Cường độ tác động của các pha nâng khác nhau giữa các khu vực làm địa hình nước ta có sự phân hóa rõ rệt theo các khu vực + Đông Bắc: cường độ nâng yếu tạo nên địa hình chủ yếu là đồi nú
Trang 1ĐỊA HÌNH VIỆT NAM VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG THI HỌC
SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong vấn đề dạy và học môn Địa lí ở nhà trường phổ thông hiện nay, Địa lí Tựnhiên Việt Nam là học phần quan trọng, hay nhưng khó đối với giáo viên và học sinh Trongnội dung đó, phần Địa hình Việt Nam là phần khó nhất, đòi hỏi tư duy phân tích, tổng hợpcủa học sinh ở mức độ cao
Trong các đề thi môn Địa lí, đặc biệt trong thi đề thi học sinh giỏi quốc gia nhữngnăm gần đây, các câu hỏi về Địa hình Việt Nam xuất hiện khá nhiều với mức độ khó tăngdần, góp phần phân hóa tốt từng đối tượng học sinh
Có thể liệt kê ra những câu hỏi Địa hình Việt Nam từng xuất hiện trong các đề thihọc sinh giỏi quốc gia môn Địa lí:
- Đề thi năm 2004 – 2005:
a) Sử dụng các bản đồ Các miền tự nhiên (miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ) củaAtlat Địa lí Việt Nam, vẽ lát cắt địa hình thẳng từ biên giới Việt Nam –Campuchia quan thành phố Buôn Ma Thuột, núi Vọng Phu tới bờ đông bán đảoHòn Gốm theo tỉ lệ ngang 1: 2000000, tỉ lệ đứng 1: 100000
b) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm tự nhiên dọc lát cắt
b) Tại sao nói, trong các thành phần tự nhiên, địa hình đóng vai trò chủ yếu nhất đốivới sự phân hóa thiên nhiên nước ta?
Trang 2Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địahình đến sông ngòi, đất và sinh vật nước ta.
- Đề thi năm 2013 – 2014
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích sự đa dạng của địa hìnhven biển nước ta
Trong quá trình dạy và học, giáo viên và học sinh các trường THPT Chuyên có thể
gặp nhiều bài tập liên quan đến học phần này trong các sách tham khảo như: Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí – Lê Thông (chủ biên) – NXB Giáo Dục Việt Nam, hoặc Hướng dẫn khai thác Atlat Địa lí Việt Nam - Lê Thông (chủ biên) – NXB Đại học quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh,… Tuy nhiên, phần lớn các tài liệu này đều mới chỉ đưa ra các câuhỏi cụ thể và lời giải cho từng câu khiến học sinh gặp nhiều khó khăn trong khi nắm bắtkiến thức Nếu câu hỏi rơi vào phần này nhưng không giống với các sách tham khảo thìthường học sinh rất bỡ ngỡ và làm lạc đề, đạt kết qủa không cao Cho đến nay chưa có mộtgiáo trình chuyên biệt nào giảng dạy riêng cho phần này
Xuất phát từ vai trò, vị trí và mức độ khó, đa dạng của phần Địa hình Việt Nam, tôi
mạnh dạn chọn đề tài: “Địa hình Việt Nam và các dạng bài tập trong thi học sinh giỏi Quốc gia môn Địa lí”
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi và giá trị sử dụng của đề tài:
2.1 Mục đích
- Tổng kết kiến thức Địa hình Việt Nam
- Xây dựng dạng bài tập phần địa hình Việt Nam với hướng dẫn cụ thể
- Góp phần nâng cao kết qủa học tập, đặc biệt trong kì thi học sinh giỏi quốc giaTHPT của bộ môn Địa lí
2.2 Nhiệm vụ :
- Nghiên cứu phương pháp làm câu hỏi học phần Địa hình Việt Nam
- Đưa ra những dạng bài cụ thể của phần địa hình Việt Nam gắn liền với việc khaithác Atlat qua thực tế kiểm nghiệm của bản thân
2.3 Phạm vi của đề tài :
- Chương trình SGK địa lí lớp 12 chuyên sâu
