Khu vực đồi núi nước ta chiếm khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ, được hình thành sớm giai đoạn Cổ kiến tạo, chủ yếu là đồi núi thấp.Gồm 4 vùng núi: * Vùng núi Đông Bắc - Vị trí, giới hạn: nằ
Trang 1ĐỊA HÌNH VIỆT NAM VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG THI HỌC
SINH GIỎI QUỐC GIA
Ths Lê Thị Quý
MỞ ĐẦU
Trong các thành phần tự nhiên, địa hình là thành phần cơ bản và bền vững nhất của cảnh quan, là nơi diễn ra mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người Địa hình là yếu tố đầu tiên con người phải tính đến trong quá trình tổ chức lãnh thổ của mình
Ở chương trình địa lý 12 THPT, đặc điểm các thành phần tự nhiên Việt Nam (địa hình, khí hậu, sông ngòi, thổ nhưỡng, sinh vật) không được trình bày một cách độc lập và đầy đủ mà chỉ được dùng minh chứng cho các đặc điểm chung của tự nhiên Ví dụ đặc điểm chung của địa hình được lồng vào đặc điểm tự nhiên "Đất nước nhiều đồi núi" nên rất sơ sài Vì vậy để giúp học sinh đặc biệt lớp chuyên Địa
và các học sinh tham gia ôn luyện thi học sinh giỏi và thi đại học môn địa có sự hiểu biết sâu sắc, rõ ràng hơn về các đặc điểm chung của địa hình, sự phân hóa thành các khu vực địa hình
Đặc biệt chuyên đề đi sâu phân tích ảnh hưởng của địa hình đến các thành phần tự nhiên khác và các hoạt động kinh tế - xã hội ở nước ta Đây là những nội dung mới và khó đòi hỏi khả năng tư duy, tổng hợp, liên hệ và vận dụng kiến thức một cách logic và linh hoạt từ học sinh Những kì thi học sinh giỏi gần đây đã và đang rất chú trọng đến những dạng câu hỏi dạng tư duy, phân tích, giải thích như vậy Do đó nội dung này sẽ trở thành những gợi ý và tư liệu quí báu cho các thầy
cô và các em học sinh phục vị đắc lực trong quá trình học tập và ôn luyện về nội dung địa hình Việt Nam, trong các kì thi học sinh giỏi của các nhà trường THPT
Đề tài cũng đưa ra một số câu hỏi và bài tập để học sinh có điều kiện rèn luyện
kĩ năng địa lý.Thông qua các câu hỏi và bài tập sẽ rèn luyện cho học sinh khả năng
tư duy, lập luận, giải thích logic các vấn đề về tự nhiên
Trang 2Với những lí do và mục tiêu trên tôi đã chọn chuyên đề "Địa hình Việt Nam
và các dạng bài tập trong thi học sinh giỏi quốc gia''
CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ
Ngoài phần mở đầu và kết luận Nội dung của chuyên đề gồm 2 phần: Phần I: LÝ THUYẾT
I ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ SỰ PHÂN HÓA CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
1 Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
2 Sự phân hóa của địa hình Việt Nam
2.1 Hai khu vực địa hình
2.2 Ba miền địa hình
II ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN
KHÁC VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NƯỚC TA
1 Ảnh hưởng của địa hình đến các thành phần tự nhiên khác
1.1 Ảnh hưởng tới khí hậu
1.2 Ảnh hưởng tới sông ngòi
1.3 Ảnh hưởng tới sinh vật
1.4 Ảnh hưởng tới thổ nhưỡng
2 Ảnh hưởng của địa hình đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
2.1 Khu vực đồi núi
2.2 Khu vực đồng bằng
Phần II: CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI
Trang 3NỘI DUNG PHẦN I: LÝ THUYẾT
I ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ SỰ PHÂN HÓA CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
1 Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
1.1 Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình Việt Nam
- Đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ (đồng bằng chiếm 1/4)
- Địa hình đồi núi thấp (200 - 1000 m ) chiếm 60% , nếu tính cả khu vực đồng bằng chiếm tới 85% diện tích Địa hình núi cao (> 2000 m) chiếm 1% diện tích lãnh thổ
