- Theo nghĩa hẹp: LĐKT là loại lao động được đào tạo, được cấp bằng hoặc chứngchỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và có kỹnăng hành nghề để thực h
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
LĐKT là một bộ phận cấu thành quan trọng của lực lượng lao động Trong thời gianqua chúng ta đã quan tâm đến việc phát triển bộ phận lao động này cả về số lượng vàchất lượng, nhưng trên thực tế sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu lao động vẫndiễn ra, tình trạng thừa thầy thiếu thợ vẫn mang tính chất phổ biến trong nền kinh tế,chất lượng của lực lượng LĐKT chưa thực sự cao, chưa đáp ứng được nhu cầu pháttriển của KH - KT nói riêng và nền kinh tế nói chung Do đó, để tạo điều kiện phát triểnnền kinh tế trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần phải coi việc nâng cao chất lượng củađội ngũ LĐKT là một trong những ưu tiên hàng đầu trong quá trình nâng cao chất lượngnguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH – HĐH hiện nay
LĐKT có vai trò rất quan trọng trong việc tăng NSLĐ xã hội và tăng trưởng kinh
tế, và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đất nước trong bối cảnh toàn cầuhoá, hội nhập kinh tế Những yêu cầu cơ bản của đào tạo LĐKT cho nền kinh tế quốcdân, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, đó là mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo;góp phần đổi mới cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế trong từng thời kỳ pháttriển và đào tạo phải gắn với sử dụng, gắn với những đòi hỏi của thị trường lao động;chuyển đào tạo từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động, nhất là thịtrường lao động chất lượng cao
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh, để đạt được sự tăng trưởng kinh
tế cao và ổn định phải thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ LĐKT, nghĩa là nângcao chất lượng giáo dục – đào tạo Chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên (học vấn,
kỹ năng nghề nghiệp, sức khoẻ) là tiền đề thành công của các nước công nghiệp mới ởChâu Á như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản… Trong bốicảnh toàn cầu hoá, việc tiếp cận được các tiến bộ về KH - CN phụ thuộc chủ yếu vàođội ngũ LĐKT, đội ngũ trí thức
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, nhưng chúng ta cũng đang phải đối mặt vớivới vấn đề làm thế nào để có một đội ngũ LĐKT có trình độ để đáp ứng nhu cầu củathời đại Với xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế thì số lượng lao động trẻ của
Trang 2Việt Nam không đáp ứng được đòi hỏi của thế giới do trình độ lao động thấp; lợi thế vềnguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ đang dần không còn phù hợp nữa mà thay vào
đó là sự thiếu hụt đội ngũ lao động giỏi về chuyên môn, trình độ, năng động, sáng tạo,
áp dụng KH - KT thành thạo, có sức khoẻ tốt Có được đội ngũ LĐKT lành nghề sẽ làtâm điểm giúp phát triển các DN trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài, đem lại thunhập cao cho người lao động, thu ngoại tệ và phát triển đất nước, tạo mối quan hệ hữunghị với các nước trong khu vực và trên thế giới, khẳng định được tầm quan trọng và sự
đi lên của đất nước Do đó, hiện nay nâng cao chất lượng lao động nói chung, LĐKT nóiriêng là vấn đề mà không chỉ các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, mà còn
cả các nhà đầu tư, cách DN quan tâm
Hà Nam sau ngày tái lập tỉnh (01/01/1997), việc mở rộng và phát triển kinh tế đượcđẩy mạnh nhằm góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH Trong thời gianvừa qua, các ngành và các lĩnh vực kinh tế của Hà Nam đã không ngừng được mở rộng,xuất hiện nhiều ngành nghề mới, các khu công nghiệp cũng từng bước hình thành vàphát triển Do đó, nhu cầu về lao động có chất lượng cao, đặc biệt là LĐKT ngày càngcao Tuy nhiên, trên thực tế, Hà Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng vềlực lượng LĐKT lành nghề cho nhu cầu mở rộng và phát triển kinh tế của mình; điều đó
đã gây ra không ít khó khăn và cản trở quá trình đầu tư, phát triển kinh tế cho các nhàđầu tư khi tiến hành đầu tư trên địa bàn tỉnh
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam” làm
đề tài nghiên cứu khoa học năm 2019 của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề về nguồn nhân lực trong những năm gần đây đã một số nhà nghiên cứu quantâm như:
- TS.Mạc Văn Tiến (Chủ nhiệm đề tài), TS.Phan Tùng Mậu, Th.S Bùi Tôn Hiến
CN Hoàng Kim Ngọc (2002), Hoàn thiện hệ thống cơ sở dạy nghề đáp ứng yêu vầu phát triển nguồn LĐKT, Đề tài nhánh của đề tài cấp Nhà nước “Phát triển LĐKT ở Việt
Nam giai đoạn 2001 – 2010”, Hà Nội
Trang 3- PGS.TS.Đỗ Văn Cương, TS.Mạc Văn Tiến (Chủ biên), Nguyễn Hữu Dũng (2004),
Phát triển LĐKT ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
- Đông Thị Hồng (2005), Đào tạo CNKT theo yêu cầu CNH - HĐH, Luận văn thạc
sĩ, ĐH Quốc gia Hà Nội
- TS Nguyễn Trần Dương (chủ nhiệm), TS Trần Trí Luân, GS.TSKH Lê MinhTriết, PGS.TS.Đặng Văn Phan, PGS.TS Phạm Văn Biên, TSKH Trần Trọng Khuê, TS.Trần Đình Thêm, KS.Vũ Qang Hải, TS Vũ Huy Thuận, KS Nguyễn Xích Hồng,
(2006), Báo cáo về Hiện trạng cung - cầu nguồn LĐKT thành phố Hồ Chí Minh và định hướng giải pháp đào tạo, sử dụng cho giai đoạn tới 2010.
- TS.Mạc Văn Tiến (2006), Phát triển LĐKT ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (340), Tr 16 – 21.
- Đỗ Văn Đạo, Phát triển LĐKT trong nông nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO,
Tạp chí Lao động và Xã hội, số 303, 1/2007, tr.33-34
- Triều Hải Quỳnh (2007), Một số vấn đề về công tác đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, số 16 (136) năm 2007.
Nhưng gần như chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng
lao động lỹ thuật của Hà Nam Vì vậy, cho đến nay đề tài “ Nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam” vẫn còn là mới mẻ, cần thiết và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to
b Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượngLĐKT;
Trang 4- Phân tích thực trạng nâng cao chất lượng LĐKT trong quá trình CNH - HĐH ở HàNam trong những năm gần đây: đánh giá về chất lượng, tình hình đào tạo và sử dụngLĐKT.
- Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quảlực lượng LĐKT ở Hà Nam trong giai đoạn tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam
- Phạm vi nghiên cứu là chất lượng LĐKT ở Hà Nam trong giai đoạn 2005 – 2019
5 Phương pháp nghiên cứu
- Xuất phát từ những nguyên lý chung dưới góc độ kinh tế chính trị, đề tài sử dụngphương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngoài ra, luận văn còn sửdụng một số phương pháp khác như: Phân tích, tổng hợp, thống kế, so sánh … đểnghiên cứu và giải quyết các vấn đề đặt ra
6 Những đóng góp mới
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng LĐKT
- Làm rõ thực trạng chất lượng LĐKT ở Hà Nam, trên cơ sở đó đề xuất phươnghướng và giải pháp nâng cao chất lượng LĐKT cho đất nước
- Cung cấp cứ liệu khoa học để các cấp lãnh đạo tham khảo, hoạch định chính sách
để nâng cao chất lượng LĐKT phục vụ cho quá trình CNH - HĐH đất nước
7 Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng LĐKT
Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam hiện nay
Chương 3: Định hướng và các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng LĐKT ở HàNam
Trang 5Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
LAO ĐỘNG KỸ THUẬT 1.1 Lao động và LĐKT.
1.1.1 Khái niệm lao dộng và LĐKT
a) Khái niệm lao động.
Lao động trong kinh tế học, được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và
là một dịch vụ hay hàng hoá Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của conngười nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần xã hội Do đó, lao động làhoạt động quan trọng nhất của con người, là tiêu thức để phân biệt hoạt động của conngười với hoạt động theo bản năng của con vật
Như vậy, lao động được hiểu ở hai mặt cơ bản, một mặt tạo ra của cải vật chất cho
xã hội, mặt khác còn cải tạo bản thân con người, phát triển con người cả về thể lực và trílực Các Mác đã khẳng định: “Lao động trước hết là quá trình diễn ra sự tác động giữacon người với con người và giữa con người với tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng
sự hoạt động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổichất giữa họ và tự nhiên Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vậnđộng đó và làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời làm thay đổi bản tính củachính nó” [26, tr.230]
Cũng trong kinh tế học, những người trong lực lượng lao động là những người cungcấp lao động Thông thường, lực lượng lao động bao gồm tất cả những người đang ởtrong độ tuổi lao động (thường là trong khoảng từ 14 đến 16 tuổi) và chưa đến tuổi nghỉhưu (thường là trong khoảng từ 60 đến 65 tuổi) đang tham gia lao động Những ngườikhông được tính vào lực lượng lao động là những học sinh - sinh viên, người nghỉ hưu,những người không có ý định tìm việc làm Một phần trong lực lượng lao động đang tìmkiếm việc làm nhưng không thể tìm được việc làm tạo thành đội quân thất nghiệp
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ giữa lực lượng lao động và toàn bộ nhữngngười trong độ tuổi lao động Tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động là chìa khoá, nhân
tố quan trọng và có tính quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế
Trang 6Tổng hợp thể lực và trí lực của con người gọi là sức lao động Con người tiêu dùngsức lao động của mình trong quá trình lao động sản xuất gọi là lao động sản xuất Nhưvậy, sức lao động là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động
đó
Vậy, lao động là quá trình con người dùng sức lao động tác động vào đối tượng laođộng để tạo ra của cải nuôi sống bản thân và góp phần phát triển xã hội Lao động làhoạt động diễn ra thường xuyên và không ngừng từ lúc con người xuất hiện Trong quátrình lao động, con người không ngừng tích luỹ kinh nghiệm sản xuất, làm giàu tri thứccủa mình, hoàn thiện thể lực, trí lực Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao
là nhân tố quyết định sự tồn tại của xã hội loài người và sự phát triển của mỗi quốc gia.Với những quan điểm đó, có thể khẳng định rằng, lao động là quyền lợi và nghĩa vụcủa mỗi con người trong mỗi quốc gia, dân tộc; Lao động đóng một vị trí đặc biệt quantrọng trong tiến trình phát triển và đi lên của đất nước Một đất nước có nguồn lao độngtrẻ dồi dào, có kỹ năng và trình độ sẽ mang lại rất nhiều lợi thế trong quá trình mở cửahội nhập trong giai đoạn hiện nay “Học vấn, kỹ năng, tay nghề là cái kho, lao động làchìa khoá để mở cái kho đó” Chính vì vậy mà chúng ta cần phải chú trọng hơn nữa tớilao động, đặc biệt là LĐKT
Thuật ngữ “LĐKT”, trên thực tế, được dùng khá phổ biến, với quan niệm rất khácnhau:
Trang 7Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam do Nhà xuất bản Lao động – Xãhội phát hành hàng năm trên cơ sở kết quả điều tra lao động - việc làm sử dụng kháiniệm “Lao động CMKT” để phân chia lao động theo trình độ CMKT, bao gồm không cóCMKT, sơ cấp/ học nghề trở lên Theo khái niệm này, lao động CMKT là lao động đượcđào tạo từ sơ cấp trở lên đến ĐH và sau ĐH, còn lại là lao động không có CMKT.
