+ K/n: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thôngqua trao đổi, mua bán chứng minh + P loại: Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hữu hình hoặc ở dạng phi
Trang 1Câu 1 Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
a Khái niệm sản xuất hàng hóa
Khái niệm sản xuất hàng hoá
– Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế, trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm
để trao dổi hoặc bán trên thị trường
– Sản xuất tự cung tự cấp: là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm tạo ra nhằm để
thoã mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất
v Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá.
– Phân công lao động xã hội:
+ Là sự phân chia lao động xã hội ra các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất khác nhau tạo nên sự
chuyên môn hoá lao động và theo đó là chuyên môn hoá sản xuất thành những ngành nghề khác nhau
+ Do sự phân công lao động mà mỗi người tạo ra những hàng hoá khác nhau trong khi nhu
cầu xã hội cần nhiều thứ nên tất yếu dẫn đến trao đổi, mua bán hàng hoá để thoã mãn nhu cầu
– Sự tách biệt tương đối về mặc kinh tế giữa những người sản xuất do quan hệ sở hữu khác
nhau về tư liệu sản xuất quy định.
Do sự tách biệt, do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động dẫn
đến sự tách biệt về kinh tế và lợi ích, làm cho lao động của người sản xuất mang tính chất là lao dộng tư nhân Do đó người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi sản phẩm dưới hình thái hàng hoá nhằm đảm bảo sự ngang bằng về lợi ích cho mỗi bên
Ưu thế của sản xuất hàng hoá so với sản xuất tự cấp tự túc
* Thúc đẩy LLSX phát triển
Sản xuất hàng hóa đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng
hoá phải năng động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật,hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằmtiêu thụ được hàng hoá và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn Cạnh tranh đã thúcđẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ
Trang 2Trong sản xuất tự cung tự cấp, quy mô nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn lực sẵn có của tự nhiên,
nhu cầu thấp, trình độ dân trí thấp nên không có cạnh tranh, không tạo ra động lựcmạnh mẽ phát triển khoa học - công nghệ để phát triển kinh tế có hiệu quả
* Đẩy mạnh quá trình XHH sản xuất không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả phạm vi quốc
tế
Sản xuất hàng hóa với năng suất lao động cao, chất lượng hàng hóa tốt và khối lượng ngày
càng nhiều, chủng loại đa dạng và phong phú làm cho thị trường được mở rộng, giaolưu kinh tế - xã hội giữa các vùng, các miền, các địa phương và quốc tế phát triển, tạođiều kiện thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao cũng như sự pháttriển tự do và toàn diện của mỗi thành viên trong xã hội dẫn đến quá trình xã hội hóasản xuất cả trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng Việc sản xuất là của nhiềuquốc gia, các quốc gia phụ thuộc vào nhau Ngược lại với sản xuất tự cung tự cấp, sảnxuất kém phát triển, mang tính khép kín, sản phẩm sản xuất ra không đủ tiêu dùng vìthế đời sống vật chất và tinh thần của người lao động thấp, không có điều kiện để mởrộng hoạt động giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng miền
* Sản xuất hàng hóa tạo ra nhiều hàng hóa đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của xã hộiSản xuất tự cung tự cấp là sản xuất khép kín nhằm thoã mãn nhu cầu của bản thân người sản
xuất Do vậy nhu cầu chỉ dừng lại ở mức độ hạn hẹp Trái lại sản xuất thoã mãn nhucầu tiêu dùng của thị trường, nhu cầu thị trường là động lực kích thích sản xuất, dướitác dụng của quy luật và cạnh ttranh->phát triển khoa học và công nghệ-> Nâng caoNSLĐXH -> Hàng hóa ngày càng đa dạng phong phú về chủng loại, nâng cao đượcchất lượng, giá thành hạ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dung
