Đề cương Hướng dẫn ôn tập môn kinh tế chính trị Mác Lênin có tổng cộng 46 câu hỏi, có kèm theo đáp án trả lời. Đề cương được biên soạn khá kỹ lưỡng và cụ thể nhằm giúp các bạn thuận tiện trong học tập và ôn tập để chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn.
Trang 1Đ c ề cương và đáp án môn kinh tế chính trị Mac-Lenin ương và đáp án môn kinh tế chính trị Mac-Lenin ng và đáp án môn kinh t chính tr Mac-Lenin ế chính trị Mac-Lenin ị Mac-Lenin
Tuesday, December 20, 2011
1.Trình bày đối tượng nghiên cứu môn kinh tế chính trị Mac-Lenin?vì sao phải sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học trong nghiên cứu kinh tế chính trị?
Đối tượng nghiên cứu của KTCT.
Với tư cách là một môn khoa học độc lập - KTCT xuất hiện vào thời kỳ
hình thành phương thức sản xuất TBCN Thuật ngữ KTCT được nhà kinh tế
học người Pháp Môngcrêchiêng nêu ra lần đầu tiên vào năm 1615.
- Đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác - Lênin được xác định là: Nghiên cứu QHSX trong mối quan hệ hữu cơ với lực lượng sản xuất, biện chứng và kiến trúc thượng tầng.
KTCT không nghiên cứu QHSX một cách biệt lập mà nghiên cứu QHSX tồn
tại và vận động trong sự tương tác qua lại với LLSX và kiến trúc thượng tầng vì ba
bộ phận đó có mối quan hệ hữu cơ với nhau, sự tác động qua lại giữa chúng làmcho xã hội loài người phát triển qua các giai đoạn lịch sử khác nhau
- KTCT nghiên cứu QHSX nhằm tìm ra bản chất của các hiện tượng và quá
trình kinh tế, phát hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế ở các giai đoạn phát triểnnhất định của xã hội loài người
Phạm trù kinh tế là những khái niệm phản ánh bản chất những hiện tượng,
quá trình kinh tế
Quy luật kinh tế phản ánh những mối liên hệ tất yếu, bản chất thường xuyên
lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế
- Các quy luật kinh tế có những tính chất sau:
Tính khách quan: Còng như các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế mang tính
khách quan, nó xuất hiện, tồn tại trong những điều kiện nhất định và mất đi khi nhữngđiều kiện đó không còn Nó tồn tại độc lập với ý thức con người Người ta không thểsáng tạo ra hay xoá bỏ quy luật kinh tế mà chỉ có thể phát hiện, nhận thức và vận dụngquy luật kinh tế để phục vụ cho hoạt động kinh tế của mình
Tính xã hội: Quy luật kinh tế là quy luật xã hội, cho nên nó khác quy luật tự
nhiên ở chỗ nó chỉ phát huy tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của con người
Trang 2Nếu nhận thức và vận dụng đúng quy luật kinh tế sẽ đem lại kết quả Ngược lại sẽphải chịu tổn thất.
Tính lịch sử: Phần lớn các quy luật kinh tế có tính lịch sử, chỉ tồn tại trong những
điều kiện kinh tế nhất định Dựa vào đó có thể phân ra 3 loại quy luật kinh tế:
Các quy luật kinh tế đặc thù chỉ tồn tại trong một phương thức sản xuất nhấtđịnh.Ví dụ quy luật giá trị thặng dư trong CNTB
Các quy luật kinh tế chung tồn tại trong một số phương thức sản xuất nhấtđịnh.Ví dụ quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa
Các quy luật kinh tế tồn tại trong mọi phương thức sản xuất.Ví dụ quy luậttăng năng suất lao động, quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất vàtrình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Trong hệ thống quy luật kinh tế thống trị của phương thức sản xuất, có một
quy luật kinh tế đóng vai trò là quy luật kinh tế cơ bản Quy luật này chỉ ra mục
đích của nền sản xuất và phương tiện, thủ đoạn để đạt mục đích đó
*Trừu tượng hoá khoa học là phương pháp nghiên cứu quan trọng, phổ
biến của một số môn khoa học xã hội Đối với KTCT nó là phương pháp mang tính
đặc thù Bởi vì, các hiện tượng và quá trình kinh tế vô cùng phức tạp, phong phú,
quan hệ chằng chịt…Việc nghiên cứu chúng không thể tiến hành trong phòng thínghiệm, cũng như không thể dùng các thiết bị kỹ thuật như trong nghiên cứu khoahọc tự nhiên Do vậy, sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học sẽ làm choviệc nghiên cứu KTCT trở nên đơn giản hơn, nhanh đi đến kết quả hơn
- Trừu tượng hoá khoa học là phương pháp gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu
những hiện tượng đơn nhất, ngẫu nhiên, tạm thời, hoặc tạm gác lại những nhân tố nào
đó để tách ra những cái điển hình, phổ biến, ổn định - từ đó tìm ra bản chất của cáchiện tượng, quá trình kinh tế, khái quát thành phạm trù và phát hiện ra quy luật phảnánh bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế đó
2 Nêu những nội dung cơ bản của tái sản xuất xã hội?phân tích nội dung tái sản xuất của cải vật chất?ý nghĩa thực tiễn của vấn đề đó?