- Giới hạn trong phương pháp dạy học kĩ năng làm bài thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí
2.4 Giá trị sử dụng của đề tài :
- Đề tài có thể ứng dụng hoặc làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy địa lí nóichung và hướng dẫn làm bài thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí nói riêng
- Tư duy lô gic trong đề tài có thể ứng dụng trong việc tìm hiểu các thành phần kháccủa tự nhiên Việt Nam như: khí hậu, đất
3 Phương pháp nghiên cứu
- Kinh nghiệm thực tế của việc giảng dạy học sinh giỏi quốc gia
- Phương pháp thử nghiệm
- Phương pháp sưu tầm tài liệu
Trang 3PHẦN II: NỘI DUNG
I KIẾN THỨC CƠ BẢN
1 Các nhân tố tác động đến địa hình Việt Nam
1.1 Khái quát chung
Địa hình là thể tổng hợp tất cả các dạng hình thái của bề mặt Trái Đất nói chung haymột khu vực nói riêng Nó là kết quả của tác dụng tương hỗ giữa các quá trình nội sinh vàngoại sinh được thể hiện trên bề mặt Trái Đất
Như vậy, sự tác động nội lực và ngoại lực đã hình thành những dạng địa hình trênTrái Đất nói chung và địa hình Việt Nam nói riêng Đây là 2 nhân tố căn bản tạo nên địahình và làm thay đổi địa hình với những điểm đặc trưng: độ cao, hướng, cấu trúc bề mặt, cácdạng địa hình
Nội lực và ngoại lực có mối quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau:
Nội lực và ngoại lực xảy ra đồng thời, liên tục và có tính đối lập nhau về phươnghướng: nội lực làm nâng lên hoặc hạ xuống các bộ phận của vỏ Trái Đất, có khuynh hướnglàm tăng cường tính gồ ghề của bề mặt đất Trong khi đó, ngoại lực có khuynh hướng sanbằng những chỗ gồ ghề đó
Mặc dù đối lập nhưng hai quá trình lại thống nhất với nhau: nếu vận động kiến tạonâng lên sinh ra miền núi thì ngoại lực có hướng phá hủy; còn vận động hạ xuống thìphương chung của ngoại lực là bồi tụ
Vai trò của nội lực và ngoại lực trong các yếu tố địa hình cụ thể là không giống nhau.Trong việc hình thành các yếu tố địa hình lớn (dạng địa hình kiến tạo), nội lực đóng vai tròchủ yếu Đối với địa hình nhỏ (địa hình bóc mòn – bồi tụ) nội lực đóng vai trò thứ yếu cònngoại lực đóng vai trò chủ yếu
1.2 Các nhân tố tác động đến địa hình Việt Nam
Ngoài 2 nhân tố chủ đạo là nội lực và ngoại lực, đối với việc nghiên cứu địa hình khuvực, ta cần nghiên cứu thêm vị trí địa lí kiến tạo
1.2.1 Nội lực
Để tìm hiểu tác động nội lực, cần phải nắm chắc được lịch sử hình thành và phát triểnlãnh thổ nước ta và tác động của từng giai đoạn đến địa hình Việt Nam cũng như các khuvực địa hình Trong đó, nội lực tác động chủ yếu đến khu vực đồi núi nước ta
Lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam diễn ra lâu dài và phức tạp với 3 giai đoạn:Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo Mỗi giai đoạn này có đặc điểm và ý nghĩa riêngđối với địa hình nước ta:
Giai đoạn Tiền Cambri
Là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu địa hình Việt Nam với những nền móng
cổ rắn chắc, định hình cho cấu trúc địa hình Việt Nam sau này:
- Đông Bắc: hình thành khối Vòm sông Chảy, đới đứt gãy sông Hồng
- Tây Bắc: Hoàng Liên Sơn, Pu Hoạt,…
- Trường Sơn Bắc: Rào Cỏ, Puxailaileng
- Trường Sơn Nam: hình thành khối Kon Tum
Giai đoạn Cổ kiến tạo
Trang 4Về cơ bản địa hình nước ta trong giai đoạn này đã hình thành xong: Trên cơ sở cácmảng nền cổ của giai đoạn Tiền Cambri được củng cố, nâng lên và tiếp tục phát triển