* Sản xuất hàng hóa tạo điều kiện cho sản xuất lớn ra đời và phát triển
Sản xuất hàng hóa ra đời đẩy mạnh quá trình phân công lao động và đẩy mạnh quá trình mở
rộng thị trường làm cho kinh tế tự nhiên bị thu hẹp Sản xuất tự cung tự cấp cản trở sựphát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất hàng hoá thì ngược lại nó thúc đẩy
sự phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất tạo điều kiện để phát huy lợi thế sosánh của mỗi vùng
Đồng thời đã tạo nguồn vốn ban đầu cho quá trình CNH, và cách mạng khoa học kỹ thuật
từng bước xây dựng cơ sở vật chất ky thuật cho nền sản xuất lớn ra đời Có thể thấy:Kinh tế hàng hóa là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của xã
Trang 3hội loài người Đánh đấu sự chuyển biến của xã hội loài người sang một nấc thang mớicao hơn
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực như đã nêu trên, sản xuất hàng hoá cũng có những mặt trái
của nó như phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá, tiềm ẩn nhữngkhả năng khủng hoàng kinh tế - xã hội, phá hoại môi trường sinh thái, V.V
Vận dụng: (Cơ bản)
Đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá thị trường,
Đẩy mạnh quá trình phân công lao động xã hội, đào tạo nghề phù hợp địa phương
Tạo lập phát triển đồng bộ yếu tố thị trường
Đẩy mạnh cuộc áp dụng khoa học kỹ thuật
Mở rộng quan hệ kinh tế với các vùng, các khu vực kinh tế dựa trên lợi thế…
Câu 2: Hàng hoá là gì? phân tích hai thuộc tính của hàng hoá; tại sao hàng hóa lại có hai thuộc tính? Vận dụng những vấn đề đó vào sản xuất kinh doanh như thế nào?
+ K/n: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thôngqua trao đổi, mua bán (chứng minh)
+ P loại: Hàng hóa có thể ở dạng vật thể ( hữu hình ) hoặc ở dạng phi vật thể ( vô hình ).+ Hai thuộc tính của hàng hóa : mỗi vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng hóađều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị
- Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của conngười
Ví dụ : cơm là để ăn, quần áo để mặc, máy móc, thiết bị để sản xuất
Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên quyết đinh:
Hàng hóa khác nhau giá trị sử dụng khác nhau
Hàng hóa có thế có 1 hoặc nhiều giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn, tuy nhiên nhờ khoa học kĩ thuật GTSD được
bộ lộ thêm
Giá trị sử dụng là giá trị cho người khác, cho xã hội, giá trị sử dụng không biểu hiện quan
hệ giữa những người sản xuất hàng hóa, nó là vật mang giá trị trao đổi
- Giá trị của hàng hóa
Giá trị đi từ phải đi từ giá trị trao đổi
C.Mac viết : giá trị trao đổi trước hết biểu hiện như một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệtheo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác
Trang 4Một ví dụ là : 1 mét vải = 10kg thóc.
Để sản xuất ra vải và thóc, người thợ thủ công và người nông dân đều phải hao phí laođộng Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh vải với thóc, để trao đổi giữa chúng vớinhau
Sở dĩ cần phải trao đổi theo 1 tỉ lệ nhất định như vậy vì người ta cho rằng, lao động haophí sản xuất ra 1m vải bằng lao động hao phí để sản xuất 10kg thóc
Lao động hao phí để sản xuất hàng hóa ẩn giấu trong hoàng hóa chính là GIÁ TRỊ củahàng hóa
Vậy giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
Chất của giá trị là lao động, vậy sản phẩm nào không có lao động kết tinh trong đó thìkhông có giá trị
Giá trình trao đổi thực chât là trao đổi những hoa phí lao động xã hội
Sản phẩm nào lao động hao phí càng nhiều thì giá trị càng cao Giá trị là một phạm trùlịch sử, là nội dung, cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện củagiá trị
Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng đây là sựthống nhất của hai mặt đối lập
Thống nhất: Đây là hai thuộc tính của 1 hàng hóa
Sự đối lập và mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thể hiện ở chỗ: Tách rời nhau vềkhông gian và thời gian
Người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra.Ngược lại, người mua hàng hóa chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng muốn tiêudùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho người bán Nghĩa là qua quátrình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng : giá trị được thực hiệntrước, sau đó giá trị sử dụng mới được thực hiện
Hàng hóa lại có hai thuộc tính vì lao động sản xuất hành hóa có tính chất hai mặt (Laođộng cụ thể và lao động trừu tượng)
Lao động cụ thể là lao động dưới hình thức cụ thế của 1 ngành, nghề chuyên môn nhấtđinh Lao động cụ thể tạo ra GTSD
Lao động trừu tượng là lao động khi gạt bỏ đi những hình thức cụ thể thì chỉ còn lại sựhao phí lao động (Thần kinh, bắp thịt) LĐTT tạo nên GT của hàng hóa
Vận dụng: Nghiên cứu bổ sung
Câu 3: Phân tích nhận định sau đây: “Lượng giá trị của một hàng hóa tỷ lệ thuận với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa, tỷ lệ nghịch với năng suất lao động và không thay đổi khi cường độ lao động tăng lên”
Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị
Trang 5Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt chất và mặt lượng
- Chất của giá trị hàng hóa là lao động xã hội – lao động trừu tượng của người sản xuất hànghóa hao phí để tạo ra hàng hóa
- Lượng giá trị của hàng hóa là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyếtđịnh
a) Thước đo lượng giá trị hàng hóa
- Thước đo lượng giá trị hàng hóa là: phút , giờ, ngày, tháng, năm
- Đo lượng giá trị hàng hóa căn cứ vào thời gian lao động có ích “thời gian lao động xã hộicần thiết” để sản xuất hàng hóa quyết định
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần để sản xuất ra một hàng hóa nào
đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bịtrung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong
+ Thời gian LĐXH cần thiết càng dài, lượng giá trị càng tăng -> Lượng giá trị của một đơn
vị hàng hóa tỷ lệ thuận với lượng lao động hao phí để sản xuất hàng hóa
Lượng giá trị còn ảnh hưởng bởi NSLĐ và Cường độ lao động
Thứ nhất: Năng suất lao động
+ NSLĐ: Năng lực sản xuất của lao động
+ Tính bằng: Số lượng sản phẩm trong 1 đơn vị thời gian, hay thời gian cần thiết tạo ra 1 sảnphẩm
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động: Trình độ khéo léo (thành thạo) của người laođộng; mức độ phát triển của khoa học - kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng nhữngthành tựu đó vào sản xuất; trình độ tổ chức quản lý; quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất;các điều kiện tự nhiên…
Khi năng suất lao động tăng lên thì tổng sản phẩm tăng nhưng thời gian cần thiết tạo ra 1 sảnphẩm giảm -> Lượng giá trị giảm
Vậy: Lượng giá trị hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động o động
Thứ hai: Cường độ lao động:
+ Khái niệm: Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong mộtđơn vị thời gian Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.+ Cường độ lao động phụ thuộc vào: Trình độ tổ chức quản lý; quy mô và hiệu suất của tưliệu sản xuất; thể chất, tinh thần của người lao động
Trang 6+ Ý nghĩa: tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động + Khi cường độ lao động tăng lên, số lượng hay khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên;Hao phí sức lao động cũng tăng lên tương ứng, nên tổng giá trị của hàng hóa tăng lên, còngiá trị một đơn vị hàng hóa không đổi.
Từ đó ta thấy: “Lượng giá trị của một hàng hóa tỷ lệ thuận với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa, tỷ lệ nghịch với năng suất lao động và không thay đổi khi cường độ lao động tăng lên”
Câu 4: Phân tích nguồn gốc, bản chất và các chức năng của tiền
a Nguồn gốc:
Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hoá,thong quá 4 hình thái giá trị sâu đây:
- Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị:
Công thức tổng quát là xH1=yH2
Trao đổi: vật – Vật
Tỷ lệ trao đôi: Chưacó
Ở hình thái này,hàng hoá H1 biểu hiện giá trị của nó ở hàng hoá H2 Trong đó, H1 là hìnhthái giá trị tương đối, còn H2 đóng vai trò vật ngang giá ngẫu nhiên, bất kỳ
- Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị
Hình thái này biểu hiện ở phương trình trao đổi sau: Khi số lượng hàng hoá trai đổi trên thịtrường có nhiều hơn thì một hàng hoá có thể trao đổi với nhiều hàng hoá khác Đó là
o xH1=yH2 hoặc = zH3 hoặc…
o Trao đổi: vật – Vật
o Tỷ lệ trao đôi: dần xác lập
o Ở hình thái này,hàng hoá H1 biểu hiện giá trị của nó ở hàng hoá H2, H3… vai trò vậtngang giá
- Hình thái chung của giá trị
sản xuất hàng hoá phát triển và trao đổi hàng hoá trở nên thường xuyên rộng rãi hơn, thì
trong thế giới hàng hoá có một hàng hoá tách ra làm vật ngang giá chung Vật ngang giá
chung có thể trao đổi trực tiếp với một hàng hoá bất kì Vật ngang giá trở thành môi giới,thành phương tiện để trao đổi Phương trình xH1 hoặc yH2 hoặc zH3 hoặc…= aH5 (H5 làvật ngang giá chung)
o Trao đổi: vật – Vật
o Tỷ lệ trao đôi: Được xác lập
Trang 7o Ở hình thái này, nhiều hàng hóa biểu hiện giá trị của nó ở hàng hoá H5 đóng vai trò vậtngang giá chung.
- Hình thái tiền tệ của giá trị
- Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển hơn nữa, thị trường được mở rông, vai tròvật ngang giá chung dần dần được cố định ở bạc và vàng thì ra đời Ví dụ:
o xH1 hoặc yH2 hoặc zH3 hoặc…= a gam vàng ( vàng trở thành tiền)
Khi tiền tệ xuất hiện thì thế giới hàng hoá được phân ra thành 2 cực: 1 phía là vàng với tưcách là vật ngang giá chung, còn một phía là các hàng hoá khác, các hàng hoá này soi mìnhvào vàng để xác định giá trị
Ở hình thái này,mọi hàng hóa biểu hiện giá trị của nó ở hàng hoá độc tôn, phổ biến đóngvai trò là tiền
b Bản chất
Tiền tệ là vật ngang giá chung cho tất ca các hàng hoá, là sự thể hiện chung của giái trị và thểhiện lao động XH; đồng thời biểu hiện quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá
c Chức năng tiền tệ:
1 Thước đo giá trị ( chức năng cơ bản nhất)
Với chức năng này tiền dùng để biểu hiện giá trị của các hàng hoá, hay để đo giá trị của hànghoá khác Tiền đo được giá trị của hàng hoá khác vì bản thân nó cũng là giá trị Tiền làmchức năng thức đo giá trị nhất thiết phải là tiền vàng, nhưng chỉ là tiền trong ý niệm, tiềntượng trưng
2 Phương tiên lưu thông
Làm chức năng phương tiện lưu thông tức là tiền làm môi giới trong việc trao đổi hàng hoá.Công thức H-T-H
Trong lưu thông tiền phải có mặt nhưng là tiền không nhất thiết đủ giá trị Tiền làm phươngtiện lưu thông đã trải qua nhiều hình thức: đầu tiền là vàng thoi, bạc nén, tiếp là tiền đúc, tiềngiấy và tiền tín dụng
Khối lượng tiền lưu thông được đo bằng công thức
Số lượng tiền cần thiết thực hiện chức năng phương tiện lưu thông tỉ lệ thuận vớitổng số giá cả hàng hoá trong lưu thông và tỉ lệ nghịch với tốc độ lưu thông bìnhquân của các đồng tiền cùng loại (P: Mức gía cả trung bình của hàng hóa, Q: Sảnlượng)
Trang 83 Phương tiện cất trữ
Tiền tệ rút khỏi lưu thông thì đi vào cất trữ
Làm phương tiện cất trữ phải là tiền vàng và các đồ có giá
Tiền là phương tiện cất trữ có vai trò to lớn, nó giống như con kênh tưới và tiêu cho lưuthông hàng hoá, nghĩa là tự phát điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông
4 Phương tiện thanh toán
Tiền dùng là phương tiện thanh toán, chi trả sau khi công việc mua bán hoàn thành
Chức năng này phát triển làm tăng them sự phụ thuộc lần nhau giữa những người sản xuấthàng hoá (Mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế)
5 Tiền tệ thế giới.
Khi sx và trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi phạm vi quốc giá thì cần phải có tiền tệ thế giới.Tiền tệ thế giới phải là vàng, bạc hoặc tiền tín dụng được công nhận là phương tiện thanhtoán quốc tế và các đồng tiền mạnh
Tiền tệ thế giới làm nhiệm vụ thanh toán số chênh lệch trong bảng cân đối thanh toán quốc
tế, và di chuyển của cải từ nước này sang nước khác,
Các chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau và thể hiện bản chất của tiền tệ
Câu 5 Trình bày nội dung, yêu cầu và tác dụng của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá; vận dụng quy luật giá trị vào hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào?
Trang 9Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hang hóa vì nó quy định bản chất củasản xuất hang hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa.
1 Nội dung của quy luật giá trị là:
- Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí laođộng xã hội cần thiết
- Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mứchao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết Có nhưvậy họ mới có thể tồn tại được Còn trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theonguyên tắc ngang giá: hai hàng hóa đc trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng laođộng giá trị như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa phải thực hiện với giá cả bằng giá trị
- Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị và cảtrong trong trường trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị Ở đây, giá trị như cái trụccủa giá cả
2 Trong n ề n sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có 3 tác động sau:
a) Thứ nhất là điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa Quy luật giá trị điều tiết sản xuấthàng hóa được thể hiện trong 2 trường hợp sau:
- Một là, nếu như một mặt hàng nào đó cá giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãicao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sứclao động Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuấtmặt hàng này; do đó tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuấtcàng được mở rộng
- Hai là, nếu như 1 mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị sẽ dẫn đến bị lỗ vốn Tínhhình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sảnxuất mặt hàng khác; làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành giảm đi, ở ngành kháclại có thể tăng lên
Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuấtmặt hàng này
Như vây, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất vào các ngànhsản xuất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội
Còn tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hànghóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó góp phần làm cho hàng hóagiữa các vùng có sự cân bằng nhất định
b) Thứ hai, quy luật giá trị của sản xuất hàng hóa kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sảnxuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm Các hàng hóa được sản xuất ra trongnhững điều kiện khác nhau, do đó có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau; nhưng trên thịtrường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết.c) Thứ ba, quy luật giá trị của sản xuất hàng hóa phân hóa những người sản xuất hàng hóathành người giàu, người nghèo Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phi laođộng cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao
Trang 10phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua đượcthêm nhiều tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động để trởthành ông chủ.
Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơnmức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng thì hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua
lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê
Đây cũng chính là một trong những nguyên ngân cơ bản làm xuất hiện quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa và là cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản
Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực Do đó, đồng thờivới việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, Nhà nước cũng cần có những biện pháp đểphát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.+ Vận dụng: Nghiên cứu bổ sung
Câu 6: Trình bày mâu thuẫn trong công thức thức chung của tư bản và giải thích tại sao trao đổi ngang giá mà nhà tư bản vẫn thu được giá trị thặng dư?
Công thức chung của tư bản
Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầutiên của tư bản Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định.Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiệnnhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác
Tiền được coi là tiền thông thường, thì vận động theo công thức: H T H (hàng tiền hàng), nghĩa là sự chuyển hoá của hàng hoá thành tiền, rồi tiền lại chuyển hoá thành hànghoá Còn tiền được coi là tư bản, thì vận động theo công thức: T - H – T’ (tiền - hàng - tiền),tức là sự chuyển hoá của tiền thành hàng hoá, rồi hàng hoá lại chuyển hoá ngược lại thànhtiền Bất cứ tiền nào vận động theo công thức T - H – T’ đều chuyển hoá thành tư bản vớimục đích của lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa giá trịtăng thêm
-C.Mác gọi công thức T - H - T' là công thức chung của tư bản, vì sự vận động của mọi tư bảnđều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù là tư bản thương nghiệp, tư bảncông nghiệp hay tư bản cho vay
Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
Tiền ứng trước, tức là tiền bỏ vào lưu thông, khi quay trở về tay người chủ của nó, thì cóthêm một lượng nhất định Vậy có phải do bản chất của sự lưu thông đã làm cho tiền tăngthêm và do đó hình thành giá trị thặng dư hay không?
Trong lưu thông, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra giá trị mới,
do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dư
Trường hợp trao đổi ngang giá: nếu hàng hoá được trao đổi ngang giá, thì chỉ có sự thay đổi
hình thái của giá trị, từ tiền thành hàng và từ hàng thành tiền, còn tổng giá trị cũng như phần
Trang 11giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi Tuy nhiên, vềmặt giá trị sử dụng, thì cả hai bên trao đổi đều có lợi.
Trường hợp trao đổi không ngang giá: nếu hàng hoá được bán cao hơn giá trị, thì số lời anh
ta nhận được khi là người bán cũng chính số tiền anh ta sẽ mất đi khi là người mua, rốt cuộcanh ta sẽ không được lợi thêm gì cả Còn nếu mua hàng hoá thấp hơn giá trị, thì tình hìnhcũng tương tự như trên Số lời anh ta nhận được khi là người mua sẽ mất đi khi là người bán.Giả định có một số người nhờ mánh khoé mà chuyên mua được rẻ bán đắt, thì như C.Mácnói, điều đó chỉ có thể giải thích được sự làm giàu của những thương nhân cá biệt chứ khôngthể giải thích được sự làm giàu của toàn bộ giai cấp các nhà tư bản Bởi vì tổng số giá trịtrước lúc trao đổi cũng như trong và sau khi trao đổi không thay đổi, mà chỉ có phần giá trịnằm trong tay mỗi bên trao đổi là thay đổi
Như vậy, nếu người ta trao đổi những vật ngang giá, thì không sinh ra giá trị thặng dư, vànếu người ta trao đổi những vật không ngang giá thì cũng không sinh ra giá trị thặng dư Lưuthông không tạo ra giá trị mới
Nhưng nếu người có tiền không tiếp xúc gì với lưu thông, tức là đứng ngoài lưu thông, thìcũng không thể làm cho tiền của mình lớn lên được
"Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưuthông Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông"
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23, tr.249.
Đó là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
Mâu thuẫn này chỉ được giải quyết khi nhà tư bản tìm thấy một hàng hóa đặc biệt mà trongquá trình sử dụng nó tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân – Hàng hóa Sức lao động.Bản thân quá trình lưu thông không tạo nên GTTD nhưng nếu không có quá trình lưu thôngnhà tư bản không thể tìm thấy trên thị trường hoàng hóa đặc biệt Hàng hóa Sức lao động.Khi mua H (TLSX và SLĐ) nhà tư bản mua ngang giá, nhưng trong quá trình lao động bằnglao động trừu tượng công nhân đã chuyển giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân vào sản phẩm
nó làm cho hàng hóa H’ đã khác về chất so với H ban đầu, Bán H’ vẫn theo đúng quy luật giátrị - Ngang giá Vậy nên trong CNTB quy luật giá trị vẫn được bảo tồn những vẫn có GTTD
Câu7: Hãy thông qua một ví dụ để trình bày cách làm tăng giá trị (cách làm giàu) của nhà tư bản; từ đó rút ra định nghĩa về thời gian lao động tất yếu, thời gian lao đông thặng dư, ngày lao động và định nghĩa đầy đủ về tư bản
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa,cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư Nhưng để sản xuất giá trị thặng
dư, trước hết, nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, vì giá trị sử dụng là vậtmang giá trị và giá trị thặng dư
Vậy, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sửdụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư C Mác viết: "Với tư cách là sự thống nhất giữaquá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất
Trang 12hàng hoá; với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trịthì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủnghĩa của nền sản xuất hàng hoá"
Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao
động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua, nên nó có các đặc điểm: một là, công nhân
làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, giống như những yếu tố khác của sản xuất được
nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất; hai là, sản phẩm được làm ra thuộc sở hữu của
nhà tư bản, chứ không thuộc về công nhân
Để hiểu rõ quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta lấy việc sản xuất sợi của một nhà tưbản làm ví dụ Nó là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình lớnlên của giá trị hay là quá trình sản xuất giá thị thặng dư
Giả định để sản xuất 10 kg sợi, cần 10 kg bông và giá 10 kg bông là 10 $ Để biến số bông
đó thành sợi, một công nhân phải lao động trong 6 giờ và hao mòn máy móc là 2 $; giá trịsức lao động trong một ngày là 3 $ và ngày lao động là 12 giờ; trong một giờ lao động, ngườicông nhân tạo ra một lượng giá trị là 0,5 $; cuối cùng giả định trong quá trình sản xuất, sợi đãhao phí theo thời gian lao động xã hội cần thiết
Với giả định như vậy, nếu nhà tư bản chỉ bắt công nhân lao động trong 6 giờ, thì nhà tư bảnphải ứng ra là 15 $ và giá trị của sản phẩm mới (10 kg sợi) mà nhà tư bản thu được cũng là
15 $ Như vậy, nếu quá trình lao động chỉ kéo dài đến cái điểm đủ bù đắp lại giá trị sức laođộng (6 giờ), tức là bằng thời gian lao động tất yếu, thì chưa sản xuất ra giá trị thặng dư, do
đó tiền chưa biến thành tư bản
Trong thực tế quá trình lao động không dừng lại ở điểm đó Giá trị sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua và giá trị mà sức lao động đó có thể tạo ra cho nhà tư bản là hai đại lượng khác nhau, mà nhà tư bản đã tính đến trước khi mua sức lao động Nhà tư bản đã trả tiền mua sức lao động trong một ngày (12 giờ) Việc sử dụng sức lao động trong ngày đó là thuộc quyền của nhà tư bản
Nếu nhà tư bản bắt công nhân lao động 12 giờ trong ngày như đã thoả thuận thì:
Chi phí sản xuất Giá trị sản phẩm mới (20 kg sợi)
- Tiền mua bông (20 kg): 20$- Tiền hao
mòn máy móc: 4$- Tiền mua sức lao
Từ sự nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể rút ra những kết luận sau đây:
Trang 13Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do côngnhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ
là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trảđược hoàn lại bằng một vật ngang giá mới
Khái niệm đầy đủ tư bản: Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cáchbóc lột công nhân làm thuê
Hai là, ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần: phần ngày lao
động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mìnhgọi là thời gian lao động cần thiết và lao động trong khoảng thời gian đó là lao động cầnthiết Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư, và lao động trongkhoảng thời gian đó gọi là lao động thặng dư
Ngày lao động = TGLĐ cần thiết + TGLĐ thặng dư
Việc nghiên cứu giá trị thặng dư được sản xuất ra như thế nào đã vạch ra rõ ràng bản chấtbóc lột của chủ nghĩa tư bản
Câu8 Tại sao nói “sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách không ngừng mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật” là quy luật kinh tế cơ bản và tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản?
Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật phản ánh mối quan hệ
kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó Theo C.Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư,
đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Thật vậy, giá trị thặng dư, phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân
làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhấtcủa chủ nghĩa tư bản - quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê Giá trị thặng dư do lao độngkhông công của công nhân tạo ra là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động cơ
thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản, cũng như của toàn bộ xã hội tư bản Nhà tư bản cốgắng sản xuất ra hàng hoá với chất lượng tốt đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ vì nhà tư bản
muốn thu được nhiều giá trị thặng dư.
Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa, mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn để đạt được mục đích đó: tăng cường bóc lộtcông nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động, tăng năngsuất lao động và mở rộng sản xuất
Như vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.
Nội dung của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công
nhân làm thuê Quy luật giá trị thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của
chủ nghĩa tư bản Nó quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủnghĩa tư bản Nó là động lực vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó cũng
Trang 14làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tưbản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.
Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu, quản lý
và phân phối để thích nghi ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự thống trị của chủnghĩa tư bản vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không thayđổi Nhà nước tư sản hiện nay tuy có tăng cường can thiệp vào đời sống kinh tế và xã hội,nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống trị của giai cấp tư sản
Tuy nhiên, do trình độ đã đạt được của văn minh nhân loại và do cuộc đấu tranh của giai cấpcông nhân, mà một bộ phận không nhỏ công nhân ở các nước tư bản phát triển có mức sốngtương đối sung túc, nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức lao động và vẫn bị nhà tư bản bóclột giá trị thặng dư Nhưng trong điều kiện hiện nay, sản xuất giá trị thặng dư có những đặcđiểm mới:
Một là, do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi nên khối lượng giá trị thặng
dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động Việc tăng năng suất lao động do áp
dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí lao động sống trong một đơn vịsản phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện đại thay thế được nhiều lao động sống hơn
Hai là, cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến đổi lớn Do ápdụng rộng rãi kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên lao động phức tạp, lao động trí tuệ tăng lên
và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp Do đó lao động trí tuệ, lao động có trình độ
kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư Chính nhờ sử dụng lực lượng lao động ngày nay mà tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư đã tăng lên rất nhiều.
Ba là, sự bóc lột của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càngđược mở rộng dưới nhiều hình thức: xuất khẩu tư bản và hàng hoá, trao đổi không nganggiá lợi nhuận siêu ngạch mà các nước tư bản chủ nghĩa phát triển bòn rút từ các nước kémphát triển trong mấy chục năm qua đã tăng lên gấp nhiều lần Sự cách biệt giữa những nướcgiàu và những nước nghèo ngày càng tăng và đang trở thành mâu thuẫn nổi bật trong thời đại
ngày nay Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã bòn rút chất xám, huỷ hoại môi sinh,
cũng như cội rễ đời sống văn hoá của các nước lạc hậu, chậm phát triển
Câu 9: Phân tích bản chất và các hình thức cơ bản của tiền công; tại sao nói hình thức của tiền công đã xuyên tạc bản chất của tiền công?
Bản chất của tiền công: bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biều
hiện bằng bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động, nhưng biểu hiện ra
bề ngoài thành giá cả lao động
Phân tích:
Trang 15Biểu hiện ra bên ngoài của đời sống xã hội tư bản, công nhân làm việc cho nhà tư bản mộtthời gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng hóa hay hoàn thành một số công việc nào đóthì nhà tư bản sẽ trả cho công nhân đó một số tiền nhất định gọi là tiền công.
Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của lao động, sự thật thìtiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động, vì không phải là hàng hóa Sở dĩ nhưvậy là vì:
- Nếu lao động là hàng hóa thì nó phải có trước, phải được vật hóa trong 1 số hình thức cụ
thể nào đó
Tiền đề để cho lao động vật hóa được là phải có tư liệu sản xuất Nhưng nếu người laođộng có tư liệu sản xuất, thì họ sẽ bán hàng hóa do mình sản xuất ra chứ không bán “ laođộng”
- Việc thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn tới 1 trong 2 mâu thuẫn về lí luận:
Thứ nhất: nếu lao động là hàng hóa và nó được trao đổi ngang giá, thì nhà tư bản không
thu được lợi nhuận (giá trị thặng dư) điều này phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trịthặng dư trong chỉ nghĩa tư bản
Thứ hai: còn nếu “hàng hóa lao động” được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng
dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật giá trị
-Nếu lao động là hàng hóa, thì hàng hóa đó cũng phải có giá trị
Nhưng lao động là thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, bản thân lao động thì không
có giá trị
Vì thế, lao động không phải là hàng hóa mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức laođộng
Do đó tiền công là nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động
Hình thức cơ bản của tiền công:
Tiền công tính theo thời gian: là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít hay nhiều tùy
thuộc vào thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng…) dài hay ngắn
Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc vào số
lượng của sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất rahoặc số lượng trong công việc đã hoàn thành