Nội dung chủ yếu của tái sản xuất xã hội.
Trang 3Quá trình tái sản xuất ở bất cứ xã hội nào bao giờ cũng bao gồm 4 nội dungchủ yếu: Tái sản xuất ra CCVC; tái sản xuất ra SLĐ; tái sản xuất ra QHSX và táisản xuất ra môi trường sinh thái.
a Tái sản xuất của cải vật chất ( CCVC).
- LLSX hàng đầu của xã hội
- Chỉ tiêu đánh giá kết quả của TSX:
Trước đây thường dùng chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội
Tổng sản phẩm xã hội (TSPXH) là toàn bộ sản phẩm do lao động trong cácngành sản xuất vật chất tạo ra trong thời kỳ nhất định (thường là 1 năm)
Tổng sản phẩm xã hội được xem xét trên hai mặt:
dư do lao động thặng dư tạo ra
Hiện nay do các ngành sản xuất phi vật thể (dịch vụ) phát triển mạnh, tạo ranguồn thu nhập ngày càng lớn, do đó Liên hiệp quốc dùng hai chỉ tiêu để đánh giákết quả của tái sản xuất xã hội là: Tổng sản phẩm quốc dân và tổng sảm phẩmtrong nước
Trang 4Tổng sản phẩm quốc dõn GNP là tổng giỏ trị tớnh bằng tiền của những hàng
hoỏ và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ cỏc yếu tố sản xuất của mỡnh
trong một thời gian nhất định thường là một năm
Tổng sản phẩm trong nước GDP là tổng giỏ trị tớnh bằng tiền của toàn bộ
những hàng hoỏ và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trờn lónh thổ của mỡnh trongmột thời gian nhất định thường là một năm
Về mặt cơ cấu thỡ GNP và GDP giống nhau đều là tổng giỏ trị của cỏc khu vựcsản xuất vật thể và phi vật thể Chỳng chỉ khỏc nhau ở chỗ GNP cú cả phần giỏ trịtrong nước và phần giỏ trị đầu tư ở nước ngoài đem lại cũn GDP chỉ tớnh phần giỏtrị trong nước
- í nghĩa
ở nước ta hiện nay, đẩy mạnh phỏt triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tõm trong
đú coi việc thực hiện tỏi sản xuất mở rộng để tạo ra ngày càng nhiều CCVC cú chấtlượng cao, cú nghĩa quyết định
Với ưu thế về lao động và là nước đang phỏt triển (đi sau) cho nờn chỳng tavừa cú thể sử dụng hợp lý khối lượng lao động của đất nước và tranh thủ nhữngthành tựu kỹ thuật - cụng nghệ tiờn tiến để nõng cao khụng ngừng quy mụ, tốc độtăng trưởng GDP hàng năm một cỏch ổn định ở mức cao
3 Trỡnh bày điều kiện ra đời,ưu thế và hạn chế của sản xuất hàng húa?ý nghĩa thực tiễn của vấn đề đú?
Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoỏ
về nớc
Thu nhập của ngời
n-ớc ngoài ở nn-ớc đóchuyển ra khỏi nớc
đó
Trang 5- Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán Đây là kiểu tổ chức sản xuất trong đó sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người trực tiếp sản xuất ra nó mà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua trao đổi mua bán.
- Sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại dựa trên hai điều kiện sau:
Thứ nhất: Phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá sản xuất, phân chia laođộng xã hội vào các ngành các lĩnh vực sản xuất khác nhau
Phân công lao động xã hội làm cho trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu Vì khi
có phân công lao động xã hội thì mỗi người, mỗi đơn vị sản xuất chỉ sản xuất mộthay một số loại sản phẩm nhất định Nhưng nhu cầu cuộc sống của họ đòi hỏi phải
có nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó những người sản xuất phải trao đổi sảnphẩm với nhau để thỏa mãn nhu cầu của mình
Mặt khác nhờ có phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất làmcho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều nên trao đổisản phẩm ngày càng phổ biến
Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, tiền để của sản xuất hàng hoá.Phân công lao động ngày càng phát triển thì sản xuất và trao đổi hàng hoá càng mởrộng và đa dạng hơn
Tuy nhiên, nếu chỉ có phân công lao động xã hội thì chưa đủ Để sản xuấthàng hoá ra đời và tồn tại cần có điều kiện nữa
Thứ hai: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.
Do có sự tách biệt tương đối về kinh tế cho nên mỗi người, mỗi đơn vị sảnxuất trở thành những chủ thể sản xuất độc lập Họ tự quyết định quá trình sản xuất
và chi phối sản phẩm do mình làm ra.Vì vậy, người này muốn tiêu dùng sản phẩmlao động của người kia phải thông qua trao đổi mua bán
Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về TLSX quy định vì ở đóTLSX thuộc sở hữu của mỗi cá nhân, do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữucủa họ Người khác muốn tiêu dùng sản phẩm đó phải trao đổi sản phẩm dưới hìnhthức hàng hoá
Trang 6Trong điều kiện sản xuất lớn hiện đại (sản xuất TBCN và XHCN) Sự táchbiệt tương đối về kinh tế còn do các hình thức sở hữu khác nhau về TLSX (thể hiện
ở sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau) và sự tách rời giữa quyền sở hữu
và quyền sử dụng TLSX quy định
Tóm lại:
Phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về kinh tế là hai điều kiện cần
và đủ của sản xuất hàng hóa, thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ không có sản xuấthàng hoá.Vì thế sản xuất hàng hóa là một phạm trù lịch sử
- Ưu thế và hạn chế của sản xuất hàng hoá.
So với sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hoá có những ưu thế sau:
Thứ nhất: Phát triển sản xuất hàng hóa sẽ phá vỡ tính chất tự cấp tự túc của nền
kinh tế tự nhiên, khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội và kỹ thuật củatừng người, từng cơ sở sản xuất cũng như của từng vùng, từng địa phương và cảquốc gia
Thứ hai: Quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực hạn
hẹp của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị, địa phương, mà được mở rộng dựa trên nhu cầu vànguồn lực của xã hội Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựukhoa học, công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển
Thứ ba: Dưới tác động của các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá, buộc
người sản xuất phải luôn năng động, nhạy bén, tính toán để nâng cao năng suất laođộng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế…đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càngtốt hơn
Thứ tư: Trong nền sản xuất hàng hoá, sự phát triển của sản xuất và giao lưu
kinh tế giữa các cá nhân, các vùng và các nước làm cho cả đời sống vật chất vàđời sống tinh thần cũng được nâng cao, phong phú hơn
Tuy nhiên, sản xuất hàng hoá cũng có mặt trái (mặt tiêu cực) như: Phân hoágiàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá, tiềm ẩn khả năng khủng hoảng,huỷ hoại môi trường sinh thái
- Ý nghĩa thực tiễn:
Trang 7Việt Nam hiện nay các điều kiện của sản xuất hàng hóa vẫn tồn tại nên chủtrương phát tiển nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường của ĐCSVN là hoàn toànđúng đắn.
Để đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa cần phải thực hiện nhất quánchính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh phân công lao động xãhội, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đồng thời tăng cường vai trò quản lý của nhànước nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của sản xuất hàng hóa, giữvững địng hướng XHCN nền kinh tế
