ĐỊA HÌNH VIỆT NAM VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
MỞ ĐẦU
Phần đặc điểm chung tự nhiên có một dung lượng kiến thức khá lớnkhoảng 15% trong toàn bộ chương trình địa lý 12 Trong đó, nội dung địa hìnhViệt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng Trong các thành phần của điều kiệntự nhiên địa hình xuất hiện sớm nhất làm nền tảng cho môi trường tự nhiên;đồng thời nó cũng bị biến đổi chậm nhất so với các thành phần khác.
Địa hình có vai trò vô cùng quan trọng vì chính trên bề mặt địa hình đãdiễn ra sự tiếp xúc và tác động trực tiếp của các thành phần tự nhiên, trong đóđịa hình vừa là nhân tố hình thành và thường xuyên tác động đến các thành phầnkhác của tự nhiên, vừa chịu sự chi phối và ảnh hưởng trở lại của chúng.
Trong những điều kiện cụ thể của nước ta, địa hình đã góp phần tạo nêncác cảnh quan tự nhiên hết sức đa dạng như các cảnh quan miền núi, caonguyên, trung du, đồng bằng, ven biển Địa hình các vùng núi cao như HoàngLiên Sơn, Trường Sơn và các dãy núi nằm ngang theo hướng vĩ tuyến nhưHoành Sơn, Bạch Mã đã trở thành ranh giới tự nhiên của khí hậu cũng như củacác vùng địa lí tự nhiên Địa hình còn là nguyên nhân chính gây nên sự phân hóasâu sắc của tự nhiên làm cho thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm nước ta thêmphần đa dạng phong phú.
Nội dung địa hình Việt Nam thường xuất hiện nhiều trong các kì thi, đặcbiệt là thi học sinh giỏi quốc gia
Dưới đây tôi xin đưa ra nội dung kiến thức và một số bài tập cơ bản liênqua tới địa hình Việt Nam
NỘI DUNG
I – ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
Trang 21 Địa hình Việt Nam có cấu trúc theo hướng tây bắc – đông nam,hướng vòng cung là chủ yếu và thấp dần ra biển
a, Hướng cấu trúc tây bắc - đông nam:
Do đặc điểm cấu trúc địa chất - kiến tạo trong lịch sử hình thành và pháttriển của tự nhiên đã khiến cho nước ta có nhiều đồi núi và có hướng cấu trúcchủ yếu theo hướng tây bắc – đông nam Đây là hướng chính của các địa mángvà các đứt gãy như đứt gãy sông Hồng, sông Mã, sông Cả, địa máng sông Đà ởmiền Bắc, rãnh Nam Bộ ở miền Nam Có thể nhận biết rất rõ hướng cấu trúcchính này của địa hình hiện tại qua các dãy núi Con Voi, dãy núi Hoàng LiênSơn, dãy núi sông Mã, dãy núi Trương Sơn Bắc hoặc qua dòng chảy của các consông như sông Chảy, sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Gianh, sôngCửu Long.
Đáng chú ý là hai dãy núi Hoàng Liên Sơn và dãy núi Trường Sơn Bắc làcác dãy núi trương đối cao và có khả năng chắn gió và gần như nằm vuông gócvới hướng gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam nên đã gây ra mưa lớn ởsườn đón gió và hiệu ứng phơn khô nóng khi gió vượt núi làm cho khu vực TâyBắc về mùa đông khô và ấm hơn so với khu vực Đông Bắc, khu vực ĐôngTrường Sơn có mưa nhiều về mùa đông và khô nóng về đầu mùa hạ.
b, Hướng cấu trúc vòng cung:
Ngoài hướng cấu trúc chính của địa hình nước ta là hướng tây bắc – đôngnam, địa hình nước ta còn có một hướng cấu trúc nữa rất độc đáo là hướng vòngcung Hướng vòng cung là hướng của các dãy núi bao quanh các địa khối cóhình dạng tương đối tròn như khối núi thượng nguồn sông chảy hoặc các dãy núiở Nam Trung Bộ bao quanh địa khối Kon Tum chạy sát ra biển, tạo nên dángcong tự nhiên của đoạn bờ biển Nam Trung Bộ Hướng vòng cung thể hiện rõnét nhất và trở thành một đặc điểm nổi bật của vùng núi phía Bắc và Đông BắcBắc Bộ, là các dãy núi hình cánh cung hướng lồi ra phía biển, bao quanh địakhối vòm sông chảy và quy tụ với nhau về phía núi Tam Đảo như hình một nanquạt Lần lượt từ phía tả ngạn sông Gâm ra vùng bờ biển Đông Bắc là cánh cung
Trang 3sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.Các cánh cung này đã tạo nên các thung lũng sông chạy theo hướng bắc – namhoặc theo hướng đông bắc – tây nam của sông Cầu, sông Thương, sông LụcNam là các sông lớn ở khu vực, được hợp lưu tại Phả Lại để trở thành sông TháiBình.
Chính các dãy núi cánh cung có hướng bắc – nam và đông bắc – tây namnày đã tạo điều kiện thuận lợi cho gió mùa Đông Bắc thâm nhập nhanh chóngvào vùng đồng bằng Bắc Bộ và làm cho vùng núi Đông Bắc nước ta chịu ảnhhưởng sâu sắc nhất của gió mùa Đông Bắc và trở thành vùng có khí hậu lạnhnhất ở nước ta về mùa đông.
c, Địa hình có xu thế thấp dần ra biển:
Địa hình nước ta có xu thế thấp dần ra biển theo hướng cấu trúc của địahình và theo các dòng chảy Hầu hết các sông ngòi của nước ta đều trực tiếp đổra Biển Đông chỉ trừ có hệ thống sông Kì Cùng – Bằng Giang ở Đông Bắc chảysang hệ thống sông Tây Giang (sau đó cũng chảy ra Biển Đông ở Quảng Châu –Trung Quốc) và các sông suối ở Tây Nguyên là thượng nguồn của các sông XêXan, Xrê Pốc chảy vào hệ thống sông Mê Công.
Xu thế địa hình thấp dần ra biển đã tạo nên ở nước ta các vùng đồng bằngchâu thổ ở ven biển mà tiêu biểu là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộđược bồi đắp bởi các trầm tích Đệ Tứ và phù sa màu mỡ hiện đại Các đồngbằng này cho đến ngày nay vẫn không ngừng mở rộng về phía biển và được tiếpnối bởi vùng thềm lục địa rộng lớn, tương đối nông và khá bằng phẳng bao gồmtoàn bộ vịnh Bắc Bộ và biển Nam Bộ cho đến vịnh Thái Lan.
Địa hình thấp dần ra biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập ảnhhưởng của biển vào sâu trong đất liền, trước hết là các luồng gió thổi từ biểnvào, gió đất – biển và sự xâm nhập của thủy triều tạo nên vùng nước lợ, nhiễmmặn và ngập mặn ở vùng ven biển.
1 Địa hình Việt Nam có tính chất phân bậc khá rõ rệt
Trang 4Phần lớn địa hình nước ta là đồi núi Tuy vậy tính chất phân bậc củađịa hình thể hiện khá rõ rệt ở miền núi nước ta có nhiều bậc địa hình mà hiện tạilà các đỉnh núi, các sơn nguyên tại mỗi bậc có độ cao xấp xỉ như nhau.
a, Các bậc địa hình núi cao trên 2000m:
Ngoài các khu vực đỉnh núi nhô cao đơn lẻ với độ cao trên 2400m chođến trên 3000m, ở các vùng núi cao có thể quan sát thấy có một bậc địa hình ởđộ cao 2100m đến 2200m vốn nằm chung trên một mặt phẳng bán bình nguyêncổ có tuổi Palêôgen sau bị chia cắt mà thành các đỉnh núi đơn độc hoặc các dảinúi kéo dài Điển hình nhất của địa hình này thường gặp ở vùng núi cao HoàngLiên Sơn.
b, Các bậc địa hình có độ cao từ 1000m đến 2000m: Có 2 bậc địa hìnhchính.
Bậc địa hình từ 1500m đến 1800m vốn là các bề mặt của các bán bìnhnguyên cổ ở nước ta Nơi nào bị chia cắt mạnh thì nay chỉ còn là những đỉnhnúi Ở những nơi có địa thế thuận lợi và thành phần đá gốc tương đối thuần nhất,mặt bằng của bán bình nguyên này còn sót lại khá rộng, ít bị chia cắt hơn tạonên những khu vực tương đối bằng phẳng ở miền núi như các cao nguyên đá vôiĐồng Văn, Bắc Hà, vùng núi Sa Pa, Đà Lạt Chính những nơi đó sau này đượccon người khai thác, sử dụng làm địa bàn cư trú và sinh sống, được xây dựng trởthành các khu du lịch núi rất có giá trị.
Bậc địa hình có độ cao 1000m đến 1400m là bề mặt của các bình nguyêncổ có tuổi trẻ hơn tuổi đệ tam được hình thành từ các chu kì nâng lên tiếp theovà bị chia cắt mạnh Bậc địa hình này khá phổ biến ở vùng núi phía Bắc, TrườngSơn và Tây Nguyên.
c, Các bậc địa hình của vùng đồi núi và đồng bằng có độ cao dưới1000m
Trang 5Bậc địa hình có độ cao 600m đến 900m là bậc địa hình có đô cao trungbình tiêu biểu cho vùng núi thấp tập trung ở vùng núi phía Bắc và các caonguyên Kon Tum, Đắc Lắc, Plây Cu ở Tây Nguyên.
Bậc địa hình có độ cao 200m đến 600m bao gồm các vùng đồi núi thấpđã bị chia cắt thành các núi, đồi và các dãy đồi có diện tích lớn nhất ở nước ta vàphân bố rộng khắp ở trung du Bắc Bộ, các vùng đồi núi thấp chân núi ở TrungBộ và Nam Tây Nguyên đến đồng bằng Nam Bộ.
Bậc địa hình có độ cao từ 25m đến 100m là các vùng gò đồi thấp, phầnlớn là các bậc thềm phù sa có tuổi Đệ Tứ ở Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằngNam Bộ.
Bậc địa hình thấp dưới 15m ở các vùng đồng bằng và ven biển có độ caodưới 15m là các bậc thềm sông và thềm biển hiện đại.
2 Địa hình Việt Nam rất tiêu biểu cho địa hình của vùng nhiệt đới ẩm
a, Địa hình nước ta được che phủ bởi một lớp vỏ phong hóa rất dày
Lớp vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm ở nước ta được hình thành do sự kết hợpcủa các quá trình phong hóa vật lí, hóa học, sinh học, trong đó quá trình phonghóa hóa học diễn ra mạnh mẽ nhất và đóng vai trò chủ yếu nhất.
Trong những điều kiện thuận lợi của chế độ nhiệt và ẩm, ở những nơi địahình tương đối bằng phẳng, các thành phần đá gốc không thuần nhất, các quátrình phong hóa đều có điều kiện hoạt động mạnh thì lớp vỏ phong hóa có thểdày tới vài ba mét, có nơi tới hàng chục mét.
Lớp vỏ phong hóa có đặc tính thấm nước, vụn bở, dễ dàng bị phá hủy,xói mòn và rửa trôi, nhất là ở những nơi có địa hình dốc, lớp phủ thực vật và thổnhưỡng bị tàn phá Ở nước ta, quá trình phong hóa hóa học cũng đã diễn ramạnh mẽ ở các vùng núi đá vôi là loại đá thấm nước đã tạo ra các hang động lớnvà sông suối ngầm gây nên tình trạng mất nước và khô hạn trầm trọng Tuy vậyở các vùng núi cao được cấu tạo bằng các loại đá macma, biến chất có thành
Trang 6phần nham thạch thuần nhất hơn thì quá trình phong hóa diễn ra chủ yếu vàchậm hơn.
b, Địa hình nước ta bị xâm thực, xói mòn mạnh mẽ do dòng chảy gây nên
Với lượng mưa lớn, đặc biệt rất tậptrung ở các vùng núi có địa hình chắngió thuận lợi và trong các tháng mùa mưa làm cho địa hình nước ta bị xâm thực,xói mòn rất mạnh, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa nhanh chóng bị bócmòn Ở những nơi có địa hình dốc và lớp phủ rừng bị tàn phá thì sự xâm thực vàxói mòn còn diễn ra mãnh liệt hơn khiến cho lượng phù sa trên các sông suốităng lên rất nhanh, nhất là vào thời kì mùa mưa Những trận lũ ống, lũ quét thựcsự là các tai họa đối với các vùng núi vì có sức tàn phá rất lớn.
c, Địa hình nước ta hay xảy ra hiện tượng đất trượt, sụt lở đất đá
Tại các vùng núi cao có các sườn dốc lớn và cạnh các đường giao thôngcắt sẻ qua các sườn núi thường hay xảy ra hiện tượng đất trượt, sụt lở đất đá làmbiến đổi nhanh chóng bề mặt địa hình Các sườn dốc càng trở nên dốc hơn Lớpphủ thổ nhưỡng và thực vật bị phá hủy, nhiều trần hang động đá vôi sụp đổ đãtách các dãy núi đá vôi thành các ngọn núi tách rời.
Nói chung, tính chất địa hình nhiệt đới ẩm đã tạo nên đặc điểm hình tháicủa địa hình nước ta là có sự chia cắt rất mạnh mẽ, các vùng núi cao và vùng núiđá vôi có địa hình sắc nhọn hiểm trở với các vách đứng và sườn dốc lớn, còn ởcác vùng núi trung bình và đồi núi thấp, đặc biệt là các vùng đồi có dáng hìnhmềm mại và bớt dốc hơn.
II – CÁC KIỂU ĐỊA HÌNH Ở VIỆT NAM1 Kiểu địa hình núi:
Bao gồm các miền núi thấp có độ cao trung bình dưới 1000m, miền núitrung bình có độ cao trung bình từ 1000m đến 2000m và miền núi cao có độ caotrên 2000m Kiểu địa hình núi khá phổ biến và tiêu biểu cho địa hình nước ta.Kiểu địa hình núi có đặc điểm chung là có độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối
Trang 7khá lớn, về ngoại hình thường là các khối núi hoặc các dãy núi, có độ chia cắtsâu và sườn dốc lớn.
Ở nước ta các đơn vị sơn văn lớn thường được ngăn cách với nhau bởicác thung lũng sông lớn, hình thành nên các khu vực núi có các sắc thái riêng.Tuy vậy vẫn có thể phân chia kiểu địa hình núi thành các kiểu địa hình núi cao,núi trung bình và núi thấp.
a, Kiểu địa hình núi cao:
Các khu vực núi cao ở nước ta với các đỉnh núi cao trên 2000m phần lớnnằm sâu trong đất liền và ở vùng biên giới, đặc biệt là ở biên giới phía Bắc từ HàGiang đến Lai Châu và biên giới phía Tây thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.Tiêu biểu cho kiểu địa hình núi cao ở nước ta là dãy núi Hoàng Liên Sơn, đồ sộvà hùng vĩ nhất ở nước ta chạy dài 180km theo hướng tây bắc – đông nam Ởđây có đỉnh Phan Si Păng (3143m) cao nhất Việt Nam và cả bán đảo ĐôngDương Kiểu địa hình núi cao ở nước ta đều được cấu tạo bằng các loại đámacma và đá biến chất có thành phần khá đồng nhất như granít, riôlít rất cứngvà rắn,khó bị phong hóa tạo nên các đỉnh sắc nhọn, lởm chởm hình răng cưa.Địa hình của vùng núi cao rất hiểm trở vì có độ cao lớn, sườn dốc với nhiềuvách đứng bị xâm thực mạnh tạo nên độ chia cắt sâu tới hàng nghìn mét Do lớpvỏ phong hóa mỏng nên lớp phủ thổ nhưỡng và thực vật cũng rất nghèo nàn, cằncỗi Các vùng núi cao ở nước ta đều có lượng mưa lớn trên dưới 3000mm, cólượng ẩm cao nhưng rất lạnh Ở vùng núi Phan Si Păng mùa đông rất rét vàthường có tuyết rơi.
b, Kiểu địa hình núi trung bình:
Ở nước ta có độ cao từ 1000m đến 2000m chiếm diện tích khoảng 14%diện tích cả nước, nhưng cũng phân bố khá rộng khắp từ biên giới phía Bắc chođến phía Nam của dãy Trường Sơn Kiểu địa hình núi trung bình có các dạngđỉnh núi, khối núi và dãy núi đơn độc tách biệt với các vùng núi cao như đỉnhPhia Ya, Tam Đảo, Bạch Mã hoặc gắn liền với các vùng núi cao ở Tây Bắc, bắcvà nam dãy núi Trường Sơn.
Trang 8Kiểu địa hình núi trung bình gồm các núi được cấu tạo bởi các loại nhamthạch cứng, chủ yếu là các loại đá macma và đá biến chất, tuy nhiên có độ caothấp hơn và mức độ xâm thực, chia cắt địa hình yếu hơn so với các vùng núicao Đặc biệt ở vùng núi Tây Bắc, tính chất phân bậc của địa hình biểu hiện rõràng hơn Ở những nơi có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn còn giữlại được lớp phủ rừng tự nhiên.
c, Kiểu địa hình núi thấp:
Kiểu địa hình núi thấp dưới 1000m thường phân bố ở vùng liền kề vớivùng núi trung bình và vùng đồi thành một dải liên tục với các bậc địa hình caothấp khác nhau Cũng có khi kiểu địa hình núi thấp còn được gặp ngay ở vùngđồng bằng và vùng ven biển dưới dạng núi sót Đó là núi Voi (130m), núi ĐồSơn (135m) ở Hải Phòng, núi Bà Đen (986m) ở Tây Ninh, núi Thất Sơn (716m)ở An Giang và các đảo ven bờ.
Điển hình của kiểu địa hình núi thấp ở nước ta là ở vùng Đông Bắc, khuvực núi Hòa Bình – Thanh Hóa – Nghệ An Phần lớn các núi thấp được cấu tạobởi các đá trầm tích, có dáng hình mềm mại, có lớp vỏ phong hóa khá dày.
2 Kiểu địa hình cao nguyên:
Do tính chất phân bậc của địa hình gây nên bởicác chu kì trong vận độngTân kiến tạo, trên đất nước ta đã hình thành một số cao nguyên.
a, Kiểu địa hình cao nguyên đá vôi:
Kiểu địa hình cao nguyên đá vôi rất điển hình ở vùng núi phía Bắc vàTây Bắc nước ta, có đặc điểm chung là có độ cao khá lớn nhưng có bề mặt khábằng phẳng, mạng lưới sông suối rất thưa thớt và rất hiếm nước, nhất là vào thờikì mùa khô Điển hình cho địa hình cao nguyên đá vôi ở vùng núi tương đối caomang tính chất sơn nguyên là các cao nguyên Đồng Văn, Tà Phình – Sín Chải,Mộc Châu.
Cao nguyên Đồng Văn có độ cao trung bình 1600 – 1650m chạy dài 40km và chiều rộng 26 km Đá vôi ở đây có màu xám sáng và đen, có chứa nhiều
Trang 9hóa đá vi sinh vật Do ảnh hưởng của vận động Tân kiến tạo, khu vực này đượcnâng lên mạnh mẽ và các quá trình cacxtơ hiện đang trong giai đoạn trẻ lại.Xung quanh cao nguyên là những thành vách đá vôi dựng đứng cao 700 – 800m,có nơi tới 1000m Mạng lưới thủy văn ở đây chủ yếu là các sông suối ngầm, còndòng chảy trên mặt rất hiếm và rất thiếu nước.
Cao nguyên đá vôi Mộc Châu bao gồm các dải đá vôi lớn hơn và có địahình cacxtơ trẻ hơn, mặt bằng của cao nguyên này có độ cao trung bình 1000 –1100m Trên bề mặt cao nguyên đã xuất hiện nhiều thung lũng đá vôi và cáccánh đồng cacxtơ mở rộng thành các cánh đồng phù sa Lớp phủ thực vật ở đâycòn khá và có nhiều cánh đồng cỏ tự nhiên rất xanh tốt.
b, Kiểu địa hình cao nguyên ba dan:
Các cao nguyên ba dan có dáng hình mềm mại, bằng phẳng hơn và trênbề mặt cao nguyên còn có nhiều di tích của các hoạt động núi lửa như các nónmiệng núi lửa, các hố tròn Các cao nguyên ba dan được bao phủ chủ yếu bởicác lớp đá ba dan phun trào tuổi Tân sinh đã được phong hóa và trở thành loạiđất đỏ ba dan rất phì nhiêu, rất thuận lợi cho sự phát triển của các cánh rừng tựnhiên cũng như cho sản xuất nông, lâm nghiệp Các cao nguyên ba dan ở nướcta tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và rìa của miền Đông Nam Bộ.
c, Kiểu địa hình cao nguyên hỗn hợp các loại đá trầm tích, macma vàbiến chất:
Thuộc kiểu địa hình này là các cao nguyên bóc mòn có độ cao khá lớn,tới 1500m ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng Trên bề mặt cao nguyên còn lộ ra các loạiđá trầm tích tuổi Cổ sinh và các loại đá macma, biến chất có tuổi trẻ hơn Ở đâycó địa hình bằng phẳng xen kẽ với các dãy đồi và ngọn đồi thoải tạo nên cảnhquan thiên nhiên rộng mở có nhiều cảnh quan đẹp mà tiêu biểu là cao nguyênLâm Viên – Đà Lạt.
3 Kiểu địa hình đồi
Trang 10Kiểu địa hình đồi ở nước ta thường gặp ở vùng giáp ranh có tính chấtchuyển tiếp từ địa hình miền núi xuống đồng bằng, độ cao trung bình từ 70 –150m và độ chia cắt sâu trung bình từ 50 – 85m Địa hình đồi thuộc kiểu địahình bóc mòn do tác động của quá trình ngoại lực đã phá hủy xâm thực đá gốchoặc thềm sông, thềm biển Kiểu địa hình đồi ở nước ta rất phổ biến ở Bắc Ninh,Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, ĐồngNai.
4 Kiểu địa hình đồng bằng
Kiểu địa hình đồng bằng ở nước ta thuộc bậc địa hình thấp nhất phần lớnnằm ở phía đông lãnh thổ thiếp giáp với Biển Đông Kiểu địa hình đồng bằng cóđặc điểm chung là rất bằng phẳng, tuyệt đại bộ phận có độ cao thấp, thườngkhông vượt quá 15m, được bồi đắp bằng các trầm tích biển, trầm tích lục địa vàphù sa của các con sông lớn trên các vùng trũng, sụt lún mạnh Kiểu địa hìnhđồng bằng điển hình nhất ở nước ta là ở hai vùng đồng bằng lớn là đồng bằngBắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ, ngoài ra cũng còn một số nét riêng ở dải đồngbằng Duyên hải miền Trung.
Đồng bằng Bắc Bộ diện tích khoảng 15000 km2 có địa hình rất bằngphẳng, hơi nghiêng ra biển theo hướng tây bắc – đông nam Đồng bằng đượcche phủ bởi lớp trầm tích đệ tứ có độ dày từ một vài mét đến trên 100m Trên bềmặt là lớp đất phù sa màu mỡ do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắpvà đã được khai thác để sản xuất nông nghiệp từ lâu Đồng bằng hiện vẫn đangcó xu hướng tiếp tục lấn ra phía biển, khu vực tam giác châu cửa sông Hồnghàng năm tiến ra biển tới 100m Hệ thống đê biển trở nên đặc biệt quan trọngtrong việc quai đê lấn biển và ngăn chặn ảnh hưởng của nước biển xâm nhập sâuvào đất liền.
Đồng bằng cao Đông Nam Bộ có hai bậc địa hình khá bằng phẳng ở độcao 200m và 100m chạy song song theo hướng tây bắc – đông nam và dốcnghiêng về phía hạ lưu của sông Sài Gòn.
Trang 11Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của khu vực hạ lưu sông MêCông, có địa hình rất bằng phẳng và độ cao thấp, trung bình chỉ khoảng 2m Dokhông có hệ thống đê điều ven sông nên khi mùa lũ đến, nước sông Cửu Longtràn ngập một vùng rất rộng lớn hàng chục nghìn km2 Đồng bằng có hệ thốngkênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thủy triều Do cácsông mang tải một lượng nước rất lớn và giàu phù sa nên đồng bằng hàng nămlấn ra biển ở khu vực bán đảo Cà Mau tới hàng trăm mét Ở trên các bãi triềuven biển và cửa sông đã hình thành nên vùng rừng ngập mặn rất phát triển códiện tích đứng thứ hai sau rừng ngập mặn Amadôn ở Nam Mỹ.
Dải đồng bằng Duyên hải miền Trung có đặc điểm chung là nhỏ hẹp vàdốc hơn nhiều Đồng bằng sông Hồng và Đông bằng sông Cửu Long Các đồngbằng này thường được các dòng sông nhỏ, ngắn và dốc bồi đắp nên rất dễ xảy ratình trạng thiếu nước trong mùa cạn và ngập lụt trong mùa mưa lũ Ở một số nơiven biển miền Trung còn xuất hiện các cồn cát có nguồn gốc biển, có địa thếcao, được tạo thành và thường di chuyển do gió.
5 Các kiểu địa hình đặc biệt
a, Kiểu địa hình cacxtơ: Kiểu địa hình cacxtơ ở nước ta là kiểu địa hình
của vùng núi đá vôi được hình thành do quá trình xâm thực chủ yếu của nướcđối với các loại đá cacbonat có đặc tính thấm nước và hòa tan Tập trung chủyếu ở miền Bắc, từ biên giới phía bắc tới Quảng Bình, còn ở miền Nam chỉ cómột ít ở Hà Tiên (Kiên Giang) Kiểu địa hình cacxtơ ở nước ta có địa hình hiểmtrở, bề mặt lởm chởm sắc nhọn, thành vách núi dựng đứng, có nhiều khe nứt,phễu, giếng sâu, hang động Ở những vùng địa hình cacxtơ đã trải qua quá trìnhphát triển lâu dài và có dạng thung, cánh đồng cacxtơ và đá vôi đã bị phong hóathành loại đất đá vôi tơi xốp, màu hồng và nâu sẫm rất thích hợp với một số loàithực vật ưa đất kiềm và trung tính Địa hình cacxtơ tạo nên nhiều phong cảnhđẹp vì núi non hùng vĩ và nhiều dáng hình, đặc biệt là các hang động và sôngsuối ngầm kì ảo là đối tượng du lịch rất hấp dẫn Nhiều hang động còn là nơi cưtrú của người cổ xưa vì thế còn để lại nhiều dấu tích khảo cổ học rất có giá trị.
Trang 12b, Kiểu địa hình bờ biển: Nước ta có đường bờ biển dài và có các kiểu
địa hình bờ biển rất đa dạng Khu vực bờ biển hiện tại là sự tác động qua lạigiữa các quá trình bồi đắp phù sa của các con sông với quá trình mài mòn, vậnchuyển phù sa do sóng, thủy triều, dòng biển và ở một số nơi còn có sự tham giacủa gió và của sinh vật vào quá trình tạo thành địa hình bờ biển Tiêu biểu chokiểu địa hình bờ biển của nước ta (có nhiều phong cảnh đẹp và bãi biển nổitiếng) là kiểu địa hình bồi tụ được quyết định bởi quá trình bồi tụ ở vùng cửasông và ven biển điển hình cho kiểu bồi tụ tam giác châu ở nước ta là khu vựccửa sông Hồng và khu vực bờ biển từ cửa sông Sài Gòn đến Hà Tiên; Kiểu địahình bờ biển mài mòn xuất hiện ở các khu vực đồi núi trực tiếp tiếp xúc với biểnđiển hình nhất ở đoạn bờ biển từ mũi Đại Lãnh (Phú Yên) đến mũi Dinh (NinhThuận); Kiểu địa hình bờ biển bồi tụ - mài mòn có dạng tương đối bằng phẳng,ở những nơi có đồi núi nằm sát biển thì bờ biển khúc khuỷu hơn với các mũi đấtvà vũng biển Ở khu vực ven biển Trung Bộ còn xuất hiện kiểu địa hình cồn cátven biển như ở Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận hoặc các đầmphá và vũng biển như ở Thừa Thiên Huế.
c, Kiểu địa hình đảo: Vùng biển nước ta co khoảng hơn 4000 đảo lớn
nhỏ, các đảo ở nước ta phân bố khá đều từ Bắc vào Nam, nhưng tập trung nhiềunhất ở vùng biển Đông Bắc thuộc hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng.
Kiểu địa hình đảo núi đất, núi đá ven bờ: Phần lớn các đảo ven bờ đượccấu tạo bằng các đá trầm tích là các đồi núi thấp, có độ cao từ một vài chục métđến hàng trăm mét Địa hình các đảo thường là địa hình bóc mòn, mài mòn tíchtụ có các thềm biển, vũng vịnh, sườn đổ, vách đá mài mòn và các bãi biển vớinhiều thắng cảnh đẹp, hoang sơ Trừ các đảo đá vôi, các đảo đá còn lại có lớp vỏphong hóa và lớp phủ thổ nhưỡng khá dày Nhiều đảo có diện tích lớn như PhúQuốc (567km2), Cát Bà (149km2), có sông suối và giới sinh vật rất phát triển.
Kiểu địa hình đảo san hô: Ở ngoài khơi xa trên Biển Đông, vùng biểnnước ta được cấu tạo bằng đá san hô là quần đảo Hoàng Sa và quân đảo TrườngSa Các đảo này được tạo thành bởi san hô kết gắn từ một bậc thềm ở sâu dướimặt nước biển khoảng 1000m, với các thành vách đá dốc đứng và đến khi nhô
Trang 13lên khỏi mặt nước có địa hình thấp từ một vài mét đến hơn một chục mét Cácđảo san hô bao gồm các đảo đá, bãi cạn, xung quanh và bề mặt được phủ cát,chủ yếu là mảnh vụn san hô và vỏ xác sinh vật Tại nhiều đảo còn được phủ bởimột lớp phân chim biển khá dày chứa tới 20 – 40% phốt phát Quần đảo HoàngSa, thuộc thành phố Đà Nẵng gồm trên 30 đảo san hô nằm rải rác ở tọa độ giữa15045’B – 17015’B và 1100Đ – 1130Đ, cách Đà nẵng 170 hải lí, cách đảo HảiNam (Trung Quốc) 150 hải lí và cách Philippin 450 hải lí Quần đảo Trường Sathuộc tỉnh Khánh Hòa bao gồm khoảng 100 đảo đá, bãi cạn san hô lớn nhỏ phânbố rải rác trong khu vực có tọa độ 6050’B – 120B và 11103’Đ – 117020’Đ, có độsâu của biển ở xung quanh từ 1500 – 2000m, cách bờ biển Việt Nam khoảng500km.
Ngoài ra ở đây còn có các “hồ nước mặn” là các hồ nông được bao quanhbởi các ám tiêu san hô ngăn cách với biển khơi hoặc nằm trong các ám tiêu sanhô vòng Các hồ này có diện tích không lớn lắm, có độ sâu từ 5 – 50m, khôngchịu tác động trực tiếp của sóng và dòng biển bên ngoài, chỉ có mực nước thayđổi theo nhịp điệu của thủy triều nên mặt hồ khá tĩnh lặng Trong lòng hồ cónhững hải sản đặc hữu như trai biển nặng đến một tạ, lươn biển dài hàng mét.
III – MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
Câu 1: Xác định trên bản đồ:
a Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Hoành Sơn, Bạch Mã, Trường Sơn Bắc Hãy chỉ ra hướng của các dãy núi đó.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜING D N TR L IẪN TRẢ LỜI Ả LỜI ỜI
Hoàng Liên Sơn Phía Bắc miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ngay sát sông Hồng
Tây Bắc- Đông NamConVoi Phía Tây Bắc miền tự nhiên Bắc và Đông
Bắc Bắc Bộ.
Tây Bắc- Đông NamHoành Sơn Dọc theo vĩ tuyến 180B Tây - Đông
Trường Sơn Bắc Rìa phía Tây Bắc Trung Bộ, thuộc miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Tây Bắc - Đông Namb Các cánh cung núi: Sông Gâm Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
Trang 14HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Đây là các cánh cung nằm ở miền Bắc và Đông Bắc Bộ của nước ta Cáccánh cung này có đặc điểm mở rộng phía bắc, quay bề lồi ra biển và chụm lại ởkhối núi Tam Đảo Trên bản đồ trang 13 có thể thấy các cánh cung núi này phânbố rát gần nhau.
- Cánh cung Sông Gâm: phần lớn chiều dài nằm dọc theo tả ngạn sôngGâm.
- Cánh cung Đông Triều: nằm ở ven biển.
- Hai cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn nằm kẹp giữa hai cánh cung trên.c Các cao nguyên, sơn nguyên: Đồng Văn, Sín Chải, Mộc Châu, Pleiku,Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜING D N TR L IẪN TRẢ LỜI Ả LỜI ỜI
Tên cao nguyên,
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜING D N TR L IẪN TRẢ LỜI Ả LỜI ỜI
Mẫu Sơn 1541 Phía Đông TP Lạng Sơn, gần biên giới Việt -TrungPhia Uắc 1930 Trên cánh cung Ngân Sơn, phía tây TX Cao BằngPhanxipăng 3143 Trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây TP Lào Cai
(Là đỉnh núi cao nhất nước ta)
Pu Hoạt 2452 Phía Tây tỉnh Thanh Hoá, sát biên giới Việt-LàoNgọc Linh 2598 Phía Bắc tỉnh Kon Tum (là đỉnh núi cao nhất nước ta)Chư Yang Sin 2405 Phía Tây tỉnh Đak Nông.