- Hệ thống núi nước ta đồ sộ kéo dài hơn 1400 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ biên giới Việt - Trung đến hết miền Đông Nam Bộ, là sự kéo dài và tiếp nối vùng đồi núi phía Nam Trung Quốc Đồi núi tạo thành biên giới tự nhiên giữa Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Lào và phần lớn biên giới với Campuchia, bao quanh phía Bắc và phía Tây Tổ quốc
- Vùng đồi núi nước ta có mối quan hê mật thiết với vùng đồng bằng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến vùng đồng bằng liền kề Trên các đồng bằng nước ta vẫn còn nhiều đồi núi sót Các dãy núi nhô sát ra biển chia cắt các đồng bằng duyên hải như dãy Hoành Sơn, Bạch Mã…
1.2 Cấu trúc địa hình khá đa dạng
- Cấu trúc địa hình cổ được Tân kiến tạo làm trẻ lại Phần lớn địa hình đồi núi nước ta hình thành trong đại Cổ sinh và Trung sinh Địa hình đồi núi hiện tại là kết quả của quá trình xâm thực chia cắt bán bình ngyên cổ rồi được nâng lên trong các vận động tạo núi Tân kiến tạo Địa hình có tính phân bậc rõ rệt do vận động nâng cao trong Tân kiến tạo diễn ra không liên tục mà theo nhiều đợt Bậc càng cao thì tuổi càng già, bậc càng thấp tuổi càng trẻ Bậc 200-600m chiếm diện tích lớn nhất Sau đó đến bậc 600-900m Do vậy đồi núi thấp là dạng địa hình phổ biến ở nước ta
Trang 4- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam (hướng nghiêng chung của địa hình)
- Địa hình đồi núi gồm 2 hướng chính (được định hình theo các nền móng địa khối cổ từ giai đoạn Cổ kiến tạo):
+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam: vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc
+ Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam
1.3 Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi
+ Biểu hiện: quá trình xói mòn, rửa trôi, đất trượt, đá lở, chia cắt mạnh, hình thành hang động, thung lũng
+ Nguyên nhân: do lượng mưa lớn tập trung theo mùa, quá trình phong hóa diễn ra mạnh tạo lớp phủ vụn bở dễ bị xói mòn, địa hình dốc, mất lớp phủ thực vật + Ý nghĩa: tiêu cực do làm bạc màu đất đai
+ Biện pháp: trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, có các biện pháp canh tác hợp lí trên đất dốc (ruộng bậc thang, trồng cây theo băng, đào hồ vây cá )
- Quá trình bồi tụ nhanh ở khu vực đồng bằng
+ Biểu hiện: hình thành và mở rộng diện tích các đồng bằng
+ Nguyên nhân: mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, vận chuyển phù sa (sản phẩm của quá trình xâm thực) từ vùng đồi núi bồi đắp nên các đồng bằng + Ý nghĩa: tích cực do diện tích đồng bằng được mở rộng, tăng diện tích canh tác
1.4 Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
- Tích cực: Bảo vệ địa hình khỏi bị biến đổi bởi các quá trình xói mòn, rửa
trôi tăng hiệu quả kinh tế của các vùng địa hình Trồng và bảo vệ rừng góp phần bảo vệ địa hình
- Tiêu cực: phá hủy và làm biến đổi bề mặt địa hình,gây xói mòn, bạc màu đất
đai
Trang 52 Sự phân hóa của địa hình Việt Nam
2.1 Hai khu vực địa hình chính
2.1.1 Khu vực đồi núi
Khu vực đồi núi nước ta chiếm khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ, được hình thành sớm (giai đoạn Cổ kiến tạo), chủ yếu là đồi núi thấp.Gồm 4 vùng núi:
* Vùng núi Đông Bắc
- Vị trí, giới hạn: nằm ở phía Đông thung lũng sông Hồng
- Hướng núi: vòng cung
- Độ cao: chủ yếu là đồi núi thấp
- Hướng nghiêng chung: Tây Bắc - Đông Nam
- Đặc điểm hình thái: chủ yếu là đồi núi thấp, đỉnh tròn, sườn thoải
- Sự phân hóa địa hình:
+ Phía Bắc (giáp biên giới Việt –Trung): gồm các đỉnh núi cao (Kiều Liêu Ti, Tây Côn Lĩnh ) và các cao nguyên cao (cao nguyên Đồng Văn )
+ 4 cánh cung (Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Sông Gâm) mở rộng về phía Đông và phía Bắc, chụm đầu ở Tam Đảo
- Phía Nam là các đồi trung du dạng bát úp thuộc địa phận các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang
- Các thung lũng sông cùng hướng (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam )
* Vùng núi Tây Bắc
- Vị trí, giới hạn: từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả
- Hướng núi: Tây Bắc - Đông Nam
- Độ cao: chủ yếu là núi trung bình và núi cao (đây là vùng núi cao nhất cả nước)
- Hướng nghiêng chung: Tây Bắc - Đông Nam
- Đặc điểm hình thái: chủ yếu là núi cao, đỉnh nhọn, sườn dốc
- Sự phân hóa địa hình: gồm 3 dải địa hình:
Trang 6+ Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ nhất cả nước có nhiều đỉnh cao trên 3000m (đỉnh Panxipang cao 3143m)
+ Ở giữa là các cao nguyên đá vôi chạy dài từ Phong Thổ đến Sơn La (Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu)
+ Phía Tây là các dãy núi trung bình chạy dọc biên giới Việ t- Lào như PuĐen Đinh, PuSamSao
+ Các thung lũng sông hướng TB - ĐN ( Sông Đà, sông Mã )
* Vùng núi Trường Sơn Bắc
- Vị trí, giới hạn: từ sông Cả đến dãy Bạch Mã
- Hướng núi: Tây Bắc - Đông Nam
- Độ cao: chủ yếu là núi thấp
- Hướng nghiêng chung: Tây Bắc - Đông Nam
- Đặc điểm hình thái: các dãy núi hẹp ngang, song song, so le nhau.Thấp ở giữa, nâng cao ở hai đầu
- Sự phân hóa địa hình:
+ Phía Bắc là khối núi Tây Nghệ An khá cao (đỉnh cao nhất là Puxailaileng: 2711m)
+ Phía Nam là khối núi Tây Thừa Thiên Huế thấp hơn (đỉnh cao nhất là Động Ngai cao 1774m)
+ Ở giữa thấp trũng hơn là vùng núi đá vôi Quảng Bình và vùng đồi thấp Quảng Trị
+ Cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển
+ Các thung lũng sông ngắn, dốc chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam hoặc Tây - Đông
* Vùng núi Trường Sơn Nam
- Vị trí, giới hạn: từ dãy Bạch Mã đến khối núi cực Nam Trung Bộ
- Hướng núi: vòng cung
- Độ cao: chủ yếu là núi trung bình và cao
Trang 7- Hướng nghiêng chung: Tây Bắc - Đông Nam
- Đặc điểm hình thái: gồm các khối núi, cao nguyên trung bình và cao
- Sự phân hóa địa hình: có sự khác biệt và bất đối xứng giữa sườn Đông và Tây dãy Trường Sơn Nam
+ Phía Đông là các khối núi cao và trung bình Cao nhất là khối núi Kon Tum
và khối núi cực Nam Trung Bộ (nhiều đỉnh cao >2000m như Ngọc Linh, Chư Yang Sin sườn dốc chênh vênh ăn sát ra biển)
+ Phía Tây là các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng: Đăk Lắk,
Mơ Nông, Di Linh cao 500 -800-1000m, các bán bình nguyên và đồi thấp
* Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: là dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng
+ Bán bình nguyên (50 - 200m) là các bề mặt phù sa cổ và bề mặt phủ badan Phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ
+ Đồi trung du (200 - 500m): phân bố ở rìa đồng bằng sông Hồng
2.1.2 Khu vực đồng bằng
Chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ Hình thành muộn (giai đoạn Tân kiến tạo)
Nguồn gốc hình thành:
+ Do sông ngòi bồi tụ hình thành các đồng bằng châu thổ sông
+ Do biển bồi tụ hoặc sông kết hợp với biển hình thành đồng bằng ven biển
* Đồng bằng châu thổ sông:đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long
- Giống nhau
+ Điều kiện hình thành: đều do các hệ thống sông lớn bồi tụ phù sa trên các vịnh biển nông và thềm lục địa mở rộng
+ Địa hình: tương đối thấp và bằng phẳng
+ Đất: chủ yếu là phù sa tương đối màu mỡ
+ Diện tích rộng lớn, đang tiếp tục mở rộng về phía biển
- Khác nhau
Trang 8+ Điều kiện hình thành
Đồng bằng sông Hồng: do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ trên vịnh Bắc Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long: do phù sa của hệ thống sông Cửu Long bồi
tụ trên vịnh Thái Lan
+ Địa hình
Đồng bằng sông Hồng: Cao hơn đặc biệt rìa phía Tây và Tây Bắc, ít bằng phẳng hơn do còn nhiều đồi núi sót và hệ thống đê chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng
Đồng bằng sông Cửu Long: thấp hơn, bằng phẳng hơn do không có hệ thống đê và núi sót Hệ thống kênh rạch chằng chịt chia cắt bề mặt đồng bằng + Đất đai
Đồng bằng sông Hồng: đất phù sa: trong đê (bạc màu), ngoài đê (màu mỡ) Đất phù sa cổ, đất mặn ít
Đồng bằng sông Cửu Long: đất phù sa ngọt màu mỡ (ven sông Tiền và sông Hậu) Diện tích đất mặn, đất phèn lớn (chiếm 61 % diện tích đồng bằng)
* Đồng bằng ven biển:
- Tổng diện tích : 15.000km2
- Kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận
- Nguồn gốc hình thành: do biển, biển kết hợp với sông bồi tụ
- Địa hình: Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp do núi ăn sát ra biển Có bốn đồng bằng tương đối lớn:
Trang 9phù sa mầu mỡ hơn thích hợp cho trồng cây lương thực, trở thành vùng sản xuất lương thực chính của miền Trung
- Cấu trúc: chia thành 3 dải:
+ Đồi núi chiếm 2/3 diện tích, phân bố ở phía Bắc
+ Đồng bằng chiếm 1/3 diện tích, phân bố ở phía Nam
- Hướng nghiêng chung của địa hình: Tây Bắc - Đông Nam (do vào giai đoạn Tân kiến tạo: phần phía Bắc và Tây Bắc được nâng lên cao, phần phía Nam và Đông Nam bị sụt lún và bồi tụ)
+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam (dãy Con Voi ) do chịu tác động định hướng của khối nền cổ Hoàng Liên Sơn
Đặc điểm hình thái địa hình: chủ yếu là núi già trẻ lại nên có đỉnh tròn, sườn thoải Ngoài ra còn có địa hình cacxtơ, lòng chảo, cánh đồng giữa núi
- Miền đồng bằng: chiếm 1/3 diện tích toàn miền.Phân bố ở phía Nam và Đông Nam (lớn nhất là đồng bằng Bắc Bộ ).Độ cao rất thấp (< 50m) Hình dạng
Trang 10tam giác châu điển hình, đỉnh là Việt Trì, cạnh đáy kéo dài từ biển Quảng Ninh đến Ninh Bình Nguồn gốc hình thành do hai hệ thống sông lớn nhất phía Bắc là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp (đồng bằng ven biển Quảng Ninh do các sông nhỏ bồi đắp).Đặc điểm hình thái: bằng phẳng, bị chia cắt bởi hệ thống đê Phần đất trong đê không được bồi đắp thường xuyên nên bạc màu Có một số vùng địa hình thấp trũng, ngập nước vào mùa lũ Rìa phía Bắc và Nam xuất hiện địa hình núi sót (Ninh Bình, Hải Dương…) Hướng mở rộng: mỗi năm tiến ra biển 100 m Vùng thềm lục địa rộng, nông, thoải (Vịnh Bắc Bộ)
2.2.2 Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
* Đặc điểm chung của địa hình
- Gồm 2 bộ phận địa hình chính: đồi núi (4/5 diện tích), đồng bằng (1/5 diện tích)
- Hướng nghiêng chung của địa hình: Tây Bắc - Đông Nam
Pu Sam Sao, cao nguyên Sơn La, Mộc Châu…
Hướng núi Tây Bắc - Đông Nam do hướng của khối nền cổ Hoàng Liên Sơn, sông Mã, Pu Hoạt chi phối
+ Hướng Tây - Đông: thể hiện rõ nét qua các dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã (là các mạch núi của dãy Trường Sơn Bắc ăn sát ra biển)
Trang 11Đặc điểm hình thái : núi có độ chia cắt ngang và sâu lớn (lát cắt C-D), độ dốc lớn Ngoài ra, trong miền còn có: địa hình cacxtơ (khối núi Kẻ Bàng), lòng chảo (Điện Biên…), cánh đồng giữa núi (Mường Thanh, Than Uyên…)
- Miền đồng bằng: chiếm diện tích nhỏ (1/5 diện tích toàn miền) Phân bố ở phía Đông, Đông Nam.Lớn nhất là đồng bằng sông Mã (Thanh Hóa) và sông Cả (Nghệ An) ở phía Bắc được bồi đắp phù sa sông Các đồng bằng phía Nam có nguồn gốc từ sự kết hợp của phù sa sông và biển Diện tích nhỏ, hẹp, đất đai kém màu mỡ (đất cát, cát pha) Đặc điểm hình thái: hẹp dần theo chiều Bắc - Nam, bị chia cắt bởi các nhánh núi ăn sát ra biển, thỉnh thoảng xuất hiện đồi núi sót Hướng
mở rộng, phát triển: tốc độ mở rộng ra biển nhỏ (đặc biệt các đồng bằng khu vực Bắc Trung Bộ) do sông ngòi ngắn, dốc và ít phù sa Thềm lục địa: hẹp, sâu, dốc (càng vào phía Nam càng hẹp)