4 Trình bày hai thuộc tính của hàng hóa?ý nghĩa thực tiễn của vấn đề đó?
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
Hàng hoá có thể ở dạng hữu hình: Máy móc, công cụ, lương thực, thựcphẩm có thể ở dạng vô hình: dịch vụ các loại, vận tải, thương mại…Sản phẩm
là hàng hoá khi có đủ hai thuộc tính: Giá trị sử dụng và giá trị
Giá trị sử dụng hàng hoá
- Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của hàng hoá để thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng nhất định Chính công
dụng (tính có ích) đó làm cho hàng hoá có giá trị sử dụng Ví dụ công dụng của gạo là
nuôi sống con người, vậy giá trị sử dụng của gạo là ăn để nuôi sống người
- Cơ sở của giá trị sử dụng của hàng hoá là do các thuộc tính tự nhiên ( lý,hóa, sinh ) của thực thể hàng hoá đó quyết định Do đó giá trị sử dụng là phạm trùvĩnh viễn
- Giá trị sử dụng của hàng hoá được phát hiện dần trong quá trình phát triểncủa khoa học, kỹ thuật và LLSX Ví dụ: Thạch cao ngày xưa chỉ dùng làm gốm sứ,nặn tượng, khoa học kỹ thuật phát triển nó còn được sử dụng trong ngành y(cố định xương) làm nguyên liệu sản xuất xi măng Xã hội càng tiến bộ, LLSXcàng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng càng nhiều, chủng loại càng phong phú
và chất lượng ngày càng cao
Trang 8- Giá trị sử dụng của hàng hoá là giá trị sử dụng cho xã hội, để đáp ứng nhucầu của xã hội thông qua trao đổi mua bán Điều đó đòi hỏi người sản xuất phảiquan tâm tới nhu cầu của xã hội, hàng hoá mới bán được.
Giá trị của hàng hoá.
Khác với giá trị sử dụng, giá trị của hàng hoá không tự bộc lộ ra mà đượcbiểu hiện ra thông qua giá trị trao đổi trong quan hệ mua bán Vì vậy, muốn hiểuđược giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi
Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ trao đổi lẫn nhau giữa những giá trị sử dụng khác nhau
Ví dụ: 1m vải đổi lấy 5kg thóc.
hay 1m vải = 5kg thóc
Ví dụ trên cho thấy hai hàng hoá khác nhau có thể trao đổi được cho nhautheo tỷ lệ nhất địng vì giữa chúng có một cơ sở chung ở chỗ chúng đều là sảnphẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó Nhờ có cơ sở chung đó màcác hàng hoá được trao đổi với nhau
Chẳng hạn: Người thợ dệt phải mất 2 giờ lao động để dệt ra 1m vải, và ngườinông dân phải mất chi phí 2 giờ lao động sản xuất ra 5kg thóc Khi họ trao đổi sảnphẩm với nhau chính là họ đổi 2 giờ lao động dệt vải lấy 2 giờ lao động sản xuất thóc
Vì vậy, thực chất trao đổi hàng hoá chẳng qua là người ta trao đổi lao động của mình
ẩn dấu trong những hàng hoá đó Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hoá là cơ sởchung của việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hoá
Vậy: giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá.
Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi chỉ làhình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị
Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá vớinhau Vì vậy, giá trị là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá
Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa.
Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Trang 9Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ: Hai thuộc tính cùng đồng thời tồn tại trong một
hàng hoá Thiếu một trong hai thuộc tính đó, vật phẩm sẽ không phải là hàng hoá
Mặt mâu thuẫn giữa chúng thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất: Xét về giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về chất nhưng xét
về giá trị thì các hàng hoá lại đồng nhất về chất - đều là sự kết tinh của lao động
Thứ hai: Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng khác nhau cả không gian và
thời gian Giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông (mua - bán trên thịtrường), còn giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng Vì vậy,nếu giá trị hàng hoá không được thực hiện (hàng hoá không bán được) thì sẽ dẫnđến khủng hoảng sản xuất "thừa"
Ý nghĩa thực tiễn:
Cần quan tâm hai thuộc tính H:phải tạo nhiều loại hàng hóa với số lượng lớn,chấtlượng cao,mẫu mã đẹp…
Nâng cao năng suất lao động xã hội để giảm chi phí hàng hóa
Có các biện pháp chống tiêu cực trong sản xuất hàng hóa:chống hàng giả,kém chấtlượng,đầu cơ,tăng giá…
5 Nêu khái niệm thời gian lao động xã hội cần thiết?trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa?
Thời gian lao động xã hội cần thiết
Chất của giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất kết tinhtrong hàng hoá, còn lượng của giá trị hàng hoá được tính như thế nào?