Cuối giai đoạn này, lãnh thổ nước ta trải qua thời kì tương đối ổn định và tiếp tụcđược hoàn thiện đưới chế độ lục địa, chủ yếu tác động bởi các quá trình ngoại lực Lãnh thổlúc này giống như một bán bình nguyên cổ - khá là bằng phẳng
Giai đoạn Tân kiến tạoGiai đoạn này nước ta chịu tác động mạnh mẽ bởi vận động tạo núi Anpo –Himmalaya từ đầu kỉ Neogen Vận động tạo núi với các pha nâng lên, hạ xuống đã tác độngmạnh mẽ đến đặc điểm địa hình Việt Nam hiện nay
Vận động tạo núi này đã làm địa hình nước ta nâng cao, mang tính chất trẻ lại
Cường độ nâng cao ở tây – tây bắc, yếu ở đông – đông nam đã khiến hướng nghiêngchung của địa hình Việt Nam là hướng tây bắc – đông nam thấp dần ra phía biển
Cường độ tác động của các pha nâng khác nhau giữa các khu vực làm địa hình nước
ta có sự phân hóa rõ rệt theo các khu vực
+ Đông Bắc: cường độ nâng yếu tạo nên địa hình chủ yếu là đồi núi thấp Khu vựcđược nâng lên chủ yếu là vòm sông Chảy tạo nên địa hình núi cao ở phía Bắc
+ Tây Bắc: cường độ nâng mạnh nhất đã tạo nên các khu vực có độ cao lớn nhấtnước ta
+ Trường Sơn Bắc: cường độ trung bình, nâng cao các mảng nền cổ giai đoạn trước,hình thành cấu trúc địa hình cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa
+ Trường Sơn Nam: vận động diễn ra muộn và kết thúc sớm kết hợp với hiện tượngphun trào macma hình thành các bề mặt cao nguyên phủ bazan rộng lớn
Vận động tạo núi này diễn ra theo nhiều đợt (6 đợt), mỗi đợt có cường độ khác nhau,đợt sau kế thừa đợt trước khiến địa hình nước ta có sự phân bậc rõ nét
Trong giai đoạn này, bên cạnh các pha nâng còn có các pha sụt võng, đây là cơ sở đểhình thành các dạng địa hình đồng bằng dưới tác động của yếu tố ngoại lực
+ Khu vực Tây Bắc:
1.2.2 Ngoại lực
Đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đã khiến các quá trình ngoại lực ở nước
ta diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt dưới tác động của yếu tố khí hậu và sông ngòi Tác động củangoại lực đối với địa hình nước ta chủ yếu được thể hiện dưới tác động sau:
Tạo nên đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi thấp của Việt Nam Dưới tác động xâmthực, bóc mòn của ngoại lực diễn ra trong thời gian dài đã hạ thấp độ cao địa hình khiếnViệt Nam là đất nước nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
Khắc sâu tính chất trẻ lại của địa hình Việt Nam Nhận định “Ở Việt Nam không cónúi, chỉ có thung lũng” đã khẳng định tính chất trẻ lại của địa hình Việt Nam dưới tác độngcủa ngoại lực (chủ yếu với các quá trình xâm thực, bóc mòn, cắt xẻ địa hình dưới tác độngcủa dòng chảy trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa)
Hình thành những dạng địa hình mới: đặc trưng nhất là địa hình caxto ở vùng núi đávôi và sự hình thành các địa hình đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển
1.2.3 Vị trí địa lí kiến tạo
Vị trí địa lí về mặt kiến tạo cho thấy tác động của các vận động địa kiến tạo đối vớilãnh thổ nước ta
Trang 5Nước ta thuộc xứ địa máng Đông Dương, liền với nền Hoa Nam (Trung Quốc) là khuvực có lịch sử hình thành và phát triển diễn ra lâu dài và phức tạp, trải qua nhiều chu kì tạonúi trong các đại Trung Sinh, Cổ sinh và Tân sinh nên địa hình chủ yếu là đồi núi.
Tuy nhiên, vị trí nước ta không nằm trong các vành đai uốn nếp lớn mà chỉ ảnhhưởng của các vận động tạo núi, được nâng lên với cường độ trung bình và yếu nên ViệtNam không có nhiều núi cao
Ba nhân tố (nguyên nhân) trên được sử dụng chủ yếu để giải thích cho các đặc điểmchung và đặc điểm từng khu vực địa hình Việt Nam Việc vận dụng các nhân tố vào giảithích yêu cầu học sinh phải linh động và có tư duy tổng hợp tốt
2 Đặc điểm địa hình Việt Nam
2.1 Đặc điểm chung địa hình Việt Nam
2.1.1 Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích
+ Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở phía tây – tây bắc Hệ thốngnúi kéo dài từ biên giới Việt Trung đến Đông Nam Bộ với chiều dài khoảng 1400km
+ Đồng bằng: chỉ chiếm ¼ diện tích, trong đồng bằng còn nhiều núi sót, ở nhiều nơinúi ăn ra sát biển
- Chủ yếu là đồi núi thấp:
o Địa hình đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích Nếu kể cả đồng bằng thìđịa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích
o Địa hình cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1% diện tích lãnh thổ
2.1.2 Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
- Địa hình nước ta là địa hình cổ được trẻ lại trong tân sinh
- Địa hình mang tính phân bậc rõ nét
- Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam
- Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
+ Hướng tây bắc – đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.+ Hướng vòng cung: thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ(Trường Sơn Nam)
- Trong cấu trúc địa hình Việt Nam có sự tương phản và thống nhất giữa các dạngđịa hình
2.1.3 Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Xâm thực mạnh ở miền núi
+ Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn,rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá; khi mưa lớn xảy ra hiện tượng đất trượt, đá lở
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thúc đẩy nhanh tốc độ hòa tan và phá hủy đá vôi tạothành địa hình caxto với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô,…
+ Tại các vùng thềm phù sa cổ địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen các thunglũng rộng
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng
Trang 6Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở miền núi là sự bồi
tụ, mở mang nhanh chóng đồng bằng ở hạ lưu Rìa phía đông nam đồng bằng châu thổ sôngHồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hàng năm vẫn lấn ra biển từ vàichục đến gần trăm mét
- Địa hình có lớp vỏ phong hóa dày, làm địa hình vùng đồi núi thấp ở nước ta códạng địa hình mềm mại
2.1.4 Địa hình chịu tác động mạnh mẽ bởi con người
Địa hình bề mặt đất là nơi cư trú và diễn ra mọi hoạt động của con người Chính vìvậy, địa hình luôn chịu tác động mạnh mẽ bởi con người và có những biến đổi rõ rệt
- Tác động tích cực: Trồng rừng, trồng cây làm tăng độ che phủ bảo vệ lớp vỏ phonghóa và đất; chống xâm thực, bóc mòn; chắn gió, chống sự di chuyển của cát Làm ruộng bậcthang, canh tác theo đường đồng mức để hạn chế xói mòn nơi sườn dốc Đắp đê, san lấpvùng trũng, lấn biển để bảo vệ đồng ruộng và mở rộng diện tích Xây dựng các công trình kĩthuật để khắc phục những trở ngại về địa hình núi (xây dựng cầu, đường, hầm) hoặc khaithác tổng hợp nhiều mục đích…
- Tác động tiêu cực: Tàn phá rừng; Khai thác khoáng sản bừa bãi làm phá hủy bềmặt địa hình; Canh tác không hợp lí làm tăng xói mòn, mất đất
2.2 Các khu vực địa hình Việt Nam
Đặc điểm các khu vực địa hình Việt Nam đã được trình bày rõ trong chương trìnhsách giáo khoa lớp 12 Ở đây, tác giả đề tài chỉ nêu lại sự phân chia các khu vực địa hình đểlàm căn cứ cho việc thiết lập các dạng bài tập trong phần II
2.2.1 Khu vực đồi núi
a Khu vực núi
Gồm 4 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam với nhữngđiểm khác nhau rõ nét về độ cao, hướng nghiêng, hướng núi và cấu trúc bề mặt địa hình
b Đồi trung du và bán bình nguyên
Là dạng địa hình chuyển tiếp giữa địa hình núi và đồng bằng Địa hình đồi trung duthể hiện rõ nhất ở cùng rìa Đồng bằng sông Hồng còn địa hình bán bình nguyen điển hìnhnhất nằm ở vùng Đông Nam Bộ
2.2.2 Khu vực đồng bằng
Đồng bằng nước ta chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, được chia làm 2 loại: đồng bằng châuthổ và đồng bằng ven biển
Đồng bằng châu thổ: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long: khá rộng,
do phù sa các con sông bồi đắp
Đồng bằng ven biển: các đồng bằng duyên hải miền Trung: nhỏ, hẹp, biển đóng vaitrò quan trọng trong sự hình thành các đồng bằng này
2.2.3 Khu vực bờ biển và thềm lục địa
Độ nông sâu, rộng, hẹp của địa hình vùng bờ biển và thềm lục địa có mối quan hệmật thiết với vùng đồng bằng và miền núi phía Tây
2.3 Các kiểu địa hình Việt Nam
2.3.1 Địa hình núi
Trang 7Địa hình núi có độ cao tuyệt đối và tương đối khá lớn Về hình thái địa hình núithường có độ chia cắt sâu và sườn dốc lớn.
Địa hình núi cao: độ cao trên 2000m, chiếm tỉ lệ diện tích không lớn, phân bố chủ yếu ởbiến giới phía bắc và phía tây: ví dụ: Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxipang cao 3143m
Địa hình núi trung bình: độ cao tuyệt đối từ 1000 – 2000m: chiếm diện tích khônglớn lắm, phân bố rộng ở biên giới phía bắc đến phía nam của Trường Sơn
Miền núi thấp: độ cao trung bình từ 500 – 1000m: chiếm phần lớn diện tích, thườnggặp ở vùng liền kề với vùng núi trung bình và vùng đồi thành một dải liên tục với các bậcđịa hình cao thấp khác nhau Cũng có khi địa hình núi thấp còn được gặp ngay ở vùng đồngbằng và vùng ven biển dưới dạng núi sót
2.3.2 Địa hình cao nguyên, sơn nguyên
Cao nguyên đá vôi: điển hình ở phía bắc và tây bắc nước ta như Đồng Văn, Tà Phình,Sơn La, Mộc Châu, Bắc Hà
Cao nguyên badan: các cao nguyên ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với địa hìnhmềm mại, bằng phẳng hơn cao nguyên đá vôi
Cao nguyên hỗn hợp: gồm các loại đá trầm tích, đá macma, đá biến chất: Cao nguyênLâm Viên
Sơn nguyên: có độ cao tuyệt đối như núi nhưng vùng vẫn giữ dạng đồi thấp, lượnsóng với độ cao tương đối từ 25-100m
2.3.3 Địa hình đồi, bán bình nguyên
Địa hình đồi có độ cao tuyệt đối dưới 500m, tương đối là 25 – 100m, dạng bát úp,đỉnh tròn, sườn thoải, thường gặp ở vùng Đông Bắc
Bán bình nguyên: độ cao tuyệt đối từ 100 – 200m, độ dốc dưới 8%, có bề mặt lượnsóng, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ
2.3.4 Địa hình đồng bằng
Là dạng địa hình thấp nhất, phân bố ở phía đông lãnh thổ, tiếp giáp với Biển Đông.Đặc điểm chung là rất bằng phẳng, tuyệt đại bộ phận có độ cao thấp, thường không quá15m, được bồi đắp hàng năm bằng trầm tích biển, lục địa và phù sa các con sông lớn trêncác vùng trũng, sụt lún mạnh
Có 2 loại đồng bằng: đồng bằng châu thổ (ĐBSH và ĐBSCL) và đồng bằng ven biển(ĐB duyên hải miền Trung)
2.3.5 Địa hình đặc biệt
- Địa hình caxto
Tập trung chủ yếu ở miền Bắc (từ biên giới phía Bắc tới Quảng Bình), phía Nam chỉ
có một ít ở Đà Nẵng và Hà Tiên (Kiên Giang)
Địa hình gồm các dạng: thung – động caxto (rìa núi Bắc Sơn), núi Caxto (Puthaca –
Hà Giang), sơn nguyên caxto (Quảng Bạ - Đồng Văn), hang động caxto,…
- Địa hình bờ biển
Địa hình bờ biển bồi tụ: dọc bờ biển ĐBBB và ĐBNB
Địa hình bờ biển mài mòn: xuất hiện ở những khu vực đồi núi tiếp xúc với bờ biển,điển hình nhất là đoạn bờ biển từ mũi Đại Lãnh (Phú Yên) đến Mũi Dinh (Ninh Thuận)
Trang 8Địa hình bờ biển bồi tụ - mài mòn: tương đối bằng phẳng, xuất hiện ở vùng Trung Bộ
và khu vực ven biển Quảng Ninh
3 Ảnh hưởng của địa hình Việt Nam đối sự phát triển kinh tế - xã hội
3.1 Thuận lợi
Địa hình đồi núi có nhiều thuận lợi về: khoáng sản, rừng và đất trồng với nguồn thủynăng phong phú và chứa đựng nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp có điều kiện tốt phát triển dulịch,…
Địa hình đồng bằng bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, xây dựngcác đô thị, khu công nghiệp, phá triển giao thông, ngoài ra cũng có thế mạnh về thủy sản,khoáng sản và lâm sản
3.2 Khó khăn
Địa hình núi: thường xảy ra những tai biến thiên nhiên như sạt lở, lũ quét, động đất;
độ dốc và độ chia cắt lớn gây khó khăn cho việc xây dựng các công trình giao thông, thôngtin liên lạc,… gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội về mọi mặt
Địa hình đồng bằng: dễ bị úng ngập, sạt lở (bờ sông, bờ biển), bị ảnh hưởng bởi cáccơn bão tàn phá, các cơn lũ lớn từ miền núi tràn về, thủy triều và nước biển dâng,…
II CÁC DẠNG BÀI TẬP
1 Dạng trình bày đặc điểm địa hình và giải thích các đặc điểm đó.
1.1 Nhận dạng
Các câu hỏi thường yêu cầu học sinh nêu những đặc điểm địa hình của:
- 1 khu vực địa hình: khu vực đồi núi hoặc khu vực đồng bằng
- 1 miền địa hình: thường gặp nhất là 3 miền tự nhiên nước ta, ngoài ra có thể theocác vùng địa hình đặc trưng theo vùng kinh tế
- 1 lát cắt địa hình: có thể theo lát cát Atlat và tự xây dựng lát cắt
Trang 9Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày và giải thích đặcđiểm địa hình dãy Trường Sơn.
Dựa trên cách đặt câu hỏi này, ta có thể đưa ra rất nhiều khu vực khác nhau để có thểtrình bày và giải thích các đặc điểm địa hình
1.3 Cách làm
Các bài tập dạng này bao giờ cũng gồm 2 phần là: trình bày đặc điểm địa hình và giảithích đặc điểm địa hình Học sinh có thể làm bài theo 2 cách:
Cách 1: Trình bày hết các đặc điểm địa hình, sau đó giải thích các đặc điểm địa hình
Cách 2: Trình bày các đặc điểm địa hình và giải thích kèm theo những đặc điểm đó.Hai cách làm đều có thể chấp nhập, tuy nhiên tùy từng trường hợp ta có thể có nhữngcách làm khác nhau và phù hợp để không bị lẫn, nhầm hay thiếu giải thích để tránh mất điểm
Phần trình bày : đối với mỗi phần khu vực có những tiêu chí riêng, cần trình
bày theo những tiêu chí đó:
Núi/ Dãy núi
- Giới hạn (+ chiều dài nếu trình bày về dãy núi)
- Khái quát chung đặc điểm của miền
o Gồm những khu vực địa hình nào Tỉ lệ diệntích giữa các dạng địa hình, dạng địa hìnhchính
o Hướng nghiêng chung của địa hình
- Đặc điểm từng khu vực địa hình: trình bày đặc điểm
o Khu vực đồi núi
o Khu vực đồng bằng
o Khu vực bờ biển, thềm lục địa: nông, sâu,rộng, hẹp,…
1 lát cắt - Giới thiệu khái quát: thuộc miền nào, chạy từ đâu đến
đâu, dài bao nhiêu km?
- Đặc điểm chung
o Hướng
o Đi qua những dạng địa hình nào
o Độ cao: đi qua khu vực nào với phân tầng độ cao,cao nhất,…
Trang 10- Đặc điểm từng khu vực: phân khu với tiêu chí viết:
o Chiều dài
o Độ cao, độ chia cắt so với toàn lát cắt
o Mô tả địa hình theo từng độ cao
- Rút ra những đặc điểm chung
Phần giải thích: dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình: Vị trí địa kiến
tạo, lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (nội lực) và ngoại lực
o Độ chia cắt mạnh, (chủ yếu là núi trẻ đỉnh nhọn, sườn dốc)
- Hướng nghiêng chung địa hình: Tây Bắc – Đông Nam thấp dần ra phía biển
- Hướng địa hình: hướng Tây Bắc – Đông Nam biểu hiện ở hướng núi và hướng cácthung lũng sông
- Cấu trúc địa hình: chia làm 3 mạch:
+ Phía Đông: là dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, có đỉnh Phanxipang cao nhấtnước ta (3143m)
+ Phía Tây là các dãy núi trung bình chạy song song và so le nhau dọc biên giới Việt – Lào.+ Ở giữa là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu ,tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa
+ Xen giữa là các thung lũng sông cùng hướng: Sông Đà, Mã, Chu
- Giải thích
+ Độ cao lớn nhất do: Nằm trong xứ địa máng Đông Dương, hoạt động địa chất diễn ramạnh Trong Tân kiến tạo, đây là khu vực được nâng lên với cường độ mạnh nhất nước ta+ Hướng nghiêng chung: do cường độ nâng giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
+ Hướng núi: do chịu sự định hướng của các mảng nền cổ Hoàng Liên Sơn, Pu Hoạt quy định.+ Bề mặt địa hình: các cao nguyên đá vôi được hình thành do hoạt động trầm tích diễn ramạnh trong đại cổ sinh và trung sinh
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày và giải thích đặc điểm địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta.
HƯỚNG DẪN
Giới thiệu khái quát về miền:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nằm ở tả ngạn sông Hồng, phía Bắc giáp Trung Quốc, đông
và đông nam giáp Vịnh Bắc Bộ, tây và tây nam giáp miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Đặc điểm chung về địa hình
- Bao gồm 2 bộ phận địa hình: Đồi núi và đồng bằng: Đồi núi chiếm 2-3 diện tích toànmiền, phân bố chủ yếu ở phía bắc Đồng bằng chiếm 1-3 diện tích, phân bố ở phía nam
Trang 11- Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng tây bắc – đông nam do vào thời kì Tânkiến tạo phần phía bắc, tây bắc được nâng lên cao trong khi phần phía đông và đôngnam lại là vùng sụt lún và dược bồi tụ thành các đồng bằng.
Đặc điểm từng khu vực địa hình
- Khu vực đồi núi
+ Chiếm 2-3 diện tích toàn miền, phân bố ở phía bắc lãnh thổ
+ Độ cao: phần lớn là địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình dưới 1000m, một bộphận nhỏ có độ cao trên 1500m Do: Nằm ở rìa địa máng Hoa Nam nên hoạt động địa chấtdiễn ra yếu; trong Tân kiến tạo cường độ nâng yếu
+ Hướng các dãy núi: có 2 hướng chính:
Hướng vòng cung: là hướng sơn văn chính của vùng; thể hiện rõ nét qua 4 cánh cung
là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều Độ cao của các cánh cung giảm dần từ tâybắc xuống đông nam Nguyên nhân: do chịu ảnh hưởng định hướng của khối Vòm sôngChảy (Việt Bắc); trong tân sinh cường độ nâng yếu dần từ tây bắc xuống đông nam nên độcao các cánh cung giảm dần
Hướng tây bắc – đông nam: đượ thể hiện qua dãy Con Voi, Tam Đảo là do ảnh hưởngcủa mảng nền cổ Hoàng Liên Sơn và đứt gãy sông Hồng
+ Đặc điểm hình thái: Chủ yếu là các núi già trẻ lại nên các núi ở đây chủ yếu cóđỉnh tròn, sườn thoải Ngoài ra trong vùng còn có nhiều dạng địa hình caxtơ, lòng chảo,cánh đồng giữa núi Do ngoại lực - tác động xâm thực của dòng nước trong điều kiện khíhậu nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Cấu trúc địa hình: Phía Bắc: Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng thượngnguồn sông chảy (Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti) Giáp biên giới Việt Trung là các khối núi
đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng với độ cao trên 1000m Ở Trung tâm là các vùng đồi núithấp có độ cao trung bình 500 – 600m Ở giữa là các thung lũng sông cùng hướng: sôngThương, Cầu, Lục Nam
- Khu vực đồng bằng
+ Chiếm 1-3 diện tích lãnh thổ, phân bố ở phái nam, đông nam, trong đó lớn nhất là
đồng bằng bắc bộ
+ Hình dạng: đồng bằng tam giác châu điển hình ở nước ta với đỉnh là Việt Trì, đáy
kéo dài từ Quảng Ninh đến Ninh Bình
+ Nguồn gốc: hình thành do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp
(riêng đồng bằng duyên hải ven biển Quảng Ninh do các con sông nhỏ trong vùng bồiđắp)
+ Độ cao: khá thấp dưới 50m
+ Đặc điểm địa hình: Bề mặt địa hình bằng phẳng, bị chia cắt bởi hệ thống đê ngăn lũ
nên đồng bằng bị chia thành nhiều ô, trong đó có nhiều vùng còn khá trũng, thấp như Hà Nam,
Nam Định bị ngập nước vào mùa lũ Còn nhiều đồi núi sót, tập trung ở phía Tây và phía Bắc
của đồng bằng: Hải Dương, Ninh Bình,…
+ Xu hướng phát triển ra biển: khá mạnh từ 80 – 100m do hàm lượng phù sa lớn, vịnhbiển nông
- Khu vực bờ biển và thềm lục địa
+ Khu vực Quảng Ninh: nhiểu đảo, bờ biển khúc khuỷu
+ Hải Phòng – Nam Định: nhiều cửa sông
+ Thềm lục địa: rộng và nông, thoải.