2.2.3 Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
* Đặc điểm chung của địa hình
- Gồm 2 khu vực địa hình: đồi núi và đồng bằng
- Hướng nghiêng rất phức tạp
+ Nam Trung Bộ: cao ở giữa thấp dần về hai phía Đông và Tây
+ Nam Bộ: Hướng nghiêng chung là Đông Bắc - Tây Nam
* Đặc điểm của từng dạng địa hình
- Miền núi: chiếm 2/3 diện tích toàn miền, phân bố ở phía Bắc và phía Tây Hướng núi khá phức tạp
+ Có thể coi vùng núi, cao nguyên là một cánh cung khổng lồ quay lưng ra biển (do khối nền KonTum chi phối trong quá trình hình thành)
+ Các dãy núi hướng vòng cung như dãy Trường Sơn Nam
+ Có một số dãy núi hướng Tây - Đông ăn sát ra biển
Độ cao có sự khác nhau:
+ Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ với nhiều đỉnh cao > 2000m (Ngọc Linh: 2598m)
Trang 12+ Các cao nguyên chiếm phần lớn diện tích ở phía Tây với độ cao chủ yếu là 500-800 -1000m như cao nguyên Kon Tum, Plâycu, Đăklăk, Lâm Viên
Đặc điểm hình thái: có sự phân bậc rõ, bị cắt xẻ bởi mạng lưới sông ngòi dày
đặc do các vận động địa chất kết hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
- Miền đồng bằng: chiếm 1/3 diện tích, phân bố ở rìa phía Đông và Nam của miền, bao gồm:
+ Các đồng bằng ở duyên hải Nam Trung Bộ: nhỏ, hẹp, hình thành do phù sa của các con sông nhỏ và các vật liệu có nguồn gốc biển Một số đồng bằng có diện tích tương đối lớn là: đồng bằng sông Thu Bồn, Trà Khúc, Đà Rằng
+ Đồng bằng Nam Bộ có diện tích rộng lớn, hình thành do quá trình bồi tụ phù
sa của hệ thồng sông Cửu Long
Trang 13II ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN KHÁC VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NƯỚC TA
1 Ảnh hưởng của địa hình đến các thành phần tự nhiên khác
1.1 Ảnh hưởng tới khí hậu
Các yếu tố của địa hình ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ rệt đến các đặc điểm và sự phân hóa khí hậu nước ta (chủ yếu là sự phân hóa nhiệt, ẩm theo không gian: Bắc-Nam, Đông - Tây và độ cao)
* Độ cao địa hình
- Độ cao là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chế độ nhiệt
+ Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu vẫn được bảo tồn ở vành đai chân núi (dưới 600-700m ở miền Bắc, dưới 900-1000 m ở miền Nam)
+ Theo quy luật đai cao: cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6 0C, vì vậy các vùng núi cao nước ta có nền nhiệt thấp hơn so với nền nhiệt trung bình của cả nước (Sa Pa, Đà Lạt )
- Ảnh hưởng đến lượng mưa: càng lên cao lượng mưa càng tăng nhưng đến một độ cao nhất định (lưng chừng núi) lượng mưa lại giảm Do vậy ở các đỉnh núi cao thường khô ráo ít mưa
Kết luận: Do 3/4 lãnh thổ nước ta là đồi núi nên khí hậu có sự phân hóa khá
rõ rệt theo độ cao, hình thành 3 đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa và đai ôn đới gió mùa
+ Đai nhiệt đới gió mùa (dưới 600 -700m ở miền Bắc, dưới 900-1000m ở miền Nam) khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt với nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25 0C).Độ ẩm thay đổi tùy nơi từ khô đến ẩm ướt + Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (từ 600-700m đến 2600 m ở miền Bắc, từ 900-100m đến 2600m ở miền Nam): khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25 0C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng lên
Trang 14+ Đai ôn đới gió mùa trên núi (ở độ cao trên 2600 m, chỉ có ở dãy Hoàng Liên Sơn), khí hậu có nét giống với khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C,mùa đông xuống dưới 50C
* Hướng nghiêng chung của địa hình, hướng núi, hướng sườn
- Ảnh hưởng của hướng nghiêng chung của địa hình đến các đặc điểm chung
