hoạt động kinh tế khác nhau của kinh tế hộ gia đình là một trongnhững biện pháp tạo việc làm hiệu quả

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

Khả năng thu hút lao động trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi với các câytrồng vật nuôi khác nhau sẽ khác nhau, đồng thời kéo theo thu nhập lúc đó cũng có

sự khác nhau rõ rệt, vì thế mà việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theohướng thu hút nhiều lao động cũng là biện pháp tạo việc làm ngay bên trong sản xuấtnông nghiệp

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là một hoạt đông phi nông nghiệp vớimột số nghề thủ công mỹ nghệ được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong từng hộgia đình, dòng họ, làng, xã dần dần hình thành những làng nghề truyền thống tạo ranhững sản phẩm hàng hóa tiêu dùng độc đáo vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị vănhóa, nghệ thuật đặc trưng cho từng cộng đồng, vừng miền trên đất nước

Việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có: Đất đai,

cơ sở hạ tầng ( giao thông, thủy lợi, các hoạt động cung ứng giống, phân bón, phòngtrừ sâu bệnh…) Hoạt động dịch vụ nông thôn bao gồm các hoạt động đầu vào chohoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và các mặt hàng nhu yếu phẩm cho đờisống dân cư nông thôn, là thu hút đáng kể lao động nông thôn và tạo ra thu nhập cholao động

Ở nông thôn, có một số công việc không định trước được thời gian như: trôngnhà, trông con, cháu, nội trợ, làm vườn…có tác dụng hỗ trợ tích cực trong việc tăngthêm thu nhập cho gia đình Thực chất đây cũng là việc làm có khả năng tạo thu nhập

và lợi ích đáng kể cho người lao động

Tóm lại, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực tạo việc làm truyền thống và thu hútnhiều lao động tại các vùng nông thôn, nhưng diện tích đất đai canh tác giảm đã hạnchế khả năng giải quyết việc làm trong nông thôn Hiện nay những việc làm trongnông thôn chủ yếu là những công việc đơn giản, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao với

tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và công cụ cầm tay mang tính thủ công vì thế thunhập thấp Thêm vào đó việc làm của người lao đông nông thôn phần nhiều phụ thuộcvào điều kiện tự nhiên và sức lao động của chính mình Khi nền kinh tế nông thôn vẫnchủ yếu là nông nghiệp, ở đó ẩn chứa nhiều nguy có thiếu việc làm hữu hình Vì vậy

đa dạng hóa ngành nghề, mở nhiều loại hình việc làm, phát triển kinh tế, xã hội ở nôngthôn là phương hướng chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

1.1.2.3 Phân loại việc làm ở nông thôn

Ở nông thôn, người lao động chủ yếu làm việc trong nông nghiệp và nhữngngành gắn với nông nghiệp, kinh tế nông thôn Các loại việc làm ở nông thôn rấtphong phú và đa dạng với hàng trăm ngành nghề khác nhau Tuy nhiên, nếu căn cứvào tính chất công việc và loại hình công việc thì việc làm ở nông thôn được chiathành hai loại: việc làm thuần nông và việc làm phi nông nghiệp

- Việc làm thuần nông: Là những việc làm lao động trong lĩnh vực trồng trọt và chănnuôi Trong đó trồng trọt chiếm 73%, chăn nuôi chiếm 27% Trong trồng trọt câylương thực vẫn chiếm 78,2%, diện tích cơ cấu cây trồng, cây rau màu và cây côngnghiệp chỉ chiếm 21,8%; Còn chăn nuôi ở nông thôn phần lớn chỉ để tận dụng thức ăn

dư thừa và cung cấp phần nào nhu cầu thực phẩm ở nông thôn Thế mạnh của lĩnh vựcnày là người lao động được kế thừa kinh nghiệm của cha ông để lại, kiến thức nghềnông được tích lũy dần dần trong quá trình người lao động tham gia sản xuất từ nhỏ

với tư cách là người lao động phụ của gia đình [10].

- Việc làm phi nông nghiệp: Là lĩnh vực rộng lớn, gồm tất cả các ngành nghề ngoàinông nghiệp ở nông thôn Hiện nay đã có nhiều loại hình công việc ngoài nông nghiệp

ra đời và phát triển mạnh Bên cạnh sự phát triển của các làng nghề truyền thống nhưsản xuất đồ gỗ, gốm sứ, thêu… nhiều ngành nghề chế biến nông, lâm, thủy sản mớixuất hiện như: sơ chế và chế biến cà phê, vải, chế biến rau quả, thủy sản…đặc biệtcùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, dịch vụ ở nông thôn cũng phát triển mạnh

mẽ Nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đời sống trước đây chỉ có ở thành thị thì nay đã

có ở nông thôn như: dịch vụ phục vụ vệ sinh nông thôn, dịch vụ cung cấp nướcsạch…Tất cả những biến đổi đó đã tạo ra nhiều loại hình công việc làm phong phúhơn, đa dạng thị trường việc làm cho người lao động nông thôn Bên cạnh đó, việc làmphi nông nghiệp ở nông thôn có vai trò tích cực trong phát triển KT – XH ở nông thôn

Cụ thể:

+ Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ngoài việc đem lại việc làm ổn định,thường xuyên cho người lao động trong lĩnh vực ngành nghề đó, còn có khả năng thuhút thêm lao động nhàn rỗi ở nông thôn Cùng với sự phát triển của nó sẽ làm nảy sinhnhững ngành nghề mới, những hoạt động dịch vụ liên quan tạo thêm nhiều chỗ làmcho người lao động

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

+ Loại ngành nghề này mang lại cho người lao động một mức thu nhập cao và ổnđịnh hơn những người chuyên lao động nông nghiệp thuần Điều đó giúp tăng tỉ lệ hộgiàu, tăng tích lũy, tạo điều kiện cho nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đờisống cho người lao động ở nông thôn.

+ Việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn hiện nay có vai trò to lớn trong việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH

Việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn hiện nay đang phát triển phong phú đadạng Tuy nhiên, sự phát triển của loại hình này cũng gặp khó khăn do hạn chế về trình

độ tay nghề của người lao động, về công nghệ cũng như giới hạn về khả năng quản lícủa hộ sản xuất kinh doanh, về nguồn vốn cũng như phong tục tập quán Nhưng so vớiviệc làm thuần nông thì sự phát triển gia tăng của việc làm phi nông nghiệp hiện nayđang chiếm ưu thế và đang trong xu thế phát triển mạnh Bởi so với lĩnh vực thuầnnông thì lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn ít gặp những giới hạn của tự nhiên,ngược lại nó còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự phát triển của quá trình CNH, HĐH.Mặt khác, nông thôn Việt Nam đang vươn mình phát triển, điều đó tạo ra thị trườngrộng lớn cho sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp, dịch vụ và cơcấu lao động tiến bộ ở nông thôn

1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá việc làm, thu nhập của người lao động

Trang 21

Tỉ lệ thất nghiệp phản ánh tình trạng lao động không có việc làm, phản ánh trình độtay nghề của lực lượng lao động Tỉ lệ thất nghiệp càng giảm thì cơ hội việc làm chongười lao động càng cao.

- Th: Tổng số lao động thất nghiệp ( người)

- Lld: Lực lượng lao động nông thôn ( người)

Bên cạnh đó, cần tính thêm chỉ tiêu lao động thiếu việc làm để đánh giá về tìnhhình kinh tế và việc làm trong nền kinh tế

1.1.3.3 Tỉ lệ người thiếu việc làm

Là tỉ lệ phần trăm số người thiếu việc làm so với dân số hoạt động kinh tế

N tvl

T tvl = —— x 100%

D kt

Trong đó: Ttvl: Tỉ lệ thiếu việc làm

Ntvl: số người thiếu việc làm

Dkt: Dân số hoạt động kinh tế

1.1.3.4 Tỉ lệ sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động trong năm

Tỉ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động nông thôn trong năm là tỉ

số giữa số ngày mà người lao động đã sử dụng vào sản xuất hoặc dịch vụ so với tổng

số ngày mà người lao động có thể làm việc được trong một năm (quỹ thời gian làmviệc trong năm tính bình quân cho một lao động)

Trang 22

- Nlv: Số ngày đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ tính bình quân chomột lao động trong năm (ngày).

- Tng: Quỹ thời gian làm việc trong năm bình quân của lao động nông thôn (ngày)

1.1.3.5 Thu nhập của người lao động trong năm

Việc làm tạo ra thu nhập cho người lao động, chính vì vậy thu nhập của ngườilao động trong năm cao thể hiện được mức độ đã đáp ứng được nhu cầu có việc làmcủa người lao động càng tăng Căn cứ vào thu nhập cũng có thể biết được nguồn thunào, ngành nào tạo ra thu nhập chính cho người lao động

Thu nhập:I = A + B +C + D

Trong đó:

- A : Thu nhập từ tiền lương, bao gồm:

+ Tiền lương, tiền công ( không kể bảo hiểm xã hội)

+ Phụ cấp làm thêm giờ, ăn trưa, ăn giữa ca, phụ cấp

+ Phụ cấp độc hại

+ Thưởng và các khoản khác

+ Các khoản trợ cấp

- B: Thu nhập từ sản xuất nông – lâm nghiệp, thủy sản Là hiệu của Tổng thu từ nông

– lâm nghiệp, thủy sản trừ cho Chi phí sản xuất nông – lâm nghiệp, thủy sản

- C: Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh ngành nghề dịch vụ Là hiệu của Tổng thu các

hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nghề dịch vụ cho Chi phí sản xuất kinh doanhngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp

- D: Các khoản thu khác được tính vào thu nhập, gồm:

+ Giá trị hiện vật và tiền của nước ngoài gửi về cho, biếu, mừng, giúp…

+ Lương hưu, trợ cấp thôi việc một lần, đền bù cho việc mất đất.

+ Trợ cấp xã hội (thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng).

+ Bảo hiểm (Bảo hiểm thân thể, tài sản khác,…)

+ Lãi gửi tiết kiệm, lãi cổ phần.

+ Cho thuê nhà, xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện sản xuất, vận tải, nhà ở,

phương tiện sinh hoạt)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

1.1.4 Tính cấp thiết của việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trungchủ yếu ở nông thôn Vì vậy, vấn đề lao động việc làm ở nông thôn vốn tồn tại nhiềukhó khăn, nay lại càng trở nên khó khăn hơn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh

tế Hơn nữa ở nông thôn do ruộng đất canh tác ít, ngành nghề chậm phát triển, các làngnghề truyền thống dần bị mai một, sản xuất nông nghiệp chưa gắn với công cụ chếbiến và tiêu thụ sản phẩm nên số lao động thiếu việc làm, việc làm không ổn định vàthất nghiệp khá nhiều Để khắc phục tình trạng mất việc làm, một bộ phận nhữngngười mất việc làm phải phụ giúp gia đình làm mọi việc tại quê hương, một bộ phậnkhác ở lại thành phố, khu công nghiệp nhân làm thuê bất cứ công việc gì để có thêmthu nhập Cũng cần thấy rằng trong khi nhiều người mất việc làm, vẫn còn nhiều nơithiếu lao động Đó là một số cơ sở sản xuất công nghiệp và chế biến, vệ sinh côngnghiệp, tiếp thị dịch vụ; các ngành công nghiệp cần lao động có trình độ cao, cácngành ngân hàng tài chính, kinh doanh bất động sản

Nguyên nhân chính là do chất lượng lao động nông thôn còn thấp, phần lớn lựclượng lao động không được đào tạo bài bản, thiếu kĩ năng, nhất là thiếu ý thức tổ chức

kỉ luật, tác phong công nghiệp kém nên rất khó tìm được việc và nếu tìm được việc thìkhông thể trụ được lâu, dài

Từ việc hiểu được đặc điểm của việc làm ở nông thôn, biết được những nhân tốảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người lao động cũng như nguyên nhân vì sao tỉ

lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nông thôn nước ta còn cao, Đảng và Nhànước ta xác định vấn đề việc làm cho lao động nông thôn là vấn đề cấp thiết và cần cónhững chính sách sát thực để giải quyết việc làm cho người lao động một cách hợp lí

và có hiệu quả

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.2.1 Tài nguyên đất đai

Đất đai là một yếu tố của quá trình sản xuất, có vai trò đặc biệt không chỉ đối vớinông nghiệp mà còn đối với công nghiệp, dịch vụ phi nông nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

Người lao động ở nông thôn gắn bó mật thiết với đất đai như William Petty đãnói: “Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải” Vai trò của đất đai đối với conngười ở nông thôn cực kì quan trọng.

Ở Việt Nam hiện nay, lao động nông thôn chiếm tới ¾ lao động cả nước nhưnglại tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi tạo ra năng suất lao động thấp nhất

và cũng là nơi quỹ đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp và giảm dần do quá trình đôthị hóa và công nghiệp hóa Kết quả, nhiều lao động mất đất, hoặc thiếu đất dẫn đến

dư thừa lao động và thiếu việc làm Thu nhập của lao động nông nghiệp vì thế mà thấp

và thất thường bởi tính thời vụ và rủi ro cao Vì vậy, trước hiện tượng “đất chật ngườiđông” như hiện nay các cấp, các ban ngành cần có những chủ trương chính sách đểgiải quyết bài toán việc làm, thu nhập cho nguồn lao động nông thôn

1.2.2 Dân số và chất lượng lao động

1.2.2.1 Dân số

Dân số ở khu vực nông thôn nước ta có xu hướng tăng lên, nguyên nhân do trình

độ dân trí thấp, thiếu thông tin và lạc hậu Bên cạnh đó, quỹ đất đai ở khu vực nôngthôn lại có hạn Hiện nay, nhờ có chủ trương của Đảng và Nhà nước mà bộ mặt nôngthôn có nhiều thay đổi Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động nông nghiệp rất thấp, trongkhi ngành nghề dịch vụ ở nông thôn lại chưa phát triển nên đời sống của người dânvẫn còn gặp nhiều khó khăn Nạn thiếu việc làm diễn ra gay gắt, gây ra hiện tượng ditản lao động từ nông thôn ra thành thị Tình trạng này đã làm nảy sinh một số vấn đềxấu về kinh tế - xã hội, làm cho tình hình đô thị ngày càng phức tạp thêm, mặt khácđiều kiện sống và làm việc của bộ phận lực lượng lao động này không được đảm bảo

Vì vậy, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn gắn với hạn chế tốc độphát triển dân số ở nông thôn, đây là vấn đề cấp thiết hiện nay

1.2.2.2 Chất lượng lao động

Trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia hiện nay, người ta luôn xác địnhvấn đề phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo sựphát triển bền vững của mỗi quốc gia Yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội chính

là năng suất lao động, mà năng suất lao động lại phụ thuộc rất lớn đến chất lượngnguồn lao động

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Chất lượng nguồn lao động là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các yếu tố: trình độvăn hóa, trình độ kĩ thuật, tay nghề, thể trạng sức khỏe của người lao động

Lao động nông thôn ở nước ta tuy trình độ văn hóa tương đối cao nhưng đại bộphận là không được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cơ cấu chuyên ngành được đào tạomất cân đối, thể lực lao động rất hạn chế

Như vậy, có thể thấy nguồn lao động nông thôn tăng nhanh về số lượng, nhưngchất lượng còn thấp Chất lượng lao động hạn chế đã trở thành lực cản đối với quátrình chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là khả năng rút lao động nông thôn ra khỏingành nông nghiệp Bên cạnh đó, chất lượng lao động thấp ảnh hưởng trực tiếp tớinăng suất lao động xã hội, đồng thời tạo ra những rào cản đối với việc thu hút đầu tưcủa khu vực nông nghiệp, nông thôn cũng như giải quyết vấn đề việc làm cho ngườilao động, nhất là trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới hiện nay

1.2.3 Vốn đầu tư

Vốn là nhân tố quan trọng để đầu tư mở rộng sản xuất Trong nông thôn vốn bìnhquân trên đầu người không cao nhưng nếu tính toàn bộ khu vực nông thôn nước ta thìtổng vốn tiết kiệm là rất lớn Ngoài ra phần lớn các hộ đều có vay thêm từ các nguồnkhác như tư nhân, tập thể, hệ thống ngân hàng, các đoàn thể xã hội…vốn được đầu tưvào sản xuất hay dùng vào những mục đích khác nhau Nếu vốn được sử dụng có hiệuquả sẽ thu hút được nhiều lao động, tạo nhiều việc làm và tăng thêm thu nhập chongười dân

1.2.4 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn

Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt, gắn liền với quá trình hình thành vàphát triển của nền kinh tế trong giới hạn một địa phương, một quốc gia hay một khu vực

Cơ cấu kinh tế nông thôn là tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong khu vực nôngthôn, nó là cấu trúc hữu cơ các bộ phận kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn Cơ cấukinh tế nông thôn bao gồm : nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu,thủ công nghiệp và dịch vụ trong đó nông – lâm – ngư nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng

chủ yếu [1].

Mỗi một ngành, tiểu ngành đều có những đặc thù nhất định, đòi hỏi những điềukiện khác nhau về nguồn lao động Ở nước ta cơ cấu kinh tế được phân bổ theo từngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

vùng rõ rệt Ở những vùng có cơ cấu kinh tế phát triển như đồng bằng Đông Nam Bộ,vùng trọng điểm kinh tế phía nam có khả năng thu hút nhiều lao động Ở các vùngkhác nhau như: Duyên hải miền trung, Tây Nguyên, đồng bằng Sông Hồng mỗi vùng

có điều kiện tự nhiên khác nhau, phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi khác nhaunên lực lượng lao động được thu hút và sản xuất các ngành cũng khác nhau

Thực tế cho thấy nơi nào có khả năng phát triển mạnh, có cơ cấu kinh tế hiện đạithì nơi đó có lực lượng lao động tập trung nhiều

1.2.5 Các quan điểm của Đảng và nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động

Thực tiễn trong quá trình đổi mới cho thấy, giải quyết việc làm cho người laođộng nói chung và cho người lao động ở nông thôn nói riêng không chỉ là nhiệm vụcủa xã hội mà còn được coi là nhiệm vụ kinh tế - chính trị quan trọng

Giải quyết việc làm luôn mang tính thời sự, nó là mối quan tâm hàng đầu củaĐảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân

Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành hệ thống các chínhsách và cơ chế quản lí cho sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo ranhiều điều kiện thuận lời để các ngành, các hình thức kinh tế, tạo nhiều việc làm mới,đáp ứng một bước yêu cầu việc làm và đời sống của người lao động Chủ trương tạo

việc làm đã được chỉ rõ trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII: “ Khuyến khích

mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật, phát triển dịch vụ, việc làm Tiếp tục phân bố lại dân

cư và lao động trên địa bàn cả nước Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu.

Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn”[3].

Giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp là mục tiêu xã hội hàng đầu của Đảng vàNhà nước ta Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm là chương trình trọng điểm

của Nhà nước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định: “ Giải

quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức

xúc của người dân…”[4].

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

1.3 KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia có dân số đông nhất thế giới, với dân số trên 1,3 tỉngười, trong đó có khoảng 70% ở nông thôn Mỗi năm Trung Quốc có thêm một số lượnglớn lao động nông thôn và số lao động dư thừa ở nông thôn ngày một tăng thêm Đây làmột vấn đề mang tính cáp bách của nhà nước Trung Quốc, nó gây ảnh hưởng xấu đến sựphát triển nông nghiệp, nông thôn và tác động xấu đến nhiều mặt của xã hội

Để hạn chế hiện tượng đó, đưa khu vực nông thôn và thế ổn định và phát triển,đồng thời giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh, chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú ý đếncách thức sử dụng tại chỗ nguồn lao động ở nông thôn

Để đạt được mục tiêu là giải quyết việc làm cho nguồn lao động dư thừa ở nôngthôn, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các cách thức sau:

- Một là, Nhà nước thực hiện hỗ trợ nông nghiệp, tăng vốn đầu tư cho nông thôn;

tăng giá lương thực; khuyến khích người nông dân; tăng cướng đào tạo nghề cho lựclượng lao động ở nông thôn; cơ cấu lại lực lượng lao động trong nông nghiệp

- Hai là, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, từng bước hợp lí cơ cấu kinh tế Tăng

nhanh quá trình thương phẩm hóa trong nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp cótính chất hàng hóa…

- Ba là, đẩy mạnh phát triển loại hình xí nghiệp hương trấn, để tạo việc làm cho lực

lượng lao động nông thôn Loại hình xí nghiệp này có những ưu thế rất phù hợp vớitrình độ của lực lượng lao động ở nông thôn như: sử dụng vốn ít, kĩ thuật đơn giản,mức lương tương đối thấp…

- Bốn là, Đảng và nhà nước Trung Quốc đã thực hiện chính sách kế hoạch hóa dân

số, hạn chế sự phát triển của dân số và mức tăng tối đa của lao động ở nông thôn, thực

hiện đào tạo và đào tạo lại…[18].

1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ có diện tích tự nhiên là 1.535km2.Với dân số 1,85 triệu người trong đó lực lượng lao động chiếm đến 59% dân số(1.014,841 người) và tập trung chủ yếu ở nông thôn (chiếm 90% toàn tỉnh), hàng nămlại tiếp tục gia tăng làm cho sức ép về việc làm ngày càng lớn đối với khu vực này DoTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

vậy, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn luôn là nhiệm vụ cấp báchcủa tỉnh.

Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, TháiBình đã có nhiều thành tích trong phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người laođộng Từ năm 2001 đến 2004, trung bình mỗi năm có khoảng 22.300 lao động đượcgiải quyết việc làm Trong thời gian này toàn tỉnh đã xuất khẩu lao động và giải quyếtviệc làm tại chỗ cho 89.105 người và nâng tỉ lê sử dụng thời gian lao động ở khu vựcnông thôn lên 79,18% Để đạt được kết quả đó Thái Bình đã thực hiện đồng bộ cácgiải pháp, có thể đúc rút thành những bài học sau:

- Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho nông dân Thái Bình có trên 90% lao động với sốlượng 948.709 người sống ở nông thôn Bình quân mỗi năm tỉnh có 22.000 học sinh bậcphổ thông ra trường trong đó có khoảng 35% học tiếp lên các trường trung học chuyênnghiệp, cao đẳng, đại học, số còn lại rất cần học nghề để tự lập Vì vậy, Thái Bình đã tăngcường công tác đào tạo nghề, nhất là dạy nghề cho người lao động nông thôn

- Đẩy mạnh chương trình phát triển nghề và làng nghề trong khắp các địa phương củatỉnh để tạo mở việc làm Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 173 làng nghề, thu hút khoảng

25 vạn lao động, trong đó có việc làm thường xuyên là 15 vạn người

- Sử dụng có hiệu quả quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm: Từ năm 2001 đến 2004 quỹ quốcgia hỗ trợ việc làm ở Thái Bình đã cho vay trên 3.000 lượt dự án với doanh số hơn 95

tỉ đồng để giải quyết việc làm cho 3,2 vạn lao động Trong đó số người lao động cóviệc làm mới là 1,4 vạn người

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người laođộng Năm 2005, trên địa bàn đã có 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút4.000 lao động Bên cạnh đó, hiện taị toàn tỉnh có khoảng 1.025 doanh nghiệp, thu hút

gần 36.000 lao động [18].

1.3.3 Kinh nghiệm của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

Huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa là huyện nằm trong vùng đồng bằng – trung ducủa tỉnh Thanh Hóa, với diện tích đất tự nhiên là 24.450,48 ha Huyện có 24 xã và mộtthị trấn với tổng dân số là 127, 945 người nhưng dân cư phân bổ không đều, phần lớntập trung ở thị trấn và đồng bằng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Lực lượng lao động nông thôn của huyện không có việc làm chiếm tỉ lệ cao,thường phải đi làm ăn xa, công việc không ổn định, theo mùa vụ và thất thường Chấtlượng lao động còn thấp, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm Điều này gây ra nhiềukhó khăn đối với sự phát triển KT – XH của huyện nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa

nói chung [7].

Xác định rõ giải quyết việc làm là vấn đề bức xúc, trong thời gian qua huyện đãtriển khai nhiều chính sách, giải pháp để tạo thêm nhiều việc làm mới, đặc biệt là hỗtrợ và khuyến khích người lao động học nghề, tự tạo việc làm, xuất khẩu lao động

Những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho người lao động ở Hà Trung đãđạt được những kết quả khả quan góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói, giảmnghèo ở địa phương Trung bình mỗi năm Hà trung có hàng trăm người đến độ tuổi laođộng, trong đó phần lớn là lao động xuất thân từ nông thôn Nhiều năm qua Hà Trung

đã xác định giải quyết việc làm cho lao động nông thôn với thu nhập đảm bảo cuộcsống ổn định là nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi địaphương Trên cơ sở chính sách đầu tư phát triển, huyện đã khuyến khích các thànhphần kinh tế mở rộng sản xuất, dịch vụ đa dạng hóa ngành nghề nhằm tạo thêm nhiềuchỗ làm mới, nhiều việc làm mới Trong công tác giải quyết việc làm, huyện coi trọngđào tạo nghề dưới nhiều hình thức để người dân có việc làm tại chỗ cũng như đượctuyển dụng vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp Ban chỉ đạo giải quyết việclàm của huyện được kiện toàn, hết lòng, hết sức vì công tác giải quyết việc làm cho

người lao động, nhất là lao động nông thôn [18].

1.3.4 Kinh nghiệm rút ra cho huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của một số nước nướctrên thế giới cũng như một số tỉnh, địa phương trong nước ta có thể rút ra một số bàihọc kinh nghiệm có thể vận dụng vào vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nôngthôn huyện Anh Sơn nói riêng và cho tỉnh Nghệ An nói chung như sau:

- Kinh nghiệm 25 năm đổi mới đất nước cho thấy, muốn tạo nhiều việc làm và khảnăng thu hút lao động lớn cần phải tăng cường đầu tư và mở rộng sản xuất cả chiềurộng và chiều sâu các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ chế biến và dịch vụphục vụ đời sống dân sinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

- Sự quan tâm của chính quyền các cấp là điều kiện tiên quyết cho thành công củacông cuộc CNH, HĐH nông thôn nói chung và trong giải quyết việc làm cho người laođộng nông thôn nói riêng; đặc biệt trong việc tạo môi trường pháp lí thuận lợi, khuyếnkhích xây dựng và phát triển nông thôn mới.

- Phát triển nông thôn trước hết phải nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo Các dự ánphải giải quyết được các mối quan hệ tỉ lệ thuận giảm đói nghèo và phá hủy môitrường, hạn chế sự phát triển chênh lệch giữa thành thị và nông thôn

- Cần tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề (gồm cả đào tạo và đào tạo lại) nângcao tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cho lao động ở nông thôn

- Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người laođộng nông thôn

- Thực hiện tốt chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động, tạo điều kiện cho ngườilao động được vay vốn xuất khẩu lao động

- Sử dụng tốt quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho người lao động nông thôn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Bản đồ hành chính huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

(Nguồn: Phòng tài nguyên & môi trường huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An).

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT – XH HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lí, địa hình

- Vị trí địa lí

Anh Sơn là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa

lý từ 104055’ đến 105015’ kinh độ Đông, 18046’ đến 19010’ vĩ độ Bắc

Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Tân Kỳ và huyện Quỳ Hợp;

+ Phía Nam giáp huyện Thanh Chương;

+ Phía Đông giáp huyện Đô Lương;

+ Phía Tây giáp huyện Con Cuông và nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào

+ Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện năm 2010 là 60.292,58 ha với 21 đơn vịhành chính cấp xã gồm 01 thị trấn và 20 xã

Huyện Anh Sơn cách thành phố Vinh khoảng 100 km về phía Tây Bắc, trên địabàn huyện có 2 tuyến đường giao thông chính là Quốc lộ 7A và đường mòn Hồ ChíMinh nối liền các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ Hệ thống giao thôngđường thủy bao gồm: Sông Lam ( là sông lớn nhất trên địa bàn chia huyện Anh Sơnthanh 2 phần Chiều dài của sông đoạn qua địa bàn là 47 km, chảy từ Tây sang Đôngqua 17 xã dài 72 Km) sông Giăng (chảy qua địa bàn huyện là 20 Km) và sông Con(chảy qua địa bàn huyện có chiều dài là 20 Km) đã tạo điều kiện thuận lợi cơ bản chohuyện trong việc mở rộng giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác

trong và ngoài tỉnh [15].

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

- Địa hình

Địa hình của huyện chủ yếu là đồi núi có xen kẽ với đồng bằng, hai bên cao dốc

ở giữa là sông Lam Do địa hình bị chia cắt bởi ba con sông lớn (sông Lam, sông Con

và sông Giăng) và các khe suối nên hạn hán lũ lụt thường xảy ra

Có thể chia địa hình của huyện thành 3 dạng: Dạng đồng bằng ven sông, dạngđồi và dạng núi thấp

+ Dạng đồng bằng ven sông: Chủ yếu nằm dọc hai bên sông Lam ở độ cao 30

-40 m (bao gồm các xã: Tam Sơn, Thạch Sơn, Vĩnh Sơn, Long Sơn ), chiếm khoảng14% tổng diện tích tự nhiên, có khoảng 30% loại đất này bị ngập lụt hàng năm (bãi bồiven sông), còn lại là ít hoặc không bị ngập lụt Vùng này chủ yếu trồng các loại câylúa, ngô, cây công nghiệp ngắn ngày và các loại rau màu khác

+ Dạng địa hình đồi: Phần lớn ở độ cao từ 100 - 200 m, chủ yếu là dạng đồi lượn

sóng, độ dốc không lớn từ 8 - 150 Đây là dạng địa hình có diện tích lớn nhất, chiếmkhoảng 56% tổng diện tích tự nhiên, có ở hầu hết các xã, nhưng tập trung nhiều ở phíaNam và phía Tây của huyện (Cao Sơn, Khai Sơn, Tường Sơn ) Thổ nhưỡng ở đâychủ yếu là đất phát triển trên đá phiến thạch, là vùng có tiềm năng lớn về phát triển câycông nghiệp dài ngày và cây ăn quả, mía đồi, trồng cây lâm nghiệp

+ Dạng địa hình núi thấp: Chủ yếu ở dạng núi thấp 300 - 500 m, chiếm khoảng

26% diện tích tự nhiên Tập trung ở phía Bắc của huyện (gồm các xã: Thành Sơn,Bình Sơn, Thọ Sơn, Đỉnh Sơn), phía Tây nam (xã Phúc Sơn) Những đỉnh cao nhất ở

xã Thành Sơn là 400 m, Phúc Sơn cao nhất là đỉnh Cao Vều 1.200 m, dạng địa hình

này chủ yếu sử dụng vào mục đích lâm nghiệp [15].

2.1.1.2 Khí hậu, thời tiết

Huyện Anh Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang nhữngđặc điểm riêng của khí hậu khu vực miền Trung Khí hậu được chia làm 2 mùa rõrệt: Mùa mưa, nóng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm Mùa lạnh từ tháng 11 đếntháng 4 năm sau:

- Nhiệt độ trung bình là 23,50C Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất (350C), tháng 1 co nhiệt

độ thấp nhất (40C) Bức xạ mặt trời 74,6kcal/Cm2 Số giờ nắng trung bình hang năm là1.073 giờ Tổng tích ôn 3.500-4.0000C

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

- Lượng mưa bình quân là 1.760-1.820mm, tập trung vào 3 tháng (8, 9, 10) chiếm60% lượng mưa cả năm.

- Độ ẩm không khí trung bình là 83%, cao nhất là 89% (từ tháng 12 đến tháng 2 nămsau), thấp nhất là 60% (tháng 6, 7)

- Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 799mm

- Có hai hướng gió chính thịnh hành: gió mùa Đông Bắc (tháng 11 đến tháng 4 nămsau) mang theo không khí lạnh làm nhiệt độ xuống thấp, gây giá rét Gió mùa ĐôngNam (từ tháng 5 đến tháng 10) và tháng 6, 7 có gió Tây Nam (gió Lào) gây khô nóng.Yếu tố khí hậu huyện Anh Sơn nói chung thuận lợi để phát triển cây trồng, vậtnuôi, song biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn, mưa tập trung, nắng nóng khô

hanh, là những nguyên nhân gây hạn hán lũ lụt, xói mòn đất, xói lở bờ sông [15].

2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

Anh Sơn là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc khu

dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, huyện có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùngphong phú và đa dạng Tìm hiểu báo cáo cấp huyện của phòng Tài nguyên & môitrường huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An năm 2010 ta sẽ được biết thêm những đặc điểmcủa tài nguyên thiên nhiên Anh Sơn Cụ thể:

- Tài nguyên đất

Anh Sơn là một huyện trung du miền núi với tổng diện tích đất tự nhiên là60.328,50 ha Trong đó: Đất nông nghiệp: 49.312,18 ha chiếm 15,5%; đất lâm nghiệp35.549,20 ha chiếm hơn 38%, đất sản xuất 25.632,00 ha, đất rừng phòng hộ: 7672,50

ha, đất rừng đặc dụng: 2244,70 ha, đất nuôi trồng thủy hải sản: 278,56 ha, đất phi nôngnghiệp: 5686,59 ha, và đất chưa sử dụng: 5329,73 ha.

Dọc bờ sông Lam là các triền sông, suối được bồi đắp phù sa tạo nên vùng đấtbãi tươi tốt, phì nhiêu, diện tích gần 2.000 ha, đây là tiềm năng để phát triển cây màu,đặc biệt là cây Ngô, Lạc, Đậu Anh Sơn được mệnh danh là "Vua Ngô" của Nghệ An,nhiều năm liền đứng đầu năng suất toàn tỉnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

Ngoài ra, huyện Anh Sơn còn có một diện tích lớn đất chưa sử dụng là tiềm nănglớn để phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, như: Chè, Mía, Cây nguyên liệugiấy , đồng thời phát triển chăn nuôi đại gia súc tạo việc làm cho người lao độngnông thôn trên địa bàn huyện.

- Tài nguyên nước

+ Huyện Anh Sơn có 3 con sông chảy qua: Sông Lam chảy từ Tây sang Đôngqua 17 xã (từ Tam Sơn đến Lĩnh Sơn) dài 47 km Lưu lượng bình quân (tại Dừa) mùakiệt là 80-100m3/giây, mùa lũ là 1000-1200m3/giây Trung bình là 424m3/giây SôngCon chảy qua 2 xã Bình Sơn và Thành sơn, đổ về sông Lam tại cây Chanh (Đỉnh Sơn)dài 20km Sông Giăng chảy qua huyện dài 13km Ngoài ra còn có nhiều khe suối

+ Anh Sơn hiện có 72 hồ nước, cùng với hệ thống sông suối, có tổng diện tíchmặt nước gần 3.000ha, là huyện có nguồn nước mặt thuận lợi để cung cấp nước chonông nghiệp và dân sinh Song nguồn nước phân bố không đều giữa các vùng, cácmùa, mục nước lại thấp so với độ cao đồng ruộng, địa hình không bằng phẳng lại bịchia cắt lớn Vì vậy hiện tượng trong mùa nắng nóng, lũ lụt về mùa mưa hàng năm vẫnxảy ra trên diện rộng

+ Nước ngầm: Tuy chưa có tài liệu điều tra chuyên ngành, nhưng qua thực tếkhai thác của nhân dân thấy rằng: Nước ngầm phân bố khá rộng, chất lượng đảm bảo,

có khả năng khai thác theo kiểu công nghiệp

- Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp của huyện có35.183,26 ha, chiếm 58,32% diện tích tự nhiên của huyện với độ che phủ 49,11%,trong đó: Đất rừng sản xuất 24.949,78ha, đất rừng phòng hộ 7.988,78ha, đất rừng đặcdụng 2.244,7ha Tiềm năng về lâm nghiệp của Anh Sơn là khá lớn và đa dạng, đất lâmnghiệp của huyện chủ yếu là đồi thấp, độ dốc nhỏ, thổ nhưỡng tốt (chủ yếu là đất pháttriển trên đá phiến sét và đá biến chất) Do vậy không cần phải đầu tư nhiều về tu bổchăm sóc, nhiều nơi chỉ cần bảo vệ tốt rừng cũng tái sinh rất nhanh Điều kiện kết hợpnông lâm cũng rất thuận lợi Ngoài ra còn có các loại lâm đặc sản khác như song, mây,dược liệu, động vật qúy hiếm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Rừng Anh Sơn có nhiều gỗ quý như: Lim, De, Dổi, Sến, Táu Có nhiều loàiđộng vật quý như: Voi, Hổ , đặc biệt còn tồn tại loài động vật quí hiếm như Sao La,mang Trường Sơn, Có rừng nguyên sinh trên 10.000 ha nằm trong vùng đệm vườnQuốc gia Pù mát, có nhiều phong cảnh đẹp "Sơn thủy hữu tình", đây là tiềm năng đểphát triển du lịch sinh thái ở Anh Sơn.

- Tài nguyên khoáng sản

Anh Sơn là huyện có nhiều tiềm năng về khoáng sản, nhất là đá vôi với hàngchục lèn đá, trữ lượng trên 1 triệu m3; có nhiều bãi cát sỏi dọc các triền sông, là điềukiện để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngoài ra còn có các loại khoángsản khác như: sắt, chì,

(Nguồn: Báo cáo điều chỉnh QHSDĐ huyện Anh Sơn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015).

2.1.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Thuận lợi

+ Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên như đã phân tích ởtrên cho thấy huyện có nhiều tiềm năng cho phát triển các ngành kinh tế - xã hội theohướng tăng nhanh giá trị sản xuất của ngành công nghiệp - dịch vụ

+ Huyện có hệ thống giao thông khá thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lưu hànghóa Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh thương mại, dịch vụ và du lịch

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện cho huyện phát triển kinh

tế toàn diện, đặc biệt là các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sử dụngnguyên liệu tại chỗ như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá phục

vụ sản xuất kinh doanh

+ Huyện có vị trí địa lí thuận lợi cùng với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vàđiều kiện đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng tạo điều kiện thuận lợi chophép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp với nhiều loại cây trồng, vậtnuôi đa dạng để phát triển mạnh công nghiệp chế biến, làm cơ sở cho quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

+ Điều kiện khí hậu thời tiết hàng năm có nhiều bất lợi tác động xấu đến sảnxuất, sinh hoạt của người dân (gió Lào tây nam khô, nóng, lũ lụt gây sạt lở đất )

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là những năm gần đây Kinh tế

- xã hội (KT – XH) của huyện Anh Sơn đã có những bước chuyển đáng kể

Trong những năm qua, kinh tế huyện Anh Sơn liên tiếp tăng trưởng:

- Giá trị sản xuất (giá cố định 1994) năm 2005 đạt 866.892 triệu; năm 2010 đạt1.542.715 triệu đồng

- Giá trị tăng thêm (giá hiện hành) năm 2005 đạt 412.914 triệu; năm 2009 đạt868.321 Tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 là 13,23%, giai đoạn

2006 - 2010 là 19,36% [16].

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành (giá trị gia tăng theo thực tế): Tỉ trọng cácngành năm 2011 là:

+ Ngành nông lâm ngư nghiệp là 36,08%

+ Ngành công nghiệp xây dựng là 32,52%

+ Ngành dịch vụ là 31,40%

Tỉ trọng ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp giảm từ 53,77% năm 2000 xuống 42,92%năm 2005, 39,66% năm 2009 và 36,08 năm 2011 Công nghiệp và xây dựng tăng từ

18,36% năm 2000 lên 28,00% năm 2005 lên 29,6% năm 2009 và 31,40 năm 2011 [17].

- Thu nhập bình quân / người tăng từ 3,209 triệu năm 2000 lên 6,814 triệu năm 2005

và năm 2009 là 11,208 triệu đồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

Bảng 2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện Anh Sơn

3 Giá trị gia tăng thực tế Tr.đ 1.151.049 1.298.383 1.389.304

4 Giá trị gia tăng CĐ94 Tr.đ 716.879 800.195 910.193

(Nguồn: Báo cáo điều chỉnh QHSDĐ huyện Anh Sơn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015).

- Năng lực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ tăng lên một bước, hìnhthành một số ngành sản xuất có quy mô lớn như xi măng, mía đường, chè phát triểncác vùng kinh tế hàng hóa tập trung

- Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, tỷ trọng hộ đói nghèogiảm, bình quân hàng năm từ 4 – 5 % ; khoảng cách tụt hậu về kinh tế với bình quânchung của cả tỉnh được rút ngắn

- Về xã hội, giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến khá tích cực Quy mô các cấp học,ngành học phát triển khá Mạng lưới trường lớp được phân bố đều khắp đến các địabàn ; các hoạt động khoa học và công nghệ đã hướng vào việc đưa tiến bộ khoa học kĩthuật vào sản xuất, nhất là giống cây, con ; công tác y tế, kế hoạch hóa gia đình vàchăm sóc trẻ em được quan tâm đúng mức

Tuy vậy, tốc độ tăng GDP của Anh Sơn còn thấp, bình quân thu nhập đầu ngườimới bằng 72% so với mức bình quân chung của cả tỉnh Nghệ An Chất lượng sảnphẩm hàng hóa còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa vững chắc, lao động thấtnghiệp và lao động thiếu việc làm nhiều đang là một áp lực lớn đối với nền KT – XHcủa huyện

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

Nguyên nhân của những tồn tại trên gồm cả khách quan lẫn chủ quan, song xéttrên góc độ kinh tế lao động, một nguyên nhân mang tính chủ quan nổi lên là : Chấtlượng lao động thấp, cơ cấu phân bổ lao động chưa hợp lí giữa các ngành, các vùng,chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương đối chậm, nhất là trong nông nghiệp nông thôn kéotheo chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội chậm, thiếu vững chắc.

2.1.2.2 Hệ thống kết cấu hạ tầng kĩ thuật

Kết cấu hạ tầng là điều kiện cơ bản để thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển.Nhìn chung, tình hình kết cấu hạ tầng của huyện vẫn chưa đảm bảo được sự phát triểnngày càng cao về mặt văn hóa – tinh thần cho người dân về cả số lượng và chất lượng.Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở đó, huyện đang ngày càng có nhiều hạng mục côngtrình và cố gắng tạo điều kiện cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng cho các xã và thị trấntrong địa bàn huyện

Trong những năm qua huyện Anh Sơn đã tập trung đầu tư xây dựng nhiều côngtrình hạ tầng kĩ thuật trên nhiều lĩnh vực như: Giao thông, thủy lợi, các công trình vănhóa, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội nhằm phục vụ đời sống và phát triển kinh tế nhờvậy mà bộ mặt nông thôn của huyện ngày càng có nhiều đổi mới.Cụ thể:

- Hệ thống giao thông vận tải

Những năm qua huyện đã đẩy mạnh đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông hiện

có, thực hiện kế hoạch “ bê tông hóa”, đảm bảo ô tô đến trung tâm xã trong 4 mùa, đầu

tư cho các tuyến Tỉnh lộ, huyện lộ, giao thông liên xã, giao thông vùng nguyên liệu vàgiao thông nông thôn Hiện nay hệ thống giao thông đường huyện cũng như đường xãcủa huyện khá đầy đủ các tuyến đường, loại đường với chất lượng tốt với 185,66Kmđường nhựa, 64,5Km đường Btông và 97,7Km đường cấp phối

Ngoài ra huyện còn đầu tư xây dựng tuyến đường biên giới, cải tạo, nâng cấp:

393 km; Dự kiến xây dựng mới: 106 Km, Cụ thể một số tuyến chính là:

+ Công trình chuyển tiếp: đường nhân tài Già Giang, đường tả ngạn Sông Lam,đường Đức Hùng, cầu Cây Chanh…

+ Công trình giao thông mới: Đường biên giới Tam hợp- Hạnh Lâm, Đườngquốc phòng Thành- Thọ, Cầu treo Lĩnh –Tào Đường vào trung tâm xã Hội sơn, Nângcấp đường giao thông nông thôn trên địa bàn các xã…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

+ Huyện cũng đã tập trung đầu tư hệ thống giao thông nông thôn, cầu treo, cầutràn kiên cố qua các sông lớn như: Cầu treo Thạch Sơn, cầu Đỉnh Sơn

- Hệ thống điện

Hoàn thành chương trình phủ điện nông thôn vào năm 1999, những năm quahuyện tiếp tục phát triển, cải tạo mạng lưới điện và hệ thống các trạm ở khu vực thịtrấn, khu vực nông thôn, và tiếp tục đầu tư phủ điện vùng sâu Đầu tư nâng cấp, xâydựng mới hệ thống đường dây, trạm biến áp trên toàn huyện Hỗ trợ đường giây, công

tơ điện cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số Tỉ lệ hộ dùng điện hiện nay trên địa bàn toànhuyện đạt 98%, một số hộ bà con dân tộc đã biết sử dụng điện vào sản xuất

- Hệ thống cấp nước

Huyện rất quan tâm chú ý đến hệ thống cấp nước phục vụ sản xuất cũng nhưnước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân Cho đến nay Anh Sơn đã có một hệ thống hồđập chứa nước với quy mô lớn đủ để phục vụ sản xuất cho bà con, gồm các hồ đập:Tràn Khe Hạo, Công Lý, Huồi Phát, Hồ Thung Chanh (Thọ Sơn); đập Tân Long (BìnhSơn); hồ Khe Dong (Đỉnh Sơn); hồ Khe Rắt (Hùng Sơn); hồ Muông (Cẩm Sơn); hồKhe Sừng (Hoa Sơn); hồ Trọt Bông (Phúc Sơn); hồ Nông dân, hồ Khe Su (Long Sơn).Trong thời gian sắp tới, Anh Sơn cũng đang có những dự án, kế hoạch xây dựng, nângcấp các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện với mục tiêu nâng hiệu suất tưới tiêu,đảm bảo diện tích tưới ổn định 4.000 - 4.500ha vào năm 2015

Hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt của huyện có tổng vốn đầu tư ban đầu là 11,2 tỉđồng, công suất 2.000m3/ ngày đêm, hiện tại phục vụ cho 1.410 hộ trên địa bàn thị trấn

- Hệ thống bưu chính viễn thông

Thông tin liên lạc được phát triển: 100% số xã có điện thoại, với tổng số máy 805(năm 2000) tăng lên 6.152 máy (năm 2005) và 13.300 máy (2009)

- Công trình phúc lợi công cộng khác

Huyện cũng rất quan tâm đến đầu tư nâng cấp các công trình kiên cố hoá trườnglớp học, bệnh viện, trạm xã và nhà ở nội trú giáo viên và bác sỹ; Đầu tư xây dựng trụ

sở làm việc các cơ quan đơn vị từ huyện đến cơ sở; Lập dự án xây dựng sân vận độnghuyện; Trung tâm vui chơi thanh thiếu nhi; Khu Nghĩa trang, Khu nhà ở cho người cóthu nhập thấp, khu cán bộ công chức Huyện ủy -UBND huyện

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 15/01/2017, 22:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin
Nhà XB: NXB Chính trịQuốc gia
2. Bộ Lao động TB&XH, số liệu thống kê lao động – việc làm ở Việt Nam năm 2009, NXB Lao động xã hội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: số liệu thống kê lao động – việc làm ở Việt Nam năm2009
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam, văn kiện Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: văn kiện Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứVIII
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam, văn kiện Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: văn kiện Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứIX
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
5. Lưu Văn Súng, Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp nông thôntheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
6. Mai Thị Thanh Xuân, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kì quá độ ở Việt Nam,Đại học kinh tế quốc dân, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kì quá độ ở ViệtNam
7. Mai Thị Thu Hường, Việc làm cho người lao động ở nông thôn huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay (khóa luận tốt nghiệp Đại Học), Đại học Kinh tế Huế, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc làm cho người lao động ở nông thôn huyện Hà Trung,tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay (khóa luận tốt nghiệp Đại Học)
8. Nguyễn Kế Tuấn, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam. Con đường và bước đi, NXB chính trị quốc gia, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở ViệtNam. Con đường và bước đi
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
9. Nguyễn Mạnh Hùng, Chiến lược kế hoạch – chương tình đầu tư phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2010, NXB Thống kê, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược kế hoạch – chương tình đầu tư phát triển kinhtế xã hội Việt Nam đến năm 2010
Nhà XB: NXB Thống kê
10. Nguyễn Quốc Tế, Vấn đề phân bổ, sử dụng nguồn lao động theo vùng và hướng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, NXB Thống Kê, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề phân bổ, sử dụng nguồn lao động theo vùng và hướnggiải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Nhà XB: NXB Thống Kê
11. Nguyễn Xuân Khoát, Lao động, việc làm và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam, NXB Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lao động, việc làm và phát triển kinh tế - xã hội nông thônViệt Nam
Nhà XB: NXB Đại học Huế
14. Phòng LĐ TB&XH huyện Anh Sơn, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 – 2020.Trường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôngiai đoạn 2010 – 2020
13. Phòng LĐ TB&XH huyện Anh Sơn, Báo cáo tình hình xuất khẩu lao động năm 2010 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w