Đề án nghiên cứu tổng thể về giáo dục – đào tạo và phân tích nguồn nhân lực ViệtNam (VIE/89/022) do UNESCO, UNDP, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đã đưa rakhái niệm “lao động kỹ thuật” và cho rằng LĐKT là lao động qua đào tạo được cấpbằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất.Như vậy, theo khái niệm này, người lao động được xếp vào loại LĐKT nến hội tụ đủ haiđiều kiện:
- Được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất
- Được cấp bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo
LĐKT theo quan niệm này thực chất đồng nghĩa với khái niệm “Lao động qua đàotạo” hay khái niệm “Lao động CMKT” được sử dụng trong thống kê nhà nước, nghĩa làlao động được đào tạo và được cấp bằng hoặc chứng chỉ
LĐKT theo dự án VIE/89/022 xét về tính chất lao động bao gồm hai loại:
- LĐKT mang tính thực hành
- Lao động chuyên môn (quản lý, nghiên cứu và chuyên gia) mang tính chất hànlâm
Như vậy, khái niệm LĐKT ở đây được hiểu theo hai cấp độ:
- Theo nghĩa rộng: LĐKT là loại lao động qua đào tạo, được cấp bằng và chứng chỉcủa các bậc đào tạo nói chung
- Theo nghĩa hẹp: LĐKT là loại lao động được đào tạo, được cấp bằng hoặc chứngchỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và có kỹnăng hành nghề để thực hiện các công việc có độ phức tạp với các công nghệ khác nhau,phù hợp với ngành nghề ở các cấp trình độ khác nhau, trực tiếp tạo ra sản phẩm hànghoá và dịch vụ phục vụ quốc kế dân sinh
Trang 8Như vậy, khái niệm LĐKT theo nghĩa hẹp, đó là loại lao động mang tính chất thựchành Trong điều kiện giới hạn, luận văn chỉ đề cập đến LĐKT theo nghĩa hẹp này.Khái niệm LĐKT theo quan niệm mới phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục
2001 – 2010 mà Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 201/2001/QĐ – TTg ngày28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó chỉ rõ cần hình thành hệ thống đào tạo
kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH, trong đó chú trọng đào tạoCNKT, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ trình độ cao Đồng thời, cũng phù hợp vớiquy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2001 – 2010 mà Chính phủ đã phêduyệt chuẩn (Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 14/04/2002 của Thủ tướng Chínhphủ) và quy hoạch mạng lưới các trường ĐH và CĐ giai đoạn 2006 - 2020 mà chính phủ
đã duyệt (Quyết định 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ),trong đó đều xác định, hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành theo 3 cấp trình
độ (bán lành nghề, lành nghề và trình độ cao), chú trọng đào tạo CNKT, kỹ thuật viên vànhân viên nghiệp vụ trình độ cao
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, LĐKT được hiểu là lao động cókiến thức, có kỹ năng, có trình độ đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư trong quátrình hội nhập LĐKT phải được thực hiện trên 3 mặt của chất lượng nhân lực: thể lực,trí lực và phẩm chất
1.1.2 Chất lượng LĐKT và các tiêu chí đánh giá chất lượng LĐKT.
a) Chất lượng LĐKT
*) Chất lượng:
Hiện nay, chất lượng là mối quan tâm hàng đầu của mọi tổ chức mà không phải chỉcủa riêng ngành nào Chất lượng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một tổchức Chất lượng là vấn đề rất trừu tượng, không ai nhìn thấy được và cảm nhận đượcmột cách trực tiếp bằng các giác quan của mình, không thể đo lường bằng các công cụ
đo lường thông thường Tuy nhiên trên thực tế, ai cũng công nhận vai trò quan trọng củachất lượng, nhưng đang có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về chấtlượng và quản lý chất lượng đào tạo nhân lực, trong đó có đào tạo LĐKT
Trang 9Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông, chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộctính cơ bản của sự vật, hiện tượng làm cho sự vật hiện tượng này phân biệt với các sựvật, hiện tượng khác.
Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu củangười sử dụng (tiêu chuẩn Pháp NFX50-109)
Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đókhả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc những nhu cầu tiềm ẩn (TCVN ISO8402)
Như vậy có thể thấy, chất lượng là sự thoả mãn của khách hàng Chất lượng đượcđảm bảo và đánh giá theo một quá trình, từ đầu vào - đến quá trình - đầu ra, cùng với sựcải tiến chất lượng nhằm tối ưu hoá sự thoả mãn của khách hàng
*) Chất lượng LĐKT
Chất lượng LĐKT là trạng thái nhất định của LĐKT, biểu hiện mối quan hệ giữacác yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của LĐKT Nó là toàn bộ khả năng và hiệuquả làm việc của LĐKT, có thể thoả mãn được nhu cầu của người sử dụng lao độngtrong quá trình sản xuất Chất lượng LĐKT không những là một trong những chỉ tiêuphản ánh trình độ phát triển kinh tế, mà còn là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển vềmặt đời sống xã hội, bởi lẽ chất lượng LĐKT cao sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ hơn với tưcách không chỉ là nguồn lực của sự phát triển mà còn thể hiện mức độ văn minh của một
xã hội nhất định
Chất lượng LĐKT hiện nay được thể hiện qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó cócác chỉ tiêu chủ yếu:
- Trình độ học vấn của người lao động;
- Trình độ tay nghề của người lao động;
- Sức khoẻ của người lao động;
- Trình độ ngoại ngữ của người lao động;
- Các yếu tố thuộc về thái độ, hành vi và đạo đức nghề nghiệp của người laođộng
Trang 10Như vậy, chất lượng LĐKT cuối cùng thể hiện ở năng lực hành nghề của người laođộng được đào tạo ở cấp trình độ tương ứng Tức là thể hiện ở sự hiểu biết công việc,nghề nghiệp, khả năng thực hiện công việc với độ phức tạp nhất định (hoạt động thựctiễn) và kết quả thực hiện (sản phẩm đầu ra) với năng suất và kết quả đáp ứng các tiêuchuẩn chất lượng đòi hỏi ở từng cấp trình độ tương đương.
b) Các tiêu chí đánh giá chất lượng LĐKT:
- Phát triển và tăng trưởng kinh tế là những mục tiêu quan trọng của chiến lược pháttriển KT - XH, đồng thời cũng là chỉ tiêu chủ yếu đánh giá trình độ phát triển của quốcgia Trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, nguồn nhân lực chất lượng cao,nhất là lực lượng LĐKT là nguồn lực quan trọng, là yếu tố quyết định nhất của lựclượng sản xuất, của nền KT - XH và sử dụng tiến bộ KH - CN mới vào sản xuất và do
đó là một trong những yếu tố quyết định nhất của tăng trưởng kinh tế nhanh và bềnvững Ngược lại, sự phát triển và tăng trưởng kinh tế là tiêu chí quan trọng để đánh giáchất lượng của LĐKT Chất lượng LĐKT thể hiện trước hết ở tiêu chí định tính, đó là:+ Trình độ học vấn
Trình độ học vấn là trình độ văn hoá của người lao động, chuẩn mực này nhằm xácđịnh khả năng tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những công việc đơn giản đểduy trì cuộc sống Trình độ học vấn được cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy vàkhông chính quy, qua quá trình học tập của mỗi cá nhân Người lao động có trình độ họcvấn càng cao thì khả năng nhận thức, học hỏi, tiếp thu những kiến thức mới càng tốt; có
ý thức kỷ luật trong công việc Thị trường lao động quốc tế ngày càng đòi hỏi người laođộng nói riêng và LĐKT nói chung phải có trình độ học vấn cao để sử dụng sáng tạodây truyền máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại cũng như hiểu và thực hiện tốt các yêucầu của người sử dụng lao động
+ Trình độ tay nghề
Trình độ tay nghề là những kiến thức, kỹ năng hay khả năng thành thạo một nghề,một lĩnh vực của người lao động Người có trình độ tay nghề là những người đã thamgia các khoá đào tạo nghề tại các trường dạy nghề chuyên nghiệp hoặc các trung tâmdạy nghề dưới các hình thức:
Trang 11 Đào tạo nghề ngắn hạn: thời gian đào tạo là dưới 1 năm, chủ yếu là trang bị chongười lao động những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp phổ thông.
Đào tạo nghề dài hạn: thời gian đào tạo từ 1 đến 3 năm, kết thúc khoá học người laođộng được cấp bằng CNKT hoặc nhân viên nghiệp vụ
Đào tạo nghề theo môđun: giúp người lao động nói chung, LĐKT nói riêng có thểchủ động tham gia các chương trình đào tạo nghề phù hợp với điều kiện, hoành cảnhcủa mình, có thể vừa học vừa làm Hình thức này rất phù hợp với các DN có nhu cầunâng cao tay nghề cho người lao động hoặc khi DN có sự thay đổi công nghệ sảnxuất
Người lao động có tay nghề tốt, có khả năng thường được trọng dụng và có mứclương cao hơn so với LĐPT, chưa được đào tạo nghề Hơn nữa, các DN nhập khẩu laođộng luôn muốn tuyển chọn những lao động đã có nghề để giảm bớt chi phí đào tạo, tậndụng tối đa năng lực sản xuất để thực hiện công việc
tố căn bản để đánh giá chất lượng nguồn LĐKT LĐKT có sức khoẻ tốt có thể mang lạiNSLĐ cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi làm việc Nếu sứckhoẻ kém sẽ làm giảm NSLĐ và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm họ làm ra Lựclượng lao động nói chung và LĐKT nói riêng của Việt Nam thường bị hạn chế về sứckhoẻ do xuất phát từ những vùng nông thôn nghèo, cuộc sống còn nhiều thiếu thốn,không được chăm sóc y tế đầy đủ nên thể lực yếu trong khi đó, yêu cầu của quá trìnhsản xuất công nghiệp với những dây truyền máy móc, thiết bị hiện đại đòi hỏi người laođộng phải có sức chịu đựng dẻo dai, luôn tỉnh táo, tinh thần sảng khoái để điều khiển
Trang 12các máy móc, thiết bị đòi hỏi độ chính xác và đảm bảo an toàn, đáp ứng được quá trìnhsản xuất liên tục.
+ Trình độ ngoại ngữ:
Trong điều kiện hội nhập toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của KH-CN như hiệnnay thì khả năng về ngoại ngữ của LĐKT là một tiêu chí quan trọng để đánh giá khảnăng tiếp thu những công nghệ sản xuất mới, hiện đại Khả năng về ngoại ngữ tốt giúpcho người lao động có thể nghiên cứu các tài liệu nước ngoài và giao tiếp với cácchuyên gia kỹ thuật của nước ngoài nhờ đó mà tiếp thu tốt hơn các thành tựu mới củanhân loại về KH - CN và các dây truyền sản xuất mới
+ Các yếu tố thuộc về thái độ, hành vi và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Ngoài các yếu tố thể lực và trí tuệ, trong quá trình lao động đòi hỏi người lao độngphải có hàng loạt các phẩm chất như tính kỷ luật, tự giác, tinh thần hợp tác, phong cáchcông nghiệp, linh hoạt, tinh thần trách nhiệm cao … Những yếu tố này chịu ảnh hưởngcủa phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá của địa phương – nơi người lao động sinhsống Đồng thời, nó cũng được tạo ra từ quá trình giáo dục, quá trình công nghiệp hoá
và phát triển kinh tế thị trường
Người lao động Việt Nam nói chung và LĐKT nói riêng có đức tính cần cù, chịukhó, sáng tạo, thông minh nhưng trong đó không ít người có phong cách sống và làmviệc cá nhân, tự do, thiếu tinh thần hợp tác, tác phong sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, ít có cơhội giao tiếp, tìm hiểu thế giới bên ngoài nên thiếu thông tin, ý thức chấp hành kỷ luật
và thực hiện hợp đồng lao động của một số lao động còn kém Họ thường ứng xử theocảm tính, không có nhận thức về quan hệ chủ thợ, bỏ qua những quy định, luật lệ củanơi mà họ đang làm việc nên dẫn tới những tranh chấp trong quan hệ lao động Đây lànhững nhược điểm chính của LĐKT Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá và hộinhập kinh tế quốc tế
Cùng với xu thế hội nhập, phát triển đòi hỏi LĐKT Việt Nam phải xoá bỏ tác phongchậm chạp, lề mề, ý thức kỷ luật kém, vô tổ chức để thay bằng tác phong công nghiệp(khẩn trương, đúng giờ …), ý thức kỷ luật, tự giác cao, có niềm say mê nghề nghiệp,sáng tạo và năng động trong công việc
Trang 13- Tiêu chí định lượng về chất lượng LĐKT mặc là rất khó xác định đối với bậc Thạc
sỹ Tuy nhiên, tác giả luận văn cho rằng có thể lấy số LĐKT được sử dụng trong cácngành kinh tế và sự đóng góp của họ cho tăng trưởng kinh tế thông qua NSLĐ, thôngqua sự lao động hăng say nhiệt tình làm việc, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật đểgiảm chi phí, tăng lợi nhuận … nhất là sự hài lòng của các nhà tuyển dụng LĐKT vì đãđem lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển của đơn vị và của toàn bộ nền kinh tế nóichung
1.1.3 Sự cần thiết nâng cao chất lượng LĐKT
Nâng cao chất lượng LĐKT của một quốc gia là cần thiết sự cần thiết đó là do sựphát triển mạnh mẽ của KH - CN; của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã vàđang diễn ra quá trình di chuyển mạnh các dòng vốn, KH - CN, nguồn lao động có chấtlượng giữa các nước, nhất là những nước có nền kinh tế đang phát triển Ở những nướcnày, một mặt tiếp nhận nguồn lao động có chất lượng (LĐKT) từ bên ngoài di chuyểnđến, để góp phần đẩy nhanh sự phát triển KT - XH đất nước Mặt khác, nguồn LĐKT từbên ngoài di chuyển đến sẽ đem đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động quốcgia Sự cạnh tranh này, nếu lao động nội địa không được đào tạo nâng cao chất lượng thì
sẽ bị thua thiêt, mất việc làm, tác động không nhỏ đến KT - XH đất nước Nền kinh tếđang phát triển nếu phụ thuộc vào tiền vốn, lao động bên ngoài thì nến kinh tế đó sẽkhông phát triển bền vững, sớm muộn nền kinh tế đó không còn tính độc lập tự chủtrong điều kiện thế giới phẳng Vì vậy, để thích ứng hội nhập, thích ứng với sự pháttriển của KH - CN thế giới và nhất là để đáp ứng yêu cầu đặt ra của sự nghiệp phát triểnkinh tế đất nước, việc nâng cao chất lượng LĐKT - nguồn lực đóng vai trò hàng đầu của
sự phát triển nên kinh tế bền vững là tất yếu Tính tất yếu này là do sự chi phối của một
số tác động sau:
a Sự phát triển của KH – KT đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng LĐKT.
Bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng KH - CN tiếp tục phát triển với những bướctiến nhảy vọt, trở thành động lực của sự phát triển KT - XH, kéo theo những biến đổiđột biến, mạnh mẽ và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, đã đưa xã hộiloài người chuyển sang một thời đại văn minh mới với nền tảng của nó là phát triển nềnkinh tế tri thức Cách mạng KH - CN đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp
Trang 14sang kỷ nguyên thông tin; ở đó, các ngành sản xuất và dịch vụ chủ yếu dựa vào tri thức
và công nghệ Cách mạng KH - CN làm cho nhiều ngành, nghề cũ, truyền thống mất đi
và cũng xuất hiện nhiều ngành nghề mới; cơ cấu ngành nghề và tỉ trong cuả nó trong cáclĩnh vực dịch vụ ngày càng thay đổi nhanh chóng Trước điều kiện đó, yêu cầu về nguồnnhân lực ngày càng phải cao, trong đó LĐKT là lực lượng nòng cốt
Nền kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản xuất loài người, từdựa chủ yếu vào nguồn nhân lực vật chất sang nguồn nhân lực trí tuệ (nguồn lực conngười) và làm thay đổi căn bản tính chất lao động Tỷ trọng lao động trực tiếp giảmmạnh, lao động gián tiếp và dịch vụ tăng nhanh, xuất hiện và gia tăng nhanh chóng côngnhân trí thức Lúc này, đòi hòi người lao động không chỉ có kỹ năng nghề nghiệp ở trình
độ cao mà còn phải có nhiều kỹ năng khác nhau Vì vậy, đào tạo LĐKT để nâng caochất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục nghề nghiệp Ở ViệtNam hiện nay, nếu không tập trung vào đào tạo và nâng cao chất lượng LĐKT sẽ dẫnđến hậu quả nghiêm trọng là không đảm bảo được nhu cầu cung cấp LĐKT cho nềnkinh tế quốc dân
b Quá trình hội nhập đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng LĐKT.
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan Quá trình đó đãtạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia nhưng cũng không ít thách thức Toàncầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ diễn ra sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc giangày càng quyết liệt hơn, đó là quá trình vừa hợp tác vừa cạnh tranh Lúc này, ưu thếcạnh tranh nghiêng về các nước có nền chính trị, xã hội an toàn và ổn định, môi trườngthể chế thuận lợi cho đầu tư và có nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo tăng NSLĐ,nâng cao chất lượng hàng hoá và đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng
Toàn cầu hoá có sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ toàn cầu như công nghệthông tin, viễn thông, vận tải, hàng không …; là sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ củacác loại thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia, các tổ chứckinh tế khu vực và toàn cầu Quá trình hội nhập đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực cạnhtranh của sản phẩm của DN và của quốc gia; đảm bảo LĐKT, nhất là lao động trình độcao, đáp ứng yêu cầu của công nghệ mới
Trang 15Trong nỗ lực phấn đấu nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của DN và củaquốc gia, nguồn nhân lực có vai trò quan trọng, là con đường cơ bản, giải pháp đột phátrên cơ sở phát triển, nâng cao chất lượng lao động; nhanh chóng đào tạo LĐKT chấtlượng cao theo chuẩn mực quốc gia và quốc tế về trình độ lành nghề, khả năng tiếp thunhanh chóng, sáng tạo và làm chủ công nghệ, khả năng chuyển đổi nghề linh hoạt, tínhchịu trách nhiệm, khả năng nắm bắt và giao tiếp với khách hàng, khả năng làm việc theonhóm, làm việc trong môi trường văn hoá đa dân tộc và tôn giáo.
Việt Nam trong quá trình hội nhập có nhiều cơ hội trong việc tạo việc làm mới ở cáckhu vực đầu tư nước ngoài với công nghệ cao và khoa học quản lý hiện đại Ở khu vựcnày nhu cầu sử dụng lao động ở các ngành, nghề mới và trình độ cao, nhất là CNKT,công nhân lành nghề, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ trình độ cao theo tiêu chuẩnquốc tế ngày càng lớn Hơn nữa, quá trình CNH - HĐH rút ngắn đòi hỏi chúng ta phảiứng dụng có hiệu quả công nghệ nhập khẩu, đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở một sốngành và lĩnh vực then chốt, mũi nhọn của nền kinh tế để tạo ra sự nhảy vọt về côngnghệ và kinh tế, tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm và dịch vụ chủ lực(công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học…) trên cơ sở hìnhthành các khu công nghệ cao
Như vậy nhu cầu đào tạo ứng dụng các công nghệ nhập khẩu và cung cấp cho cáckhu công nghiệp cao sẽ ngày càng tăng, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị và đào tạo đội ngũLĐKT tương ứng
Trong quá trình hội nhập, xuất khẩu lao động và chuyên gia cũng là hướng mũinhọn tạo việc làm và tham gia vào thị trường lao động quốc tế và khu vực của ViệtNam; trong đó chủ yếu là xuất khẩu lao động có nghề và chuyên môn trình độ cao Như vậy, việc đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động nói chung và LĐKT nóiriêng trong quá trình hội nhập là một yêu cầu cấp bách trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế
c Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu LĐKT đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng LĐKT.
Trang 16Chiến lược phát triển KT - XH giai đoạn 2001 – 2010 nêu rõ: phát triển kinh tế,CNH - HĐH là nhiệm vụ trung tâm Vấn đề quan trọng nhất trong nội dung CNH -HĐH là chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH -HĐH tác động đến việc nâng cao chất lượng LĐKT trên các mặt sau:
- Chuyển quá trình sản xuất vào việc áp dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao,làm thay đổi cơ cấu giá trị các ngành trong GDP Chiến lược phát triển KT - XH 10 năm
2001 – 2010 đã xác định đến 2010 tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp là 16 – 17%,công nghiệp – xây dựng là 40 – 41%, dịch vụ là 42 – 43% Tương ứng cơ cấu lao động
là 50% - 23% - 27% và tỷ lệ qua đào tạo là 40%, trong đó đào tạo nghề là 26% [3,tr.127] Sự tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến cơ cấu lao động và đào tạoLĐKT là sự tác động khách quan và ràng buộc lẫn nhau trong tổng thể kinh tế vĩ môkhông thể tách rời, vừa là điều kiện, vừa là tiền đề của nhau
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH theo các ngành, thực chất làchuyển từ nền kinh tế truyền thống ở trình độ thấp, dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sangnền kinh tế hiện đại, trình độ cao, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ Quá trìnhchuyển dịch này làm cho cơ cấu ngành nghề thay đổi tác động mạnh mẽ đến đào tạoLĐKT cho phù hợp, số lao động đã được đào tạo theo ngành, nghề cũ cần được đào tạolại, đào tạo bổ sung kỹ năng theo yêu cầu của ngành nghề mới Số lao động mới khitham gia đào tạo sẽ được tiếp cận ngay với ngành nghề mới mà thực tế lao động sảnxuất đã xuất hiện và đang phát triển
Đào tạo LĐKT phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphoá, hiện đại trở thành nhiệm vụ ngày càng quan trọng, đòi hỏi phải đổi mới một cáchcăn bản toàn bộ hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng được yêu cầu của thực tế
và cập nhật công nghệ mới luôn luôn thay đổi
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng kéo theo cơ cấu lại lực lượng lao động theovùng và đặt ra yêu cầu mới trong đào tạo LĐKT, nhất là LĐKT tại chỗ nhằm hạn chếdòng di chuyển LĐKT giữa các vùng và chảy máu chất xám Với việc Chính phủ quyếtđịnh hình thành các vùng kinh tế trọng điểm và các khu kinh tế mở đều là các khu côngnghiệp tập trung, có đầu tư lớn, liên doanh, liên kết với nước ngoài, áp dụng công nghệcao, sản xuất sản phẩm hàng hoá chủ yếu cho xuất khẩu đã tác động đến đào tạo LĐKT
Trang 17không chỉ về mặt nâng cao chất lượng đào tạo LĐKT ở trình độ cao đáp ứng yêu cầucủa công nghệ sản xuất hiện đại mà còn đặt ra yêu cầu phải quy hoạch lại mạng lưới các
cơ sở đào tạo, nhất là các trường trọng điểm có quy mô thích hợp ở các vùng đáp ứngkịp thời, tại chỗ LĐKT phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế các vùng
d Sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Nền kinh tế thị trường mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế nhiều thành phần trong
đó mọi thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển và có cơ hội phát triểnnhưng kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; một nền kinh tế độc lập tự chủ nhưngkhông phải là khép kín mà là nền kinh tế mở, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thamgia vào sự phân công lao động quốc tế với vị thế và hiệu quả cạnh tranh ngày càng cao
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã đặt ra yêu cầu về việc nâng cao chấtlượng LĐKT trên các mặt:
- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải dựa trên sựhình thành cơ bản về thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để tạo lập khungkhổ pháp lý và tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, trong đó có thị trường laođộng Lao động tham gia vào thị trường lao động với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt.Người lao động sẽ có nhiều cơ hội việc làm và thắng trong cạnh tranh là người có nănglực nghề nghiệp và phẩm chất vượt trội phù hợp với yêu cầu của công việc mà người sửdụng đang cần Cơ chế cạnh tranh của thị trường lao động sẽ tạo ra động lực khuyếnkhích người lao động học tập suốt đời, không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt: Sứckhoẻ, trình độ tay nghề, … Có thể nói, cơ chế thị trường tạo ra nhu cầu về đào tạoLĐKT của chính người lao động Đó là nhu cầu khách quan và không ngừng phát triển.Tiền công, tiền lương trong kinh tế thị trường là giá cả của lao động, là sự biểu hiệnbằng tiền của giá trị lao động Lao động càng có trình độ cao càng có khả năng nâng caoNSLĐ, giảm chi phí lao động trong giá trị đơn vị sản phẩm, làm cho tỉ trọng chi phí tiềnlương trong giá trị gia tăng có xu hướng giảm và do đó càng được trả lương, trả côngcao hơn, khi mà sản phẩm có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường Hơn nữa, theoquy luật tối đa hoá lợi nhuận, với một trình độ kỹ thuật và công nghệ nhất định, tổng cầulao động phụ thuộc vào độ co giãn của lao động với đầu ra và tương quan giữa chi phí
Trang 18tiền lương với các yếu tố đầu vào khác Trong nền kinh tế thị trường hiện đại dựa trênnền tảng kỹ thuật và công nghệ cao, xu hướng tiền lương tăng lên, dẫn đến việc lựa chọn
sử dụng nhiều tư bản hơn lao động, tức là tăng cầu LĐKT cao, giảm cầu về lao độngkhông có trình độ LĐKT Đây cũng là yếu tố khách quan làm tăng cầu LĐKT trình độcao trong cơ chế thị trường, dẫn đến tăng nhu cầu đào tạo LĐKT trình độ ngày càng cao
để đáp ứng được yêu cầu của công nghệ mới - hiện đại và sự phát triển của các khu kinh
tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
e Nhu cầu về LĐKT là cầu dẫn xuất.
Nhu cầu về LĐKT nói riêng và lao động nói chung là nhu cầu dẫn xuất, do nhu cầu
về sản xuất sản phẩm quyết định; nhu cầu về sản xuất sản phẩm lại xuất phát từ nhu cầutiêu dùng của con người Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, nhu cầu củacon người ngày càng phong phú và đa dạng, đòi hỏi số lượng sản phẩm sản xuất ngàycàng nhiều hơn, với chất lượng cao hơn Do đó, nâng cao chất lượng LĐKT là điều kiệncần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất sản phẩm, nhờ đó
mà đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng cũng như của nền sản xuất
xã hội
g CNH – HĐH đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng LĐKT.
Quá trình CNH - HĐH đất nước là một xu thế tất yếu của lịch sử, là quá trình trạng
bị kỹ thuật công nghệ hiện đại cho nền kinh tế quốc dân Qúa trình đó đòi hỏi lực lượnglao động, nhất là LĐKT ngày càng phải có trình độ học vấn và tay nghề, sức khoẻ vàthái độ, tác phong, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để có thể tiếp cận và sử dụng đượccông nghệ đó Trong khi đó, nước ta tiến hành CNH - HĐH từ mặt bằng kinh tế thấpkém với một đội ngũ lao động nói chung chất lượng thấp Vì vậy, trong giai đoạn tới, đểtiến hành CNH-HĐH, một đòi hỏi cấp bách là phải nâng cao chất lượng lực lượng laođộng nói chung và LĐKT nói riêng
Như vậy, nâng cao chất lượng LĐKT trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam là mộttất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi mới của quá trình CNH - HĐH trongđiều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ
mô của nhà nước hiện nay
Trang 191.2 Điều kiện nâng cao chất lượng lao động kỹ thuật.
Nâng cao chất lượng LĐKT là sự hình thành và không ngừng nâng cao trình độnghề nghiệp và khả năng hành nghề của người lao động trong quá trình đào tạo cũngnhư trong cả đời sống và làm việc của họ để đạt được cấp độ nào đó và có thể làm đượccác công việc phức tạp tương ứng Nâng cao chất lượng LĐKT phải bao gồm các nộidung:
- Sự hiểu biết và kiến thức nghề;
- Kỹ năng nghề;
- Thái độ, tác phong nghề và thói quen làm việc
Nâng cao chất lượng LĐKT theo các nội dung trên có quan hệ chặt chẽ với danhmục nghề, nhất là danh mục nghề đào tạo, tiêu chuẩn nghề và hệ thống đánh giá, thẩmđịnh, thi để cấp bằng/chứng chỉ nghề ở cấp quốc gia, tiến dần đạt tiêu chuẩn quốc tế.Hiện nay, đào tạo LĐKT về mặt chất lượng phải đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia vàdần dần đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế Đây là một yêu cầu khó khăn, đòi hỏi phảiđổi mới hệ thống đào tạo LĐKT phù hợp với giai đoạn mới, trong đó cần tập trung vàocác nội dung:
- Xây dựng danh mục nghề đào tạo kỹ thuật thực hành phù hợp với sự phát triển của
kỹ thuật và công nghệ của quốc gia trong từng thời kỳ;
- Xây dựng tiêu chuẩn nghề cho từng cấp trình độ (bán lành nghề, lành nghề, trình
độ cao cấp trường, cấp quốc gia, dần đạt tiêu chuẩn chất lượng đào tạo nghề khu vực vàquốc tế;
- Đầu tư vào các yếu tố đảm bảo chất lượng trong đào tạo (giáo viên, nội dung, giáotrình, cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị … nhất là cho thực hành);
- Xây dựng và cấp chứng nhận các cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn đào tạo LĐKTchất lượng cao, trước hết là các trường trọng điểm, để trong một số năm có nhiều trườngđạt chuẩn quốc gia và quốc tế, có uy tín trong nước và trên thế giới;
- Hình thành các chương trình, dự án trọng điểm có mục tiêu về nâng cao năng lựcđào tạo LĐKT trên phạm vi toàn tỉnh và trong các ngành, các DN
Trang 20Thực hiện các nội dung này được tiến hành thông qua việc hình thành và xây dựngcác điều kiện để nâng cao chất lượng LĐKT Cụ thể:
1.2.1 Cơ chế chính sách nhà nước về nâng cao chất lượng LĐKT.
Phát triển LĐKT nói chung và nâng cao chất lượng LĐKT nói riêng được Đảng vàNhà nước ta đặc biệt quan tâm trong phát triển nền giáo dục quốc dân Chủ trương, quanđiểm của Đảng ta về đào tạo LĐKT được hình thành ngay từ khi giành được chínhquyền và không ngừng đổi mới hoàn thiện qua các thời kỳ Nổi bật nhất là Đại hội VIIIcủa Đảng, đã đánh dấu mốc quan trọng trong đổi mới tư duy về phát triển và đào tạonâng cao chất lượng LĐKT ở Việt Nam Đó là thời kỳ đòi hỏi phải phát triển và đào tạoLĐKT, nhất là LĐKT trình độ cao đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập kinh tếquốc tế Nghị quyết IX và X của Đảng đã tiếp tục khẳng định và nâng lên tầm cao mới
về chủ trương, quan điểm giáo dục – đào tạo nói chung, đào tạo LĐKT nói riêng và đặcbiệt có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn sâu sắc Trên cơ sở tổng kết thực hiện Nghị quyết TW2(khoá VIII) và cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Hội nghị TW 6 (khoá IX) đãkết luận những vấn đề rất quan trọng có tính chất chủ trương, quan điểm để định hướngphát triển giáo dục – đào tạo, kể cả đào tạo LĐKT đến 2010 Đó là thời kỳ thực hiệnchiến lược CNH - HĐH rút ngắn và chuẩn bị một đội ngũ LĐKT có thể đi ngay vàokinh tế tri thức
Quan điểm, chủ trương của Đảng ta về nâng cao chất lượng LĐKT đã được thể chếhoá trong Bộ Luật lao động, trong chiến lược giáo dục 2009 – 2020 và trong nhiều Nghịđịnh, thông tư hướng dẫn của Nhà nước
Nhìn tổng thể, chủ trương quan điểm của Đảng ta về nâng cao chất lượng LĐKTkhông chỉ dừng lại ở hệ tư tưởng, ở tầm định hướng chính sách mà nó đã được thể chếhoá về mặt Nhà nước thành hệ thống cơ chế, chính sách và đang đi vào cuộc sống sinhđộng Đó là một hệ thống chủ trương, quan điểm nhất quán, toàn diện và không ngừngđược hoàn thiện trên cơ sở đổi mới tư duy, nhận thức ngày càng sâu sắc và chuyển hoáthành hành động thực tiễn
1.2.2 Tổ chức quản lý và các điều kiện vật chất kinh tế cho đào tạo LĐKT trong
hệ thống giáo dục.
Trang 21Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các trường dạy nghề thuộc nhiều cấp quản
lý, như các trường thuộc Bộ ngành, các trường thuộc địa phương…
Theo số liệu thống kê, các Bộ, ngành quản lý gần 41% tổng số trường, bao gồm cảtrường trực thuộc các Tổng công ty, công ty Trong số các trường do các Bộ, ngànhquản lý, một số Bộ ngành chiếm tỷ lệ sao như: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn– 26,19%; Bộ Xây dựng – 21,43%; Bộ Giao thông Vận tải – 17,86%; …Song, bên cạnh
đó, hệ thống các trường do địa phương quản lý đã góp phần tích cực vào việc đào tạođội ngũ LĐKT cho đất nước, phục vụ sự phát triển KT - XH của các địa phương Cáctỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương quản lý gần 60% số trường Một số địa phương
có từ 3 – 7 trường dạy nghề là Hà Nội, Thanh Hoá, Thành phố Hồ Chí Minh, HảiPhòng,… Đa số các tỉnh có từ 1 – 2 trường dạy nghề Tuy nhiên, so với nhu cầu thì cáctrường dạy nghề ở các địa phương còn thiếu và còn khá chênh lệch về cả số lượng vàchất lượng cơ sở vật chất phục vụ quá trình đào tạo [3, tr.181]
Ở Việt Nam hiện nay, bình quân tổng diện tích mặt bằng của một trường dạy nghề
là hơn 24,4 nghìn m2 Diện tích mặt bằng của các trường trung ương cao gấp 4 lần sovới các trường địa phương, các trường công lập cao gấp hơn 20 lần các trường ngoàicông lập Diện tích xây dựng bình quân của một trường công lập là 8000m2 Trong tất cảcác hạng mục xây dựng như: phòng học, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, nhà ở chosinh viên và chỗ làm việc cũng có sự chênh lệch giữa trường công lập và trường ngoàicông lập Tuy nhiên, nếu xét về diện tích phòng học/sinh viên thì không có sự khác nhaulớn giữa các trường công lập và ngoài công lập (2,1 và 2,3m2/học viên) và giữa cáctrường ở Trung ương và địa phương (2,46 và 1,98m2) Tính bình quân cho 1 học sinhcủa tất cả các trường dạy nghề thì diện tích xây dựng là 2,2m2 còn số phòng học bìnhquân/1000 học viên là 52,2 phòng Mặc dù vẫn còn khoảng 31% số phòng học và 50,7%
số xưởng thực hành là nhà cấp 4 và nhà tạm nhưng nhìn chung, chất lượng phòng học
và nhà xưởng của các trường dạy nghề đã được cải thiện
Về trang thiết bị giảng dạy và thực tập, đa số ở mức công nghệ trung bình (64,3%),chỉ khoảng trên 20% được coi là hiện đại Một số ngành nghề mà trang thiết bị sử dụngcho thực hành nghề rất lạc hậu như: nghề in, vận hành thiết bị hoá, luyện kim, … nhưng
Trang 22cũng có những nghề được trang bị khá hiện đại như: kĩ thuật điện, khai thác bưu điện,
kỹ thuật viễn thông, tin học …
Có thể nói, về cơ bản trang thiết bị cho luyện tập kỹ năng thực hành nghề của một
số trường dạy nghề còn thiếu về số lượng và lạc hậu về chất lượng Một số trường có dự
án đầu tư có yếu tố nước ngoài, trang thiết bị đã được cải thiện đáng kể, một số trường
có thiết bị khá hiện đại, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế [3,tr 187-188]
1.2.3 Môi trường điều kiện chuyển giao kỹ thuật công nghệ trong các đơn vị kinh tế.
Để tăng trưởng kinh tế, đáp ứng nhu cầu hiện đại hoá đất nước, trong những nămqua, việc chuyển giao công nghệ tiên tiến đã được nhiều DN thực hiện Điều này đòi hỏiphải đào tạo, đổi mới chất lượng nguồn nhân lực nói chung và LĐKT nói riêng để đápứng quá trình chuyển giao này Trong những năm qua, đào tạo, đổi mới chất lượngnguồn nhân lực để đáp ứng quá trình chuyển giao công nghệ, làm chủ được công nghệ,
xử lý hệ thống thông tin kỹ thuật, lắp đặt và vận hành, bảo trì công nghệ … đã được trútrọng thực hiện Trong khu vực FDI, chuyển giao công nghệ được thực hiện mạnh mẽhơn các khu vực kinh tế khác, đồng thời cũng là khu vực có nhu cầu sử dụng nhiềuLĐKT hơn các khu vực khác
Văn phòng đại diện nước
Các DN thuộc các thành phần kinh tế, nhất là các DN FDI đã thực hiện việc đào tạomới, đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho người lao động Tính chung đã có khoảng gần
Trang 2311% số lao động đào tạo, gần 7% được đào tạo lại trong các DN và 44% được đào tạonâng cao [3, tr.148].
Việc chuyển giao kỹ thuật công nghệ là điều kiện để đội ngũ lao động nói chung vàLĐKT nói riêng được phát triển, nâng cao trình độ, đặc biệt là trong các dự án đầu tưnước ngoài tại Việt Nam Tỷ lệ lao động được đào tạo trong các DN FDI cao hơn tỉ lệchung của các loại hình DN; trong khu vực FDI, các công ty chi phí cho đào tạo laođộng rất lớn Chẳng hạn tại các công ty ở Bình Dương, để gửi lao động đi đào tạo nướcngoài, bình quân mỗi công ty phải bỏ ra 3000$/người và đào tạo trong nước là1500$/người [3, tr.150]
Quá trình đào tạo người lao động không chỉ diễn ra trong khu vực DN mà trong tất
cả các lĩnh vực của nền kinh tế; kinh phí đào tạo được huy động từ nhiều nguồn như:nhà nước, các nhà tài trợ, cá nhân người đi học… Nhiều trường ĐH như ĐH Bách khoa
Hà Nội, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội … đã kết hợpvới các trường ĐH của các nước (Úc, Anh, Mỹ, …) để đào tạo các khoá kỹ sư tài năng,
có trình độ lý thuyết và thực hành cao để cung cấp cho thị trường lao động Hiện nay,cũng có nhiều công ty chuyên cung cấp nhân sự lành nghề cao cho thị trường nhân sựcao cấp, đặc biệt là các quản trị viên, kỹ sư cao cấp cho các DN, công ty
Có thể thấy, quá trình chuyển giao kỹ thuật công nghệ là tạo ra những điều kiện,tiền đề quan trọng cho việc nâng cao chất lượng LĐKT của Việt Nam trong giai đoạntới
1.2.4 Các chính sách sử dụng LĐKT.
Ở nước ta, chính sách sử dụng lao động, đặc biệt là lao động có CMKT cao, nhân tàicòn nhiều hạn chế Những chính sách liên quan đến việc sử dụng lao động như: chínhsách tiền lương, tiền công, chính sách bảo hiểm xã hội và các chính sách chế độ khácchưa tạo được động lực cho người lao động tự phấn đấu để phát triển trình độ chuyênmôn, tay nghề của mình trong quá trình công tác Một thực tế tồn tại ở Việt Nam lànhiều trường hợp, lao động giản đơn hoặc lao động chân tay trong các DN có vốn đầu tưnước ngoài lại có thu nhập cao hơn lao động phức tạp và lao động sáng tạo của trí thứctrong các cơ quan, DNNN Vì vậy, động lực để làm việc nhiệt tình không còn, nhiều
Trang 24người phải đi làm thêm ngoài chuyên môn, thậm chí phải bỏ nghề để đi làm những dịch
vụ giản đơn Điều này làm mất đi một nguồn sức mạnh quý giá phục vụ công cuộcCNH-HĐH đất nước
Chính sách sử dụng LĐKT còn nhiều bất hợp lý; một số lượng lớn được sử dụngkhông đúng ngành nghề đào tạo Chế độ lương, đãi ngộ bất hợp lý không hấp dẫn cán
bộ CMKT, nhất là đội ngũ có kỹ năng Từ đó, xuất hiện hiện tượng chuyển dịch đội ngũcán bộ CMKT có năng lực sang làm việc tại các khu vực liên doanh có vốn đầu tư nướcngoài
Một điểm đáng nói nữa là tình trạng sử dụng nhân lực có trình độ CMKT khôngđúng ngành nghề được đào tạo, không đúng hoặc dưới khả năng đào tạo còn phổ biến.Hiện nay, chỉ có khoảng hơn 70% cán bộ có trình độ CMKT được sử dụng đúng ngànhnghề đào tạo Nhiều cơ sở hoặc DN đã sử dụng cả những sinh viên tốt nghiệp ĐH vàolàm công việc của CNKT Cách sử dụng như trên vừa lãng phí công sức đào tạo mà lạikhông hiệu quả, số lượng lao động có trình độ CMKT của nước ta không được phát huy
và phát triển trong công việc [44, tr.163]
Như vậy, chính sách sử dụng lao động của Việt Nam hiện nay đang là một trongnhững nguyên nhân hạn chế sự sáng tạo, phát triển của lao động có CMKT Với các cơchế và chính sách hiện nay, lực lượng lao động có CMKT sẽ không có động lực để tựbồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu của công việc
1.3 Kinh nghiệm một số địa phương về nâng cao chất lượng LĐKT và bài học cho Hà Nam.
1.3.1 Kinh nghiệm của một số tỉnh về nâng cao chất lượng LĐKT.
a Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thực hiện tốt chủ trương đadạng hoá đào tạo nghề, nâng cao chất lượng LĐKT; gắn đào tạo với sử dụng và giảiquyết việc làm, đáp ứng một phần yêu cầu về nguồn LĐKT cho đại bộ phận các DN trênđiạ bàn Thành phố và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam Tuynhiên, hoạt động dạy nghề vẫn còn có nhiều khó khăn, bất cập như: khâu tổ chức quản
lý Nhà nước về phát triển, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực LĐKT vẫn chưa được
Trang 25thống nhất quản lý và điều phối chung; sức hấp dẫn của học nghề cũng chưa thực sựmạnh mẽ, học nghề vẫn chưa vượt qua được tâm lý về khoa cử, bằng cấp, danh vị xã hộinên số lượng tuyển sinh và tốt nghiệp hàng năm tuy có tăng nhưng còn chậm và hiệusuất chưa cao Đồng thời nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề, đào tạo LĐKT còn eo hẹp,nguồn lực đầu tư, kể cả ngân sách Nhà nước cấp và huy động xã hội chưa đáp ứng đượccác nhu cầu của hoạt động dạy nghề Việc sử dụng ngân sách trong điều kiện hiện naycòn dàn trải, chưa hợp lý nên hiệu quả thấp; đào tạo chưa theo kịp và đón đầu với côngnghệ mới; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nguồn LĐKT còn tản mạn và chưa chuẩnxác, thiếu thông tin dự báo về nhu cầu tuyển dụng, yêu cầu về trình độ kỹ thuật côngnghệ từng ngành nghề sản xuất đối với cơ sở dạy nghề; đào tạo chưa đáp ứng được nhucầu LĐKT có trình độ cao ở các khu công nghiệp, khu chế xuất Việc liên thông đào tạonghề giữa các trình độ đào tạo khác chưa được thực hiện tích cực, vẫn còn chưa rõ nét.
Để nâng cao chất lượng nguồn LĐKT, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xãhội, Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra một số giải pháp sau:
1 Tăng cường quản lý Nhà nước về dạy nghề, sớm thực hiện việc liên thông giữacác trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm thu hút học sinh vào cáctrường chuyên nghiệp và dạy nghề; thiết kế các chương trình đào tạo đảm bảo sự liênthông giữa các cấp trình độ, trong đó đào tạo trung cấp nghề với người có bằng THCS,được học cùng lúc chương trình đào tạo nghề với chương trình văn hoá của hệ thốngGiáo dục thường xuyên, sau 3 năm tốt nghiệp được tiếp tục học lên các cấp học cao hơn
2 Đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp trong các trường THCS và THPTnhằm thu hút vào học nghề; chú trọng đến các học sinh các trường THCS để góp phầngiảm tải cho các trường THPT Nội dung hướng nghiệp là giới thiệu và định hướngnghề nghiệp, việc làm sau khi tốt nghiệp, khả năng học tiếp lên các bậc học cao hơn để
có thể thăng tiến nghề nghiệp… Sử dụng các bộ công cụ trắc nghiệp hướng nghiệp để
tư vấn, định hướng nghề phù hợp với khả năng…
3 Tăng cường các điều kiện đảm bảo để nâng cao chất lượng đào tạo; thường xuyên
tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, sư phạm, chính trị phápluật và các kiến thức hỗ trợ như; ví tính, ngoại ngữ,… cho đội ngũ giáo viên; có chế độkhuyến khích về lương, thưởng, đề bạt khi đã qua đào tạo nâng cao trình độ chuyên
Trang 26môn, các khoá bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng Chuẩn hoá nghiệp vụ chuyên môn và côngtác quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý Đổimới nội dung và phương pháp đào tạo để thích hợp với công nghệ và thực tế sản xuất.Bên cạnh đó, Nhà nước có chính sách đối với người học: tạo điều kiện cho người laođộng được học tập thường xuyên, học suốt đời, cấp học bổng, miễn giảm học phí và chovay vốn học nghề Học sinh tốt nghiệp loại giỏi được tuyển thẳng lên các cấp cao hơnhoặc cử đi tu nghiệp nước ngoài và ưu tiên chọn nơi làm việc Thành phố và xã hội tônvinh những người thợ giỏi và có lương thoả đáng cho họ; khuyến khích những người laođộng nghỉ hưu có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm tham gia cộng tác đào tạo nghề.
5 Có chính sách đối với các cơ sở đào tạo nghề như: Ưu đãi về thuế, ưu tiên cấpquyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, nhà xưởng để mở cơ sở dạy nghề ngoài công lậpvới giá ưu đãi Xây dựng cơ chế và hỗ trợ cho việc liên kết giữa các trường với các cơ
sở sản xuất Khuyến khích các thành phần kinh tế, nước ngoài đầu tư phát triển cơ sởđào tạo nghề Đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ phát triển các ngành nghề mới phù hợp vớiđịnh hướng phát triển như công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí, sinh học… cho các cơ sởdạy nghề công lập Thành phố đã có chính sách cho các DN tổ chức các lớp đào tạo tại
DN để tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân trong DN; có qui địnhhướng dẫn các DN tham gia vào các công tác hỗ trợ, giúp đỡ các cơ sở giáo dục nghềnghiệp nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời có chính sách ưu đãi về một số mặt hoạtđộng của DN khi tham gia vào công tác đào tạo như miễn phí, giảm thuế đối với cáckhoản DN chỉ hỗ trợ cho dạy nghề Bên cạnh đó, cũng nên có quy định tỉ lệ đóng gópcho đào tạo khi tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề Thiết lập hệ thống kiểm địnhchất lượng đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp Xây dựng hệ thống và thống nhất cáctiêu chí đánh giá chất lượng để cơ quan kiểm định có trách nhiệm kiểm định cả đầu vào,đầu ra và cả quá trình đào tạo Có chính sách hỗ trợ và đầu tư thoả đáng cho các cơ sởdạy nghề có chất lượng, đạt tiêu chuẩn kiểm định
6 Công tác thanh tra đào tạo nghề cũng cần được thực hiện thường xuyên để chấnchỉnh kịp thời các sai sót, tồn tại của các cơ sở dạy nghề; nhân rộng các điển hình tốt vàphát hiện các qui định về đào tạo nghề chưa hợp lý, bất cập để đề nghị điều chỉnh, bổsung
Trang 277 Đẩy mạnh và tăng cường các nguồn lực cho đào tạo nghề; đầu tư tập trung cótrọng điểm các cơ sở dạy nghề hiện có; sắp xếp lại, nâng cấp, mở rộng qui mô cơ sở vậtchất và ngành nghề đào tạo, bảo đảm đầu tư đủ; nội dung cơ bản của một trường dạynghề bao gồm: Cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lý, nội dung, chương trình đào tạo tương xứng với trình độ phát triển của KH - CN cảkhu vực; tranh thủ sự tham gia của các DN để mở trường, lớp đào tạo nghề tập trungtheo mô hình liên doanh giữa Nhà nước – doanh nghiệp Định hướng nghành nghề đàotạo và có biện pháp ưu đãi về mặt tín dụng cho các tổ chức và cá nhân vay vốn để mởtrường lớp dạy nghề Đẩy mạnh các giải pháp liên kết, hợp tác đào tạo: khuyến khíchviệc liên kết, hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp kể các các cơ sở giáo dục –đào tạo ở nước ngoài để tận dụng thế mạnh của nhau và có thể đào tạo ở các cấp học caohơn khi có đủ điều kiện Tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các cơ sở đào tạo – xínghiệp để DN cùng tham gia trong việc biên soạn, điều chỉnh nội dung, chương trìnhcho phù hợp thực tế sản xuất; tiếp nhận giáo viên và học sinh học nghề được đến thamquan, thực tập; cử thợ cả hoặc các kỹ thuật viên có nhiều kinh nghiệm đến trường giảngdạy và tạo điều kiện, giải quyết việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp
Với việc thực hiện các chính sách trên đã giúp cho Thành phố Hồ Chí Minh trongnhững năm qua giữ vai trò đầu tầu kinh tế của cả nước; Thành phố chiếm 0,6% diện tích
và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% GDP, 27,9% giá trị sản xuất côngnghiệp và 34,9% dự án nước ngoài
b Kinh nghiệm của Hưng Yên.
Hưng Yên là tỉnh nằm giữa đồng bằng Châu thổ sông Hồng, có diện tích 923,09
km2 (lớn hơn Hà Nam), dân số là 1.128.702 người với mật độ dân số 1.223 người/km²(theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009)
Khi tái lập tỉnh (năm 1997) xuất phát điểm về kinh tế của Hưng Yên rất thấp; mặc
dù có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trẻ nhưng đa số là LĐPT, tỷ lệ đượcđào tạo cơ bản và có hệ thống thấp, có ít lao động có trình độ chuyên môn cao và lựclượng này hầu như phải đưa từ nơi khác đến (nhất là Hà Nội)
Trang 28Với sự cố gắng vượt bậc của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên, trong hơn 10năm qua, tỉnh đã có những thành tựu đáng phấn khởi Theo Báo cáo tình hình thực hiện
kế hoạch phát triển KT - XH và mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2010 của Uỷ bannhân dân tỉnh Hưng yên, năm 2009, GDP của Hưng Yên ước tăng 7,01%, trong đó: giátrị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản giảm 0,37% (loại trừ nhãn thì giá trị sản xuất nôngnghiệp tăng 5,8%), giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 11%, giá trị các ngành dịch vụước tăng 13,4%, cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp - dịch vụ ước đạt: 27,06% -42,36% - 30,58%; thu nhập bình quân đầu người đạt 15,8 triệu đồng; kim ngạch xuấtkhẩu đạt kế hoạch 450 triệu USD; thu ngân sách đạt 1.955 tỷ đồng Trên địa bàn tỉnhHưng Yên hiện có 14 khu công nghiệp được quy hoạch, trong đó 5 khu đi vào hoạtđộng và 2 khu đã lấp đầy diện tích, thu hút được 790 dự án đầu tư, bao gồm 610 dự ánđầu tư trong nước, 180 đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 3.123 triệuUSD Hiện đã có 460 dự án đi vào hoạt động, đạt giá trị sản xuất gần 20 nghìn tỷđồng/năm, đóng góp trên 80% số thu ngân sách hàng năm, tạo việc làm thường xuyêncho trên 7 vạn lao động Năm 2009, Hưng Yên đã đào tạo cho 43,5 nghìn lao động(ngắn hạn 38,4 nghìn, dài hạn 5,1 nghìn), nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 37,5%.Hầu hết các dự án đầu tư của Hưng Yên tập trung vào một số ngành sản xuất nhưđiện tử, dệt may, cơ khí và luyện thép với kỹ thuật tiên tiến Sản phẩm đa dạng về chủngloại, chất lượng, có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.Trong giai đoạn tới, tỉnh sẽ tiếp tục tập trung thu hút những dự án có hàm lượng côngnghệ và giá trị gia tăng cao
Để đạt được những kết quả trên, Hưng Yên đã tiến hành một số chủ trương và biệnpháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là lực lượng LĐKT như:
- Tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động, đa dạng hoá ngànhnghề đào tạo, tích cực trong định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ tìm việc làm sau khi ratrường…
- Thành lập thêm và mở rộng các nghành nghề đào tạo, các trường dạy nghề Ưutiên đầu tư cho công tác đào tạo nghề trong toàn tỉnh, tăng cường cơ sở vật chất cho cáctrường, các cơ sở dạy nghề
Trang 29- Khuyến khích các trường chuyên nghiệp trên địa bàn gắn kết chặt chẽ với cơ sở sửdụng lao động mở rộng các loại hình đào tạo nghề với ngành nghề phù hợp cho ngườilao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao, lao động nông nghiệp ở những vùngchuyển đổi đất sang phát triển công nghiệp và dịch vụ
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Hà Nam về nâng cao chất lượng LĐKT.
Từ kinh nghiệm của các tỉnh thành trong cả nước, có thể rút ra một số bài học đốivới quá trình nâng cao chất lượng LĐKT ở Hà Nam như sau:
Thứ nhất, Đào tạo LĐKT được coi là một trong những nội dung quan trọng trong
chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Hà Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XHcủa thế kỉ XXI, là nội dung ưu tiên trong chiến lược CNH-HĐH và hội nhập kinh tếquốc tế hiện nay Đầu tư cho việc đào tạo LĐKT là đầu tư cho sự phát triển
Thứ hai, Thiết lập liên minh giữa các cơ sở đào tạo và các cơ sở sử dụng LĐKT;
thực hành mô hình đào tạo nghề song hành, vừa nhà trường, vừa trong DN Qua đó, tạođiều kiện gắn đào tạo lý thuyết với rèn kỹ năng tay nghề, giúp cho cơ sở đào tạo giảmchi phí đầu tư cho phòng thí nghiệm, cho xưởng trường, đặc biệt giúp người học trựctiếp thao tác trên những máy móc, công nghệ mới, giảm được chi phí đáng kể cho việcđào tạo lại cho học sinh mới tốt nghiệp của các cơ sở sử dụng LĐKT
Thứ ba, Tập trung đổi mới hệ thống giáo dục – đào tạo, trong đó có hệ thống giáo
dục nghề nghiệp
- Phát triển đào tạo nghề là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển nguồnnhân lực phục vụ CNH - HĐH, phát triển KT - XH của đất nước Vì vậy, cần có nhậnthức đúng về vị trí, vai trò của đào tạo nghề và phải được thể hiện bằng việc tăng cườngđầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển đào tạo nghề, bằng việc thể chế hoácác chính sách về đào tạo nghề, đặc biệt là các chính sách đầu tư phát triển, chính sáchthu hít, khuyến khích đối với người dạy, người học
- Hệ thống đào tạo nghề phải được đổi mới một cách cơ bản và toàn diện để vừa có
đủ năng lực đáp ứng nhu cầu LĐKT cho sự nghiệp CNH - HĐH, vừa phổ cập nghề chongười lao động Gắn đào tạo nghề với sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, với các chươngtrình phát triển KT - XH trong từng thời kỳ và của từng ngành kinh tế của địa phương
Trang 30Đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu của sản xuất, gắn với tạo việc làm, giảm thấtnghiệp và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu laođộng nông nghiệp, nông thôn.
- Coi đào tạo nghề, trong đó có đào tạo LĐKT là sự nghiệp của toàn xã hội, vì vậytoàn xã hội có trách nhiệm và tham gia vào quá trình phát triển và đào tạo nghề Đào tạonghề đòi hỏi đầu tư và chi phí đào tạo lớn, vì vậy cùng với đẩy mạnh XHH, Nhà nướctăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá các cơ sở dạy nghề; đặcbiệt là đối với các cơ sở dạy nghề cho những ngành nghề mũi nhọn, trọng yếu của kinh
tế Hà Nam, cho xuất khẩu lao động và chuyên gia, cho những ngành và những vùngkinh tế khó khăn Khuyến khích các DN, mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thamgia phát triển đào tạo nghề để tạo ra nguồn LĐKT với chất lượng ngày càng cao chotỉnh nhà
- Mở rộng quy mô đào tạo nghề đi đôi với việc chú trọng nâng cao chất lượng đàotạo theo hướng chuẩn hoá các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết
bị, nội dung chương trình và chuẩn các trình độ đào tạo; từ đó góp phần thực hiện chủtrương chuẩn đầu ra của Nhà nước trong đào tạo nghề nghiệp hiện nay
- Hà Nam cần kết hợp chặt chẽ với các địa phương khác trong việc đào đội ngũLĐKT cho tỉnh cũng như cho cả nước, đặc biệt trong điều kiện còn nhiều khó khăn củatỉnh về hệ thống đào tạo nghề về cả cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ đào tạo, nội dungchương trình … như hiện nay
Trang 31TÓM TẮT CHƯƠNG 1
1 LĐKT là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến, với những quan niệm khácnhau Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, LĐKT là loại lao động được đào tạo,được cấp bằng và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu của thịtrường lao động và có kỹ năng hành nghề để thực hiện các công việc có độ phức tạp vớicông nghệ khác nhau, phù hợp với ngành nghề ở các cấp trình độ khác nhau, trực tiếptạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phục vụ quốc kế dân sinh
2 Chất lượng LĐKT là trạng thái nhất định của LĐKT, biểu hiện mối quan hệ giữacác yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của LĐKT Nó là toàn bộ khả năng và hiệuquả làm việc của LĐKT, có thể thoả mãn được nhu cầu của người sử dụng lao độngtrong quá trình sản xuất Chất lượng LĐKT cuối cùng thể hiện ở năng lực hành nghề củangười lao động được đào tạo ở cấp trình độ tương ứng
3 Nội dung của nâng cao chất lượng LĐKT là việc hình thành và không ngừngnâng cao trình độ nghề nghiệp và khả năng hành nghề của người lao động trong quátrình đào tạo và trong cả đời sống và làm việc của họ; bao gồm: Sự hiểu biết và kiếnthức nghề; kỹ năng nghề; thái độ, tác phong nghề và thói quen làm việc
4 Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh và Hưng Yên là những bài học quýđối với việc nâng cao chất lượng LĐKT của Hà Nam Tuy nhiên mỗi địa phương cónhững điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, có mặt mạnh và điểm yếu riêng, vì vậy Hà Namcần phải tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các địa phương khác cho phù hợp vớihoàn cảnh và điều kiện KT - XH cũng như nhu cầu phát triển của mình
Trang 32Chương 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG
KỸ THUẬT Ở HÀ NAM HIỆN NAY 2.1 Đặc điểm về LĐKT ở tỉnh Hà Nam
2.1.1 Tổng quan về KT - XH ở Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng cách thủ đô Hà Nội hơn 50
km, là cửa ngõ phía nam của thủ đô; phía bắc giáp với tỉnh Hà Tây, phía đông giáp vớiHưng Yên và Thái Bình, phía nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía tây giáp HòaBình Vị trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh
Hà Nam với diện tích 823,1 km² [2, tr 33], dân số là 785.057 người, với mật độ
954 người/km² (theo số liệu điều tra dân số ngày 01/04/2009), trong đó dân cư sống ởnông thôn chiếm 91,5% và dân cư thành thị chiếm 8,5%; nằm trên trục giao thông quantrọng xuyên Bắc - Nam, trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạyqua với chiều dài gần 50km và các tuyến đường giao thông quan trọng khác như quốc lộ
21, quốc lộ 21B, quốc lộ 38 Hơn 4000 km đường bộ bao gồm các đường quốc lộ, tỉnh
lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, thị xã, thị trấn đã được rải nhựa hoặc
bê tông hóa, hơn 200km đường thủy có luồng lạch đi lại thuận tiện với 42 cầu đường đãđược xây dựng kiên cố và hàng nghìn km đường giao thông nông thôn tạo thành mộtmạng lưới giao thông khép kín, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và vận chuyển hàng hóacho các phương tiện cơ giới Từ thành phố Phủ Lý có thể đi tới các tỉnh trong khu vựcđồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng và thuận tiện [2, tr 34]
Vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt tạo cho Hà Namlợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, KH - KT với các tỉnh trongvùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tếBắc Bộ
Đá vôi, nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Hà Nam, có trữ lượng lớn tới hơn
7 tỷ m3 Đây là nguyên liệu quan trọng cho phát triển các ngành công nghiệp sản xuất ximăng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng Phần lớn các tài nguyên khoáng sảnphân bố gần trục đường giao thông, thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển và chếbiến Sản phẩm xi măng Bút Sơn của Hà Nam hiện đã có mặt trong hầu hết các công
Trang 33trình xây dựng lớn của đất nước Với tiềm năng khoáng sản, trong tương lai, Hà Nam cóthể trở thành một trong những trung tâm công nghiệp vật liệu xây dựng lớn ở vùng đồngbằng Bắc Bộ.
Từ khi tái lập tỉnh (1997) đến năm 2010, kinh tế xã hội của Hà Nam đã có nhữngbước tiến vượt bậc và đạt được những thành tựu quan trọng: tốc độ tăng trưởng GDP(GDP) của tỉnh tăng bình quân giai đoạn này là 11,1%/năm; đến năm 2018 là 11,8% caohơn so với tốc độ tăng trưởng của cả nước và một số tỉnh trong vùng GDP nông, lâmnghiệp và thủy sản tăng 6,1%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 14,3%/năm và cácngành dịch vụ tăng 7,3%/năm Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướngtăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trongtổng GDP của tỉnh tăng từ 28,5% năm 2000 lên 34,0% năm 2005 và năm 2010 là 42%;dịch vụ tăng tương ứng qua các năm là 30,2% - 34,0% - 41,7%, nông lâm nghiệp vàthủy sản là 41,3% - 32% - 16,3% [5, tr.21]; dự kiến năm 2019 đạt: công nghiệp – xâydựng đạt 62,3%, dịch vụ đạt 28,8% và nông lâm ngư nghiệp đạt 8,9% Quá trình đổimới theo hướng đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh làm cho hoạt động kinh
tế trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trở nên sôi động, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình tronglĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, kinh tế tư nhân, cá thể và các loại hình kinh tế kháctrong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ
Đến nay, Hà Nam đã quy hoạch và xây dựng 5 khu công nghiệp với tổng diện tíchgần 800ha tại các vị trí thuận lợi giao thông, hiện đang xây dựng cơ sở hạ tầng theohướng đồng bộ ở 3 khu công nghiệp, cùng với các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư kháhấp dẫn sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Trong những năm đổi mới vừa qua và hiện nay, KT - XH Hà Nam đã có bước pháttriển quan trọng, tạo nền tảng và tạo đà cho Hà Nam phát triển trong giai đoạn tới, đẩymạnh CNH - HĐH Các ngành và lĩnh vực KT - XH phát triển nhanh, vững chắc, cótrọng tâm, trọng điểm, tập trung phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng then chốt, cácngành và vùng kinh tế động lực, mũi nhọn có tác động quan trọng đến phát triển KT -
XH chung của toàn tỉnh
Ngành công nghiệp của tỉnh mặc dù đã chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàncầu nên tốc độ tăng trưởng chậm, nhưng đến năm 2009, ngành đã có dấu hiệu phục hồi
Trang 34và đạt kết quả khá Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cả năm ước đạt6.524 tỷ đồng, tăng 23,7% so với năm 2008 Trong đó, công nghiệp Trung ương đạt1.278 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ; công nghiệp địa phương đạt 5.246 tỷ đồng,tăng 25,7% so với năm 2008 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn có tốc độ tăngtrưởng cao so với cùng kỳ năm 2008, giá trị sản xuất đạt 1.055,5 tỷ đồng, tăng 48% [9,tr.3].
Hình vẽ 2.1:
Trong giai đoạn 5 năm (2005 – 2010), thương mại, dịch vụ của Hà Nam phát triển
đa dạng cả về quy mô, ngành nghề với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, thịtrường hàng hoá phong phú, dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng Tổngmức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 5 năm đạt 23.108,2 tỷ đồng, bình quân tăng18,6% Hệ thống mạng lưới kinh doanh thương mại phát triển nhanh; hoạt động kinhdoanh xuất, nhập khẩu có bước phát triển mới, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu bình quân
Hình vẽ 2.2:
Trang 35đạt 30,4% [9, tr.4] Đến năm 2018, xuất khẩu đạt 238 tỉ đô la, tăng 11,2% so với năm
2017, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao (7-8%)
Hình vẽ 2.3:
Xây dựng kết cấu hạ tầng KT - CH được quan tâm đầu tư, tổng vốn đầu tư phát triểntoàn xã hội giai đoạn 2005 – 2010 là 38%/năm Đến năm 2018, tổng đầu tư toàn xã hội1,89 triệu tỉ đồng, tăng 13,3% so với năm 2017, bằng 34% GDP, đạt ở mức cao Quốchội giao Tranh thủ sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương và huy động các nguồn lực, tậptrung đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng thuộc lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, y
tế, giáo dục, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp
Thu ngân sách Nhà nước có chuyển biến tích cực, thu nội địa dần ổn định và cóbước tăng trưởng; tốc độ tăng thu bình quân tăng 26,4%/ năm (năm 2005 đạt 315,5 tỷđồng, đến 2010 ước tính đạt 1.170 tỷ đồng) [9, tr.5], năm 2018 vượt dự toán 4,3%; dựkiến năm 2019 thu ngân sách Nhà nước đạt 7.861 tỉ đồng Hoạt động của hệ thống cácngân hàng và các tổ chức tín dụng đạt hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu cho vay SXKD
và đầu tư phát triển, điều hành lãi suất thích ứng với cơ chế thị trường đã góp phần tíchcực vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội
Toàn tỉnh đã hoàn thành tốt mục tiêu Chương trình quốc gia về giáo dục – đào tạo.Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục được giữ vững, phổ cập giáodục trung học triển khai tích cực Ở Hà Nam hiện nay, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn trên98%; công tác XHH giáo dục, khuyến học, xây dựng xã hội học tập phát triển mạnh,
Trang 36góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh Hệ thống các trường ĐH, CĐ,THCN và dạy nghề được mở rộng, nâng cấp; tổ chức liên kết đào tạo, từng bước đápứng yêu cầu học tập và nâng cao tay nghề cho người lao động Tỷ lệ lao động qua đàotạo giai đoạn giai đoạn 2000 – 2001 đạt 30,3%, tăng lên 35% trong giai đoạn 2005 –
2010 [9, tr.35] và giai đoạn 2010 - 2015 đạt 40%, dự tính năm 2019 là 67%
Công tác XHH y tế được quan tâm, hệ thống y tế tư nhân được quản lý chặt chẽ.Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở các trạm y tế xã, phường được nâng cao Toàntỉnh có 102/116 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 81% trạm y tế có bác sỹ.Công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo được quan tâm, triển khai có hiệuquả Đề án xoá đói giảm nghèo, dạy nghề, giải quyết việc làm Năm 2007, đã hoàn thànhxoá nhà dột nát, nhà không an toàn cho hộ nghèo Đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảmxuống còn 7%, giải quyết việc làm mới cho 65.184 lao động [9, tr.9] Riêng năm 2018
đã giải quyết việc làm mới cho 14600 lao động và số hộ nghèo giảm xuống còn 6,7%.Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới được các tập thể, các ngành tham giatích cực và có hiệu quả
Có thể thấy: với vị trí địa lý, sự đa dạng về đất đai, địa hình và thổ nhưỡng, điềukiện khí hậu thuỷ văn thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ văn hóa, có khảnăng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật - công nghệ, hệ thống giáo dục, y
tế và hạ tầng KT - XH đã phát triển của Hà Nam là những yếu tố tích cực để thực hiệnthành công quá trình CNH - HĐH, nâng cao sức cạnh tranh trên phạm vi trong nước vàquốc tế Tiềm năng về phát triển kinh tế của tỉnh còn rất lớn, với sự đầu tư mạnh mẽ,khai thác và sử dụng một cách hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về KT - XHtrong tương lai Tuy nhiên với mật độ dân số cao, lực lượng lao động phần lớn tập trung
ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, bộ phận lực lượng lao động của tỉnh chưa được đàotạo nghề vẫn chiếm tỉ lệ lớn sẽ là những rào cản không nhỏ tới quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế và thực hiện CNH - HĐH trên địa bàn toàn tỉnh
2.1.2 Đặc điểm và cơ cấu LĐKT ở Hà Nam.
2.1.2.1 Đặc điểm LĐKT ở Hà Nam
Trang 37a LĐKT ở Hà Nam chiếm tỉ lệ thấp trong lực lượng lao động, cơ cấu, trình độ, chất lượng còn thấp, không đồng đều
- Mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo của Hà Nam tăng liên tục trong những năm qua,bình quân mỗi năm đào tạo 5.400 người (dài hạn: 800 người, ngắn hạn: 4600), nâng tỷ
lệ lao động qua đào tạo từ 15,51% năm 2000 lên 23% vào năm 2005 và 35% vào năm
2010, trong đó tỷ lệ đào tạo CNKT có bằng trở lên từ 9,7% năm 2000 lên 15,5% năm
2005 và năm 2010 là 23,2% [40, tr.5], nhưng vẫn còn thấp trong tương quan lực lượnglao động và càng thấp so với nhu cầu của nền kinh tế
- Cơ cấu lao động đã có dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng lao động cho sản xuấtcông nghiệp, xây dựng và lao động trong các ngành dịch vụ, giảm tỉ trọng lao độngnông, lâm, ngư nghiệp Tuy nhiên, xu hướng dịch chuyển này còn chậm
Với 91,5% dân số sống ở nông thôn và khoảng 75% lao động nông nghiệp với trình
độ sản xuất thấp kém, về thực chất Hà Nam vẫn là một tỉnh nông nghiệp của Việt Nam.Trong cơ cấu GDP, giá trị nông phẩm đã có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm một tỷtrọng lớn – 24,04% vào năm 2006 và giảm xuống còn 22,52% vào năm 2008, dự kiếnnăm 2019 là 8,9%; trong khi đó ở các nước phát triển, tỷ lệ này chỉ còn 3% GDP
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Nam)
Hiện nay, trình độ công nghệ đang sử dụng trong các ngành công nghiệp ở Hà Namlạc hậu so với trình độ trung bình tiên tiến thế giới 2 đến 3 thế hệ kỹ thuật Một số ngành
Trang 38công nghiệp then chốt, mức độ công nghệ còn lạc hậu còn xa hơn nhiều; chẳng hạn,ngành cơ khí tuỳ từng lĩnh vực lạc hậu 50 – 100 năm so với các nước phát triển, 30 – 50năm so với các nước trung bình Công nghệ, kỹ thuật lạc hậu không cho phép nâng caođược NSLĐ xã hội, giá thành sản phẩm cao, không cạnh tranh được với các mặt hàngcủa các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng như trên thế giới.
Trình độ của lực lượng LĐKT ở Hà Nam có xu hướng dần được cải thiện nhưng về
cơ bản vẫn còn thấp Tuy nhiên, để đảm bảo cho phát triển kinh tế bền vững và tham giatích cực vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đội ngũ này vẫn còn có những bất cập:+ Thiếu CNKT trình độ cao, kỹ sư kỹ thuật, kỹ thuật viên do cấu trúc đào tạo vàtuyển dụng lực lượng lao động đã qua đào tạo bất hợp lý
+ Trình độ của đội ngũ lao động có CMKT từ CĐ, ĐH trở lên được tuyển dụng, vềkhả năng thực hành, ứng dụng và sáng tạo còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêucầu cải cách và phát triển nhanh nền kinh tế thị trường
b Mất cân đối giữa các ngành nghề đào tạo.
Do chưa có chính sách và cơ chế điều tiết cung cầu lao động (đặc biệt là cung cầu LĐKT) một cách có hiệu quả, thiếu hệ thống thông tin thị trường lao động, thiếu kếhoạch định hướng nên hệ thống đào tạo nghề nghiệp của Hà Nam chưa bám sát nhu cầucủa ngừơi sử dụng lao động, của thị trường lao động Trong các năm gần đây, xu hướngđào tạo chạy theo mong muốn của người lao động, chưa có chính sách và giải pháp phânluồng hữu hiệu dẫn đến hậu quả đào tạo chưa gắn với nhu cầu của các khu vực khácnhau của nền kinh tế và các ngành, gây nên tình trạng mất cân đối giữa các ngành nghềđào tạo Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam thì hiện nay ở HàNam, số lượng sinh viên các ngành khoa học xã hội và sư phạm chiếm khoảng 75%,KH-CN - kỹ thuật và nghề nghiệp chiếm khoảng 25% trong tổng số học sinh -sinh viênđang học tại các trường CĐ, ĐH và THCN trên địa bàn tỉnh Do vậy, tỷ lệ sinh viên tốtnghiệp ra trường không tìm được việc làm chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng 34%) và số làmđúng nghề đào tạo chỉ chiếm khoảng 28% Trong khi đó, hệ thống đào tạo nghề của HàNam mới được phục hồi trong những năm gần đây, tỷ lệ đào tạo dài hạn vẫn còn rất thấp(7,76% vào năm 2008 và tăng lên 8,4% vào năm 2009 và đến 2018 là 13,7%) Hiện nay,
Trang 39-tình trạng thiếu LĐKT trình độ cao còn khá lớn, đặc biệt là một số ngành/nghề của cáclĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Bảng2.2: Tổng số học sinh – sinh viên tuyển sinh đào tạo nghề
Đơn vị tính: Người i
(Nguồn: Phòng Quản lý dạy nghề - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội)
c Chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, yêu cầu của DN, chưa đóng vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu lao động.
Do các nguyên nhân chủ quan và khách quan nên các trường đào tạo nghề của HàNam mới chỉ chú trọng đến quy mô đào tạo mà chưa chứ trọng đúng mực đến chấtlượng và do đó ảnh hưởng đến chất lượng của LĐKT Phương pháp đào tạo của cáctrường nói chung còn lạc hậu, nặng về lý thuyết, ít chú ý đến thực hành, nên một số bộphận không nhỏ người lao động sau khi được đào tạo chưa thích ứng được yêu cầu củathị trường, kỹ năng nghề nghiệp rất hạn chế Khi được tuyển dụng, nhiều DN phải tiếnhành đào tạo lại cho phù hợp với hoạt động sản xuất và công nghệ của DN
Tỷ lệ LĐKT trong lực lượng lao động còn thấp, cơ cấu đào tạo lại chưa phù hợp, vìvậy LĐKT chưa thực sự có tác động tích cực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế, cơ cấu lao động và quá trình CNH - HĐH, đặc biệt là trong nông nghiệp vànông thôn
d Phân bố bất hợp lý.
Sự phân bố không đồng đều về LĐKT của Hà Nam biểu hiện trên các mặt:
Trang 40- Phần lớn lao động người Hà Nam đựơc đào tạo tại các tỉnh, thành phố khác trong
cả nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, HảiPhòng … sau khi tốt nghiêp, phần lớn không trở về địa phương làm việc mà ở lại cácthành phố lớn tìm việc Mặc dù, Hà Nam vẫn thiếu rất nhiều LĐKT nhưng chưa thu hútđược chính lao động người Hà Nam Các chính sách của Hà Nam trong việc thu hút laođộng chất lượng cao nói chung và LĐKT có trình độ về địa phương làm việc còn thiếuhoặc chưa có sức hấp dẫn
- Đối với LĐKT được đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Nam, sau khi tốt nghiệp, sốlượng lao động này rời bỏ Hà Nam để đến các thành phố lớn tìm việc là không nhỏ.Phần còn lại, họ tìm đến các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp trong tỉnh (tập trung
ở Phủ Lý và vùng ven thành phố) như: khu công nghiệp Đồng Văn, Nam Trần HưngĐạo, Châu Sơn, Tây Nam Phủ Lý, cụm công nghiệp Hoàng Đông,… và các tỉnh lân cận.Hơn nữa, số lao động này chủ yếu tập trung trong các DN ngoài nhà nước và một số DNlớn của tỉnh như: các công ty xi măng (Bút Sơn, Kiện Khê, Hoàng Long, Việt Trung,Hoà Phát) Điều này dẫn đến sự thiếu hụt LĐKT trong các ngành nghề khác và tạo ra sựchênh lệch về LĐKT giữa các ngành, các khu vực kinh tế trong tỉnh
Bảng 2.3: Số LĐKT trong các DN năm 2008 phân theo huyện, thành phố thuộc tỉnh.
Đơn vị: Người i
Tổng số Nhà nước Ngoài nhà nước Khu vực đầu tư
2.1.2.2 Cơ cấu LĐKT ở Hà Nam.
a Theo nhóm tuổi và giới tính.