của khí hậu nước ta: Do địa hình nước ta có hướng nghiêng chung là Tây Bắc - Đông Nam, thấp dần ra biển kết hợp với hướng các loại gió thịnh hành trong năm (hướng Đông Bắc, Tây Nam ) nên ảnh hưởng của biển có thể tác động sâu vào trong lục địa khiến cho tính lục địa của các địa phương không thể hiện rõ nét, làm cho khí hậu nước ta mang tính chất của khí hậu hải dương điều hòa , khác biệt hẳn
so với khí hậu của các nước nằm cùng vành đai vĩ độ ở Bắc Phi và Tây Á
- Ảnh hưởng của hướng núi đến sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc - Nam và
Đông -Tây
+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam và Tây - Đông:
Hướng Tây Bắc - Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu vực Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông đến muộn, ngắn (số tháng lạnh chỉ còn 1- 2 tháng) và ít lạnh hơn so với khu vực Đông Bắc (mùa đông thường đến sớm và kết thúc muộn, thời tiết lạnh kéo dài
3 tháng) Nhiệt độ trung bình ở các địa điểm có cùng độ cao của khu vực Đông Bắc thường thấp hơn khu vực Tây Bắc 2 - 3 0C Ví dụ: Lạng Sơn (thuộc khu vực Đông Bắc), số tháng lạnh lên tới 5 tháng từ tháng 11 đến tháng 3 trong khi đó ở Điện Biên (thuộc khu vực Tây Bắc ), số tháng lạnh chỉ còn 3 tháng từ tháng 12 đến tháng
2 Nhiệt độ trung bình tháng I ở Lạng Sơn xuống tới 12 0C còn ở Điện Biên là 16
0C Dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới tự nhiên giữa vùng khí hậu Đông Bắc Bộ và vùng khí hậu Tây Bắc Bộ
Hướng Tây Bắc - Đông Nam của dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với gió Tây Nam làm cho sườn Đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ nhiệt
độ lên cao, mưa ít Mùa đông, sườn Đông lại đón gió nên mưa nhiều (khu vực Bắc
Trang 15Trung Bộ có mùa mưa chậm hơn so với mùa mưa cả nước, thường vào khoảng tháng 9 đến tháng 12)
Hướng Tây - Đông của các dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam góp phần làm cho nền nhiệt
độ ở phía Nam cao hơn phía Bắc Các dãy núi này trở thành ranh giới phân chia khí hậu thành các miền khí hậu, vùng khí hậu khác nhau
Dãy Bạch Mã (160B) là ranh giới giữa miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam
Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) : khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh Nhiệt độ trung bình năm : 20 - 24 0C (trừ vùng núi cao), khí hậu chia thành hai mùa đông, hạ (tiêu chí phân mùa dựa vào nhiệt độ), biên độ nhiệt năm lớn, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên trong năm có một mùa đông lạnh kéo dài từ 1- 3 tháng, trong đó vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ là nơi có mùa đông đến sớm, kéo dài và lạnh nhất cả nước
Miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào): khí hậu mạng tính chất cận xích đạo Nhiệt độ trung bình năm cao ( > 25 0C), số giờ nắng nhiều, nóng quanh năm , khí hậu chia thành hai mùa mưa, khô rõ rệt Gió mùa Đông Bắc hoạt động yếu hoặc hầu như không ảnh hưởng
Dãy Hoành Sơn (180B): chia vùng khí hậu Bắc Trung Bộ thành 2 á vùng:
Phía bắc Hoành Sơn: khí hậu có mùa đông dài trên 3 tháng có nhiệt độ dưới 180C, thậm chí có nơi dưới 150C, có 3 tháng khô
Phía nam Hoành Sơn: chỉ có thời kì lạnh và thời tiết lạnh khi gió mùa Đông Bắc tràn tới Mùa đông ngắn (1- 2 tháng).Tại các khu vực đồng bằng ven biển tính chất nhiệt đới đã rõ rệt, không còn tháng nào nhiệt độ xuống dưới 180C
+ Hướng vòng cung:
Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta làm cho các địa phương ở phía Bắc
Trang 16đặc biệt ở khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ có một mùa đông dài và lạnh nhất cả nước
Hướng vòng cung của các cánh cung Trường Sơn Nam song song với hướng gió ở ven biển làm cho nhiều địa phương trong khu vực có lượng mưa thấp (Ninh Thuận và Bình Thuận là một trong những địa phương có lượng mưa trung bình năm thấp nhất nước ta: khoảng 600-700mm/năm) Hướng cánh cung của vùng núi Trường Sơn Nam còn tạo nên sự đối lập giữa sườn Đông (duyên hải Nam Trung Bộ) và sườn Tây (Tây Nguyên) về mùa mưa và mùa khô
- Ảnh hưởng của hướng sườn:
+ Ảnh hưởng đến nhiệt độ:
Sườn núi thoải, vuông góc với tia nắng mặt trời thì góc tiếp xạ lớn, lượng bức
xạ nhận được lớn, nhiệt độ cao
Sườn núi dốc, song song với tia nắng Mặt trời thì lượng bức xạ nhận được nhỏ, nhiệt độ thấp
+ Ảnh hưởng đến lượng mưa:
Các địa điểm nằm ở sườn đón gió của các dãy núi thường có lượng mưa lớn (vùng núi thượng nguồn sông Chảy, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, vùng đồng bằng ven biển Quảng Ninh, duyên hải Thừa Thiên Huế là những nơi mưa nhiều nhất nước ta, lượng mưa trung bình năm đạt: 2400-2800mm)
Những địa điểm nằm ở sườn khuất gió thì có lượng mưa nhỏ Những nơi khuất gió như thung lũng sông Cả, sông Mã, sông Ba lượng mưa trung bình năm rất thấp (khoảng 800-1200mm)
1.2 Ảnh hưởng tới sông ngòi:
Địa hình cũng có những ảnh hưởng nhất định đến các đặc điểm của sông ngòi
- Hướng địa hình qui định hướng chảy của sông ngòi Các dòng sông thường chảy men theo chân các dãy núi do vậy hướng sơn văn sẽ chi phối hướng chảy của các dòng sông Sông ngòi ở khu vực Tây Bắc nước ta thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam theo hướng của các dãy núi (Sông Đà, sông Hồng, sông Mã ),
Trang 17các con sông ở khu vực Đông Bắc lại có hướng vòng cung cùng hướng với các cánh cung ở khu vực này (sông Lô, sông Thương, sông Lục Nam )
- Độ cao của địa hình ảnh hưởng tới độ dốc lòng sông từ đó cũng tác động đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi Sông chảy qua miền địa hình cao thường có dộc
dốc lòng sông lớn, tốc độ dòng chảy mạnh (tiêu biểu là sông miền núi hoặc thượng lưu các con sông), sông chảy qua miền địa hình có độ cao nhỏ thường có độ dốc lòng sông nhỏ và sông chảy chậm, uốn khúc quanh co (sông miền đồng bằng, hạ lưu sông)
1.3 Ảnh hưởng tới sinh vật:
Do khí hậu thay đổi theo độ cao nên sinh vật cũng thay đổi theo độ cao
- Ở độ cao dưới 600-700m (miền Bắc) và dưới 900-1000m (miền Nam): Hệ
sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30 - 40 m, phần lớn là các cây nhiệt đới xanh quanh năm Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú Ngoài ra, ở vành đai độ cao này còn có hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa với các kiểu hệ sinh thái như rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô.Trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt có các hệ sinh thái rừng thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn trên đất mặn ven biển, rừng tràm trên đất phèn, xa van và cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất xám vùng khô hạn
- Ở độ cao từ 600-700m đến 1600-1700m: khí hậu mát mẻ, lượng mưa và độ
ẩm tăng tạo điều kiện hình thành các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc, các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cáo, cầy
- Ở độ cao từ 1600 - 1700 đến 2600 m: nhiệt độ thấp, lượng mưa và độ ẩm giảm khiến cho rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp nhỏ, thành phần loài đơn giản, rêu, địa y phủ kín thân và cành cây Trong rừng có mặt các loài chim thuộc khu hệ Himalaya di cư từ phương Bắc xuống
Trang 18- Ở độ cao trên 2600 m (chủ yếu ở dãy Hoàng Liên Sơn), khí hậu có nét giống khí hậu ôn đới nên thực vật ôn đới phát triển như vân sam, lãnh sam, đỗ quyên
1.4 Ảnh hưởng tới thổ nhưỡng:
Địa hình ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành và phân bố thổ nhưỡng thông qua khí hậu và sinh vật Do khí hậu và sinh vật thay đổi theo độ cao nên ở các độ cao khác nhau sẽ hình thành các loại đất với đặc điểm, tính chất khác nhau
- Ở độ cao dưới 600 -700m (miền Bắc) và dưới 900 -1000m (miền Nam): khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa được bảo toàn, quá trình feralit diễn ra mạnh, đất feralit chiếm một diện tích lớn (60 % diện tích đất tự nhiên), phần lớn là đất feralít đỏ vàng, đất feralít nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi
- Từ độ cao 600-700m đến 1600-1700m nhiệt độ giảm làm hạn chế quá trình phân giải chất hữu cơ, quá trình tích lũy mùn tăng lên, hình thành đất mùn vàng đỏ trên núi (đất feralit có mùn), có đặc tính chua Do quá trình phong hóa yếu đi nên tầng đất mỏng hơn
- Ở độ cao trên 1600-1700m: quanh năm mây mù, lạnh ẩm, nhiệt độ thấp quá trình feralit bị ngừng trệ thậm chí chấm dứt hoàn toàn, quá trình tích lũy mùn chiếm ưu thế, hình thành đất mùn trên núi cao (đất mùn alit núi cao)
- Từ độ cao 2600m trở lên: quá trình hình thành đất diễn ra yếu Đất ở đây chủ yếu là đất mùn thô, tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng, còn lẫn đá gốc
2 Ảnh hưởng của địa hình đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
2.1 Khu vực đồi núi
* Thế mạnh
- Thế mạnh phát triển công nghiệp:
+ Tài nguyên khoáng sản: khu vực đồi núi tập trung nhiều khoáng sản nội sinh như đồng, chì, thiếc, và các khoáng sản ngoại sinh như bôxít, đá vôi, than đá, aptit (tập trung ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên ).Đó là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, là cơ sở để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
Trang 19+ Lâm sản: có diện tích rừng và đất rừng lớn, rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật trong đó có nhiều loài quí hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới
ẩm, tạo cơ sở phát triển ngành lâm nghiệp và công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản
+ Thủy năng: Sông ngòi chảy qua nhiều bậc địa hình nên có trữ năng thủy điện lớn (lớn nhất là hệ thống sông Hồng chiếm 37 % tổng trữ năng thủy điện cả nước, hệ thống sông Đồng Nai chiếm 19% tổng trữ năng ), là cơ sở để phát triển công nghiệp thủy điện Thực tế ở những vùng này đã xây dựng được những nhà máy thủy điện công suất rất lớn như thủy điện Sơn La (2400 MW), Hòa Bình (1920 MW)
- Thế mạnh phát triển nông nghiệp
+ Trên các cao nguyên rộng lớn có hệ đất feralit: tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp qui mô lớn (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc)
+ Vùng đồi núi có nhiều đồng cỏ và cây rừng, là cơ sở thức ăn quan trọng để phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, ngựa )
- Thế mạnh phát triển dịch vụ:
+ Có nhiều cảnh quan đẹp, hùng vĩ, khí hậu mát mẻ tạo sức hấp dẫn du lịch, hình thành các điểm du lịch nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn, Tây Bắc
+ Hướng các dãy núi còn là cơ sở định hướng xây dựng các tuyến đường giao thông (dọc theo các thung lũng và sườn núi)
Trang 20* Thế mạnh
- Thế mạnh phát triển nông nghiệp
+ Địa hình thấp, bằng phẳng, đất phù sa mầu mỡ thuận lợi phát triển sản xuất lương thực thực phẩm (hình thành các vùng chuyên canh lương thực thực phẩm: đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng)
+ Diện tích mặt nước lớn thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản
- Thế mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ: địa hình bằng phẳng thuận lợi xây dựng các đô thị, trung tâm công nghiệp, trung tâm dịch vụ, hệ thống giao thông vận tải
* Hạn chế
- Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp do chuyển mục đích sử dụng sang đất thổ cư và chuyên dùng
- Thiên tai: bão, lũ lụt
- Môi trường bị ô nhiễm, xuống cấp
- Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt