Công tác kiểm tra, đánh giá luôn là một trong những hoạt động thường xuyên và quan trọng trong mỗi cơ quan tổ chức. Và ở mỗi cơ quan, tổ chức khác nhau đều có một hệ thống, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau, phù hợp với đặc thù riêng của tổ chức mìnhQua quá trình nghiên cứu tiểu luận về đề tài “Đo lường bằng phương pháp cho điểm, xếp hạng công chức theo tiêu chí trong cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay” đã chỉ ra được thực trạng của công tác này, từ đó rút ra nguyên nhân hạn chế và đề xuất một số giải pháp nâng cao
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận một cách tốt nhất và nộp đúng thời gian quy định,ngoài sự cố gắng của bản thân còn có sự giúp đỡ tận tình của thầy cô và bạn bè.Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thụy Ánh Ly là người
đã giảng dạy và hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận Đồng thờicũng xin cảm ơn các cô trong thư viện trường Đại học Nội Vụ Hà Nội – Cơ sởmiền trung, đã tạo điều kiện để tôi thu thập những thông tin cần thiết bổ sung chobài tiểu luận được sâu sắc và đầy đủ hơn Cảm ơn các bạn sinh viên trong nhóm,trong lớp 1405- QLND đã hỗ trợ tôi trong việc cung cấp một số thông tin hữu íchgiúp bài tiểu luận hoàn thiện nhất có thể
Xin chân thành cảm ơn !
Sinh viênVương Thị Thu Hằng
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài tiểu luận do bản thân tôi nghiên cứu và thựchiện về đề tài “Đo lường bằng phương pháp cho điểm, xếp hạng công chức theotiêu chí trong cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay”.Tất cả những thông tin được
sử dụng trong bài tiểu luận này đều là kết quả của tôi trong quá trình nghiên cứu,không sao chép của bất kì ai Chỉ sử dụng một số trích dẫn có trong tài liệu thamkhảo và được ghi rõ nguồn trích dẫn Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xácthực của tiểu luận
Người cam kếtVương Thị Thu Hằng
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
1 1.1 Sơ đồ quy trình kiểm tra cơ bản
2 2.1 Các tiêu chí đánh giá công
chức theo kết quả thực thi công
việc
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Tình hình nghiên cứu 8
3 Mục đích nghiên cứu 8
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 8
5 Cấu trúc của tiểu luận 9
Chương 1 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG KIỂM TRA TRONG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỆN NAY 10
1.1 Khái quát chung về chức năng kiểm tra 10
1.1.1 Khái niệm kiểm tra 10
1.1.2 Đặc điểm và vai trò của kiểm tra trong quảm trị 10
1.1.2.1 Đặc điểm kiểm tra trong quản trị 10
1.1.2.2 Vai trò của kiểm tra 11
1.1.3 Phương pháp đo lường trong kiểm tra 12
1.1.4 Yêu cầu trong đo lường kiểm tra 12
1.2 Lý luận chung về kiểm tra đánh giá công chức trong cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam 13 1.2.1 Khái quát chung về công chức 13
1.2.1.1 Khái niệm công chức ở Việt Nam 13
1.2.1.2 Phân loại công chức 13
1.2.2 Khái quát về công tác đánh giá công chức 14
1.2.3 Mục đích đánh giá công chức 15
1.2.3.1 Đối với cá nhân 15
1.2.3.2 Đối với nhà quản lý và tổ chức 15
1.2.4 Phương pháp đánh giá cán bộ, công chức 15
1.2.5 Các nguyên tắc đánh giá công chức trong cơ quan hành chính 17
Trang 6Chương 2 18
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHO ĐIỂM, XẾP HẠNG THEO TIÊU CHÍ TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 18
2.1 Thực tiễn việc triển khai đánh giá công chức theo Luật Cán bộ, công chức 18
2.1.1 Các tiêu chí đanh giá công chức 18
2.2 Thực trạng đánh giá công chức tại các trung tâm hành chính lớn ở Việt Nam 22
2.2.1 Đánh giá công chức tại Thàn phố Hà Nội 22
2.2.2 Đánh giá công chức tại TP HCM 23
2.2.3 Đánh giá công chức tại Đà Nẵng 24
2.3 Nhận xét chung về thực trạng đánh giá công chức theo phương pháp chấm điểm, xếp hạng theo tiêu chí hiện nay 24
2.4 Nguyên nhân hạn chế 25
2.5 So sánh phương pháp chođiểm, xếp loại theo tiêu chí giữa cơ quan hành chính và các Doanh nghiệp tư nhân 26
Chương 3 28
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP CHO ĐIỂM, XẾP HẠNG CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 28
3.1 Nguyên nhân hạn chế 28
3.2 Một số giải pháp 28
KẾT LUẬN 30
Trang 7Do đó, công tác kiểm tra, đánh giá luôn là một trong những hoạt động thườngxuyên và quan trọng trong mỗi cơ quan tổ chức Và ở mỗi cơ quan, tổ chức khác nhauđều có một hệ thống, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau, phù hợp với đặc thùriêng của tổ chức mình Trong Doanh nghiệp, hoạt động kiểm tra, đánh giá nhân viênluôn là hoạt động được các nhà quản trị quan tâm hàng đầu, nó ảnh hưởng trực tiếp đếncông việc của bộ phận quản lý nhân sự cũng như chính bản thân của mỗi nhân viên Vàcông tác kiểm tra, đánh giá trong các Doanh nghiệp luôn diễn ra một cách hiệu quả nhất,các phương pháp đo lường gần như đánh giá chính xác năng lực của mỗi nhân viên.Trong khi đó, ở khu vực hành chính công, công tác này dường như chưa mấy hiệu quả,mặc dù nó vẫn được thực hiện hằng năm Cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa có một cơchế đánh giá thích đáng với một quy trình đơn giản, hợp lý và hiệu quả Công tác đánhgiá công chức thường được thực hiện thông qua việc bình bầu theo danh hiệu (lao độngtiên tiến, lao động giỏi, chiến sĩ thi đua…), thi đua khen thưởng, đề bạt, kỷ luật…Việcđánh giá thường là cảm tính, chưa có cơ sở khoa học và thực tiễn Về thực chất công tácđánh giá chưa phản ánh đúng năng lực, trình độ công chức trong nhiều trường hợp.Trong cơ quan hành chính nhà nước, các phương pháp đo lường trong kiểm tra thườngthiên về định tính hơn định lượng Do vậy, kết quả không sát với năng lực thực tế,nhưng nó lại là cơ sở để các nhà Lãnh đạo đo lường kết quả và năng lực làm việc củamỗi công chức.
Vì thế, việc lựa chọn phương pháp đo lường trong kiểm tra, đánh giá công chứckhông phù hợp hoặc tồn tại nhiều hạn chế hiện nay đã không có được tác dụng khuyếnkhích, động viên những người làm việc có hiệu quả, đồng thời đã bao che, dung túngcho sự chây lười, làm việc thiếu nghiêm túc Đây cũng là một lý do gây nên hiện tượngthất nghiệp trá hình trong cơ quan hành chính nhà nước hiện nay và không tạo ra cơ sở
để thực thi chính sách tiền lương dựa trên tài năng và sự cống hiến, đánh giá công chứckhông nghiêm túc, khoa học đã dẫn đến sự kém hiệu quả của nền hành chính nhà nước
Trong quá trình học tập và nghiên cứu môn Quản trị học, cũng như dựa vào đặcthù của ngành quản lý nhà nước mà bản thân đang theo học, tôi nhận thấy rằng vấn đề
về công tác kiểm tra, đánh giá công chức trong cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam
Trang 8hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, và nó là một đề tài đáng để nghiên cứu Đặc biệt là đốivới sinh viên ngành quản lý nhà nước hoặc các ngành liên quan đến hành chính nhànước Qúa trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này sẽ là cơ hội để sinh viên trau dồivốn kiến thức của mình về ngành, về công tác kiểm tra, đánh giá trong khu vực hànhchính công hiện nay, phục vụ một phần cho quá trình học tập, nghiên cứu và công việcsau này.
Căn cứ vào những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Đo lường bằng phươngpháp cho điểm, xếp hạng công chức theo tiêu chí trong cơ quan hành chính Việt Namhiện nay” làm đề tài tiểu luận kết thúc môn Quản trị học của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài và tìm kiếm tài liệu, tôi nhận thấy rằng có khánhiều những nghiên cứu về công chức song lại thường đi vào nghiên cứu những giảipháp nâng cao trình độ công chức hay công tác quản lý công chức nói chung mà ít đivào vấn đề đánh giá công chức Có rất ít đề tài khoá luận, đề tài luận văn nghiên cứu vềvấn đề đánh giá công chức, chọn một trong những phương pháp đo lường để nghiên cứudường như không có Mặt khác lại có khá nhiều nghiên cứu trong công tác đánh giánhân viên hay đánh giá nội bộ của các Doanh nghiệp Vì vậy, việc nghiên cứu một cáchđầy đủ và hệ thống về đề tài này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác đánh giá côngchức tại các cơ quan hành chính nhà nước Và là một cơ hội để sinh viên tìm hiểu, bổsung kiến thức phục vụ quá trình học tập và làm việc sau này
Một số đề tài, bài viết về vấn đề đánh giá công chức hiện nay:
- Đề tài khoa học “Hoàn thiện phương pháp đánh giá cán bộ, công chức hàng năm” củaHọc viện Hành chính Quốc gia do Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiến chủ nhiệm đề tài (2002)
- Bài viết “Chống lãng phí bằng cách lượng hoá năng lực cán bộ” trên báo Vietnam.netcủa tiến sĩ Vũ Minh Khương (26/5/2005)
- Đề tài khóa luận “Công tác đánh giá công chức qua thực tiễn tại UBND huyện TừLiêm”, được đăng tải trên text.123doc.org
3 Mục đích nghiên cứu
Khi chọn đề tài “Đo lường bằng phương pháp cho điểm, xếp hạng công chức theotiêu chí trong cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay”, làm đề tài tiểu luận kết thúc mônQuản trị học của mình, mục đích đầu tiên là nhằm vận dụng những kiến thức đã họctrong môn Quản trị học để hoàn thành bài tiểu luận kết thúc môn Và dựa trên cơ sở làsinh viên ngành Quản lý nhà nước, muốn nghiên cứu và tìm hiểu thêm về vấn đề kiểmtra và đánh giá công chức trong cơ quan hành chính nhà nước
Bài tiểu luận này, nghiên cưu làm rõ một số lý thuyết chung về công tác đánh giácông chức trong cơ quan hành chính nhà nước Trình bày thực trạng của công tác đánhgiá công chức trong cơ quan hành chính nhà nước hiện nay và đề xuất một số giải phápthiết thực để công tác đánh giá công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện
có hiệu quả hơn
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Trang 9Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp đo lường trong kiểm tra đánh giácông chức, cụ thể là phương pháp cho điểm, xếp hạng theo tiêu chí trong cơ quan hànhchính nhà nước Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chủ yếu tập trung vào phương pháp cho điểm,xếp hạng theo tiêu chí trong công tác kiểm tra đánh giá công chức, theo định kỳ hằngnăm
5 Cấu trúc của tiểu luận
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương pháp đo lường kiểm tra đánh giá công chứctrong cơ quan hành chính nhà nước hiện nay
Chương 2: Thực trạng đánh giá công chức bằng phương pháp cho điểm, xếp hạngtheo tiêu chí trong cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phương pháp chấm điểm, xếp hạng công chức trong cơ quan hành chính
Trang 10Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG KIỂM TRA TRONG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Khái quát chung về chức năng kiểm tra
1.1.1 Khái niệm kiểm tra
“Kiểm tra” là một thuật ngữ quen thuộc mà chúng ta thường nghe thấy trong đờisống hằng ngày Đặc biệ là trong lĩnh vực hoạt động, quy trình quản lý Nó là một trong
số những chức năng cần thết để quy trình quản lý diễn ra một cách hiệu quả Nhắc đếnkhái niệm kiểm tra, trên thế giới đã có rất nhiều quan niệm về vấn đề này:
+ Harold Koontz: Kiểm tra là đo lường và chấn chỉnh hoạt động các bộ phận cấp
dưới để tin chắc rằng các mục tiêu và kế hoạch thực hiện mục tiêu đó đã đang được hoànthành
+ Robert J Mockler: Kiểm tra là quản trị là một nỗ lực có hệ thống nhằm thiết lậpnhững tiêu chuẩn, những hệ thống phản hồi thông tin, nhằm so sánh những kết quả thựchiện với định mức đã đề ra, và để đảm bảo rằng những nguồn lực đã và đang được sửdụng có hiệu quả nhất, để đạt được mục tiêu của tổ chức
+Kenneth A Merchant: Kiểm tra bao gồm tất cả các hoạt động mà nhà quản trịthực hiện nhằm đảm bảo chắc chắn rằng các kết quả thực tế sẽ đúng như kết quả dự kiếntrong kế hoạch
Từ những quan niệm trên về khái niệm kiểm tra trong quản lý, có thể tổng hợp vàrút ra một khái niệm chung về kiểm tra như sau:
Kiểm tra là quá trình đo lường hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức trên cơ
sở các tiêu chuẩn đã được xác lập để phát hiện những ưu điểm và hạn chế nhằm đưa racác giải pháp phù hợp giúp tổ chức phát triển theo đúng mục tiêu
Như vậy, kiểm tra là chức năng của mọi nhà quản trị, từ nhà quản trị cao cấp đếncác nhà quản trị cấp cơ sở trong một xí nghiệp mặc dù quy mô của đối tượng kiểm tra vàtầm quan trọng của sự kiểm tra thay đổi tùy theo cấp bậc của nhà quản trị, tất cả mọi nhàquản trị đều có trách nhiệm thực hiện các mục tiêu đã đề ra, do đó chức năng kiểm tra làchức năng cơ bản đối với mọi nhà quản trị
1.1.2 Đặc điểm và vai trò của kiểm tra trong quảm trị
Mỗi một chức năng trong quản trị đều có những đặc điểm và vai trò riêng biệt của
nó, nhờ vậy mà các nhà quản trị có thể hiểu rõ bản chất của từng chức năng, thực hiệnmột cách hiệu quả, nhanh chóng và phù hợp với sự phát triển của từng tổ chức Đối vớichức năng kiểm tra, có thể chia làm bốn đặc điểm và sáu vai trò quan trọng
1.1.2.1 Đặc điểm kiểm tra trong quản trị
Thứ nhất, Kiểm tra là một quá trình Có thể nói kiểm tra là một quá trình xem xétcác hoạt động nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt hơn, đồng thời kiểmtra giúp nhà quản trị phát hiện ra những sai sót, lệch lạc để kịp thời điều chỉnh, khắcphục đảm bảo cho hoạt động được thực hiện đúng hướng và hiệu quả Kiểm tra trongquản trị là hoạt động diễn ra theo một quá trình nhất định, có tiêu chuẩn, cách thức và
Trang 11phương pháp điều chỉnh riêng Nó không chỉ là một khâu cuối cùng của hoạt động quảntrị, mà kiểm tra là một quá trình diễn ra liên tục về thời gian và không gian bằng nhiềuhimhf thức và phương pháp khác nhau.
Bảng 1.1: Sơ đồ quy trình kiểm tra cơ bản
Thứ hai, Kiểm tra là một chức năng của quy trình quản trị Kiểm tra là một trongbốn chức năng cơ bản của quản trị, bên cạnh chức năng hoạch định, chức năng tổ chức
và chức năng lãng đạo Chức năng kiểm tra đóng vai trò quan trọng để quy trình quản trịđược thực hiện một cách hiệu quả, một mặt nó là công cụ để nhà quản trị sử dụng pháthiện sai sót, đánh giá và đưa ra phương pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp,mặt khác,thông qua kiểm tra, các hoạt động được thực hiện tốt hơn, giảm bớt những sai sót có thểnảy sinh Do vậy, kiểm tra là một chức năng cơ bản trong quy trình quản trị, nó đượcthực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau
Thứ ba, Kiểm tra thể hiện quyền hạn và trách nhiệm của nhà quản trị đối với hiệulực và hiệu quả của tổ chức Đối với chức năng kiểm tra, nó là một cách để nhà quản trịthể hiện quyền hạn của mình, các nhà quản trị thông qua kiểm tra để kiểm soát các hoạtđộng ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức Mất đi chức năng này, tức là nhà quản trị
bị vô hiệu hóa quyền hạn của mình, đồng thời kiểm tra là hoạt động để thể hiện tráchnhiệm và sự quan tâm của nhà lãnh đạo đối với nhân viên, đối với tổ chức
Thứ tư, Kiểm tra là một quá trình mang tính phản hồi Kết quả của quá trình kiểmtra là những phản hồi tốt nhât về hoạt động trong tổ chức đến nhà quản trị Bên cạnh đónhững phản hồi của quá trình kiểm tra có thể là những dự báo về tình hình hoạt động của
tổ chức trong thời gian tới
1.1.2.2 Vai trò của kiểm tra
Từ những đặc điểm trên có thể thấy, kiểm tra đóng vai trò quan trọng đối với nhàquản trị và sự phát triển của tổ chức
Kiểm tra giúp nhà quản trị nắm được nhịp độ, tiến độ và mức độ thực hiện côngviệc
Kiểm tra cung cấp các căn cứ cụ thể để hoàn thiện các quyết định quản trị
Các giải pháp điều chỉnh sai lệch
Trang 12Kiểm tra giúp đảm bảo thực thi quyền lực của chủ thể quản trị
Nâng cao trách nhiệm của nhà quản trị đối với công việc được phân công
Kiểm tra giúp cho tổ chức theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trườngKiểm tra tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới tổ chức
1.1.3 Phương pháp đo lường trong kiểm tra
Phương pháp kiểm tra là toàn bộ cách thức đo lường hoạt động và kết quả hoạtđộng của tổ chức trên cơ sở lựa chọn những công cụ, phương tiện và cách thức phù hợpnhằm đạt tới kết quả kiểm tra chính xác và khách quan
Phương pháp kiểm tra bao gồm các nhân tố:
- Phân công chủ thể kiểm tra phù hợp với chức vị
- Lựa chọn công cụ và phương tiện kiểm tra phù hợp
- Lựa chọn cách đo lường phù hợp
Sự phù hợp của công cụ, phương tiện và cách thức đo lường gắn liền với chủ thể,đối tượng, hoàn cảnh kiểm tra
Chủ thể kiểm tra có thể là một người, một nhóm người với các tầng nấc khácnhau Tuỳ thuộc vào mục đích, nội dung, tính chất của công việc, đối tượng và hoàncảnh mà chủ thể kiểm tra lựa chọn những công cụ và cách thức kiểm tra phù hợp
Một số công cụ kiểm tra:
- Bảng tiêu chuẩn công việc
- Nội quy, quy chế, pháp luật
- Các công cụ kĩ thuật: Biểu đồ Gantt, PERT (Program Evaluation and Review
Technique) v.v
Một số cách kiểm tra:
- Kiểm tra trực tiếp và kiểm tra gián tiếp
- Kiểm tra khâu trọng điểm
- Kiểm tra chéo giữa các bộ phận
- Kiểm tra ngẫu nhiên và kiểm tra mặc nhiên
- Kiểm tra toàn bộ với kiểm tra bộ phận
Trong mỗi tổ chức, nhà quản trị đưa ra những phương pháp đo lường trong kiểmtra khác nhau Từng tiêu chí đánh giá, cách thức và thời gian thực hiện khác nhau, phụthuộc vào đặc thù của mỗi tổ chức và các điều kiện khách quan của tổ chức đó Mỗi mộtphương thức đo lường khác nhau đều tồn tại những ưu nhược điểm riêng biệt, vì thế cácnhà quản trị sẽ lựa chọn phương pháp đo lường tối ưu nhất, phù hợp với tổ chức và yêucầu của mình để thực hiện kiểm tra nhanh chóng và hiệu quả nhất
1.1.4 Yêu cầu trong đo lường kiểm tra
- Không được mang tiêu chuẩn của một công việc này sang để áp đặt, đánh giá một
công việc khác
Trang 13- Loại bỏ những thành kiến và định kến cá nhân trong quá trình đo lường đánh giá.
- Tiến hành đo lường, đánh giá thường xuyên đúng yêu cầu, đúng mục đích và quy
trình
- Kết quả đo lường phải phù hợp với công việc, chức năng, nhiệm vụ của người
thực hiện công việc đó
- Đo lường phải chỉ ra được sai lệch một cách chính xác và chỉ ra nguyên nhân của
sai lệch đó
1.2 Lý luận chung về kiểm tra đánh giá công chức trong cơ quan hành chính nhà
nước Việt Nam
1.2.1 Khái quát chung về công chức
1.2.1.1 Khái niệm công chức ở Việt Nam
Công chức là một khái niệm đã xuất hiện lâu đời (vào cuối thế kỷ XIX) Ở ViệtNam, khái niệm công chức xuất hiện vào năm 1950, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số76/SL về việc ban hành Quy chế công chức vào ngày 20/5/1950 Theo đó, công chứcđược hiểu là “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ mộtchức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính phủ, ở trong hay ngoài nước đều là côngchức theo quy chế này, trừ những trường hợp do Chính phủ quy định” Sắc lệnh 76 quanniệm về cán bộ, công chức rất hẹp, chỉ bao gồm những người làm việc cho các cơ quancủa Chính phủ
Tuy nhiên, khái niệm công chức Việt Nam được thay đổi theo sự phát triển củađất nước, trong giai đoạn đầu đổi mới, khái niệm công chức được quy định ở Điều 1Nghị định 169/1990/NĐ-HĐBT ngày 25/5/1991 về công chức nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam “Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm giữmột công vụ thường xuyên trong một công sở nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ởtrong nước hay ngoài nước đã được xếp vào một ngạch công chức, bậc công chức, đượchưởng lương do ngân sách nhà nước cấp”
Theo Khoản 2, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức được ban hành năm 2008 quy định
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xãhội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân
mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơquan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyênnghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộngsản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sựnghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với côngchức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảođảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
1.2.1.2 Phân loại công chức
Trang 14Theo điều 4 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản
lý cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước, công chức được phân loạitheo các tiêu chí sau:
Phân loại công chức theo trình độ đào tạo:
- Công chức loại A là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạochuyên môn giáo dục Đại học và sau Đại học;
- Công chức loại B là những người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đàotạo chuyên môn giáo dục nghề nghiệp;
- Công chức loại C là những người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đàotạo dưới giáo dục nghề nghiệp
Phân loại công chức theo ngạch:
- Công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trở lên;
- Công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương;
- Công chức ngạch chuyên viên và tương đương;
- Công chức ngạch cán sự và tương đương;
- công chức ngạch nhân viên và tương đương
Phân loại công chức theo vị trí công tác:
- Công chức lãnh đạo, chỉ huy;
- Công chức chuyên môn, nghiệp vụ;
- Công chức thừa hành
1.2.2 Khái quát về công tác đánh giá công chức
Đánh giá là một thuật ngữ quen thuộc dùng để chỉ việc nhận xét, bình phẩm giá trịcủa một người hay một vấn đề nào đó Theo một quan điểm khác, thuật ngữ đánh giá(Evaluation) là đưa ra nhận định tổng hợp về các dữ kiện đo lường được qua các kỳkiểm tra/lượng giá (assessement) trong quá trình và kết thúc bằng cách đối chiếu, sosánh với những tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng trước đó trong các mục tiêu
Như vậy, đánh giá có thể hiểu là một quá trình thu thập, xử lý thông tin để lượngđịnh tình hình và kết quả công việc giúp quá trình lập kế hoạch, quyết định và hànhđộng có kết quả Nó là một hoạt động nhằm nhận định, xác nhận giá trị thực trạng về:mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng, hiệu quả công việc, trình độ, sự phát triển,những kinh nghiệm được hình thành ở thời điểm hiện tại đang xét so với mục tiêu haynhững chuẩn mực đã được xác lập
Trong quản lý cán bộ công chức, đánh giá là một hoạt động cơ bản, cốt yếu,không thực hiện đánh giá hoặc thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc xácđịnh kế hoạch nhân sự và hoạch định các chính sách phát triển chung cho nguồn nhânlực của tổ chức Đánh giá cán bộ, công chức được hiểu là một thao tác so sánh nhữnghoạt động thực tế của cán bộ công chức với các tiêu chí, mục tiêu đã xác định Đánh giá
là một công tác khó khăn, phức tạp nhưng không thể thiếu Vì vậy, tại các cơ quan hành
Trang 15chính công tác đánh giá công chức luôn được các nhà lãnh đạo chú trọng Ở Việt Nam,nội dung đánh giá công chức được quy định tại Mục 6, Điều 56 Luật Cán bộ công chứcbao gồm các tiêu chí:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
- Thái độ phục vụ nhân dân.
1.2.3.1 Đối với cá nhân
- Việc đánh giá giúp cán bộ, công chức nhận thức và gắn bó nhiều hơn với công vụ
họ đang thực hiện
- Công tác đánh giá định hướng và kích thích cán bộ, công chức nỗ lực hết sức để
đạt thành tích cao hơn
- Đánh giá giúp công chức tự điều chỉnh, sửa chữa những sai lầm, yếu kém của họ.
- Công tác đánh giá cán bộ, công chức cung cấp các số liệu cụ thể cho việc khen
thưởng, thăng tiến và kỷ luật
1.2.3.2 Đối với nhà quản lý và tổ chức
Đánh gía công chức hằng năm là công tác giúp người lãnh đạo nắm rõ tình hìnhcủa nhân viên trong tổ chức mình, từ đó kiểm soát hoạt động tổ chức theo hướng tíchcực, phát triển Đồng thời từ kết quả kiểm tra đánh giá công chức, nhà quản lý có thểđưa ra một số quyết định liên quan đến đội ngũ nhân sự trong cơ quan
Từ công tác đánh giá cán bộ, công chức để có những đánh giá chung về toàn bộ tổchức theo những tiêu chí khác nhau Theo điều 37 Nghị định 117/2003/NĐ-CP thì mụcđích của công tác đánh giá cán bộ, công chức là:
- Đánh giá nhằm xác định rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo
đức của từng cán bộ, công chức trong cơ quan
- Đánh giá làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và
thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức