1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bồi dưỡng học sinh giỏi địa lý chuyên đề địa hình việt nam và các dạng bài tập trong thi học sinh giỏi quốc gia môn địa lí (4)

48 847 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 12,77 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM 1.1 Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam1.1.1 Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp Đồi núi là bộ phận quan trọng

Trang 1

HỘI THẢO CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰCDUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Đề tài: Địa hình Việt Nam và các dạng bài tập

trong thi học sinh giỏi quốc gia

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN ĐỊA LÍ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG - NAM ĐỊNH

Người viết: Hà Diệu Hương Tổ: Sử - địa – giáo dục công dân

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Mục đích của đề tài 4

CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM 6

1.1 Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam 6

1.1.1 Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp 6

1.1.2 Cấu trúc địa hình đa dạng 6

1.1.3 Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa 8

1.1.4 Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người 8

1.2 Các kiểu địa hình ở Việt Nam 9

1.2.1 Kiểu địa hình núi 9

1.2.2 Kiểu địa hình cao nguyên 10

1.2.3 Kiểu địa hình đồi 10

1.2.4 Kiểu địa hình đồng bằng 11

1.2.5 Các kiểu địa hình đặc biệt 11

1.3 Các khu vực địa hình ở Việt Nam 12

1.3.1 Khu vực địa hình đồi núi 12

1.3.2 Khu vực địa hình đồng bằng 13

1.4 Mối quan hệ giữa địa hình và các thành phần tự nhiên 14

1.4.1 Tác động của địa hình đến các thành phần tự nhiên 15

1.4.2 Tác động của các thành phần tự nhiên tới địa hình 16

1.5 Ảnh hưởng của địa hình đến sự phát triển kinh tế xã hội 18

1.5.1 Phân bố dân cư 18

1.5.2 Nông nghiệp 19

1.5.3 Công nghiệp 19

1.5.4 Giao thông vận tải 20

1.5.5 Du lịch 20

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 21

2.1 Phương pháp dạy học 21

Trang 3

2.1.1 Phương pháp đàm thoại gợi mở 21

2.1.2 Phương pháp thảo luận nhóm 22

2.1.3 Phương pháp đóng vai 22

2.1.4 Phương pháp động não 23

2.1.5 E learning 24

2.1.6 Phương pháp thực địa 24

2.2 Phương tiện dạy học 25

2.2.1 Các bản đồ trong Atlat địa lí Việt Nam 26

2.2.2 Các bản đồ địa hình khác 29

2.2.3 Lát cắt địa hình 32

CHƯƠNG 3: CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM TRONG THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA 33

3 1 Các dạng câu hỏi, bài tập gắn với Atlat địa lí Việt Nam 33

3.1.1 Dạng bài tập về đặc điểm chung của địa hình Việt Nam 33

3.1.2 Dạng bài tập về đặc điểm các khu vực địa hình 36

3.1.3 Dạng bài tập về sự phân hóa địa hình Việt Nam 40

3.1.4 Dạng bài tập về mối quan hệ giữa địa hình với các thành phần tự nhiên, kinh tế xã hội 41

3.2 Các dạng câu hỏi và bài tập gắn với lát cắt địa hình 44

3.2.1 Dạng bài tập vẽ lát cắt địa hình 44

3.2.2 Dạng bài tập phân tích lát cắt địa hình 45

KẾT LUẬN 48

Trang 4

Đối với HS và GV các trường chuyên, ngoài việc trang bị được các kiếnthức cơ bản về học phần này, còn yêu cầu hiểu sâu sắc và rèn luyện các kỹ năng

có liên quan, giải các bài tập về địa hình Trong điều kiện trên toàn quốc chưa

có bộ sách giáo khoa chuẩn cho HS trường chuyên, lượng kiến thức cho nộidung này được đề cập rất ít trong tài liệu sách giáo khoa Vì vậy, việc học tập vàgiảng dạy học phần này gây không ít khó khăn cho các thầy cô và HS chuyên,đặc biệt trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Trong khi đó, nội dung địa hìnhViệt Nam lại là một trong những nội dung có vị trí quan trọng, thường xuất hiệntrong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp

Vì thế chuyên đề “Địa hình Việt Nam và các dạng bài tập trong thi học sinh giỏi quốc gia” nhằm mục đích hệ thống hóa các nội dung kiến thức cơ

bản về địa hình Việt Nam, mối quan hệ của địa hình với các yếu tố tự nhiênkhác và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội, hệ thống hóa cácdạng bài tập liên quan Chuyên đề này cũng đề xuất một số các phương pháp,phương tiện nhằm giúp việc dạy và học của GV và HS đạt hiệu quả cao hơn

2 Mục đích của đề tài

Đề tài nhằm cung cấp cho GV và HS những kiến thức, kĩ năng cơ bảntrong học và làm bài tập về chuyên đề địa hình Việt Nam Mục đích đề tài làgiúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về đặc điểm địa chình Việt Nam, sự phân hóađịa hình, mối quan hệ giữa địa hình với các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ

Trang 5

thống hóa các dạng bài tập của nội dung này Đây có thể coi là nguồn tài liệukhá hữu ích đối với GV và HS trong giảng dạy và học tập môn Địa lí, đặc biệttrong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.

Trong đề tài cũng nêu một số phương pháp dạy học tích cực dựa trên hệthống tư liệu dạy học trực quan và phong phú nhằm giúp GV có thể giảng dạynội dung này một cách tốt hơn, nâng cao hiệu quả dạy và học, kích thích khảnăng tự học, tự sáng tạo của HS

Trang 6

CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM 1.1 Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

1.1.1 Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình Việt Nam, tính quantrọng của nó thể hiện ở tỉ lệ diện tích so với toàn lãnh thổ, ở tính đồ sộ và sựliên tục từ bắc đến nam, về tác động của nó đến dải đồng bằng ven biển và bờbiển Chính vì vậy đất nước nhiều đồi núi là một đặc điểm quan trọng của tựnhiên Việt Nam và nó chi phối đến nhiều thành phần tự nhiên khác

Trên đất liền, đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ, phần còn lại làđồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ Hệ thống núi đồ sộ chạy dọc venbiển, từ biên giới Việt Trung đến cực nam Trung Bộ, dài hơn 1400km Nhiềunơi các dãy núi lan ra sát biển chia cắt đồng bằng thành các dải nhỏ hẹp Cácđồng bằng ở nước ta cũng được hình thành trên các miền đồi núi sụt võng, táchdãn, được phù sa bồi tụ mà thành Vì thế hiện trên các đồng bằng còn tồn tạinhiều núi sót như núi Gôi (Nam Định), núi Voi (Hải Phòng), Thất Sơn (AnGiang)…

Trên biển, đồi núi bị chìm ngập tạo thành các đảo, quần đảo, vịnh biển ởQuảng Ninh, Hải Phòng, các đảo ở ngoài khơi Trung Bộ như Cồn Cỏ (QuảngTrị), Lí Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận)…

Mặc dù đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, đồinúi thấp chiếm hơn 60% diện tích Nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới1000m chiếm tới 85% diện tích Địa hình cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diệntích

1.1.2 Cấu trúc địa hình đa dạng

a) Cấu trúc địa hình Việt Nam là cấu trúc cổ được tân kiến tạo làm trẻ lại

Cấu trúc cổ của địa hình Việt Nam thể hiện ở chỗ phần lớn là địa hình đồinúi thấp, có nhiều bề mặt bán bình nguyên cổ, nhiều nơi nham cổ lộ trên mặt.Các nền móng cổ cũng chi phối hướng địa hình hiện tại Quy luật này thể hiện ởhướng vòng cung của các nếp núi bao quanh khối vòm sông Chảy, hướng tâybắc – đông nam ở vùng núi Tây Bắc, Trường Sơn Bắc do phát triển trên mảng

Trang 7

nền cổ Hoàng Liên Sơn, Pu Hoạt Sau giai đoạn cổ kiến tạo, phần lớn các miềnđồi núi đã được hình thành, sau đó các hoạt động ngoại lực đã làm cho địa hìnhđồi núi cổ bị san bằng, hạ thấp Sang giai đoạn tân kiến tạo, do chịu ảnh hưởngcủa các vận động tạo núi Tân sinh nên các vùng núi cổ, các nền móng cũ đượcnâng cao, kết hợp với các hoạt động ngoại lực đã cắt xẻ bề mặt các bán bìnhnguyên cổ để tạo nên những khe sâu, những sườn núi dốc đứng hiện nay Vì thếnúi ở Việt Nam không phải là núi uốn nếp trẻ của vận động tạo núi Himalaya

mà chủ yếu là kết quả của sự cắt xẻ bề mặt bán bình nguyên cổ theo nhiều bậccủa ngoại lực

b) Địa hình có tính phân bậc rõ rệt, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam

Do vận động tân kiến tạo diễn ra không liên tục, chia thành nhiều đợt vớinhững pha nâng lên và pha yên tĩnh xen kẽ nên địa hình có tính phân bậc rõ rệt.Các bậc địa hình được nhận biết chủ yếu qua độ cao sàn sàn của các đỉnh núithuộc cùng một bậc vì chúng là di tích của một bề mặt san bằng cổ Địa hình cóhướng nghiêng tây bắc – đông nam thấp dần ra biển Từ cao xuống thấp thườnggặp các bậc địa hình chính như:

- Các đỉnh núi cao trên 2500m chiếm diện tích rất nhỏ, chủ yếu là cácđỉnh núi cao nằm đơn lẻ, phân bố ở dãy Hoàng Liên Sơn

- Bậc địa hình cao 2100 – 2200m tập trung chủ yếu ở vùng núi cao TâyBắc, Việt Bắc, khối núi Kon Tum

- Bậc địa hình 1500 – 1800m thường gặp ở các cao nguyên Đồng Văn,Bắc Hà, vùng núi Sa Pa, Đà Lạt…

- Bậc địa hình 1000 – 1400m phổ biến ở vùng núi phía Bắc, Trường SơnBắc, Tây Nguyên

- Bậc địa hình 600 – 9000m tiêu biểu cho vùng vúi thấp, tập trung ở vùngnúi phía Bắc và các cao nguyên ba dan ở Tây Nguyên

- Bậc địa hình từ 200 – 600m gồm các núi, đồi, dãy đồi có diện tích lớnnhất ở nước ta và phân bố rộng khắp ở trung du Bắc Bộ, các vùng đồi núi thấp ởTrung Bộ và nam Tây Nguyên đến đồng bằng Nam Bộ

Trang 8

- Bậc địa hình cao 25 – 100m là các vùng đồi gò thấp, phần lớn là các bậcthềm phù sa có tuổi Đệ Tứ ở đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ.

- Bậc địa hình thấp dưới 15m là các bậc thềm sông và thềm biển hiện đại

c) Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính

Hướng tây bắc đông nam chiếm ưu thế thể hiện rõ ở vùng núi Tây Bắc,vùng núi Trường Sơn Bắc Các dãy núi lớn, các dòng sông lớn của nước ta cũng

có hướng tây bắc đông nam như dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Pu ĐenĐinh, đứt gãy sông Hồng, sông Cả, sông Mã…

Hướng vòng cung thể hiện rõ rệt ở vùng núi Đông Bắc, với 4 cánh cunglớn, vùng Trường Sơn Nam, các dòng sông hướng vòng cung men theo các dãynúi như sông Cầu, sông Thương,…

1.1.3 Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng nhiệt ẩm phong phúkhiến các quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.Xâm thực và bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hìnhViệt Nam hiện tại

- Quá trình xâm thực diễn ra mạnh ở miền đồi núi: trên các sườn núi dốc

bị mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bóc mòn, rửa trôi,nhiều nơi trơ sỏi đá, khi mưa lớn còn xảy ra hiện tượng đất trượt đá lở Ở vùngnúi đá vôi, phong hóa hóa học diễn ra mạnh hình thành các dạng địa hình cacxtơvới suối cạn, thung khô, hang động Tại các vùng thềm phù sa cổ, địa hình bịchia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng

- Kết quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền núi là bồi tụ nhanh ở đồngbằng hạ lưu sông Rìa phía đông nam đồng bằng sông Hồng, tây nam đồng bằngsông Cửu Long hàng năm vẫn lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét

- Tính chất nhiệt đới ẩm của địa hình còn thể hiện ở chỗ địa hình bị baophủ bởi lớp vỏ phong hóa dày, có nơi tới 10 – 15m

1.1.4 Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

Quá trình sản xuất và quần cư hàng nghìn năm đã tác động mạnh mẽ lên

bề mặt địa hình ở tất cả các vùng, trong đó có cả mặt tích cực và tiêu cực Các

Trang 9

hoạt động tích cực có tác dụng bảo vệ địa hình, làm tăng hiệu quả kinh tế cònhoạt động tiêu cực đã phá hủy bề mặt địa hình, xói mòn thổ nhưỡng, làm giảmnăng suất sinh học.

Tốc độ gia tăng dân số nhanh, tập quán sản xuất du canh du cư, đốt rừnglàm rẫy từ lâu đời khiến cho đất đai trở nên cằn cỗi, diện tích rừng suy giảm.Mất lớp phủ thực vật, nên quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ làm tăng diệntích đất trống đồi trọc, hiện tượng trượt đất, lở đá Tuy nhiên ở một số vùng, conngười đã cố gắng định canh định cư, đẽo gọt các sườn núi hàng thế kỉ hìnhthành các thửa ruộng bậc thang trồng lúa đẹp mắt

Tại đồng bằng, các dạng địa hình nhân tạo ngày càng nhiều Ở đồng bằngsông Hồng có hệ thống đê điều chống lũ lụt chia cắt đồng bằng thành các ôtrũng, các ruộng bậc cao Ở đồng bằng sông Cửu Long con người đào kênhmương cải tạo đất Ở ven biển thì diễn ra quá trình quai đê lấn biển…

1.2 Các kiểu địa hình ở Việt Nam

Căn cứ vào đặc điểm hình thái và trắc lượng địa hình có thể phân biệt địahình nước ta thành các kiểu hình thánh địa hình chính như núi, cao nguyên, đồi

và đồng bằng

1.2.1 Kiểu địa hình núi

Kiểu địa hình núi của nước ta bao gồm các miền núi thấp có độ cao dưới1000m, miền núi trung bình có độ cao 1000 – 2000m, miền núi cao có độ caotrên 2000m Kiểu địa hình núi khá phổ biến và tiêu biểu cho địa hình nước ta

- Kiểu địa hình núi cao trên 2000m phần lớn nằm sâu trong đất liền vàvùng biên giới, đặc biệt là biên giới phía bắc từ Hà Giang đến Lai Châu, biêngiới phía tây thuộc hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh Tiêu biểu cho kiểu địa hình núicao là dãy Hoàng Liên Sơn, là dãy núi cao nhất nước ta có đỉnh Phansipăng cao3143m cao nhất bán đảo Đông Dương Ở vùng Trường Sơn Nam cũng có một

số đỉnh núi cao trên 2000m như Ngọc Linh, Ngọc Kring, Vọng Phu, Chư YangSin

Trang 10

- Kiểu địa hình núi trung bình từ 1000 – 2000m chiếm khoảng 14% diệntích lãnh thổ nhưng cũng phân bố khá rộng, từ biên giới phía bắc cho đến phíanam của dãy Trường Sơn

- Kiểu địa hình núi thấp dưới 1000m thường gặp ở vùng liền kề với vùngnúi trung bình và vùng đồi thành một dải liên tục với các bậc địa hình cao thấpkhác nhau Điển hình của kiểu địa hình núi thấp ở nước ta là vùng Đông Bắc,khu vực Hòa Bình – Thanh Hóa – Nghệ An

1.2.2 Kiểu địa hình cao nguyên

Cao nguyên là kiểu địa hình có độ cao khá lớn, bề mặt tương đối bằngphẳng, lượn sóng hoặc có các dãy đồi ở trên các miền núi và thường ngăn cáchvới các vùng đất thấp bởi các vách bậc địa hình Ở nước ta thường gặp 3 kiểucao nguyên chính là cao nguyên đá vôi, cao nguyên ba dan và cao nguyên hỗnhợp các loại đá

- Kiểu địa hình cao nguyên đá vôi rất điển hình ở vùng núi phía Bắc vàTây Bắc nước ta Các cao nguyên này thường có độ cao khá lớn, bề mặt bị chiacắt mạnh, mạng lưới sông suối thưa thớt và hiếm nước Một số cao nguyên đávôi tiêu biểu như Đồng Văn (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai) Ở Tây Bắc còn mộtdải các cao nguyên đá vôi có độ cao dưới 1000m là Tả Phình, Sín Chải, Sơn La,Mộc Châu

- Kiểu địa hình cao nguyên ba dan có hình dạng mềm mại, bằng phẳnghơn cao nguyên đá vôi, trên bề mặt còn di tích của các hoạt động núi lửa nhưcác miệng núi lửa, các hố tròn, được bao phủ bởi đất badan Các cao nguyên badan của nước ta tập trung ở Tây Nguyên

- Kiểu địa hình cao nguyên hỗn hợp các loại đá trầm tích, mắc ma, biếnchất tiêu biểu là cao nguyên Lâm Viên – Đà Lạt (Lâm Đồng)

1.2.3 Kiểu địa hình đồi

Kiểu địa hình đồi ở nước ta thường gặp ở vùng giáp ranh có tính chấtchuyển tiếp từ địa hình miền núi xuống đồng bằng và thường có độ cao trungbình từ 50 – 85m Địa hình đồi thuộc kiểu địa hình bóc mòn do tác động củangoại lực đã phá hủy, xâm thực đá gốc hoặc thềm sông, thềm biển

Trang 11

Kiểu địa hình đồi ở nước ta phổ biến ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,Phú Thọ, thuộc trung du Bắc Bộ, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, TâyNinh ở Đông Nam Bộ.

1.2.4 Kiểu địa hình đồng bằng

Kiểu địa hình đồng bằng ở nước ta thuộc bậc địa hình thấp nhất, phần lớnnằm ở phía đông lãnh thổ tiếp giáp với biển Đông Đặc điểm chung của cácđồng bằng là có bề mặt bằng phẳng, độ cao thường không vượt quá 15m, đượcbồi đắp bằng trầm tích biển, trầm tích lục địa và phù sa của các con sông lớntrên các vùng trũng bị sụt lún Có 2 kiểu đồng bằng, đó là đồng bằng châu thổhình thành ở hạ lưu sông lớn, chủ yếu do phù sa sông bồi đắp Tiêu biểu là đồngbằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long Kiểu địa hìnhdải đồng bằng ven biển miền Trung có đặc điểm chung là nhỏ hẹp và dốc hơnnhiều so với đồng bằng châu thổ, ở một số nơi ven biển còn xuất hiện các cồncát

1.2.5 Các kiểu địa hình đặc biệt

- Kiểu địa hình cacxtơ là kiểu địa hình ở vùng núi đá vôi được hình thành

do quá trình xâm thực chủ yếu của nước đối trên các đá dễ hòa tan Địa hình núi

đá vôi ở nước ta có diện tích rất rộng lớn, tập trung chủ yếu ở miền Bắc, từ biêngiới phía bắc tới Quảng Bình, ở miền Nam chỉ có một bộ phận nhỏ ở Hà Tiên(Kiên Giang) Địa hình cacxtơ ở Việt Nam có thể chia thành các kiểu địa hìnhcacxtơ ngập nước, cacxtơ nằm xen kẽ ở vùng đồng bằng, địa hình cacxtơ tậptrung Địa hình cacxtơ thường tạo nên những phong cảnh đẹp, đặc biệt là cáchang động và sông suối ngầm

- Kiểu địa hình bờ biển ở nước ta rất đa dạng, bao gồm 3 kiểu chính làkiểu địa hình mài mòn, kiểu địa hình bồi tụ, kiểu địa hình mài mòn – bồi tụ

Kiểu địa hình bờ biển bồi tụ được quyết định bởi quá trình bồi tụ ở vùngcửa sông, ven biển Khu vực cửa sông Hồng và khu vực bờ biển từ cửa sông SàiGòn đến Hà Tiên là điển hình cho kiểu địa hình bồi tụ tam giác châu

Trang 12

Kiểu địa hình bờ biển mài mòn xuất hiện ở các khu vực đồi núi trực tiếptiếp xúc với biển, điển hình nhất là đoạn bờ biển từ mũi Đại Lãnh (Phú Yên)đến mũi Dinh (Ninh Thuận)

Kiểu địa hình bờ biển bồi tụ - mài mòn xuất hiện ở những nơi có núi nhô

ra sát biển nhưng quanh đấy lại có nhiều phù sa của các con sông khiến chochân vách đá mài mòn có bãi biển tích tụ cát Ở khu vực ven biển Trung Bộ cònxuất hiện các kiểu địa hình cồn cát ven biển, các đầm phá, vũng biển

1.3 Các khu vực địa hình ở Việt Nam

1.3.1 Khu vực địa hình đồi núi

Ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 – 600m

- Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả, là vùng núi caonhất nước ta với 3 dải địa hình cùng chạy theo hướng tây bắc – đông nam Phíađông là dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ nhất nước ta, có đỉnh Phanxipăng(3143) Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giớiViệt Lào như Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao Ở giữa là các dãy núi, sơn nguyên vàcao nguyên đá vôi từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Mộc Châu (Sơn La) tiếp nối làvùng núi đá vôi Ninh Bình, Thanh Hóa Xen giữa các dãy núi là các thung lũngsông cùng hướng như sông Đà, sông Mã, sông Chu

- Vùng núi Trường Sơn Bắc giới hạn từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch

Mã, bao gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông

Trang 13

nam Đây là vùng đồi núi thấp, hẹp ngang, cao trung bình 1000m, có một vàiđỉnh núi cao trên 2000m như Pu Xai Lai Leng, Rào Cỏ Dãy Trường Sơn Bắcđược nâng lên với hai sườn không đối xứng, sườn tây rộng và thoải, còn sườnphía đông dốc, núi lan ra sát biển Phía bắc là vùng núi tây Nghệ An, phía nam

là vùng núi tây Thừa Thiên, ở giữa là khối núi đá vôi Quảng Bình và vùng đồithấp Quảng Trị Cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển, đây cũng là ranhgiới với vùng Trường Sơn Nam

- Vùng núi Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên Khối núiKon Tum và khối núi Cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ Địa hình núivới những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía đông Tương phản với địahình núi ở phía đông là các cao nguyên ba dan Plâycu, Đăk Lăk, Mơ Nông, DiLinh tương đối bằng phẳng có độ cao 500 – 800 – 1000m và các bán bìnhnguyên xen đồi ở phía tây tạo nên sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn đông, tâycủa vùng Trường Sơn Nam

b) Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du

Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng là các bề mặt bán bìnhnguyên hoặc các đồi trung du Bán bình nguyên thể hiện rõ ở Đông Nam Bộvới bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ ba dan ở độ caokhoảng 200m Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chiacắt do tác động của dòng chảy Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằngsông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung

1.3.2 Khu vực địa hình đồng bằng

Đồng bằng nước ta chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ, được chia thành

2 loại: đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển

a) Đồng bằng châu thổ

Đồng bằng châu thổ sông gồm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sôngCửu Long Hai đồng bằng này đều được thành tạo và phát triển do phù sa sôngbồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng

- Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng bồi tụ phù sa của hệ thống sôngHồng và sông Thái Bình, đã được con người khai thác từ lâu đời và bị biến đổi

Trang 14

mạnh mẽ Đồng bằng có diện tích rộng khoảng 15000km2, có hình tam giácchâu đỉnh là Việt Trì, đáy là vịnh Bắc Bộ Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thànhnhiều ô nhỏ do hệ thống đê điều Vùng trong đê không được bồi tụ phù sa hàngnăm, gồm các khu ruộng bậc cao bạc màu và các ô trũng ngập nước Vùngngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm.

- Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ được bồi tụ bởi phù

sa của sông Tiền và sông Hậu Diện tích đồng bằng khoảng 40000km2, địa hìnhthấp và bằng phẳng hơn so với đồng bằng sông Hồng Trên bề mặt đồng bằngkhông có đê nhưng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt Về mùa lũnước ngập trên diện rộng, còn mùa cạn nước triều xâm nhập mạnh làm cho gần2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn

b) Đồng bằng ven biển

Dải đồng bằng ven biển miền Trung có tổng diện tích khoảng 15000km2,biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành dải đồng bằng này nên đất ở đâythường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang, bịchia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ như Thanh – Nghệ - Tĩnh, Bình – Trị -Thiên, Nam – Ngãi – Định…Chỉ một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sônglớn là Thanh Hóa của hệ thống sông Mã – Chu, Nghệ An của sông Cả, QuảngNam của sông Thu Bồn, Tuy Hòa của sông Đà Rằng Ở nhiều đồng bằngthường có sự phân chia thành 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá, giữa là vùngthấp trũng, dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng

1.4 Mối quan hệ giữa địa hình và các thành phần tự nhiên

Do có nhiều đặc điểm độc đáo nên địa hình đã ảnh hưởng rất lớn đến tất

cả các thành phần tự nhiên của nước ta Địa hình chủ yếu là đồi núi đã tạo nênmột trong những đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam là đất nước nhiều đồinúi Đặc điểm của địa hình đã tác động và là một trong những nhân tố khiếnthiên nhiên nước ta phân hóa rất đa dạng

Ngược lại, các thành phần tự nhiên khác cũng có tác động rất lớn tới quátrình hình thành địa hình Việt Nam Các thành phần tự nhiên hay nói cách khác

Trang 15

chính là những tác nhân nội lực và ngoại lực đã chi phối quá trình hình thành,phát triển địa hình, tạo nên những đặc điểm địa hình Việt Nam hiện tại.

1.4.1 Tác động của địa hình đến các thành phần tự nhiên

a) Khí hậu

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa song các yếu tố cơ bản của địahình như độ cao, hướng sườn, hướng nghiêng, độ chia cắt địa hình đã ảnhhưởng lớn tới khí hậu và làm phong phú thêm sự phân hóa đa dạng của khí hậu

Độ cao địa hình đã tác động làm khí hậu nước ta có sự phân hóa theo đaicao rất rõ rệt Ở nước ta địa hình chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m (chiếm tới85% diện tích) nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa vẫn được bảo toàn Càng lêncao nhiệt độ càng giảm, độ ẩm tăng lên vì thế ở các vùng núi cao khí hậu mangtính chất cận nhiệt và ôn đới Ở độ cao từ 600 – 700m đến 2600m ở miền Bắc,

từ 900 – 1000m đến 2600m ở miền Nam là kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùatrên núi Ở độ cao trên 2600m là kiểu khí hậu ôn đới gió mùa trên núi

Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc – đông nam, thấp dần rabiển khiến cho ảnh hưởng của biển có thể thâm nhập vào sâu trong đất liền, làmtăng tính chất ẩm của khí hậu

Hướng cấu trúc địa hình cũng ảnh hưởng lớn tới sự phân hóa khí hậu theochiều bắc – nam, đông – tây, nhiều dãy núi trở thành ranh giới tự nhiên của cácmiền khí hậu như dãy Hoàng Sơn, Bạch Mã Các dãy núi của nước ta có hướngchính là hướng tây bắc – đông nam như Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc gầnnhư vuông góc với hướng gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông nên trở thànhcác bức chắn địa hình Cấu trúc vòng cung của địa hình vùng núi Đông Bắc trởthành hành lang hút gió mùa đông bắc, khiến gió mùa đông bắc có điều kiệnthâm nhập sâu xuống vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

b) Sông ngòi

Địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm hình thái mạng lưới sông ngòinước ta Do địa hình đồi núi chiếm ưu thế, núi ở phía tây, đồng bằng ở phíađông cộng với hình dạng lãnh thổ hẹp ngang nên sông ngòi ở nước ta chủ yếu làsông nhỏ, ngắn, dốc và đổ ra biển

Trang 16

Theo hướng cấu trúc của địa hình sông ngòi nước ta cũng chảy theo 2hướng chính đó là hướng tây bắc – đông nam của các sông ở vùng Tây Bắc,Trường Sơn Bắc, hướng vòng cùng của các sông ở vùng Đông Bắc, Trường SơnNam

c) Thổ nhưỡng, sinh vật

Địa hình đã dẫn tới sự phân hóa đất và sinh vật theo đai cao Ở độ caodưới 600m ở miền Bắc, dưới 1000m ở miền nam, khí hậu nhiệt đới được bảotoàn nên sinh vật ở đây chủ yếu là các hệ sinh thái nhiệt đới, đất hình thành làđất feralit

Ở độ cao 600 – 1600m do nhiệt độ giảm làm hạn chế quá trình phân giảichất hữu cơ, mùn được tích lũy hình thành đất feralit có mùn trên núi đồng thờiquá trình phong hóa yếu đi nên tầng đất mỏng hơn Sinh vật ở đây đã xuất hiệncác loài chim thú cận nhiệt đới, các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo

Ở độ cao trên 1600m đến 2600m, nhiệt độ thấp, quá trình feralit ngừngtrệ, hình thành đất mùn, rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản vềthành phần loài, trong rừng có nhiều chim di cư thuộc khu hệ Himalaya

Ở độ cao trên 2600m, chỉ có ở dãy Hoàng Liên Sơn có các loài thực vật

ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam, đất chủ yếu là đất mùn thô

d) Khoáng sản

Quá trình hình thành khoáng sản có liên quan chặt chẽ tới sự hình thànhđịa hình và các dạng địa hình Các mỏ nội sinh thường phân bố ở các vùng núicao, chịu tác động mạnh của vận động nâng lên như đồng ở Lào Cai, Sơn La,Yên Bái; chì kẽm ở Bắc Cạn, Tuyên Quang; thiếc ở Cao Bằng…

Các mỏ ngoại sinh thường phân bố ở những vùng trũng thấp, được bồilắng trầm tích như các mỏ than ơ Quảng Ninh, dầu khí ở thềm lục địa phía nam,than nâu ở đồng bằng sông Hồng

1.4.2 Tác động của các thành phần tự nhiên tới địa hình

a) Địa chất

Lịch sử phát triển tự nhiên của nước ta đã diễn ra lâu dài và phức tạp, việcnghiên cứu lịch sử phát triển tự nhiên sẽ giúp cho việc giải thích nguồn gốc hình

Trang 17

thành và sự phát triển của địa hình Từ các kết quả nghiên cứu có thể chia lịch

sử phát triển tự nhiên của nước ta thành 3 giai đoạn: giai đoạn tiền Cambri, giaiđoạn cổ kiến tạo, giai đoạn tân kiến tạo

- Giai đoạn tiền Cambri (kéo dài gần 3 tỉ năm, kết thúc cách đây 542 triệunăm) là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ ViệtNam Trong giai đoạn này đã hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ ViệtNam làm cơ sở để hình thành các bộ phận lãnh thổ còn lại của nước ta, chi phốihướng địa hình hiện đại

- Giai đoạn Cổ kiến tạo (trải qua hai đại Cổ sinh và Trung sinh, kết thúcvào kỉ Crêta cách đây 65 triệu năm): Do chịu tác động của nhiều vận động tạonúi như Calêđôni, Hecxini thuộc đại Cổ sinh, Indoxini, Kimêri thuộc đại TrungSinh với nhiều pha nâng lên hạ xuống khác nhau đã quy định đặc điểm quantrọng của địa hình nước ta là đất nước nhiều đồi núi

- Giai đoạn tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử phát triểnlãnh thổ nước ta và kéo dài cho đến ngày nay Vận động tạo núi Himalaya diễn

ra cách đây 23 triệu năm khiến địa hình được nâng cao, trẻ lại và bồi lấp cácbồn trũng lục địa

b) Khí hậu

Khí hậu của nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt cao,lượng mưa và độ ẩm lớn lại có sự phân hóa mùa mưa, khô sâu sắc nên đã tácđộng rất lớn đến địa hình, là một tác nhân ngoại lực góp phần hình thành cácđặc điểm địa hình hiện tại Khí hậu đã quy định đặc điểm địa hình của nước ta

là địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

Do có nền nhiệt cao, độ ẩm lớn mà quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ.Đặc biệt quá trình phong hóa hóa học diễn ra ở các vùng núi đá vôi đã hìnhthành các dạng địa hình cacxtơ rất độc đáo Quá trình phong hóa hóa học hìnhthành địa hình cacxtơ diễn ra như sau:

- Nước có hòa tan CO2 tạo thành axit cacbônic: H2O + CO2 = H2CO3

Trang 18

- Sau đó nước ngấm vào các khối đá dễ hòa tan như đá vôi, thạch cao pháhủy đá tạo thành Ca(HCO)2 ở dạng hòa tan: H2CO3 + CaCO3 = Ca(HCO3)2 Từ

đó tạo thành các hang động, măng đá treo trên trần hang

- Khi gặp điều kiện thích hợp, nước có chứa đá vôi hòa tan bị bốc hơi, đávôi tích tụ lại hình thành nên các cột đá mọc từ dưới đất lên:

Các sản phẩm của quá trình phong hóa, xâm thực sẽ được dòng nước vậnchuyển, khi gặp điều kiện thuận lợi, các sản phẩm này tích tụ lại là hình thànhnên các dạng địa hình bồi tụ Tiêu biểu nhất là các đồng bằng châu thổ được bồi

tụ bởi vật liệu phù sa ở hạ lưu các con sông lớn như đồng bằng sông Hồng,đồng bằng sông Cửu

Các yếu tố hải văn đóng vai trò quan trong trong việc hình thành các dạngđịa hình bờ biển Tác dụng mài mòn của sóng biển có thể tạo thành các hàmếch, vách biển, vũng vịnh…Sóng biển, thủy triều, dòng biển vận chuyển vật liệubồi tụ nên các bãi cát ven biển, các cồn cát, đầm phá…

d) Sinh vật

Trong nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, các vi sinh vật hoạt động mạnh

mẽ, lớp phủ thực vật dày đã góp phần đẩy nhanh tốc độ của quá trình phong hóasinh học, hóa học Do địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn, thì rừng có vai tròquan trọng trong việc hạn chế xói mòn, rửa trôi

1.5 Ảnh hưởng của địa hình đến sự phát triển kinh tế xã hội

1.5.1 Phân bố dân cư

Trang 19

Đặc điểm địa hình đã ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư, dân tộc và trình

độ dân trí giữa các vùng miền Ở các vùng núi và cao nguyên, do địa hình hiểmtrở khó qua lại nên dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp, trung bình dưới 100người/km2, ở các vùng như Tây Bắc, Tây Nguyên mật độ dân số dưới 50 người/

km2

Ngược lại, các vùng đồng bằng ở nước ta đã được khai phá từ lâu đời,sớm có cư dân sinh sống với nghề trồng lúa nước Do địa hình bằng phẳng nêndân cư đông đúc, mật độ dân số cao Ở các vùng đồng bằng mật độ dân số trungbình trên 500 người/km2, đặc biệt ở đồng bằng sông Hồng mật độ dân số lên tớitrên 2000 người/km2

1.5.2 Nông nghiệp

Sự phân hóa địa hình kết hợp với đất trồng đã cho phép nước ta hìnhthành nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng miền Ở miền núi, caonguyên, trung du, có nhiều điều kiện để trồng các loại cây công nghiệp, chănnuôi gia súc lớn, trồng rừng Ngoài các cây trồng vật nuôi nhiệt đới thì ở vùngnúi cao có thể nuôi trồng được các loài có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới Riêng

ở miền núi trung du Bắc Bộ, trong quá trình khai phá chinh phục tự nhiên kéodài hàng nghìn năm, người dân đã tạo nên những thửa ruộng bậc thang rấtngoạn mục, độc đáo để có thể canh tác lúa nước trên sườn dốc

Ở đồng các vùng đồng bằng có thế mạnh về trồng các loài cây lươngthực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm, nuôi trồngthủy sản

1.5.3 Công nghiệp

Địa hình có tác động rất lớn tới sự phân bố công nghiệp Ở các vùng núi

do sự giàu có về tài nguyên khoáng sản, lâm sản nên đã hình thành nhiều cơ sởkhai thác và chế biến khoáng sản, lâm sản Nguồn thủy năng dồi dào do sôngngòi ở miền núi có độ dốc lớn nên tiềm năng thủy điện lớn là cơ sở để xây dựngcác nhà máy thủy điện Tuy nhiên do địa hình hiểm trở khó qua lại nên sản xuấtcông nghiệp rất hạn chế, quy mô sản xuất còn nhỏ, hầu như không có các trungtâm công nghiệp lớn

Trang 20

Ở đồng bằng và các vùng đồi chuyển tiếp do địa hình bằng phẳng, thuậnlợi cho giao thông nên sản xuất công nghiệp rất phát triển Hầu hết các trungtâm công nghiệp của nước ta đều phân bố ở các vùng đồng bằng và ven biển,đặc biệt là ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ

1.5.4 Giao thông vận tải

Đối với ngành giao thông vận tải, địa hình có ảnh hưởng lớn tới công tácthiết kế, thi công các công trình giao thông cũng như sự phân bố mạng lưới giaothông ở nước ta Địa hình đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích, nhiều dãy núi lan rasát biển là khó khăn lớn trong việc xây dựng các công trình giao thông, đặc biệt

là giao thông theo hướng bắc nam, phải đầu tư nguồn vốn lớn để xây dựng cáchầm đường bộ, cầu đường, tường bao, rào chắn Tuy nhiên dải đồng bằng nhỏhẹp ven biển chạy dọc từ bắc vào nam là điều kiện thuận lợi để chúng ta xâydựng các tuyến đường bắc nam nối hai đầu đất nước Dọc bờ biển có rất nhiềucửa sông, vũng vịnh kín gió, vịnh nước sâu có thể xây dựng các cảng biển lớn

1.5.5 Du lịch

Nước ta có nhiều kiểu địa hình đặc biệt như địa hình cacxtơ, địa hình bờbiển mài mòn, bờ biển bồi tụ - mài mòn… tạo nên nhiều thắng cảnh đẹp có tiềmnăng để chúng ta phát triển du lịch Tiêu biểu là vùng núi đá vôi bị chìm ngậpdưới biển ở Hạ Long – Quảng Ninh, vùng núi đá vôi ngập nước ngọt ở Tràng

An – Ninh Bình, khối núi đá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng, công viên địa chất toàncầu cao nguyên đá Đồng Văn – Hà Giang đều đã được UNESCO công nhận là

di sản thiên nhiên thế giới

Dọc bờ biển còn có hơn 125 bãi tắm đẹp, nhiều bãi tắm nổi tiếng thế giớinhư Nha Trang (Khánh Hòa), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Mũi Né (Ninh Thuận), Trà

Cổ (Quảng Ninh)…Nhiều vũng vịnh đẹp như vịnh Lăng Cô, vịnh Nha Trang,Vũng Tàu…, địa hình đảo như đảo Phú Quốc, Vân Đồn, Cát Bà, Lí Sơn… làtiềm năng to lớn để nước ta phát triển du lịch biển đảo

Những vùng núi cao có khí hậu mát mẻ trở thành những khu du lịch nghỉdưỡng thu hút khách du lịch như Đà Lạt, Sa Pa

Trang 21

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

2.1 Phương pháp dạy học

Đổi mới phương pháp dạy học là một tất yếu khách quan nhằm hướngđến người học làm trung tâm Hiện nay nhất là đối với trường chuyên, vấn đềđổi mới phương pháp dạy học đang là đòi hỏi cấp thiết để tạo ra các thế hệ HSchủ động chiếm lĩnh tri thức và giải quyết các vấn đề có liên quan Vì vậy, vớicác nội dung Địa lý nói chung và phần địa hình Việt Nam nói riêng đặc biệtdành cho đối tượng học sinh giỏi, cần vận dụng các phương pháp dạy học tíchcực một cách triệt để và hiệu quả

Dưới đây, xin giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tíchcực cho chuyên đề địa hình Việt Nam nhằm kích thích sự hứng thú, tư duy của

HS, từ đó nâng cao hiệu quả giờ học

2.1.1 Phương pháp đàm thoại gợi mở

Đây là phương pháp, trong đó GV soạn ra câu hỏi lớn cho HS Sau đó,chia câu hỏi lớn ra thành một số câu hỏi nhỏ hơn, có quan hệ lôgic với nhau, tạo

ra những cái mốc trên con đường thực hiện câu hỏi lớn Đàm thoại gợi mở làmột phương pháp truyền thống, sử dụng tương đối phổ biến trong các trường,các cấp học GV dựa vào những phản hồi thường xuyên của HS để liên tiếp đưa

ra những gợi ý hoặc tái hiện kiến thức nhằm đưa HS tới nội dung cần đạt Đốitượng học sinh giỏi là đối tượng có kiến thức chắc chắn, vững vàng nên phươngpháp này đem lại hiệu quả rất lớn

Ví dụ:

Khi giảng về đặc điểm chung của địa hình Việt Nam, GV có thể sử dụng

hệ thống câu hỏi gợi mở để hướng dẫn HS tìm hiểu vấn đề này

- B1: GV đưa ra câu hỏi lớn “Dựa vào Atlat và SGK em hãy trình bày cácđặc điểm chung của địa hình Việt Nam?”

- B2: GV đưa ra các câu hỏi gợi ý

Câu 1: Dựa vào bản đồ hình thể, em hãy nhận xét về tỉ lệ diện tích cácdạng địa hình của nước ta Từ đó rút ra đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

Trang 22

Câu 2: Dựa vào bản đồ hình thể, em hãy nhận biết hướng của các dãy núiHoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, ĐôngChiều Từ đó em có nhận xét gì về hướng địa hình của Việt Nam.

Câu 3: Em hãy phân tích ảnh hưởng của khí hậu tới địa hình Việt Nam.Câu 4: Lấy ví dụ một số hoạt động của con người đã làm thay đổi bề mặtđịa hình của nước ta

- B3: HS dựa vào hệ thống câu hỏi trên để tìm ra đáp án phù hợp hoànthành câu hỏi lớn Sau đó GV chuẩn kiến thức

2.1.2 Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp đặt HS vào môi trườnghọc tập (nghiên cứu, thảo luận ) theo các nhóm HS Một trong những lí dochính để sử dụng phương pháp này nhằm khuyến kích HS trao đổi và biết cáchlàm hợp tác với người khác để học hỏi lẫn nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm tronghọc tập Phương pháp này giúp các em có khả năng tương tác với người họckhác, là một cách để học tập cách định hướng bài làm, sử dụng phương tiện đểgiải quyết vấn đề Tuy nhiên nó đòi hỏi thời gian nhất định để các nhóm làmviệc, thảo luận và trình bày

Ở phần địa hình, khi giảng dạy về sự phân hóa địa hình, tìm hiểu đặcđiểm của các khu vực địa hình thì phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp

có hiệu quả nhất

2.1.3 Phương pháp đóng vai

Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học địa lí sẽ khuyến khích HSnhập mình vào thực tế cuộc sống và thử đặt mình vào vị trí của những người cóđịa vị khác nhau trong xã hội giải quyết các tình huống cụ thể của cuộc sống.Phương pháp này giúp HS tìm hiểu quá trình liên quan đến việc ra quyết định vàtiếp cận quan điểm của người khác Mặt khác khi tham gia đóng vai HS phải thểhiện diễn xuất của mình, xuất phát từ thực tế cộng với ý nghĩa, óc tưởng tượng,sáng tạo của HS đã tạo cho người học cảm xúc Đó là cơ sở HS quan tâm đếnnhững vấn đề thực tế, đặc biệt đối với môn địa lí là môn khoa học xã hội, gắn

Trang 23

liền với thực tế cuộc sống, trình bày nhiều vấn đề gần gũi với HS thì sử dụngphương pháp đóng vai sẽ mang lại hiệu quả cao

Ví dụ:

Khi giảng dạy về tác động của địa hình đến các thành phần tự nhiên GV

có thể sử dụng phương pháp đóng vai Các bước tiến hành như sau:

- B1: GV hỏi HS “nếu em là bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường emhãy phân tích những tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến địa hìnhViệt Nam Em có giải pháp nào để hạn chế quá trình xói mòn, xâm thực ở miềnnúi?”

- B2: GV gọi HS trình bày ý kiến của mình

- B3: GV chuẩn kiến thức

2.1.4 Phương pháp động não

Phương pháp động não là một phương pháp dùng để giải quyết nhiều loạivấn đề khác nhau, giúp cho người học trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều

ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó

Phương pháp này có tác dụng giúp HS:

+ Trả lời nhanh, đưa ra những đáp án chính xác trong khoảng thời gianngắn

+ Khắc phục sự rụt rè, e ngại khi trình bày ý kiến

+ Tránh sự phán xử hấp tấp với thời gian hạn định

+ Tự do và chân thực trong việc tham gia vào các hoạt động mà khôngquan tâm đến những hạn chế của cá nhân

Cách sử dụng phương pháp động não như sau: GV đưa chủ đề cần tìm hiểulên bảng Khích lệ HS phát biểu và đưa ra ý kiến của mình để tìm ra các ý nhỏ

bổ sung cho chủ đề chính Đối với mỗi ý kiến của HS, GV có thể ghi lại trên bảngthành sơ đồ Phương pháp này có thể sử dụng để ôn tập, kiểm tra về sự phân hóacác khu vực địa hình, tác động của địa hình tới các thành phần tự nhiên, kinh tế

xã hội

Ví dụ:

Trang 24

Khi tìm hiểu về đặc điểm của các khu vực địa hình, GV có thể sử dụngphương pháp động não

- B1: GV có thể đưa ra câu hỏi: “Trong thời gian 2 phút em hãy cho biếtvùng núi Tây Bắc có những đặc điểm gì?”

- B2: GV gọi HS trả lời nhanh, mỗi HS đưa ra một đáp án, GV ghi lại tất

cả các đáp án đúng, đáp án sai

- B3: Khi thời gian kết thúc, GV tổng kết kiến thức và đưa ra đáp án chocâu hỏi

2.1.5 E learning

E-Learning là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin

và truyền thông Với E-Learning, người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ởđâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực

và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phương tiện là máytính và mạng Internet Ở chuyên đề này, GV có thể hướng dẫn HS tìm các thôngtin trên mạng Internet về các dạng địa hình đặc biệt của Việt Nam, chủ động tìmkiếm công cụ học tập như hình ảnh, video để phục vụ cho cả chuyên đề Đâythực sự là phương pháp có khả năng giúp người học chủ động tiếp cận với việc

tự học, tự tìm tòi, nhất là không chỉ tìm ra tri thức mà còn tìm ra cách thức tiếpcận tri thức Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổsung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượnggiảng dạy

Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là không phải mọi HS đều cómáy tính cá nhân và không phải HS nào cũng có thể sử dụng máy tính kết nốiInternet để tìm kiếm và lưu trữ dữ liệu một cách thành thục

2.1.6 Phương pháp thực địa

Thực địa là một phương pháp dạy học truyền thống không thể thiếutrong môn địa lí Đây là một hình thức học mà chơi, chơi mà học, xóa đi sựnhàm chán trong các giờ học trên lớp Thực địa sẽ giúp HS biết vận dụng nhữngkiến thức lí thuyết trên lớp với thực tế cuộc sống, củng cố khắc sâu kiến thức,phát triển tình yêu quê hương đất nước trong mỗi HS Thông qua các chuyến đi

Ngày đăng: 24/04/2017, 00:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w