NHNo&PTNT Đông Hà Nội
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế đối với chi nhánh còn khá mới mẻ. Đây là nghiệp vụ đặc biệt đòi hỏi ngoài trình độ nghiệp vụ còn phải có trang thiết bị, công nghệ hiện đại. Do vậy, sau khi chi nhánh đi vào hoạt động không lâu, phòng TTQT đã triển khai hàng loạt biện pháp để vừa xây dựng quy trình nghiệp vụ, vừa lập nhiều dự án đặt mua trang thiết bị phục vụ cho hoạt động TTQT tại chi nhánh. Cho đến nay, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, nối mạng Swift, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ đã đưa vào sử dụng.
Trong năm qua, hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội tiếp tục được triển khai một cách đồng bộ và chú trọng phát triển toàn diện cả hai mảng nghiệp vụ: thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ (kết quả hoạt động cụ thể theo bảng số liệu đính kèm). Nhờ có sự cố gắng hết mình của Ban lãnh đạo chi nhánh, các cán bộ phòng TTQT và sự hỗ trợ của NHNo&PTNT Việt Nam, doanh số đã tăng lên đáng kể.
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động TTQT của Chi nhánh các năm 2005-2007
Đơn vị: ngàn USD Ngoại tệ khác quy đổi USD
2005 2006
L/C xuất khẩu 33.7 0 0
Nhờ thu xuất khẩu 0 0 0
T/T xuất khẩu 0 1.364 3.067 L/C nhập khẩu 21.954,14 32.596,86 45.746,40 Nhờ thu nhập khẩu 934,75 271,71 606,77 T/T nhập khẩu 9.321,95 5.584,60 10.910,28 Biên mậu 232,25 511,08 3.321,47 Tổng doanh số XK 33,7 1.364 3.067 Tổng doanh số NK 32.452,09 38.964,25 60.584,93 Tổng doanh số XNK 32.485,79 40.328,25 63.651,73 Tổng phí thu được 92,89 117,35 127,77
Biểu đồ 2.4: Tổng doanh số xuất nhập khẩu qua các năm 2005-2007
Tại chi nhánh, hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C) nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nghiệp vụ TTQT .
Qua bảng số liệu trên, số lượng và giá trị thanh toán L/C nhập khẩu năm 2007 đã tăng so với năm 2006: năm 2006 số L/C phát hành là 505 món với tổng trị giá là 32,59 triệu USD, còn năm 2007 số L/C phát hành là 524 món với tổng trị giá là 45,75 triệu USD, tăng 40,34% so với năm 2006. Năm 2007, nghiệp vụ L/C và nhờ thu xuất khẩu không phát sinh nhưng lượng tiền về dưới hình thức thanh toán T/T xuất khẩu cũng đạt được mức tăng mạnh (đạt 3,07 triệu USD), dẫn đến tổng doanh số xuất khẩu năm 2007 tăng hơn 124% so với năm 2006.
Chuyển tiền thanh toán T/T nhập khẩu năm 2007 có 410 món, đạt 10,91 triệu USD tăng hơn 95% so với năm 2006 (278 món chuyển tiền, tổng
Chuyển tiền biên mậu năm 2007 cũng đạt được mức tăng trưởng lớn, gồm 15 món tổng trị giá 3,32 triệu USD (quy đổi), tăng hơn 5 lần so với năm 2006 là 18 món với tổng trị giá là 0,51 triệu USD (quy đổi).
Tóm lại, năm 2007 hoạt động TTQT tại chi nhánh đã tăng so với năm ngoái với tổng phí dịch vụ toàn chi nhánh thu được là 127,77 ngàn USD, tăng gần 9% so với năm ngoái. Điều này cho thấy quá trình hoạt động TTQT ngày càng chuyên nghiệp hơn, với những bước đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, các giao dịch thanh toán được thực hiện thông suốt, nhanh chóng và chính xác.
2.2.3. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tê đánh giá qua các chỉ tiêu
Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh sẽ được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu định lượng đã nêu trong chương trước
a) Chỉ tiêu về doanh thu từ hoạt động TTQT
Bảng 2.7 : Phí thu được từ hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Đông HN
Đơn vị : ngàn USD
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2005-2007 NHNo&PTNT Đông HN)
Năm 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Tổng phí thu được 92,89 117,35 127,77 Tổng doanh số XNK 32485,79 40328,25 63651,73 Tổng phí thu/ doanh số(%) 0.2859 0.2910 0.2007
Biểu đồ 2.4: Phí thu được từ hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Đông HN
Thông qua bảng, ta thấy rằng: do tổng doanh số xuất nhập khẩu giai đoạn 2005-2007 tăng nên phí thu được cũng tăng. Năm 2006 tổng phí thu được tăng so với năm 2005 là 24,46 ngàn USD tương đương với 26,33%. Năm 2007 tổng phí thu được tăng so với năm 2006 chỉ là 10,42 ngàn USD tương đương với 8,88%. Như vậy tổng phí thu được năm 2007 tăng ít hơn so với năm 2006. Mặt khác, ta cũng nhận thấy tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng doanh số, đồng thời xét trên chỉ tiêu phí thu được / doanh số thì tăng năm 2006 nhưng đến năm 2007 lại giảm một chút. Điều đó cho thấy năm 2007 phí thu được trên một đơn vị doanh số giảm nhẹ. Nguyên nhân là có sự thay đổi về biểu phí của NHNo&PTNT.
b) Doanh số TTQT
Bảng 2.8: Doanh số TTQT của Chi nhánh từ năm 2005-2007
Đơn vị : Ngàn USD (
Nguồn báo cáo tài chính 2005-2007 tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội)
Có thể dễ dàng nhận thấy là doanh số xuất nhập khẩu trong 3 năm 2005- 2007 có sự biến động rõ. Nhìn chung là tổng doanh số đều tăng qua các năm và tăng mạnh nhất là năm 2007. Năm 2006 tổng doanh số xuất nhập khẩu tăng 7842.46 ngàn USD tương đương với 19% so với năm 2005. Sang năm 2007, tổng doanh số đã tăng 23323,48 ngàn USD tương đương với 57,8 % so với năm 2006. Như vậy, doanh số đã tăng khá mạnh và nó thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của Chi nhánh.
Tuy vậy, ta nhận thấy tổng doanh số xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng doanh số xuất nhập khẩu . Nói cách khác, TTQT ở NHNo&PTNT Chi nhánh Đông Hà Nội chủ yếu là nhập, còn xuất hầu như rất ít. Nguyên nhân không chỉ do thực trạng nhập siêu chung của nền kinh tế. Nhìn lại bảng 2.4 ta thấy năm 2006 nghiệp vụ thanh toán theo hình thức TTR (telegraphic transfer_ chuyển tiền bằng điện) cho xuất khẩu là 1364 ngàn USD, năm 2007 là 3067 ngàn USD. Trong khi đó L/C nhập khẩu lại chiếm doanh số rất lớn: năm 2006 là 32596,86 ngàn USD gấp 23,89 lần so với TTR xuất khẩu, năm
Năm
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 DS NK 32.452,09 38.964,25 60.584,93 DS XK 33,7 1.364 3.067 Tổng 32.485,79 40.328,25 63.651,73
2007 là 45746,4 ngàn USD gấp 15 lần so với TTR xuất khẩu. Thực trạng này xảy ra là do phía doanh nghiệp Việt Nam thường dễ dàng chấp nhận yêu cầu của phía đối tác nước ngoài. Khi doanh nghiệp Việt Nam nhập hàng, phía nước ngoài luôn yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải mở L/C để đảm bảo nhận được tiền hàng, tăng khả năng an toàn cho họ, vì vậy mà thanh toán hàng nhập khẩu chủ yếu là theo hình thức L/C. Nhưng khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa, một số doanh nghiệp tin tưởng phía đối tác, sẵn sàng chấp nhận phương thức nhờ thu hoặc TTR sau khi giao hàng. Có doanh nghiệp không muốn sử dụng phương thức L/C vì phí dịch vụ phát sinh cao hơn các phương thức khác. Hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu lâu năm, với các khách hàng có uy tín, đã quan hệ mua_ bán nhiều, họ cũng tin tưởng khách hàng, chuyển sang phương thức khác để tiết kiệm chi phí
d) Số món thanh toán TTQT qua ngân hàng
Hoạt động TTQT tại Chi nhánh đã chiếm được lòng tin của khách hàng, cụ thể là ngày càng có nhiều khách hàng đến với ngân hàng giao dịch TTQT. Điều này được thể hiện rõ nét trên số món thanh toán quốc tế qua ngân hàng.
Bảng 2.9 Số món thanh toán quốc tế qua Chi nhánh
Đơn vị : Số món
(Nguồn báo cáo kết quả TTQT 2005-2007 tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội)
Năm 2005 2006 2007 Số món xuất 1 38 7 Số món nhập 807 890 978 Tổng 808 928 985
Biểu đồ 2.5 : Số món thanh toán quốc tế nhập
Chúng ta nhận thấy, số món thanh toán quốc tế qua ngân hàng cũng có sự biến động. Nhìn chung là tổng số món tăng qua các năm: năm 2006 tăng 120 món, năm 2007 tăng 57 món. Nguyên nhân là do Chi nhánh đã thực hiện các chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, nên đã thu hút được thêm các doanh nghiệp nhập khẩu vừa và nhỏ đến với Chi nhánh.
d) Về quan hệ ngân hàng đại lý
NHNo&PTNT luôn chú trọng công tác mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng. Trong quá trình xử lý nghiệp vụ TTQT tại ngân hàng, hệ thống ngân hàng đại lý có đóng góp tích cực trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của TTQT rất nhiều. Thông qua quan hệ đại lý chi nhánh đã thiết lập mối quan hệ tài khoản Nostro, hợp tác trong việc cung cấp thông tin về tài chính và khách hàng nước ngoài, hỗ trợ các dịch vụ trong quá trình thực hiện TTQT.
Bảng 2.10 Quan hệ đại lý của NHNo&PTNT Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNo&PTNT Việt Nam)
Biểu đồ 2.6 : Quan hệ ngân hàng đại lý của NHNo&PTNT
Năm 1996, số lượng các ngân hàng đại lý mới chỉ dừng lại ở 485 ngân hàng, đến năm 2000 là 675 ngân hàng và đến 2004 là 900 ngân hàng ở hơn 110 nước trên thế giới. Đến năm 2005 là 954 ngân hàng, năm 2006 và 1012 ngân hàng và năm 2007 là 1127 ngân hàng. Như vậy, số lượng các ngân hàng
Năm 1996 2000 2004 2006 2007 Số NH đại lý 485 675 900 1012 1127
đại lý không ngừng tăng qua các năm. Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển bền vững của ngân hàng.
e) Chi phí rủi ro phát sinh mà ngân hàng phải bồi thường
Tính tới thời điểm hết năm 2007, tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội chưa phát sinh rủi ro về hoạt động thanh toán quốc tế. Một phần vì các nghiệp vụ phát sinh mới chỉ là các nghiệp vụ đơn giản: L/C trả ngay, L/C trả chậm, nhờ thu nhập khẩu... Một mặt là do sự cố gắng, nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao của các cán bộ thanh toán của Chi nhánh.
2.4 Một số nhận xét về thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của NHNo& PTNT Đông Hà Nội.
2.4.1. Kết quả đạt được
Trong năm qua, dưới sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam, lãnh đạo chi nhánh Đông Hà Nội, hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội luôn đảm bảo tuân thủ các quy định của luật pháp, NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam cũng như các quy tắc, tập quán và thông lệ quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội cũng không ngừng phát triển trên nhiều mặt, góp phần không nhỏ vào sự thành công chung của toàn Chi nhánh.
- Đảm bảo các giao dịch thanh toán quốc tế qua Chi nhánh của khách hàng được thực hiện thông suốt, nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh việc thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của khách hàng, các cán bộ giao dịch cũng tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến giao dịch như các điều khoản thanh toán, tìm hiểu thông tin người bán, người mua, ngân hàng nước ngoài v.v….
- Kinh doanh có hiệu quả, có lãi, an toàn hệ thống và tuân thủ pháp luật. Các chỉ tiêu cơ bản của NHNo&PTNT Đông Hà Nội về tổng tài sản, tổng vốn
huy động và dư nợ tín dụng đều đạt mức tăng trưởng bình quân cao, đảm bảo an toàn, ít rủi ro. NHNo&PTNT Đông Hà Nội luôn đảm bảo kinh doanh có lãi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà Nước.
- Thường xuyên cập nhật các quy định mới liên quan về nghiệp vụ như UCP600, quy quy tắc kiểm tra chứng từ, các sửa đổi liên quan đến quy định về nghiệp vụ TTQT tại NHNo&PTNT để đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc được tiến hành thông suốt, chính xác và hiệu quả.
- Tận dụng thế mạnh là một chi nhánh có địa bàn hoạt động nằm tại khu vực trung tâm, phòng đã đề xuất với lãnh đạo cử các đoàn cán bộ tại các bàn giao dịch trực tiếp đi học tập nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ mặt và séc du lịch tại chi nhánh Sóc sơn đồng thời xây dựng quy trình nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ mặt và séc du lịch theo tiêu chuẩn ISO để chuẩn hoá nghiệp vụ này trong toàn ngân hàng Đông Hà nội đồng thời góp phần tăng thêm dịch vụ ngân hàng.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, Lãnh đạo chi nhánh đã quyết định thành lập tổ Tài trợ XNK tại phòng TTQT. Mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ trong công tác thẩm định, nhưng các cán bộ của tổ Tài trợ XNK đã có nhiều cố gắng để tiếp cận khách hàng, từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhờ đó đã thực hiện thẩm định được các dự án lớn và phức tạp như món vay tài trợ dự án thành lập nhà máy sản xuất giấy Tissue của công ty Diana và các món bảo lãnh cho các khách hàng khác...
- Việc áp dụng chương trình IPCAS từ đầu tháng 11/2007 cũng là một yếu tố làm thay đổi căn bản quy trình nghiệp vụ của phòng. Quy trình nghiệp vụ TTQT và KDNT đã được xây dựng lại cho phù hợp trong đó không chỉ thực hiện giao dịch, các thanh toán viên còn phải thực hiện hạch toán giao
nhưng lại giúp thanh toán viên chủ động hơn trong việc theo dõi một cách hệ thống giao dịch của mình.
- Trong tình hình kinh doanh ngoại tệ có nhiều biến động, bộ phận KDNT&TTQT vẫn đảm bảo đáp ứng kịp thời các nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán của khách hàng cũng như các Chi nhánh trực thuộc. Trong năm 2007, nhờ có nguồn thu ngoại tệ dồi dào từ hoạt động kiều hối mà NHNo&PTNT VN luôn đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ USD phục vụ nhập khẩu của toàn hệ thống, phí mua bán nội bộ tương đối thấp vì vậy tạo điều kiện cho chi nhánh thu được chênh lệch trong việc bán ngoại tệ cho khách hàng nhập khẩu. Bộ phận KDNT&TTQT đã Xây dựng chính sách tỷ giá linh hoạt để tạo điều kiện thu hút khách hàng nhất là các khách hàng nhập khẩu thanh toán bằng đồng JPY của chi nhánh Bà triệu.
- Toàn ngân hàng Đông Hà nội duy trì và đẩy mạnh công tác marketing để thu hút khách hàng mới cũng như duy trì, khuyến khách các khách hàng truyền thống mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế. Tại chi nhánh Bà triệu, bên cạnh các khách hàng truyền thống đã giao dịch từ những ngày đầu, do làm tốt công tác tiếp thị cũng như cho vay tài trợ nhập khẩu, chi nhánh đã có những khách hàng mới tiềm năng và đã đem lại thu nhập đáng kể cho chi nhánh. Chi nhánh Lý Thường Kiệt mặc dù mới thành lập và chưa thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp nhưng đã thực hiện tốt việc marketing thu hút khách hàng, kết hợp với Hội sở thực hiện các giao dịch phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế của khách hàng tại Chi nhánh.
- Nghiêm túc thực hiện chế độ thông tin báo cáo của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam, thực hiện đúng các quy định về quản lý hoạt động ngoại hối của các đơn vị trực thuộc cũng như của các bàn thu đổi ngoại tệ trực tiếp.
2.4.2. Những hạn chế và tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Đông Hà Nội vẫn còn những mặt hạn chế. Đó là :
- Mất cân đối lớn về nguồn vốn ngoại tệ
Hoạt động thanh toán quốc tế còn mất cân đối giữa nghiệp vụ nhập khẩu và xuất khẩu, kéo theo sự mất cân đối về nguồn ngoại tệ, việc cân đối ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn dựa vào nguồn mua từ Sở Quản lý Kinh doanh vốn và ngoại tệ, hạn chế tính chủ động trong việc thanh toán và Chi nhánh phải chịu thêm chi phí để trả phí mua bán nội bộ.
Nhìn qua biểu đồ sau, chúng ta sẽ nhận thấy sự mất cân đối rõ nét giữa