- Lượng của giá trị hàng hoá được đo bằng lượng lao động xã hội tiêu hao
để sản xuất ra hàng hoá và được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Sở dĩ như vậy vì: Trong thực tế, nhiều người cùng sản xuất một loại hànghoá, nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau, nên thời gian lao động hao phí để sảnxuất ra hàng hoá đó của mỗi người cũng khác nhau - gọi là mức hao phí lao động
cá biệt Tuy nhiên khi trao đổi hàng hoá trên thị trường thì người ta không căn cứvào mức hao phí lao động cá biệt mà căn cứ vào mức hao phí thời gian lao động xãhội cần thiết
- Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với
Trang 10một trình độ trang thiết bị kỹ thuật trung bình, một trình độ thành thạo trung bình
và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó.
Thực chất, thời gian lao động xã hội cần thiết chính là mức hao phí lao động xã hội
trung bình để sản xuất ra hàng hoá Thông thường thời gian lao động xã hội cần
thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt của người sản xuất hàng hoá nào chiếm đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường.
Ví dụ: Về thời gian lao động cá biệt và thời gian lao động cần thiết
Thứ
Tự
lượnghànghóa(m)
Thời gian laođộng cá biệt(giờ)
Tổngt/glđcábiệt
Thời gian laođộng xã hội cầnthiết (giờ)
Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá.
Tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lao động xã hội cần thiết đều ảnhhưởng đến số lượng giá trị của hàng hoá Trong đó có 3 yếu tố cơ bản: Năng suấtlao động, cường độ lao động và tính phức tạp của lao động
Năng suất lao động (NSLĐ)
NSLĐ là năng lực sản xuất của người lao động, được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian lao động
Trang 11hao phí đế sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ nghịch với NSLĐ, nghĩa là khi NSLĐ
tăng thì giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống và ngược lại
NSLĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Trình độ tay nghề, mức độ phát triển vàứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, quản lý sản xuất Muốntăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố đó
Cường độ lao động (CĐLĐ).
Đây là yếu tố ảnh hưởng đến tổng giá trị sản phẩm
CĐLĐ là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian.
Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.
Khi tăng CĐLĐ thì số lượng sản phẩm tạo ra trong một đơn vị thời gian tăng
lên và sức lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng, vì vậy giá trị một đơn vị sản
phẩm vẫn không thay đổi Tăng CĐLĐ thực chất cũng tương tự kéo dài thời gian
lao động
CĐLĐ phụ thuộc vào các yếu tố như: Trình độ tổ chức quản lý, quy mô vàhiệu suất của tư liệu sản xuất, nhưng trước hết nó phụ thuộc vào thể chất, tinh thầncủa người lao động
Tính phức tạp của lao động sản xuất hàng hoá.
Lao động cụ thể của những người sản xuất hàng hoá có sự khác nhau vềtrình độ chuyên môn, mức độ thành thạo nên có ảnh hưởng khác nhau đến sốlượng giá trị của hàng hoá Theo đó có thể chia lao động thành lao động giản đơn
và lao động phức tạp
Lao động giản đơn là lao động mà người bình thường, không cần trải qua
đào tạo chuyên môn cũng thực hiện được
Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi người lao động phải được đào tạo,
huấn luyện chuyên môn mới thực hiện được
Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạo ra nhiều giá trị hơn lao độnggiản đơn, nói cách khác lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn
Trong quá trình trao đổi hàng hoá, mọi lao động phức tạp đều được quy vềlao động giản đơn trung bình theo một tỷ lệ nhất định và được hình thành tự pháttrên thị trường
Trang 12Tóm lại: Chất giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng
hoá kết tinh trong hàng hóa Lượng giá trị hàng hóa đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa Quan hệ trao đổi hàng hoá là quan hệ trao
đổi lao động giữa những người sản xuất hàng hoá - quan hệ xã hội được che lấpđằng sau quan hệ giữa các hàng hoá
6 Nêu bản chất và chức năng của tiền tệ trong nền sản xuất hàng hóa?
Bản chất của tiền tệ.
Tiền tệ là loại hàng hoá đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung cho tất cả các loại hàng hoá khác Tiền tệ là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời nó biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
Khi tiền tệ ra đời, thế giới hàng hoá được phân ra làm hai cực: Một cực là tiền tệ(vàng) cực kia là hàng hoá thông thường Mọi hàng hoá muốn trao đổi với nhauphải thông qua tiền tệ Tiền tệ làm môi giới trực tiếp trong trao đổi để thoả mãnnhu cầu của người có tiền
Vàng có vai trò tiền tệ vì: Trước hết vàng cũng là loại hàng hoá có hai thuộc tínhnhư các hàng hoá thông thường khác: Giá trị sử dụng của vàng như làm đồ trangsức và dùng trong các kỹ thuật, công nghệ cao Giá trị của vàng cũng được đobằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó Mặt khác, do thuộc tính
tự nhiên, vàng có những ưu thế như: Thuần nhất, dễ chia nhỏ, ít hao mòn, dễ bảoquản lại có giá trị cao (do phải chi phí khối lượng lao động lớn trong khai thác, sảnxuất) Chính vì vậy vàng có một giá trị sử dụng xã hội đặc biệt là đóng vai trò làmvật ngang giá chung cho tất cả các loại hàng hoá khác - vai trò tiền tệ
Như vậy, tiền tệ là một quan hệ xã hội, phản ánh mối quan hệ giữa những người
sản xuất hàng hoá với nhau Do đó tiền tệ là một phạm trù xã hội - lịch sử, gắn vớisản xuất và trao đổi hàng hoá
Chức năng của tiền tệ: Trong điều kiện kinh tế hàng hoá phát triển, tiền có 5
chức năng cơ bản
a Thước đo giá trị
Trang 13Làm chức năng này, tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của hànghoá, chỉ rõ số lượng giá trị của từng hàng hóa Để thực hiện chức năng này có thểchỉ cần một lượng tiền tưởng tượng không cần phải có tiền mặt.
Khi giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định thì
gọi là giá cả hàng hoá.
Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá cả, còn giá cả là hình thức biểu hiệnbằng tiền của giá trị Trên thị trường có nhiều yếu tố tác động đến giá cả hàng hóanhư cung, cầu, cạnh tranh…nên giá cả hàng hóa thường lên xuống xoay quanh giá
trị hàng hóa, Nhưng trên toàn xã hội thì tổng giá cả hàng hóa vẫn bằng tổng giá trị
hàng hóa
b Phương tiện lưu thông
- Tiền tệ làm môi giới trong trao đổi hàng hoá Khi đó hàng hóa vận động
theo công thức: H -T - H Đây là công thức lưu thông hàng hoá giản đơn
Quá trình phát triển của tiền làm chức năng phương tiện lưu thông
Lúc đầu tiên là tiền thật (vàng thoi, bạc nén), khi kinh tế hàng hoá phát triểnngười ta thay vàng bạc bằng tiền đúc và hiện nay là tiền giấy.Tiền giấy chỉ là kýhiệu giá trị do nhà nước phát hành và buộc xã hội phải công nhận, nó không có giátrị thực Số lượng phát hành tiền giấy vào lưu thông hàng hoá phải tuân theo quyluật lưu thông tiền tệ
d.phương tiện thanh toán
Tiền được dung để chi trả sau khi công việc giao dịch,mua bán đã hoànthành,ví dụ:trả tiền mua hàng chịu,trả nợ,nộp thuế…
Trong thực hiện chức năng này,ngày càng xuất hiện nhiều hơn các hình thứcthanh toán mới không cần tiền mặt như:ký sổ,séc,chuyển khoản,thẻ điện tử…
e.Tiền tệ thế giới.
Trang 14Khi sản xuất trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi phạm vi quốc gia thì tiền tệ cònthực hiện chức năng tiền tệ thế giới
- Làm chức năng này, tiền tệ cũng có các chức năng: thước đo giá trị, phươngtiện lưu thông, phương tiện thanh toán và di chuyển của cải giữa các nước
Thực hiện chức năng này, lúc đầu phải là tiền có đủ giá trị (vàng), sau đó còn cóthêm đồng tiền của các quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng được công nhận là phươngtiện thanh toán và mua bán quốc tế gọi là đồng tiền có khả năng chuyển đổi
- Việc đổi tiền nước này ra đồng tiền nước khác được tiến hành theo một tỷgiá nhất định gọi là tỷ giá hối đoái Đó là giá cả đồng tiền của nước này được tínhbằng đồng tiền của nước khác
7.Nêu nội dung và tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa? phân tích tác động”điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa”?ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật đó?
Nội dung của quy luật giá trị.
- Nội dung quy luật giá trị là: Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên
cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất, mức hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa
phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết Có như vậy họ mới có thểtồn tại và phát triển được
Trong lưu thông trao đổi hàng hoá phải tuân theo nguyên tắc ngang giá Hai
hàng hoá có lượng giá trị bằng nhau thì trao đổi được với nhau
Trên thực tế sự hoạt động của quy luật giá trị biểu hiện thông qua sự vận động lênxuống của giá cả thị trường Tuỳ từng thời gian, giá cả có thể lên xuống xoay quanh giátrị Đó là mệnh lệnh đối với mọi hàng vi sản xuất và trao đổi hàng hoá
Tác động của quy luật giá trị.
Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật có 3 tác dụng sau:
Một là, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
Hai là: kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất tăng NSLĐ, hạ giá thành sản phẩm.
Ba là: phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành giàu - nghèo.
Phân tích tác động”điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa”
Trang 15+ Điều tiết sản xuất hàng hóa:
Điều tiết sản xuất hàng hóa nghĩa là quy luật giá trị tác động làm cho các yếu
tố sản xuất dịch chuyển từ ngành này sang ngành khác, quy mô của các ngành sảnxuất thay đổi khi mở rộng khi thu hẹp Các trường hợp điều tiết sản xuất:
Trường hợp thứ nhất: giá cả > giá trị.
Nếu một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị thì hàng hoá đó sẽ bánchạy và có lãi cao, những người sản xuất sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.Những người sản xuất khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này Kếtquả là tư liệu sản xuất và sức lao động của ngành ngày tăng lên, quy mô sản xuấtđược mở rộng, ở ngành khác lại bị thu hẹp
Trường hợp thứ hai: giá cả < giá trị.
Nếu một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, những người sản xuất sẽ
bị lỗ vốn Họ sẽ thu hẹp quy mô sản xuất, chuyển bớt vốn sang sản xuất loại hànghoá khác Kết quả là tư liệu sản xuất và sức lao động của ngành này bị giảm đi,quy mô sản xuất bị thu hẹp, ở ngành khác lại được mở rộng
Trường hợp thứ ba, giá cả = giá trị
Tức là hàng hóa bán với giá cả tương đương với giá trị, những người sảnxuất vẫn có thể tiếp tục sản xuất loại hàng hóa đó
Như vậy, thông qua sự biến động của giá cả thị trường, quy luật giá trị tự
động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sảnxuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội
+ Điều tiết lưu thông hàng hóa:
Quy luật giá trị điều tiết lưu thông hàng hóa thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng
hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao Do đó, có tác dụng khai thác
nguồn hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, làm cho quan hệ cung cầu hànghoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định
Trang 16cực của quy luật giá trị (nhất là vấn đề phân hoá giàu - nghèo) nhằm phát triển nềnkinh tế thị trường theo đúng định hướng XHCN.
8.Nêu nội dung và tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa? phân tích tác động”kích thích cải tiến kĩ thuật,hợp lí hóa sản xuất,nâng cao năng suất lao động xã hội,hạ giá thành sản phẩm”ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật đó?
Nội dung của quy luật giá trị.
- Nội dung quy luật giá trị là: Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên
cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất, mức hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa
phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết Có như vậy họ mới có thểtồn tại và phát triển được
Trong lưu thông trao đổi hàng hoá phải tuân theo nguyên tắc ngang giá Hai
hàng hoá có lượng giá trị bằng nhau thì trao đổi được với nhau
Trên thực tế sự hoạt động của quy luật giá trị biểu hiện thông qua sự vận động lênxuống của giá cả thị trường Tuỳ từng thời gian, giá cả có thể lên xuống xoay quanh giátrị Đó là mệnh lệnh đối với mọi hàng vi sản xuất và trao đổi hàng hoá
Phân tích: : kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất tăng NSLĐ,
hạ giá thành sản phẩm.
Do điều kiện sản xuất hàng hoá khác nhau, nên các hàng hoá có mức hao phílao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hoá phải được traođổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết Vì vậy, người nào có mức hao phílao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở vào thế có lợi, thulãi cao, ngược lại sẽ bị lỗ vốn Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hoáđẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, thực hành tiết kiệm để tăngNSLĐ, hạ thấp chi phí sản xuất hàng hóa
Sự cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa ngày càng mạnh mẽ vàmang tính xã hội, dẫn đến kết quả kỹ thuật sản xuất của xã hội ngày càng pháttriển, NSLĐ xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội giảm xuống
Ý nghĩa: