Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao ViệtKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VI
Trang 1Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao Việt
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT –
CHI NHÁNH CẦN THƠ
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ BÍCH TIỀN MSSV: 12D340301088 LỚP: ĐHKT7
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Nhơn i SVTH: Nguyễn Thị Bích Tiền
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Cần Thơ, 2016
Trang 2Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao Việt
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT –
CHI NHÁNH CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn:
THS: NGUYỄN QUANG NHƠN
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ BÍCH TIỀN MSSV: 12D340301088 LỚP: ĐHKT7
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Nhơn ii SVTH: Nguyễn Thị Bích Tiền
Cần Thơ, 2016
Trang 3Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao Việt
LỜI CẢM ƠN
Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Tây Đô, đã giúp emtích lũy được vốn kiến thức chuyên môn; và sau thời gian ba tháng thực tập tạicông ty TNHH Kiểm toán Sao Việt – Chi nhánh Cần Thơ, em đã được tiếp cậnvới thực tế, được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn đượcnâng cao Đó là nhờ sự hướng dẫn, giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô Khoa Kếtoán – Tài chính – Ngân hàng; và sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong công
ty kiểm toán Sao Việt
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy, cô Khoa Kế toán –Tài chính – Ngân hàng, và tất cả các quý thầy, cô đã và đang công tác tại trường,những người đã tận tình giảng dạy chúng em trong suốt thời gian học tập tạitrường, đặc biệt là Thầy Nguyễn Quang Nhơn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luậnnày
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Công ty TNHHKiểm toán Sao Việt – Chi nhánh Cần Thơ, đến các anh chị kiểm toán viên đangcông tác tại công ty đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ cho em trong thờigian thực tập tại quý công ty
Do những hạn chế về mặt thời gian và đặc biệt là những hạn chế về mặtkiến thức của bản thân nên đề tài không tránh khỏi có những sai sót, em rất mongnhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các anh chị trongcông ty kiểm toán để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn Và đó cũng là hànhtrang quý giá giúp em bổ sung, hoàn thiện kiến thức của mình trong công việcsau này
Em xin gởi lời chúc đến quý thầy cô và các anh chị trong công ty kiểm toánluôn dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công việc và cuộc sống
Cần Thơ, Ngày 09 tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Bích TiềnGVHD: Th.S Nguyễn Quang Nhơn vi SVTH: Nguyễn Thị Bích Tiền
Trang 4Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao Việt
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những gì tôi viết trong đề tài là do chính tôi thực hiện.Nội dung của đề tài không giống với bất cứ đề tài đã được thực hiện trước đó.Các số liệu sử dụng trong đề tài là hoàn toàn trung thực Nếu có sai phạm tôi xinhoàn toàn chịu trách nhiệm
Cần Thơ, Ngày 09 tháng 4 năm 2016 Sinh viên
Nguyễn Thị Bích Tiền
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Nhơn vii SVTH: Nguyễn Thị Bích Tiền
Trang 5Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao Việt
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thể được rất nhiều người sử dụng, và
dĩ nhiên người sử dụng cần có được những thông tin đáng tin cậy nhằm giúp họđánh giá về thực trạng tài chính, cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp để đưa ra các quyết định kinh tế mang lại lợi ích cao nhất có thể.Nền kinh tế trong và ngoài nước ngày càng phát triển, tính cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp và người sử dụng thông tin tài chính ngày càng cao, luôn đòi hỏicác thông tin tài chính phải đáng tin cậy và minh bạch đã tạo nên hệ quả khảnăng nhận được những thông tin tài chính kém tin cậy, rủi ro về thông tin cũnggia tăng, vì vậy kiểm toán độc lập ra đời để khắc phục các rủi ro về thông tin tàichính, đặc biệt là kiểm toán khoản mục doanh thu trong báo cáo tài chính
Kiểm toán khoản mục doanh thu là một phần hành kiểm toán quan trọngtrong kiểm toán báo cáo tài chính Doanh thu là một yếu tố có ảnh hưởng trựctiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua đó chỉ tiêulợi nhuận của doanh nghiệp được xác định một cách chính xác Bởi vậy doanhthu ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, ảnhhương đến quyết định cho vay hay đầu tư của những đối tượng quan tâm bênngoài doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự quản lý của Nhà nước cũng như công tácđiều hành của Ban lãnh đạo doanh nghiệp Các công ty kiểm toán trong quá trìnhhoạt động, luôn không ngừng hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanhthu Nhận thấy được tầm quan trọng trong công tác kiểm toán khoản mục này,cùng với mục tiêu hiểu rõ hơn thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu đề tài
“Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt – Chi nhánh Cần Thơ” đã được thực hiện.
Qua đề tài giúp cho nhà quản lý có cái nhìn đúng đắn hơn về thực trạngkiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán khoản mục doanh thu nóiriêng của công ty hiện nay Nội dung chủ yếu của đề tài là giới thiệu khái quát vềquy trình kiểm toán khoản mục doanh thu, sau đó, đánh giá và hoàn thiện quytrình của Công ty SVC Qua việc phân tích, tác giả thấy được những điểm mạnhcũng như những hạn chế đang còn tồn tại của Công ty SVC Từ đó, tác giả đã đề
ra một số giải pháp và ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán cáckhoản mục doanh thu nói riêng và BCTC nói chung ở hiện tại và trong tương lai
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Nhơn viii SVTH: Nguyễn Thị Bích Tiền
Trang 6Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao Việt
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Nhơn ix SVTH: Nguyễn Thị Bích Tiền
Trang 7Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao Việt
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Nhơn x SVTH: Nguyễn Thị Bích Tiền
Trang 8Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao Việt
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu 2
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
1.3.1.1 Số liệu sơ cấp 2
1.3.1.2 Số liệu thứ cấp 2
1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 2
1.3.2.1 Phương pháp so sánh 2
1.3.2.2 Phương pháp phân tích 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Giới hạn về nội dung 3
1.4.2 Giới hạn về không gian 3
1.4.3 Giới hạn về thời gian 3
1.4.4 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 Cấu trúc đề tài 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1 Phương pháp luận 4
2.1.1 Khái niệm về kiểm toán và các vấn đề có liên quan 4
2.1.1.1 Khái niệm kiểm toán 4
2.1.1.2 Một số khái niệm liên quan 4
2.1.2 Một số vấn đề chung về kế toán doanh thu 6
2.1.2.1 Khái niệm về doanh thu 6
2.1.2.2 Thời điểm xác nhận doanh thu 7
2.1.2.3 Hệ thống chứng từ kế toán doanh thu 8
2.1.3 Một số vấn đề chung về kiểm toán khoản mục doanh thu 8
2.1.3.1 Đặc điểm và một số trường hợp gian lận, sai sót có thể xảy ra khi kiểm toán khoản mục doanh thu 8
2.1.3.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu 10
2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC 10
2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 10
2.2.1.1 Tiền kế hoạch 11
2.2.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán 12
2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 15 GVHD: Th.S Nguyễn Quang Nhơn xi SVTH: Nguyễn Thị Bích Tiền
Trang 9Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao Việt
2.2.2.1 Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ 15
2.2.2.2 Thu thập bằng chứng kiểm toán 15
2.2.2.3 Lựa chọn các phần tử thử nghiệm 15
2.2.2.4 Thực hiện các thử nghiệm 15
2.2.2.5 Lập hồ sơ kiểm toán 18
2.2.3 Hoàn thành kiểm toán 18
2.3 Phương pháp nghiên cứu 19
2.3.1 Phương pháp phân tích, mô tả, tổng hợp 19
2.3.2 Phương pháp quan sát 20
2.3.3 Phương pháp liệt kê 20
2.3.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu 20
2.3.5 Phương pháp phân tích biến động 20
2.3.6 Phương pháp phân tích đối ứng 20
2.3.7 Phương pháp chọn mẫu 20
2.3.8 Phương pháp kiểm tra chi tiết 20
2.3.9 Phương pháp đánh giá 20
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN SAO VIỆT VÀO THỰC TẾ 21
3.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt 21
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 21
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy 22
3.1.3 Các dịch vụ của công ty 24
3.1.3.1 Dịch vụ kiểm toán 24
3.1.3.2 Dịch vụ tư vấn 24
3.1.3.3 Dịch vụ khác 25
3.1.4 Tình hình hoạt động của công ty 25
3.1.4.1 Đặc điểm khách hàng 25
3.1.4.2 Kết quả hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2013-2015) 26
3.1.5 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển 28
3.1.5.1 Thuận lợi 28
3.1.5.2 Khó khăn……… ….29
3.1.5.3 Định hướng phát triển 29
3.2 Thực hiện quy trình Kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty TNHH CBTSXK Hoàng Gia 30
3.2.1 Chuẩn bị kiểm toán 30
3.2.1.1 Tìm hiểu khái quát về khách hàng 30 GVHD: Th.S Nguyễn Quang Nhơn xii SVTH: Nguyễn Thị Bích Tiền
Trang 10Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao Việt
3.2.1.2 Mục đích kiểm toán của đơn vị khách hàng 33
3.2.1.3 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 33
3.2.1.4 Hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty 37
3.2.1.5 Đánh giá rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếu 41
3.2.2 Giai đoạn thực hiện Kiểm toán 46
3.2.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và đánh giá lại rủi ro kiểm soát .46
3.2.2.2 THỰC HIỆN CÁC THỬ NGHIỆM CƠ BẢN 50
3.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 62
3.3 Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu thực tế với quy trình kiểm toán mẫu của VACPA 65
3.3.1 Giống nhau 65
3.3.2 Khác nhau 65
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT – CHI NHÁNH CẦN THƠ 68
4.1 Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của quy trình kiểm toán doanh thu 68
4.1.1 Ưu điểm 68
4.1.1.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 68
4.1.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 68
4.1.1.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 69
4.1.2 Nhược điểm 70
4.1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 70
4.1.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 70
4.1.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 71
4.2 Một số giải pháp hoàn thiện quy trình Kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt – chi nhánh Cần Thơ 72
4.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 72
4.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 73
4.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 74
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
5.1 Kết luận 75
5.2 Kiến nghị 76
5.2.1 Đối với công ty được kiểm toán 76
5.2.2 Đối với Công ty SVC 76
5.2.3 Đối với các cơ quan có liên quan 76
5.2.4 Đối với Hội doanh nghiệp kiểm toán viên hành nghề (VACPA) 77 GVHD: Th.S Nguyễn Quang Nhơn xiii SVTH: Nguyễn Thị Bích Tiền
Trang 11Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao Việt
TÀI LIỆU THAM KHẢO xiii PHỤ LỤC xiv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: BẢNG MA TRẬN RỦI RO PHÁT HIỆN……… 14GVHD: Th.S Nguyễn Quang Nhơn xiv SVTH: Nguyễn Thị Bích Tiền
Trang 12Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao Việt
Bảng 2.2: BẢNG ƯỚC TÍNH PM……… 14
Bảng 3.1: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY SVC QUA 3 NĂM………26
Bảng 3.2: BẢNG GÓP VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH CBTSXK HOÀNG GIA DO CÁC THÀNH VIÊN GỐP VỐN……… 31
Bảng 3.3: BẢNG PHÂN TÍCH SƠ BỘ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CBTSXK HOÀNG GIA………34
Bảng 3.4: BẢNG CÂU HỎI TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÔNG TY TNHH CBTSXK HOÀNG GIA………38
Bảng 3.5: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN………40
Bảng 3.6: XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU (PM)……… 44
Bảng 3.7: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU……….51
Bảng 3.8: BẢNG PHÂN TÍCH DOANH THU THEO TỪNG THÁNG………53
Bảng 3.9: BẢNG SO SÁNH DOANH THU TRÊN SỔ CÁI, SỔ CHI TIẾT VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH……… 55
Bảng 3.10: ĐỐI CHIẾU DOANH THU TỪNG THÁNG TRÊN SỔ SÁCH VÀ TỜ KHAI THUẾ GTGT……… 57
Bảng 3.11: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU BÁN HÀNG THEO TÀI KHOẢN ĐỐI ỨNG……… 58
Bảng 3.12: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH THEO TÀI KHOẢN ĐỐI ỨNG……… 59
Bảng 3.13: BẢNG TỔNG HỢP THU NHẬP KHÁC THEO TÀI KHOẢN ĐỐI ỨNG……….59
Bảng 3.14: BẢNG TỔNG HỢP CÁC SAI SÓT……… 63
Bảng 3.15: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ SAU KIỂM TOÁN……….64
Bảng 4.1: BẢNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC THEO QUY MÔ KHÁCH HÀNG……… 74
DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của SVC……….……… 23 GVHD: Th.S Nguyễn Quang Nhơn xv SVTH: Nguyễn Thị Bích Tiền
Trang 13Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao Việt
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH & CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Nhơn xvi SVTH: Nguyễn Thị Bích Tiền
Trang 14Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán Sao Việt
Trang 15CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường đang theo xu hướng mởcửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, để đáp ứng nhu cầu thông tin tài chínhcác doanh nghiệp phải công khai minh bạch và đáng tin cậy, hoạt động kiểm toánđộc lập đã ra đời và ngày càng phát triển Kiểm toán không chỉ mang lại niềm tincho những người sử dụng thông tin tài chính mà còn là công cụ hữu hiệu giúpcác doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành trong quá trình hoạt độngkinh doanh, bên cạnh đó kiểm toán còn cung cấp thông tin đáng tin cậy cho cácnhà đầu tư để họ có phương hướng đầu tư đúng đắn, nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh
Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanhcủa mọi loại hình doanh nghiệp Doanh thu trình bày trên báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh là một trong các cơ sở để xác định các chỉ tiêu quan trọng, do
đó việc phản ảnh sai lệch doanh thu sẽ dẫn đến các chỉ tiêu như lợi nhuận, tỷ suấtlợi nhuận, tỷ suất doanh thu sẽ bị phản ảnh sai lệch
Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán báo cáo tài chính, đặc biệt làkiểm toán khoản mục doanh thu, cùng với quá trình thực tập và làm quen vớithực tế kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt chi
nhánh Cần Thơ, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty TNHH kiểm toán Sao Việt” làm đề tài nghiên
cứu khóa luậntốt nghiệp của mình
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty SVC, từ
đó đánh giá ưu và nhược điểm quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu củacông ty, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện cho quy trình kiểm toánkhoản mục doanh thu của công ty SVC
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu của công ty SVC.
- Thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu của công ty SVC tạiCông ty TNHH CBTSXK Hoàng Gia
- Phân tích quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu của công ty SVC
Trang 16- Đánh giá ưu và nhược điểm quy trình kiểm toán khoản mục doanh thucủa công ty SVC.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mụcdoanh thu của công ty SVC
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
1.3.1.1 Số liệu sơ cấp
- Quan sát trực tiếp công việc kiểm toán của nhân viên kiểm toán tại công ty
SVC để tìm hiểu về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu
- Lập bảng câu hỏi về các khoản doanh thu để tìm hiểu về tình hình doanh
thu của đơn vị được kiểm toán có đúng quy định không
1.3.1.2 Số liệu thứ cấp
- Thu thập quy trình, chương trình kiểm toán các khoản mục doanh thu quy
định tại Công ty SVC thông qua việc trực tiếp tham gia kiểm toán tại công tykhách hàng
- Số liệu được thu thập tại Công ty TNHH CBTSXK Hoàng Gia trong quá
trình tiến hành kiểm toán BCTC cho kỳ kế toán niên độ bắt đầu từ ngày01/01/2015 và kết thúc vào ngày 31/12/2015
- Tham khảo hồ sơ kiểm toán năm 2014 được lưu trữ tại công ty SVC đối
với công ty TNHH CBTSXK Hoàng Gia Các bảng BCTC: bảng cân đối kế toán,báo cáo KQHĐKD và các sổ sách kế toán có liên quan
1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
1.3.2.1 Phương pháp so sánh
So sánh doanh thu năm 2015 so với năm 2014, phân tích chênh lệch nămnay tăng hay giảm so với năm trước để đưa ra sự khác biệt, hay những biến độngcủa các đối tượng nghiên cứu
Đối chiếu doanh thu phát sinh năm nay với sổ chi tiết, sổ cái…
1.3.2.2 Phương pháp phân tích
Chủ yếu dùng phương pháp phân tích tỷ lệ để đưa ra những biến động về
số tương đối (tỷ lệ thay đổi biểu hiện dưới dạng %) lẫn số tuyệt đối (sự thay đổi
Trang 17biểu hiện bằng con số cụ thể) Từ đó sẽ đưa ra những định hướng kiểm toán, tìmhiểu nguyên nhân của những biến động đó.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Giới hạn về nội dung
Khóa luận chỉ nghiên cứu việc vận dụng quy trình kiểm toán khoản mụcdoanh thu trong kiểm toán BCTC, để đưa ra những ý kiến nhằm đánh giá lại quytrình kiểm toán được thực hiện tại công ty SVC
1.4.2 Giới hạn về không gian
Khóa luận được thực hiện tại Công ty SVC và tham gia kiểm toán thực tếtại Công ty TNHH CBTSXK Hoàng Gia
1.4.3 Giới hạn về thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài từ 04/01/2016 đến 09/04/2016
Số liệu thực hiện kiểm toán tại Công ty TNHH CBTSXK Hoàng Gia chonăm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/2015 và kết thúc vào ngày 31/12/2015
Số liệu được thu thập từ báo cáo KQHĐKD năm 2013, năm 2014 và năm
2015 của công ty SVC
1.4.4 Đối tượng nghiên cứu
Do thời gian thực tập tại công ty là có hạn nên đề tài chỉ tập trung đi sâuvào phân tích và hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công tyTNHH kiểm toán Sao Việt – chi nhánh Cần Thơ
1.5 Cấu trúc đề tài
Chương 1 Giới thiệu
Chương 2 Cơ sở lý luận
Chương 3 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu của công tykiểm toán Sao Việt
Chương 4 Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán doanhthu
Chương 5 Kết luận và kiến nghị
Trang 18CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
(Doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT- BTC)
2.1 Phương pháp luận
2.1.1 Khái niệm về kiểm toán và các vấn đề có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm kiểm toán
Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin
được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đóvới các chuẩn mực đã được thiết lập Quá trình kiểm toán phải được thực hiệnbởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập
2.1.1.2 Một số khái niệm liên quan
- Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên
thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tinnày, kiểm toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán Bằngchứng kiểm toán phải đảm bảo tính đầy đủ và tính thích hợp.(VSA 500)
+ Đầy đủ: Là tiêu chuẩn đánh giá về số lượng bằng chứng kiểm toán Sốlượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập chịu ảnh hưởng bởi đánh giá của kiểmtoán viên đối với rủi ro có sai sót trọng yếu và chất lượng của mỗi bằng chứngkiểm toán
+ Thích hợp: Là tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng của các bằng chứngkiểm toán Bằng chứng kiểm toán phải đảm bảo phù hợp và đáng tin cậy để hỗtrợ cho kiểm toán viên đưa ra các kết luận làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán
- Trọng yếu là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông
tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tàichính.(VSA 320)
- Mức trọng yếu là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc
vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá tronghoàn cảnh cụ thể Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không
Trang 19phải là nội dung của thông tin cần phải có Tính trọng yếu của thông tin phảiđược xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính.
+ Định lượng: Số tiền sai phạm ảnh hưởng đến quyết định của người sửdụng BCTC
+ Định tính: bản chất của sự sai phạm ảnh hưởng đến quyết định củangười sử dụng BCTC
- Rủi ro kiểm toán(Audit Risk- AR) là rủi ro do kiểm toán viên đưa ra ý
kiến kiểm toán không phù hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn chứađựng sai sót trọng yếu Các bộ phận của rủi ro kiểm toán: (VSA 200)
+ Rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk- IR): Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả
năng cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyếtminh có thể chứa đựng sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, trướckhi xem xét đến bất kỳ kiểm soát nào có liên quan
+ Rủi ro kiểm soát (Control Risk- CR): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu,
khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đối với cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch,
số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh mà kiểm soát nội bộ của đơn vị khôngthể ngăn chặn hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời
+ Rủi ro phát hiện (Detect Risk- DR): Là rủi ro mà trong quá trình kiểm
toán, các thủ tục mà kiểm toán viên thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toánxuống tới mức thấp có thể chấp nhận được nhưng vẫn không phát hiện được hếtcác sai sót trọng yếu khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại
- Gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban
Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối đểthu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp (VSA 240)
- Sai sót là sự khác biệt giữa giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết
minh của một khoản mục trên báo cáo tài chính với giá trị, cách phân loại, trìnhbày hoặc thuyết minh của khoản mục đó theo khuôn khổ về lập và trình bày báocáo tài chính được áp dụng Sai sót có thể phát sinh do nhầm lẫn hoặc gian lận.(VSA 450)
- Thử nghiệm kiểm soát là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá
tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện vàsửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu (VSA 330)
Trang 20- Thử nghiệm cơ bản là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện
các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu Các thử nghiệm cơ bản bao gồm:thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết (VSA 330)
Thủ tục phân tích: là việc so sánh các thông tin tài chính, các chỉ số, các
tỷ lệ, để phát hiện và nghiên cứu về các trường hợp bất thường Thủ tục phân tíchbao gồm:
+ So sánh thông tin tài chính giữa các kì, các niên độ, hoặc so sánh thôngtin tài chính của đơn vị với thông tin trong ngành tương tự
+ Nghiên cứu những mối quan hệ giữa các yếu tố của thông tin tài chính,giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính
+ Tính toán tỷ số lãi gộp, các giá trị chênh lệch tuyệt đối, tương đối
Thử nghiệm chi tiết: là việc kiểm tra các nghiệp vụ hay các số dư, gồm có: + Kiểm tra nghiệp vụ: là kiểm tra một số ít hay toàn bộ nghiệp vụ phát sinh
để xem xét về mức độ trung thực của các khoản mục Loại kiểm tra này được sửdụng khi số phát sinh của tài khoản ít, các tài khoản không có số dư hay trongtrường hợp bất thường
+ Kiểm tra số dư: là kiểm tra để đánh giá về mức độ trung thực của số dưcác tài khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh Thử nghiệm này được thực hiện nhưsau: đầu tiên kiểm toán viên phân chia số dư ra thành từng bộ phận, hay theotừng đối tượng, sau đó chọn mẫu để kiểm tra bằng phương pháp thích hợp
- Báo cáo kiểm toán là văn bản do kiểm toán viên lập và công bố để trình
bày ý kiến của mình về sự phù hợp giữa thông tin được kiểm tra và chuẩn mực
đã được thiết lập Báo cáo kiểm toán là sản phẩm rất quan trọng của cuộc kiểmtoán và có vai trò rất quan trọng với người sử dụng (VSA 700)
2.1.2 Một số vấn đề chung về kế toán doanh thu
2.1.2.1 Khái niệm về doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong
kỳ kế toán, phát sinh từ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thườngcủa doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Doanh thu chỉ bao gồmtổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được
Doanh thu gồm:
Trang 21- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511): Là giá trị hàng hóa,dịch vụ của doanh nghiệp đã bán ra hay cung cấp trong kỳ Doanh thu phát sinh
từ giao dịch, sự kiện được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bênmua hoặc bên sử dụng
- Doanh thu hoạt động tài chính (TK 515): doanh thu từ tiền lãi, tiền bảnquyền, cổ tức lợi nhuận được chia, chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản chênhlệch tỷ giá ngoại tệ…
- Thu nhập khác (TK 711): theo chuẩn mực kế toán số 14 ban hành và công
bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộtrưởng Bộ Tài chính Thu nhập khác quy định trong chuẩn mực này bao gồm cáckhoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo
ra doanh thu Khoản mục doanh thu không có số dư cuối kì
Các khoản giảm trừ doanh thu:
- Chiết khấu thương mại (TK 5211) là khoản doanh nghiệp bán giảm giániêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn Tài khoản này không có
số dư cuối kỳ
- Giảm giá hàng bán (TK 5212) là khoản trừ do người mua toàn bộ hay mộtphần hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hay lạc hậu thị hiếu Tài khoản nàykhông có số dư cuối kỳ
- Hàng bán bị trả lại (TK 5213) là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định làtiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do các nguyên nhân sau: viphạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất và kém phẩm chất, khôngđúng chủng loại, quy cách… Khi doanh nghiệp ghi nhận giá trị hàng bán bị trảlại cần ghi giảm tương ứng trị giá vốn hàng bán trong kỳ Tài khoản này không
có số dư cuối kỳ
2.1.2.2 Thời điểm xác nhận doanh thu
- Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là thời điểm công ty đãchuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, sản phẩm; hoàn thành việc cung cấp dịch vụcho người mua; hoàn thành hợp đồng hoặc xuất hóa đơn bán hàng
- Đối với HĐTC thời điểm xác định doanh thu theo quy định sau:
Trang 22+ Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, lãi bán hàng trảchậm, trả góp, tiền bản quyền, xác định theo thời gian của hợp đồng cho vay,cho thuê, bán hàng hoặc kỳ nhận lãi.
+ Cổ tức, lợi nhuận được chia khi có nghị quyết hoặc quyết định chia.+ Lãi chuyển nhượng vốn, lãi bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá phát sinhtrong kỳ của hoạt động xác định khi các giao dịch hoặc nghiệp vụ đã hoàn thành.+ Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác
Doanh thu này không gắn với mục đích kinh doanh chủ yếu của đơn vị màchỉ phát sinh trong một số tình huống nhất định Do đó, luôn tồn tại khả năngviệc ghi chép các khoản doanh thu này không phù hợp với yêu cầu của chuẩnmực và chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam, hoặc chúng bị phân loại sai
- Thu nhập khác: quy định bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy rakhông thường xuyên, ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanhnghiệp gồm:
+ Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ
+ Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng
+ Thu tiền bảo hiểm được bồi thường
+ Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước.+ Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại; các khoản thu khác
+ Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ
+ Thu nhập từ nghiệp vụ bán và cho thuê lại tài sản
+ Thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền và hiện vật
+ Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên
Khoản thu nhập này có tính đa dạng, không thường xuyên và khó dự đoántrước được Vì vậy, nhiều đơn vị không phản ảnh các khoản thu nhập này khinghiệp vụ phát sinh mà chỉ ghi nhận khi thực thu tiền Vì vậy cần chú ý kiểm tra
2.1.2.3 Hệ thống chứng từ kế toán doanh thu
Trang 23Chứng từ kế toán được sử dụng để hạch toán doanh thu và khoản giảm trừdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm:
- Đơn đặt hàng của khách hàng, hợp đồng đã kí kết về bán hàng (là cơ sởpháp lý ràng buộc giữa 2 bên)
- Hóa đơn GTGT
- Hóa đơn bán hàng thông thường
- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi
- Thẻ quầy hàng
- Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, ủynhiệm thu, giấy báo Có, bảng sao kê của Ngân hàng)
2.1.3 Một số vấn đề chung về kiểm toán khoản mục doanh thu
2.1.3.1 Đặc điểm và một số trường hợp gian lận, sai sót có thể xảy
ra khi kiểm toán khoản mục doanh thu
a) Đặc điểm
Doanh thu là khoản mục trọng yếu trên BCTC vì đó là cơ sở để người sửdụng BCTC đánh giá về tình hình hoạt động và quy mô kinh doanh của doanhnghiệp Chính vì thế, khoản mục này là đối tượng của nhiều rủi ro dẫn đến sailệch trọng yếu vì những lí do:
- Tại Việt Nam doanh thu có quan hệ chặt chẽ với thuế giá trị gia tăng đầu
ra nên cũng có khả năng bị khai thấp hơn thực tế để né tránh thuế
- Doanh thu có quan hệ mật thiết với lợi nhuận nên những sai lệch vềdoanh thu sẽ dẫn đến lợi nhuận phản ánhkhông trung thực và hợp lí
- Doanh thu trong nhiều đơn vị là cơ sở đánh giá kết quả hoặc thành tíchkinh doanh nên có khả năng bị thổi phồng cao hơn thực tế
b) Một số trường hợp gian lận, sai sót có thể xảy ra khi kiểm toán
khoản mục doanh thu
Doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo cao hơn so với thực tế
Trang 24Trường hợp này được biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp đã hạch toán vàodoanh thu những khoản thu chưa đủ điều kiện xác định là doanh thu như quyđịnh hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán cao hơn so vớidoanh thu trên các chứng từ kế toán Ví dụ như:
- Người mua đã ứng trước nhưng doanh nghiệp chưa xuất hàng hoặc cungcấp dịch vụ cho người mua
- Người mua đã ứng tiền, doanh nghiệp đã xuất hàng hoặc cung cấp dịch vụnhưng chưa chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua hoặc cung cấp dịch vụchưa hoàn thành
- Số liệu đã tính toán và ghi sổ sai làm tăng doanh thu so với số liệu phảnánh trên chứng từ kế toán
- Hạch toán chuyển doanh thu những mặt hàng có thuế suất giá trị gia tăngcao sang những mặt hàng có thuế suất thấp
- Hạch toán toàn bộ doanh thu nhận trước cho nhiều kỳ kế toán vào doanhthu kỳ nhận tiền
Doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo thấp hơn so với thực tế
Trường hợp này được biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp chưa phản ánh vào
sổ kế toán những khoản thu đã đủ điều kiện để xác định là doanh thu như quyđịnh hoặc số doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán thấp hơn so vớidoanh thu trên chứng từ kế toán Ví dụ như:
- Doanh nghiệp đã làm thủ tục bán hàng và cung cấp dịch vụ bán hàng chokhách hàng, khách hàng đã trả tiền hoặc đã thực hiện các thủ tục chấp nhận thanhtoán nhưng đơn vị chưa hạch toán hoặc đã hạch toán nhầm vào tài khoản khác
- Số liệu tính toán và ghi sổ sai đã làm giảm doanh thu so với số liệu phảnánh trên chứng từ kế toán
- Doanh thu bán hàng thu ngoại tệ, doanh nghiệp đã cố tình sử dụng tỷ giáthực tế thấp hơn so với quy định để làm giảm doanh thu
- Một số doanh nghiệp khi bán hàng không hạch toán vào doanh thu mà bùtrừ thẳng vào công nợ phải trả
- Một số trường hợp trong năm doanh nghiệp gặp điều kiện thuận lợi về thịtrường, bán được nhiều hàng hóa, hoàn thành tốt kế hoạch ngân sách Các doanh
Trang 25nghiệp đã giành lại một phần doanh thu (thường là các lô hàng cuối năm) hạchtoán vào niên độ sau Mục đích là làm chậm lại việc nộp thuế, dự trù rủi ro choniên độ sau.
2.1.3.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu
- Phát sinh: các nghiệp vụ doanh thu được ghi nhận thì phát sinh trong thực
tế và thuộc về đơn vị
- Đầy đủ: mọi nghiệp vụ doanh thu đều được ghi nhận
- Ghi chép chính xác: doanh thu được tính toán chính xác và thống nhấtgiữa sổ chi tiết và sổ cái
- Đánh giá: doanh thu được phản ánh đúng số tiền
- Trình bày và công bố: doanh thu được trình bày đúng và khai báo đầy đủ
2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán BCTC 2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Đây là giai đoạn đầu mà KTV cần thực hiện nhằm tạo điều kiện pháp lýcũng như điều kiện cần thiết cho cuộc kiểm toán Giúp KTV thu thập đượcnhững bằng chứng cần thiết và có giá trị cho cuộc kiểm toán Do đó, cũng đòi hỏiKTV có nhiều kinh nghiệm và sự xét đoán chuyên môn cao
Trang 26Đối với khách hàng cũ: Trước khi tiến hành kiểm toán thì KTV phải cậpnhật thông tin đánh giá lại khách hàng cũ, để phát hiện những vấn đề mới nhằmđưa ra ý kiến tiếp tục kiểm toán hay ngưng kiểm toán đối với khách hàng.
b) Gửi thư báo giá
- Đối với khách hàng mới: Thư báo giá cần đảm bảo nội dung sau:
+ Tóm lược lại yêu cầu của khách hàng
+ Phạm vi công việc, phương pháp làm việc, những giới hạn (nếu có).+ Các loại báo cáo sẽ gởi đến khách hàng
+ Giá phí đề nghị
- Đối với khách hàng thường xuyên: Ngay sau khi phát hành báo cáo kiểm
toán năm trước, căn cứ vào công việc thực tế đã thực hiện năm trước và dự đoánnăm nay, KTV lập báo cáo trình Giám đốc, nêu rõ những thay đổi khối lượngcông việc, mức độ phức tạp…so với năm trước, đề nghị giá phí và các vấn đềkhác có liên quan
c) Nhận hồi báo và lập hợp đồng kiểm toán
Hồi báo của khách hàng có thể bằng văn thư hoặc bằng điện thoại Mọitrường hợp hồi báo đều phải báo cáo trực tiếp cho Giám đốc
Khi khách hàng đồng ý kiểm toán Phòng Kế hoạch - Tổng hợp căn cứ vàothư báo giá và ý kiến chỉ đạo của Giám đốc tiến hành lập hợp đồng theo mẫuthống nhất của công ty và gửi khách hàng ký
d) Tổ chức nhóm kiểm toán
Giám đốc sẽ phân công hợp đồng cụ thể cho từng nhóm trong công ty theonguyên tắc quan tâm đến việc phục vụ khách hàng liên tục để có thể rút ngắn thờigian thực hiện, nhưng đồng thời cũng có chính sách luân chuyển KTV để tráchviệc quá quen thuộc dẫn đến kiểm tra theo lối mòn hoặc mất đi tính khách quan,độc lập
Trưởng phòng: kiểm tra kế hoạch kiểm toán, giám sát và điều hành côngviệc kiểm toán, kiểm tra hồ sơ kiểm toán và bản dự thảo BCTC đã kiểm toán
Trang 27Nhóm thực hiện kiểm toán trực tiếp: kiểm toán viên chính phải có quyếtđịnh phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm khi thực hiệnhợp đồng, KTV và trợ lý kiểm toán Sau đó báo cho Giám đốc các quyết địnhphân công để theo dõi, chỉ đạo khi cần thiết.
2.2.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán
KTV chính có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán, đối với những kháchhàng được xác định là trọng điểm, quan trọng, phức tạp phải bổ sung thêm cáccông việc giấy tờ làm việc cần thu thập, những vấn đề cần chú ý vào chươngtrình kiểm toán mẫu của công ty cho phù hợp với tình hình cụ thể của từngkhách hàng
a) Tìm hiểu khách hàng và môi trường kinh doanh
Sau khi trở thành KTV cho đơn vị khách hàng, công ty SVC sẽ cử KTV tìmhiểu thu thập các thông tin về môi trường, lĩnh vực kinh doanh của đơn vị cụ thểnhư đặc điểm ngành nghề kinh doanh, các chuẩn mực, chế độ kế toán đang ápdụng và các quy định pháp lý có liên quan khác Từ những thông tin trên KTVtiến hành đánh giá các ước tính kế toán, xét đoán về sự phù hợp của các chínhsách kế toán, đánh giá sự đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng kiểm toán
Thu thập về tình hình kinh doanh của khách hàng
KTV sẽ tiến hành thu thập mọi thông tin liên quan đến hoạt động kinhdoanh nói chung và khoản mục doanh thu nói riêng:
- Điều lệ công ty và giấy phép thành lập;
- Các báo cáo tài chính năm kiểm toán của đơn vị;
- Các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc;
- Các quyết toán thuế hàng năm, đặc biệt là quyết toán thuế trước nămkiểm toán;
- Tham khảo báo cáo kiểm toán các năm trước (nếu có)
- Các hợp đồng hoặc cam kết quan trọng;
- Các nội quy, chính sách của khách hàng và các tài liệu khác liên quan
Trang 28 Tham quan đơn vị: Những vấn đề ghi nhận được khi quan sát giúp KTV
đánh giá sơ bộ về kiểm soát nội bộ và giúp cho kiểm toán viên phân tích và xácđịnh các trọng tâm kiểm toán
Phỏng vấn: Để tìm hiểu về phương diện chuyên môn, KTV sẽ trực tiếp
gặp và trao đổi về hoạt động của đơn vị được kiểm toán với những cán bộ chủchốt và từ đó đánh giá sơ bộ về năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhân viênđơn vị
Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính : Phân tích là một thủ tục quan trọng
trong kiểm toán, đó là sự so sánh giữa những thông tin khác nhau, nhằm đánh giá
về các mối quan hệ và xu hướng phát triển Do rất hiệu quả nên thủ tục này đượcKTV sử dụng trong suốt quá trình kiểm toán
b) Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán
Dựa trên những thông tin được thu thập và dựa vào kinh nghiệm, kiểm toánviên tiến hành đánh giá sơ bộ ban đầu về rủi ro kiểm toán và xác định mức trọngyếu bao gồm:
Đánh giá rủi ro kiểm toán (AR) bao gồm:
• Rủi ro tiềm tàng (IR)
• Rủi ro kiểm soát (CR)
• Rủi ro phát hiện (DR)
Mối quan hệ giữa các loại rủi ro:
AR =IR x CR x DR hoặc DR = AR / (IR x CR)
Rủi ro phát hiện phụ thuộc vào rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát theo môhình sau:
Bảng 2.1: BẢNG MA TRẬN RỦI RO PHÁT HIỆN
Đánh giá của KTV về rủi
Trang 29Cao Trung Bình Thấp
(Nguồn: Công ty kiểm toán SVC)
Xác lập mức trọng yếu:
Những sai lệch trong BCTC chỉ được xem là trọng yếu khi có sự ảnh hưởngquan trọng đối với BCTC và quyết định của người sử dụng BCTC Trình tự xácđịnh mức trọng yếu như sau:
Bước 1: Lựa chọn tiêu chí để xác định mức trọng yếu
Bước 2: Xác định tỷ lệ tính mức trọng yếu
Bước 3: Tính mức trọng yếu tổng thể (PM)
Bước 4: Mức trọng yếu thực hiện từ 50% -> 75% PM
Bước 5: Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua 0%-4% mức trọng yếu thực hiện
Bảng 2.2: BẢNG ƯỚC TÍNH PM
PM = 5% - 10% Lợi nhuận trước thuế
Áp dụng cho các DN có kết quả kinh doanh ổn định.
PM = 0,5% - 3% Doanh thu
Áp dụng cho các DN có doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận không
ổn định, lỗ lũy kế lớn (DN mới đi vào hoạt đông).
PM = 2% Tổng tài sản hoặc Vốn chủ sở hữu
Áp dụng cho các DN có doanh thu và lợi nhuận trước thuế không ổn định hoặc DN sản xuất.
2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
٭Thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng
Tùy theo loại khách hàng, kiểm toán viên chính, Trưởng phòng kiểm toánhoặc Ban Giám đốc sẽ có buổi họp đầu tiên với Ban Giám đốc của khách hàng đểnêu rõ phương pháp làm việc và các vấn đề yêu cầu hỗ trợ từ phía khách hàng
Trang 30Kiểm toán viên chính có trách nhiệm phân công và giám sát toàn bộ công việccủa nhóm KTV theo kế hoạch kiểm toán đã được duyệt
2.2.2.1 Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
Tìm hiểu HTKSNB đối với khoản mục doanh thu giúp KTV hiểu biết cácthủ tục kiểm soát của đơn vị liên quan đến quá trình ghi nhận doanh thu, việcthực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các khoản doanh thu, hiểu biết hệthống kế toán mà đơn vị áp dụng để tính các khoản doanh thu KTV có thể sửdụng bảng tường thuật, lưu đồ hay bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ Việc lựachọn phương pháp nào là tùy thuộc vào KTV, có thể kết hợp các phương phápkhác để đạt hiệu quả cao
2.2.2.2 Thu thập bằng chứng kiểm toán
KTV thu thập các bằng chứng kiểm toán phù hợp với chu trình kiểm toáncác khoản doanh thu như là các tài liệu, văn bản, sổ sách chứng từ có liên quannhư: đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, lệnh bán hàng hoặc phiếu xuất kho, hóađơn, …nhằm tăng độ tin cậy của BCTC
a) Thử nghiệm kiểm soát
- Kiểm tra các nghiệp vụ bán hàng
+ Xem xét các chứng từ có liên quan để kiểm tra sự phê duyệt có đúngnguyên tắc hay không Xem xét tổng cộng của từng loại hàng, từng hóa đơn sosánh giá trên hóa đơn với bảng giá được xét duyệt tại mọi thời điểm Thử nghiệmnày nhằm chứng minh rằng hóa đơn được tính giá chính xác và việc kiểm trachúng trước khi gửi đi được thực hiện một cách hữu hiệu
+ Kiểm tra đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng (chủng loại,quy cách, số lượng, giá cả, ngày giao hàng, chữ ký, người xét duyệt…) nhầm thuthập bằng chứng rằng hóa đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thực
sự xảy ra
Trang 31+ Sau khi kiểm tra về tính chính xác, KTV sẽ lần theo các hóa đơn để kiểmtra việc ghi chép chúng trên sổ sách kế toán Nhằm thu thập bằng chứng về hữuhiệu của các thủ tục kiểm soát có liên quan đến việc ghi chép đầy đủ và chính xáccác nghiệp vụ bán hàng trên sổ sách kế toán.
+ KTV cần chú ý các thủ tục kiểm soát đối với các khoản hàng ký gửi vìchúng có thể được ghi nhầm vào doanh thu bán hàng Ngoài ra, KTV còn cần tìmhiểu chính sách bán hàng cho hưởng chiết khấu của đơn vị, vì một chính sách rõràng sẽ là biểu hiện của kiểm soát nội bộ vững mạnh KTV có thể xem xét sổsách có liên quan để kiểm tra việc thực hiện chính sách này
- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ bán hàng thu tiềnngay và bán chịu bằng cách lần theo số tổng cộng hàng tháng từ nhật ký thu tiềnđến tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tài khoản phải thu khách hàng
b) Thử nghiệm cơ bản
- Áp dụng các thủ tục phân tích:
+ So sánh doanh thu năm nay với doanh thu năm trước, hoặc với doanh thu
kế hoạch, xem xét và giải thích những biến động bất thường
+ Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc vàxem xét các trường hợp bất thường
+ Tính tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và sosánh với năm trước Sau đó xem xét các yếu tố tác động đến sự thay đổi này (vềgiá cả, số lượng bán và giá vốn hàng bán) Phát hiện và giải thích mọi thay đổiquan trọng
+ So sánh doanh thu của kỳ này so với kỳ trước theo từng tháng Các biếnđộng bất thường cần được giải thích nguyên nhân
- Áp dụng thử nghiệm chi tiết:
+ Kiểm tra sự có thực của các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ đã được ghi chép Mục tiêu: phát hiện các nghiệp vụ bán hàng và cung cấpdịch vụ không xảy ra nhưng lại được ghi trên nhật ký bán hàng KTV có thể đạtđược điều này bằng các thủ tục sau:
Trang 32 Đối chiếu các khoản doanh thu bán hàng được ghi chép trên nhật ký bánhàng với các chứng từ gốc có liên quan như: đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế,phiếu xuất kho, vận đơn, hóa đơn…
Lấy mẫu các nghiệp vụ bán hàng và xem xét quá trình thu tiền Đối vớicác khoản được thanh toán, đó chính là bằng chứng cho biết nghiệp vụ bán hàngthực sự xảy ra Ngoài ra, KTV cần tìm hiểu việc ghi nhận doanh thu xem có phùhợp với các điều kiện đã được quy định trong chuẩn mực và chế độ kế toán hiệnhành hay không
+ Kiểm tra sự ghi chép đầy đủ về các khoản doanh thu bán hàng Mục tiêucủa thủ tục này là phát hiện các nghiệp vụ bán hàng không được ghi chép trên sổ
kế toán KTV sẽ xuất phát từ chứng từ gốc để kiểm tra việc ghi chép trên nhật kýbán hàng Còn việc lựa chọn loại chứng từ gốc nào thì cần dựa trên đặc điểmkiểm soát nội bộ của đơn vị trong nghiệp vụ bán hàng Trường hợp doanh nghiệpkhông sử dụng vận đơn, KTV có thể tìm kiếm các tài liệu khác như: thẻ kho, sổtheo dõi xuất hàng ở bộ phận bảo vệ… và dựa vào đó để xác minh
+ Kiểm tra tính chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ Mục đích của thử nghiệm này là đảm bảo các nghiệp vụ được tínhgiá đúng Thông thường, KTV thường kiểm tra những nội dung sau của hóa đơn:
Đối chiếu với vận đơn, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng…để xác định vềchủng loại và hàng hóa tiêu thụ
Đối chiếu với bảng giá, các bảng xét duyệt giá, hợp đồng,…để xác địnhđơn giá của hàng hóa tiêu thụ Kiểm tra lại các khoản chiết khấu thương mại,giảm giá để xem có phù hợp với chính sách bán hàng của đơn vị hay không
Kiểm tra việc tính toán và ký duyệt trên hóa đơn Đối với các trường hợpbán hàng bằng ngoại tệ, KTV cần kiểm tra việc quy đổi về tiền Việt nam
Trong hoạt động bán hàng trả chậm, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ chỉ bao gồm giá trị hiện tại của các khoản tiền sẽ thu Phần chênh lệch sẽ đượcghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính
Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều niên độ, doanhthu được ghi nhận theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành Theo đó, doanh thu đượcghi nhận theo tỷ lệ phần trăm công việc đã hoàn thành
+ Kiểm tra việc phân loại doanh thu: thử nghiệm này nhằm tránh nhữngtrường hợp không phân loại đúng nên dẫn đến việc ghi chép hay trình bày sai
Trang 33doanh thu KTV sẽ xem xét về sự phân biệt giữa: doanh thu bán chịu và doanhthu thu tiền ngay, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản doanhthu hoạt động tài chính như các khoản lãi phát sinh do bán trả góp,…
+ Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng Thử nghiệm này giúpKTV phát hiện các nghiệp vụ của niên độ này lại bị ghi sang năm sau, ngược lại.+ Đối với mỗi HĐTC, trước hết KTV cần kiểm tra về thời điểm ghi nhận
DT xem có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không Xácđịnh các loại HĐTC của đơn vị trong kỳ có khả năng mang lại doanh thu
+ Đối với các khoản thu có tính chất định kỳ KTV cần lập bảng kê doanhthu từng tháng để phát hiện những khoản chưa được ghi chép Thủ tục này thỏamãn mục tiêu đầy đủ của doanh thu hoạt động tài chính
2.2.2.5 Lập hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ làm việc sẽ tổ chức theo hệ thống chữ cái, gồm hai phần đề cập đếnnhững vấn đề chung và các phần kiểm toán chi tiết các khoản mục Đối vớikhoản mục doanh thu, KTV sẽ ghi nhận tại hồ sơ phần G110– Các khoản doanhthu
2.2.3 Hoàn thành kiểm toán
Hoàn tất hồ sơ tại văn phòng công ty
Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán tại các bộ phận riêng lẻ, KTVchuẩn bị lập báo cáo kiểm toán Thực chất đây là giai đoạn hoàn thành công việckiểm toán nhằm tổng hợp các kết quả của cuộc kiểm toán và đưa ra ý kiến, nhậnxét của KTV
Kiểm tra hồ sơ kiểm toán
Kiểm toán viên chính có trách nhiệm tổng hợp và kiểm tra công việc củacác nhân viên kiểm toán trong nhóm Nếu KTV phát hiện lỗi mà khách hàngđồng ý điều chỉnh thì KTV sẽ điều chỉnh trên bảng tổng hợp lỗi
Ngược lại, nếu khách hàng không đồng ý điều chỉnh thì KTV sẽ nêu trênbáo cáo kiểm toán hay thư quản lý tùy theo mức độ trọng yếu của các sai sót Sau
đó, kiểm toán viên chính sẽ trình cho Giám đốc kiểm toán để kiểm tra lại một lầnnữa công việc của nhóm kiểm toán Quyết định của Giám đốc là quyết định cuốicùng trong báo cáo kiểm toán
Trang 34 Gởi bản thảo để lấy ý kiến : Sau khi hoàn tất các công việc, kiểm toán
viên chính phát hành bản dự thảo báo cáo kiểm toán gửi cho khách hàng Khi haibên thống nhất số liệu, công ty sẽ phát hành báo cáo kiểm toán chính thức
Hoàn thành báo cáo lần cuối
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán phải bao gồm đầy đủ các mẫu biểutheo quy định của Nhà nước sẽ được xem xét và soạn thảo chính thức để ký pháthành Khách hàng phải ký trước trên báo cáo tài chính và sau đó trưởng phòngkiểm toán trình Ban giám đốc ký duyệt để phát hành
- Báo cáo không chấp nhận
- Báo cáo từ chối
Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành được các KTV của công ty kiểm tra
rà soát lại kỹ càng theo một trình tự chặt chẽ nhằm hạn chế các sai sót ảnh hưởngđến chất lượng của BCKT Qua đó thể hiện tinh thần trách nhiệm của các KTVđối với sản phẩm mình làm ra
Theo dõi các vấn đề phát sinh sau báo cáo
Sau khi phát hành có thể có những thông tin liên quan đến BCTC đã đượckiểm toán Về nguyên tắc, mọi người trong công ty khi nhận được thông tin rủi
ro khi kiểm toán, cần thông báo ngay cho trưởng phòng kiểm toán và nhóm kiểmtoán để báo cáo cho Ban Giám đốc
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp phân tích, mô tả, tổng hợp
- Dựa trên thông tin thu thập được từ việc đọc tài liệu tại công ty kiểm toán,tiến hành phân tích quy trình kiểm toán của công ty sau đó tổng hợp và mô tả lạitheo dạng lý thuyết
Trang 35- Mô tả từng bước khi tiến hành kiểm toán công ty khách hàng, cách phântích số liệu từ khách hàng cung cấp.
2.3.2 Phương pháp quan sát
- Quan sát cách tổng hợp số liệu và kết quả kiểm toán của KTV và các trợ
lý kiểm toán tại công ty kiểm toán
- Khi thực tế tham gia kiểm toán tại công ty khách hàng, quan sát cách làmviệc của KTV và trợ lý kiểm toán, đặc biệt là cách thực hiện kiểm toán doanh thu
2.3.3 Phương pháp liệt kê
- Liệt kê số dư, số phát sinh các khoản doanh thu lên bảng tổng hợp
2.3.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu
- So sánh số dư các khoản doanh thu năm 2015 với năm 2014, đối chiếuchênh lệch để đưa ra sự khác biệt, hay những biến động của các đối tượngnghiên cứu
- So sánh đối chiếu số liệu và thông tin cần thiết giữa sổ sách với các chứng
từ có liên quan như: hóa đơn, phiếu xuất kho,…So sánh các điểm giống và khácnhau giữa quy trình thực tế và trên lý thuyết đã học
2.3.5 Phương pháp phân tích biến động
- Liệt kê số dư các tài khoản doanh thu qua 2 năm 2014 và 2015, sau đó sosánh và đưa ra những biến động cả về số tương đối (tỷ lệ thay đổi biểu hiện dướidạng %) lẫn số tuyệt đối (sự thay đổi biểu hiện bằng con số cụ thể) Từ đó sẽ đưa
ra nhận định, xem xét nguyên nhân của những biến động đó
2.3.6 Phương pháp phân tích đối ứng
- Liệt kê số phát sinh các tài khoản đối ứng bên nợ, bên có của các khoảndoanh thu để xem có nghiệp vụ nào bất thường xảy ra không
2.3.7 Phương pháp chọn mẫu
- Dựa vào bảng kê chi tiết tài khoản, chọn ra các nghiệp vụ để kiểm tra Đốivới nghiệp vụ phát sinh ít thì chọn 100% cỡ mẫu
2.3.8 Phương pháp kiểm tra chi tiết
- Sau khi chọn mẫu sẽ đi vào kiểm tra đối chiếu các thông tin các nghiệp vụtrên sổ sách với chứng từ gốc
2.3.9 Phương pháp đánh giá
- Dựa trên lý thuyết và thực tế, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu củaquy trình kiểm toán khoản mục doanh thu mà Công ty SVC thực hiện
Trang 36CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN SAO VIỆT VÀO
Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt được thành lập ngày 17/07/2006 theoNghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về Kiểm toánđộc lập và Thông tư số 60/2006/TT-BTC ngày 28/06/2006 của Bộ Tài Chính,giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0304457750 Đến ngày 06/12/2010,công ty đã nhận sáp nhập với Công ty TNHH Kiểm toán Quang Minh, thành lậpCông ty TNHH Kiểm toán Sao Việt (SV)
Trụ sở chính của công ty tọa lạc tại số 386/51 Lê Văn Sỹ, Phường 14,Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, từ khi thành lập đếnnay, SV đã cố gắng và có được sự cộng tác với các viện nghiên cứu, các trườngđại học và các chuyên viên có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực thuế, tàichính, ngân hàng, luật pháp, tin học,…
Để thực hiện mục tiêu phát triển lâu dài của mình và mở rộng thị phần tronglĩnh vực hoạt động, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế trong nước
Trang 37cũng như hội nhập vào nền kinh tế thị trường của thế giới, SV hiện đã mở thêm
Được thành lập gần với thời gian ra đời của công ty, chi nhánh số 1 – Công
ty TNHH Kiểm toán Sao Việt chi nhánh Cần Thơ (viết tắt là SVC), được thànhlập năm 2010, do ông Nguyễn Quang Nhơn (Giám đốc) làm người đại diện phápluật với 20 thành viên Mặc dù được thành lập cách đây không lâu nhưng với sự
nỗ lực và cố gắng hết mình của Ban Giám đốc cùng toàn thể nhân viên, SVC đãdần khẳng định được chỗ đứng của mình
• Điện thoại: (0710) 3765999
• Fax: (0710) 3765766
Email: sgn@.vnn.vn
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, cómối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm,quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằmđảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác địnhcủa DN Cơ cấu tổ chức tốt sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của công ty vàngược lại
Cơ cấu tổ chức của SVC được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
Trang 38(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt chi nhánh Cần Thơ năm 2016)
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của SVC
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
- Giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động chung của công ty
- Phó Giám đốc sẽ hỗ trợ Giám đốc trong việc điều hành quản lý công ty,
phụ trách việc quản lý các phòng kiểm toán
Khi nhận thực hiện hợp đồng kiểm toán, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc gọichung là (Ban Giám đốc) sẽ chỉ định nhân sự, đồng thời yêu cầu trưởng nhómkiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán và báo cáo kết quả quá trình thực hiệnkiểm toán để Ban Giám đốc kiểm tra lại và ký báo cáo kiểm toán
- Phòng Kiểm toán: Chịu sự quản lý trực tiếp từ Ban Giám đốc Chức năng
của phòng là thực hiện các cuộc kiểm toán cho khách hàng theo nội dung hợpđồng ký kết Cơ cấu của mỗi phòng gồm:
Phòng Phó Giám đốc
Phòng Phó Giám đốc
Trang 39+ Đứng đầu là Trưởng phòng kiểm toán.
+ Kiểm toán viên chính, kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Triển khai các hợp đồng kiểm toán của
công ty đã và đang ký kết với khách hàng Kiểm tra kế hoạch thu chi tài chính,phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, quyđịnh của công ty Phổ biến chính sách, chế độ quản lý tài chính Nhà nước với các
bộ phận liên quan khi cần thiết Kiểm tra và phân tích hoạt động tài chính, phục
vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch
- Phòng Kế toán- Tài chính: Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành
hoạt động kinh doanh Cung cấp số liệu báo cáo cho cơ quan hữu quan theo chế
độ BCTC, kế toán hiện hành Báo cáo kết quả hoạt động cho Ban Giám đốc Phụtrách về vấn đề lao động, nhân sự, tiền lương cũng như các vấn đề kế toán củacông ty
Nhận xét
Có thể thấy: Cơ cấu tổ chức của SVC được thiết kế phù hợp với quy môhiện tại Là chi nhánh của SV và ngành nghề kinh doanh chính là kiểm toán; dovậy, cơ cấu tổ chức của SVC khá đơn giản và gọn nhẹ, không có nhiều phòngban Mỗi phòng ban được giao những chức năng, nhiệm vụ cụ thể Điều này đãtạo thuận lợi cho Ban Giám đốc trong việc điều hành và kiểm soát hoạt độngchung Giữa các phòng ban có sự liên hệ và phân cấp rõ ràng, vừa đảm bảo thựchiện tốt chức năng, nhiệm vụ riêng, vừa có thể giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong côngviệc Với số lượng thành viên trong công ty không nhiều và cơ cấu tổ chức đơngiản đã giúp các thành viên trở nên thân thiết và gần gũi với nhau hơn Môitrường làm việc thoải mái, vui vẻ; nhân viên thân thiện, có năng lực, chịu khó.Chính những điều này đã góp phần làm nên sự phát triển của SVC
3.1.3 Các dịch vụ của công ty
3.1.3.1 Dịch vụ kiểm toán
Đây là dịch vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh, chiếm tỷ trọng 80%tổng doanh thu Các dịch vụ kiểm toán đặc biệt của SVC bao gồm:
- Kiểm toán báo cáo tài chính;
- Kiểm toán thông tin tài chính;
- Kiểm toán công trình xây dựng cơ bản;
Trang 40- Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư;
- Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế;
- Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước
3.1.3.2 Dịch vụ tư vấn
- Tư vấn tài chính; tư vấn thuế
- Tư vấn nguồn nhân lực
- Tư vấn quản lý
- Lập kế hoạch thuế, tư vấn, tham vấn về các vấn đề liên quan đến thuế thunhập (doanh nghiệp, cá nhân), các chính sách ưu đãi về thuế, các loại phí và lệphí, các loại thuế gián thu
- Hỗ trợ trong việc tuân thủ các luật thuế bao gồm cả việc lập và nộp các tờkhai thuế cho các công ty và cá nhân
- Lập hồ sơ xin được hưởng thuế suất ưu đãi
- Lập hồ sơ xin được miễn giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
- Tư vấn cho nhà đầu tư, thương nhân nước ngoài lựa chọn hình thức kinhdoanh phù hợp nhất tại Việt Nam
- Hỗ trợ đăng ký kinh doanh, xin giấy phép đầu tư
- Đăng ký nhân sự, xin cấp mã số thuế, đăng ký xuất nhập khẩu … đảm bảodoanh nghiệp hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam
3.1.3.3 Dịch vụ khác
- Dịch vụ kế toán
- Dịch vụ thẩm định giá
- Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính
- Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán